Tài chính của trường

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược phát triển trường Cao đẳng nghề Nam Định đến năm 2015 (Trang 50 - 51)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NAM ĐỊNH

2.2.5. Tài chính của trường

Nguồn lực tài chính và hoạt động tài chính

Trường cao đẳng nghề Nam Định là đơn vị hành chính sự nghiệp có thu, cơ quan chủ quản trực tiếp cấp trên là Tỉnh Nam Định.

Bảng 2.6: Hoạt động Tài chính của trường

Năm 2010 A NGUỒN THU 80.005 1 Ngân sách Nhà nước cấp 35.250 2 Thu phí, lệ phí 44.129 - Học phí chính qui 25.029 - Học phí không chính qui 18.000

- Các dịch vụ trong trường (Ký túc xá, trông xe…) 1.100

B KHOẢN CHI SỐ TỔNG

1 Chi lương và các khoản chi có tính chất lương (lương, phục

cấp lương, bảo hiểm phúc lợi, vượt giờ…) 27.450 2. Chi đầu tư tài sản cố định (mua sắm trang thiết bị, xây dựng

nhà cửa, sửa chữa lớn và nhỏ) 4.550

3. Chi phục vụ giảng dạy, thuê mướn lao động 1.100 4. Chi cho sinh viên (học bổng, khen thưởng, hoạt động sinh viên) 6.700

5. Chi nghiên cứu khoa học 5.900

6. Chi khác (các khoản chi còn lại của nhà trường)

Nhận xét cân đối thu chi:

Nguồn thu chủ yếu của Nhà trường được hình thành từ hai nguồn thu chính là: nguồn kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp và từ nguồn thu sự nghiệp của trường gồm thu học phí chính qui, học phí không chính qui, thu từ hoạt động liên kết đào tạo, và các khoản thu hợp pháp khác.

Đối với các khoản chi thì chủ yếu là chi cho hoạt động thường xuyên như chi thanh toán lương, phúc lợi, tiền thưởng, chi cho quản lý hành chính, chi chuyên môn, cho mua sắm tài sản cố định, chi cho nghiên cứu khoa học.v.v…

Qua các báo cáo về công tác kế hoạch tài chính mấy năm gần đây, đặc biệt là năm 2010, qua Hội nghị cán bộ viên chức về xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ từng

năm và qua các báo cáo của các đoàn thanh kiểm tra (đoàn Kiểm toán Nhà nước, đoàn kiểm tra tài chính của sở tài chính tỉnh Nam Định) và qua các báo cáo tổng kết năm học hàng năm có thể rút ra một số nhận xét về cân đối thu chi tài chính của Trường Cao Đẳng Nghề Nam Định như sau:

- Kinh phí của trường được tập trung chủ yếu chi trả cho con người, gồm: Lương và các khoản chi có tính chất lương, bảo hiểm xã hội, y tế … Nhìn chung lương, phụ cấp của cán bộ viên chức và các quyền lợi khác theo quy định của Nhà nước đều được đảm bảo đúng. Ngoài ra, Trường còn trả thêm 0,8 lần lương cho cán bộ viên chức và trả thêm tiền phúc lợi hàng năm khoảng 7.200.000 đ/người. Có được như vậy là do bộ máy được tinh giản tối đa, quản lý đào tạo hợp lý và tiết kiệm được trong mọi khoản chi mà vẫn đảm bảo hoạt động của Nhà trường.

- Phần kinh phí đầu tư cho cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy cũng được dành với tỷ lệ thích đáng để đảm bảo các điều kiện tối thiểu cho học tập và giảng dạy. Tuy vậy, so với yêu cầu về cơ sở vật chất, đặc biệt về thiết bị phục vụ cho thực tập, thí nghiệm còn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao để nâng chất lượng đào tạo.

- Phần chi cho học bổng và các hoạt động của học sinh, sinh viên được thực hiện theo đúng quy đinh (khoảng 10% tổng kinh phí). Với kinh phí này cũng đã động viên được học sinh, sinh viên phấn khởi, thi đua học tập.

Kết luận: Nhìn chung kinh phí hàng năm của trường (tất cả các khoản thu) là rất thiếu so với nhu cầu của một trường Cao Đẳng quy mô học sinh hơn 2.850 sinh viên, đặc biệt là nhu cầu về đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo (trang thiết bị cho thí nghiệm, thực tập); khó mà có thể đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao theo nhu cầu xã hội hiện nay. Tuy vậy, với kinh nghiệm điều hành công tác tài chính của Trường thì vẫn tạm đủ để thực hiện nhiệm vụ đào tạo mà Đảng và Nhà nước giao cho Nhà trường.

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược phát triển trường Cao đẳng nghề Nam Định đến năm 2015 (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w