Đẩy mạnh xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường khu công nghiệp Thụy Vân, Việt Trì, Phú Thọ (Trang 58 - 59)

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

3.1.3.Đẩy mạnh xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường

- Xác định rõ nghĩa vụ và quyền lợi của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, xã hội-nghề nghiệp, cộng đồng và từng cá nhân trong sự nghiệp bảo vệ môi trường, đặc biệt đề cao trách nhiệm của các cơ sở sản xuất và dịch vụ.

- Huy động ở mức cao nhất sự tham gia của xã hội vào công tác bảo vệ môi trường. Xác lập các cơ chế khuyến khích, các chế tài hành chính, hình sự và thực hiện một cách công bằng, hợp lý đối với các đối tác thuộc nhà nước cũng như các đối tác tư nhân khi tham gia hoạt động bảo vệ môi trường. Đề cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội trong công tác bảo vệ môi trường, giám sát việc bảo vệ môi trường. Đưa bảo vệ môi trường vào nội dung hoạt động của các khu dân cư, cộng đồng dân cư và phát huy vai trò của các tổ chức này trong công tác bảo vệ môi trường.

- Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích cá nhân, tổ chức và cộng đồng tham gia đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia các dịch vụ thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải và dịch vụ khác về bảo vệ môi trường. Liên kết các tỉnh trong khu vực bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ nguồn nước.

- Chú trọng xây dựng và thực hiện quy ước, hương ước, cam kết về bảo vệ môi trường và các mô hình tự quản về môi trường tại cộng đồng dân cư; phát hiện các mô hình, điển hình tiên tiến trong hoạt động bảo vệ môi trường để khen thưởng, phổ biến, nhân rộng; đưa nội dung bảo vệ môi trường vào phong trào vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường khu công nghiệp Thụy Vân, Việt Trì, Phú Thọ (Trang 58 - 59)