Dự báo môi trường nước thải

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường khu công nghiệp Thụy Vân, Việt Trì, Phú Thọ (Trang 51 - 56)

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

2.4.3.Dự báo môi trường nước thải

Các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước trong giai đoạn hoạt động của KCN gồm nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt.

Lượng nước thải của KCN bao gồm cả nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt (lượng nước thải được tính bằng 80% lượng nước cấp).

Bảng 2.19: Tổng hợp lượng nước thải phát sinh

STT Đối tượng dùng nước

Nhu cầu dùng nước dự kiến cho KCN khi lấp

đầy (m3/ngày đêm)

Lượng nước thải phát sinh ước tính

(m3/ngày đêm)

1 Sản xuất vật liệu xây dựng, thép, vật liệu cách âm, cách nhiệt: lô B5, B11

(20,72 ha); 587 470

3

Điện, điện tử, phần mềm, thiết bị viễn thông, cơ khí chính xác, móc móc

thiết bị: lô B9, B10 (28,53 ha); 785 629 4 Dệt, may, hóa chất, phân bón, dược phẩm: lô B6, B8 (37,82 ha); 1.087 870

5

Cơ khí chính xác, lắp ráp, sản xuất kim loại màu, vật liệu mới: lô B4

(10,52 ha); 281 225

Tổng cộng 3.116 2.494

(Nguồn: theo thống kê thực tế tại KCN Thụy Vân từ năm 2010-2011)

Khi KCN lấp đầy có khoảng 9000 CBCNV làm việc. Ước tính nhu cầu sử dụng nước là 120 l/ngày đêm, khi đó nhu cầu nước cấp cho cán bộ công nhân viên làm việc này là 1.080 m3/ngày đêm. Do đó, lượng nước thải sinh hoạt phát sinh khi khu công nghiệp lấp đầy khoảng 864 m3/ngày đêm và lượng nước thải sản xuất là khoảng 1.630 m3/ngày đêm.

2.4.3.1. Nước thải sản xuất

- Lưu lượng nước thải sản xuất của khu công nghiệp khi đi vào hoạt động ổn định là khoảng 1.630 m3/ngày đêm.

- Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sản xuất:

Trên cơ sở kết quả điều tra khảo sát thực tế về tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm chính trong nước thải đầu vào của một số KCN điển hình đang hoạt động ở Việt Nam ta có thể ước tính nồng độ trung bình của một số chỉ tiêu ô nhiễm trong nước thải của KCN Thụy Vân như sau:

Bảng 2.20: Ước tính nồng độ trung bình của một số chất ô nhiễm chính trong nước thải sản xuất của KCN Thụy Vân

STT Thông số Nồng độ trung bình (mg/l) QCVN 40:2011/BTNMT (cột A) 1 SS 220 50 2 COD 320 75 3 BOD5 140 30 4 Tổng N 38 20 5 Tổng P 5 6 Ghi chú:

nước thải sản xuất (SS, BOD5, COD, tổng N) đều vượt quá mức cho phép theo

QCVN 40:2011/BTNMT (Cột A) nên nước thải cần được xử lý theo 2 cấp: xử lý cục bộ tại các nhà máy, xí nghiệp và xử lý tập trung tại Trạm XLNT tập trung của KCN nhằm đạt được tiêu chuẩn xả thải quy định. Tiêu chuẩn xả thải của nước thải sau hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN Thụy Vân là loại A. Áp dụng cho nguồn tiếp nhận là sông Hồng.

- Dự báo tải lượng ô nhiễm do nước thải sản xuất của KCN

Kết quả dự báo tổng tải lượng ô nhiễm do nước thải công nghiệp như trong bảng 2.21.

Bảng 2.21: Ước tính tổng tải lượng trung bình của một số chất ô nhiễm chính trong nước thải sản xuất của KCN Thụy Vân

STT Thông số Nồng độ trung (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bình (mg/l)

Lưu lượng nước thải (m3/ngày đêm)

Tải lượng (kg/ngày đêm) 1 SS 220 1.630 358,6 2 COD 320 1.630 512,6 3 BOD5 140 1.630 228,2 4 Tổng N 38 1.630 61,94 5 Tổng P 5 1.630 8,15

Như vậy, khi KCN được lấp đầy tổng tải lượng các chất ô nhiễm là rất lớn nên có khả năng gây ô nhiễm nặng nề cho nguồn nước mặt khu vực dự án.

2.4.3.2. Nước thải sinh hoạt

Thành phần chủ yếu các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt bao gồm: các chất cặn bã, chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh.

- Lưu lượng nước thải

Lưu lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trong KCN khoảng 864 m3/ngày đêm.

- Tải lượng nước thải sinh hoạt

Dựa vào hệ số ô nhiễm do mỗi người hàng ngày sinh hoạt đưa vào môi trường (chưa qua xử lý) do Tổ chức Y tế Thế giới thiết lập có thể dự báo tải lượng

Bảng 2.22: Tải lượng các chất ô nhiễm sinh ra từ nước thải sinh hoạt (chưa qua xử lý) trong KCN Thụy Vân

STT Các chất ô nhiễm chính

Hệ số trung bình (g/ đầu người/ ngày)

Tải lượng trung bình (kg/ngày) 1 BOD5 49,5 446 2 COD 87 783 3 Chất rắn lơ lửng (SS) 107,5 968 4 Dầu mỡ thực phẩm 20 180 5 Tổng N 9 81 6 Amoni (N-NH4) 3,6 32 7 Tổng phốt pho 2,4 22 - Nồng độ nước thải

Dựa vào tải lượng các chất ô nhiễm (kg/ngày) và lưu lượng nước thải (m3/ngày) có thể tính được nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt như trong bảng 2.23.

Bảng 2.23: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

STT Thông số Nồng độ các chất ô nhiễm (mg/l) Không xử lý Xử lý bằng bể tự hoại cải tiến QCVN 40:2011/BTNMT (cột A) 1 BOD5 459 138 30 2 COD 806 242 75 3 Chất rắn lơ lửng (SS) 996 299 50 4 Dầu mỡ thực vật 185 56 - 5 Tổng N 83 25 20 6 Amoni (N-NH 4) 33 10 5 7 Tổng phốt pho 23 7 6

(Nguồn: Giáo trình xử lý nước thải của Trần Đức Hạ- Nhà xuất bản KHKT)

So sánh với QCVN 40:2011/BTNMT (cột A) cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm sau khi xử lý bằng bể tự hoại vẫn vượt tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên, nước thải sinh hoạt sau khi xử lý bằng bể tự hoại đạt yêu cầu trước khi đầu nối vào hệ thống XLNT tập trung.

2.4.3.3. Nước mưa chảy tràn

Với tổng diện tích của KCN là 400 ha, thì lưu lượng nước mưa trung bình chảy tràn trên diện tích dự án ước tính có thể đạt 2.300.000 m3/năm. Nước mưa chảy tràn qua mặt bằng KCN sẽ cuốn theo đất cát, rác, dầu mỡ, và các tạp chất rơi vãi trên mặt đất xuống nguồn nước. Nếu lượng nước mưa này không được quản lý tốt cũng sẽ gây tác động tiêu cực đến nguồn nước mặt, nước ngầm và đời sống thủy sinh trong khu vực. Ước tính nồng độ các chất ô nhiễm trung bình trong nước mưa chảy tràn như sau:

- Tổng Nitơ (N) : 0,5 - 1,5 mg/l;

- Photpho (P) : 0,004 - 0,03 mg/l;

- Nhu cầu oxy hóa học (COD) : 10 - 20 mg/l; - Chất rắn lơ lửng (SS) : 10 - 20 mg/l;

(Nguồn dữ liệu: Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới (WHO Genneva 1993))

Quy chuẩn môi trường Việt Nam về nước thải (QCVN 40:2011) quy định đối với của nước thải khi thải vào các nguồn nước tiếp nhận loại A giá trị pH từ 6 - 9,0.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường khu công nghiệp Thụy Vân, Việt Trì, Phú Thọ (Trang 51 - 56)