1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
2.2.1. Tình hình quản lý bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp Thụy Vân
Tổng hợp kết quả các đợt kiểm tra của của Ban Quản lý các khu công nghiệp năm 2012, Chi cục bảo vệ môi trường, các Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh Phú Thọ cho thấy phần lớn các nhà máy, xí nghiệp trong khu công nghiệp không có hệ thống xử lý nước thải riêng. Mặt khác trạm xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp công suất 5000m3/ ngày đang được xây dựng và chưa hoàn thành. Nên nước thải của KCN chưa được xử lý, xả vào hồ Thụy Vân sau đó chảy tràn qua đập chắn theo Ngòi Lâm Hạc đổ thẳng ra Sông Hồng.
Để đánh giá được mức độ ảnh hưởng của nước thải đến nguồn trực tiếp nhận, trong quá trình tổng hợp số liệu để đánh giá hiện trạng môi trường nước của khu công nghiệp Thụy Vân. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ đã lấy mẫu và phân tích mẫu nước mặt tại hồ Thụy Vân, nơi tiếp nhận trực tiếp nước thải từ khu công nghiệp Thụy Vân. Kết quả được thể hiện trong bảng 2.10.
STT Chỉ tiêu phân tích Điểm NT6 Điểm NT7 QCVN 09:2010/BTNMT 1 Nhiệt độ 0C 33.5 - 2 pH - 7.97 5.5-9 3 Độ đục NTU 63.8 - 4 TDS mg/l 25.3 - 5 Độ dẫn µS/cm 52.2 -
6 Hàm lượng oxy hòa tan (DO) mg/l 3.03 ≥ 2 7 Hàm lượng cặn lửng lơ SS mg/l 97 80 8 Oxy hóa học (COD) mg/l 53.8 <35 9 Oxy sinh hóa (BOD5) mg/l 28.6 <25 10 Tổng Nito (ΣN) mg/l 4.309 - 11 Tổng phốt pho (ΣP) mg/l 3.65 - 12 Pb mg/l 0.001446 0.1 13 Cd mg/l 0.000192 0.02 14 As mg/l 0.000554 0.1 15 Zn mg/l 0.000074 2 16 Fe mg/l 0.007 2 17 Dầu mỡ mg/l 1.23 0.3 18 Coliform MNP/100ml 42x103 10000
(Nguồn: Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ.)
Kết quả phân tích mẫu cho thấy, nước hồ Thụy Vân có hàm lượng chất hữu cơ như COD 53.8 mg/l vượt 1.54 lần, BOD 28.6 mg/l vượt 1.14 lần, hàm lượng chất rắn lơ lửng 97mg/l vượt 1.21 lần, Coliform 42.000 vượt 4.2 lần sơ với tiêu chuẩn QCVN (Cột B) đã quy định.
Cho đến thời điểm này công tác bảo vệ môi trường trong KCN Thụy Vân vẫn được thực hiện định kỳ theo kế hoạch hàng năm, tuy nhiên các biện pháp kiểm soát ô nhiễm khí thải, chất thải rắn công nghiêp, chất thải nguy hại vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
2.2.2. Biện pháp giáo dục tuyên truyền và phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường
Các cơ quan chức năng thường xuyên tổ chức giáo dục phổ biến nâng cao nhận thức pháp luật về BVMT. Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý với các cơ quan thông tin đại chúng và các tổ chức đoàn thể để thông tin tuyên truyền bằng nhiều hình thức phù hợp đến tất cả các doanh nghiệp trong KCN nắm bắt và tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường. Tổ chức các hội thảo, tập huấn phổ biến hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân thực hiện quy định của Nhà nước về BVMT như luật
BVMT năm 2005, Nghị định 80/2006/NĐ- CP, Nghị định số 81/2006/NĐ- CP, Nghị định 67/2003/NĐ- CP và các Thông tư hướng dẫn của Bộ, liên Bộ ngành liên quan.