- Thương hiệu và uy tín của Trường đang được nâng cao.
3.4. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN MỤC TIÊU CỦA PHƯƠNG ÁN CHIẾN LƯỢC
chiến lược có tính khả thi hơn vì nó phù hợp với thực trạng, khả năng và mục tiêu của tổ chức. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn mô hình SWOT để phân tích và xây dựng các định hướng chiến lược cho trường Cao Đẳng Nghề Nam Định.
3.3.2. Lựa chọn phương án chiến lược của Trường đến năm 2015
Căn cứ vào mô hình phân tích SWOT, lựa chọn phương án chiến lược cho trường Cao Đẳng Nghề Nam Định là Tăng trưởng tập trung.
3.4. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN MỤC TIÊU CỦA PHƯƠNG ÁN CHIẾN LƯỢC CHIẾN LƯỢC
Trường Cao Đẳng Nghề Nam Định là một đơn vị hành chính sự nghiệp nên cơ cấu tổ chức nhiều đơn vị hoạt động và liên quan đến nhau. Vì vậy, nếu chiến lược chỉ đề ra với từng nhóm mà không có những giải pháp hợp lý cho mỗi bộ phận chức năng của nhà trường thi chiến lược khó có thể thành công được. Xây dựng chiến lược của trường cũng là việc đề ra các giải pháp để thực thi các chiến lược tổng quát. Cụ thể là các giải pháp sau :
- Giải pháp về nguồn nhân lực. - Giải pháp về chất lượng đào tạo. - Giải pháp về khoa học và công nghệ.
Cơ sở để đề ra tất cả các giải pháp trên đều phải đáp ứng được mục tiêu đào tạo, trong đó có quy mô sinh viên của Trường đến năm 2015. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Trường Cao Đẳng Nghề khóa II, nhiệm kỳ 2010-2015 đã xác định chỉ tiêu về quy mô sinh viên đến năm 2015 là 6900sinh viên. Trong đó:
- Học sinh cao đẳng nghề: 4.000 SV; - Học sinh trung cấp nghề: 1.200 SV
- Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy nghề : 200 SV(số lượng đó quy đổi) - Đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng lao động xuất khẩu và đào tạo khác : 1.500 SV