Hình thành chiến lược

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược phát triển trường Cao đẳng nghề Nam Định đến năm 2015 (Trang 27 - 30)

c) Phân tích, đánh giá nội bộ tổ chức

1.3.4. Hình thành chiến lược

Trên cơ sở phân tích môi trường, đến giai đọan kết hợp các điểm mạnh và điểm yếu với những cơ hội và nguy cơ từ môi trường bên ngoài để hình thành các chiến lược để lựa chọn.

Các công cụ ma trận phục vụ cho việc kết hợp này có nhiều lọai như ma trận SWOT, ma trận SPACE, ma trận BCG, ma trận GE. Nhưng trong khuôn khổ đề tài này, người viết xin được trình bày cách hình thành các chiến lược trên cơ sở ma trận SWOT.

Ma trận cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh và điểm yếu là một ma trận mà một trục mô tả các điểm mạnh và điểm yếu; trục kia mô tả các cơ hội, nguy cơ đối với hoạt động của tổ chức trong thời kỳ chiến lược xác định, các ô là giao điểm của các ô tương ứng mô tả các ý tưởng chiến lược nhằm tận dụng cơ hội, khai thác điểm mạnh, hạn chế nguy cơ cũng như khắc phục điểm yếu.

Cơ sở để hình thành các ý tưởng chiến lược trên cơ sở cơ hội, nguy cơ, mạnh và yếu là ma trận thứ tự ưu tiên cơ hội, nguy cơ và bảng tổng hợp phân tích và đánh giá môi trường bên trong doanh nghiệp. Những nhân tố này được sắp xếp theo trật tự ưu tiên sẽ được đưa vào các cột và hàng của ma trận này.

Bảng 1.2. Ma trận SWOT để hình thành chiến lược

Phân tích SWOT

Cơ hội (O) - O1 - O2 - O3 - O4 Nguy cơ (T) - T1 - T2 - T3 - T4 Điểm mạnh (S) - S1 - S2 - S3 - S4 Phối hợp S - O Sử dụng các điểm mạnh để tận dụng cơ hội Phối hợp S - T Sử dụng điểm mạnh để vượt qua đe dọa

Điểm yếu (W) - W1 - W2 - W3 Phối hợp W - O Tận dụng cơ hội để khắc phục điểm yếu Phối hợp W - T

Giảm thiểu các điểm yếu và tìm cách tránh mối đe dọa

Để phát triển chiến lược dựa trên mô hình phân tích SWOT, chúng ta phải tổng hợp kết qủa đánh gia cơ hội (Opportunities), nguy cơ (Threats), điểm mạnh (Strenght), điểm yếu (Weaknesses) để kết hợp các yếu tố này thành các nhóm phương án chiến lược cho tổ chức.

Điểm mạnh và điểm yếu là các yếu tố nội tại của tổ chức, còn cơ hội và nguy cơ là các nhân tố tác động bên ngoài, SWOT cho phép phân tích các yếu tố khác nhau có ảnh hưởng tương đối đến khả năng cạnh tranh của tổ chức. SWOT thường được kết hợp với PEST (Polotical, Economic, Social, Technologicalanalysic), mô hình phân tích thị trường và đánh giá tiềm năng thông qua yếu tố bên ngoài trên các phương diện chính trị, kinh tế, xã hội, công nghệ. Phân tích theo mô hình SWOT là việc đánh giá các dữ liệu được sắp xếp theo dạng SWOT dưới một trật tự logic giúp người đọc hiểu được cũng như có thể trình bày và thảo luận để đi đến việc ra quyết định dễ dàng hơn.

Một ma trận SWOT gồm 9 ô. Trong đó bốn chữ chứa đựng các yếu tố quan trọng (S, W, O, T), bốn ô chiến lược (SO, WO, ST, WT) và một ô luôn luôn để trống.

Để lập ma trận SWOT ta cần thực hiện qua 8 bước sau: Bước 1: Liệt kê các cơ hội chính bên ngoài doanh nghiệp. Bước 2: Liệt kê các mối đe dọa chính bên ngoài doanh nghiệp. Bước 3: Liệt kê những điểm mạnh chính của doanh nghiệp. Bước 4: Liệt kê những điểm yếu tiêu biểu của doanh nghiệp.

Bước 5: Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và đề xuất các phương án chiến lược SO thích hợp. Chiến lược này phát huy điểm mạnh để tận dụng cơ hội.

Bước 6: Kết hợp điểm yếu bên trong với cơ hội bên ngoài và đề xuất phương án chiến lược WO thích hợp. Chiến lược này khắc phục điểm yếu bằng cách tận dụng cơ hội.

Bước 7: Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và đề xuất phương án chiến lược ST thích hợp. Chiến lược này tận dụng thế mạnh của mình để đối phó với nguy cơ đe dọa từ bên ngoài.

Bước 8: Kết hợp điểm yếu bên trong với mối đe dọa bên ngoài và đề xuất phương án chiến lược WT, chiến lược này nhằm tối thiểu tác dụng của điểm yếu và phòng thủ trước các mối đe dọa từ bên ngoài.

*Nhận xét về ma trận SWOT - Ưu điểm:

+ Ma trận SWOT phân tích tương đối hoàn chỉnh sự kết hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài của tổ chức để hình thành các chiến lược.

+ Có thể giúp tổ chức đề xuất những giải pháp chiến lược trên cơ sở phân tích môi trường kinh doanh.

- Nhược điểm:

+ Yêu cầu một lượng thông tin đầy đủ và chính xác về việc phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài tổ chức.

+ Chỉ giúp tổ chức đề xuất các giải pháp có thể chọn lựa chứ không giúp họ lựa chọn các chiến lược kinh doanh tốt nhất.

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược phát triển trường Cao đẳng nghề Nam Định đến năm 2015 (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w