SỨ MỆNH, MỤC TIÊU CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NAM ĐỊNH 1 Sứ mệnh

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược phát triển trường Cao đẳng nghề Nam Định đến năm 2015 (Trang 70 - 74)

HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NAM ĐỊNH ĐẾN NĂM

3.2. SỨ MỆNH, MỤC TIÊU CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NAM ĐỊNH 1 Sứ mệnh

3.2.1. Sứ mệnh

Trường Cao Đẳng Nghề Nam Định là một trung tâm đào tạo đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của khu

vực nam đồng bằng sông hồng và cả nước trên các lĩnh vực kỹ thuật công nghiệp có trình độ nghề cao, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Trường Cao Đẳng Nghề Nam Định thực hiện sứ mạng và được giao nhiệm vụ đào tạo:

- Nhà trường đào tạo đội ngũ công nhân có tay nghề cao ở các trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng, phục vụ trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp của các cơ sở kinh tế trong khu vực nam đồng bằng sông hồng và cả nước.

- Nhà trường triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển giao công nghệ vào thực tiễn sản xuất công nghiệp của các cơ sở kinh tế trong khu vực nam đồng bằng sông hồng và cả nước.

- Nhà trường mở rộng và tăng cường phát triển quan hệ hợp tác với các cơ sở đào tạo, các trường đại học, các công ty, doanh nghiệp trong nước; triển khai các hoạt động khoa học công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp.

Trường Cao Đẳng Nghề Nam Định là một trong những trường đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật cao và đẳng cấp khu vực nam đồng bằng sông hồng . Với phương châm “ Uy tín - Chất lượng – Đáp ứng nhu cầu xã hội” .

3.2.2. Mục tiêu

- Mục tiêu chung: Phấn đấu trở thành trung tâm đào tạo chất lượng cao đạt chuẩn quốc gia, tiếp cận khu vực và thế giới.

- Mục tiêu cụ thể:

+ Quy mô đào tạo vào năm 2010 đạt 2.850 học sinh. Phấn đấu đến năm 2015 quy mô đào tạo số lượng sinh viên của trường lên đến 6900, để phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động và nhu cầu học tập của khu vực Nam đồng bằng sông hồng. Về lâu dài, phải xây dựng đội ngũ giảng viên và đội ngũ cán bộ quản lý: Bình quân mỗi năm phải tuyển thêm 10 giảng viên và cán bộ quản lý, tăng cường chính sách đãi ngộ để phát triển giảng viên có trình độ từ thạc sỹ trở lên. Tăng cường xây dựng quan hệ xây dựng đội ngũ giảng viên thỉnh giảng, đáp ứng tiêu chuẩn 25 sinh viên quy đổi 1 giảng viên vào năm 2015 và 15 sinh viên vào năm 2020.

+ Là trung tâm đào tạo nhân lực kỹ thuật cao đáp ứng nhu cầu lao động kỹ thuật cao trong nước và quốc tế. Tập trung phát triển một số nghề trọng điểm: công

nghệ ô tô, điện công nghiệp,điện tử điện lạnh,công nghệ thông tin,kế toán,thi công công trình,công nghệ hàn đến năm 2010 tiếp cận trình độ khu vực Đông Nam Á. + Là trung tâm đánh giá chất lượng và cấp văn bằng chứng chỉ nghề quốc gia và là cơ sở luyện thi tay nghề cho thí sinh tham dự các kỳ thi tay nghề quốc gia và khu vực

+ Trường có đủ năng lực đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy nghề. + Là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng lao động xuất khẩu và cán bộ quản lý xuất khẩu lao động.

Nhà trường đổi mới toàn diện và bảo đảm mang lại một môi trường thuận lợi cho cán bộ công nhân viên, để cán bộ công nhận viên yên tâm làm việc và phát huy toàn bộ năng lực và trí tuệ của mình cho sự nghiệp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho các tỉnh nam đồng bằng sông hồng. Nhà trường đã mang lại cho học sinh ,sinh viên môi trường học tập và tay nghề kỹ thuật cao, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng và những kiến thức tiên tiến hiện đại và các kỹ năng nghề cần thiết nhất để đáp ứng đúng theo nhu cầu phát triển của xã hội trong nền kinh tế hội nhập hiện nay.

Xây dựng cơ sở vật chất: Căn cứ quy mô đào tạo và thực trạng cơ sở vật chất hiện nay diện tích là: 16.451m2 . Phấn đấu đến năm 2015 nhà trường xây dựng đủ cơ sở vật chất hiện đại, sử dụng và quy hoạch xây mới thêm là: 6.251m2 phòng học; 3.000m2 khu sinh hoạt và 7.200m2 diện tích ký túc xá.

Giai đoạn 2011 - 2015: Đây là giai đoạn chuyển đổi cần thiết có tính chất đột phá hết sức quan trọng trong việc phát triển nhà trường lên một vị trí mới, một tầm cao mới. Trên cơ sở ổn dịnh cơ cấu tổ chức quản lý thì đây là giai đoạn có tính quyết định cho quá trình chuẩn bị gồm: Xây dựng đội ngũ cán bộ giảng viên, giáo viên; Xây dựng chương trình, giáo trình; Xây dựng và mở rộng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề; Mở rộng quy mô ngành nghề, bậc hệ đào tạo……để nâng cấp trường cao đẳng nghề ( trường trọng điểm chất lượng cao ) lên thành trường Đại học công nghệ.

Quá trình đổi mới, phát triển nhà trường trên cơ sở kế thừa cơ cấu tổ chức quản lý của giai đoạn 2011, từ đó điều chỉnh, hoàn chỉnh các văn bản, quy dịnh, quy chế……. Về chức năng, nhiệm vụ của các phòng, khoa, bộ môn; về lề lối làm việc trong nhà trường; quy định về nhiệm vụ và quan hệ làm việc của Đảng ủy - Ban giám hiệu…..Những văn bản, quy định này phải rõ nghĩa, cụ thể, phân dịnh, phân cấp rõ ràng, không chồng chéo nhiệm vụ; nhưng phải đảm bảo sự thống nhất trong điều hành hoạt động, đặc biệt chú ý trong giai đoạn này phải phân rõ trách nhiệm các khoa phải chịu trách nhiệm về quản lý chuyên môn của đơn vị mình. Các phòng, khoa, bộ môn và các bộ phận khác phải có mối quan hệ phối hợp ngang - dọc hiệu quả, chất lượng trong công việc và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Trên cơ sở xây dựng các khoa, bộ môn, phòng ban, … phù hợp với mục tiêu, qui mô đào tạo mới. Cụ thể bổ sung thêm đội ngũ cán bộ giảng viên, giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, có năng lực, trình độ dặc biệt chú trọng tới các đối tượng có học vị ( từ Thạc sĩ trở lên ) và trình độ chuyên môn phù hợp với ngành nghề của nhà trường hiện đào tạo và đào tạo cho các năm tiếp theo..

Phát hiện, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực trong lực lượng sinh viên giỏi của trường. Nâng cao trình độ của đội ngũ giảng viên hiện có bằng các hình thức đào tạo trong nước và nước ngoài. Đồng thời, tuyển dụng mới chủ yếu là những người có học vị để phấn đấu trong giai đoạn này tỷ lệ tiến sĩ chiếm 10%, thạc sĩ chiếm 50%.

Căn cứ theo lộ trình kế hoạch nâng cấp trường thành trường Đại học công nghệ để thành lập khoa chế biên lương thực, thực phẩm; Khoa sư phạm dạy nghề; Nâng cấp phòng đào tạo nghề không chính quy thành khoa tại chức; Thành lập trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học; Trung tâm đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ…

Nhà trường xây dựng quy mô trường cao đẳng nghề nam định có đủ các tiêu chuẩn để hội nhập vào các nước trong khu vực.

Bảng 3.1: Phát triển quy mô đào tạo trường Cao đẳng nghề Nam Định đến 2015

TT Năm 2008 2009 2010 2015 Hệ đào tạo Số học sinh Số học sinh Số học sinh Số học sinh 1 Hệ cao đẳng nghề 1.000 1.800 2.600 4.000 2 Hệ trung cấp nghề 400 650 800 1.200

3 Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

dạy nghề (số lượng đó quy đổi) 20 50 100 200

4 Đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng lao động

xuất khẩu và đào tạo khác 500 750 900 1.500

5 Quy mô 1.920 3.250 4.400 6.900

(Nguồn: Trường Cao đẳng nghề Nam Định 2009)

Bảng 3.2 Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ:

Chỉ tiêu 2010 2015 - Số đề tài: + Cấp Bộ 7 15 + Cấp trường 22 52 + Cấp khoa 28 65 + Cấp Tỉnh 10 25

+ Sáng kiến kinh nghiệm 35 72

- Chuyển giao công nghệ 05 12

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược phát triển trường Cao đẳng nghề Nam Định đến năm 2015 (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w