Đánh giá thực trạng áp dụng biện pháp kiểm soát ô nhiễm cuối nguồn dạng tập trung và đề xuất các biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường khu công nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2004-2010
Trang 1ANH GIA THUC TRANG AP DUNG BIEN PHA]
KTEM SOAT 6 NHIEM CUOI NGUON DANG TAI
TRUNG VÀ ĐỀ XUAT CAC BIEN PHAP KIEM SGh
O NHIEM MOI TRUONG KHU CÔNG NGHIỆP |
làŠ ⁄401C0Ö.-: GVHD: TS.LÊ THANH HÃI
ThS NGUYÊN XUÂN TRƯI STH : LÂM HGÀNG DŨNG MSSV : 99MT00›
Trang 2NHIEM VU LUAN VAN TOT NGHIEP
BỘ MÔN : KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
1 Đầu để luận văn:
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIEM CUOI NGUON DANG TAP TRUNG VA DE XUAT CAC BIEN PHAP KIEM SOÁT O NHIEM MOI TRUONG KHU CÔNG NGHIỆP TẠI TP.HCM THỜI KỲ
2004 — 2010
2 Nhiệm vụ (yêu cầu về nội dung và số liệu ban đầu)
- _ Tổng quan tình hình phát triển và quản lý môi trường các KCN ở Việt Nam
và Tp.HCM
- _ Đánh giá tình hình thực hiện các giải pháp xử lý ô nhiễm cuối nguồn ở các
KCN tai Tp.HCM giai đoạn 1995 — 2003
- Để xuất các giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường Khu công nghiệp tại
Tp.HCM giai đoạn 2004 — 2010
3 Ngày giao luận văn: 10— 10 - 2003
4 Ngày hoàn thành luận văn: 31 — 12 - 2003
1/ TS Lê Thanh Hải Toàn bộ
HC Q.1 T112 11k kg g4111k kh có kg k tk kkK KT 1x1 kg 031k k kg
Nội dung và yêu cầu LVTN đã được thông qua bộ môn,
Chủ nhiệm bộ môn Người hướng dẫn chính
PHẦN DÀNH CHO KHOA, BỘ MÔN ——
Người duyệt (chấm sơ bộ) -2-©2222222222222222222212122122Xe2 Ty lé Thaut Hy
bi phu, câcỌNỌẠỌtẳiiiiii
Trang 3
NHAN XET CUA GIAO VIEN HUGNG DAN
sinh viên Lâm Hoàng Dũng đã cộng tác với Phòng Quản lý Môi trường (Viện Tài Nguyên & Môi Trường - ĐHQG Tp.HCM) trong vòng hơn một
năm qua Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học này là một phần nội dung nghiên cứu của để tài nghiên cứu Khoa học Cấp Thành phố do Giáo viên hướng dẫn
Sinh viên Lâm Hoàng Dũng đã hoàn thành tốt nhiệm vụ và xứng đáng được
bảo vệ Luận Văn Tốt Nghiệp Dai Hoc Dễ nghị hội đồng thông qua Luận
Trang 4
⁄
L09 CAM ON
Em xin chan thanh cdm on thầy La Thanh Hải, là người
thầy đã tận tình hướng dẫn cho em trong suốt thời gian làm
luận văn tết nghiệp
Cam xin gái lòng biết ơn chân thành đến tất cä các Thay,
Cé gidng day tai Khoa Méi Trường, trường Đại Tiọc TĐân
Lập Kỹ Thuật Công Nghạ, những người đã hết làng
truyền đạt những kiến thức quý giá cho em trong suốt
những năm học Đại học vừa qua
Cuéi cting, em xin cam on ông bà ngoại, ông bà nội, ba mẹ
và các cô chú của em là những người đã giúp đỡ và động
viên em Trong suốt những năm học Đại học Và nhất là di
Đa của em, người dì đã dành những tình cảm hết sức qui
báu cho em và tạo điều kiện cho em ăn học thành tài
Tp.HCM, 19/9003
Lam Hoang Ding
Trang 522 TAT LUAN VAN
Tốc độ phát triển nhanh chóng các khu công nghiệp (KCN) ở Việt Nam đã giúp cho nên kinh
tế Việt Nam thay đổi đáng kể và ngày càng ốn định Các KCN đã và đang chứng tổ ưu thế về nhiều mặt trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Tuy nhiên, bên cạnh những chuyển biến tích cực về kinh tế là những tác động tiêu cực đến môi trường khu vực do KCN gây ra
Hiện nay, phần lớn các KCN chỉ mới bước vào hoạt động, chưa thể hiện hết công suất của
rnột KCN tập trung, do đó chưa đánh giá hết ảnh hưởng của chất thải với môi trường Vì vậy, đối với vấn để kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường đã được đưa vào thực hiện bằng những biện pháp kỹ thuật và quản lý kiểm soát Nhưng đối với luận văn này thì việc nghiên
cứu không chỉ dừng lại ở đó, mà ở đây luận văn muốn đưa ra một vấn đề hết sức quan trọng
đó là hiện trạng việc thực hiện các biện pháp xử lý cuối nguồn và từ đó đề ra những phương hướng giải quyết trong thời gian tới Nội dung chính của Luận Văn bao gồm:
- _ Tổng quan tình hình phát triển và quản lý môi trường KCN ở Việt Nam nói chung và Tp.HCM nói riêng
- Đánh giá tình hình thực hiện các giải pháp xử lý ô nhiễm cuối nguồn ở các KCN tại
Trang 6Chuong II TONG QUAN TINH HINH PHAT TRIEN VA QUANLY
MOI TRUONG CAC KCN Ở VIỆT NAM VÀ TP.HCM
2.1 Sơ lược về Khu Công Nghiệp (KCN) 2222121111 6 2.2 Tình hình phát triển các KCN ở Việt Nam .Q QnH TH HH Hee 19
2.4 Tình hình phát triển các KCN ở Tp.HCM 51T 15
2.6 Những vấn đề cần giải quyết trong thời gian tới
cho các KCX, KCN tại Tp.HCM S021 2T neo 21
Chương II ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
XU LY 0 NHIEM CUOI NGUON 6 CAC KCN TẠI TP.HCM GIAI DOAN 1995 ~ 2003,
3.1 Quan điểm ChUng c2 2n vn TT HH HH ro 24
3.2 _ Thực trạng áp dụng các biện pháp kiểm soát
Trang 7Chương 1V ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI
TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP TP.HCM GIAI ĐOẠN 2004 — 2010
4.2 Đề xuất các giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường trong KCN -sscccs., 62
4.4 Công tác quản lý môi trường tại các KCN Tp.HCM trong thời gian tới 77
4.5 Nghiên cứu đề xuất xây dựng mô hình KCN trong điểu kiện TP.HCM só¿ 78
Chương V NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ KCN LÊ MINH
XUAN
5.1 So huge ve KCN Lé Minh Xuan cecccccccccccscssccssssssssscsseccesesesessssasssssssssstisusveveeeeseeceeeee 90
3.4 Nhận xét và kiến nghị - St c2 E11 127711 2121 1n nEneeeeeec 108 Chương VÌ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 8Kết quả giám sát chất lượng nước thải ở một số KCN tại Tp.HCM 21 Kết quả giám sát chất lượng không khí ở một số KCN tại Tp.HCM 21
Tình hình gây ô nhiễm nước thải và xử lý nước thải tại
các KCN của TP.HCM (4/2003) ĐÀ Qc HT TH TH HH are 28 Chất lượng nước thải tại trạm XLNT
Chất lượng nước thải tại trạm XLNT
Chất lượng nước thải tại trạm XLNT
Chất lượng nước thải tại tạm XLNT
Các phương án khống chế ô nhiễm không khí một số ngành sản xuấtt À 552v TT 5 E11 1 112 1 1c tre 63 Hiệu quả xử lý nước thải của phương pháp -.-c-sctcts HT srrecc 72
Các điều kiện hoạt động của hệ thống
Các thông số thiết kế điển hình của các
So sánh 2 phương pháp xử lý ky khí và hiếu khí 5 SG 2k n SE ssrrekesrees 77
Tổng hợp chất lượng nước thải của các đơn vị điển hình csczszcccsez 96 Chất lượng nước thải đầu vào của trạm xử lý
Chất lượng nước thải sau xử lý tại trạm xử lý
nước thải KCN Lê Minh Xuân, 19/12/2002 ST TH HT rey 107
Trang 9DANH MUC CAC HINH
Mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý nhà nước
về bảo vệ môi trường KCN - 5s TS
Nước thải của cơ sơ sản xuất giấy, bao bì Hoàng Trung Phát
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải điển hình cho
Sơ đồ công nghệ xử lý của trạm xử lý nước thải
Sơ đồ qui trình xử lý nước thải của trạm xử lý
Biểu đồ so sánh hiệu quả xử lý của trạm xử lý nước thái
tập trung KCX Tân Thuận trong 3 quý, năm 2003 nhe
Sơ đồ qui trình xử lý nước thải của trạm xử lý
Biểu đồ so sánh hiệu quả xử lý của trạm xử lý nước thải
Sơ đồ qui trình xử lý nước thải của trạm xử lý nước thải
Biểu đồ so sánh hiệu quả xử lý của trạm xử lý nước thải
tập trung KCN Lê Minh Xuân trong 3 quý, năm 2003 -
Biểu đồ so sánh hiệu quả xử lý của các trạm xử lý nước thải
tập trung của các KCN điển hình trong năm 2003 2n
Trang 10Hệ thống xử lý không khí của cơ sở sản xuất
Sơ đồ phương pháp “sục khí tăng cường” được dùng trong các
Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải theo kỹ thuật lọc phun 2 giai đoạn 73
Sơ đồ các yếu tố quan trọng của một chiến lược sắn xuất sạch sen 78
Sơ đồ các bước cơ bản trong phương pháp luận
Sơ đồ vị trí KCN Lé Minh Xuan ccccccccsscssssssssssvesesssscssssssssveevessessesssssveeseseesees 93
Quang cảnh toàn b6 KCN Lé Minh Xudn cecccccccsssecseccesesesccscecsesessseceesersececeeces 94
Sơ đồ khối công nghệ xử lý nước thải
Trang 11Chuong I
MO DAU
Trang 12LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: TS LE THANH HAI
11 Đặt Vấn Để
Từ những năm cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21, nước ta đã cố gắng phát triển kinh tế nhằm theo
kịp các nước trong khu vực bằng con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa Vì vậy, việc đầu
tư cho phát triển công nghiệp để đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã trở thành mục tiêu chiến lược của Quốc gia từ nay đến năm 2010 Đồng thời, việc phát triển
công nghiệp nhất thiết phải găn liền với bảo vệ môi trường để đảm bảo sự phát triển bén
vững của Tp.HCM nói riêng cũng như cả nước nói chung
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, việc hình thành và phát triển loại
hình khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) là một qui luật tất yếu Trong thực tế, mục
tiêu chung của việc hình thành và phát triển các KCX,KCN một mặt là trong các KCX, KCN
các doanh nghiệp sẽ sử dụng các công trình hạ tầng chung nên giảm được chỉ phí, hạ được giá thành, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm; mặt khác việc tập trung các doanh nghiép trong
KCX,KCN sé tao diéu kién dé dang hon trong việc xử lý chất thải công nghiệp, bảo vệ môi
trường sinh thái, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Bên cạnh các lợi ích to lớn mà các KCN, KCX tạo ra: đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, xã hội thì các tác động tiêu cực của chúng đối với môi trường do các loại chất thải nói chung
và nước thải nói riêng đã và sẽ gây nên các tổn thất rất lớn trong hiện tại và sau này Tuy
nhiên, để tài này sẽ không để cập đến vấn để các KCN, KCX đã tác động xấu đến môi trường như thế nào, tổn thất về tài nguyên, thiên nhiên, kinh tế, sức khỏe của con người ra
sao, mà xin để cập đến khía cạnh khác: hiện trạng xử lý nước thải ở các KCN, nguyên nhân và phương hướng khắc phục trong thời gian tới
Đây cũng chính là để tài mà em quan tâm nghiên cứu, hy vọng có thể đóng góp phần nào
vào công tác bảo vệ môi trường tại Tp.HCM hiện nay; mặc dù chỉ với tư cách là sinh viên
của ngành Kỹ thuật Môi Trường
12 Mục Tiêu, Phạm Vi, Đối Tượng Và Thời Gian Nghiên Cứu Của Luận Văn Tốt
Dé tài chỉ giới hạn áp dụng đối với các KCX, KCN tại Thành phố Hồ Chí Minh
1.2.3 Đối tượng nghiên cứu:
Trạm xử lý nước thải tập trung của các KCX, KCN nói riêng và cả KCX, KCN nói chung
SVTH: LAM HOANG DUNG Trang 2
Trang 13Phương Pháp Nghiên Cứu:
Phương pháp nghiên cứu là những nguyên tắc và cách thức hoạt động khoa học nhằm đạt tới
mục tiêu khách quan dựa trên cơ sở của sự chứng minh khoa học Vì vậy, cần phải có những
nguyên tắc và phương pháp cụ thể, mà dựa vào đó thì các vấn đề được giải quyết
Sau đây là một số nguyên tắc được thực hiện nhằm phục vụ cho để tài:
Nguyên tắc vê tính khách quan trong nghiên cứu khoa học đồi hỏi phải xem xét sự vật và
đối tượng nghiên cứu đúng như trong thực tế, không thêm bớt, không bịa đặt Đối với vấn
để kiểm soát môi trường KCX,KCN phải được nghiên cứu, đánh giá dựa trên những thực
tế quần lý môi trường đã tổn tại trong thực tế khách quan, trong những mối quan hệ hiện thực
Nguyên tắc xem xét đối tượng nghiên cứu một cách toàn điện là một yêu câu rất quan
trọng để làm sáng tỏ những nội dung cơ bản trong công tác quản lý Nhà nước để bảo vệ môi trường của một KCX, KCN Việc điều chỉnh những mối quan hệ xuất hiện trong quá
trình quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường KCX, KCN phải có tính thống nhất, đồng
bộ trong phạm vi toàn quốc, không để xảy ra tình trạng tùy tiện riêng biệt cho từng KCX,
KCN; dẫn đến những cạnh tranh đầu tư không lành mạnh, mà có thể dẫn đến những hậu
quả xấu đến môi trường sống của địa phương và cả khu vực Kiểm soát ô nhiễm môi
trường KCX, KCN một cách toàn diện là xem xét và điều chỉnh tất cả các khía cạnh,
trạng thái môi trường bao gồm: đất, nước, không khí, rác thải,
Ngoài những nguyên tắc chung trên, trong quá trình thực hiện để tài cần sử dụng một số phương pháp cụ thể, bao gồm:
Phương pháp thống kê, thu thập các tài liệu, số liệu có liên quan trong và ngoài nước (từ
Internet, Viện, Sở, các Ban ngành, )
Phân tích mẫu tại phòng thí nghiệm (nếu cần thiết)
Phương pháp điều tra, khảo sát tại hiện trường bằng cách quan sát (bằng mắt thường) và ghi nhận, phỏng vấn, lập phiếu điều tra trực tiếp hay gián tiếp các doanh nghiệp, các nhà
quản lý, các nhà khoa học, có liên quan
Phương pháp so sánh là phương pháp nghiên cứu được áp dụng nhiều trong các lĩnh vực khoa học khác nhau và nó cũng được áp dụng trong quá trình nghiên cứu đánh giá về hiệu quả của công tác bảo vệ môi trường KCX, KCN Khi áp dụng phương pháp này đòi hỏi
phải thu thập những vấn để liên quan đến công tác bảo vệ môi trường hiện nay của khu
vực và những quy định, tiêu chuẩn hiện có của Nhà nước về quản lý môi trường đối với công nghiệp Từ đó cho phép phát hiện những điểm khác nhau, những thế mạnh và những
qui định, qui trình, tiêu chuẩn được các đối tượng chấp nhận
‘
SVTH: LAM HOANG DUNG Trang 3
Trang 14LUANVANTOTNCHIED - CVID: T6 LÊ THANH HÃI
- _ Phương pháp điều tra xã hội học là để nắm được những thông tin cần thiết để qua đó thể
hiện những quan niệm và những phản ánh về các vấn để khác nhau mà để tài này đặt ra
Đặc biệt là ý kiến của các đối tượng liên quan, chẳng hạn như: các nhà đầu tư công
nghiệp, các nhà quản lý KCX, KCN và các nhà nghiên cứu, quản lý môi trường
- _ Phương pháp phân tích và tổng hợp là phương pháp được sử dụng rộng rãi, thường xuyên trong các quá trình nghiên cứu khoa học Phân rích là phương pháp chia các tổng thể hay
một vấn để phức tạp thành những phần đơn giản hơn để dễ nghiên cứu, dễ giải quyết
Tổng hợp là phương pháp liên kết, thống nhất lại các bộ phận, các yếu tố đã được phân
tích, khái quát hóa vấn đề trong sự nhận thức tổng thể
14 Ý Nghĩa Của Luận Văn Tốt Nghiệp
mang tính khách quan; hay phỏng vấn, lập phiếu điều tra trực tiếp hay gián tiếp các đối tượng
cần nghiên cứu như các nhà đầu tư công nghiệp và những nhà khoa học, nhà quản lý môi trường, có liên quan để tiếp thu những ý kiến, phản ánh từ hiện thực khách quan Sau đó là thực hiện việc đánh giá dựa trên những thông tin và số liệu có được để đưa ra những nhận xét
mang tính tổng thể về những vấn để mà đề tài đã đặt ra Tóm lại, Luận văn đã thể hiện được
tính tất yếu của một đề tài nghiên cứu khoa học
Hơn thế nữa, Luận văn cũng là thành quả đã được đúc kết sau 5 năm đày công học tập tại trường ĐHDL Kỹ Thuật Công Nghệ Với những kiến thức đã học được trong những năm học
tại trường, đã giúp em có được một nên tảng vững chắc, để có thể từng bước thực hiện và hoàn thành Luận Văn một cách tốt nhất Cụ thể là những môn học có liên quan như: Quản lý
KCN-KCX; Công nghệ xử lý nước thải; Công nghệ sạch; Công nghệ sinh học Xử lý Môi trường:
Ngoài ra, trong Luận văn cũng đã sử dụng ý kiến, kinh nghiệm, nhận định, của các chuyên
gia môi trường, các nhà khoa học, và từ các để tài nghiên cứu khoa học Điều này cho thấy Luận văn đã thể hiện tính xã hội cao
1.4.2 Tính mới của đề tài:
Tính mới ở đây là để tài đã đưa ra được hiện trạng của việc thực hiện kiểm soát ô nhiễm môi trường, cụ thể là các biện pháp xử lý cuối nguồn Vì hầu như trong công tác quản lý môi trường hiện nay, chỉ tập trung vào việc bắt buộc các cơ sở sản xuất hay các khu sản xuất công
nghiệp có khả năng gây ô nhiễm môi trường đều phải có biện pháp xử lý cuối nguồn, nhưng lại ít quan tâm đến việc xem những nơi này có thực sự vận hành hệ thống xử lý ô nhiễm hay không và vận hành có đúng theo yêu cầu kỹ thuật không Đây thực sự là vấn để cần phải quan tâm mà để tài muốn đưa ra
Trang 15
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆD GVHD: 78 LE THANH HAI
1.4.3 Ý nghĩa thực tiễn:
Qua việc đánh giá thực trạng kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các KCX, KCN để tài muốn
góp phần tạo cơ sở vững chắc cho quá trình phát triển công nghiệp của thành phố theo hướng
bền vững Đó là tập trung tất cả các cơ sở sản xuất riêng lẻ trong thành phố vào KCX,KCN
để có thể dé dàng kiếm soát ô nhiễm, khâu quản lý môi trường sẽ chặt chế hơn và mang tính
hệ thống Vì dễ hiểu một điều là các nhà quản lý môi trường của Sở không thể tìm hiểu sâu
sát quá trình thực hiện việc xử lý ô nhiễm môi trường của từng cơ sở riêng lẻ, nhưng trong một khu sản xuất công nghiệp tập trung thì khác: vì tại mỗi KCX, KCN đều có Phòng quản lý Môi trường riêng Nên thông qua việc quản lý phân cấp như vậy thì Sở KHCN&MT và Ban
quản lý KCX, KCN (HEPZA) có thể dễ dàng kiểm soát ô nhiễm công nghiệp và thực hiện
công tác quản lý môi trường đạt hiệu quả cao hơn
Trang 16
Chương này sẽ nêu một số khái niệm cơ bản về KCN, các loại hình KCN, các khía cạnh môi
trường có thể có trong KCN, hiện trạng quản lý và bảo vệ môi trường KCN và tình hình phát triển KCN ở Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng Và đưa ra những khó khăn vướng
mắc trong quần lý môi trường KCN, từ đó xác định những vấn để cần giải quyết trong thời
gian tới cho các KCX, KCN tại Tp.HCM Nội dung chương H bao gồm:
2.1 Sơ lược về Khu Công Nghiệp (KCN)
2.2 Tình hình phát triển các KCN ở Việt Nam
2.3 Tình hình quản lý môi trường các KCN ở Việt Nam
2.4 Tình hình phát triển các KCN ở Tp.HCM
2.5 Những khó khăn vướng mắc trong quản lý môi trường KCN
2.6 Những vấn đề cần giải quyết trong thời gian tới cho các KCN tại Tp.HCM.
Trang 17LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : Tê LÊ THANH HAI
Khởi đầu của phát triển công nghiệp thường được loài người coi là giữa những năm 1700 khi
cuộc cách mạng công nghiệp nổ ra ở Anh quốc Một trong những lý do thời điểm này được coi là “cuộc cách mạng” vì nó thật sự mang lại sự thay đổi cơ bản trong cách thức loài người
sản xuất hàng hóa (Jackson 1996)
Tuy nhiên sự ra đời của công nghiệp được bắt đầu bằng sản xuất thủ công với việc gia công
len và hàng đệt và việc sản xuất ấy chủ yếu ở qui mô gia đình Nhà máy dệt thực sự đầu tiên
được xây dựng vào khoảng năm 1720 và thu nhận 300 công nhân (Clow, 1972) Từ khoảng
năm 1750 một sự thay đổi lớn xuất hiện: việc sản xuất được tập trung trong những nhà máy
và sử dụng chủ yếu tài nguyên thiên nhiên làm nguyên liệu thô Nhu cầu cơ khí hóa làm cho công nhân cần phải sống gần nhà máyvà vì vậy trong một khoảng thời gian ngắn, các đô thị
công nghiệp đã mọc lên xung quanh các nhà máy, cùng với đó là sự gia tăng ô nhiễm công
nghiệp Đôi khi chúng ta tưởng rằng sự quan tâm đến môi trường là chỉ mới đây, trên thực tế,
công ty Muspratt sản xuất sodium carbonate ở Liverpool (Anh Quốc) đã bị đóng cửa từ đầu
những năm 1820 do gây ô nhiễm môi trường! (Clow, 1972)
Sự phát triển tập trung của công nghiệp đã dân dẫn mang lại một sự thay đổi: khái niệm “khu
công nghiệp” (KCN) xuất hiện ở những nước công nghiệp phát triển từ cuối thế kỷ 19 như
một biện pháp thúc đẩy, hoạch định và quản lý sự phát triển công nghiệp Những khu công
nghiệp đầu tiên được thiết lập vào đầu thế kỷ 20 ở vương quốc Anh và Mỹ
Định nghĩa và đặc trù của khu công nghiệp
Định nghĩa đơn giản nhất về KCN là “một vùng đất rộng, được chia ra và phát triển để sử dụng cho nhiều hãng nằm gần nhau và cùng chia sẽ với nhau cơ sở hạ tầng” (UNEP,1997)
Ngày nay, người ta sử dụng nhiều cách gọi khác nhau cho hình thức này như công viên công nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công việc, khu phát triển công nghiệp sinh thái
Dù gọi theo cách nào, chúng đều có 2 đặc điểm chung là: cùng địa điểm và cấu trúc quản lý
Các KCN khác với các dạng doanh nghiệp và công nghiệp khác bởi các đặc tính sau đây (UNEP, 1997):
- Su phat trién cia một vùng đất lớn, thường từ 40 — 80 ha;
- _ Một khu đất có bao gồm các tòa nhà và nhà máy xí nghiệp cùng các dịch vụ như các tiện
ích, đường xá, thông tin liên lạc, cảnh quan, nối với mạng lưới giao thông (bao gêm vận
Trang 18
LUAN VAN TOTNCHIED CVID : T@ LÊ THANH BÃI
- _ Quy hoạch tổng thể chỉ tiết có mô tả tiêu chuẩn vận hành và đặc tính của tất cả các yếu
tố của môi trường được tạo ra;
- _ Chuẩn bị quản lý để ràng buộc về pháp lý các thỏa ước và giới hạn để phê duyệt và giàn
xếp việc bố trí các công ty mới vào KCN, và quy định các chính sách đẩy mạnh quy hoạch để khuyến khích sự phát triển lâu dài của KCN và như vậy là để bảo vệ sự đầu tư
của các công ty trong KCN;
2.1.2 Các loại hình Khu công nghiệp
Bên cạnh các loại hình chung về KCN, trong đó các công ty có các hoạt động của mình tương tích với hoạt động của những công ty khác, trên thế giới còn có những loại hình KCN khác
mà ở đó hoạt động của chúng tập trung vào một số nhóm ngành đặc thù Có thể kể ra một số
như sau:
- _ Khu chế xuất (KCX) hay Khu vực Thương mại tự do là những KCN tập trung vào xuất
khẩu Các công ty trong KCX có thể nhập khẩu nguyên liệu và thiết bị miễn thuế nhập
khẩu nếu các hoạt động của họ bao gồm chế tạo, lắp ráp, chế biến hoặc đóng gói lại Nếu
các sản phẩm của họ được xuất khẩu, họ cũng không phải trả các loại thuế xuất khẩu Tuy nhiên, nếu bán sản phẩm trong nội địa nước sản xuất, thì họ sẽ phải trả các khoản thuế trên sản phẩm cuối cùng Những ngành nghề phổ biến trong KCX thường là lắp ráp
điện tử, kỹ thuật ánh sáng, sản xuất quần áo và bảo quản hàng hóa Tuy nhiên, ngày nay
ngành sản xuất phân mêm và dịch vụ tài chính cũng đang tăng trưởng đáng kể trong các KCX (UNIDO, 1999, Venable, 1998)
- Khu céng nghé cao (KCNC) la nhitng KCN trong dé 1a ca4c nganh céng nghiép céng nghé cao và thường liên kết với các trường đại học hoặc viện công nghệ Một số ngành nghề điển hình trong KCNC là điện tử, được/y tế, kỹ thuật hàng không và công nghệ sinh học
- _ Khu công nghiệp tổng hợp (KCNTR) là những KCN phát triển tuân theo một kế hoạch đã
được phê chuẩn có tích hợp chức năng công nghiệp, có thể là KCX hay KCNC, một khu
vực dân cư và các khu vực thương mại và tiện nghỉ hễ trợ
2.1.3 Các khía cạnh và tác động môi trường của các KCN
Phát triển công nghiệp là hoạt động hoàn toàn do con người Tuy nhiên nó dựa vào hệ sinh
thái tự nhiên làm nơi cung cấp tài nguyên và tiếp nhận các chất thải tạo ra Hơn thế nữa, hệ thống kinh tế do con người tạo ra như vậy có thể vượt qua khả năng của hệ sinh thái tự nhiên
để có thể cung cấp tài nguyên và tiếp nhận chất thải một cách bển vững, và khi điều này xảy
ra, sự hủy hoại môi trường sẽ là hậu quả tất yếu
Hoạt động của các KCN tác động đến môi trường ở mức độ nhất định Đặc biệt đối với những
KCN đã được phát triển mà không hoặc rất ít quan tâm đến môi trường thì chúng đã và đang tạo ra sự hủy hoại môi trường nghiêm trọng ở nhiễu nơi Các tác động môi trường từ các KCN
Trang 19
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆD GVND : Tớ LÊ THANH HÃI
có thể chia ra làm hai loại là (1) những tác động phát sinh như hậu quả của giai đoạn lập kế hoạch, và (2) những tác động phát sinh từ hoạt động hàng ngày
Trong qui hoạch, nếu việc sử dụng đất được cân nhắc hoàn toàn dựa trên quan điểm kỹ thuật
và kinh doanh, những tài nguyên môi trường quí giá có thể không được quan tâm đến Trong
vận hành, tất cả những vấn để môi trường thông thường liên quan đến sản xuất công nghiệp
của từng cơ sở công nghiệp đều hiện diện trong KCN Tuy nhiên, mật độ công nghiệp cao trong các KCN có thể gia tăng những tác động này và tạo ra những tác động tích luỹ Những
tác động dễ thấy nhất là:
Ô nhiễm đất
Ô nhiễm nước và không khí
Chất thải nguy hại và rò rỉ
Đưa vào môi trường những loại khí gây hiệu ứng nhà kính và huỷ hoại tâng ozôn
Thêm vào đó, quy mô của các KCN thường tạo ra những vấn đề môi trường không liên quan
đến một công ty đơn giản nào Những vấn đề gâm:
Tác động đến tính đa dạng sinh học và nơi sống của sinh vật
Quản lý thủy và lưu vực
Gây xáo trộn cảnh quan
Quản lý các nguồn tài nguyên, ví dụ như nước ngầm
Tiêu huỷ các chất thải
Gây những khó chịu cục bộ như tiếng ồn, chiếu sáng và giao thông vận tải
2.1.4 Những nguyên tắc và định hướng chủ đạo cho công tác Quản Lý Môi Trường
KCN
Nguyên tắc phòng ngừa: Nguyên tắc này giống như “phòng bệnh hơn chữa bệnh” các
cách tiếp cận này khuyến khích người làm quyết định thực hiện trước các biện pháp
phòng ngừa ngay cả khi chưa có đủ bằng chứng về khoa học
Thiết kế sinh thái: “Thiết kế phải xem xét tất cả những mối liên quan tiềm ẩn đến môi
trường của việc xây dựng, năng lượng và vật tư sử dụng, quá trình sản xuất và đóng gói, vận chuyển, tiêu thụ, tái sử dụng hoặc tái chế, và tiêu huỷ” (UNEP, 1997:18)
Quản lý chất lượng môi trường tổng hợp: “Quản lý chất lượng môi trường tổng hợp là
một khái niệm mới, liên kết quản lý chất lượng tổng hợp với quản lý môi trường lSO14001được phát triển để thực hiện ở từng doanh nghiệp đơn lẻ Một số chấp
nhận sẽ cân thiết trước khi có thể áp dụng ở một quốc gia” (UNEP, 1997:18)
Sản xuất sạch hơn và phục hồi tài nguyên: “ Mục tiêu của sản xuất sạch hơn là giảm
thiểu các tác động môi trường bằng cách hoặc là thay đổi cách thức tạo ra hàng hoá hoặc dịch vụ (công nghệ quá trình) hoặc là thay đổi chính bản thân hàng hoá (thiết kế sẵn phẩm” (UNEp, 1997:19)
SVTH: L ÂM HÀNG DŨNG : Trang 9
Trang 20LUẬN VĂN TỐT NGHIỆD " GVHD : Tẻ LÊ THANH HAI
e Sinh thái công nghiệp: “Sinh thái công nghiệp là một cố gắng mô hình hoá hệ thống công
nghiệp trên các hệ sinh thái tự nhiên mà thể hiện được các hoạt động hiệu quả về tài
ngyên, ví dụ như việc trao đổi các sản phẩm trung gian” (UNEP,1997:20)
Vai trò của các bên liên quan trong quần lý môi trường KCN:
- _ Chính phủ: Chính quyển Trung ương và địa phương có thể can thiệp vào bất cứ giai đoạn
hoạt động nào của các KCN Chính phủ có thể là nhà bảo trợ của KCN, khởi xướng dự án
và cung cấp nguồn tài chính ban đầu Ở nhiều nước đang công nghiệp hoá cón có thêm một mục tiêu nữa là thu hút các doanh nghiệp nước ngoài để có đầu tư nước ngoài cho
khu vực Tuy nhiên, chính phủ cũng có vai trò thứ hai, có thể được coi là đi ngược lại với
mong muốn thu hút đầu tư Đó là trách nhiệm của chính phủ đối với cộng đồng bảo vệ
môi trường bằng cách giám sát và bắt buộc tuân thủ các qui định về môi trường
- Các nhà phát triển: Mặc dù ở nhiều quốc gia, chính phủ và chính quyển địa phương
thường là những chủ thể quyết định chính về việc phát triển các KCN, những nhà phát triển thường xây dựng dự án dựa trên những xem xét về kinh tế và tính khả thi về công
nghệ
- Quan ly KCN: Viéc quản lý KCN có ba vai trò chính là: Quản lý vận hànhh của KCN, bảo trì các dịch vụ kỹ thuật, và cung cấp tài chính Trong trường hợp chính phủ dựng lên
KCN, việc quản lý KCN thường gắn kết chặt chẽ với cơ quan nhà nước
- _ Các công ty: các công ty thuê đất trong KCN là mục tiêu chính của việc kiểm soát những
tác hại đến môi trường Mặc khác, những công ty tốt về môi trường lại đòi hỏi nhà quản
lý KCN cung cấp những dịch vụ và điều kiện để vận hành môi trường tốt hơn
- _ Cộng đồng và các tổ chức phi chính phủ: Cộng đồng địa phương, hoặc những người đại diện cho họ, ngày càng đòi hỏi được thông báo về các hoạt động của KCN hoặc nhà máy đóng gần khu vực của mình Cộng đồng cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc nhận
thức và sẵn sàng đối phó với những rủi ro kỹ thuật có thể xảy ra trong khu vực của mình
Các nấc thang Quản Lý Môi Trường
Các nấc thang quản lý môi trường được đưa ra trong sơ đổ dưới đây Rõ ràng rằng nấc cuối cùng là nấc ít mong muốn nhất (không quản lý) và trên cùng là nấc thang được mong muốn nhất (sinh thái công nghiệp)
- - Sinh thái công nghiệp
- _ Sản xuất sạch hơn
- _ Hệ thống quản lý môi trường
- _ Kiểm toán và quan trắc môi trường
- _ Giảm thiểu chất thải
- Bao vệ năng lượng
Trang 212.2 Tình Hình Phát Triển Các KCN Ở Việt Nam
Qui hoạch phát triển các KCN
Ngày 6 tháng 8 nim 1996, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 519/TTg về Phê duyệt
Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng thời kỳ 1996-2010 Thủ tướng
Chính phủ đã công bố danh mục 33 KCN (bao gồm KCN&KCX) ưu tiên đầu tư đến năm
2000 Tiếp theo đó, tại các quyết định số 713/TTg ngày 30/08/1997 và số 194/198/QĐ, Thủ
tướng Chính phủ đã bổ sung danh mục nói trên thêm 23 KCN ưu tiên đầu tư đến năm 2000 Tính đến nay (04/2003), tổng số KCN theo qui hoạch đã được phê duyệt hoặc chấp thuận về
chủ trương là 113
Số lượng KCN của cả nước (đến cuối năm 2002) là 74, với tổng diện tích đất tự nhiên 13.300
ha, không kể KCN Dung Quất với diện tích 14.000 ha, trong đó có 6§ KCN, 4 KCX va 2 KCN
cao Phân lớn các KCN được thành lập tại các vùng kinh tế trọng điểm
- _ Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc: 10 KCN (1.300 ha, chiếm 9,8% tổng diện tích các KCN)
- _ Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: 38 KCN (9.400 ha, chiếm 70,6% tổng diện tích các KCN)
- Vang kinh té trong diém mién Trung: 07 KCN (890 ha, chiếm 6,6% tổng diện tích các
KCN)
- _ Các khu vực khác: 18 KCN (1.722 ha, chiếm 13% tổng diện tích các KCN)
Ngoài ra chính phủ quyết định thành lập KCN Dung Quất, thực chất là khu kinh tế tổng hợp
(thuộc tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi)
Thu hút đầu tư
Tổng số dự án đầu tư và kinh phí đầu tư vào các KCN:
- _ Số dự án đầu tư trong nước: 900 dự án (sản xuất và dịch vụ sản xuấp, với vốn đầu tư 30.800 tỷ đồng, không kể các dự án đầu tư xây dựng và kinh đoanh cơ sở hạ tầng KCN
- Số dự án đầu tư nước ngoài: 40 nước đâu tư với 1.060 dự án và vốn đầu tư đăng ký trên
8,9 tý USD, chiếm 21,5% vốn đăng ký của tất cả các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã
được cấp giấy phép trong nước
Tình hình thu hút các đầu tư vào các KCN cũng có sự khác biệt lớn giữa các vùng kinh tế:
- _ Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: khu vực này có 38 KCN và thu hút được nhiều dự án
đầu tư nhất với gần 900 đầu tư nước ngoài (chiếm 84% tổng số có vón nước ngoài đầu tư
vào các KCN) với tổng số vốn đăng ký gần 7,7 tỷ USD và 530 dự ánđầu tư trong nước với
—”.-y aaợơợ‹ợơơơơợơơợggợợợợơờợơợợợơợơợnơơơơơợơợợzơợơzơơợggợơơơơợnguggnguunnnnnnnnnnnaœmm
SVTH: LAM HOANG DUNG Trang 11
Trang 22
số vốn đầu tư gần 31.500 tỷ đồng (chiếm 77% tổng số có vốn của dự án đầu tư trong nước vào các KCN)
- _ Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc: thu hút được 65 dự án đầu tư nước ngoài (tương đương 6%) với tổng số có vốn đăng ký gần 700 triệu USD (tương đương 7%) và 04 dự án đầu tư trong nước với 23 tỷ đồng Hiện tại việc thu hút đầu tư vào các KCN này còn khá cao
- _ Vùng kinh tế trọng điểm miễn Trung: thu hút được 18 dự án đầu tư nước ngoài với tổng
số vốn 108 triệu USD và 170 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đầu tư trên 5.100 tỷ
đồng
Tóm lại: các dự án đầu tư vào KCN triển khai nhanh và thuận lợi hơn so với đầu tư ngoài
KCN vi dat đai được qui hoạch với những công trình hạ tâng sẵn có, chủ đầu tư không phải lo
đến bù, giải tổa mặt bằng và xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ cho hoạt động của
doanh nghiệp
Các loại hình công nghiệp trong KCN
Tại Việt Nam, theo điều kiện tự nhiên và kinh tế — xã hội của từng vùng, từng địa phương, mỗi một KCN được phê duyệt cfó thể chỉ có một hoặc hỗn hợp các loại hình công nghiệp có
tính chất đặc trưng như sau:
- Loai KCN ít hoặc không gây ô nhiễm (hạn chế);
- Loai KCN gay 6 nhiễm hoặc có khả năng gây ô nhiễm (đa số);
- _ Loại KCN kỹ thuật cao (rất ít);
Tính chất ô nhiễm hay không ô nhiễm của loại hình công nghiệp được đầu tư vào một KCN
sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến kỹ thuật và hiệu quả xử lý chất thải ở cuối đường ống (đặc biệt
là nước thải), và do đó sẽ ảnh hưởng đến các tiêu chuẩn qui định về việc xả nước thải vào hệ
thống thoát nước của KCN Vì vậy sẽ không khả thi khi đưa ra một tiêu chuẩn qui định chung cho tất cả các KCN về việc xả nước thải từ các cơ sở thành viên vào hệ thống thoát nước
Co sé ha tang môi trường KCN
Cơ sở hạ tầng về môi trường bao gồm hệ thống cấp nước, thoát nước mưa, nước thải, xử lý
nước thải tập trung; các phương tiện thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải rắn, hệ
thống phòng ngừa và ứng cứu sự cố môi trường KCN Đây là một vấn đề rất đáng quan tâm,
vì hiện nay phần lớn các đơn vị đẫu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN thường không có đủ
vốn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như đường xá, sân bãi, cấp điện, cấp nước, giao thông,
thông tin liên lạc chưa nói đến cơ sở hạ tầng về môi trường Hệ thống cơ sở hạ tầng môi trường KCN là yếu tố rất quan trọng và bắc buộc phải có để phát triển KCN, nếu hệ thống
này không được triển khai vào thực tế thì vấn để ô nhiễm môi trường của KCN không bao giờ
được giải quyết cho dầu các cơ sở thành viên trong KCN có nỗ lực cách mấy đi nữa Đây là một tiêu chí bắc buộc nếu muốn đạt được mục tiêu hài hòa giữa nhu cầu phát triển KCN và
yêu cầu bảo vệ môi trường Điều này đòi hỏi các nhà đầu tư, các nhà quản lý KCN phải có
kế hoạch, biện pháp thích hợp để triển khai phù hợp với khả năng kinh tế kỹ thuật của mình
——szzzơơzơơznzanunơơznuat=ễễxễiễssễsrssơaanazszznẳỶẳễ-ờơợơợơơẳ .-.-ờợ‹mnơờớợơaesnn-z-zsrremmmmm
Trang 23LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CVHD: TS he THANH HÃI
Trên thực tế, vẫn có một số KCN đã vượt qua được những khó khăn đó và đang tiến tới việc
hoàn thiện phần còn lại của hệ thống cơ sở hạ tầng môi trường KCN, điển hình như trường hợp của KCN Nomura Hai Phong, KCN Thang Long Ha N6i, KCN Amata, KCN Viét Nam -
Singapore, KCN Việt Hương ở Bình Dương Các KCN này đã có hệ thống cơ sở hạ tầng
tương đối hoàn chỉnh, đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung hoàn chỉnh được đưa vào hoat
động Phần lớn các KCN còn lại đang trong quá trình đến bù, giải phóng — san lấp mặt bằng,
chuẩn bị xây dựng các công trình hạ tầng
2.3.1 Tổ chức quản lý và nội dung quản lý
thuộc UBND Tỉnh/Thành phố): thực hiện chức năng quần lý nhà nước về bảo vệ môi
trường đối với các KCN trên địa bàn Tỉnh/Thành phố
-_ Ban quản lý KCN Tỉnh/Thành phố (trực thuộc UBND Tỉnh/Thành phố): kết hợp cùng với
Sở KHCN&MT thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với các
KCN trên địa bàn Tỉnh/Thành phố
Ngoài ra, quản lý môi trường KCN còn có sự tham gia của một số cơ quan ban ngành khác (hạn chế và không quản lý trực tiếp) Mối quan hệ giữa các ban quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường KCN được thể hiện trên #ình 2.7 như sau:
Hình 2.1 Mốt quan hệ giữa các cơ quan quản lý nhà nước
về bảo vệ môi trường KCN
ee
Trang 24LUAN VAN TOTNCHIED GVHD: 18 LÊ THANH HÃI
> Nội dung quản lý môi trường KCN:
Quản lý môi trường KCN chủ yếu bao gồm những nội dung chính sau đây:
- _ Xem xét các vấn để môi trường trong khâu quy hoạch phát triển KCN;
- _ Thẩm định môi trường các dự án thành lập KCN, các dự án xin đầu tư vào KCN;
- - Thẩm định các hệ thống cơ sở hạ tầng môi trường trong KCN;
- _ Kiểm tra, thanh tra môi trường tại cdc nha may trong KCN;
- _ Quan trắc môi trường bên ngoài hàng rào các KCN;
- _ Giải quyết các tranh chấp, khiếu nại và xử phạt hành chánh về môi trường
2.3.2 Các vấn để môi trường do hoạt động công nghiệp gây ra
Các KCN ở nước ta hiện nay có cùng một đặc điểm chung là hệ thống cơ sở hạ tầng chưa
hoàn chỉnh nhưng đã có một số nhất định các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp đang hoạt
động Việc xây dựng cơ sở hạ tầng KCN vẫn đang tiếp tục thực hiện trong khí một số nhà
máy vẫn đang hoạt động bình thường Vì vậy ô nhiễm môi trường KCN hiện nay là kết quả
tổng hợp của các hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng, giai thông vận tải và việc ảnh
hưởng lẫn nhau là đều khó tránh khỏi Hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường KCN
tại một thời điểm nào đó phụ thuộc trước tiên vào các nguồn thải chất ô nhiễm (số lượng,
thành phần và tính chất nguồn thải), kế đến là các biện pháp kiểm soát và xử lý ô nhiễm, và
sau cùng là khả năng tự làm sạch của môi trường
Ô nhiễm nước thải
Là loại chất thải phổ biến nhất ở các KCN Nước thải bao gồm nước thải công nghiệp sử
dụng cho các giai đoạn công nghệ sản xuất và nước thải sinh hoạt của công nhân nhà máy
Mức độ ô nhiễm phụ thuộc vào tính chất sản xuất của xí nghiệp, có ngành nghề sử dụng ít
nước nhưng cũng có nhiều ngành sử dụng nhiều nước cho công nghệ sản xuất và kèm theo đó
là việc phát sinh nước thải có thành phan phức tạp và mức độ ô nhiễm cao Điển hình về ô
nhiễm nước thải tại các KCN là: xi mạ, đệt nhuộm, giấy, da, các sản phẩm có phun sơn, chế
biến thực phẩm Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có 7 KCN đã xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung gồm: KCX Tân Thuận, KCX Linh Trung, KCN Lê Minh Xuân, KCN Biên Hòa
2, KCN Viét Nam — Singapore, KCN Loteco, KCN Amata, KCN Nhon Trach 1 va KCN Séng
Than đang xây dựng Phần lớn cdc nha may nim trong va ngodi KCN déu không có hệ
thống xử lý nước thải cục bộ trước khi thải vào nguồn hoặc nếu có thì hoạt động không hiệu quả Số lượng trạm xử lý vận hành đúng qui cách chưa cao
Ô nhiễm khí thải
Khí thải phát sinh trong quá trình hoạt động của các nhà máy trong KCN tất đa dạng tùy theo
đặc điểm ngành nghề sản xuất, có thể phân chia theo các dạng sau: khí thải ô nhiễm chính là
do xây dựng nhà xưởng, đường xá, các hoạt động giao thông và sản xuất ximăng, vật liệu xây
SVTH: LAM HOANG DUNG Trang 14
Trang 25LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CVHD : Tớ LÊ THANH HÃI
dựng, gỗ, Đây là một vấn đề cần được quan tâm và xử lý đúng mức ở các nhà máy và Ban
quản lý KCN
Ô nhiễm chất thải rắn
Đây cũng là dạng chất thải có trong tất cả các nhà máy, xí nghiệp sản xuất Ngoài lượng rác
sinh hoạt của cán bộ công nhân viên làm việc trong KCN, còn có một lượng lớn chất thải rắn công nghiệp mà thành phần của chúng thay đổi trong phạm vi rất rộng do tính đa đạng hóa
ngành nghề được đầu tư vào KCN Trong số chất thải rắn công nghiệp, đặc biệt quan tâm đến
các chất thải độc hại và cặn bùn sinh ra từ các công trình xử lý cục bộ nước thải công nghiệp Ngoài 3 nguồn chất thải chính trên còn vấn để tiếng ồn, ô nhiễm nhiệt trong một số nhà máy
cũng là vấn để cần được giải quyết Thực tế khảo sát cho thấy có khá nhiều nhà máy hoạt động gây ra tiếng ồn ở mức độ khá cao, nhà xưởng chưa được thông thoáng tốt, nhiễu hơi khí
độc và nhiệt thừa tích tụ trong không gian làm ảnh hưởng đến sức khoẻ công nhân
2.3.3 Tình hình quản lý Môi Trường trong các KCN
Đi đôi với phát triển sản xuất và có chính sách ưu đãi cho các nhà đâu tư hoạt động có hiệu quả, nhà nước yêu cầu phải quản lý tốt về mặt môi trường, đảm bảo xử lý ô nhiễm đạt tiêu
chuẩn qui định Vì vậy các KCN nghiệp có phát sinh ô nhiễm đều được qui hoạch xa thành
phố, KCN ít ô nhiễm được bế trí ở các quận ven hoặc huyện ngoại thành Việc phân loại mức
độ ô nhiễm chủ yếu dựa vào qui trình công nghệ sản xuất, nếu công nghệ có phát sinh ô nhiễm thì nhà đầu tư cần phải có các giải pháp xử lý và lập đánh giá tác động môi trường
hoặc bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, tiến hành xây dựng hệ thống xử lý chất thải trước khi đưa nhà máy vào sản xuất Sở KHCN&MT sẽ nghiệm thu hệ thống xử lý ô nhiễm
và cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường, nhà máy mới chính thức được hoạt động
tại KCN Trong quá trình nhà máy hoạt động sản xuất, BQL KCN cùng Sở KHCN&MT và
các cơ quan chuyên ngành tổ chức giám sát định kỳ hoặc đột xuất nhằm giám sát và khống chế mức độ ô nhiễm
Ban quản lý các KCX và KCN là cơ quan đại diện Nhà nước quản lý các KCN tại tỉnh, thành
phố Công tác này có sự phối hợp của các công ty đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN Việc
bố trí các đơn vị sản xuất trong KCN làm phát sinh các vấn để môi trường trong khí hệ thống
xử lý chất thải chưa đáp ứng nhu cầu xử lý Một nhu cầu bức bách nữa là còn thiếu hệ thống
thống nhất quản lý và luật pháp về môi trường, do vậy mỗi KCN tổ chức quản lý môi trường
máy các loại vừa và lớn, khoảng 23.481 cơ sở sản xuất nhỏ Đặc biệt là các nhà máy, xí
nghiệp, các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp được tận dụng từ mặt bằng nhà ở và phân bố
SVTH: LAM HOANG DUNG Trang 15
Trang 26
rải rác, nằm xen lẫn trong các khu dân cư, diện tích dành cho sản xuất rất thiếu và hầu như không có khoảng trống đành cho các công trình xử lý chất thải cần thiết
Trong những năm gần đây, đặc biệt khoảng từ năm 1993, khi qui hoạch tổng thể của thành phố Hồ Chí Minh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, việc phát triển đô thị đã được định
hướng, trong đó có qui hoạch các KCN Được hình thành sớm nhất và có hiệu quả nhất là
KCX Tân Thuận, sau đó là KCX Linh Trung, KCN Lê Minh Xuân, Hiện nay các KCN ở
Tp.HCM đã được Chính phủ phê duyệt và đang được triển khai
Việc đầu tư cho phát triển công nghiệp để đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đã trổ thành mục tiêu chiến lược của Quốc gia từ nay đến năm 2010 Tuy nhiên việc phát
triển công nghiệp nhất thiết phải gắn liền với bảo vệ môi trường để bảo đảm sự phát triển
bển vững của Tp.HCM nói riêng cũng như của cả nước nói chung Đó là quan điểm xuyên suốt của Ban Quản lý các KCX và KCN ở Tp.HCM (HEPZA) Trong thực tế, mục tiêu chung
của việc hình thành và phát triển các KCN một mặt là trong KCN các doanh nghiệp sử dụng các công trình hạ tầng chung nên giảm được chỉ phí, hạ được giá thành, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, mặt khác việc tập trung các doanh nghiệp trong KCN sẽ tạo điều kiện dễ dàng hơn trong việc xử lý chất thải công nghiệp, bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao hiệu quả sử
đụng vốn
Thực hiện chủ trương xây dựng và phát triển KCN của cả nước, đến nay tại Tp.HCM đã tiến
hành xây dựng 3 khu chế xuất (KCX) và 11 khu công nghiệp (KCN) (theo phê duyệt của
Chính phủ tổng cộng có 21 KCN) Từ khi hình thành năm 1991 cho đến cuối năm 2002, KCX
Tân Thuận, KCX Linh Trung I và Linh Trung II đã có 183 dự án đầu tư được cấp giấy phép,
trong đó có 149 xí nghiệp đang hoạt động sắn xuất kính doanh, tổng vốn đầu tư vào các KCX
là khoảng 913 triệu USD Hoạt động của các doanh nghiệp trong KCX đã thực sự có hiệu quả
về mặt kinh tế xã hội, giải quyết việc làm cho hơn 80.000 lao động, kim ngạch xuất khẩu
năm 2002 đạt 938,8 triệu USD tăng 126,36 triệu USD so với năm 2001.Riêng 11 KCN, trong
đó đại bộ phận thành lập từ năm 1997 nhưng tốc độ phát triển nhanh, đến nay các KCN phần lớn đã lấp đầy, chỉ còn một số khu còn đất sẵn sàng cho thuê như : KCX Tân Thuận (53 ha),
KCN Tây Bắc Củ Chi (28 ha) và KCN Hiệp Phước (38 ha) Các KCN đã có 345 doanh
nghiệp đi vào sản xuất kinh đoanh thu hút được trên 27.000 lao động
Trang 27
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆD GVHD: Tô LÊ THANH HÃI
Bảng 2.1 - Các KCX, KCN trên địa bàn Tp.HCM
5_ | KCN Tân Bình Phường 15, Quận Tân Bình
7 | KCN Tây Bắc Củ Chi | Xã Tân An Hội, huyện Củ Chi
9_ ¡| KCN Lê Minh Xuân Xã Lê Minh Xuan, huyện Bình Chánh
II | KCN Hiệp Phước Xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè
12 | KCN Cat Lai 1 Quan 2
13 | KCN Cat Lai 2 Quan 2
14_ | KCN Phong Phi Xã Phong Phú, huyện Bình Chánh
Nguôân: Bạn Quản lý các KCX và KCN TP.HCM (HEPZA)
Theo Ban Quản ly KCX — KCN thành phố, việc dự đoán sự phát triển của các KCX - KCN
trong tương lai là một điều rất khó và hầu như không thể dự doán một cách chính xác tốc độ
phát triển của các KCX ~ KCN Việc phát triển các KCX - KCN còn phụ thuộc vào nhiều
yếu tố như:
e Khi nhà đầu tư xin thành lập KCX — KCN, các chủ đâu tư đều cho rằng sau từ 3 — 5 năm
sẽ xây dựng xong cơ sở hạ tầng và lấp đầy dẫn dần, nhưng thực tế không thể thực hiện
được như vậy, vì việc xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn toàn phụ thuộc vào vốn Khi xin giấy
phép chủ đầu tư đưa ra các loại vốn khác nhau như vốn tự có, vốn vay và vốn ứng trước
của người thuê đất
- Vốn tự có của công ty đứng ra xây dựng cơ sở hạ tầng rất hạn chế và cũng rất mơ hồ
Ví dụ vón tự có là 100tỷ thì tiền mặt chỉ vài tỷ, phần còn lại là nhà xưởng, thiết bị
máy móc, tài sản, hàng hóa
- V6n vay là vốn ưu đãi của nhà nước cho vay với lãi suất thấp, tuy nhiên nguồn vốn này rất hạn chế, thậm chí không đủ trả tiền đến bù giải tổa
- _ Vốn ứng trước của người thuê đất Mô hình thích hợp xây đựng hiện nay là xây dựng theo kiểu cuốn chiếu, dựa vào nguồn vốn hiện hữu để từng bước xây dựng cơ sở hạ
tầng Tuy nhiên vốn ứng trước cũng hạn chế (không quá 50%)
Một số KCN do các công ty nước ngoài đẫu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, mặc dù giá thuê đất đắt hơn nhưng tỷ lệ lấp đây vẫn cao hơn nhiều KCN do doanh nghiệp trong nước xây dựng hạ
tầng chính là nhờ họ có kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn hơn chúng ta trong lĩnh vực này Ngoài ra, mặc dù có nhiều sửa đổi nhưng thủ tục hành chính của chúng ta vẫn còn khá
SVTH: LAM HOANG DUNG Trang 17
Trang 28LUẬN VĂN TỐT NGHIỆD CVHD : Tê, LÊ THANH HẢI
nhiêu khê Nhiều chế độ ưu đãi đâu tư đã được Nhà nước phê duyệt, nhưng vẫn chưa được
thực hiện Các văn bản luật ban hành thường bị mỗi cơ quan, ban ngành hiểu theo mỗi kiểu
và nhìn chung nạn “nhũng nhiễu” doanh nghiệp vẫn còn đâu đó đã làm cho các nhà đầu tư
chưa thật yên tâm về môi trường đầu tư
e_ Khi đã xây dựng xong cơ sở hạ tầng, việc các KCX — KCN có được lấp đây hay không và
mức độ lấp đầy như thế nào thì BQL KCX - KCN TP.HCM không dự đoán được và bản thân công ty xây dựng cơ sở hạ tầng KCX - KCN cũng không chắc chắn được Điều này tùy thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí KCN có thuận tiện hay không; điều kiện KCN có
phù hợp với các điều kiện sản xuất của nhà đầu tư hay không; tình hình kinh tế của công
ty nhu thé nao
e Mức độ phát triển của các KCX - KCN cũng không đồng đều Về nguyên tắc, khi các
đơn vị xin thành lập KCN dự đoán hoàn thành việc xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như thu
hút đầu tư trong một thời gian nào đó Nhưng trên thực tế có KCN phát triển mạnh, có
KCN phát triển chậm và thậm chí có những KCN bị thất bại Trong thời gian qua, ngoài 2
KCX Tân Thuận và Linh Trung, TP.HCM còn có 10 KCN Trong đó, các KCN như Lê Minh Xuân, Tân Tạo, Vĩnh Lộc, Bình Chiểu đã dần dẫn khắc phục những khó khăn ban đầu và phát triển theo chiều hướng tốt
Thực tế hiện nay cho thấy việc dự đoán sự phát triển các KCX - KCN chỉ có tính tương đối
và còn tùy thuộc vào nhiễu yếu tố Thành phố chủ trương tạo điều kiện lấp đầy 100% 2 KCX
và 50% các KCN hiện có, nhưng thực tế cho thấy một nhà máy khi có giấy phép đầu tư vào
KCN tập trung phải cần thời gian ít nhất 5 năm mới chính thức đi vào hoạt động
2.4.1 Hiện trạng về quản lý và bảo vệ môi trường trong các KCN tại Tp.HCM
Quản lý và bảo vệ môi trường từ khâu lập qui hoạch phân vùng cho các KCN
Đối với các KCN có ô nhiễm được qui hoạch về không gian: cách xa Thành phố và nằm về
phía hạ lưu các sông lớn: sông Sài Gòn và Đồng Nai:
- _ KCN Hiệp Phước: nằm về phía Nam TP và hạ lưu sông Sài Gòn;
- _ KCN Lê Minh Xuân: phía Tây Nam, tách biệt hướng phát triển dân cư, đô thị Thành phố
Đối với KCX và 8 KCN còn lại không hoặc ít ô nhiễm: bố trí tại Quận nội thành, Quận ven
hoặc các huyện ngoại thành
Quản lý và bảo vệ môi trường ở bước thẩm định dự án đầu tứ:
- _ Hội đồng thẩm định xem xét qui trình công nghệ sản xuất ra sản phẩm để quyết định chủ trương đầu tư; nếu công nghệ sản xuất thuộc loại ô nhiễm môi trường sẽ bị loại hoặc sắp
Trang 29LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP : GVID : Tớ LÊ THANH HAI
Quản lý và bảo vệ môi trường ở bước xây dựng công trình:
- _ Tiến hành thẩm tra đồ án thiết kế về kiến trúc, kết cấu, cấp thoát nước, nhà vệ sinh;
- Kiém tra thi công tại hiện trường các hạng mục: hâm chứa nhà vệ sinh sinh, hệ thống
thoát nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, nước mưa;
- _ Quá trình đấu nối nước thải của từng xí nghiệp vào mạng lưới chung
Quản lý và bảo vệ môi trường ở bước vận hành sản xuất:
Muốn được vận thành sản xuất, nhà máy phải chịu sự quản lý kiểm tra của các cơ quan
chuyên ngành về môi trường An toàn lao động về điện, chống sét, PCCC; trong đó có các thông số về nước thải, khí thải, tiếng ồn đều được khống chế theo qui định hiện hành
Quản lý và bảo vệ môi trường thông qua các công tác kiểm tra định kỳ, đột xuất trong quá trình sẵn xuất:
- _ Phối hợp với Sở KHCN&MT Thành phố kiểm tra định kỳ các Nhà máy đã hoạt động;
- _ Tiến hành kiểm tra đột xuất đối với các Nhà máy đã được phân loại về ô nhiễm
Quản lý và bảo vệ môi trường thông qua hoạt động nhà máy xử lý nước thải và thu gom, vận
chuyển rác:
~_ Đã vận hành nhà máy xử lý nước thải trong KCX Tân Thuận với giai đoạn 1 có công suất
4000 mỶ/ngày đêm, tổng công suất toàn nhà máy là 10.000 mỶ/ngày;
- - Đã khởi công xây dựng nhà máy xử lý nước thải KCX Linh Trung, giai đoạn 1 có khả
năng xử lý 3000 mỶ/ngày, đến cuối năm 1999 bắt đầu hoạt động; tổng công suất thiết kế
toàn nhà máy là 6000 m/ngày;
- Cả 2 KCX đều đã có trạm chứa và phân loại rác, diện tích 700m”, nha lam viéc 500m?
cho đội vệ sinh và lực lượng quét dọn đường, nạo vét mương cống, trồng cây xanh hàng trăm người
- - Rác công nghiệp còn giá trị sử dụng do các lực lượng dịch vụ đảm nhận thu gom, vận
chuyển, tiêu thụ
- _ Rác thải công nghiệp và sinh hoạt do các công ty dịch vụ công cộng ký các hợp đồng với
các xí nghiệp trong KCX để thu gom, vận chuyển và đổ theo qui định ở các bãi chứa rác
của TP
2.4.2 Tình hình quản lý môi trường tại các KCN ở Tp.HCM
Từ sau khi có Quyết định 76/2002/QĐ-UB ngày 02/07/2002 của UBND Thành phố về việc
ban hành quy chế quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường đối với các KCX - KCN tại Tp.HCM và được sự hỗ trợ về chuyên môn của Sở KHCN&MT thành phố thì công tác quản
lý, bảo vệ môi trường của HEPZA gặp nhiều thuận lợi
SVTH: LAM HOANG DUNG Trang 19
Trang 30LUAN VAN TOTNGHIED CVHD: TS LE THANH HAI
Ban quan ly cic KCX va KCN (HEPZA) quản lý 2 KCX và 11 KCN tại thành phố Nhờ xác định được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và nắm bắt được các công nghệ tiên
tiến áp dụng trong xử lý ô nhiễm nên thành phố đã đạt được những kết quả khá tốt trong việc
xử lý chất thải xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn qui định, số lượng nhà máy xây dựng trạm xử
lý nước thải cục bộ tăng cao
Từ những năm 1998 ~ 1999, hai KCX Tân Thuận va Linh Trung đã có trạm xử lý nước thải
tập trung có công suất thực tế 2.500 mỶ/ngày đêm/trạm, cả hai đều hoạt động ổn định, nước
thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn theo TCVN 5945-1995 cột B HEPZA tiến hành kiểm tra, quản
lý chất thải các KCN thường xuyên và chặt chẽ, ngoài ra hàng tuần 2 KCX đều nộp kết quả
xét nghiệm sau xử lý và mỗi quí đều gửi báo cáo cho HEPZA và Sở KHCN&MT KCN Lê Minh Xuân có trạm xử lý nước thải có công suất 2.000 m /ngày đêm đã hoạt động vào năm
2002 KCN Tân Tạo, Vĩnh Lộc, Tân Bình đang triển khai xây dựng trạm xử lý nước thải tập
trung KCN Bình Chiểu (Q.Thủ Đức) vì nằm ở thượng nguồn nên yêu cầu xử lý nước thải
phải đạt TCVN 5945-1995 cột A Hiện tại KCN chưa xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung
nên phải quản lý các nhà máy thực hiện xử lý nước thải đạt loại A (điều này rất khó để thực
hiện) Các KCN còn lại, tuy chưa có nhiều nhà máy hoạt động nhưng do hướng dẫn của
HEPZA và bản thân xí nghiệp cũng nhận thức được tầm quan trọng của môi trường nên phần
lớn các xí nghiệp đều có hệ thống xử lý cục bộ đạt hiệu quả cao
Công tác giám sát khói thải, bụi thải và tiếng ôn: HEPZA đã tổ chức giám sát công tác này tại
các doanh nghiệp điển hình, vì thế đã khống chế được sự lan truyền ô nhiễm ở mức tối thiểu,
hầu hết các chỉ tiêu đểu đạt tiêu chuẩn qui định xả vào môi trường và có tải lượng thấp Ngoài ra đối với một số nhà máy vượt tiêu chuẩn và lượng bụi thải và tiếng ồn nhưng có tần
suất phát sinh không thường xuyên hoàn toàn khống chế được
Công tác thu gom và xử lý chất thải rắn: rác công nghiệp còn giá trị sử dụng do các lực lượng dịch vụ tiếp nhận thu gom, vận chuyển, tiêu thụ Rác thải công nghiệp còn lại và rác sinh
hoạt do các công ty dịch vụ KCN ký hợp đồng xí nghiệp công trình công cộng bên ngoài tiếp
nhận vận chuyển và để đúng nơi qui định Các loại rác thải phát sinh trong quá trình sản xuất
như dầu cặn, bùn lắng sau quá trình xử lý nước thải được kiểm nghiệm phân tích kỹ và giao
cho các đơn vị chức năng bên ngoài tiêu hủy
Tính đến hết tháng 2/2003, HEPZA đã cấp được 83 giấy chứng nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn
môi trường cho các dự án đầu tư vào các KCX, KCN Song song đó, công tác cấp văn bản nghiệm thu môi trường cho các đơn vị đã xây dựng và vận hành hệ thống xử lý chất thải cũng
được HEPZA phối hợp với Sở KHCN&MTT thực hiện tốt
Để kịp thời đánh giá hiện trạng các hoạt động liên quan đến môi trường tại các KCX, KCN; đến nay HEPZA đã phối hợp các cơ quan phân tích môi trường tiến hành đo đạc giám sáy chất lượng môi trường của các đơn vị sản xuất có phát sinh ô nhiễm tại các KCN như: Tân
Bình (tháng 4/2002), Tây Bắc Củ Chi và Tân Thới Hiệp (tháng 5,6/2002); KCN Lê Minh
Xuân và Tân Tạo (tháng 10,11/2002), Vĩnh Lộc (tháng 12/2002, 1/2003) Kết quả đạt được
như sau:
Se a
Trang 31LUẬN VĂN TỐT NGHIỆD CVHD: Tẻ LÊ THANH HAI
Bảng 2.2 - Kết quả giám sát chất lượng nước thải ở một số KCN tại Tp.HCM
Giám sát chất lượng nước thải
trường để tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ kiểm tra môi trường kịp thời phát hiện và xử lý
các trường hợp gây ô nhiễm môi trường tại các KCX, KCN
2.5 Những Khó Khăn Vướng Mắc Trong Quản Lý Môi Trường KCN
Thực tế quản lý môi trường KCN trong thời gian qua cho thấy một số khó khăn, vướng mắc
chung như sau:
- - Việc phân cấp quản lý chưa rõ ràng và cụ thể, dẫn đến việc tránh né và đùn đẩy trách
nhiệm giữa các cơ quan quản lý
KCN) không thể có mặt thường xuyên tại từng nhà máy để giám sát việc thực thi các cam kết trong đánh giá tác động môi trường hoặc bắn đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường và
kiểm soát từng nguôn ô nhiễm và chưa có những tiêu chuẩn phù hợp cho từng nguồn ô
nhiễm
- - Các cơ quan quản lý môi trường ở địa phương không có đủ phương tiện và trang thiết bị
để thực hiện việc giám sát ở tất cả các nhà máy trong KCN, thiếu cán bộ quần lý môi trường trong KCN
Trang 32
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆD CYHD : Tô LÊ THANH HAI
2.6
Các sở KHCN và MT chỉ có thể đáp ứng phần nào việc quản lý các vấn để môi trường
bên ngoài hàng rào KCN
Các vấn để môi trường bên trong hàng rào các KCN chỉ có thể được quản lý tốt bởi chính
bộ phận chức năng quản lý môi trường của từng KCN, điều này cũng đã được bắt đầu
thực hiện và đạt được những kết quả khả quan ở một số KCN trọng điểm như Tân Thuận,
Linh Trung, Lê Minh Xuân
Việc xử phạt các trường hợp vi phạm luật bảo vệ môi trường còn lỏng lẻo, mức phạt còn
quá thấp chưa đủ sức để buộc các đối tượng vi phạm nỗ lực thực hiện các giải pháp bảo
vệ môi trường hay thay đổi hành vi gây ô nhiễm
Chưa có những qui định thống nhất về môi trường dành riêng cho KCN, và chưa có những
công cụ chính sách môi trường thích hợp và chưa xây dựng được hệ thống quản lý chất
lượng môi trường cho KCN
Trong số 74 KCN đang hoạt động ở Việt Nam hiện nay, mới chỉ có rất ít KCN có nhà
máy xử lý nước thải tập trung, bên cạnh đó hầu hết các KCN đều chưa có hệ thống lưu trữ
và xử lý chất thải rắn an toàn về mặt môi trường, đặc biệt là các chất thải nguy hại
Những Vấn Đề Cần Giải Quyết Trong Thời Gian Tới Cho Các KCN Tại Tp.HCM
Để thực hiện tốt chức năng quản lý, bảo vệ môi trường cho các KCX, KCN thì những vấn đề cần đặt ra mà Ban quản lý KCN (HEPZA) cần phải giải quyết trong thời gian tới là:
Với chức năng đã được giao thì HEPZA có thẩm quyển xử phạt các vi phạm về môi
trường tương đương với cấp Quận, Huyện Tuy nhiên do chưa có tổ chức Thanh tra môi
trường chuyên trách của HEPZA nên thống nhất phối hợp chặt chẽ và kịp thời với thanh tra môi trường Sở KHCN&MT Thành phố nhằm xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm về
bảo vệ môi trường trong các KCX, KCN
Ý thức bảo vệ môi trường của một số doanh nghiệp chưa cao, chưa đầu tư hệ thống xử lý
chất thải hoặc có đầu tư nhưng không vận hành, vận hành đối phó với công tác kiểm tra
vì ỷ lại hệ thống xử lý tập trung của khu công nghiệp Do đó, cần tập trung xây dựng ý
thức và chấp hành các qui định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các doanh
nghiệp trong KCN
Ngoài 4 KCX, KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung, các khu công nghiệp còn lại
phải tiếp tục đầu tư hệ thống xử lý nước thải, đồng thời xây dựng hệ thống thoát nước
mưa và nước thải sản xuất riêng cho phù hợp với hệ thống xử lý nước thải tập trung sau này
Bộ KHCN&MT đã ban hành “các tiêu chuẩn Nhà nước Việt Nam về môi trường theo
Quyết định 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25/06/2002, theo đó thì các tiêu chuẩn này sẽ
có hiệu lực từ ngày 01/01/2003, nhưng việc áp dụng sẽ gặp khó khăn do chất lượng nước thải đầu ra của hệ thống xử lý nước thải tập trung của các KCX, KCN phụ thuộc vào lưu
lượng dònh chảy của nguồn tiếp nhận mà việc xác định lưu lượng này là rất khó Việc
thay đổi tiêu chuẩn chất lượng nước thải cũng sẽ ảnh hưởng đến các hệ thống xử lý nước
thải cục bộ của các nhà máy trong KCX, KCN
Trang 33
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆD GVHD: TS LE THANH HÃI
- Viéc quan ly chat thai rắn, chất thải nguy hại gặp nhiều khó khăn do các doanh nghiệp
sản xuất bên trong KCX, KCN tự ý hợp đông thu gom xử lý với các đơn vị bên ngoài
không có chức năng, trong thời gian sắp tới ban quản lý KCN sẽ có kế hoạch cụ thể nhằm kiểm soát việc thu gom, xử lý chất thải nguy hại này của từng doanh nghiệp và từng
KCX, KCN
- Tăng cường kiểm tra, xử lý các doanh nghiệp có phát sinh nguồn bụi, khí thải gây ô nhiễm không khí, không để tình trạng khiếu nại kéo dài của các doanh nghiệp hay hộ dân xung quanh
- Ban quản lý KCN (HEPZA) sẽ phối hợp với các công ty kinh doanh hạ tầng KCN và cơ
quan chức năng để kiểm tra chấn chỉnh các doanh nghiệp tự khoan nước ngầm để xử dụng nhằm hạn chế khả năng suy giảm nguồn tài nguyên nước ngầm, ảnh hưởng đến kết cấu
các công trình xây dựng sau này
- _ Ban quản lý KCN (HEPZA) sẽ có chương trình hỗ trợ, tư vấn khuyến khích sản xuất sạch
hơn trong các KCX và KCN Đồng thời sẽ sớm đưa Chi nhánh Trung tâm đào tạo, tư vấn
và chuyển giao công nghệ nước sạch và vệ sinh môi trường đi vào hoạt động để hỗ trợ
đào tạo cán bộ quản lý về môi trường tại các KCX, KCN và các doanh nghiệp
A
Trang 34Chuong [II
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN
CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIÊM
CUỐI NGUỒN DẠNG TẬP TRUNG Ở CÁC KCN TẠI TP.HCM GIAI ĐOẠN 1995 - 2003
Chương này sẽ nghiên cứu đánh giá hiệu quả xử lý của các biện pháp xử lý cuối nguồn dạng tẬp trung và nêu ra những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện việc kiểm soát ô
nhiễm Nội đung chương III bao gồm:
3.1 Quan điểm chung
3.2 Thực trạng áp dụng các biện pháp kiểm soát ô nhiễm
cuối nguồn tập trung tại các KCN
3.3 Kết luận
Trang 35LUAN VAN TOTNGHIED CVED: TS LE THANE HAI
CHUONG II
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
XỬ LÝ Ô NHIÊM CUỐI NGUỒN Ở CÁC KCN
TẠI TP.HCM GIAI ĐOẠN 1995 ~ 20043
Qua quá trình khảo sát và đánh giá tại các KCN thì tình hình kiểm soát ô nhiễm tại các KCN
chưa được quan tâm đúng mức, hầu như tất cả các KCN ở Việt Nam hiện nay đều quần lý
chất thải công nghiệp theo một nguyên tắc duy nhất là “xử lý cuối đường ống” và gần như
theo một mô hình thống nhất như sau:
« - Nước thải: KCN xây dựng hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn với trạm xử lý tập trung cho cả KCN Các nhà máy phải xây dựng trạm xử lý cục bộ để xử lý nước thải của bản
thân đạt đến một tiêu chuẩn nào đó trước khi xả vào hệ thống thoát nước tập trung của
KN Nước thải sau khi xử lý tại trạm xứ lý nước thải tập trung của KCN phải đạt theo
TCVN 1995 và 2001, tùy theo lưu lượng nước thải và lưu lượng của nguồn tiếp nhận Vốn
đầu tư xây dựng các trạm xử lý cục bộ và chi phí vận hành do các nhà máy chịu Vốn đầu
tư và chi phí vận hành hệ thống thoát nước tập trung do công ty đâu tư và khai thác cơ sở
hạ tầng chịu
e Khí thải: Mỗi ngành công nghiệp sinh ra các chất ô nhiễm đặc trưng khác nhau do vậy rất
khó xác định hết tất cả các chất ô nhiễm thải vào môi trường không khí, không có một
nguyên tắc chung nào để tính toán chất ô nhiễm, mà phải tùy trường hợp cụ thể, tùy theo
công nghệ sản xuất, nguyên liệu, nhiên liệu, hoá chất sử dụng để tính toán tải lượng chất
ô nhiễm trong từng trường hợp cụ thể Các nhà máy phải tự xử lý khí thải của lò hơi, lò
đốt và khí thải từ các dây chuyển sản xuất đạt TCVN 1995 và 2001 Vốn đâu tư và chỉ phí
không thể quản lý được lượng chất thải rắn sinh ra và được xử lý như thế nào có đúng
theo qui định xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại không
Tuy nhiên, theo mục tiêu của để tài là chỉ “Đánh giá thực trạng áp dụng các biện pháp kiểm
soát ô nhiễm cuối nguồn dạng tập trung”, ở đây ta chỉ có thể đánh giá về mặt nước thải (cự thể là trạm xử lý nước thải tập trung) Vì trong KCN chỉ xử lý tập trung nước thải, còn ô
nhiễm không khí và chất thải rắn, thì các cơ sở sản xuất tự xử lý cục bộ tại nhà máy hay hợp
đồng xử lý chất thải với các công ty xử lý chất thải, nên ta không đưa vào chương trình đánh giá của đề tài
SVTH: LAM HOANG DUNG : Trang 25
Trang 36LUẬN VĂN TỐT NGHIỆD CVHD : Tô LÊ THANH HÃI
- _ Ngành sản xuất thuốc trừ sâu, Bảo vệ thực vật
- Ngành sản xuất giấy cuộn, bao bì
- - Ngành xi mạ
- _ Và một số ngành nghề khác
Trong đó có một số ngành sản xuất sinh ra nước thải có nổng độ ô nhiễm khá cao cần phải có
biện pháp xử cục bộ trước khi thải vào hệ thoát nước chung của KCN để đi đến trạm xử lý
tập trung của KCN, điển hình như nước thải của: ngành dệt nhuộm, ngành thực phẩm, ngành
xi mạ, ngành sản xuất thuốc trừ sâu và bảo vệ thực vật, ngành thuộc đa,
3.2.2 Thành phần nước thải và tác nhân gây ô nhiễm
Thành phần và tính chất của nước thải tại các KCN rất đa đạng với nhiều loại hình sản xuất,
cho nên nước thải phụ thuộc vào từng quá trình sẩn xuất và phụ thuộc vào trình độ và bản
chất của dây chuyển công nghệ
Nhiều thành phần trong nước thải đồng thời là tác nhân gây ô nhiễm, có thể phân chúng
thành các loại như sau:
- _ Các chất hữu cơ dễ bị phân hủy;
- _ Các chất hữu cơ bền vững;
- - Các chấtrắn;
- Cac kim loai nang;
Trang 37LUAN VANTOTNGHIED = GVHD: TS, LE THANH HAI
Ví dụ nước thải từ các xí nghiệp chế biến thực phẩm có nhiều các chat hữu cơ dễ bị phân
hủy; từ xí nghiệp thuộc đa tì có các chất hữu cơ Tanin có mùi nâu đen và đặc biệt là có mặt
một số kim loại nặng cùng với sunfua; từ các xí nghiệp hóa chất thì có mặt các hóa chất đã sử
Hình 3.1 — Nước thải của cơ sở sản xuất giấy, bao bì Hoàng Trung Phát
trong KCN Lê Minh Xuân 3.2.3 Hiện trạng xử lý cục bộ tại các cơ sở sản xuất trong cdc KCN
Nước thải là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường một cách trầm
trọng Đối với một khu công nghiệp tập trung hay một khu chế xuất thì nước thải sinh ra rất
phức tạp do mỗi công nghệ sản xuất, mỗi nhà máy đều mang một tính riêng biệt của nó,
nồng độ các chất ô nhiễm và lưu lượng nước thải cũng thay đổi liên tục
Thành phần và tính chất phụ thuộc vào từng loại công nghiệp, nguyên liệu tiêu thụ và quá trình công nghệ nên khác nhau rất nhiều
Là loại chất thải phổ biến ở các KCN Nước thải bao gồm nước thải công nghiệp sử dụng cho
các giai đoạn công nghệ sản xuất và tính chất sản xuất của xí nghiệp, có ngành nghề sử dụng
ít nước nhưng cũng có ngành sử dụng nhiều nước cho công nghệ sẵn xuất và kèm theo đó là
việc phát sinh nước thải có thành phần phức tạp và mức độ ô nhiễm cao Điển hình về ô
nhiễm nước thải tại các KCN là: xi mạ, dệt nhuộm, giấy, da, các sản phẩm có phun sơn, chế
biến thực phẩm
Trang 38LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CVHD : T6 LÊ THANH HÃI
Phần lớn các nhà máy nằm trong KCN đều không có hệ thống xử lý nước thải cục bộ trước
khi xả vào nguồn tiếp nhận hoặc nếu có thì hoạt động không hiệu quả Số lượng trạm xử lý vận hành đúng qui cách chưa cao hoặc một số cơ sở sản xuất có hệ thống xử lý nước thải
riêng nhưng chỉ hoạt động mang tính đối phó chứ không hoạt động thường xuyên
Bảng 3.1 - Tình hình gây ô nhiễm nước thải và xử lý nước thải tại các KCX, KCN của
TP.HCM (4/2003)
STT Tên KCN, KCX Số nhà máy Số nhà máy số nhà máy có
hoạt động | có nước thải | hệ thống XLNT
Nguồn: Ban Quản Lý KCX và KCN TP.HCM (HEPZA)
3.2.4 Hiện trạng xử lý nước thải tập trung của các KCN tại Tp.HCM
Sự ra đời và hoạt động của các KCN gắn liền với việc tiêu thụ một lượng lớn nước và thải ra
một lượng nước thải rất lớn có mức độ ô nhiễm cao
Hiện nay phần lớn các KCN chỉ mới bước vào hoạt động, chưa thể hiện hết công suất của
một KCN tập trung, do đó chưa đánh giá hết ảnh hưởng của chất thải với môi trường Nhưng
nhìn chung thì các KCX, KCN tập trung là nơi có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với mật độ
cao, tập trung nhiều khối lượng chất thải công nghiệp phức tạp với nhiều thành phần độc hại
Tuy nhiên cho đến nay, phần lớn các KCN tại Tp.HCM đều chưa có hệ thống xử lý nước thải
tập trung hoàn chỉnh, chỉ có một số ít KCN có trạm xử lý nước thải tập trung như: KCX Linh Trung, KCX Tân Thuận, KCN Lê Minh Xuân và KCN Tân Tạo Còn các KCN khác thì vấn
đề đầu tư cho hệ thống xử lý nước thải tập trung cũng đang được quan tâm KCN Vĩnh Lộc đã
lập dự án; KCN Tân Bình đang trong giai đoạn khảo sát chất lượng nước thải của toàn KCN; KCN Bình Chiểu cũng đã có quyết định xây dựng trạm xử lý nước thải
Hầu hết nước thải của các nhà máy, xí nghiệp trong các KCN đều chưa được xử lý thích đáng trước khi thải ra môi trường Kết quả là tải lượng ô nhiễm trên hệ thống các nguồn tiếp nhận
ngày một gia tăng do khả năng tự làm sạch của nguồn có giới hạn, nguồn nước trên các sông
rạch xung quanh vùng hoạt động của các KCN đang có dấu hiệu ô nhiễm và một vài kênh
rạch hiện đã bị ô nhiễm nặng, không còn đắm bảo cho bất cứ một mục đích sử dụng nào
eee
Trang 39LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVID : T6 LÊ: THANH HÃI
Một điều dễ dàng nhận thấy là các KCN đa số đểu nằm gần các tuyến sông rạch, và tất
nhiên hệ thống sông rạch này sẽ là nguồn tiếp nhận nước thải cho các khu công nghiệp Diễn
biến chất lượng nước của nguồn tiếp nhận trong tương lai sẽ phụ thuộc rất nhiều vào trình độ
quần lý và các biện pháp kỹ thuật bảo vệ môi trường nước từ các KCN
Như vậy, tỉ lệ các KCN đã và đang xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung mới chỉ
khoảng 29% trong tổng số các KCN đã đi vào hoạt động Đây quả là con số quá nhỏ bé so
với yêu câu bảo vệ nguồn nước mặt, nơi mà nước thải của các KCN này đổ vào
Nguyên nhân yếu kém trong đầu tư xử lý nước thải ở các KCN
e© Nhà đầu tư KCN ngại tốn kém
Rõ ràng việc đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải là tốn kém và ít lợi nhuận, vì phải đầu
tư vào việc xây dựng hệ thống thu gom, dẫn nước thải, xây dựng nhà máy xử lý và các hệ
thống phụ trợ khác như hệ thống dẫn nước sạch, hệ thống cung cấp điện, đường xá Ngoài ra
còn phải chỉ phí cho vận hành và quản lý nhà máy Do đó, với các nhà đầu tư chỉ đơn thuần chú ý đến lợi nhuận, sẽ tránh né việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải để bảo vệ môi trường
e_ Nhà đầu tư khu công nghiệp không biết phải đầu tư lúc nào, quy mô nào để đạt hiệu quả cao
Khi lập luận chứng kinh tế kỹ thuật xây dựng KCN, đều tính đến phương án xử lý nước thải
(vì có như thế mới được thẩm định về mặt môi trường) Tuy nhiên các tính toán trên thường
mang tính hình thức nhiều hơn là thực tế phải làm, bởi vì lưu lượng nước thải dự kiến phải xử
lý được dựa trên cơ sở diện tích mặt bằng sử dụng của KCN Điều này là vô lý vì lượng nước thải nhiễu hay ít phụ thuộc vào loại hình công nghiệp đầu tư trong KCN, ví dụ cũng trên một
diện tích đó, nếu xây dựng nhà máy dệt nhuộm, sản xuất giấy và bột giấy, mía đường thì
chắc chắn lượng nước thải sẽ lớn hơn rất nhiều so với nhà máy sản xuất giày, may mặc, hay
sắn xuất sơn, gạch ceramie v.v Có KCN khi tính toán lượng nước thải phải xử lý dựa theo
khuôn mẫu của Bộ Xây dựng thì lưu lượng lên tới 12,000 m”/ngày, trong khi thực tế chỉ có
Chính điều này đã làm cho cdc nha dau tu KCN khéng biét phai đầu tư xây dựng hệ thống xử
lý nước thải vào lúc nào, quy mô nào để đạt hiệu quả cao trong sử dụng đồng vốn
Từ đó nảy sinh tâm lý chờ đợi, nhưng cũng chính sự chờ đợi này lại làm ảnh hưởng đến tốc
độ đầu tư xây dựng nhà máy trong KCN, hay nói cách khác, họ bị rơi vào vòng lẩn quấn:
- Nhà đầu tư KCN chờ đợi nhà đầu tư công nghiệp đến thuê đất, xây dựng nhà máy
xong mới tính đến việc xây dựng nhà máy xử lý nước thải;
- _ Còn nhà đầu tư công nghiệp lại muốn khu KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung
trước rồi mới vào, còn không, người ta đi tìm những KCN đã có sẵn nhà máy xử lý
nước thải để đầu tư
© — Do thủ tục đầu tư quá rườm rà
Dẫn đến việc đầu tư hệ thống xử lý nước thải bị kéo dài Ngay đối với nhà đầu tư KCN, khi
đã có tiếng rồi cũng không phẩi muốn xây là được ngay, còn phải làm nhiều thủ tục ở nhiều
Ồ = — ee eee
Trang 40
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP bị _ GVID:Té LÊ THANH HÃI
cấp khác nhau Lấy KCN Lê Minh Xuân làm ví dụ, từ khi có chủ trương đến khi có giấy phép
khởi công xây dựng nhà máy xử lý nước thải, phải trải qua nhiều thủ tục khác nhau, mất gần
2 năm, và như vậy trong 2 năm chờ đợi xét duyệt đó, có bao nhiêu nước thải chưa được xử lý
đổ ra sông, kênh, rạch
© Do chi phi dau tự xây dựng xử lý nước thải quá lớn
Điều đó đúng, nếu chỉ nhìn vào các KCN tại Tp.HCM đã và đang được xây dựng nhà máy xử
lý nước thải, thì số tiền đầu tư đều được tính theo đơn vị Triệu USD cả Tuy nhiên, nếu xem
xét kỹ ở một khía cạnh khác, thì sự đất đỏ đó, một phần là do nhà đầu tư KCN tạo ra, có
những KCN đã phải chi phí số tiền gấp 2,5 lân số tiền đủ để xây dựng hệ thống xử lý nước thải tương tự Vì sao vậy? vì tất cả đều do các công ty nước ngoài đứng tổng thầu
Lý do để các công ty nước ngoài đứng tổng thầu phải chăng vì công nghệ xử lý quá phức tạp
mà các nhà công nghệ Việt Nam chưa đảm nhận được? Hoàn toàn không phải vậy! cứ từ các
công trình cụ thể mà xem xét, thì tất cả các công nghệ hiện đang triển khai, đều là công nghệ
cổ điển hoặc công nghệ mới ở mức "Thường thường bậc trung", mà với trình độ và kinh nghiệm của các chuyên gia Việt Nam hiện nay thừa sức làm được
Và nếu nhìn vào các máy móc, thiết bị đã đâu từ ở các công trình này, thì với kinh nghiệm
thực tế bản thân, thì chỉ cần 65% mức chỉ phí của nước ngoài, ta có thể xây dựng hệ thống xử
lý nước thải tương đương của họ, còn với xuất đầu tư bằng 75% xuất đầu tư của nước ngoài, ta
có thể xây dựng nhà máy xử lý nước thải với các thiết bị có chất lượng cao hơn họ
Sơ lược về công nghệ xử lý nước thải tập trung
Về công nghệ xử lý, tất cả các KCN đã và đang xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung
đều sử dụng công nghệ sinh học hiếu khí trên cơ sở quá trình bùn hoạt tính (Activated
sludge) Như vậy, chức năng của các hệ thống này là xử lý nước thải ô nhiễm hữu cơ, còn đối
với nước thải công nghiệp có chứa các yếu tế độc hại khác như dầu khoáng, kim loại năng,
đều phải trông cậy ở các hệ thống xử lý nước thải cục bộ ở các nhà máy có loại nước thải mang đặc tính riêng này, thế nhưng các hệ thống xử lý cục bộ như vậy lại rất hiếm thấy trong
các KCN tập trung
Khái quát một số phương pháp xử lý nước thải được áp dụng cho các công nghệ xử lý nước thải tập trung
a) Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học:
Thường được áp dụng ở giai đoạn đầu của quá trình xử lý để loại bỏ các tạp chất không tan,
cả vô cơ lẫn hữu cơ trong nước
Tùy theo đặc điểm của các loại cặn có trong nước thải, các quá trình và công trình sau đây có
thể áp dụng: song chắn rác, lưới chắn rác, bể lắng, cyclon thủy lực, bể lọc cát và ly tâm
Trong đó quan trọng nhất là các quá trình:
> Sàng rác:
Phương pháp sàng rác nhằm loại bổ các mảnh lớn như lá cây, que, Ra khỏi nước thải trước
các công đoạn xử lý tiếp theo với mục đích bảo vệ thiết bị như bơm,
a