Chính sách thương mại thả nổ

Một phần của tài liệu Xu hướng bảo hộ mậu dịch nhằm đối phó với khủng hoảng hiện nay trên thế giới và một số kiến nghị cho Việt Nam (Trang 41 - 44)

2. Sự đảm bảo chắc chắn chống lại siêu bảo hộ

2.1.Chính sách thương mại thả nổ

Mỹ và châu Âu đã là những đại biểu của sự tự do thương mại toàn cầu tiến bộ trong thời kì hậu chiến. Thuế quan của Mỹ và châu Âu giảm mạnh(giảm theo đường dốc xuống) sau khi tăng vọt vào đầu những năm 30.Kết quả là US và châu Âu đã trở nên hòa nhập vào hệ thống thương mại thế giới. Sự mở cửa( xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa trên GDP) đã tăng từ khoảng 6% đầu những năm 30 đến 24% vào năm 2008 ở Mỹ và từ 20 đến 70% ở châu âu.

Biểu 13 – Thuế quan của Pháp, Đức, EU và Mỹ giai đoạn 1924 – 2000 Đơn vị: %

Nguồn: Báo cáo Clemens&Williamson 2004

Tương tự, những ghi chép về tự do thương mại ở US và châu Âu thời kì hậu chiến rất ấn tượng. Bình quân thuế quan của US và EU lần lượt là 3.5 và 5.2 %, trong năm 2007, thấp hơn nhiều mức 9.9% của Trung Quốc, 14.5% của Ấn Độ, 12.6% của cho Mexico, 12% của Argentina, 12.2% của Brazil, và 6% của Trung Quốc. Nhưng chắc chắn là vẫn còn những hạn chế, đặc biệt khi châu Âu vẫn còn thuế quan đánh vào nông nghiệp cao hơn đáng kể so với sản xuất nông nghiệp.

Trong nhiều năm, US và châu Âu đã cấp những sự ưu tiên to lớn trong thương mại cho một loạt những nền kinh tế đang phát triển và đã tạo dựng vô số thỏa thuận thương mại tự do (FTAs). Trong suốt thời điểm bước ngoặt của chủ trương mậu dịch song phương , Mỹ đã ký 1 FTA với Canada vào năm 1989 và sau đó đàm phán để ký Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ(NAFTA) với Canada và Mexico. Washington sau này đã ký tổng cộng 12 FTAs với những đối tác ở châu Mỹ, châu Á và Trung Đông.

Châu Âu cũng đã tạo dựng 1 lộ trình khác biệt về FTAs, tuy nhiên cũng đạt được thông qua những thỏa thuận xuyên lục địa. EU đã kết hợp cấu trúc đa khối

của nó được dựa trên những FTAs trước đó với những nước Đông Âu, kết hợp với những thỏa thuận ngoài vùng với ASEAN, Ấn Độ ,và Hàn quốc. EU cũng theo đuổi thỏa thuận hợp tác Euro-Địa Trung Hải với một loạt các nước Nam Địa Trung Hải.

Cả Mỹ và EU đều nhận thức được những thỏa thuận song phương và đa phương là sự bổ sung cho chủ trương mậu dich đa phương. Chính phủ của Bush đã mưu cầu sử dụng FTAs như công cụ đẻ kích thích “tự do cạnh tranh” –để buộc các nước trên thế giới tự do hóa thương mại để thu hút FDI và những ưu tiên thương mại từ Mỹ. Những thỏa thuận này thực sự đã giải phóng cho thuế quan một cách mạnh mẽ. Mỹ đưa thuế quan về 0 áp dụng cho 90% các mặt hàng trước năm thứ 5 thi hành FTAs của nó, và 97% trước năm thứ 10, trong khi EU đưa thuế quan về 0 cho gần 80% và 85 % mặt hàng trước những năm cột mốc đấy. EU và US thì FTAs đều mang tính bao hàm cao, bao gồm những vấn đề như đầu tư, dịch vụ, bản quyền tài sản trí tuệ và giải quyết tranh chấp. Chắc chắn là vần có những ngoại lệ, cụ thể là với hạn ngạch thuế quan phức tạp vào hàng nông sản ở nhiều trong số những thỏa thuận này, cũng như những quy tắc khắc nghiệt về nguồn gốc hàng hóa trong những lĩnh vực nhạy cảm, đặc biệt là thực phẩm, 1 số hàng công nghiệp, gệt may và quần áo.

Những chính sách thương mại tự do đã tạo ra những lợi ích to lớn cho Mỹ và EU. Trong một nghiên cứu được trích dẫn rộng rãi, Bradford, Grieco và Hùgbauer(2005) chỉ ra răng Mỹ kiếm dc ko ít hơn 1000 tỉ hằng năm nhờ vào toàn cầu hóa thương mại trong thời kì hậu chiến và sẽ kiếm dc 500 tỉ khác nhờ vào toàn cầu hóa trong tương lai. Hầu hết những nghiên cứu về châu âu đêu tập trung đánh giá về lợi ích của sự hòa nhập EU mà ko đạt dc những kết luận tương tự thế. Badinger(2001) nhận ra rằng nếu sự hòa nhập ko diễn ra từ năm 1950 ở châu âu, GDP trên người của EU sẽ chỉ bằng 1/5 của hiện tại.Karras cũng đã kết luận với 1

tầm quan trọng, cho rằng gấp đôi phần thương mại trong GDP sẽ làm GPD/người của mỗi nước EU tăng lên từ 4-6%.

2.2. Nỗi lo lắng về tình hình phát triển của thương mại

Những cái được từ thương mại, từ sự tự do hóa thương mại ở US và EU thì vốn không giản đơn trong cả thời kì hậu chiến cũng như trong hiện tại. Sự phổ biến của thương mại cũng đang trượt dài trên cả 2 bờ đại tây dương trước cả cuộc khủng hoảng tài chính. Thực tế, cả Mỹ và châu Âu đã chứng kiến 1 thập kỷ của dân lao động( chân tay) trong những ngành công nghiệp truyền thống, với những công nhân có thu nhập trung bình và thấp luôn than phiền về offshoring, outsourcing và cạnh tranh nhập khẩu cho sự nghèo khổ của họ.

Một phần của tài liệu Xu hướng bảo hộ mậu dịch nhằm đối phó với khủng hoảng hiện nay trên thế giới và một số kiến nghị cho Việt Nam (Trang 41 - 44)