PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NAM ĐỊNH
2.3.2.1. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp
Trên địa bàn tỉnh Nam Định mạng lưới các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp khá nhiều. Hệ thống cơ sở đào tạo và tham gia đào tạo trên địa bàn tỉnh có:
- 04 trường Đại học gồm: ĐH Điều dưỡng, ĐH kinh tế kỹ thuật, ĐH Sư phạm Kỹ thuật thuộc trung ương và ĐH Dân lập Lương Thế Vinh thuộc địa phương.
- 06 trường Cao đẳng gồm: CĐ Công nghiệp Nam Định, CĐ nghề Công nghiệp Dệt may, CĐ Xây dựng (thuộc TƯ) CĐ Nghề NĐ và CĐ Sư phạm NĐ thuộc địa phương, CĐ nghề số 3 thuộc Bộ Quốc phòng.
- 10 trường Trung cấp chuyên nghiệp gồm: TC Cơ điện NĐ; TC Kỹ thuật, Kinh tế Nông nghiệp; TC Phát thanh và Truyền hình; TC Văn hoá - Nghệ thuật; TC Y tế NĐ; TC nghề Kỹ thuật công nghiệp NĐ (Trực Ninh), Trung cấp Dân lập Kinh tế - Kỹ thuật NĐ; TC nghề số 4 (VinaShin); TC nghề số 8 (LĐLĐ tỉnh); TC nghề số 20 (Bộ Chỉ huy QS tỉnh).
- 04 trường nghiệp vụ gồm: Trường dạy nghề Thương mại – Du lịch; Trường chính trị Trường Chinh và Trường nghiệp vụ Thể dục, thể thao (thuộc Sở Thể dục
thể thao) và trường Công đoàn tỉnh (thuộc LĐLĐ tỉnh).
- 23 trung tâm gồm: Trung tâm Đào tạo bồi dưỡng tại chính tỉnh; TT Tin học, Ngoại ngữ (thuộc Sở GD – ĐT); TT Công nghệ, Thông tin (thuộc Sở Khoa học và Công nghệ), TT Ngoại ngữ Tư thục Nam Định và 19 trung tâm GDTX trong đó có 2 TT cấp tỉnh, 17 TT cấp huyện có tham gia hoạt động đào tạo.
- Riêng dạy nghề toàn tỉnh có 34 cơ sở dạy nghề và có hoạt động nghề. Trong các cơ sở dạy nghề của tỉnh có 11 cơ sở thuộc các ngành, đoàn thể TW và các tập đoàn kịnh tế, chuiếm 32% và 23 cơ sở dạy nghề do địa phương quản lý, chiếm 68%; 20 trường dạy nghề gồm 03 trường cao đẳng nghề; 04 trường trung cấp nghề; 12 trung tâm dạy nghề; 01 trường dạy nghề chưa phân cấp độ (trường Thương mại – Du lịch).
Tham gia dạy nghề còn có 14 cơ sở đào tạo gồm 03 trường Đại học; 02 trường Cao đẳng; 03 trường trung cấp chuyên nghiệp; 03 trung tâm giới thiệu việc làm và 03 lớp dạy nghề thuộc doanh nghiệp. Ngoài ra còn có 101 cơ sở dạy nghề không thuộc diện phải đăng ký hoạt động, đó là các lớp nghề, kèm cặp nghề tại xưởng, tại nhà, tại các doanh nghiệp và 94 làng nghề không kể làng nghề sản xuất muối, trong đó có 18 làng nghề truyền thống.
Là một trường chuyên ngành về kỹ thuật có bề dầy truyền thống giảng dạy. Thương hiệu nhà trường đang được nâng cao đối với các thành phần kinh tế trong cả nước Trường được sự ủng hộ, giúp đỡ của Bộ Lao Động Thương Binh Và Xã Hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, và các cơ quan tỉnh Nam Định. Hiện nay các khu công nghiệp của tỉnh Nam Định đang đầu tư phát triển mạnh, nhu cầu về nhân lực là rất lớn. Lưu lượng học sinh học trong các trường chuyên nghiệp, dạy nghề của tỉnh hàng năm bình quân trên 60.000 học sinh.
Hoạt động dạy nghề còn diễn ra tại các trường THPT, các TT GDTX với nội dung học nghề theo chương trình giáo dục nghề của Bộ GD & ĐT.Hoạt động dạy nghề nông thôn đáp ứng chuyển dịch cơ cấu ngành nghề. Đây là cơ hội cho sự phát
triển của nhà trường và có nhiều lợi thế.
Hiện nay các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp trên cả nước đang tập trung nâng cao chất lượng đào tạo, xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại, tuyển dụng và lựa chọn đội ngũ giảng viên có chất lượng, xây dựng chương trình đào tạo phù hợp và đào tạo theo nhu cầu của xã hội, tạo điều kiện cạnh tranh trong quá trình đào tạo. Vì vậy, các đối thủ cạnh tranh là một vấn đề hết sức quan trọng đối với các nhà quản lý hoạch định chiến lược. Các nhà quản lý phải nắm bắt được điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh và nắm bắt được hoạch định chiến lược của đối thủ đó.