Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh cùng với xu hướng phát triển của nền kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam cũng đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Trong bối cảnh kinh tế như vậy thì các công ty, xí nghiệp của thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng luôn có sự cạnh tranh gay gắt, quyết liệt để tồn tại và phát triển. Mỗi công ty hay doanh nghiệp muốn tồn tại trong sự cạnh tranh quyết liệt này thì các nhà quản trị của họ luôn phải tìm ra các con đường đi riêng cho mình, nếu nhà quản trị nào chọn đúng thì công ty của họ tồn tại và phát triển, còn nếu họ lựa chọn không thích hợp thì đồng nghĩa với việc các công ty của họ thất bại con đường đi mà các nhà quản trị hướng cho công ty mình chính là các chiến lược phát triển của các công ty.Vậy chiến lược phát triển cho các công ty là gì? Thực ra nhiều nhà quản trị cũng không đưa ra được định nghĩa chính xác về chiến lược phát triển. Mỗi một trường phái kinh tế có một khái niệm khác nhau về chiến lược phát triển trong công ty. Tuy có nhiều những khái niệm khác nhau như vậy nhưng không một nhà quản trị nào có thể phủ nhận tầm quan trọng của chiến lược phát triển trong công ty của họ. Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Thủ Đô – CACC là một trong những Công ty kiểm toán độc lập đang còn non trẻ ở Việt Nam. Tuy mới được thành lập năm 2006 nhưng toàn thể Ban Giám đốc và toàn thể cán bộ trong Công ty CACC đã không ngừng học hỏi, hoàn thiện công ty đóng góp vào sự phát triển của nghành kế toán kiểm toán nói riêng và sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung . Chính vì vậy để hiểu rõ thêm về chiến lược phát triển trong công ty, cùng với một số kiến thức có được qua việc nghiên cứu, thực tập tại công ty TNHH tư vấn và kiểm toán Thủ Đô em chọn đề tài: “Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu công ty TNHH tư vấn kiểm toán Thủ Đô”
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan chuyên đề này do chính tôi thực hiện trên cơ sở tham khảo một số tài liệu có liên quan
Tất cả các thông tin số liệu trích dẫn đều có nguồn gốc đáng tin cậy
Nguyễn Bá Huyên
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo khoaQuản trị kinh doanh cũng như các thầy cô đã giảng dạy tôi trong suốt quátrình học tập tại học viện
Chân thành cảm ơn các anh, chị tại phòng quan hệ khách hàng và cácanh, chị tại công ty TNHH tư vấn kiểm toán Thủ Đô đã quan tâm, giúp đỡ tôitrong quá trình thực tập và nghiên cứu đề tài
Đặc biệt, Tôi xin cảm ơn Ths Trần Ngọc Tiến – đã tận tình hướng dẫn,giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài và hoàn thành chuyên đề này
Tác giả
Nguyễn Bá Huyên
Trang 3DANH MỤC VIẾT TẮT
Trang 4DANH MỤC BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1: Bộ máy tổ chức quản lý của công ty TNHH kiểm toán tư vấn Thủ đô 9
Sơ đồ 1.2 : Bảng tổng hợp doanh thu của công ty 12
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC VIẾT TẮT
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY TNHH 3
TƯ VẤN VÀ KIỂM TOÁN THỦ ĐÔ 3
1.1 Khái quát về công ty TNHH tư vấn và kiểm toán Thủ Đô 3
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 3
1.1.2 Đặc điểm hoạt động của công ty TNHH tư vấn và kiểm toán Thủ Đô 5
1.1.3 Mô hình tổ chức của công ty.(Sơ đồ 1.1) 9
1.1.4 Các khách hàng của công ty tư vấn và kiểm toán Thủ Đô 10
1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty từ năm 2008- 2010 12
1.3 Đánh giá chiến lược phát triển thương hiệu tại công ty TNHH tư vấn và kiểm toán Thủ Đô 13
1.3.1 Những kết quả đạt được của công ty 13
1.3.2 Những tồn tại và hạn chế trong việc xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu công ty TNHH tư vấn và kiểm toán Thủ Đô 20
1.3.3 Nguyên nhân hạn chế trong việc xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu của công ty TNHH tư vấn và kiểm toán Thủ Đô 22
CHƯƠNG II: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VÀ KIỂM TOÁN THỦ ĐÔ 26
2.1 Định hướng phát triển của công ty TNHH tư vấn kiểm toán Thủ Đô 26
2.2 Cơ sở xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu công ty TNHH tư vấn kiểm toán Thủ Đô 30
Trang 62.3 Giải pháp xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu cho công ty TNHH
tư vấn và kiểm toán Thủ Đô giai đoạn 2011- 2015 35
2.3.1 Một số giải pháp phát triển thương hiệu công ty TNHH tư vấn kiểm toán Thủ Đô 35 2.3.2 Chiến lược phát triển thương hiệu của công ty trong thời gian
tới( 2011- 2015) 39
2.4 Các đề xuất hoàn thiện chiến lược phát triển thương hiệu công ty TNHH
tư vấn và kiểm toán Thủ Đô 42 KẾT LUẬN 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO 46
Trang 7LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh cùng với xuhướng phát triển của nền kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam cũng đang trên
đà phát triển mạnh mẽ Trong bối cảnh kinh tế như vậy thì các công ty, xí nghiệpcủa thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng luôn có sự cạnh tranh gay gắt, quyếtliệt để tồn tại và phát triển Mỗi công ty hay doanh nghiệp muốn tồn tại trong sựcạnh tranh quyết liệt này thì các nhà quản trị của họ luôn phải tìm ra các conđường đi riêng cho mình, nếu nhà quản trị nào chọn đúng thì công ty của họ tồntại và phát triển, còn nếu họ lựa chọn không thích hợp thì đồng nghĩa với việccác công ty của họ thất bại con đường đi mà các nhà quản trị hướng cho công tymình chính là các chiến lược phát triển của các công ty
Vậy chiến lược phát triển cho các công ty là gì? Thực ra nhiều nhà quảntrị cũng không đưa ra được định nghĩa chính xác về chiến lược phát triển Mỗimột trường phái kinh tế có một khái niệm khác nhau về chiến lược phát triểntrong công ty Tuy có nhiều những khái niệm khác nhau như vậy nhưng khôngmột nhà quản trị nào có thể phủ nhận tầm quan trọng của chiến lược phát triển
trong công ty của họ Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Thủ Đô – CACC là
một trong những Công ty kiểm toán độc lập đang còn non trẻ ở Việt Nam Tuymới được thành lập năm 2006 nhưng toàn thể Ban Giám đốc và toàn thể cán bộtrong Công ty CACC đã không ngừng học hỏi, hoàn thiện công ty đóng góp vào
sự phát triển của nghành kế toán kiểm toán nói riêng và sự phát triển của nềnkinh tế Việt Nam nói chung Chính vì vậy để hiểu rõ thêm về chiến lược pháttriển trong công ty, cùng với một số kiến thức có được qua việc nghiên cứu,thực tập tại công ty TNHH tư vấn và kiểm toán Thủ Đô em chọn đề tài: “Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu công ty TNHH tư vấn kiểm toán Thủ Đô”
Trang 8Nội dung đề tài gồm 2 chương
Chương I: Thực trạng xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển thương hiệu công ty TNHH Tư vấn Kiểm toán thủ đô
Chương II xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu của công ty tnhh tư vấn kiểm toán thủ đô
Để hoàn thành được đề tài này em đã được sự giúp đỡ tận tình của,cácanh , chị nơi cơ quan thực tập và bạn bè, đặc biệt là sự giúp đỡ của thầy giáo –Thạc sỹ Trần Ngọc Tiến.Tuy nhiên do kiến thức và thời gian nghiên cứu cònhạn chế nên trong đề tài này của em còn có nhiều thiếu sót, em rất mong được
sự chỉ bảo của thầy giáo, các anh ,chị tại cơ quan thực tập
Trang 9
CHƯƠNG I THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY TNHH
TƯ VẤN VÀ KIỂM TOÁN THỦ ĐÔ
1.1 Khái quát về công ty TNHH tư vấn và kiểm toán Thủ Đô.
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển.
Tên công ty: CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN TƯ VẤN THỦ ĐÔ
Tên giao dịch: CAPITAL AUDITING CONSULTANCY COMPANYLIMITED
Tên viết tắt: CACC CO.,LTD
Địa chỉ trụ sở chính: Lô 16, D6 Khu tập thể quận ủy Thanh Xuân,Phường Thanh Xuân Bắc, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội
• Tên hiệu Capital Auditing - CACC được Cục Sở hữu Trí Tuệ Việt nam cấp văn bằng bảo hộ cho ngành nghề kiểm toán, tư vấn tài chính, kế toán, thuế;
• Công ty có trụ sở chính tại:
- TP Hà Nội,
- Chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh,
- Văn phòng đại diện tại Vĩnh Phúc;
- Đà Nẵng;
-Cần Thơ;
Trang 10• Công ty Kiểm toán Tư vấn Thủ đô là doanh nghiệp Kiểm toán hoạt động hợp pháp trong lĩnh vực kiểm toán, kế toán, xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa, tư vấn thuế, tư vấn tài chính, tư vấn quản lý, tư vấn định giá doanh nghiệp, cổ phần hoá doanh nghiệp;
• Hàng năm, phù hợp với Chuẩn mực Kiểm toán Việt nam hiện hành,Công ty Kiểm toán Tư vấn Thủ đô được Bộ Tài chính cấp chứng nhận Công
ty Kiểm toán đủ điều kiện thực hiện cung cấp dịch vụ kiểm toán và các dịch
vụ tư vấn chuyên ngành Điều này đảm bảo điều kiện pháp lý cho các sảnphẩm dịch vụ của Capital Auditing;
• Công ty Kiểm toán Tư vấn Thủ đô bằng việc cộng tác với các phápnhân chuyên ngành tài chính – kế toán – kiểm toán trong nước, quốc tế và cáccộng tác viên đang làm việc trong các Bộ, Ngành, doanh nghiệp lớn đã gópphần đa dạng hóa dịch vụ cung cấp tới khách hàng với chuẩn mực về chấtlượng đã được thừa nhận tại Việt nam; các kiểm toán viên đã và đang làm tạicông ty được bộ tài chính cấp bằng CPA ( tính cho đến ngày 11/1/2010)
Nguyễn Anh Tuấn (1970): Kiểm toán viên cấp nhà nước Việt Nam, 15
năm kinh nghiệm trong kiểm toán thuế và xây dựng cơ bản hoàn thành dự ánngân hàng, tài chính, thuế, kế toán, luật kinh tế giám đốc công ty
Tăng Thị Hoàng Anh (1974): Kiểm toán viên cấp nhà nước Việt Nam.
7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán công trình xây dựng cơ bảnhoàn thành, ngân hàng tài chính, thuế, kế toán
Trần Thị Hải Yến (1973): Kiểm toán viên cấp nhà nước Việt Nam 15
năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, ngân hàng, tài chính, thuế
Phạm Thúy Tình(1979): Kiểm toán viên cấp nhà nước Việt Nam 7
năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán xây dựng cơ bản hoàn thành, ngânhàng, tài chính, thuế, kế toán
Trang 11Nguyễn Thị Kim Phụng (1975): Kiểm toán viên cấp nhà nước Việt
Nam 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán báo cáo tài chính, thuế,
kế toán
Hoàng Văn Dũng (1979): Kiểm toán, có hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh
vực kiểm toán báo cáo tài chính, thuế, kế toán Doanh nghiệp, kế toán ngân hàng
Kong See Wah(1948): Kiểm toán Singapore – cố vấn cao cấp ông có
18 năm kinh nghiệm trong giảng dạy kế toán kiểm toán Hiệu trưởng trườngđào tạo cấp bằng ACCA của Singapore
1.1.2 Đặc điểm hoạt động của công ty TNHH tư vấn và kiểm toán Thủ Đô
Hiện nay Công ty hoạt động trên các lĩnh vực chủ yếu đó là: kiểm toán (audit), tư vấn thuế (tax) và tài chính Trong đó dịch vụ kiểm toán chiếm tỉ trọng doanh thu lớn nhất
Đặc điểm của dịch vụ kiểm toán
Hoạt động kiểm toán của CACC là hoạt động chủ yếu của công ty trênhầu hết các chi nhánh của công ty Hiện tại Công ty cung cấp 3 loại hìnhdịch vụ kiểm toán bao gồm: soát xét báo cáo tài chính (review offinancial statements), kiểm toán báo cáo tài chính (audit of financialstatements) và dịch vụ đảm bảo (assurance services)
Tùy theo khối lượng công việc cần thực hiện cho cuộc kiểm toán và chiphí phải trả cho hợp đồng kiểm toán mà mức độ đảm bảo của các loại hình
dịch vụ trên lại có những thay đổi khác nhau Theo đó dịch vụ soát xét là có
mức độ đảm bảo thấp nhất, việc soát xét báo cáo tài chính có mục đích chủyếu là kiểm tra với mức độ bảo đảm trung bình và không yêu cầu kiểm toánviên phải đưa ra ý kiến về mức độ trung thực hợp lý của báo cáo tài chính.Kiểm toán viên cũng chủ yếu thực hiện phỏng vấn kế toán và thực hiện cácthủ tục phân tích (analytical procedures) chứ không phải thực hiện các trắcnghiệm trực tiếp số dư (substantive test) như đối với dịch vụ kiểm toán Dịch
Trang 12vụ phổ biến nhất là kiểm toán báo cáo tài chính, hiện tại công ty có thể thực
hiện các cuộc kiểm toán theo nhiều hệ thống chuẩn mực kế toán khác nhaunhư: Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS), Chuẩn mực soạn thảo báo cáo tàichính quốc tế (International Financial Reporting Standards- IFRS), và các hệthống chuẩn mực kế toán khác Dịch vụ đảm bảo thường được thực hiện đốivới các dự án phi lợi nhuận Đối với dịch vụ này kiểm toán viên thường dựatrên những mục tiêu cụ thể đã thiết lập sẵn, những tiêu chí cụ thể và quá trìnhthực hiện của dự án để tiến hành soát xét quá trình thực hiện dự án và đưa rakết luận về kết quả thực hiện dự án Kiểm toán các dự án này thường tuântheo hệ thống chuẩn mực riêng- Chuẩn mực về các dịch vụ đảm bảo ISAE
3000 (International Standards on Assurance Engagements)
Cụ thể :
- Kiểm toán các Báo cáo tài chính
- Kiểm toán các hoạt động Dự án
- Kiểm toán Báo cáo Quyết toán công trình xây dựng cơ bản
- Kiểm toán xác định vốn góp liên doanh
- Kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp
- Giám định tài liệu kế toán, tài chính
Đặc điểm của dịch vụ tư vấn thuế
+ Dịch vụ tư vấn tài chính: Công ty cung cấp dịch vụ tư vấn trên hầu
hết các khía cạnh của doanh nghiệp Dịch vụ này giúp khách hàng nâng caohiệu quả hoạt động và quản lý của mình Bao gồm:
- Xác định cơ cấu và chiến lược kinh doanh,
- Tư vấn thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả cho doanh nghiệp
- Xây dựng quy chế tài chính ho doanh nghiệp
- Tư vấn quản lý tiết kiệm chi phí của doanh nghiệp, tư vấn quản lý tiềnlương và nhân sự, tư vấn lập dự án khả thi cho các doanh nghiệp
- Tư vấn đầu tư, lựa chọn phương án kinh doanh cho doanh nghiệp
Trang 13- Tư vấn thành lập doanh nghiệp, tư vấn cổ phần hóa doanh nghiệp,
- Tư vấn đối với các doanh nghiệp tham gia thị trường chứng khoán
Và trong cả tuyển dụng nhân viên
Các dịch vụ chủ yếu của phòng thuế bao gồm:
- Tư vấn thuế cho các doanh nghiệp,
- Tư vấn thuế trong quá trình sáp nhập,
- Tư vấn về thuế thu nhập doanh nghiệp,
- Tư vấn định giá doanh nghiệp, tư vấn để hưởng khuyến khích thuế Ngoài ra với hệ thống thông tin cập nhật về thuế và các nội dung liênquan đến công tác thanh tra nghĩa vụ thuế của tổng cục thuế làm cho việc tưvấn thuế được dễ dàng và hiệu quả hơn
Đặc điểm của các dịch vụ khác
Các dịch vụ khác của công ty kiểm toán và tư vấn gồm:
+ Dịch vụ kế toán: Với đội ngũ nhân viên có hiểu biết sâu sắc về kế
toán Việt Nam, các thông lệ kế toán quốc tế và nhiều năm kinh nghiệm làmviệc thực tiễn tại các doanh nghiệp, có thể nói dịch vụ kế toán là một thếmạnh của CACC, bao gồm:
- Tư vấn lựa chọn hình thức sổ và tổ chức bộ máy kế toán,
- Tư vấn lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp
- Tư vấn ghi sổ kế toán, xây dựng cơ cấu chi phí giá thành
+ Dịch vụ kiểm toán nội bộ: Với đội ngũ kiểm toán viên lâu năm trong
nghề, sẽ tư vấn và đào tạo cho công ty các kiểm toán viên nội bộ dịch vụkiểm toán nôi bộ gồm:
- Xây dựng phòng kiểm toán nội bộ,
- Đào tạo kiểm toán nội bộ,
- Thực hiện dịch vụ kiểm toán nội bộ,
- Điều tra gian lận theo chủ điểm
Trang 14+ Dịch vụ chuyển đổi báo cáo: Dịch vụ soát xét báo cáo tài chính đã
được chuyển đổi theo thông lệ kế toán quốc tế phục vụ cho mục tiêu thốngnhất kết quả hoạt động với công ty mẹ Dịch vụ chuyển đổi báo cáo tài chínhcủa các doanh nghiệp phục vụ cho mục tiêu hợp nhất kết quả hoạt động vớicông ty mẹ theo chuẩn mực kế toán quốc tế và Việt Nam
+ Dịch vụ đào tạo và hỗ trợ tuyển dụng: Với đội ngũ lâu năm có nhiều
kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo và tuyển dụng ,sẽ giúp các doanh nghiệptìm và đào tạo được những nhân viên có năng lực phù hợp với công việc.Đồng thời giúp doanh nghiệp giảm được chi phí tuyển dụng và đào tạo thôngqua việc cung cấp các dịnh vụ sau:
- Tổ chức các khoá học bồi dưỡng kế toán trưởng,
- Bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán, kiểm toán nội bộ ;
- Cung cấp các văn bản pháp quy, các tài liệu hướng dẫn kế toán các tàiliệu tham khảo chuyên ngành tài chính kế toán…
+ Dịch vụ thẩm định giá: Đây là một loại hình dịch vụ mới của Việt
Nam,các doanh nghiệp đang ngày càng ý thức được rõ vị thế, vai trò của thươnghiệu.Vì vậy đây được coi là một thị trường đầy tiềm năng Dịch vụ Thẩm địnhgiá của Công ty bao gồm: Xác định giá trị tài sản doanh nghiệp để cổ phần hoá, tưvấn xác định và lập hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp …
Cụ thể :
- Xác định giá tri tài sản doanh nghiệp để cổ phần hóa
- Tư vấn xác định và lập hổ sơ xác định giá tri doanh nghiệp
- Tư vấn đề xuất phương án xử lý lao động sau khi chuyển sang Công ty
cổ phần; Tư vấn xây dựng phương án kinh doanh sau khi chuyển sang Công
ty cổ phần; Tư vấn xây dựng điều lệ Công ty cổ phần
- Tư vấn tổ chức đại hội CNVC; Tư vấn các vấn đề sau khi có quyếtđịnh chuyển đổi DNNN thành Công ty cổ phần
Trang 15- Tư vấn tổ chức đại hội cổ đông; Tư vấn các công việc phải thực hiện
sau khi chuyển đổi doanh nghiệp
1.1.3 Mô hình tổ chức của công ty.(Sơ đồ 1.1)
Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm về các mặt hoạt động kinh
doanh và là người đại diện theo pháp luật của Công ty, có quyết định cao nhất
về điều hành hoạt động của Công ty; chỉ đạo, quản lý và tổ chức thực hiện các
kế hoạch kinh doanh và điều hành hoạt động chung
Phó Giám đốc: Là các thành viên góp vốn, chịu trách nhiệm hỗ trợ
Giám đốc hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu đề ra, đồng thời đảm nhiệm việc
trực tiếp quản lý các phòng ban trong Công ty
Khối nghiệp vụ: Đây được coi là bộ phận nòng cốt của bất kỳ công
ty kiểm toán nói chung và CACC nói riêng Bộ phận này chính là những
người trực tiếp tiến hành công việc kiểm toán, tư vấn hay thẩm định giá Họ lànhững KTV giàu kinh nghiệm, có năng lực chuyên môn cũng như đạo đức
PHÒNG
KẾ TOÁN
PHÒNG HÀNH CHÍNH
CÁC CHI NHÁNH KHÁC (Phú Thọ, TP
HCM)
Trang 16nghề nghiệp Tại CACC, khối nghiệp vụ bao gồm các phòng nghiệp vụ trảidài từ phòng 1 cho đến phòng 4.
Khối hành chính
+ Phòng hành chính: Phòng hành chính có chức năng giúp giám đốc
quản lý toàn bộ nhân lực của chi nhánh, thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơthi tuyển lao động, theo dõi quản lý; quản lý vật tư, tài sản trong cơ quan, muasắm vật tư, văn phòng phẩm, cấp phát theo nhu cầu của công tác chuyên môn;phối hợp với các phòng nghiệp vụ soạn, đóng Thư chào hàng, Báo cáo kiểmtoán, Hợp đồng, Thanh lý và tiến hành lưu trữ các hồ sơ, tài liệu đó
+ Phòng Kế toán: Hiện nay, việc tổ chức bộ máy kế toán ở Công ty
TNHH Kiểm toán tư vấn Thủ đô (CACC) tiến hành theo hình thức tổ chứccông tác kế toán tập trung Theo hình thức này, toàn bộ công việc kế toánđược thực hiện tập trung tại phòng kế toán của Công ty Phòng kế toán thựchiện các chức năng sau:
Quản lý toàn bộ vốn, tài sản của Công ty, lập kế hoạch hoạt động kinhdoanh dịch vụ của Công ty vào quý 3 hàng năm cho kế hoạch năm tới
Thanh toán các khoản như lương, BHXH, BHYT, các khoản thanh toántheo chế độ với CBCNV và các bên hữu quan
Cơ cấu tổ chức này của công ty được áp dụng thống nhất cho tất cả cácchi nhánh của công ty CACC trên toàn quốc
1.1.4 Các khách hàng của công ty tư vấn và kiểm toán Thủ Đô
Vốn đầu tư trong nước
Các đơn vị thành viên trực thuộc Bộ Công nghiệp, Bộ Xây dựng
Các đơn vị thành viên trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn Việt nam
Các đơn vị thành viên Tổng Công ty Dệt may Việt nam
Các đơn vị thành viên Tổng Công ty Hóa Chất Việt nam
Các đơn vị thành viên Tổng Công ty Thép Việt nam
Các đơn vị thành viên Tổng Công ty Khoáng sản Việt nam
Trang 17Các đơn vị thành viên Tổng Công ty LILAMA Việt nam, TCT Sông ĐàCác đơn vị thành viên Tổng Công ty Máy Động lực và Máy Nông NghiệpCác doanh nghiệp địa phương thuộc các Tỉnh, Thành phố (Hồ Chí Minh,Bình Dương, Hà nội, Khánh Hòa, Bà Rịa Vũng Tàu, Đà Nẵng )
Báo dân trí, Báo Nhân dân, Nhà xuất bản Lao động
Tập đoàn các Ngôi sao Sân golf, Các dự án đầu tư
Vốn đầu tư nước ngoài
Các doanh nghiệp thuộc khu Công nghiệp (KCN Suối Dầu Nha Trang,KCN Bình Dương, KCN Đồng Nai, .)
Các doanh nghiệp Nhật Bản (các doanh nghiệp vừa nhỏ)
Các doanh nghiệp Mỹ (doanh nghiệp viễn thông, dầu khí)
Các doanh nghiệp Hàn Quốc (Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thức ăn)Các doanh nghiệp của Trung Quốc (doanh nghiệp sản xuất cơ khí)
Các doanh nghiệp Đài Loan (doanh nghiệp sản xuất cơ khí)
Các doanh nghiệp của Gemany ( Các doanh nghiệp dệt may, cơ khí)Các doanh nghiệp Australia (Khách sạn, nhà hàng)
Các doanh nghiệp của các nước khác ( Doanh nghiệp vừa và nhỏ)Viện khoa học công nghệ thông tin
Tập đoàn bưu chính viễn thông: viễn thông Lào Cai, Hải Dương
Ban quản lý các công trình giao thông Thái Nguyên, ban quản lý các dự
Trang 18Tuy mới thành lập từ năm 2006 nhưng công ty kiểm toán Tư vấn Thủ
đô đã có những bước tiến vững chắc và khẳng định được uy tín của mình
trong lĩnh vực kiểm toán Việt Nam Cụ thể năm 2010 công ty đạt 15,6 tỷ đồngdoanh thu và kế hoạch trong năm 2011 là đạt được 20 tỷ đồng doanh thu
1.3 Đánh giá chiến lược phát triển thương hiệu tại công ty TNHH tư vấn và kiểm toán Thủ Đô
1.3.1 Những kết quả đạt được của công ty
Về tổ chức của công ty TNHH kiểm toán tư vấn thủ đô – CACC
Nhìn chung, việc tổ chức đoàn kiểm toán tại Công ty CACC được tiến
Trang 19hành tương đối tốt, phù hợp với các quy định hiện hành về đoàn kiểm toáncũng như đảm bảo cuộc kiểm toán đạt được mục tiêu đề ra
Các thành viên trong đoàn kiểm toán được lựa chọn kỹ lưỡng để đảm bảoyêu cầu về chuyên môn, năng lực và đặc biệt là đảm bảo tính độc lập với công tykhách hàng Đội ngũ nhân viên công ty trẻ, họ đều được đào tạo bài bản tại cáctrường đại học lớn trên toàn quốc (Kinh tế quốc dân, học viện tài chính), khôngchỉ có kiến thức và kỹ năng chuyên môn giỏi mà còn rất năng động, sáng tạotrong công việc và say mê tìm tòi học hỏi
Trong quá trình thực hiện kiểm toán, các thành viên đều được phân công,phân nhiệm rất hợp lý và khả năng phối hợp làm việc rất tốt do tất cả đều đượcđào tạo đầy đủ về kỹ năng làm việc nhóm Trong quá trình làm việc các thànhviên trong nhóm còn ít kinh nghiệm đều được hướng dẫn cẩn thận, ý kiến của họcũng được trưởng nhóm lắng nghe Do đó các nhân viên vừa bắt kịp được tiến
độ cả nhóm mà vẫn phát huy được tính độc lập sáng tạo Nhờ vậy các cuộc kiểmtoán đều được hoàn thành đúng tiến độ với chất lượng đảm bảo
Về tổ chức công tác kiểm toán của công ty
Việc tổ chức công tác kiểm toán tại Công ty kiểm toán tư vấn CACCrất quy củ và mang tính nhất quán cao với phương pháp kiểm toán đượcCACC sử dụng thống nhất trên tất cả các chi nhánh tạo điều kiện để nâng caochất lượng cuộc kiểm toán cũng như để thuận lợi cho công tác kiểm soát chấtlượng sau này Các bước công việc cần thực hiện trong mỗi giai đoạn đều đượcthực thi nghiêm túc, thống nhất từ trên xuống dưới Mọi thay đổi bất thường nếuxảy ra đều phải được báo lên cấp trên chứ kiểm toán viên cấp dưới không được
tự ý sửa đổi chương trình kiểm toán đã được xây dựng từ trước
Bên cạnh đó việc công ty sử dụng phần mềm kiểm toán quốc tế CACC ISA cho phép công ty lập báo cáo và xử lý các vấn đề điều chỉnh chi tiết với
các thành viên mà vẫn đáp ứng được tiến độ thời gian đề ra của cuộc kiểmtoán Chính điều này đã khẳng định về ưu thế của công ty so với các công ty
Trang 20TNHH khác trên toàn quốc Không chỉ là phần mềm kiểm toán quốc tế, điểm
ưu thế nữa của công ty là có một hệ thống thông tin cập nhật liên tục về cácchính sách thuế, chính sách kế toán và các nội dung khác có liên quan tớicông tác thanh tra nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp các năm 2009,2010, củatổng cục thuế sẽ làm cơ sở cho việc cung cấp dịch vụ kiểm toán của CACChiệu quả cao hơn Và cụ thể công tác kiểm toán của công ty CACC được tiếnhành theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị kiểm toán
Chuẩn bị kiểm toán là bước công việc đầu tiên của tổ chức công tác kiểmtoán, sgiai đoạn này bao gồm tất cả các công việc khác nhau nhằm tạo được cơ
sở pháp lý, kế hoạch kiểm toán cụ thể và các điều kiện vật chất cho công táckiểm toán Đây là bước công việc có ý nghĩa quyết định chất lượng của mọicuộc kiểm toán Chuẩn bị kiểm toán tại công ty CACC được tiến hành theo trình
tự rất cụ thể và nhất quán gồm năm bước như sau:
+Thứ nhất: Chấp nhận khách hàng và thực hiện những hoạt động chuẩn
bị bước đầu Ở bước này, công ty sẽ xem xét liệu có nên chấp nhận kháchhàng hay không và nhận diện những rủi ro có thể gặp phải và tìm hiểu lý do
mà khách hàng cần đến kiểm toán Ví dụ với những khách hàng cần kiểmtoán cho mục đích chuẩn bị cổ phần hóa và niêm yết trên sàn chứng khoán(IPO- Initial Public Offering) thì công ty chắc chắn phải chú ý đến những rủi
ro liên quan đến định giá doanh nghiệp Theo đó giá trị doanh nghiệp có thể
bị đánh giá cao hơn hoặc thấp hơn giá trị đúng một cách có chủ ý nhằm chuộclợi cho một số cá nhân Sau đó, kiểm toán viên sẽ tiến hành thu thập hiểu biếtliên quan đến khách hàng (với khách hàng mới) hoặc những thay đổi tronghoạt động kinh doanh của khách hàng mà có ảnh hưởng đến cuộc kiểm toán(với khách hàng cũ) Cũng trong bước đầu tiên này những nhân viên thực hiệncuộc kiểm toán sẽ được chỉ định sau khi đã xem xét kỹ lưỡng về quy mô, tính
Trang 21chất cuộc kiểm toán với năng lực và kinh nghiệm cá nhân của từng ngườicũng như tính độc lập của họ với khách hàng.
+ Thứ hai, Tìm hiểu về công việc kinh doanh và lĩnh vực kinh doanh của
khách hàng Trong bước này kiểm toán viên cần thu thập thông tin về môitrường kinh doanh của khách hàng; cách thức vận hành hoạt động kinh doanh
và các chu trình kinh doanh cơ bản; công tác quản lý và điều hành của kháchhàng; mục tiêu và những chiến lược dài hạn của khách hàng cũng như cáchthức đo lường kết quả hoạt động và đối chiếu với mục tiêu đã đề ra
+ Thứ ba, đánh giá rủi ro kinh doanh của khách hàng Việc đánh giá rủi
ro kinh doanh là cần thiết vì rủi ro này có liên hệ mật thiết đến những saiphạm tiền ẩn trên báo cáo tài chính của khách hàng
+ Thứ tư, thực hiện thủ tục phân tích Trước hết, thủ tục phân tích thực
hiện so sánh giữa những chỉ số của khách hàng với ngành kinh doanh nóichung và với các đối thủ cạnh tranh nói riêng Sau đó sẽ so sánh giữa sự khácbiệt này với những thông tin xuất hiện trên báo cáo tài chính khách hàng đểtìm ra mối liên hệ giữa chúng và từ đó ước lượng được những sai phạm có thểxảy ra
+ Thứ năm, đưa ra những đánh giá ban đầu về trọng yếu và rủi ro, thiết
lập mức rủi ro kiểm toán có thể chấp nhận được thông qua ước lượng rủi rotiềm tàng dựa trên những thông tin thu thập được
Bước 2: Thực hiện kiểm toán
Sau bước chuẩn bị kiểm toán là bước thực hiện kiểm toán nhằm thu thậpbằng chứng, làm cơ sở cho việc hình thành ý kiến trong báo cáo kiểm toán.CACC đã thiết kế mẫu những bước thủ tục cần áp dụng khi kiểm toán choviệc kiểm toán từng khoản mục, từng phần hành Trình tự chung của các thủtục như sau:
+ Thực hiện thủ tục kiểm soát:
Trang 22Tại CACC, thủ tục kiểm soát được triển khai nhằm thu thập các bằngchứng kiểm toán về thiết kế và hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ.CACC thiết kế mẫu bảng câu hỏi sử dụng để thu thập bằng chứng kiểm toánliên quan Tùy từng cuộc kiểm toán, kiểm toán viện sẽ sử dụng những thủ tụcthích hợp.
+ Thực hiện thủ tục phân tích:
Trong quá trình kiểm toán, nhằm giảm bớt rủi ro phát hiện liên quan đến
cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính, kiểm toán viên của CACC chủ trươngthực hiện quy trình phân tích hoặc kiểm tra chi tiết hoặc kết hợp cả hai, tùythuộc vào từng cuộc kiểm toán CACC cũng thiết kế sẵn những thủ tục phântích cần thiết cho việc kiểm toán từng khoản mục, và được trình bày trongchương trình kiểm toán từng khoản mục Dựa vào đó, kiểm toán viên sẽ xácđịnh những thủ tục kiểm toán thích hợp cho một mục tiêu kiểm toán cụ thểdựa trên xét đoán hiệu quả của những thủ tục cụ thể Các thủ tục mà CACCxây dựng bao gồm các thủ tục hướng tới việc so sánh các thông tin tài chính,như: so sánh thông tin kỳ này với kỳ trước, so sánh thực tế với kế hoạch, sosánh thực tế với ước tính của kiểm toán viên Việc phân tích giúp cho kiểmtoán viên xem xét được những biến động của thông tin cần phân tích, nhờ đó
áp dụng các thủ tục kiểm toán khác phù hợp
+ Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết:
Quá trình kiểm tra chi tiết cũng theo quy trình chung mà CACC đã xâydựng, gồm các bước công việc như sau:
Lập kế hoạch kiểm tra chi tiết: bước này chủ yếu hướng tới việc xác địnhmục tiêu của các biện pháp kỹ thuật kiểm tra chi tiết, sau đó lựa chọn cáckhoản mục trong tổng thể để tiến hành kiểm tra
Lựa chọn các khoản mục để kiểm tra chi tiết, Lựa chọn các khoản mụcchính: dựa vào kinh nghiệm và sự hiểu biết về tình hình kinh doanh của kháchhàng, kiểm toán viên đánh giá và lựa chọn ra những khoản mục không phải làphát sinh thông thường, không dự đoán trước được hay dễ có sai phạm Để
Trang 23làm được như vậy, kiểm toán viên thường đọc lướt qua các nghiệp vụ phátsinh trong sổ chi tiết các tài khoản hoặc xem lướt qua các chứng từ.
Thực hiện các biện pháp kỹ thuật kiểm tra chi tiết trên các khoản mục đãchọn: trên cơ sở các khoản mục đã chọn, kiểm toán viên CACC thực hiện cácbiện pháp kỹ thuật để kiểm tra chi tiết, các kỹ thuật thường sử dụng là xácnhận và kiểm tra thực tế, kiểm tra chứng từ
Đánh giá kết quả kiểm tra chi tiết và xử lý chênh lệch kiểm toán: sau khithực hiện các kỹ thuật kiểm tra chi tiết cần thiết, xác định những chênh lệch,kiểm toán viên tiến hành đánh giá, đề xuất những bút toán điều chỉnh và thảoluận với Ban giám đốc, kế toán trưởng của khách hàng
Như vậy, quá trình thực hiện kiểm toán của CACC tuân thủ theo trình tự
cụ thể, khoa học, đảm bảo cho cuộc kiểm toán đạt hiệu quả, ngăn ngừa, pháthiện ra những sai phạm ảnh hưởng đến báo cáo tài chính, làm cho cuộc kiểmtoán đạt chất lượng cao
Cuộc kiểm toán tại đơn vị sẽ được định hướng tập trung vào những khuvực then chốt thông qua việc phân tích rủi ro và sử dụng các kỹ thuật kiểm
toán với sự hỗ trợ của Phần mềm kiểm toán Quốc tế - CACC IAS
(CACC-International Audit system) Đây là nét khác biệt cơ bản của CACC so vớicác Công ty kiểm toán nội địa khác.Với sự hỗ trợ của phần mềm kiểm toánnày, cho phép công ty lập Báo cáo và xử lý các vấn đề điều chỉnh chi tiết tớitừng đơn vị thành viên mà vẫn đáp ứng được tiến độ thời gian đề ra của cuộckiểm toán Phần mềm kiểm toán này sẽ cực ký hữu dụng cho mục tiêu hợpnhất báo cáo toàn công ty đối với các đơn vị có nhiều thành viên
Bước 3: Kết thúc kiểm toán
Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, kiểm toán viên tiến hành kiểm tragiấy tờ làm việc, tổng hợp, hình thành ý kiến và lập Báo cáo kiểm toán dựthảo và Thư quản lý, gửi đến khách hàng
+ Kiểm tra giấy tờ làm việc.
Trang 24Tại CACC việc kiểm tra giấy tờ làm việc kiểm toán viên được tiến hànhtheo phương pháp kiểm tra chéo giữa các kiểm toán viên Nghĩa là, kiểm toánviên kiểm tra lại toàn bộ giấy tờ làm việc trước khi lập báo cáo kiểm toán.Công việc này do một kiểm toán viên khác thực hiện chứ không phải là kiểmtoán viên lập ra các giấy tờ làm việc đó Trưởng phòng kiểm toán sẽ xem lạitoàn bộ giấy tờ làm việc của các kiểm toán viên lần cuối, ban giám đốcCACC sẽ xem xét những giấy tờ làm việc của kiểm toán viên liên quan tớinhững mục tiêu kiểm toán trọng tâm.
Quá trình soát xét giấy làm việc nhằm đành giá xem:
- Tình hình kinh doanh của khách hàng có được hiểu đúng không
- Quá trình kiểm toán có được thực hiện đúng với quy trình kiểm toán của CACC và phù hợp với chuẩn mực nghề nghiệp không
- Cuộc kiểm toán có đạt được các mục tiêu kiểm tra không, giấy tờ làm việc có được lưu đầy đủ để làm bằng chứng kiểm toán không
Ngoài ra, giấy tờ làm việc chính là căn cứ để lập báo cáo kiểm toán vàcác báo cáo khác kết thúc quá trình soát xét giấy tờ làm việc, người kiểm tra
sẽ lưu kết quả hồ sơ kiểm toán các thông tin sau
- Các phát hiện kiểm toán đối với những mục tiêu kiểm toán trọng tâm
- Những sự kiện cơ bản đối với những vấn đề lớn và bất thường về kếtoán, kiểm toán
Trang 25- Soát xét chiến lược và kế hoạch kiểm toán kể từ khi lập tài liệu chiếnlược đến khi lập bản tổng kết.
+ Lập báo cáo kiểm toán và thư quản lý.
Kết thúc quá trình kiểm toán, kiểm toán viên chính thức tổng hợp cácbằng chứng và các kết quả thu được để lập báo cáo kiểm toán Trước khi pháthành chính thức báo cáo kiểm toán, CACC đều tiến hành lập các dự thảo báocáo gửi cho khách hàng để họ xem xét và đưa ra ý kiến của mình Các vấn đềcòn tồn tại sẽ được trao đổi xem xét, kiểm tra lại Các vấn đề còn tồn tại củakhách hàng sẽ được đưa vào thư quản lý gửi riêng cho ban quản lý của kháchhàng để giúp họ hoàn thiên hệ thống kiểm soát nội bộ và công tác tài chính kếtoán của mình
Sau khi thống nhất, CACC sẽ phát hành báo cáo kiểm toán và lập biên bảnthanh lý hợp đồng kiểm toán Thư quản lý có thể được lập hoặc khồng, tùy theoyêu cầu của khách hàng và nhận định của kiểm toán viên, thư quản lý nêu lênnhững điểm yếu của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ và đưa ranhững gợi ý về những giải pháp khắc phục nhược điểm đó CACC lập Báo cáokiểm toán tuân thủ theo đúng chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, cụ thể là chuẩnmực số 700 “báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính”
+ Về tổ chức hồ sơ kiểm toán
Hồ sơ kiểm toán của Công ty kiểm toán tư vấn thủ đô được thiết kế khoahọc và được lưu trữ đầy đủ, dễ dàng và thuận tiện cho việc tra cứu và tìmkiếm thông tin Các giấy tờ công việc đều phải trình bày theo mẫu quy địnhchung thống nhất tạo điều kiện cho soát xét và kiểm tra, đối chiếu sau này.Đây là quy định bắt buộc trong kiểm soát chất lượng tại công ty CACC
+ Về kiểm soát chất lượng kiểm toán
Công ty CACC đã nhận thức rất rõ vai trò của kiểm soát chất lượng đốivới sự phát triển của công ty Do vậy tất cả các bước trong hoạt động kiểmsoát chất lượng đều được thực hiện đầy đủ và có tổ chức với tinh thần trách
Trang 26nhiệm nghề nghiệp cao Nhờ việc áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng,CACC đã không ngừng nâng cao vị thế của mình trong lĩnh vực kiểm toán, tưvấn, khẳng định thương hiệu chất lượng của mình
1.3.2 Những tồn tại và hạn chế trong việc xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu công ty TNHH tư vấn và kiểm toán Thủ Đô
Bên cạnh những kết quả đạt được công ty còn một số những tồn tại
và hạn chế trong việc xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu của công tynhư sau:
Về tổ chức của công ty TNHH kiểm toán tư vấn thủ đô - CACC
Do số lượng các doanh nghiệp có nhu cầu kiểm toán ngày càng tăng nênvào mùa kiểm toán số lượng khách hàng của công ty là khá lớn, trong khi nguồnlực nhân viên chỉ có hạn chính vì vậy nên đôi khi gây ra căng thẳng và quá tảitrong thời kỳ này Chính vì vậy nên hàng năm, số lượng các nhân viên kiểm toánthôi việc do áp lực công việc là rất lớn, vậy nên việc thiếu thốn về nhân lực càngtrở nên cấp bách với CACC nói riêng và ngành kiểm toán trong nước nói chung.Tuy thời kỳ này có sự bổ sung nhân lực khá lớn từ các sinh viên thực tập tại cáctrường đại học danh tiếng, nhưng do vẫn chưa được thực hành nhiều nên chấtlượng các thực tập sinh chưa cao vẫn không đáp ứng được yêu cầu của các công
ty về chất lượng của các nhân viên kiểm toán của công ty
Về tổ chức công tác kiểm toán tại công ty kiểm toán - CACC
+ Về công tác đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng
Theo quy định tại chuẩn mực kiểm toán số 400, “kiểm toán viên phải có
đủ hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng
để lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán thích hợp, có hiệu quả”
Tại Công ty CACC, công tác đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đượctiến hành thông qua bảng câu hỏi được thiết kế chung cho khách hàng Việc
sử dụng bảng câu hỏi dựng sẵn có ưu điểm là giúp cho kiểm toán viên nhanh