Sử dụng Hệ thống Giải quyết Tranh chấp của WTO

Một phần của tài liệu Xu hướng bảo hộ mậu dịch nhằm đối phó với khủng hoảng hiện nay trên thế giới và một số kiến nghị cho Việt Nam (Trang 66 - 68)

2. Kiến nghị cho Việt nam

2.2.Sử dụng Hệ thống Giải quyết Tranh chấp của WTO

Tuy vụ kiện chống trợ cấp đầu tiên của Mỹ đối với Trung Quốc không dẫn tới việc áp dụng thuế đối kháng nhưng tranh chấp vẫn còn tồn tại giữa 2 quốc gia này. Đối với các cuộc điều tra chống trợ cấp của Mỹ, chính phủ và các công ty của Trung Quốc đứng trước 2 lựa chọn: hoặc kiện phán quyết của Bộ Thương mại Hoa Kỳ lên Tòa án Thương mại Quốc tế Mỹ (CIT) hoặc yêu cần tham vấn lên Cơ quan Giải quyết Tranh chấp (DSB) WTO. Vụ kiện chỉ kiện lên CIT trong trường hợp liên quan tới luật thương mại Mỹ ví dụ như kết luận của DOC là công bằng và phù hợp với luật thương mại Mỹ. Nếu Trung Quốc kiện lên Cơ quan Giải quyết Tranh chấp WTO, WTO sẽ thành lập một ban đánh giá các kết luận và phương pháp luận của DOC xem có phù hợp với các hiệp định WTO, các cam

kết của Mỹ và Trung Quốc và các vấn đề khác liên quan.

Lựa chọn thứ 2 – tham vấn lên DSB của WTO là cách tốt hơn để giải quyết tranh chấp, bởi: (1) rất nhiều vấn đề liên quan tới các cam kết WTO; và (2) bài học từ các vụ kiện này rất cần thiết đối với chính sách phát triển của Trung Quốc, Việt Nam và các nước đang phát triển khác.

Những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng luật các biện pháp phòng vệ thương mại quốc tế của Mỹ đã đi xa mục đích ban đầu và được sử dụng để bảo hộ ngành công nghiệp nội địa trước sự cạnh tranh từ bên ngoài mà chính người tiêu dùng và công ty sử dụng thép là nguyên liệu đầu vào là người phải trả giá. Giáo sư Gregory Mankiw thuộc trường đại học Havard, cựu chủ tịch Ban cố vấn kinh tế cho Tổng thống nhiệm kỳ 05/2003 đến 02/2005 phát biểu “Chống bán phá giá là công cụ trong chính sách thương mại Hoa Kỳ và rất ít chính trị gia sẵn sàng chỉ ra tác động tiêu cực của chúng”. Các biện pháp đối kháng thậm chí còn đáng quan ngại hơn chống bán phá giá, bởi nó dễ dàng bị lạm dụng do các nguyên tắc WTO được qui định rất mơ hồ. WTO sẽ thành lập Ban Hội thẩm nếu chính phủ Việt NAm yêu cầu tham vấn Cơ quan Giải quyết Tranh chấp WTO về các biện pháp phòng vệ của Mỹ.

Theo Mankiw và Swagel, ngành công nghiệp thép Hoa Kỳ từ lâu luôn dẫn đầu trong công cuộc chống bán phá giá: gần một nửa thuế chống bán phá giá áp dụng là cho các sản phẩm thép nhập khẩu và 158/294 thuế chống bán phá giá có hiệu lực trước 4/2005 là dành cho thép nhập khẩu. Bất chấp phản ứng mạnh mẽ của các công ty sản xuất sử dụng nguyên liệu đầu vào là thép, số lượng áp đặt thuế chống bán phá giá vẫn gia tăng mạnh mẽ, trong khoảng thời gian từ 12/2003 đến 03/2005, giá thép tăng lên tới 45%. Giá thép tăng cao có lợi cho nhà sản xuất thép nhưng lại ảnh hưởng tới rất nhiều người tiêu dùng thép bao gồm cả công ty

và công nhân ngành sử dụng thép.

Mặc dù các công ty sản xuất thép có dưới 160.000 công nhân vào đầu năm 2005, hơn 1.5 triệu công nhân làm việc tại các công ty sản xuất sản phẩm kim loại, hơn 1.1 triệu công nhân tại các nhà máy sản xuất máy móc và gần 1.8 triệu công nhân tại các nhà máy sản xuất thiết bị vận tải như ô tô và phụ tùng. Một nghiên cứu gần đây cho thấy mỗi nhân công ngành thép được hưởng lợi từ thuế quan 1 thì thiệt hại nhân công ngành công nghiệp sử dụng thép là 3 và gây ra bóp méo thương mại lên tới 450.000 USD.

Một phần của tài liệu Xu hướng bảo hộ mậu dịch nhằm đối phó với khủng hoảng hiện nay trên thế giới và một số kiến nghị cho Việt Nam (Trang 66 - 68)