Giải pháp về khoa học và công nghệ

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược phát triển trường Cao đẳng nghề Nam Định đến năm 2015 (Trang 85 - 95)

- Thương hiệu và uy tín của Trường đang được nâng cao.

3.4.3. Giải pháp về khoa học và công nghệ

Như chúng ta biết, một trong những vấn đề quan trọng của GDCĐ& ĐH Việt Nam đã được bàn thảo lâu nay và chưa có hồi kết thúc là: đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo ở bậc đại học và Cao đẳng theo hướng hiện đại hoá. Là một trường Cao đẳng mới được thành lập (trên cơ sở nâng cấp trường Trung cấp), đương nhiên Trường Cao đẳng nghề Nam Định cần phải bắt nhịp nhanh với một vấn đề mang tính thời sự nhưng cũng đầy bức xúc của GDCĐ&ĐH Việt Nam, phải có một loạt đề tài khoa học đề cập đến việc đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy cho sinh viên.

- Mảng đề tài khoa học kỹ thuật gắn với thực tiễn phát triển KT-XH. Đây là mảng đề tài hết sức lớn. Với vị trí “đóng quân” và tiềm lực hiện nay của mình, trước mắt Trường nên tập trung vào:

Những đề tài khoa học về nâng cao, cải tiến thiết bị dạy học, áp dụng công nghệ mới vào trang bị điện trạm bơm, tập trung cao vào các đề tài thuộc ngành Thủy lợi. Đây là những mảng đề tài thế mạnh của nhà trường tại khu vực nam Đồng bằng Sông Hồng gắn với dân cư nằm trong địa bàn tuyển sinh và đào tạo (gồm các tỉnh như Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Binh….) của Trường Cao đẳng nghề Nam Định. Từ kết quả nghiên cứu về những mảng đề tài này, Trường sẽ xây dựng một số giáo trình mới để đưa vào giảng dạy. Đây có thể coi là một thuận lợi của Trường.

KH&CN của Nhà trường phải là một công trình tập thể có ý nghĩa lớn nhằm định hướng phát triển ổn định trong thời gian tương đối dài, phải có quy trình tổ chức xây dựng, từ nghiên cứu dự báo, từ việc xây dựng phương hướng và kế hoạch của các Bộ môn, Khoa cho đến trường. Trong quá trình xây dựng phải tranh thủ sự đóng góp ý kiến của nhiều chuyên gia thông qua các cuộc hội thảo. Phòng Nghiên cứu khao học và hợp tác quốc tế với tư cách là cơ quan chịu trách nhiệm chính cần tổng hợp ý kiến và xây dựng dự thảo phương hướng, kế hoạch khoa học và công nghệ, và trình Hội đồng khoa học để xin ý kiến, sau đó hoàn chỉnh và trình Hiệu trưởng ký duyệt.

Với một hệ thống đề tài hết sức lớn như vừa nêu, bản thân Trường Cao đẳng nghề Nam Định không thể “kham” nổi. Lựa chọn mảng nào, giai đoạn nào đi vào mảng đề tài nào, … tuỳ vào sự cân nhắc, quyết định của Trường. Tuy nhiên, trước hết phải tổ chức triển khai. Có thể có một số biện pháp sau:

- Nhà trường khuyến khích, huy động toàn bộ cán bộ, giảng viên, sinh viên tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học theo phương hướng và nhiệm vụ khoa học đã được duyệt, đồng thời quản lý chặt tiến độ, chất lượng và tổ chức nghiệm thu tốt theo đúng quy chế.

- Giao cho các khoa các đề tài phù hợp với từng khoa. Đưa nội dung hoạt động khoa học và công nghệ vào nội dung thi đua.

- Giao cho đội ngũ giảng viên trẻ lựa chọn những đề tài nghiên cứu có thể phát triển tiếp thành đề tài luận văn thạc sĩ, tiến sĩ.

- Xây dựng chế độ, chính sách tài trợ và khen thưởng thích đáng cho cán bộ giáo viên, công nhân viên và sinh viên có các công trình nghiên cứu khoa học có giá trị.

- Tổ chức in ấn và phổ biến kịp thời các công trình nghiên cứu khoa học đã được nghiệm thu.

- Giao cho các cán bộ, giảng viên có kinh nghiệm, có bề dày và thành quả trong hoạt động KH&CN đảm nhiệm các đề tài lớn và chia các đề tài lớn thành các đề tài nhỏ (đề tài nhánh), giao và hướng dẫn giảng viên trẻ thực hiện các đề tài nhánh.

*Liên kết, hợp tác nghiên cứu

- Liên kết, hợp tác nghiên cứu với các trường CĐ, ĐH (ĐH Lương Thế Vinh, ĐH Sư phạm kỹ thuật Nam Định, ĐH Kinh tế kỹ thuật công nghiệp, CĐ Công nghiệp Nam Định và các trường CĐ, ĐH tại khu vực nam Đồng bằng Sông Hồng, …), mời các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ ở các đơn vị này tham gia với tư cách là người chủ trì hay với tư cách thành viên. Đồng thời gửi giảng viên trẻ nhờ các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ hướng dẫn đề tài khoa học và luận văn thạc sĩ, tiến sĩ.

+ Liên kết, hợp tác nghiên cứu với các đơn vị và cá nhân ở địa phương tạo thành mạng lưới cùng góp sức trong hoạt động KH&CN. Từ đây, Trường có thể hỗ trợ cho các địa phương đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác khoa học kỹ thuật.

+ Liên kết, hợp tác nghiên cứu với các trường Đại học, các trung tâm khoa học ngoài nước (trước hết với các nước trong khu vực) tổ chức nghiên cứu các đề tài khoa học và hội thảo khoa học.

- Động viên sinh viên tham gia hoạt động KH&CN:

+ Tạo sự liên kết chặt chẽ giữa KH&CN của giảng viên với các đề tài KH&CN, các khoá luận của sinh viên.

+ Tổ chức định kỳ các hội thảo khoa học của sinh viên, ra những chuyên san về hoạt động KH&CN của sinh viên.

+ Thành lập Câu lạc bộ nghiên cứu khoa học trẻ.

- Trường chủ động đăng cai các hội thảo khoa học về khoa học kỹ thuật theo từng chủ đề.

- Muốn phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động KH&CN thì việc tăng cường xây dựng nguồn lực KH&CN là hết sức quan trọng, mang tính chiến lược

- Xây dựng đội ngũ giáo viên chất lượng cao bao giờ cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của Nhà trường. Muốn đào tạo có chất lượng cao, muốn hoạt động khoa học và công nghệ phát triển cần phải có đội ngũ giáo viên giỏi

- Trước mắt trong giai đoạn 2011-2015 Nhà trường phải có kế hoạch cụ thể trong việc bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên hiện có cả về năng lực

chuyên môn và khả năng sự phạm, thu hút và tuyển dụng cán bộ trẻ có năng lực bổ sung vào đội ngũ giáo viên. Cụ thể là:

*Về việc bồi dưỡng nâng cao trình độ giáo viên

- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên nghiên cứu và học tập tự nâng cao trình độ chuyên môn của mình kể cả việc tham gia các lớp bồi dưỡng do ngành hoặc các trường Đại học khác tổ chức

- Lựa chọn và cử giáo viên đi học tập sau đại học, để đến 2015 có thêm 10 thạc sĩ và 02 tiến sĩ thuộc các ngành Điện, Cơ khí động lực, Thủy lợi, Sư phạm kỹ thuật, Quản lý giáo dục, Quản lý khoa học và công nghệ.

- Lựa chọn, tuyển dụng mới 20 giáo viên để thay thế cho số cán bộ giáo viên về hưu và đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô đào tạo của Nhà trường. Có kế hoạch phân công các giáo viên lâu năm có học vị, có kinh nghiệm kèm cặp và giúp đỡ các giáo viên trẻ nâng cao trình độ và thích ứng nhanh với nhiệm vụ mới.

*Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất khoa học phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Trong 5 năm tới Nhà trường sẽ thực hiện các dự án như: Xây dựng phòng thí nghiệm, nhà xưởng, thiết bị thực tập và thí nghiệm theo chương trình mục tiêu của Tổng cục dạy nghề năm 2011, 1012 (đã được duyệt) và những năm tiếp theo; Dự án ODA cho các ngành Công nghệ Hàn, Điện - Điện tử và Công nghệ Ô tô; Dự án xây dựng phòng thí nghiệm phục vụ cho nghiên cứu và đào tạo ngành Thủy lợi. Nâng cấp các phòng thí nghiệm, các xưởng thực tập là cơ sở giúp cán bộ giáo viên, CNV, sinh viên có thể tiến hành những thực nghiệm hay thí nghiệm khoa học.

*Các nguồn lực tài chính

Nhà trường cần tăng cường tối đa có thể các nguồn lực tài chính cho các hoạt động KH&CN của Nhà trường, tận dụng từ các khoản kinh phí khác nhau như: Kinh phí khoa học; Kinh phí đào tạo; Quĩ tự có của Nhà trường và các nguồn kinh phí khác….

chủ trì thực hiện, cần tăng cường nguồn kinh phí hỗ trợ cho hoạt động KH&CN của sinh viên, chi phí kinh phí cho đủ điều kiện để sinh viên có thể in ấn, đóng quyển công trình NCKH của mình khi tiến hành nghiệm thu. Trong ngân sách dành cho đào tạo và nghiên cứu khoa học của Nhà trường nên có một mục kinh phí đáng kể cho nghiên cứu khoa học của sinh viên.

Kinh phí cho hoạt động nghiên cứu khoa học của nhà trường bao gồm: Kinh phí cho từng đề tài, kinh phí tổ chức Hội thảo, Hội nghị khoa học, kinh phí hỗ trợ các câu lạc bộ khoa học và các hoạt động giao lưu văn hóa - khoa học công nghệ, kinh phí khen thưởng …

Ngoài ra cần quan tâm đến việc xã hội hóa đầu tư cho khoa học và công nghệ. Mở rộng hợp tác với các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp trong khu vực để đóng góp kinh phí cho các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học phục vụ trực tiếp cho chính họ.

Các bộ môn, các Trung tâm nghiên cứu cần tạo điều kiện đến mức tối đa cho cán bộ giáo viên, CNV và đặc biệt là sinh viên được sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật, phòng thí nghiệm (Các thiết bị đo lường, máy tính và các thiết bị cần thiết khác) cho sinh viên thực hiện đề tài. Trên cơ sở các để tài lớn của cán bộ giáo viên, chia nhỏ các đề tài nhánh giao cho sinh viên, gắn với các hoạt động khoa học của Bộ môn, khoa chuyên môn, Trung tâm mà cho cán bộ giáo viên và sinh viên nhận kính phí thực hiện đề tài.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 3

Nội dung của chương 3 đã đề ra các chiến lược cụ thể và giải pháp để thực hiện chiến lược, có ba vấn đề chính đó là :

- Giải pháp về nguồn nhân lực. - Giải pháp về chất lượng đào tạo - Giải pháp về khoa học công nghệ

Môi trường hoạt động của nhà trường luôn luôn biến động và ngày càng có sự canh tranh, để đứng vững vững trên thương trường, mỗi đơn vị cần xây dựng cho mình những lợi thế cạnh tranh bền vững. Một con đường dẫn đến thành công cho các đơn vị đó là cần phải có định hướng và mục tiêu hoạt động, Định hướng xây

dựng chiến lược phát triển của nhà trường là dựa vào các quan điểm qui hoạch mạng lưới các trường cao đẳng cả nước cùng với đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật cao có chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Trên cơ sở tập trung nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển khoa học công nghệ, đào tạo đội ngũ cán bộ giáo viên có năng lực phù hợp với yêu cầu phát triển, ngang tầm với các trường cao đẳng trong cả nước và trở thành một trong những trường có vị trí cao trong các trường cao đẳng Nam Đồng Bằng Sông .Và để thực hiện mục tiêu đó, trường phải xây dựng cho mình những con đường đi thích hợp. Đó là chiến lược phù hợp với từng thời kỳ, từng giai đoạn. Với việc đề ra hệ thống các chiến lược phát triển cho trường, tôi mong muốn sẽ có cái nhìn thiết thực về thực trạng và các chiến lược đề ra sẽ giúp cho trường phát triển hơn, ổn định, và từng bước khẳng định được vị trí là trường trọng điểm. Tiến đến năm 2015 trường phấn đấu đạt 100% toàn bộ tiêu chuẩn và tiêu chí quy định. Tôi hy vọng, bài luận văn này sẽ góp phần làm nền tảng cho những chiến lược phát triển thực tế của trường. Trong chiến lược, các mục tiêu nêu ra là cơ bản, những nhiệm vụ trọng tâm, những giải pháp chính mà thôi. Sau 3 năm thực hiện sẽ soát xét điều chỉnh chiến lược. Hằng năm trường sẽ cụ thể hoá chiến lược này theo kế hoạch năm học và sẽ được chi tiết trong kế hoạch công tác tháng của trường. Giáo dục đào tạo là mọi lĩnh vực rộng lớn và phức tạp, với sự hạn hẹp về thời gian và sự hạn chế về độ dài luận văn nên chắc chắn luận văn sẽ không thể bao trùm và giải quyết hết tất cả các vấn đề trong lĩnh vực này. Có những hạn chế không thể tránh khỏi, rất mong được sự đóng góp xây dựng của Qúy Thầy Cô và bạn bè để vấn đề được giải quyết và nhìn nhận với nhiều góc độ khác nhau. Những điều chưa hoàn thiện đó tác giả rất mong sẽ được nghiên cứu và tiếp tực hoàn thiện khi có điều kiện thích hợp.

KẾT LUẬN

Trường cao đẳng nghề có vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ đào tạo đào tạo nghề ở các trình độ khác nhau, với các ngành nghề đa dạng, chú trọng các nghề mũi nhọn, nghề công nghệ cao, đáp ứng cho nền kinh tế của đất nước. Bài toán hoạch định chiến lược phát triển trường hiện vẫn đang là bài toán chưa có lời giải đối với rất nhiều đơn vị, và không ít cán bộ quản lý vẫn chưa ý thức hết được tầm quan trọng của yếu tố này. Chính vì vậy, hơn bao giờ hết hoạch định chiến lược là công tác không thể thiếu đối với bất cứ tổ chức kinh tế – xã hội nào.

Nam Định đang là địa phương thu hút đầu tư nước ngoài mạnh mẽ, các doanh nghiệp có nhu cầu thu hút hàng vạn lao động qua đào tạo nghề. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp ở Nam Định nói chung, với Cao đẳng nghề Nam Định nói riêng.

Để đáp ứng với sự phát triển chung của tỉnh và nhà trường nói riêng. Nhà trường cần phải thực hiện đồng bộ các chiến lược với một hệ thống các giải pháp hữu hiệu mà trong đó vấn đề hoạch định chiến lược là một trong những khâu quan trọng nhất trong quá trình phát triển của Nhà trường. Luận văn “Hoạch định chiến

lược phát triển trường Cao đẳng nghề Nam Định dến năm 2015 được tiến hành nhằm góp phần để thực hiện một trong số những mục tiêu phát triển đó.

Trên cơ sở tổng hợp lý luận của phân tích về chiến lược phục vụ sự nghiệp phát triển chung của Nhà trường và đồng thời xuất phát từ việc phân tích, đánh giá những cơ hội và thách thức của Nhà trường, luận văn nêu lên các phần cụ thể:

Phần 1 là cơ sở lý luận về hoạch định chiến lược phát triển của một tổ chức. Phần này đã khái quát hoá các khái niệm cơ bản về chiến lược phát triển. Đã phân tích các bước hoạch định chiến lược và phân tích môi trường hoạt động của tổ chức.

Phần hai phân tích thực trạng phát triển trường Cao đẳng Nghề Nam Định .Phần này nêu khái quát quá trình hình thành và kết quả hoạt động đào tạo của nhà trường trong năm vừa qua.Nhận dạng những cơ hội và nguy cơ ảnh hưởng đến quá trình xây dựng và phát triển của nhà trường.

Phần ba là hoạch định chiến lược phát triển trường đến năm 2015 và ba giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của nhà trường trong thời gian tới.

Hy vọng rằng, với những lợi thế, tiềm năng sẵn có, cùng với một hệ thống chính sách hoạt động của trường Cao đẳng ngh ề nam đ ịnh sẽ thu được kết quả tốt, góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu xây dựng ngành giáo dục đào tạo Việt Nam đạt chất lượng cao, góp phần vào sự phát triển và đi lên của đất nước.

Do thời gian nghiên cứu có hạn, hơn nữa do trình độ bản thân còn nhiều hạn chế… nên tác giả không thể tránh khỏi các thiếu sót. Tuy nhiên được sự giúp đỡ của các thầy cô là giảng viên khoa Kinh tế và Quản lý của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình và chu đáo của TS.Nguyễn Danh

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược phát triển trường Cao đẳng nghề Nam Định đến năm 2015 (Trang 85 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w