Nhũng lo lắng của tầng lớp lao động

Một phần của tài liệu Xu hướng bảo hộ mậu dịch nhằm đối phó với khủng hoảng hiện nay trên thế giới và một số kiến nghị cho Việt Nam (Trang 44 - 46)

2. Sự đảm bảo chắc chắn chống lại siêu bảo hộ

2.2.1.Nhũng lo lắng của tầng lớp lao động

Những nỗi lo về việc làm và lương đã lan rộng từ những công nhân sx công nghiệp sang công nhân trong lĩnh vực dịch vụ, nỗi sợ hãi về offshoring ,về những công việc lao động trí óc trong công nghệ thông tin và trong kinh doanh dịch vụ đối với những nước như Ấn độ. Những công nhân lao động bây giờ cũng đang là “những mối lo lắng về lao động trí óc”. Những nỗi sợ hãi về “sự ko định vị” còn được pha trộn bởi uy thế đang tăng của BRICs( Brazil, Nga, Ấn độ, Trung quốc) trong kinh tế toàn cầu. Bộ tứ này hiện đang chiêm khoản 15% sản lượng thế giới, khoảng 1/3 lượng dự trự toàn cầu, và 45% nguồn cung cấp lao động toàn cầu, so với mức ít hơn 20% của các nước trong Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế.

Điều suy rộng về nỗi lo lắng về thương mại được giải thich cụ thể trong số lượng ủng hộ tự do thương mại tại Mỹ. Vào ngày 6/2005 theo cuộc điều tra của CNN/USA Today, 48% người Mỹ cho rằng thương mại là “ mối đe dọa đến nền kinh tế”, trong khi 44% đồng ý thương mại là “1 cơ hội để phát triển kinh tế”. Kể từ khoảng thời gian kinh tế khó khăn năm 1992, đây là lần đầu tiên phần lớn người Mỹ thấy thương mại như một mối đe dọa.

Cuộc trưng cầu dân ý Eurobarometer năm 2005 đã chỉ ra rằng 46% công dân EU có ý kiến tiêu cực về toàn cầu hóa, trong khi chỉ có 37% vấn giữ những

quan điểm tích cực. “Transatlantic Trends “( xu hướng của những nước ở 2 bên bờ Đại tây dương ) vào năm 2008 đã lặp lại những kết quả này, tìm ra rằng sự ủng hộ của người Mỹ đã giảm từ 71% năm 2006 còn 64% năm 2007, của Canada và mexico từ 70 còn 61%. Người dân châu âu thì lạc quan hơn về thương mại, với 75% ủng hộ trong năm 2006 và 2007 là như nhau, nhưng phần lớn người dân Pháp, cũng như người Mỹ thì đã thấy dc những ảnh hưởng tiêu cực của thương mại lên việc làm, trái với hầu hết người dân Phần Lan, Ý, Anh, và Đức những người vẫn nhìn thương mại từ góc độ tích cực.

Cuộc thăm dò ý kiến của trung tâm nghiên cứu Pew vào năm 2007 cũng đưa ra những kết quả tương tự. Trong khi 59% người Mỹ vẫn ủng hộ tự do thương mại, thì mức này đã giảm đáng kể từ 78% năm 2002. Một kết quả đáng kinh ngạc nữa là đến 31% đảng viên đảng cộng hòa có ý kiến tiêu cực về thương mại, con số lớn nhất trong nhiều thập kỷ.

Ở Châu Âu, nơi mà những người bỏ phiếu băn khoăn giữa quan điểm ủng hộ của họ về liên minh châu âu và sự kín đáo của họ để cháp nhận thương mại tự do với những nước đang phát triển, thì mức độ giảm ít hơn. 85% người Đức và 78% người Anh bỏ phiếu ủng hộ thương mại vào năm 2007, so với lần lượt là 91% và 87% trong năm 2002. Trong khi người dân châu âu chấp nhận thương mại nhiệt tình hơn người Mỹ, họ có vẻ ít hứng thú với chủ nghĩa tư bản. Trong 1 cuộc thăm dò của đại học Maryland vào năm 2008, 62% người Đức và Ý, 59% người Anh, và gần 41% người Pháp đông ý với tuyên bố rằng:” hệ thống kinh doanh tự do và nền kinh tế thị trường tự do là hệ thống tốt nhất của thế giới trong tương lai”. Trái lại, con số này là 70% ở Mỹ, 64% ở Canada, 66% ở Trung Quốc, 68% ở Ân Độ. Trong tất cả 18 nước được điều tra, số lượng ủng hộ đã giảm từ khoảng 5 đến 10% so với năm 2002. Trong 17/18 nước được điều tra thì phần lớn hoặc đa số đồng ý rằng:” hệ thống kinh doanh tự do và hệ thống thương mại tự do khi được theo bởi sự quản lý mạnh mẽ của nhà nước sẽ là tốt nhất cho lợi ích xã hội”. Thậm chí khoảng 87%

những người dân Trung Quốc-những người vón thích thị trường tự do cũng tán thành nguyên tắc này.

Tương tự, trong cuộc thăm dò ý kiến New York Times-CBS News vào tháng 3-5/2008, 58 % dân Mỹ cho răng ngoại thương là tốt đối với nền kinh tế, giảm từ 69% năm 1996, trong khi 32% cho là xấu, tăng từ 17% năm 1996. Đồng thời, 68% ủng hộ những nguyên tắc thương mại về việc bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước thay cho thương mại ko giới hạn, tăng so với 55% năm 1996. Trong một mức thấp nhất trong 20 năm, chỉ có 24% đồng ý rằng:” thương mại tự do phải được phép ngay cả khi các ngành công nghiệp trong nước bị tổn hại bởi sự canh tranh từ nước ngoài”, giảm từ 36% năm 1996. Trong cuộc thăm dò ý kiến Rasmussen Reports vào 6/2008, 56% dân Mỹ đồng ý rằng NAFTA cần được đàm phán lại, so với 16% không đồng ý. Trong số 39% dân Mỹ đông ý rằng FTAs của Mỹ với các nước khác” ảnh hưởng trực tiếp đến bạn và gia đình bạn”, 73% cho rằng ảnh hưởng là xấu, so với 14% cho là tốt.

Một phần của tài liệu Xu hướng bảo hộ mậu dịch nhằm đối phó với khủng hoảng hiện nay trên thế giới và một số kiến nghị cho Việt Nam (Trang 44 - 46)