PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NAM ĐỊNH
2.3.1.1 Tình hình Kinh tế xã hộ
● Tăng trưởng GDP:
Năm 2010, trong điều kiện kinh tế toàn cầu hậu khủng hoảng phục hồi chậm, nhưng kinh tế Việt Nam đã sớm ra khỏi tình trạng suy giảm, từng bước phục hồi và tăng trưởng khá nhanh. GDP quý I tăng 5,84%; quý II tăng 6,44%; quý III tăng 7,18% và quý IV tăng 7,34%. Tính chung cả năm, GDP tăng 6,78%, cao hơn chỉ tiêu Quốc hội đề ra (6,5%), vẫn thuộc nhóm có mức tăng trưởng khá cao trong khu vực và trên thế giới, trong đó, tất cả các ngành, lĩnh vực đều đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn so với năm trước. Trong 6,78% tăng chung của nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,78%, đóng góp 0,47 điểm phần trăm; công nghiệp xây dựng tăng 7,7%, đóng góp 3,20 điểm phần trăm; dịch vụ tăng 7,52%, đóng góp 3,11 điểm phần trăm. Với kết quả này, GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt khoảng 1160 USD.
Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn thách thức như thiên tai lũ lụt gây thiệt hại lớn, giá cả tăng khá cao(cả năm là 11,75%), ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Mặc dù vậy các thành viên Chính phủ đều khẳng định, các kết quả đạt được là khá toàn diện. Riêng vấn đề nổi lên là lạm phát đã được dự báo từ trước và khó khăn thách thức này sẽ tiếp tục được ưu tiên kiểm soát trong kế hoạch năm 2011.
Biểu đồ 2.5 tăng trưởng GDP của VN từ 2001 đến 2010
(Nguồn: Theo số liệu của Tổng cục thống kê)
Hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực tạo sự thông thoáng cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp và hệ thống ngân hàng tài chính trong hoạt động. Nhưng bước sang năm 2011, mọi rào cản đối với các ngân hàng nước ngoài theo cam kết khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2007 được tháo bỏ. Áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt với các ngân hàng ngoại sẽ là “cú hích” cho sự phát triển của các ngân hàng Việt Nam nếu không muốn bị thua trên sân nhà.
• Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Nam định:
Nam Định nằm ở phía Nam đồng bằng châu thổ sông Hồng, tuy diện tích không lớn: 1671,6 km2, chiếm khoảng 0,5% diện tích toàn quốc, đứng thứ 51 trong 64 tỉnh, thành phố và có dân số đông : 1.975.181 người, chiếm khoảng 2,47% dân số cả nước, đứng thứ 3 trong khu vực, đứng thứ 8 trong 64 tỉnh và thành phố. Trong đó dân số nam:956.969 người, chiếm 48,45% dân số toàn tỉnh, dân số chữ: 1.018.212 người, chiếm 51,55%. mật độ dân số trung bình: 1.197 người/ km2, là một trong những tỉnh có mật độ dân số đông nhất cả nước. Dân số của tỉnh phân bố không đều. Khu vực thành thị có 317.409 người chiếm 16,07%, khu vực nông thôn: 1.657.772 người, chiếm 83,93%.
Trong những năm gần đây, do thực hiện chiến lược phát triển dân số nên tỷ xuất tăng tự nhiên dân số của tỉnh bình quân ở mức dưới 1,0% thuộc loại thấp so với các tỉnh trong khu vực và ngày càng giảm. Với nhịp điệu tăng dân số như trên mỗi năm tỉnh Nam Định có thêm 170.000 đến 180.000 người bổ sung cho lực lượng lao động xã hội. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh luôn ở mức chiếm trên 50% dân số toàn tỉnh, tương đương khoảng gần 1 triệu người. Tuy nhiên lực lượng lao động gần đây có giảm. Năm 2006, lực lượng lao động của tỉnh: 988.880 người; năm 2007: 982.650 người. Đa số lực lượng lao động cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của tỉnh Nam Định những năm gần đây cũng chuyển dịch theo hướng giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp, tăng tỷ lệ lao động trong khu vực dịch vụ và khu vực công nghiệp. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong tỉnh như trên phản ánh xu hướng phát triển công nghiệp hoá của tỉnh.
Đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung còn là một nước nghèo, thu nhập của người dân Nam Định bình quân thấp. Một số loại thị trường mới hình thành. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá còn chậm. Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực như: Lao động chưa qua đào tạo còn khá phổ biến. Ngân sách Nhà nước đầu tư giảm trong những năm tới, các thiết bị dạy học tiên tiến của trường chưa đáp ứng của người dân tỉnh Nam Định còn thấp, tỉ lệ lạm phát tăng ảnh hướng đến số lượng người tham gia học nghề. Đây là những đe doạ, thách thức mới cho trường.