Tính cấp thiết của đề tài: Hệ thống giáo dục đào tạo có chức năng thực hiện mục tiêu “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài”. Đào tạo nghề góp phần quan trọng vào mục tiêu đào tạo nhân lực " Mục tiêu của dạy nghề là đào tạo con người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH, củng cố quốc phòng an ninh.Dạy nghề trong thời kỳ Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá bao hàm nội dung rất phong phú từ "Dạy chữ, dạy người" tới dạy nghề, dạy đạo lý nghề nghiệp, dạy pháp luật, tác phong công nghiệp. Dạy nghề phải gắn liền với giải quyết việc làm, với sử dụng người lao động có tay nghề, với phát triển nhân lực bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài. Để đảm bảo phát triển nguồn nhân lực, Nghị quyết Đại hội X đã chỉ rõ " Tiếp tục đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy và phương thức đào tạo đội ngũ lao động, có chất lượng cao, đặc biệt là trong các ngành kinh tế mũi nhọn, công nghệ cao. Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) từ ngày 07 tháng 11 năm 2006. Cùng với sự phát triển của thế giới, Việt Nam muốn phát triển, muốn ngang hàng với các nước trong khu vực ngoài việc đầu tư cho các ngành kinh tế mũi nhọn thì đầu tư cho giáo dục là điều được ưu tiên hàng đầu. Đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ cho công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước luôn là nhu cầu cấp bách mà các ngành, các cấp rất quan tâm. Trường Cao đẳng nghề Nam Định là một trong 20 trường đầu tiên trong cả nước, được thành lập theo Quyết định số 1989/QĐ - BLĐTBXH, ngày 29/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hệ thống đào tạo trên cơ sở nâng cấp trường Trung học Thủy lợi và Phát triển nông thôn Nam Định. Trường cao đẳng nghề Nam Định được tỉnh giao nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật cho các ngành kinh tế trong tỉnh và các tỉnh nam đồng bằng Sông Hồng. Nguồn nhân lực của nước ta nói chung cũng như của tỉnh Nam Định nói riêng chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. Điều đó dặt ra cho hệ thống dạy nghề nước ta và ngành dạy nghề tỉnh Nam Định cũng như trường Cao đẳng nghề Nam định nói riêng nhiệm vụ vô cùng cấp bách là phải nâng cao số lượng và chất lượng đào tạo,nhằm đảm bảo cho chiến lược phát triển của trường. Để góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược đó tôi quyết định chọn đề tài:Đề tài “Hoạch định chiến lược phát triển trường Cao Đẳng Nghề Nam Định đến năm 2015” nhằm định hướng chiến lược cho mọi hoạt động cũng như các chính sách phát triển của trường để thực hiện sứ mạng và mục tiêu của nhà trường, đáp ứng nhu cầu phát triển của nhà trường.
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bản luận văn : “Hoạch định chiến lược phát triển trường Cao đẳng nghề Nam Định đến năm 2015”. Tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, các cấp lãnh đạo và cá nhân. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn và kính trọng tới tất cả tập thể và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Danh Nguyên người đã hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn BGH, Viện sau Đại học, Viện kinh tế và quản lý, các đơn vị liên quan của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Tôi xin trân trọng cảm ơn các G.S, T.S của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, những người đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu để giúp tôi hoàn thành công trình này. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của BGH, các phòng, khoa và các cán bộ giáo viên, công nhân viên của Trường Cao đẳng nghề Nam Định đã giúp tôi trong quá trình thu thập số liệu. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã động viên chia sẻ, giúp đỡ nhiệt tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn ! Nam Định, ngày 22 tháng 3 năm 2012 HỌC VIÊN THỰC HIỆN Trần Thị Phương Dung Trần Thị Phương Dung Lớp Cao học QTKD 2009-2011 Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ LỜI CAM ĐOAN Luận văn thạc sĩ kinh tế ngành Quản trị Kinh doanh với đề tài “Hoạch định chiến lược phát triển trường Cao Đẳng Nghề Nam Định đến năm 2015 ” tác giả viết dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Danh Nguyên. Luận văn này được viết trên cơ sở vận dụng lý luận chung về hoạch định chiến lược, thực trạng hoạt động của trường Cao Đẳng Nghề Nam Định để phân tích đề xuất một số giải pháp chiến lược phát triển cho trường Cao Đẳng Nghề Nam Định đến năm 2015. Khi viết bản luận văn này, tác giả có tham khảo và kế thừa 1 số lý luận chung về hoạch định chiến lược phát triển trường và sử dụng những thông tin số liệu theo danh mục tham khảo. Tác giả cam đoan không có sự sao chép nguyên văn từ bất kỳ luận văn nào hay nhờ người khác viết. Tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về cam đoan của mình và chấp nhận mọi hình thức kỷ luật theo quy định của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Người cam đoan Trần Thị Phương Dung Trần Thị Phương Dung Lớp Cao học QTKD 2009-2011 Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ MỤC LỤC * Quy mô o t o c a nh tr ngđà ạ ủ à ườ 33 Trần Thị Phương Dung Lớp Cao học QTKD 2009-2011 Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT KT-XH : Kinh tế - xã hội Bộ LĐTB&XH : Bộ Lao động thương binh và xã hội TS : Tiến sỹ TC-HC : Tổ chức hành chính ThS : Thạc sỹ C Đ - ĐH : cao đẳng - đ ại học HS - SV : Học sinh – sinh viên GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo GDĐH - CĐ : Giáo dục đại học – cao đẳng GV : Giảng viên CBQLGD : Cán bộ quản lý giáo dục PVGD : Phục vụ giảng dạy HCSN : Hành chính sự nghiệp QTKD : Quản trị kinh doanh GVCN : Giáo viên chủ nhiệm NCKH : Nghiên cứu khoa học CGCN : Chuyển giao công nghệ ĐT-BD : Đào tạo-bồi dưỡng CNV : Công nhân viên CNH - HĐH : Công nghiệp hóa – hiện đại hóa NXB : Nhà xuất bản Trần Thị Phương Dung Lớp Cao học QTKD 2009-2011 Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH, SƠ ĐỒ * Quy mô o t o c a nh tr ngđà ạ ủ à ườ 33 BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Đề tài cấp bộ của cán bộ giáo viên giai đoạn 2005-2010 Error: Reference source not found Biểu đồ 2.2. Đề tài cấp Tỉnh do Nhà trường chủ trì thực hiện giai đoàn 2005-2010 Error: Reference source not found Biểu đồ 2.3. Đề tài cấp trường của cán bộ giáo viên 2005-2010 Error: Reference source not found Biểu đồ 2.4. Đề tài cấp khoa của cán bộ giáo viên 2005-2010. Error: Reference source not found Biểu đồ 2.5 Tăng trưởng GDP của VN từ 2001 đến 2010 Error: Reference source not found HÌNH Hình 1.1 Quá trình quản trị chiến lược Error: Reference source not found Hình 1.2. Môi trường hoạt động của tổ chức Error: Reference source not found Hình 1.3: Mô hình năng lực cạnh tranh của Michael E.Porter Error: Reference source not found SƠ ĐỒ Sơ đồ 1 Cơ cấu tổ chức Trường Cao đẳng nghề Nam Định Error: Reference source not found Trần Thị Phương Dung Lớp Cao học QTKD 2009-2011 Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hệ thống giáo dục đào tạo có chức năng thực hiện mục tiêu “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài”. Đào tạo nghề góp phần quan trọng vào mục tiêu đào tạo nhân lực " Mục tiêu của dạy nghề là đào tạo con người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH, củng cố quốc phòng an ninh.Dạy nghề trong thời kỳ Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá bao hàm nội dung rất phong phú từ "Dạy chữ, dạy người" tới dạy nghề, dạy đạo lý nghề nghiệp, dạy pháp luật, tác phong công nghiệp. Dạy nghề phải gắn liền với giải quyết việc làm, với sử dụng người lao động có tay nghề, với phát triển nhân lực bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài. Để đảm bảo phát triển nguồn nhân lực, Nghị quyết Đại hội X đã chỉ rõ " Tiếp tục đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy và phương thức đào tạo đội ngũ lao động, có chất lượng cao, đặc biệt là trong các ngành kinh tế mũi nhọn, công nghệ cao. Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) từ ngày 07 tháng 11 năm 2006. Cùng với sự phát triển của thế giới, Việt Nam muốn phát triển, muốn ngang hàng với các nước trong khu vực ngoài việc đầu tư cho các ngành kinh tế mũi nhọn thì đầu tư cho giáo dục là điều được ưu tiên hàng đầu. Đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ cho công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước luôn là nhu cầu cấp bách mà các ngành, các cấp rất quan tâm. Trường Cao đẳng nghề Nam Định là một trong 20 trường đầu tiên trong cả nước, được thành lập theo Quyết định số 1989 /QĐ - BLĐTBXH, ngày 29/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hệ thống đào tạo trên cơ sở nâng cấp trường Trung học Thủy lợi và Phát triển nông thôn Nam Định. Trường cao đẳng nghề Nam Định được tỉnh giao nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật cho các ngành kinh tế trong tỉnh và các tỉnh nam đồng bằng Sông Hồng. Nguồn nhân lực của nước ta nói chung cũng như của tỉnh Nam Định nói Trần Thị Phương Dung Lớp Cao học QTKD 2009-2011 1 Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ riêng chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. Điều đó dặt ra cho hệ thống dạy nghề nước ta và ngành dạy nghề tỉnh Nam Định cũng như trường Cao đẳng nghề Nam định nói riêng nhiệm vụ vô cùng cấp bách là phải nâng cao số lượng và chất lượng đào tạo,nhằm đảm bảo cho chiến lược phát triển của trường. Để góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược đó tôi quyết định chọn đề tài:Đề tài “Hoạch định chiến lược phát triển trường Cao Đẳng Nghề Nam Định đến năm 2015” nhằm định hướng chiến lược cho mọi hoạt động cũng như các chính sách phát triển của trường để thực hiện sứ mạng và mục tiêu của nhà trường, đáp ứng nhu cầu phát triển của nhà trường. 2. Mục đích nghiên cứu Hoạch định chiến lược phát triển trường Cao đẳng nghề Nam Định đến năm 2015. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là trường Cao đẳng nghề Nam Định. Phạm vi nghiên cứu là hoạt động đào tạo, cơ sở vật chất, chương trình giảng dạy và những yếu tố môi trường tác động đến hoạt động của trường Cao đẳng nghề Nam Định . 4. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu lý thuyết, điều tra thực tế, tổng hợp, phân tích dữ liệu, đề xuất phát triển trường trong từng lĩnh vực và giai đoạn. 5. Điểm mới của đề tài. Hệ thống hoá lý luận quản lý chiến lược vào xây dựng và phát triển lĩnh vực đào tạo trong giai đoạn mới, giai đoạn của nền kinh tế thị trường. Phân tích các tác động ảnh hưởng của các yếu tố bên trong, bên ngoài và các dự báo của các tác động đó đến quá trình xây dựng và phát triển của trường Cao Đẳng Ngề Nam Định. 6. Kết cấu của luận văn: gồm 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạch định chiến lược phát triển của một tổ chức Chương II: Phân tích thực trạng phát triển trường Cao đẳng nghề Nam Định. Chương III: Xây dựng chiến lược phát triển Trường Cao đẳng nghề Nam Định đến năm 2015. Trần Thị Phương Dung Lớp Cao học QTKD 2009-2011 2 Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA MỘT TỔ CHỨC 1.1. TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC 1.1.1. Khái niệm về chiến lược Chiến lược là tiến trình xác định các mục tiêu cơ bản dài hạn của tổ chức, lựa chọn cách thức hoặc phương hướng hành động và phân bổ các tài nguyên thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó ( theo Alfred Chandle) Chiến lược là một dạng thức hoặc một kế hoạch phối hợp các mục tiêu chính, các chính sách và các trình tự hành động thành một tổng thể thống nhất - James B. Quinn. Chiến lược là một kế hoạch mang tính thống nhất, tính toàn diện và tính phân phối được thiết kế để đảm bảo rằng các mục tiêu cơ bản của công ty sẽ được thực hiện - William J. Glueck. Từ cách tiếp cận trên có thể định nghĩa chiến lược như sau: “Chiến lược của tổ chức là trong điều kiện kinh tế thị trường, căn cứ vào điều kiện khách quan và chủ quan, vào nguồn lực mà tổ chức có thể định ra mưu lược biện pháp đảm bảo sự tồn tại, phát triển ổn định, lâu dài theo mục tiêu phát triển mà tổ chức đã đặt ra”. Chiến lược của tổ chức phản ánh kế hoạch hoạt động bao gồm các mục tiêu, các giải pháp và các biện pháp để đạt được mục tiêu đó. Chiến lược giúp tổ chức đạt được mục tiêu trước mắt và lâu dài, tổng thể và bộ phận, là một điều hết sức quan trọng và cần thiết. Mục đích của việc hoạch định chiến lược là dự kiến tương lai trong hiện tại. Tuy nhiên, quá trình đó phải có sự kiểm soát chặt chẽ, hiệu chỉnh trong từng bước đi. Một chiến lược vững mạnh luôn cần đến khả năng điều hành linh hoạt, sử dụng được các nguồn lực vật chất, tài chính và con người thích ứng. Vậy có thể hiểu chiến lược là phương thức mà các tổ chức sử dụng để định hướng tương lai nhằm đạt được những thành công. Chiến lược của tổ chức được hiểu là tập hợp thống nhất các mục tiêu, các chính sách và sự phối hợp hoạt động của các đơn vị kinh doanh trong chiến lược tổng thể của tổ chức. Trần Thị Phương Dung Lớp Cao học QTKD 2009-2011 3 Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ 1.1.2. Mục đích của chiến lược Thông thường trong chiến lược bao giờ cũng có hai nội dung chính là: mục tiêu chiến lược và biện pháp chiến lược. Nhưng cái cốt lõi của chiến lược là các biện pháp chiến lược, đó là phương án tối ưu để thực hiện các mục tiêu chiến lược. Chiến lược được coi như là bánh lái của con thuyền, còn mục tiêu là cái đích mà con thuyền phải đến. Mục đích của chiến lược đó là thông qua hệ thống các mục tiêu, các biện pháp chủ yếu và các chính sách, chiến lược sẽ vẽ ra một bức tranh toàn cảnh của tổ chức, doanh nghiệp muốn có trong tương lai, chiến lược còn phác họa ra những triển vọng, quy mô, vị thế, hình ảnh của tổ chức, doanh nghiệp trong tương lai. Chiến lược còn vạch một khuôn khổ để hướng dẫn cho các nhà quản trị tư duy và hành động. 1.1.3. Vai trò của chiến lược Trong nền kinh tế thị trường luôn cạnh tranh gay gắt, xã hội luôn luôn biến đổi và phát triển. Để ứng phó với những thay đổi đó cũng như để tồn tại và phát triển, mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp hay công ty cần xây dựng cho mình một chiến lược đúng đắn. Mintzberg (1987) đã giải thích bốn lý do cơ bản giúp các nhà quản lý và các nhà khoa học hiểu rõ hơn vai trò của chiến lược đối với mỗi tổ chức nói chung và đối với một doanh nghiệp nói riêng. Theo Mintzberg tổ chức cần có chiến lược bởi vì chiến lược cho phép: - Xác lập định hướng dài hạn cho tổ chức, đây là vai trò cơ bản của chiến lược, là xác định một hướng đi, một con đường để hướng tới mục tiêu đã định. Theo quan điểm này, nếu chiến lược tốt, tổ chức có thể điểm xuất phát ở một vị thế yếu vẫn có thể đạt được mục tiêu đã định. Chandler (1962) đã khẳng định: “thương trường giống như chiến trường, nếu chiến lược cơ bản là đúng đắn thì ngay cả với một số sai sót về mặt chiến thuật tổ chức vẫn đạt được các mục tiêu đã định”. Như vậy, tổ chức nào có chiến lược tốt hơn sẽ là tổ chức thành công trên thị trường của mình và vượt trội hơn tổ chức không có chiến lược. Trần Thị Phương Dung Lớp Cao học QTKD 2009-2011 4 Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ - Tập trung các nỗ lực của tổ chức vào việc thực hiện các nhiệm vụ để đạt được mục tiêu mong muốn. Trên cơ sở định hướng đề ra một chính sách hợp lý đối với mỗi tổ chức là xác định được cái mà mỗi thành viên trong tổ chức cần làm và cách thức là việc kết hợp để đạt hiệu quả cao nhất. - Xác định được phương thức tổ chức và hành động định hướng các mục tiêu đề ra. Hoạt động của tổ chức mang tính tập thể, do vậy chiến lược là cần thiết để xác định cách thức tổ chức liên kết các hoạt động. Chiến lược là cần thiết để xác định đặc điểm, chỉ rõ tính chất về sự tồn tại cũng như tiền đồ của tổ chức; giúp các thành viên hiểu rõ vai trò, ý nghĩa của tổ chức và sự khác biệt với các tổ chức khác. - Xây dựng tính vững chắc và hài hòa của tổ chức, một chiến lược tối ưu sẽ giúp cho tổ chức hạn chế bớt rủi ro, bất trắc đến mức thấp nhất, tạo điều kiện cho tổ chức ổn định lâu dài và phát triển không ngừng. 1.1.4. Các yêu cầu của chiến lược - Chiến lược kinh doanh phải xác định rõ những mục tiêu cơ bản cần phải đạt được trong từng thời kỳ và cần quán triệt ở mọi cấp, mọi lĩnh vực hoạt động trong tổ chức hoặc trong cơ quan. - Chiến lược phải bảo đảm huy động tối đa và kết hợp một cách tối ưu việc khai thác và sử dụng các nguồn lực, nhằm phát huy được những lợi thế, nắm bắt những cơ hội để giành ưu thế trong cạnh tranh. - Chiến lược của tổ chức hay cơ quan được phản ánh trong một quá trình liên tục từ xây dựng đến thực hiện, đánh giá, kiểm tra, điều chỉnh chiến lược. - Chiến lược được lập ra cho một khoảng thời gian tương đối dài thường là 3 năm, 5 năm hay 10 năm. 1.1.5. Các cấp độ chiến lược Có 3 cấp độ chiến lược: Chiến lược tổng thể cấp công ty; Chiến lược cấp đơn vị bộ phận và Chiến lược tác nghiệp. - Chiến lược tổng thể cấp công ty: Nó liên quan đến mục tiêu và quy mô tổng thể của công ty, đáp ứng kỳ vọng của nhà chủ quản. Đây là cấp độ quan trọng, nó Trần Thị Phương Dung Lớp Cao học QTKD 2009-2011 5 [...]... phương án chiến lược đối với tổ chức Những nội dung này làm cơ sở lý luận cho việc phân tích và xây dựng chiến lược cho trường Cao Đẳng Nghề Nam Định ở các chương tiếp theo Trần Thị Phương Dung Lớp Cao học QTKD 2009-2011 Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ 26 CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NAM ĐỊNH 2.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NAM ĐỊNH 2.1.1... mà tổ chức sẽ đạt đến đó - chiến lược Đây là hai mục đích của hoạch định chiến lược Tuy nhiên còn một mục đích khác là phát triển năng lực cốt lõi và lợi thế bền vững của tổ chức 1.3.3 Nội dung và trình tự để hoạch định chiến lược Trình tự các bước hoạch định chiến lược của một tổ chức được thực hiện theo 4 bước sau: Bước 1: Xác định sứ mệnh, mục tiêu chiến lược Bước 2: Phân tích môi trường hoạt động... thành phát triển Trường Cao đẳng nghề Nam Định được thành lập theo quyết định số 1989/QĐ-BLĐTBXH ngày 29/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trên cơ sở nâng cấp trường Trung học Thuỷ lợi & Phát triển Nông thôn Nam Định Từ năm 1973 - 2007 cùng với sự phát triển của đất nước, Trường đã trải qua nhiều giai đoạn và mang các tên gọi khác nhau để phù hợp với tình hình nhiệm vụ phát triển. .. hội của tỉnh Nam Định + Năm 2006 được nâng cấp thành Trường Cao đẳng nghề Nam Định Như vậy đến nay nhà trường đã có 38 năm xây dựng và phát triển Nhà trường đã đào tạo được hơn 30.000 kỹ thuật viên trung cấp, công nhân kỹ thuật lành nghề góp phần công cuộc CNH-HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế Cụ thể: Nhà trường thực hiện chỉ tiêu hàng năm về đào tạo công nhân kỹ thuật của UBND tỉnh Nam Định giao Đào... 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của nhà trường *Chức năng Trường cao đẳng nghề Nam Định Trường cao đẳng nghề Nam Định là cơ sở công lập, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công nhân có trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề trong các lĩnh vực: kinh tế, kỹ thuật, dịch vụ thuộc hệ thống giáo dục nước Công hoà xã hội Trần Thị Phương Dung Lớp Cao học QTKD 2009-2011 Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Luận văn... của Trường Cao đẳng nghề Nam Định Cơ cấu tổ chức của nhà trường theo Quy chế tổ chức hoạt động của trường Cao đẳng nghề Nam Định theo quyết định số 648/QĐ- UBND ngày 28/04/2008 của Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định, trên cơ sở mô hình chung của các trường trong hệ thống dạy nghề bao gồm : Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng Hội đồng trường; Các hội đồng tư vấn Các phòng ( 08 ): Phòng Đào tạo; Phòng Kế hoạch. .. đề để xây dựng chiến lược và thực hiện một chiến lược sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện các chiến lược còn lại 1.2 QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC 1.2.1 Khái niệm, vai trò của quản trị chiến lược 1.2.1.1 Khái niệm về quản trị chiến lược Tùy theo cách tiếp cận khác nhau mà có nhiều khái niệm khác nhau về quản trị chiến lược Theo cuốn Chiến lược và chính sách kinh doanh [2] đưa ra: “Quản trị chiến lược là quá trình... giá cho sự thất bại 1.3 HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC 1.3.1 Khái niệm hoạch định chiến lược Hoạch định chiến lược là một quy trình có hệ thống nhằm đi đến xác định Trần Thị Phương Dung Lớp Cao học QTKD 2009-2011 Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ 9 các chiến lược kinh doanh được sử dụng để tăng cường vị thế cạnh tranh của tổ chức Nó bao gồm từ việc phân tích môi trường để xây dựng các điểm... nghiên cứu và phát triển (R&D) Ngày nay muốn tồn tại và phát triển nhà trường, thực hiện thành công chiến lược phát triển phải tập trung mạnh vào các hoạt động này Nghiên cứu phát triển có thể tạo ra kết qủ ngoạn mục nhất, đem lại lợi ích siêu ngạch nhất Để phân tích yếu tố trên ta phải tập trung 3 vấn đề sau đây: + Chiến lược đổi mới đào tạo + Chiến lược nâng cao chất lượng đào tạo + Các chiến lược đầu... thống các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, có tư cách pháp nhân và được sử dụng con dấu riêng * Nhiệm vụ của Trường cao đẳng nghề Nam Định 1 Tổ chức đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở các trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề nhằm trang bị cho người học năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, . chung về hoạch định chiến lược, thực trạng hoạt động của trường Cao Đẳng Nghề Nam Định để phân tích đề xuất một số giải pháp chiến lược phát triển cho trường Cao Đẳng Nghề Nam Định đến năm 2015. . cho chiến lược phát triển của trường. Để góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược đó tôi quyết định chọn đề tài:Đề tài Hoạch định chiến lược phát triển trường Cao Đẳng Nghề Nam Định đến năm 2015 . trạng phát triển trường Cao đẳng nghề Nam Định. Chương III: Xây dựng chiến lược phát triển Trường Cao đẳng nghề Nam Định đến năm 2015. Trần Thị Phương Dung Lớp Cao học QTKD 2009-2011 2 Trường