1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật nước ngoài của tòa án Việt Nam và tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng đó

10 965 14

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 26,47 KB

Nội dung

Do đó, Tòa án Việt Nam khi giải quyết các vụ tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài mà không có các quy phạm thực chất trực tiếp điều chỉnh thì Tòa án sẽ buộc phải áp dụng các quy phạm x

Trang 1

MỞ ĐẦU

Các quan hệ pháp luật mà tư pháp quốc tế điều chỉnh là các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài, các quan hệ này luôn liên quan tới ít nhất là hai hoặc có thể là nhiều hơn hai hệ thống pháp luật Do đó, Tòa án Việt Nam khi giải quyết các vụ tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài mà không có các quy phạm thực chất trực tiếp điều chỉnh thì Tòa án sẽ buộc phải áp dụng các quy phạm xung đột – đặc trưng của tư pháp quốc tế Mà khi đã sử dụng quy phạm xung đột thì có thể Tòa án sẽ phải áp dụng pháp luật nước ngoài theo như sự dẫn chiếu của quy phạm xung đột đó Vậy, Tòa án Việt Nam đã áp dụng pháp luật nước ngoài

như thế nào? Để trả lời câu hỏi này em xin chọn đề số 11: “Đánh giá thực trạng

áp dụng pháp luật nước ngoài của tòa án Việt Nam và tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng đó”.

NỘI DUNG

I. Khái quát chung về áp dụng pháp luật nước ngoài trong tư pháp quốc

tế và sự cần thiết của việc áp dụng pháp luật nước ngoài tại Việt Nam

1. Khái quát chung về áp dụng pháp luật nước ngoài trong tư pháp quốc tế

Áp dụng pháp luật nước ngoài được hiểu một cách khái quát là việc cơ quan có thẩm quyền của quốc gia này (phổ biến nhất là tòa án) áp dụng hệ thống pháp luật của quốc gia khác trên lãnh thổ của quốc gia mình để giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền của họ

1.1. Trường hợp áp dụng pháp luật nước ngoài

Theo quy định tại điều 664 BLDS 2015 thì pháp luật nước ngoài sẽ được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

Trang 2

Thứ nhất,quy phạm xung đột trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành

viên dẫn chiếu đến pháp luật nước ngoài

Thứ hai, quy phạm xung đột trong pháp luật Việt Nam dẫn chiếu đến pháp luật

nước ngoài

Ví dụ: khoản 1, điều 126 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “trong việc

kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn”

Thứ ba, các bên được pháp luật cho phép lựa chọn pháp luật áp dụng và đã lựa

chọn pháp luật nước ngoài, khi đó pháp luật nước ngoài được áp dụng Chú ý sự cho phép các bên lựa chọn pháp luật áp dụng có thể được quy định tại quy phạm xung đột thống nhất cũng có thể được quy định tại quy phạm xung đột thông thường

Ví dụ: A là công dân Việt Nam kí kết hợp đồng gia công 100 bộ bàn ghế với B

là công dân nước Pháp, trong hợp đồng các bên thỏa thuận tranh chấp phát sinh sẽ được giải quyết theo pháp luật Pháp Như vậy, trong trường hợp này, nếu tranh chấp phát sinh thì pháp luật Pháp sẽ được áp dụng

Thứ tư, trường hợp Điều ước quốc tế và pháp luật Việt Nam không quy định và

các bên không lựa chọn pháp luật áp dụng thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

1.2. Xác định pháp luật nước ngoài

Một vấn đề khó khăn mà các cơ quan có thẩm quyền và các bên đương sự gặp phải khi áp dụng pháp luật nước ngoài đó là phải xác định luật nước ngoài như thế nào, ai là người có trách nhiệm tìm hiểu và xác định luật nước ngoài

Trang 3

Tại Việt Nam, việc xác định áp dụng pháp luật nước ngoài lần đầu tiên được quy định cụ thể tại điều 481 BLTTDS 2015 Theo đó, trong trường hợp luật nước ngoài do các bên lựa chọn thì việc xác định pháp luật nước ngoài trước hết thuộc

về trách nhiệm của các bên tham gia quan hệ đó

Trong trường hợp việc áp dụng pháp luật nước ngoài là do sự dẫn chiếu của quy phạm xung đột trong nước hoặc quy phạm xung đột thống nhất trong các điều ước quốc tế dẫn chiếu đến thì việc xác định luật nước ngoài thuộc về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước mà cụ thể là Tòa án và Bộ Tư pháp, Bộ ngoại giao hoặc các

cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài

Trong trường hợp đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết mà hết thời hạn 6 tháng vẫn không xác định được nội dung của luật nước ngoài để áp dụng thì tòa án sẽ áp dụng pháp luật của Việt Nam để giải quyết vụ việc

1.3. Nguyên tắc áp dụng pháp luật nước ngoài

Việc áp dụng pháp luật nước ngoài phải đáp ứng một số tiêu chí cơ bản sau:

Thứ nhất, áp dụng thống nhất trong toàn bộ hệ thống pháp luật nước ngoài.

Điều này được hiểu là áp dụng cả hệ thống luật nước ngoài được viện dẫn , hệ thống luật nước ngoài được cơ cấu như thế nào, bằng những loại nguồn pháp luật nào đều phải được áp dụng mà không được loại bỏ một cách tùy tiện

Thứ hai, giải thích, áp dụng theo pháp luật nước nơi ban hành, nghĩa là pháp

luật nước ngoài phải được áp dụng và giải thích như nó được áp dụng và giải thích

ở chính nước nơi nó được ban hành Pháp luật Việt Nam đã có quy định về vấn đề

này tại điều 667 BLDS 2015: “Trường hợp pháp luật nước ngoài được áp dụng

nhưng có cách hiểu khác nhau thì việc áp dụng phải theo sự giải thích của cơ quan

có thẩm quyền tại nước đó”.

Trang 4

Thứ ba, hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài không trái trật tự công.

Điều 670 BLDS 2015 đã quy định không được áp dụng pháp luật nước ngoài trong

trường hợp “Hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài trái với các nguyên

tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”.

1.4. Hệ quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài.

Bảo lưu trật tự công cộng

Đây là trường hợp khi cơ quan có thẩm quyền áp dụng quy phạm xung đột dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài nhưng pháp luật nước ngoài có nội dung hoặc hậu quả trái với trật tự công (các nguyên tắc cơ bản) của pháp luật nước mình Trong trường hợp này, Tòa án có thể từ chối áp dụng pháp luật nước ngoài

và áp dụng pháp luật nước có Tòa án đó để bảo vệ trật tự pháp lý công

Về bản chất, bảo lưu trật tự công cộng không phải là phủ nhận việc áp dụng pháp luật nước ngoài mà là việc từ chối áp dụng pháp luật nước ngoài trong những trường hợp cụ thể nhằm bảo đảm trật tự pháp lý công

Lẩn tránh pháp luật

Lẩn tránh pháp luật là những trường hợp (tình huống) đương sự dùng những hành vi, thủ đoạn để tránh khỏi sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật đáng lẽ được

áp dụng trên thực tế, và nhằm tới sự điều chỉnh bởi một hệ thống pháp luật khác có lợi hơn cho mình

Dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba

Dẫn chiếu ngược (Renvoi I) là trường hợp cơ quan có thẩm quyền áp dụng quy phạm xung đột dẫn chiếu đến áp dụng pháp luật nước ngoài nhưng pháp luật nước ngoài đó dẫn chiếu ngược trở lại pháp luật nước có Tòa án, hoặc dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba

Trang 5

2. Sự cần thiết của việc áp dụng phát luật nước ngoài tại Việt Nam

Áp dụng pháp luật nước ngoài là đòi hỏi tất yếu khách quan của mọi quốc gia trong xu thế toàn cầu hóa và là đặc thù của tư pháp quốc tế Đáp ứng xu thế tất yếu này, Việt Nam cũng thừa nhận và cho phép áp dụng pháp luật nước ngoài để điều chỉnh và giải quyết các quan hệ dân sự quốc tế mà quốc gia có liên quan, thể hiện

sự đối xử của quốc gia với luật nước ngoài là ngang bằng tầm quan trọng với luật trong nước Qua đó, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cũng như thúc đẩy sự phát triển của giao lưu dân sự quốc tế, góp phần thực hiện chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của quốc gia

Thực tiễn giải quyết xung đột pháp luật đã chứng tỏ rằng, nếu cơ quan tư pháp chỉ áp dụng pháp luật nước mình để điều chỉnh bất kì quan hệ ,mang tính chất dân

sự có yếu tố nước ngoài nào, bằng mọi cách cố tình mở rộng hiệu lực của pháp luật nước mình mà khồng tính đến trường hợp cụ thể cần phải áp dụng pháp luật nước ngoài đều dẫn tới sự thủ tiêu tính khach quan, công bằng- những nguyên tắc cơ bản của bất kì quá trình tố tụng nào Hậu quả là sẽ gây khó khăn cho việc bảo vệ quyền

và lợi ích chính đáng của công dân, pháp nhân nước ngoài

Về thực chất, việc áp dụng pháp luật nước ngoài là yêu cầu của chính quốc gia trong quá trình bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân cũng như pháp nhân nước mình, của chính bản thân mình trong giao lưu dân sự quốc tế Việc cho phép áp dụng pháp luật nước ngoài bao giờ cũng tăng cường và củng cố sự hợp tác

về mọi mặt giữa các quốc gia, phát triển sự hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau nhằm thiết lập 1 trật tự pháp lí ổn định trên thế giới Từ đó thúc đẩy giao lưu dân sự phát triển

Tuy nhiên, việc áp dụng pháp luật nước ngoài tại Việt Nam cũng phải được xác định trong phạm vi nhất định, đó là phải luôn xuất phát trên cơ sở của chủ quyền

Trang 6

quốc gia, đồng thời phải đảm bảo hiệu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài không trái với những nguyên tắc cở bản của nước ta

II. Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật nước ngoài của Tòa án Việt Nam

1. Thực trạng áp dụng pháp luật nước ngoài của Tòa án Việt Nam

Cho đến nay, Việt Nam đã là thành viên của nhiều điều ước quốc tế đa phương

và song phương trong lĩnh vực tư pháp quốc tế Về điều ước quốc tế đa phương có thể kể đến một số điều ước quốc tế quan trọng như: Công ước La Haye 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế; Công ước La Haye 1965

về tống đạt ra nước ngoài giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại; Hiệp định TRÍPs 1994 về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền SHTT; Công ước Berne 1886 về bảo hộ quyền tác giả… Bên cạnh đó, Việt Nam còn tích cực, chủ động kí kết các điều ước quốc tế song phương với nhiều nước có liên quan về lĩnh vực này như: các HĐTTTP và pháp lý ; Các hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư nước ngoài; Các hiệp định thương mại…

Ngoài ra, phần thứ 5 BLDS 2015 về pháp luật áp dụng đối với quan hệ có yếu

tố nước ngoài cũng đã quy định cụ thể về các trường hợp áp dụng, không áp dụng pháp luật nước ngoài, các phương pháp, cách thức áp dụng pháp luật nước ngoài Bên cạnh đó, điều 481 BLTTDS 2015 của nước ta cũng đã quy định cụ thể về quyền và trách nhiệm xác định, cung cấp pháp luật nước ngoài của các chủ thể trong các trường hợp nhất định

Tuy nhiên,cho đến nay, những quy định này vẫn chỉ dừng lại ở việc quy định

mà vẫn chưa được áp dụng vào thực tiễn Trên thực tế, khi xử lý những vụ việc có yếu tố nước ngoài hầu hết Tòa án chỉ áp dụng pháp luật Việt Nam mà không xem xét việc pháp luật nước ngoài có được áp dụng hay không Cộng với việc các

Trang 7

đương sự do hiểu biết pháp luật không nhiều nên cũng không biết để lên tiếng về vấn đề này, do đó Tòa án đã mặc nhiên rằng đương sự đồng ý việc giải quyết của Tòa án

Sáng 11.5.2018, tại buổi hội thảo với chủ để “Một số vấn đề tồn tại trong Bộ

luật dân sự 2015 và Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về Tư pháp quốc tế – Góp ý hoàn thiện” Giảng viên Đào Thị Vui – Giảng viên Khoa Luật Quốc tế đã trình bày tham

luận với chủ đề “Áp dụng pháp luật nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của Bộ

luật dân sự 2015” Một điểm mới trong quy định của BLDS 2015 cũng được đề

cấp đến là trường hợp cho phép dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba Các diễn giả đều đồng ý các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài được thụ lý và giải quyết bởi Tòa án Việt Nam có hoạt động áp dụng pháp luật nước ngoài dường như hiếm có trong thực tiễn xét xử và vì thế càng cần phải hoàn thiện chế định về áp dụng pháp luật nước ngoài, nhất là trong bối cảnh thương mại quốc tế ngày càng phát triển

2. Nguyên nhân của thực trạng

2.1.Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, là về chủ thể có trách nhiệm tìm kiếm và xác định luật nước ngoài để

áp dụng mới chỉ được quy định lần đầu tiên tại Điều 481 BLTTDS 2015 và bộ luật này mới chỉ có hiệu lực từ 01/7/2016 Như vậy là từ trước đó, không hề có quy định pháp luật nào chỉ rõ nghĩa vụ, trách nhiệm tìm kiếm, tìm hiểu và xác định luật nước ngoài để áp dụng thuộc về Tòa án hay đương sự Chính vì sự không rõ ràng

đó dẫn đến việc đùn đẩy trách nhiệm giữa các bên và dẫn đến việc không áp dụng luật nước ngoài trên thực tế hoặc có nhưng rất ít

Thứ hai, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án về quan hệ dân sự có yếu

tố nước ngoài còn thiếu trình độ ngoại ngữ cũng như thiếu hiểu biết về pháp luật nước ngoài Chưa có sự nhiệt tình trong việc tìm kiếm và xác định pháp luật nước ngoài

Trang 8

2.2.Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, như đã đề cập từ trước khi có Bộ luật dân sự 2015 và Bộ luật tố tụng

dân sự 2015 thì các quy định về việc áp dụng pháp luật nước ngoài của Tòa án Việt Nam nói riêng và của các chủ thể có thẩm quyền nói chung còn rất mơ hồ, khó thực hiện trên thực tế

Thư hai, các quy định về thời hạn giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước

ngoài còn quá ít, do đó nếu phải giải quyết bằng cách áp dụng pháp luật nước ngoài thì có thể không đáp ứng được về mặt thời gian đủ để Thẩm phán hay đương

sự có thể tìm hiểu và xác định áp dụng pháp luật

Thứ ba, trên thực tế cho thấy các Tòa án Việt Nam hầu như không áp dụng pháp

luật nước ngoài trong giải quyết các vụ việc tư pháp quốc tế Thay vào đó với những vụ việc cần phải áp dụng pháp luật nước ngoài để giải quyết thì Tòa án lại

áp dụng pháp luật Việt Nam Thực trạng này đã xảy ra nhưng lại không bị xử lý về hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan có thẩm quyền dẫn đến đây trở thành tiền lệ

để các tòa án khác tham khảo, dẫn đến việc quy định về áp dụng pháp luật nước ngoài không những không được bảo đảm mà còn bị vi phạm

3. Một số đề xuất, kiến nghị sửa đổi, hoàn thiện pháp luật

Để đảm bảo Tòa án có thể áp dụng pháp luật nước ngoài một cách đúng đắn, dễ dàng hơn và để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của các đương sự trong quan

hệ tư pháp quốc tế, em có một số đề xuất, kiến nghị như sau:

Thứ nhất, là cần nâng cao trình độ chuyên môn của thẩm phán về lĩnh vực luật

nước ngoài cũng như trình độ ngoại ngữ của Thẩm phán nói riêng và của những người làm công tác pháp luật nói chung

Thứ hai, có thể thành lập một cơ quan chuyên nghiên cứu tìm hiểu pháp luật

các nước để phục vụ cho Tòa án giải quyết các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

Trang 9

Thứ ba, cần tăng thêm thời gian để các chủ thể có trách nhiệm xác định pháp

luật nước ngoài được áp dụng có thêm thời gian để tìm hiểu rõ pháp luật được áp dụng để đảm bảo cho quyền lợi ích của các đương sự

Thư tư, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật đến nhân dân để mọi

người có thể phần nào nắm rõ các quy định của pháp luật về áp dụng pháp luật nước ngoài, từ đó giúp họ tự bảo vệ được quyền lợi ích chính đáng của mình khi tham gia vào các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

KẾT LUẬN

Việc áp dụng pháp luật nước ngoài trong tư pháp quốc tế nói chung và tư pháp quốc tế Việt Nam nói riềng và vấn đề khá phức tạp và trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay thì đây là nhu cầu và đòi hỏi tất yếu của các quốc gia trong đó có Việt Nam Trên đây là bài làm của em, do kiến thức còn hạn chế nên bài làm còn nhiều sai xót, em mong thầy, cô góp ý để bài làm được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tư pháp quốc tế, nxb Tư Pháp, 2017;

2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Bộ môn Tư pháp Quốc tế, TS Vũ Thị Phương Lan – TS Nguyễn Thái Mai (đồng chủ biên), Hướng dẫn học Tư pháp quốc

tế, nxb chính trị quốc gia sự thật, 2017;

3. Bộ luật Dân sự 2015;

4. Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;

5. http://eldata10.topica.edu.vn/LAW115/PDF_Slide/LAW115_Bai4_v1.00151 03207.pdf

6. https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2017/05/04/xc-dinh-noi-dung-php-luat-nuoc-ngoi-de-giai-quyet-tranh-chap-dn-su-quoc-te-boi-ta-n/

Ngày đăng: 04/01/2019, 22:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w