PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI VÀ NGUY CƠ CỦA TRƯỜNG 1 Điểm mạnh

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược phát triển trường Cao đẳng nghề Nam Định đến năm 2015 (Trang 61 - 68)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NAM ĐỊNH

2.4. PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI VÀ NGUY CƠ CỦA TRƯỜNG 1 Điểm mạnh

2.4.1. Điểm mạnh

Trường có đầy đủ các văn bản quy định về tổ chức, cơ chế quản lý và được triển khai đến từng bộ phận. Kế hoạch phát triển, phương hướng hoạt động của Trường được phổ biến công khai để mọi thành viên tham gia đóng góp ý kiến và tổ chức thực hiện có hiệu quả. Các văn bản nội bộ thực hiện hàng năm được rà soát, bổ sung, sửa đổi đảm bảo đúng quy định pháp luật và phù hợp với thực tế của Trường.

Nhà trường đã làm tốt công tác xây dựng kế hoạch và quy hoạch dài hạn, ngắn hạn phù hợp, đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của ngành và phát kinh tế

xã hội của tỉnh.

Quyền hạn và trách nhiệm của lãnh đạo Trường, cán bộ chủ chốt các đơn vị và của cán bộ viên chức được phân định và công khai rõ ràng .

Các Phòng chức năng, các Khoa chuyên môn, Tổ bộ môn và các Trung tâm của Trường đều có quy chế tổ chức và hoạt động hay chức năng, nhiệm vụ cụ thể.

Hàng năm Nhà trường có xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng CBGV, tuyển dụng viên chức trên cơ sở định hướng phát triển và nhiệm vụ của Trường và kế hoạch định hướng của sở nội vụ tỉnh Nam Định.

Quy chế chi tiêu nội bộ được sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh cho phù hợp và đảm bảo động viên khích lệ CB–GV-CNV yên tâm, phấn khởi công tác và học tập nâng cao trình độ.

Tổ chức Ðảng và các Ðoàn thể như Công đoàn, Ðoàn TNCSHCM Nhà trường hoạt động theo Ðiều lệ và đạt kết quả cao, phát huy được sức mạnh tập thể tạo không khí thi đua trong học tập và làm việc. Nội bộ Trường đoàn kết thống nhất thực hiện nhiệm vụ, góp phần quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển. Nhà trường thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở trong nhiều năm qua.

Ban thanh tra Nhân dân, Thanh tra đào tạo hoạt động tích cực và có hiệu quả quá trình thực hiện minh bạch, công khai các vấn đề cần làm sáng tỏ, tạo niềm tin cho CB–GV–CNV và HS-SV.

- Với cơ cấu, tổ chức bộ máy của trường hiện nay nhìn chung đã tương đối phù hợp và cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay: Đào tạo và bồi dưỡng một lực lượng cán bộ, công nhân kỹ thuật lành nghề với số lượng lớn và chất lượng cao. Hiện nay cơ cấu tổ chức bộ máy của trường đã có những chuyển biến, thay đổi tích cực do nhà trường đã có nhiều biện pháp điều chỉnh, đổi mới và hoàn thiện, nhưng việc đánh giá thực tế về cơ cấu tổ chức bộ máy hiện tại của trường cũng như những hoạt động về công tác này trong thời gian qua cho thấy ưu điểm:

- Vẫn đảm bảo tính ổn định trên cơ sở kế thừa về cơ bản mô hình tổ chức bộ máy truyền thống. Việc quản lý, điều hành, phối hợp giải quyết công việc liên quan

giữa các đơn vị trong trường đã có nhiều thuận lợi hơn so với trước đây.

- Việc quản lý, điều hành, phối hợp giải quyết công việc liên quan giữa các đơn vị trong trường đã có nhiều thuận lợi hơn so với trước đây.

- Đầu mối các đơn vị được điều chỉnh theo hướng hợp lý hơn so với trước đây. Tổ chức bộ máy hiện nay đã đáp ứng cơ bản được nhiệm vụ quản lý, đào tạo 3 cấp trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề trong các lĩnh vực: kinh tế, kỹ thuật, dịch vụ ...

- Nhiệm vụ của các đơn vị về cơ bản là phù hợp với chức năng. Các đơn vị được hình thành hoặc giải thể, sáp nhập là nhằm hoàn thiện từng bước tổ chức bộ máy của Nhà trường. Việc điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, nhân sự vừa qua giữa các đơn vị tương đối phù hợp.

- Đội ngũ giáo viên không ngừng được tăng cường cả về số lượng và nâng cao về chất lượng, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Cụ thể: Năm 2006 khi trường lên Cao đẳng mới chỉ có 65 cán bộ giáo viên, trong đó chỉ có: 01 tiến sỹ; 04 thạc sỹ còn lai là đại hoc, cao đẳng và trung học. Đến nay, tổng số cán bộ, giáo viên, cùng nhân viên của trường là: 105 người trong đó giáo viên là: 75, số giáo viên có trình độ sau đại học là 14 người, 8 người đang theo học cao học còn lại giáo viên đều có trình độ đại học và cao đẳng. Điều đó cho thấy rằng đội ngũ giáo viên của trường trong những năm qua phát triển không ngừng.

- Công tác tuyển dụng được tiến hành khá bài bản, theo đúng quy trình hướng dẫn của Bộ, Tổng cục,Uỷ ban nhân dân Tỉnh về tuyển dụng viên chức. Trong quá trình tuyển dụng, có sự phối hợp giữa các phòng chức năng và các khoa, bộ môn nên kết quả tuyển dụng về cơ bản là phù hợp, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.

- Nhà trường đó quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, ngoại ngữ, tin học… cho đội ngũ giáo viên.

- Đội ngũ giáo viên của trường có phẩm chất đạo đức tốt, cú tinh thần trách nhiệm, cần cự chịu khó, sáng tạo và quyết tâm tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ được giao; có tinh thần giúp đỡ nhau trong công tác, xây dựng

một tập thể đoàn kết và phát triển.

- Đội ngũ giáo viên năng động và sáng tạo, phần lớn thích ứng nhanh với sự phát triển của trường, của ngành dạy nghề. Đó cũng chính là một trong những nhân tố quyết định trong việc thực hiện chủ trương đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy mà Ban giám hiệu nhà trường đề ra. Do tích cực tham gia vào hoạt động bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng nâng cao và tự bồi dưỡng nên phần lớn giáo viên đó tiếp cận với công nghệ dạy học mới.Hiện nay, 100% số giáo viên của trường đều đạt chuẩn về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm.

2.4.2. Điểm yếu

Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định, quy chế chưa thường xuyên; nhận xét, đánh giá việc chấp hành quy chế có những nội dung còn mang tính chung chung, chưa sâu sắc, chưa thật đầy đủ nên tác dụng còn hạn chế nhất định.

- Chương trình và tài liệu chuyên môn chưa thể hiện rõ yêu cầu cũng như khả năng để rèn luyện cho sinh viên những kỹ năng như: Viết bài tập lớn, thuyết trình các vấn đề, lý giải vấn đề một cách khoa học, kỹ năng sử dụng kỹ thuật, công nghệ mới trong học tập và nghiên cứu. Kết quả đánh giá những tiêu chí này là chưa đạt.

- Quy trình và tiêu chí đánh giá hiệu quả của chương trình đào tạo theo từng kỳ là chưa đạt.

- Tỷ lệ đầu giáo trình trên môn học, sách tham khảo, tài liệu chưa đáp ứng nhu cầu CB-GV và SV.

- Ở một số môn học, sinh viên chưa tích cực học tâp và tham gia xây dựng bài, sinh viên đánh giá chưa có phương pháp học tốt. SV chưa thực sự có phương pháp học tập tốt. Một số giáo viên cũng chưa cải tiến hình thức, nội dung kiểm tra, thi.

Trong xu thế đổi mới của đất nước, nhà trường ổn định và phát triển về quy mô, mở nhiều loại hình đào tạo thì cơ cấu tổ chức đã có dấu hiệu bất hợp lý trong khâu tổ chức quản lý ( Vì cơ cấu tổ chức của trường trung cấp chuyên nghiệp được bổ sung thêm con người và kèm theo nhiệm vụ chỉ thích ứng ở giai đoạn nhất định ) do đó xuất hiện nhiều nguyên nhân tồn tại:

mối quan hệ trong trường và khó kiểm soát của lãnh đạo trường.

- Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của khoa, phòng ban, bộ phận chức năng còn bất hợp lý, nhất là trong lĩnh vực đào tạo như: Phòng Đào tạo, bộ phận tại chức, trung tâm… với các khoa, bộ môn trong trường.

- Quy định chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, phạm vi hoạt động của các phòng, khoa,bộ môn trong trường ( kể cả mới hình thành) chưa thật hợp lý và rõ ràng nên dẫn đến tình trạng còn chồng chéo, ách tắc công việc, phân tán, suy yếu lực lượng… các đầu công việc chưa được phủ kín.

- Sự chồng chéo do mở nhiều ngành nghề mới chưa đủ mạnh về số lượng, chất lượng, hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.

- Đội ngũ giáo viên còn thiếu về con người và chuyên môn đào tạo, bộ phận tổ chức còn yếu về công tác quản lý, chưa sắc sảo, tiến độ của việc nghiên cứu hoàn thiện tổ chức bộ máy thực hiện còn chậm, có lúc chưa đáp ứng được yêu cầu.

- Chưa có biện pháp giải quyết hữu hiệu trong việc xử lý các đơn vị do lịch sử để lại hoặc đơn vị mới thành lập ra ( hoặc bổ sung thêm chức năng nhiệm vụ ) nhưng hoạt động kém hiệu quả và không còn phù hợp với tình hình hiện nay luôn vấp phải những trở ngại do bảo thủ, do quyền lợi trong đội ngũ cán bộ, giáo viên và công nhân viên gây ra.

- Việc sắp xếp, điều chỉnh lại một số ngành nghề có nội dung gần nhau cho phù hợp và khoa học hơn tuy đã thực hiện nhưng vẫn còn vướng mắc chưa tháo gỡ được ở một số đơn vị

- Công tác xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên chưa được quan tâm đúng mức trong một số năm trường mới được thành lập và chỉ tập trung vào kế hoạch xây dựng kế hoạch ngắn hạn, chưa có tầm chiến lược lâu dài. Cho tới năm 2006 việc xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên mới được quan tâm, nhưng việc triển khai kế hoạch chưa đạt được yêu cầu.

- Số lượng giáo viên (đặt biệt là giáo viên thực hành) còn thiếu và chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế.

quy định.

- Công tác tham gia nghiên cứu khoa học của giáo viên còn quá ít, việc ứng dụng khoa học tiên tiến, công nghệ dạy học mới còn hạn chế, một số giáo viên chưa đem hết nhiệt tình, khả năng phục vụ cho sự nghiệp đào tạo của trường.

2.4.3. Cơ hội

- Ngày nay kinh tế phát triển ngày càng mạnh, đặc biệt từ khi Việt Nam gia nhập Thương mại Thế giới (WTO) thì sự nghiệp giáo dục đã được Đảng và Nhà nước quan tâm, tạo nhiều cơ hội tốt cho Nhà trường phát triển.

- Trường Cao đẳng nghề Nam Định là cơ sở dạy nghề trực thuộc Uỷ ban nhân dân Tỉnh Nam Định, trường được sự quan tõm thường xuyờn của Uỷ ban nhân dân Tỉnh,Bộ lao động thương binh và xã hội, Tổng cục Dạy nghề, cỏc Ban ngành địa phương và trung ương. Bộ Lao động - Thương binh và xó hội, Tổng cục Dạy nghề đó lựa chọn và quyết định đầu tư phỏt triển trường thành trường chuẩn quốc gia và là trường trọng điểm của khu vực đồng bằng Bắc bộ, tiếp cận trình độ khu vực. Đây là cơ hội thuận lợi để đội ngũ giáo viên của trường được đóng góp vào quá trình phát triển nhà trường, đồng thời cũng là cơ hội để đội ngũ giáo viên được đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật về cụng nghệ mới, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phát triển hoàn thiện bản thân.

- Có ba ngành trọng điểm quốc gia và khu vực ASEAN là Hàn,Cơ khí và Điện giúp cho nhà trường gắn chặt với công nghiệp hoá và hiện đại hoá theo đường lối phát triển chung của đất nước khu vực ASEAN.

- Quan hệ chặt chẽ với các địa phương và với các cơ sở công nghiệp, nông nghiệp và công ty công trình thủy lợi với 3 tỉnh lân cận đó là : Thái Bình, Ninh Bình và Hà Nam đặc biệt là với các công ty của khu vực Nam sông hồng

2.4.4. Nguy cơ

- Ngày nay xã hội đòi hỏi về chất lượng nguồn nhân lực ngày càng cao.

- Xu hướng ngày nay là toàn cầu hóa giáo dục và tác động việc gia nhập WTO tạo nguy cơ chia rẽ thị trường giáo dục.

- Ngân sách Nhà nước cấp ngày càng hạn hẹp.

- Cơ sở vật chất được tăng cường nhưng vẫn không kịp với tốc độ tăng quy mô đào tạo. Điều đó ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo và thời gian dành cho nghiên cứu khoa học của giáo viên và sinh viên. đối với những yêu cầu cao của sự nghiệp giáo dục - đào tạo trong giai đoạn mới, trước những hạn chế, yếu kém của đội ngũ giáo viên, thì đội ngũ giáo viên đang có những thách thức đó là: Phải xây dựng một đội ngũ giáo viên có tay nghề cao và động cơ làm việc tốt. Giáo viên phải là các chuyên gia trong một hoặc nhiều lĩnh vực, điều này đòi hỏi một trình độ ngày càng cao, giáo viên phải thường xuyên nâng cao, cập nhật trình độ chuyên môn và kiến thức của mình để có thể cung cấp, truyền thụ cho thế hệ trẻ các kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng được các yêu cầu phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội. Ngoài kiến thức và trình độ chuyên môn, giáo viên còn phải có năng lực sư phạm và giáo viên cũng phải nắm được công nghệ để sử dụng trong công tác giảng dạy. Những vấn đề trên thực sự đang là thách thức đối với đội ngũ giáo viên, nhất là trong điều kiện, hoàn cảnh kinh tế của giáo viên còn đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay.

- Trình độ ngoại ngữ còn yếu, hạn chế việc sử dụng, giao tiếp và làm việc với chuyên gia nước ngoài, ứng dụng phần mềm, tham khảo tài liệu, hướng dẫn trang, thiết bị nước ngoài bằng tiếng Anh

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chưa theo kịp với yêu cầu phát triển. Công tác bồi dưỡng chỉ mới dừng lại ở mức độ tập huấn ngắn ngày chưa được tổ chức thường xuyên, chưa gắn với yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại đội ngũ.

- Cơ chế, chính sách liên quan đến tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên chưa đồng bộ, chưa đủ mạnh để thu hút và tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên tận tâm cống hiến vì sự nghiệp. Chưa có được cơ chế, chính sách thực sự là động lực khuyến khích đội ngũ giáo viên đi học nâng cao trình độ và thu hút đối với những người tài trong điều kiện kinh tế

còn khó khăn.

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược phát triển trường Cao đẳng nghề Nam Định đến năm 2015 (Trang 61 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w