1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
2.2.3.3. Các biện pháp kiểm soát chất thải rắn
Khu công nghiệp Thụy Vân tập trung lớn, có nhiều loại hình công nghiệp khác nhau và do đó cũng sản sinh ra nhiều loại hình chất thải rắn. Tổng khối lượng chất thải rắn hàng năm sản sinh ra khoảng 133.013.26 tấn/ năm (nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường công nghiệp tỉnh Phú Thọ năm 2010).
Công tác quản lý chất thải rắn tại KCN Thụy Vân còn ở mức đơn giản, phân tán biện pháp xử lý chủ yếu là đổ bỏ vào các khu đất trống trong khuân viên các nhà máy, xí nghiệp dưới dạng bãi rác hở không hợp vệ sinh rồi đốt tự nhiên gây ô nhiễm không khí. Nếu lượng thải tương đối lớn hoặc từ các nhà máy xí nghiệp liên doanh với nước ngoài thì thường được có hợp đồng thu gom với Công ty môi trường đô thị thành phố để vận chuyển tới bãi xử lý tập trung.
Chất thải rắn công nghiệp thải ra từ các nhà máy xí nghiệp, do tính cạnh tranh trong kinh doanh, nếu có khả năng tái sử dụng làm nguồn nguyên liệu cho quá trình sản xuất thường được các nhà máy xí nghiệp bố trí dây chuyền thu gom xử lý để tái sử dụng ngay trong nội bộ nhà máy. Tỷ lệ thu gom này lại chiếm tối đa từ 30- 50% lượng thải của nhà máy. Phần lớn lượng nước chất thải rắn công nghiệp được
thu hồi và bán lại cho một số đơn vị có nhu cầu và sau quá trình gia công của các đơn vị này trở thành nguyên liệu cho một quá trình sản xuất khác (chiếm tỷ lệ 22% - 25% tổng lượng thải toàn bộ các nhà máy xí nghiệp sản sinh ra).
Một phần lượng thải công nghiệp được các nhà máy xí nghiệp hợp đồng thu gom lẫn với rác sinh hoạt và được vận chuyển ra khỏi khuân viên đơn vị tỷ lệ này chiếm khoảng 5% tổng lượng thải của toàn bộ các nhà máy xí nghiệp sản sinh ra. Lượng thải công nghiệp còn năm lưu tại các nhà máy, xí nghiệp chiếm 8-10% tổng lượng thải toàn bộ của các nhà máy, xí nghiệp sản sinh ra. Tuy nhiên, tỷ lệ các chất thải công nghiệp thu gom và được xử lý chiếm gần 30% tổng lượng thải ra, phần còn lại được xem như “ không nhìn thấy” trong đó đặc biệt lượng chất thải nguy hại chưa có phương án xử lý thích hợp, nhiều nơi tự chôn lấp trong khuôn viên của mình. Trong tương lai, công nghiệp phát triển mạnh hơn, điều này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường.
Thực tế tại KCN vẫn tồn tại những chất thải rắn công nghiệp nguy hại không được phân loại và thường thu gom vận chuyển lẫn với các loại chất thải rắn khác.
Chất thải rắn của KCN Thụy Vân hiện đang là vấn đề bức xúc và nan giải, cho đến nay Phú Thọ mới chỉ có một lò đốt rác và một dây chuyền chế biến rác thải sinh hoạt. Bãi chôn lấp rác thải công nghiệp tại Trạm Thản đi vào hoạt động nhưng công suất nhỏ và cách xa KCN Thụy Vân. Trong số các loại chất thải rắn công nghiệp, một số được chứa vào chôn lấp ngay trong KCN bằng các hố, các bãi chứa tự tạo hoặc được chôn lẫn rác thải sinh hoạt. Trong khi đó tại Việt Trì, công suất hoạt động của nhà máy chế biến rác đang quá tải, đòi hỏi phải đầu tư nâng công suất thiết bị để đáp ứng nhu cầu xử lý rác thải đô thị hiện nay. Nhìn chung tình trạng thu gom và xủ lý rác thải sinh hoạt và công nghiệp KCN Thụy Vân chưa đáp ứng được yêu cầu, đây là nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm môi trường nước, đất, không khí và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.