Với vai trò khởi động quá trình phát triển công nghiệp trong thời đại mới của tỉnh Phú Thọ, góp phần quan trọng thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước, càng ngày các khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN, KCX) càng khẳng định vai trò to lớn ấy của mình trong quá trình hội nhập. Song bên cạnh những đóng góp to lớn cho nền kinh tế thì các KCN, KCX đang là mối lo lắng của cộng đồng khi càng ngày mức độ ô nhiễm môi trường do các KCN, KCX gây ra càng gia tăng. Việc các KCN, KCX gây ô nhiễm môi trường đã trở thành mối đe dọa cho công cuộc “phát triển bền vững” của chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Thọ. Bởi vậy, đề tài nghiên cứu nhằm cung cấp một cái nhìn tổng thể và chi tiết thực trạng ô nhiễm tại KCN Thụy Vân làm rõ nguyên nhân phát sinh đồng thời đưa ra một số giải pháp, kiến nghị để khắc phục tình trạng này.
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Các số liệu,kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bốtrong bất kỳ công trình nào khác
Người thực hiện
Lưu Đình Nghĩa
Trang 2Xin chân thành cám ơn TS Trần Thanh Chi, PGS.TS Huỳnh Trung Hải vàtoàn bộ học viên lớp Cao học Quản lý môi trường (2010 - 2012) đã động viên, góp ý,giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cám ơn Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ đãtạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thựchiện luận văn này
Xin cám ơn ban lãnh đạo Chi cục bảo vệ môi trường, Trung Tâm quan trắc vàbảo vệ môi trường tỉnh Phú Thọ đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, cung cấp thông tin,đóng góp các ý kiến quý báu
Sau cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân và bạn bè
đã quan tâm, chia sẻ khó khăn và động viên tôi trong quá trình thực hiện luận văn
Người thực hiện
Lưu Đình Nghĩa
Trang 3CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CÁM ƠN
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 5
1.1 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 5
1.1.1 Vị trí địa lý 5
1.1.2 Hiện trạng sử dụng đất của KCN Thụy Vân 7
1.1.3 Phân khu chức năng của KCN 8
1.1.4 Hệ thống hạ tầng kỹ thuật và quản lý KCN Thụy Vân: 9
1.1.4.1 Mặt bằng khu công nghiệp Thụy Vân: 9
1.1.4.2 Tổ chức giao thông 9
1.1.4.3 Hệ thống cấp thoát nước, cấp điện 10
1.1.5 Hiện trạng đầu tư của KCN 11
1.1.6 Tổ chức quản lý 12
1.1.6.1 Quản lý nhà nước với KCN Thụy Vân: 12
1.1.6.2 Quản lý kinh doanh 12
1.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI KHU CÔNG NGHIỆP THỤY VÂN .13
1.2.1 Điều kiện về kinh tế 13
1.2.2 Điều kiện về xã hội 14
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP THỤY VÂN, CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM ĐANG ĐƯỢC ÁP DỤNG 16
2.1 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP THỤY VÂN .16
2.1.1 Hiện trạng nước thải khu công nghiệp Thụy Vân 16
Trang 52.1.2 Hiện trạng môi trường nước mặt 17
2.1.3 Hiện trạng môi trường nước thải công nghiệp 18
2.1.4 Hiện trạng môi trường không khí 22
2.1.5 Hiện trạng phát sinh chất thải rắn và chất thải nguy hại 25
2.1.5.1 Chất thải rắn 25
2.1.5.2 Chất thải nguy hại 25
2.2 CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM ĐANG ĐƯỢC ÁP DỤNG TẠI KCN THỤY VÂN 27
2.2.1 Tình hình quản lý bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp Thụy Vân 27
2.2.2 Biện pháp giáo dục tuyên truyền và phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường .29
2.2.3 Các biện pháp tăng cường quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm soát ô nhiễm môi trường tại KCN Thụy Vân 29
2.2.3.1 Các biện pháp kiểm soát nước thải 30
2.2.3.2 Các biện pháp kiểm soát khí thải 30
2.2.3.3 Các biện pháp kiểm soát chất thải rắn 31
2.2.3.4 Các biện pháp quản lý chất thải nguy hại 33
2.2.3.5 Bồi thường các thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường 33
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG 36
2.3.1 Những tồn tại và hạn chế thiếu sót 36
2.3.2 Nguyên nhân hạn chế thiếu sót 36
2.3.2.1 Nguyên nhân khách quan 36
2.3.2.2 Nguyên nhân chủ quan 37
2.4 DỰ BÁO MỘT SỐ LOẠI CHẤT THẢI KHI KCN THỤY VÂN LẤP ĐẦY .37
2.4.1 Dự báo chất lượng môi trường không khí 37
2.4.2.1 Ô nhiễm do khí thải từ hoạt động vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm 39
2.4.2.2 Ô nhiễm do khí thải từ hoạt động chuyên chở công nhân 40
2.4.3 Dự báo môi trường nước thải 42
2.4.3.1 Nước thải sản xuất 43
Trang 62.4.3.2 Nước thải sinh hoạt 44
2.4.3.3 Nước mưa chảy tràn 46
2.4.4 Dự báo chất thải rắn 46
2.4.4.1 Chất thải rắn công nghiệp 46
2.4.4.2 Chất thải rắn sinh hoạt 46
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM KCN THỤY VÂN .47
3.1 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP THỤY VÂN 47
3.1.1 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường 47
3.1.2 Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường 48
3.1.3 Đẩy mạnh xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường 48
3.1.4 Áp dụng các biện pháp kinh tế trong bảo vệ môi trường 49
3.1.5 Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, chuyển giao, ứng dụng công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực cho bảo vệ môi trường 49
3.1.6 Hợp tác quốc tế về bảo vệ môi truờng 50
3.1.7 Nhóm giải pháp hoàn thiện luật và thể chế liên quan đến quản lý môi trường trong phát triển các KCN Thụy Vân 50
3.1.8 Nhóm giải pháp về quy hoạch phát triển trong và ngoài khu công nghiệp 51
3.1.9 Giải pháp có liên quan quản lý hành chính 51
3.1.10 Giải pháp tổ chức quản lý môi trường trong KCN 52
3.1.11 Giải pháp giám sát, kiểm tra môi trường 53
3.1.12 Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực cho công tác môi trường 54
3.1.13 Giải pháp đặc thù áp dụng trong KCN Thụy Vân để kiểm soát ô nhiễm môi trường 55
3.1.14 Khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường 57
3.2 TỔ CHỨC THỰC HIỆN 57
3.2.1 Thành lập ban chỉ đạo cấp tỉnh 57
3.2.2 Trách nhiệm của các sở, ban, ngành 58
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 60
Trang 7TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
PHỤ LỤC 64
Trang 8DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
HÌNH VẼ
Hình 1.1 Vị trí của khu vực nghiên cứu - KCN Thụy Vân, thành phố Việt Trì tỉnh
Phú Thọ 6
Hình 1.2 Bản đồ hành chính khu vực nghiên cứu - KCN Thụy Vân 7
BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Cơ cấu sử dụng đất Khu công nghiệp Thụy Vân 8
Bảng 2.1 Các doanh nghiệp đã đăng ký phát sinh nước thải công nghiệp trong KCN Thụy Vân 16
Bảng 2.2: Chất lượng nước mặt tại KCN Thụy Vân 17
Bảng 2.3: Nước thải của một số nhà máy trong KCN Thụy Vân 19
Bảng 2.4: Nước thải đầu ra của KCN Thụy Vân 21
Bảng 2.5: Số liệu khí tượng tại KCN Thụy Vân 22
Bảng 2.6: Giá trị trung bình nồng độ bụi và các chất khí tại KCN Thụy Vân 22
Bảng 2.7: Số liệu khí tượng tại KCN Thụy Vân 23
Bảng 2.8: Giá trị trung bình nồng độ bụi và các chất khí tại một số điểm trong KCN Thụy Vân 24
Bảng 2.9 Khối lượng phát sinh và tình hình quản lý chất thải rắn của các nhà máy trong KCN Thụy Vân 26
Bảng 2.10 Kết quả phân tích mẫu nước thải tại hồ chứa Thụy Vân 28
Bảng 2.11 Bồi thường do ảnh hưởng chất thải gây ô nhiễm 34
Bảng 2.12 Bồi thường do xô bồi 34
Bảng 2.13: Hệ số ô nhiễm do khí thải từ các KCN 38
Bảng 2.14: Dự báo tải lượng ô nhiễm không khí trung bình của KCN 39
Bảng 2.15: Tải lượng các chất ô nhiễm không khí sinh ra từ hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm, chất thải trong KCN 40
Trang 9Bảng 2.16: Tải lượng các chất ô nhiễm không khí sinh ra từ hoạt động đưa đón
công nhân 41Bảng 2.17: Tải lượng các chất ô nhiễm không khí trong khí thải 41Bảng 2.18: Tổng tải lượng các chất ô nhiễm không khí do hoạt động chuyên chở
công nhân 42Bảng 2.19: Tổng hợp lượng nước thải phát sinh 42Bảng 2.20: Ước tính nồng độ trung bình của một số chất ô nhiễm chính trong
nước thải sản xuất của KCN Thụy Vân 43Bảng 2.21: Ước tính tổng tải lượng trung bình của một số chất ô nhiễm chính
trong nước thải sản xuất của KCN Thụy Vân 44Bảng 2.22: Tải lượng các chất ô nhiễm sinh ra từ nước thải sinh hoạt 45Bảng 2.23: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 45
Trang 10MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Với vai trò khởi động quá trình phát triển công nghiệp trong thời đại mới củatỉnh Phú Thọ, góp phần quan trọng thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hộicủa Đảng và Nhà nước, càng ngày các khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN, KCX)càng khẳng định vai trò to lớn ấy của mình trong quá trình hội nhập Song bên cạnhnhững đóng góp to lớn cho nền kinh tế thì các KCN, KCX đang là mối lo lắng củacộng đồng khi càng ngày mức độ ô nhiễm môi trường do các KCN, KCX gây racàng gia tăng
Việc các KCN, KCX gây ô nhiễm môi trường đã trở thành mối đe dọa chocông cuộc “phát triển bền vững” của chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Thọ Bởivậy, đề tài nghiên cứu nhằm cung cấp một cái nhìn tổng thể và chi tiết thực trạng ônhiễm tại KCN Thụy Vân làm rõ nguyên nhân phát sinh đồng thời đưa ra một sốgiải pháp, kiến nghị để khắc phục tình trạng này
- Trên cơ sở có được những kiến nghị đề xuất để tổ chức triển khai lồng ghépvới tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội nhằm đạtđược mục tiêu thống nhất là phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
3 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM
VI NGHIÊN CỨU
3.1 Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm khu công nghiệp ThụyVân nhằm đạt được những mục đích sau:
Trang 11- Điều tra, đánh giá hiện trạng quản lý môi trường, Đánh giá thực trạng ônhiễm môi trường nước, khí và chất thải rắn do sự phát triển công nghiệp ở KCNThụy Vân, nghiên cứu các nhân tố tác động đến tình hình ô nhiễm tại KCN này.
- Đề xuất hệ thống các giải pháp kinh tế – xã hội – pháp luật để giải quyếttình trạng ô nhiễm ở KCN Thụy Vân
- Nghiên cứu để có được hệ thống bảo vệ môi trường của Ban Quản lý cáckhu công nghiệp phù hợp và đồng thời là bộ phận cấu thành một cách đồng bộ củachiến lược phát triển kinh tế xã hội của thành phố Việt Trì, của tỉnh Phú Thọ
3.2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ đề cập đến các số liệu thu thập được một cách cụ thể như: nướcthải, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại của khu công nghiệp Thụy Vân.Phương án xử lý các loại chất thải đã nêu, qua đó thấy được những ưu, nhược điểm
và đề xuất các biện pháp kiểm soát ô nhiễm nhằm yêu cầu các doanh nghiệp chấphành nghiêm chỉnh luật và các chính sách môi trường
Phạm vi nghiên cứu là khu công nghiệp Thụy Vân, Việt Trì, Phú Thọ
4 TÓM TẮT CÔ ĐỘNG CÁC LUẬN ĐIỂM CƠ BẢN
4.1.Thu thập các thông tin
- Công tác quản lý, kiểm soát ô nhiễm môi trường các KCN ở trong nước
- Công tác quản lý, kiểm soát ô nhiễm môi trường KCN Thụy Vân
- Các thông tin về quy hoạch các khu công nghiệp Thụy Vân
4.2 Tổng hợp và xử lý các thông tin
- Tổng hợp kết quả Quan trắc môi trường bên trong và bên ngoài KCN ThụyVân đối với các thành phần môi trường không khí, môi trường nước, tiếng ổn, thànhphần rác thải, hiện trạng thu gom và xử lý rác thải công nghiệp…
Trang 12- Đánh giá hiện trạng môi trường KCN lựa chọn nghiên cứu.
4.3 Nghiên cứu đề xuất các biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường khu công nghiệp Thụy Vân
- Các biện pháp về quy hoạch KCN
- Các công cụ kinh tế và kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm môi trường
- Các công cụ pháp chế về kiểm soát ô nhiễm môi trường
- Các biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí và tiếng ồn
- Các biện pháp kiểm soát ô nhiễm nước thải
- Các biện pháp thu gom và xử lý chất thải rắn và chất thải rắn nguy hại
4.4 Nghiên cứu đề xuất quy chế bảo vệ môi trường khu công nghiệp Thụy Vân
- Những quy định chung về tổ chức, nhiệm vụ và hoạt động bảo vệ môitrường trong KCN nhằm tăng cường công tác quản lý thống nhất bảo vệ môi trường
để phát triển bền vững
- Phòng chống ô nhiễm và sự cố môi trường
- Thanh tra và kiểm tra môi trường khu công nghiệp
- Khen thưởng và xử phạt các trường hợp vi phạm quy chế bảo vệ môitrường khu công nghiệp
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, THỰC HIỆN
5.1 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê: Thu thập các số liệu quan trắc phân tích, khí tượng,
số liệu về tự nhiên, kinh tế xã hội và các ý kiến về dự án
- Phương pháp đánh giá nhanh: Nhằm đánh giá ước tính tải lượng ô nhiễmcác chất thải
- Phương pháp so sánh: Dùng để dự đoán so sánh với các Tiêu chuẩn ViệtNam về môi trường
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích, tổng hợp các tác động của chấtthải đến môi trường, đời sống dân cư xung quanh và kinh tế xã hội tại địa phương
Trang 133 Khảo sát thực địa và Tổng hợp kết quả quan trắc môi trường.
- Trên cơ sở thông tin ban đầu về hiện trạng quản lý môi trường khu côngnghiệp, tiến hành khảo sát thực tế nhằm đánh giá và kiểm chứng lại các vấn đề liênquan
- Tổng hợp kết quả điều tra, đo lường, quan trắc môi trường tại KCN nghiêncứu, đánh giá hiện trạng môi trường bên trong và bên ngoài KCN
4 Đề xuất các biện pháp quản lý, kiểm soát ô nhiễm tại KCN Thụy Vân
Luận văn “Nghiên cứu đề xuất các biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường khu công nghiệp Thụy Vân, Việt Trì, Phú Thọ” gồm05 phần:
Trang 14CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1.1.1 Vị trí địa lý
Khu công nghiệp Thụy Vân có tổng diện tích quy hoạch hơn 400 ha, nằm ởphía Bắc thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ, cách ga Phủ Ðức - tuyến đường sắt HàNội - Lào Cai 0,5 km, cách quốc lộ số 02 khoảng 01km, cách đường xuyên Á gần02km, cách Cảng sông Việt Trì 7km và cách sân bay Quốc tế Nội Bài 50 km Hiệnnay tại KCN Thụy Vân có 56 dự án đã được cấp phép đầu tư trong đó có 28 doanhnghiệp 100% vốn nước ngoài Toàn bộ KCN có vị trí địa lý như sau:
Phía Bắc giáp đường sắt Hà Nội - Lào Cai
Phía Nam giáp xã Thuỵ Vân thành phố Việt Trì
Phía Tây giáp xã Thanh Đình, thành phố Việt trì
Cơ sở hạ tầng:
Hệ thống giao thông: Hệ thống giao thông nội bộ KCN đã được xây dựng hoàn
chỉnh và được đấu nối đồng bộ vào mạng lưới giao thông của thành phố Việt Trì
Hệ thống cấp điện: Hệ thống điện lưới sử dụng của KCN Thụy Vân được
cung cấp từ mạng lưới điện quốc gia được đấu nối bằng hệ thống đường dây 35 KV
và 22 KV qua trạm biến áp 2 x 40 MAV - 110/35/ 22
Hệ thống cấp nước: Mạng lưới cấp nước của thành phố Việt Trì được xây
dựng đến tận chân hàng rào của từng nhà máy trong KCN Hệ thống này có côngsuất cao và ổn định có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu về nước của các Nhà đầu tư
Hệ thống thông tin liên lạc: Mạng lưới thông tin liên lạc của KCN Thụy
Vân đã được hoà mạng viễn thông quốc gia và quốc tế với đầy đủ các dịch vụ viễnthông cơ bản: Điện thoại, Fax, Internet Hệ thống này đảm bảo được các tiêu chí cơbản về tốc độ kết nối, chất lượng thông tin cung cấp và tính bảo mật
Trang 15Cảng nội địa ICD: Cảng nội địa ICD thực hiện mọi thủ tục hải quan ngoài
cửa khẩu trong KCN (thủ tục hải quan tại chỗ), cung cấp các dịch vụ bốc dỡ, vậnchuyển hàng hoá xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp nằm trong KCN
Khu đô thị mới và khu nhà ở công nhân: Khu đô thị mới và khu nhà ở công
nhân cũng đang được đầu tư xây dựng đồng bộ để đáp ứng các nhu cầu về nhà ởcho các Nhà đầu tư và đội ngũ công nhân của doanh nghiệp
Vị trí địa lý của dự án được trình bày ở hình 1.1:
Hình 1.1 Vị trí của khu vực nghiên cứu - KCN Thụy Vân, thành phố Việt Trì
tỉnh Phú Thọ
Vị trí nghiên cứu
Trang 16Hình 1.2 Bản đồ hành chính khu vực nghiên cứu - KCN Thụy Vân
1.1.2 Hiện trạng sử dụng đất của KCN Thụy Vân
Với cơ cấu sử dụng đất đã được xác định trong phương án cơ cấu quy hoạch,toàn bộ phần đất xây dựng các xí nghiệp công nghiệp được chia thành các lô nhàmáy theo nguyên tắc:
- Diện tích các lô trong khoảng: 1 - 5 (ha) hoặc lớn hơn có hình chữ nhật,hình thang, hạ tầng kỹ thuật cấp điện, cấp nước, cáp bưu điện đến tận chân hàng ràocác nhà máy
Quy hoạch chia lô trong KCN trên cơ sở phân tích nhu cầu đầu tư, quy môthực tế của các nhà máy dự kiến sẽ hoạt động trong khu vực và kinh nghiệm hoạtđộng của các KCN trong cả nước Trong quá trình hoạt động tuỳ theo nhu cầu thực
Vị trí nghiên cứu
Trang 17tế và cụ thể của nhà đầu tư, quy mô của mỗi lô có thể thay đổi nhưng phải đảm bảoviệc kết nối hợp lý, thuận tiện với hệ thống kỹ thuật của toàn khu.
(1) Cây xanh - công viên
Diện tích khu trồng cây xanh và mặt nước trong KCN là 17 ha, chiếm 4,25%diện tích đất KCN
(2) Các công trình đầu mối kỹ thuật
Tổng diện tích các công trình đầu mối kỹ thuật của KCN là 1,2(ha) bao gồm:
- Trạm điện và hệ thống đường ống dẫn nước vào KCN
- Khu xử lý nước thải tại khu vực phía Nam KCN (Đang được đầu tư xâydựng dự kiến đi vào hoạt động năm 2015)
(3) Tổng hợp cơ cấu quy hoạch sử dụng đất
Tổng diện tích đất của khu công nghiệp Thụy Vân là 400 ha được cơ cấu sửdụng thể hiện tại Bảng 1.1:
Bảng 1.1 Cơ cấu sử dụng đất Khu công nghiệp Thụy Vân
Đất xây dựng nhà máy
Đất cây xanh tập trung,
kênh thoát nước, hệ thống
xử lý nước thải
1.1.3 Phân khu chức năng của KCN
KCN Thụy Vân là khu công nghiệp đa nghề với các ngành nghề được phân
Trang 18+ Điện, điện tử, phần mềm, thiết bị viễn thông, cơ khí chính xác, móc mócthiết bị: lô B9, B10 (28,53 ha);
+ Dệt, may, hóa chất, phân bón, dược phẩm: lô B6, B8 (37,82 ha);
+ Cơ khí chính xác, lắp ráp, sản xuất kim loại màu, vật liệu mới: lô B4(10,52 ha);
- Lô B1: Sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí lắp ráp
- Lô B2: Sản xuất nông lâm sản, bao bì xuất khẩu
- Lô số 9: Sản xuất cơ khí, bao bì xuất khẩu, dệt may
- Lô số 10: Sản xuất bao bì, cơ khí, hóa chất, dệt may
Bản đồ thể hiện phân khu chức năng của KCN Thụy Vân được đính kèmphần phụ lục
1.1.4 Hệ thống hạ tầng kỹ thuật và quản lý KCN Thụy Vân:
1.1.4.1 Mặt bằng khu công nghiệp Thụy Vân:
KCN Thụy Vân được tạo mặt bằng hợp lý với các lô đất có mặt bằng vuôngvắn độ dốc phù hợp, mái dốc ta luy phần nền đắp theo tỷ lệ 1:1,5 ta luy phần nềnđào 1:1, cao độ thiết kế nền trung bình +28, cao độ thấp nhất +23, cao độ nền các lôđất cao hơn cao độ mặt đường trung bình khoảng 0,3-0,5m để đảm bảo thoát nước
ra xung quanh các tuyến đường và nước từ các lô không chảy ra lô xung quanh
1.1.4.2 Tổ chức giao thông
a Giao thông đối ngoại
+ Đường nội thị tuyến Vân Phú – Thụy Vân dài 3,2 km, mặt cắt 38 m có cầuvượt đường sắt nối với Quốc lộ 2, đường Xuyên Á, chiều dài qua đoạn KCN là 1,52Km
+ Tuyến đường Thụy Vân – Thanh Đình đi qua lô số B7 đến B11 có chiềudài qua KCN là 2 Km và đi qua địa phận xã Thanh Đình
b Giao thông đối nội
+ Các tuyến Đông Tây: Tuyến 15-11 nối từ KCN lên phía Tây Bắc, mặt cắt
20 m nối với đường Thụy Vân – Thanh Đình
Trang 19+ Tuyến 6C-8 nối từ KCN lên phía Tây Bắc qua lô B3, B4, B5 mặt cắt23,25m nối với đường Thụy Vân-Thanh Đình.
+ Các tuyến Bắc Nam: Tuyến 8-3, trục chính nối từ đường Thụy Vân –Thanh Đình lên phía bắc tới lô B2, mặt cắt 23,25 m Tuyến 6-1, 11-2A,12A-2 nốicác tuyến chính với nhau, mặt cắt 20 m
c Các chi tiết kỹ thuật đường bộ
+ Tải trọng: H:30
+ Nền đường đầm nén đạt K=0,95 lớp trên cùng đạt K=0,98
+ Bán kính cong bó vỉa >15m
+ Tầm nhìn góc đường: đường chính 45m, đường nội bộ: 30 m
+ Tốc độ thiết kế: đường chính: 60km/h và đường nội bộ: 50km/h
Nguồn điện: Dùng điện quốc gia
Trạm 110/35/22KV Bắc Việt Trì công suất 2 x 40MVA, cấp điện cho KCN
và cả khu vực phía Bắc Việt Trì đã được xây dựng Hệ thống cấp điện 35 KV củaKCN và của xã Thụy Vân đã được xây dựng
Hệ thống phân phối: từ trạm 110/35/22KV sẽ kéo 1 tuyến cáp ngầm đến đỉnhchia làm hai nhánh
Tuyến chiếu sáng đường điện: hệ thống đèn chiếu sáng của KCN được sửdụng trạm riêng (không đi chung với các nhà máy) Đèn chiếu sáng dùng bóng cao
áp thủy ngân màu vàng cam, có công suất từ 150-250 W và khoảng cách các cột là25-30m
Trang 20b Cấp thoát nước
+ Cấp nước: Công ty cấp nước Phú Thọ đã đầu tư đường ống cấp nướcDN300 vào KCN Ngoài ra, KCN Thụy Vân đã được xây dựng đường trục chínhcấp nước cho toàn bộ KCN
+ Thoát nước mưa: Bố trí giếng thu nước mưa trên vỉa hè, mương thoát nướcmặt đường chung với hệ thống thoát nước mưa khu vực
+ Thoát nước thải: Hiện nay trạm xử lý nước thải KCN Thụy Vân mới hoànthành các hạng mục: thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, san nền, nhà điềuhành, nhà kho chứa hóa chất Nước thải KCN được thu gom bằng hệ thống ống bêtông tự chảy vào hồ chứa do vậy việc ô nhiễm nguồn nước là điều không thể tránhkhỏi
+ Mạng lưới thoát nước ngoài nhà máy: Thiết kế cống bê tông cốt thép tựchảy dọc theo hành lang các tuyến đường chính với độ dốc phù hợp Đường kínhcống nhỏ nhất D300 và lớn nhất D600 Độ chôn sâu cống 1-1,5 m, chiều dày lớpđất đắp 0,7 m, độ dốc nhỏ nhất lmin=1/D, độ dốc lớn nhất lmax=độ dốc mặt đất.Những đoạn đường cá biệt có độ dốc vỉa hè quá nhỏ có thể hạ sâu cốt đáy ốngđang bảo độ dốc cho phép Vật liệu ống cống là ống bê tông cốt thép chịu tảitrọng H10, những đoạn ống qua đường dùng ống H30 Phân lưu khu vực chialàm 2 lưu vực chính:
- Lưu vực 1: các nhà máy thuộc lô B6 đến B11 thu gom về tuyến ống chínhdọc đường Thụy Vân – Thanh Đình chảy về khu xử lý nước thải
- Lưu vực 2: các nhà máy thuộc lô B3, B4, B5 thu gom về ống chính 6-8chảy về khu xử lý nước thải
1.1.5 Hiện trạng đầu tư của KCN
Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ đang thực hiện cho thuê đất
để các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất trongKCN KCN Thụy Vân hiện có 56 doanh nghiệp với các lĩnh vực hoạt động như:Sản xuất vật liệu xây dựng, thép, vật liệu cách âm, cách nhiệt, Chế biến nông sản,lâm sản, Điện, điện tử, phần mềm, thiết bị viễn thông, Dệt, may, hóa chất, phân
Trang 21bón, dược phẩm, Cơ khí chính xác, lắp ráp, sản xuất kim loại màu, vật liệu mới Diện tích đất đã đi vào hoạt động sản xuất công nghiệp là 274 ha, tỷ lệ lấp đầy khucông nghiệp khoảng 85% (Sơ đồ các nhà máy được thể hiện ở bản đồ đính kèmphần phụ lục).
1.1.6 Tổ chức quản lý
1.1.6.1 Quản lý nhà nước với KCN Thụy Vân:
Quản lý nhà nước đối với KCN bao gồm các chức năng của chính quyềnnhằm làm cho mọi tổ chức và cá nhân chấp hành luật pháp nhà nước trong các hoạtđộng có liên quan đến KCN
Ban quản lý các KCN Phú Thọ được thành lập theo quyết định số TTg ngày 15/11/1997 có chức năng quản lý nhà nước đối với các KCN trên địa bàntỉnh nói chung và KCN Thụy Vân nói riêng theo các quy định tạo nghị định 36/CPcủa Chính Phủ
971/QĐ-1.1.6.2 Quản lý kinh doanh
Chủ đầu tư – Công ty Phát triển hạ tầng KCN trực thuộc ban quản lý cácKCN phú Thọ - sẽ thực hiện việc đầu tư xây dựng các hạng mục cơ sở hạ tầngKCN Thường xuyên thực hiện duy tu bảo dưỡng các hạng mục cơ sở hạ tầng đảmbảo cho hoạt động của KCN và thuận lợi cho việc xây dựng, vận hành các nhà máytrong KCN Thực hiện cho thuê lại đất, thu phí hạ tầng, các dịch vụ khác…theo quyđịnh và đảm bảo hiệu quả đầu tư
Trang 22- Bộ phận quản lý trạm xử lý nước thải.
1.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI KHU CÔNG NGHIỆP THỤY VÂN
Thụy Vân là một xã đồng bằng, có diện tích đất tự nhiên rộng 986,18ha, dân
số đông với 12.263 người Thụy Vân nằm ở phía Tây Nam thành phố Việt Trì, phíaĐông giáp phường Minh Nông và xã Tân Đức, phía Tây giáp xã Thanh Đình, phíaBắc giáp phường Minh Phương và Vân Phú, phía Nam giáp xã Cao Xá (Lâm Thao)
1.2.1 Điều kiện về kinh tế
Đất đai của Thụy Vân phía Tây Bắc chủ yếu là đất đồi màu, hiện nay phầnlớn diện tích vùng này thuộc khu công nghiệp Thụy Vân và đất ở dân cư.Phía Nam – Đông Nam địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho sản xuất nôngnghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, với phần diện tích là đất ruộng Xã có một sốcánh đồng như Nỗ Lực; Xóm Nội; Xóm Ngoại; Cẩm Đội; Phú Thịnh là đất canh táchạng 1, sản xuất được 3 vụ/năm Thụy Vân hiện được phân bố thành 7 khu dân cư,
số người trong độ tuổi lao động hiện chiếm 41% dân số toàn xã Tuy nhiên, số laođộng có tay nghề được đào tạo chuyên môn còn thấp, chủ yếu là lao động phổthông, làm nghề tự do và sản xuất nông nghiệp Một số lao động của Thụy Vânđược đào tạo chủ yếu làm việc trong các khu công nghiệp và một số doanh nghiệp
tư nhân, thu nhập bình quân của người lao động còn thấp, dự tính khoảng 1,5 triệu
đồng/tháng.
Đảng ủy, UBND xã Thụy Vân đã chủ động khắc phục khó khăn, đẩy mạnhsản xuất nông nghiệp, kịp thời cung ứng giống và các điều kiện tưới tiêu, gieo cấyhết diện tích Tổng sản lượng lương thực đạt trên 1200 tấn, năng suất bình quân đạt
69 tạ/ha, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 8,4 tỷ đồng Về chăn nuôi, hiện Thụy Vân
có 426 con trâu, bò, đàn lợn có 1268 con, diện tích nuôi trồng thủy sản luôn duy trìvới 21ha, sản lượng ước đạt gần 26 tấn Bên cạnh nông nghiệp, Thụy Vân có thếmạnh trong phát triển các ngành nghề dịch vụ Đây là địa phương có khu côngnghiệp lớn nhất tỉnh Phú Thọ, là điều kiện cho sản xuất các ngành như cơ khí, gòhàn, nhôm kính Nhiều hộ gia đình còn mở các dịch vụ nhà trọ, ăn uống, kinh doanhxây dựng… đã góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động trên địa
Trang 23bàn Thế mạnh của Thụy Vân là ngành nghề xây dựng, hiện trên địa bàn có gần 30công ty được cấp phép kinh doanh, người lao động làm trong lĩnh vực này có thunhập khoảng 1.500.000 – 2.000.000đồng/tháng Chỉ tính riêng trong 6 tháng đầunăm 2011, sản xuất kinh tế ngoài quốc doanh đã mang lại cho xã trên 100 tỷ đồng.
1.2.2 Điều kiện về xã hội
Thụy Vân là xã ngoại thành của Việt Trì (Phú Thọ) có đặc thù là một xãđông dân với gần 1,3 vạn khẩu sống tại 27 khu dân cư, số người trong độ tuổi laođộng hiện chiếm 41% dân số toàn xã, trong đó có hai khu dân cư công giáo toàntòng là Nỗ Lực và Vĩnh Phú, Đảng bộ xã Thụy Vân có 460 đảng viên sinh hoạt tại
17 chi bộ Đời sống kinh tế - xã hội của Thụy Vân không ngừng được cải thiện Đếnnay, 95% đường giao thông nông thôn của xã đã được bê tông hóa; các trường họcđều được cao tầng và đã có 3/4 trường đạt chuẩn quốc gia; hệ thống điện đã đượcđầu tư xây dựng với 12 trạm điện để cung cấp điện cho sản xuất và sinh hoạt củangười dân Trong những năm qua, Thụy Vân là một trong những điểm sáng vềchuyển dịch cơ cấu lao động, xã có trên 800 người làm công nhân và 500 người đixuất khẩu lao động Đến nay, 100% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia, nước máy
và nước sạch; 30% số có điện thoại cố định và 80% dân số có điện thoại di động,30% nhà dân được cao tầng và 100% được, số hộ nghèo theo tiêu chí cũ còn 3%
Trong lĩnh vực văn hóa xã hội.
Thụy Vân hiện có 1 trường mầm non, 2 trường tiểu học, 1 trường THCS,tổng số 1819 học sinh, 146 giáo viên, 63 lớp học Nhờ quan tâm đến công tác giáodục, đội ngũ giáo viên giỏi và học sinh giỏi ngày càng tăng, chất lượng lên lớp luônđạt trên 93 đến 100% Thụy Vân là xã có một số lượng lớn người dân theo đạoCông giáo, tuy nhiên, do làm tốt công tác tuyên truyền mà người dân theo đạo vẫnluôn thực hiện tốt các chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước, sống hòa hợpvới lợi ích cộng đồng, chính quyền cũng tạo mọi điều kiện cho người dân theo đạođược thực hiện tự do tín ngưỡng Bên cạnh đó, các chính sách an sinh xã hội luônđược đảm bảo, công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được quan tâm, an ninh
quốc phòng được giữ vững, xã không có điểm nóng về tệ nạn xã hội Trong xây
dựng khu dân cư văn hóa và gia đình văn hóa, Thụy Vân đã tổ chức ký cam kết,
Trang 24phát động phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.Kết quả, năm 2011, toàn xã có 2868/3050 hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, đạt
945 kế hoạch, 5/7 khu dân cư đạt văn hóa, xã đạt 96/100 điểm, do đó, đã đề nghịthành phố công nhận Thụy Vân đạt xã văn hóa cấp Thành phố năm 2011 Hiện nay,
tỷ lệ hộ nghèo của Thụy Vân còn 4,4% so với tổng số hộ trong toàn xã
Quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị.
Thụy Vân đang đầu tư một số công trình như nhà lớp học 2 tầng trường mầmnon Thụy Vân; Trạm y tế xã; Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư đầu làng xómNgoại và đồng Chão Cẩm Đội để đấu giá và cấp quyền sử dụng đất… Đặc biệt,trong chương trình xây dựng nông thôn mới năm 2011, Thụy Vân được chọn làmđơn vị điểm với 14/19 tiêu chí đạt tiêu chuẩn, hiện nay xã đã thi công xong đườngnông thôn nội đồng, tạo thuận lợi cho tưới tiêu trong nông nghiệp
Công tác xây dựng củng cố chính quyền.
Năm 2011, xã Thuỵ Vân đã chú trọng các nhiệm vụ chủ yếu, các tiêu chípháp lệnh để chỉ đạo thực hiện Vì vậy các chỉ tiêu về phát triển kinh tế xã hội,tuyển quân, thu chi ngân sách, chi tiêu khác đều hoàn thành kế hoạch Thành phốgiao Đội ngũ cán bộ UBND xã được chuẩn hóa, đáp ứng nhu cầu công tác, 100%cán bộ đều có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên, có 80% cán bộ có trình độtrung cấp lý luận chính trị trở lên Các ban ngành, đoàn thể nhân dân luôn tham dựđầy đủ các cuộc họp của UBND, thường xuyên kết hợp với UBND xã tuyên truyềncác chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các kế hoạch củaUBND xã trong xây dựng, phát triển kinh tế xã hội Nhờ sự nỗ lực của đội ngũ cán
bộ xã, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao, bộmặt kinh tế - xã hội của Thụy Vân ngày càng khởi sắc Trong năm 2012, đẩy mạnhchương trình xây dựng nông thôn mới, xã sẽ tiếp tục thực hiện những mục tiêu đề
ra, xây dựng kế hoạch hoàn thiện các tiêu chí chưa đạt về nông thôn mới, trong đótập trung đầu tư cho giao thông nội đồng, kênh mương thủy lợi, rãnh thoát nướcmưa, nước thải sinh hoạt và trục chính đường giao thông khu dân cư
(Nguồn: Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ).
CHƯƠNG 2
Trang 25HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP
THỤY VÂN, CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM
Bảng 2.1 Các doanh nghiệp đã đăng ký phát sinh nước thải công nghiệp
trong KCN Thụy Vân
STT Tên doanh nghiệp Lĩnh vực hoạt động Nước thải m3/ ngày
1 Công ty Tai Ryong Vina giặt mài, nhuộm của 785
2 Công ty Dong Kuk Việt Nam Sản xuất bao cao su 12
6 Công ty Seshin Việt Nam nhà máy giặt, tẩy 158
7 Công ty CP Bia rượu Hùng
Trong 07 cơ sở sản xuất trên, có 6 cơ sở cam kết xử lý đạt cột B của QCVN40: 2011/BTNMT, 01 cơ sở cam kết xử lý đạt cột C của QCVN 40: 2011/BTNMT(Công ty Tai Ryong) Nước thải sau xử lý của các doanh nghiệp được thu hồi về hồchứa tập trung của khu công nghiệp Cả 07 cơ sở có phát sinh nước thải côngnghiệp đều đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tuy nhiên hệ thống khônghoàn chỉnh hoặc không được vận hành thường xuyên
Nước thải sinh hoạt: Hiện nay, lượng nước thải sinh hoạt của toàn bộ KCN
Trang 26Thụy Vân được thống kê khoảng 1.200 m3/ngày đêm được xử lý qua bệ tự hoại và
thoát theo hệ thống thoát nước KCN (Nguồn: Ban Quản lý các khu công nghiệp
tỉnh Phú Thọ).
Khu công nghiệp Thuỵ Vân chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung chotoàn KCN nên nguồn nước tại hồ chứa của KCN bị ô nhiễm làm ảnh hưởng đến đờisống, sinh hoạt và sản xuất của người dân xung quanh
2.1.2 Hiện trạng môi trường nước mặt
Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt xung quanh KCN ThụyVân được trình bày trong bảng 2.2
Bảng 2.2: Chất lượng nước mặt tại KCN Thụy Vân
Chỉ tiêu
QCVN 08:2008(Cột B)
(Nguồn: Trung tâm quan trắc và bảo vệ môi trường tháng 2 năm 2012)
- Điểm NM1: nước suối sau hồ chứa nước thải
- Điểm NM2: Mương tưới tiêu phía Đông KCN Thụy Vân
- Điểm NM3: Ao nhà dân phía đông KCN thụy Vân
Từ các kết quả phân tích trong bảng 2.2 cho thấy: Phần lớn các chỉ tiêu phântích chất lượng môi trường nước mặt xung quanh KCN Thụy Vân đều nằm tronggiới hạn cho phép theo quy định của QCVN 08: 2008(cột B) Riêng chất rắn lơ lửngtrong nước suối cao gấp 1.55 lần và trong mương tưới tiêu gấp hơn 7 lần, chỉ tiêu
Trang 27Colifom cũng cao hơn từ 1.2-2.5 lần Đây là kết quả phản ánh thực trạng ô nhiễmnước mặt của KCN Thụy Vân do chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung chotoàn KCN
2.1.3 Hiện trạng môi trường nước thải công nghiệp
Hiện trạng chất lượng nước thải của một số nhà máy trong KCN Thụy Vânđược trình bày trong bảng 2.3
Trang 28Bảng 2.3: Nước thải của một số nhà máy trong KCN Thụy Vân
STT Chỉ tiêu phân
Điểm NT1
Điểm NT2
Điểm NT3
Điểm NT4
Điểm NT5
Điểm NT6
Điểm NT7
Điểm NT8
Điểm NT9
Điểm NT10
Điểm NT11
Điểm NT12
QCVN 40: 2011/B TNMT
Trang 29- Điểm NT1: Nước thải của nhà máy Tai Yrong Viet Nam (sau bể xử lý)
- Điểm NT2: Nước thải của công ty TNHH Hong Myung Viet Nam (sau bể xử lý)
- Điểm NT3: Nước thải Của Công ty KAP TEX VINA (sau bể xử lý)
- Điểm NT4: Nước thải của nhà máy hóa chất Woorim Việt Nam (sau bể
xử lý)
- Điểm NT5: Nước thải của nhà máy Xi măng Hữu Nghị
- Điểm NT6: Nước thải của công ty TNHH Dong Kuk Viet Nam (sau bể xử lý)
- Điểm NT7: Nước thải Của Nhà máy thép Hình tấm lợp Panel
- Điểm NT8: Nước thải của Công ty TNHH ACE
- Điểm NT9: Nước thải của nhà máy sợi dệt Phú Thọ
- Điểm NT10: Nước thải của nhà máy sản xuất ống giấy Hàn Việt
- Điểm NT11: Nước thải Của Nhà máy Kor – Vina Park
- Điểm NT12: Nước thải của nhà máy Kee – Eun Viet Nam
Từ các kết quả phân tích trong bảng 2.3 cho thấy: Phần lớn các chỉ tiêu phântích chất lượng nước thải của các nhà máy trong khu công nghiệp Thụy Vân đềunằm trong giới hạn cho phép theo quy định của QCVN 40: 2011(cột B) Riêng nướcthải của Công ty Kap Tex Vina có hàm lượng chất lơ lửng cao hơn giới hạn chophép 1,23 lần, COD lớn hơn chỉ tiêu chuẩn cho phép 86,4 lần và coliform gấp 5,6lần Nước thải của nhà máy hóa chất Woorim Vina có hàm lượng cặn lơ lửng lớnhơn giới hạn cho phép 1,24 lần Nước thải của nhà máy xi măng Hữu Nghị có hàmlượng chất lơ lửng cao gấp 1,61 lần và chỉ tiêu coliform cũng cao hơn 5,4 lần
- Trạm xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp Thụy Vân vẫn đangtrong thời gian xây dựng nên toàn bộ lượng nước thải của các nhà máy trong KCNđều theo cống thoát nước chảy ra hồ chứa Chất lượng nước thải của KCN ThụyVân được trình bày trong bảng 2.4
Bảng 2.4: Nước thải đầu ra của KCN Thụy Vân
Trang 30STT phân tích Chỉ tiêu Đơn vị NT13 Điểm NT14 Điểm NT15 Điểm NT16 Điểm NT17 Điểm
- Điểm NT14: Nước thải tại Hồ chứa của KCN ngày 23 tháng 2 năm 2012
- Điểm NT15: Nước thải tại hồ chứa của KCN chảy ra mương tưới tiêu
- Điểm NT16: Nước thải từ cống thải tập trung của KCN chảy vào hồ chứa
- Điểm NT17: Nước thải tại hồ chứa của KCN ngày 27 tháng 5 năm 2012
Từ các kết quả phân tích trong bảng 2.4 cho thấy: Phần lớn các chỉ tiêuphân tích chất lượng nước thải tại hồ chứa của KCN Thụy Vận đều nằm tronggiới hạn cho phép theo quy định của QCVN 40:2011 (Cột B) Riêng hàm lượngchất lơ lửng tại hồ chứa cao hơn giới hạn cho phép 1.24 – 1.32 lần, COD lớn hơntiêu chuẩn cho phép từ 1.63-4.92 lần Coliform gấp từ 6.2-9.0 lần Vào đợt cuốitháng 5, nước hồ chứa được làm sạch (bằng hóa chất) nên hàm lượng cặn lơ lửng
đã giảm xuống còn 67mg/l và COD còn 53.8mg/l, nhưng hàm lượng dầu lại tănglên đến 1.23mg/l
Trang 312.1.4 Hiện trạng môi trường không khí
- Hiện trạng chất lượng môi trường không khí tại KCN Thụy Vân (đợt quantrắc tháng 2 năm 2012) được trình bày trong bảng 2.5 và bảng 2.6
Bảng 2.5: Số liệu khí tượng tại KCN Thụy Vân
Bảng 2.6: Giá trị trung bình nồng độ bụi và các chất khí tại KCN Thụy Vân
Trang 32Vân Điểm K3: Khu vực Nhà máy Dệt Phú Thọ Điểm K4: Khu vực nhà máyKorvipack Điểm K5: Khu vực nhà máy KE – Eun Viet Nam Điểm K6: Khu vựcnhà máy Dong Kuk Điểm K7: Khu vực nhà máy TE – VINA Prime Co Lid ĐiểmK8: Khu vực nhà máy Kaps Tex Vina Điểm K9: Khu vực nhà máy ống Giấy ViệtHàn Điểm K10: Khu vực nhà máy Việt Vương Điểm K11: Khu dân cư Cổng vàoKCN Điểm K12: Khu nhà máy Bột Canxit
Nhận xét và đánh giá:
Từ số liệu phân tích đợt quan trắc tháng 2 năm 2012 trong bảng trên chothấy: Các chất khí trong môi trường không khí của KCN Thụy Vân có giá trị vềnồng độ trung bình bụi lơ lửng ở hầu hết các điểm quan trắc đều lớn hơn giới hạncho phép Riêng khu vực nhà máy Kaps Tex Vina có hàm lượng bụi lớn nhất vượtgiới hạn cho phép 2.1 lần, khu vực nhà máy bột can xít gấp 1,9 lần Giá trị nồng độtrung bình của khí H2S ở mức cao, nhưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép theo quyđịnh của QCVN đối với nồng độ tối đa trong không khí xung quanh
- Hiện trạng chất lượng môi trường không khí tại KCN Thụy Vân (đợt quantrắc tháng 5 năm 2012) được trình bày trong bảng 2.7 và bảng 2.8:
Bảng 2.7: Số liệu khí tượng tại KCN Thụy Vân
Điểm
quan trắc
Hướnggió
Tốc độgió (m/s)
Trang 332.1.5 Hiện trạng phát sinh chất thải rắn và chất thải nguy hại
2.1.5.1 Chất thải rắn
Tình hình thu gom và xử lý rác thải rắn của khu công nghiệp trong nhữngnăm qua đã có cải thiện do được đầu tư, trang bị thêm các phương tiện vận chuyển,song so với yêu cầu còn rất hạn chế Việc thu gom và xử lý chất thải rắn vẫn còn làvấn đề bức xúc của khu công nghiệp Các doanh nghiệp chủ yếu tự thu gom và xử
lý chất thải rắn một cách tự phát tại cơ sở như đốt, bán phế liệu,… chưa mang đến
Trang 34khu xử lý tập trung.
Chất thải rắn thông thường: phát sinh từ sinh hoạt hàng ngày của công nhânlao động tại các cơ sở sản xuất trong KCN, gồm: thức ăn, thực phẩm cặn, thừa; giấy,bao bì, túi ni lông, … số lượng phát sinh khoảng 1 tấn/ngày; chất thải rắn từ quá trìnhsản xuất của các cơ sở sản xuất gồm: Vỏ bao bì các loại, giấy vụn, phế liệu, phế thảitrong quá trình sản xuất…số lượng khoảng 3 tấn/ngày Các cơ sở phát sinh chấtthải rắn thông thường đã cam kết và có trách nhiệm tự phân loại, thu gom, lưugiữ tại đơn vị mình theo đúng quy định Đồng thời định kỳ hợp đồng với cơ sở
có chức năng thực hiện việc vận chuyển về khu xử lý rác của thành phố để xử lýhoặc tiêu hủy Tuy nhiên qua các đợt thanh kiểm tra của các cơ quan liên quancho thấy hầu hết các công ty không thực hiện đúng cam kết về thu gom, vậnchuyển và xử lý rác thải công nghiệp
Theo số liệu thu thập từ Chi cục bảo vệ môi trường, Ban quản lý các khucông nghiệp tỉnh Phú Thọ cho thấy, vấn đề quản lý chất thải rắn công nghiệp ThụyVân đang là vấn đề nan giải, gây bức xúc lớn nhất đối với các cơ quan chức năng.Cho đến nay khu xử lý rác thải công nghiệp tập trung của tỉnh tại xã Trạm Thản,huyện Phù Ninh vẫn đang trong quá trình hoàn thiện bãi chôn lấp rác thải côngnghiệp, tất cả các loại rác công nghiệp đều được chôn lẫn lộn với rác thải đô thịhoặc lưu giữ tại cơ sở sản xuất
2.1.5.2 Chất thải nguy hại
Tại khu công nghiệp Thụy Vân, các nhà máy thuộc KCN sản xuất những mặthàng khác nhau nên có các loại chất thải công nghiệp khác nhau Khối lượng chấtthải rắn công nghiệp và tình hình quản lý chất thải rắn của các nhà máy được khảosát tại khu công nghiệp Thụy Vân thể hiện trong bảng 2.9
Bảng 2.9 Khối lượng phát sinh và tình hình quản lý chất thải rắn của các nhà máy
trong KCN Thụy Vân
Lượng chất thải rắn (kg/ngày)
Phương pháp xử lý
Trang 352 Nhà máy giặt mài công nghiệp TaiRyong Viet Nam 10-15 Thu gom và đốt trongkhuân viên nhà máy
Kaps Tex vina
Không có thống kê
Đốt và làm thức ăn cho gia súc
kê
Thu gom và đốt trong khuân viên nhà máy
Hong Myung
Không có thống kê
Thu gom và đốt trong khuân viên nhà máy
kê
Đốt và làm thức ăn cho gia súc
kê
Đốt tại lò cung cấp hơi
kê
Thu gom và đốt trong khuân viên nhà máy
(Nguồn: Dự án điều tra chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ năm 2011)
Chất thải rắn nguy hại phát sinh từ quá trình sản xuất của các cơ sở sản xuấttrong KCN, gồm: Bùn thải từ các trạm xử lý nước thải trong KCN; dầu, mỡ thải vàgiẻ lau có chứa dầu mỡ; bóng đèn và các linh kiện điện, điện tử có chứa chất thảinguy hại; một số hoá chất, mực in thuộc danh mục chất thải nguy hại; một số chấtthải nguy hại từ quá trình sản xuất xi măng… với số lượng khoảng từ 300- 500
thu gom, lưu giữ trong kho tại từng cơ sở, lập hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải chất thảinguy hại Định kỳ thuê cơ sở có chức năng vận chuyển, xử lý hoặc tiêu hủy, chôn lấptheo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường
Trong khu công nghiệp Thuỵ Vân hầu hết các doanh nghiệp đã được cấp sổchủ nguồn thải chất thải nguy hại như: Công ty Cổ phần Hoàng Hà, Công ty TNHHTevina Prime, Cty TNHH Shilla-Vina, Cty TNHH TJB Vina, CtyTNHH Dae YangVina, Cty Kapstex Vina, Công ty cổ phần Việt Vương, Công ty TNHH Tai RyongVina, Công ty TNHH Kee Eun Vina, công ty TNHH Dongkuk Viet Nam (Danh sáchcác công ty đã thực hiện lập sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại được đính
Trang 36kèm phần phụ lục của luận văn); các doanh nghiệp còn lại đang làm thủ tục xin cấp
sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định
Tuy nhiên, vẫn còn có một số doanh nghiệp thực hiện quản lý, xử lý chất thảinguy hại chưa đúng quy định như nơi lưu giữ chất thải nguy hại nhưng không đảmbảo yêu cầu kỹ thuật (kho chứa không lợp mái, không có bao bì đựng); chưa lập hồ
sơ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại
Qua thống kê tình hình thu gom xử lý chất thải rắn nêu trên của khu côngnghiệp Thụy Vân, cho thấy tình hình thu gom và xử lý chất thải rắn còn gặp nhiềukhó khăn và chưa triệt để, đặc biệt là các cơ sở công nghiệp nhỏ Chất thải rắn nếukhông được thu gom và xử lý sẽ là nguy cơ gây ô nhiễm tới chất lượng môi trườngkhông khí, môi trường nước, môi trường đất dẫn đến có những tác động tiêu cựcđến môi trường và tới sức khoẻ cộng đồng
2.2 CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM ĐANG ĐƯỢC ÁP DỤNG TẠI KCN THỤY VÂN
2.2.1 Tình hình quản lý bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp Thụy Vân
Tổng hợp kết quả các đợt kiểm tra của của Ban Quản lý các khu công nghiệpnăm 2012, Chi cục bảo vệ môi trường, các Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh PhúThọ cho thấy phần lớn các nhà máy, xí nghiệp trong khu công nghiệp không có hệthống xử lý nước thải riêng Mặt khác trạm xử lý nước thải tập trung của khu côngnghiệp công suất 5000m3/ ngày đang được xây dựng và chưa hoàn thành Nên nướcthải của KCN chưa được xử lý, xả vào hồ Thụy Vân sau đó chảy tràn qua đập chắntheo Ngòi Lâm Hạc đổ thẳng ra Sông Hồng
Để đánh giá được mức độ ảnh hưởng của nước thải đến nguồn trực tiếp nhận,trong quá trình tổng hợp số liệu để đánh giá hiện trạng môi trường nước của khucông nghiệp Thụy Vân Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ đã lấy mẫu
và phân tích mẫu nước mặt tại hồ Thụy Vân, nơi tiếp nhận trực tiếp nước thải từkhu công nghiệp Thụy Vân Kết quả được thể hiện trong bảng 2.10
Trang 37STT Chỉ tiêu phân tích Điểm NT6 Điểm NT7 QCVN 09:2010/
(Nguồn: Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ.)
Kết quả phân tích mẫu cho thấy, nước hồ Thụy Vân có hàm lượng chất hữu
cơ như COD 53.8 mg/l vượt 1.54 lần, BOD 28.6 mg/l vượt 1.14 lần, hàm lượng chấtrắn lơ lửng 97mg/l vượt 1.21 lần, Coliform 42.000 vượt 4.2 lần sơ với tiêu chuẩnQCVN (Cột B) đã quy định
Cho đến thời điểm này công tác bảo vệ môi trường trong KCN Thụy Vânvẫn được thực hiện định kỳ theo kế hoạch hàng năm, tuy nhiên các biện pháp kiểmsoát ô nhiễm khí thải, chất thải rắn công nghiêp, chất thải nguy hại vẫn chưa đượcquan tâm đúng mức
2.2.2 Biện pháp giáo dục tuyên truyền và phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường
Các cơ quan chức năng thường xuyên tổ chức giáo dục phổ biến nâng caonhận thức pháp luật về BVMT Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý với các
cơ quan thông tin đại chúng và các tổ chức đoàn thể để thông tin tuyên truyền bằngnhiều hình thức phù hợp đến tất cả các doanh nghiệp trong KCN nắm bắt và tham giacác hoạt động bảo vệ môi trường Tổ chức các hội thảo, tập huấn phổ biến hướng dẫncho các tổ chức, cá nhân thực hiện quy định của Nhà nước về BVMT như luật