Giải pháp về chất lượng đào tạo

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược phát triển trường Cao đẳng nghề Nam Định đến năm 2015 (Trang 81 - 85)

- Thương hiệu và uy tín của Trường đang được nâng cao.

3.4.2 Giải pháp về chất lượng đào tạo

Năm 2010, nhà trường đã chuẩn bị các điều kiện cần thiết và phác thảo đề án nâng cấp thành Trường cao đẳng Nghề chất lượng cao của khu vực nam đồng bằng Sông Hồng ( đã được Tổng cục dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh trình Thủ

tướng phê duyệt tháng 10/ 2010).

Xã hội đang có sự đòi hỏi ngày càng lớn về trí thức, từng cá nhân cụ thể cần có nhu cầu được thực hành, có chuyên môn, nghề nghiệp để hoà nhập vào xã hội hiện đại. Bên cạnh đó, những thành tựu kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây đã tạo sự chuyển động tích cực cho mọi lĩnh vực và ngành nghề khác nhau, kích thích nhiều loại thị trường đặc biệt là thị trường lao động có kỹ thuật. Trường Cao đẳng nghề Nam Định đang bước chân vào cơ chế thị trường này. Hãy đừng né tránh với hai chữ “thị trường” trong lĩnh vực giáo dục. Bởi vì dù không thừa nhận thì nó cũng đang tồn tại trong xã hội, đó là sự vận hành tất yếu của nền kinh tế thị trường. Không những không né tránh, mà phải tiếp cận và hiểu thật đúng đắn nội hàm của hai từ trên khi đặt trong hoạt động giáo dục đào tạo. Đó là, để tồn tại được trong thị trường, bắt buộc một cơ sở đào tạo phải giải quyết được các vấn đề cốt lõi để tạo ra một thương hiệu, đó là chất lượng và uy tín. Chất lượng đào tạo có những đòi hỏi đặc thù gắn với đối tượng đào tạo là con người. Trường Cao đẳng nghề Nam Định cần xây dựng hệ thống quy trình đào tạo chuẩn, tiên tiến, hiện đại. Trong khuôn khổ của các ngành, nghề học, tùy năng lực của từng trường hợp cụ thể có thể xây dựng nên một quy trình đào tạo hiện đại với mục đích là đạt hiệu quả đào tạo cao nhất. Dự thảo đề án của nhà trường đã xác định rất rõ ngoài hạn chế về cơ sở vật chất, hiện nay chúng ta chưa có đầy đủ bộ giáo trình và bài giảng gốc cho tất cả các môn học. Công tác nghiên cứu khoa học chưa có kết quả cao vì không có sự đầu tư thoả đáng. Công tác quản lý đào tạo còn ở dạng thủ công, chưa được tin học hoá. Phương pháp đánh giá kết quả học tập còn nặng nề về bài thi hết môn… Những hạn chế được chỉ ra này đều là những khâu cốt lõi trong dây chuyền công nghệ. Một cơ sở đào tạo những ngành kinh tế quan trọng mà tự thân còn các mặt hạn chế đó thì rõ ràng sẽ khó hoàn thành tốt nhiệm vụ, không đủ sức cạnh tranh. Từ những phân tích trên chúng tôi đưa ra những giải pháp: Phải đổi mới nội dung đào tạo và phương pháp giảng dạy theo hướng tăng cường tính tự học của sinh viên; thí điểm đào tạo theo modun, tích hợp và áp dụng đại trà từ 2010. Những điều kiện cần để thực hiện giải pháp này phải bắt đầu ngay từ bây giờ:

Giáo trình, giáo án, nghiên cứu khoa học … cuối năm 2010 những môn học chính của bậc cao đẳng đều phải có giáo trình, triển khai biên soạn đề cương chi tiết bậc học; tập trung dành thời gian và kinh phí cho công tác nghiên cứu khoa học, tạo đà và phấn đấu 2015 đề tài được nghiệm thu bình quân 10 giảng viên/đề tài.

Xây dựng cơ sở vật chất: Căn cứ quy mô đào tạo và thực trạng cơ sở vật chất hiện nay diện tích là: 16.451m2thì bắt buộc phải xây mới thêm là: 6.251m2 phòng học; 3.000m2 khu sinh hoạt và 7.200m2 diện tích ký túc xá.

Kinh phí: Ngoài phần vốn Ngân sách Nhà nước, trường cần thiết tạo vốn từ nguồn tích lũy và huy động thêm những nguồn khác. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động giáo dục và đào tạo của trường muốn phát triển, ngay từ bây giờ phải chuẩn bị các điều kiện cần, từ khâu xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, quy trình đào tạo, phương pháp quản lý, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy …. phải được quy chuẩn để tiến đến 2011 áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO, thì chất lượng đào tạo của trường mới có thể cạnh tranh được với các trường khác đã có bề dày kinh nghiệm. Trở lại với yếu tố con người, sẽ dễ dàng nhận thấy có mối quan hệ chặt chẽ với việc tạo ra chất lượng. Đơn giản vì không ai khác hơn, chính đội ngũ cán bộ của nhà trường sẽ trực tiếp xây dựng và vận hành công nghệ đào tạo của mình. Do đó, hạn chế ở khâu này thì không thể thành công. Không đầu tư thời gian và vật chất để giảng viên nghiên cứu, tiếp cận thông tin khoa học mới để biên soạn giáo trình thì làm sao có được hệ thống kiến thức hoàn chỉnh và chất lượng? Tương tự, không khai thác công nghệ thông tin trong quản lý và đào tạo thì không theo kịp được tốc độ thông tin và sự vận hành chóng mặt của thời đại kỹ thuật số, cán bộ và giảng viên lấy đâu ra công cụ để tiếp cận nguồn trí thức bổ sung cho công tác nghiên cứu và giảng dạy? từ cách đặt vấn đề này, cho thấy một điều rằng trách nhiệm của nhà trường trong việc tạo điều kiện, cơ chế cho cán bộ, giảng viên dạy, nghiên cứu và trách nhiệm của từng cán bộ giảng viên trong công tác luôn phải bổ sung mật thiết với nhau để tạo ra được quy trình đào tạo hiện đại, xây dựng được thương hiệu đủ sức cạnh tranh với các đối thủ trực tiếp trên thị trường giáo dục.

Một khi sản phẩm đào tạo không đáp ứng được yêu cầu của thị trường, thì uy tín của cơ sở đào tạo không có, khách hàng sẽ quay lưng, đồng nghĩa với những điều đó là sự thất bại. Ai cũng rõ, đối với bất cứ mọi doanh nghiệp, mọi sản phẩm cạnh tranh, cái khó nhất quyết định sự tồn tại và thành công chính là tạo ra thương hiệu. Cho nên, điều thách thức mà Trường Cao đẳng nghề Nam Định đang và phải đối mặt cũng chính là chỗ đó. Về giá trị thương hiệu tại thị trường Việt Nam chúng ta có thể khái quát bốn thành phần như sau:

(1) Nhận biết thương hiệu

(2) Lòng ham muốn về thương hiệu (3) Chất lượng cảm nhận về thương hiệu (4) Lòng trung thành thương hiệu

Nhận biết thương hiệu:

Muốn nhận biết thương hiệu về giáo dục đào tạo nghề nhà trường cần quảng bá rộng rãi lên các phương tiện thông tin truyền thông đại chúng đại chúng ( Đài truyền thanh, báo viết và báo hình ,những điều cần biết…) về mọi thông cần về trường: Ngành nghề năng lực đào tạo ( Xây dựng nghề trọng điểm đặc thù riêng ); Đội ngũ giáo viên; cơ sở vật chất…Từ đó xây dựng thương hiệu riêng của nhà trường để mọi đối tượng so sánh đưa ra quyết định chọn trường.

Lòng ham muốn về thương hiệu:

Trường Cao đẳng nghề Nam Định luôn đào tạo lấy chất lượng làm thước đo tiêu chuẩn cho sự tồn tại và phát triển của nhà trường tạo nên cảm xúc tích cực đối với học sinh sinh viên, chính điều đó chỉ trong một thời gian ngắn số sinh viên của trường tăng lên khá nhanh, rõ ràng đang tạo dựng được thương hiệu, trong tương lai nếu trường lên Đại học thì số sinh viên sẽ có chiều hướng tăng.

Chất lượng cảm nhận:

Xây dựng hương hiệu đã khó, giữ được thương hiệu của nhà trường càng khó hơn. Chính vì thế muốn được xã hội cảm nhận thì chất lượng đào tạo phải tốt, người học sẽ cảm nhận thân thiện hơn và muốn mình, con mình, cháu mình sẽ được học

tại trường đó.

Lòng trung thành thương hiệu:

Lòng trung thành của người học đối với một thương hiệu của nhà trường chính là sau khi ra trường họ được chuẩn bị hành trang bước vào môi trường làm việc mới ( Có chuyên môn thế nào, tay nghề tra sao và ai sử dụng và chấp nhận họ làm việc ). Rõ ràng lòng trung thành của mội người đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của thương hiệu, vì thế phải giữ chữ tín thì thương hiệu của nhà trường càng có giá trị cao.

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược phát triển trường Cao đẳng nghề Nam Định đến năm 2015 (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w