1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các hình thức của di chúc (phân tích quy định của pháp luật và cho ví dụ minh họa)

14 771 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 30,18 KB

Nội dung

Theo quy định tại Điều 625 BLDS 2015, căn cứ vào năng lực chủ thể của mỗi cá nhân trong việc nhận thức và thể hiện ý chí cũng như khả năng tạo lập được tài sản thuộc sở hữu của mình mà p

Trang 1

Mở đầu

Thừa kế là một chế định pháp luật dân sự, là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc chuyển dịch tài sản của người chết cho người khác theo di chúc hoặc theo một trình tự nhất định, đồng thời quy định phạm vi quyền, nghĩa

vụ và phương thức bảo vệ các quyền và nghĩa vụ của người thừa kế Nói đến thừa

kế không thể không nói đến di chúc, theo Điều 624 BLDS 2015 thì di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển di sản của mình cho người khác sau khi chết Vậy, di chúc được thể hiện dưới những hình thức nào? Để hiểu rõ hơn vấn đề

này, em xin đi tìm hiểu đề tài: “ Các hình thức của di chúc (phân tích quy định của pháp luật và cho ví dụ minh họa)”

Nội dung

I Khái quát chung về di chúc

1 Di chúc

Điều 624 BLDS 2015 quy định: “di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm

chuyển di sản của mình cho người khác sau khi chết” theo quy định này thì di

chúc phải có các yếu tố sau:

Thứ nhất, đó là sự thể hiện ý chí của cá nhân mà không phải là của bất cứ chủ

thể nào khác

Thứ hai, mục đích của việc lập di chúc là chuyển tài sản là di sản của mình cho

người khác

Thứ ba, di chúc chỉ có hiệu lực sau khi người đó chết

2 Điều kiện của di chúc

a Người lập di chúc

Trang 2

Người lập di chúc là người theo quy định của pháp luật có quyền lập di chúc để định đoạt khối tài sản của mình cho những người khác còn sống sau khi chết với ý chí hoàn toàn tự nguyện

Theo quy định tại Điều 625 BLDS 2015, căn cứ vào năng lực chủ thể của mỗi

cá nhân trong việc nhận thức và thể hiện ý chí cũng như khả năng tạo lập được tài sản thuộc sở hữu của mình mà pháp luật quy định hai chủ thể là người có quyền lập di chúc để dịch chuyển tài sản của mình cho những người còn sống sau khi chết, bao gồm:

Thứ nhất, người đã thành niên, và tại thời điểm lập di chúc họ là người minh

mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép

Theo quy định tại Điều 20 BLDS 2015 thì “người thành niên là người từ đủ

mười tám tuổi trở lên” và người thành niên được coi là người có năng lực hành vi

dân sự đầy đủ, trừ trường hợp người đó bị mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự, khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi Họ có khả năng nhận thức, thực hiện hành vi và hậu quả của hành vi, tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình trong việc xác lập giao dịch dân sự

Thứ hai, người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di

chúc nếu được cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc

Người từ đủ mười lăm tuổi trở lên có thể có tài sản riêng vì vậy họ có quyền lập

di chúc để định đoạt tài sản riêng của mình Tuy nhiên những người ở độ tuổi này thường chưa nhận thức đầy đủ của việc thực hiện hành vi cũng như hậu quả của hành vi, vì vậy pháp luật quy định cần phải có sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ về việc lập di chúc

b Các điều kiện có hiệu lực của di chúc

Trang 3

Thứ nhất, người lập di chúc phải có năng lực chủ thể Như đã nêu ở ý a Đây là

điều kiện tiên quyết, có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá giá tri pháp lý của di chúc, đảm bảo tính chính xác theo ý chí của chủ thể

Thứ hai, người lập di chúc tự nguyện, không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép.

Tự nguyện của người lập di chúc là sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí của họ

Thứ ba, nội dung của di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội Nội dung

của di chúc là sự thể hiện ý chí của người lập di chúc về việc định đoạt tài sản của mình cho những người thừa kế Tuy nhiên không phải vì thế mà có thể đi ngược lại với ý chí của nhà nước và đạo đức xã hội được Đây là điều kiện để đảm bảo lợi ích của nhà nước cũng như toàn xã hội

Thứ tư, hình thức của di chúc không trái quy định của pháp luật Di chúc của

người chưa thành niên thì phải có sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ, di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc người không biết chữ phải có người làm chứng lập thành văn bản có công chứng, chứng thực Di chúc miệng chỉ được coi là hợp pháp nếu người lập di chúc miệng thể hiện ý chí trước ít nhất hai người làm chứng, hai người làm chứng này phải ghi đầy đủ nội dung của di chúc này và cùng ký tên, đông thời phải công chứng, chứng thực trong thời hạn năm ngày kể từ thời điểm người để lại di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng

c Người làm chứng

Điều 632 BLDS năm 2015 quy định về điều kiện của người làm chứng cho việc

lập di chúc như sau: “mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ

những người sau đây:

1 Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;

2 Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc;

Trang 4

3 Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi”

Đây là một quy định nhằm đảm bảo sự khách quan, công bằng tính chính xác của di chúc

3 Các hình thức của di chúc

Hình thức của di chúc là sự thể hiện ý chí của người để lại di sản ra bên ngoài

Có hai hình thức của di chúc bao gồm:

 Di chúc bằng văn bản, gồm 4 loại:

 Di chúc bằng văn bản có người làm chứng

 Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng

 Di chúc bằng văn bản có công chứng

 Di chúc bằng văn bản có chưng thực

 Di chúc miệng

Em xin làm rõ hình thức của di chúc trong các phần tiếp theo

II Di chúc bằng văn bản

1 Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng

Điều 633 BLDS năm 2015 quy định: “Người lập di chúc phải tự viết và ký vào

bản di chúc

Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy định tại điều 631 của Bộ luật này”

Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải do người lập di chúc tự viết và ký vào bản di chúc Vì thế, nếu di chúc bằng văn bản không có người làm chứng mà thể hiện dưới dạng bản đánh máy kể cả chính họ đánh máy hoặc do

Trang 5

người khác viết mặc dù có chữ ký của người để lại di sản thì cũng không hợp pháp Hay dù di chúc đó do chính tay người để lại di sản viết mà không có chữ ký của họ thì cũng sẽ không có giá trị pháp lý Việc quy định như vậy nhằm đảm bảo cho chủ thể có thể thể hiện đúng ý chí của mình, tránh gian lận trong việc lập di chúc như làm giả di chúc… và là chứng cứ chứng minh di chúc đó là do chính người để lại

di sản lập ra mà không phải do ai khác lập Ví dụ: trong trường hợp những người thừa kế không thừa nhận di chúc và cho rằng di chúc đó là giả mạo, thì trong thời

kì công nghệ hiện đại như ngày nay việc giám định nét chữ là rất dễ dàng, vì thế, chỉ cần đến cơ quan giám định nét chữ là sẽ biết ngay là thật hay giả

Đối với di chúc bằng văn bản không có người làm chứng thì ngoài việc người

để lại di sản phải đáp ứng được những điều kiện của người có quyền lập di chúc thì

họ phải là người biết chữ vì có biết chữ thì họ mới tự tay viết di chúc và ký tên được Còn về chữ viết dùng để lập di chúc thì không bắt buộc nhất thiết phải là tiếng việt, ngoài tiếng việt có thể sử dụng chữ viết thuộc ngôn ngữ của các dân tộc

ít người khác trên đất nước Việt Nam

Điều 631 BLDS năm 2015 quy định về nội dung di chúc như sau:

“1 Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau:

a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;

b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;

c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;

d) Di sản để lại và nơi có di sản.

2 Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, di chúc có thể có các nội dung khác.

Trang 6

3 Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.”

Như vậy, nội dung di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo đúng các quy định được nêu trong Điều 631 trên thì mới được coi là hợp pháp, nếu trái một trong các quy định đó bản di chúc sẽ bị coi như không có giá trị pháp lý

Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn A (75 tuổi) không mắc bệnh thần kinh hay bệnh khác làm mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi Tuổi già sức yếu, biết mình không còn sống được bao lâu nên ông đã quyết định lập di chúc, ông tự tay viết di chúc không để ai biết về việc này và để lại toàn bộ di sản của mình cho con cháu Nội dung di chúc của ông không vi phạm các quy định của Điều 631 Viết xong bản di chúc dài 2 trang ông cẩn thận ký vào từng trang một Khi viết di chúc ông hoàn toàn minh mẫn và sáng suốt Như vậy di chúc của ông A chính là di chúc bằng văn bản không có người làm chứng

2 Di chúc bằng văn bản có người làm chứng

Điều 634 BLDS năm 2015 quy định: “Trường hợp người lập di chúc không tự

mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.

Trang 7

Việc lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 và Điều 632 của bộ luật này”

Quy định này tạo điều kiện thuận lợi đảm bảo quyền lập di chúc cho mọi cá nhân khi họ muốn định đoạt tài sản thông qua việc lập di chúc Di chúc bằng văn bản có người làm chứng được lập trong trường hợp người để lại di sản không thể

tự mình viết bản di chúc thì có thể lựa chọn các cách lập di chúc sau: nhờ người khác viết, người lập di chúc có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác đánh máy di chúc Việc quy định này phù hợp với thực tiễn của thời đại công nghệ thông tin

Tuy nhiên, khi lập loại di chúc này phải có ít nhất hai người làm chứng và người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ trước mặt những người làm chứng, đồng thời trong bản di chúc đó phải có chữ ký của người làm chứng và xác nhận của họ

về chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc Thiếu một trong các yếu tố này di chúc

sẽ không có hiệu lực Có hai khả năng xảy ra với trường hợp này:

Một là, hai người làm chứng cùng có mặt và chứng kiến người để lại di sản

công bố ý chí của mình và người khác ghi lại

Hai là, người để lại di sản nhờ người khác ghi lại nội dung của di chúc sau đó

nhờ hai người làm chứng đọc lại nội dung di chúc cho người lập di chúc nghe xem

có trùng khớp với ý chí của họ không

Cũng giống như di chúc bằng văn bản không có người làm chứng thì di chúc bằng văn bản có người làm chứng cũng phải tuân theo quy định tại Điều 631, ngoài

ra di chúc bằng văn bản có người làm chứng còn phải tuân theo quy định tại Điều

632 quy định về người làm chứng cho việc lập di chúc Như đã nêu ở ý c, phần 2, mục I ở trên, để đảm bảo sự khách quan, công bằng, tính chính xác của di chúc thì

Trang 8

ngoài ba đối tượng được nêu tất cả mọi người đều có quyền làm chứng cho việc lập di chúc

Ví dụ 2: bà Nguyễn thị B ( 60 tuổi) Bà muốn lập di chúc để lại di sản cho con cháu, nhưng do không biết chữ nên bà không thể tự tay mình viết di chúc được Một hôm, bà nhờ A( 23 tuổi) C (35 tuổi) và D ( 30 tuổi) là hàng xóm của bà đều là giáo viên sang giúp bà lập di chúc Khi đó bà B nhờ A ghi lại nội dung của di chúc, sau khi đã ghi xong bà nhờ C và D đọc lại nội dung đó cho bà nghe, thấy đã khớp với ý mình bà điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt C và D, sau đó C và D xác minh lại một lần nữa bản di chúc và cùng nhau ký vào bản di chúc Khi lập di chúc bà A hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép, nội dung của

di chúc không vi phạm quy định tại điều 631 BLDS năm 2015 Như vậy bản di chúc của bà B chính là di chúc bằng văn bản có người làm chứng

3 Di chúc bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực.

Điều 635 BLDS năm 2015 quy định như sau: “ Người lập di chúc có quyền yêu

cầu công chứng hoặc chứng thực bản di chúc”

Chứng thực di chúc được coi là một trong những căn cứ pháp lý xác lập nội dung di chúc của người để lại đi sản Việc công chứng di chúc do các công chứng viên thuộc các tổ chức hành nghề công chứng ( bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng) thực hiện; còn việc chứng thực di chúc do Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành

Nếu người lập di chúc tự tay viết di chúc và có yêu cầu công chứng, chứng thực hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn chứng thực thì người lập di chúc phải ký vào bản di chúc trước mặt người có thẩm quyền chứng nhận hoặc chứng thực Việc công chứng di chúc được quy định cụ thể tại Điều 56 Luật công chứng năm 2014 Người lập đi chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc, thông qua

Trang 9

các công chứng viên hành nghề tại các tổ chức hành nghề công chứng mà không được ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc Tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng được tổ chức

và hoạt động theo quy định của pháp luật

Theo quy định tại nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 10/02/2015 của chính phủ

về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch tại điểm e khoản 2 Điều 5 về thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực thì “ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là

ủy ban nhân dân cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm trong việc chứng thực di chúc”

Ví dụ 3: cũng trong trường hợp ông Nguyễn Văn A ở ví dụ 1, sau khi viết xong nội dung bản di chúc, ông chưa ký ngay vào bản di chúc Vốn là người cẩn thận nên ông mang di chúc đến Phòng công chứng nhờ công chứng viên công chứng cho bản di chúc của mình Tại phòng công chứng, trước mặt công chứng viên ông

A đã tự tay ký vào từng trang di chúc Như vậy bản di chúc của ông A chính là di chúc bằng văn bản có công chứng Tương tự, nếu ông A đem bản di chúc đến ủy ban nhân dân cấp xã để chứng thực thì là di chúc bằng văn bản có chứng thực

4 Di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được công chứng hoặc chứng thực

Dự liệu cho những trường hợp cá nhân có nhu cầu lập di chúc nhưng đang ở xa nơi công chứng, chứng thực hoặc trong những hoàn cảnh đặc biệt nên không thể lập di chúc có chứng nhận hoặc chứng thực được, Điều 638 BLDS năm 2015 đã quy định những di chúc nếu có xác nhận của người có thẩm quyền cũng có giá trị như di chúc được công chứng, chứng thực Đó là những di chúc được lập trong những hoàn cảnh đặc biệt sau đây:

Trang 10

Một là, di chúc của quân nhân tại ngũ có xác nhận của thủ trưởng đơn vị từ cấp

đại đội trở lên, nếu quân nhân không thể yêu cầu công chứng nhà nước chứng nhận hoặc ủy ban nhân dân cấp xã chứng thực Trong trường hợp này có thể do họ đóng quân ở nơi xa hay do nhiệm vụ đặc biệt mà họ không thể đến công chứng nhà nước hoặc ủy ban nhân dân cấp xã được Vì đó là lý do chính đáng nên di chúc của họ chỉ cần xác nhận là vẫn có hiệu lực pháp luật

Hai là, di chúc được lập ra khi người lập di chúc đang đi trên tàu biển, máy bay

có xác nhận của người chỉ huy phương tiện đó Quy định của pháp luật dự phòng đến những trường hợp cá nhân đang đi lại hoặc làm việc trên máy bay, tàu biển mà

có nhu cầu lập di chúc khi những phương tiện đó chưa hạ cánh hoặc cập bến Vì vậy cơ trưởng hoặc thuyền trưởng có thẩm quyền xác nhận di chúc phải xác nhận ngay sau khi di chúc được lập trong lúc những phương tiện đó chưa hạ cánh,cập bến

Ba là, di chúc của người đang điều trị tại bênh viện, cơ sở chữa bệnh có xác

nhận của người phụ trách bệnh viện, cơ sở chữa bênh đó Đây là trường hợp mà người lập di chúc không thể hoặc không có điều kiện để đến nơi công chứng hoặc

ủy ban nhân dân cấp xã được vì họ đang lâm vào tình trạng ốm đau bệnh tật, tính mạng đang bị đe dọa

Bốn là, di chúc của người đang làm công việc khảo sát, thăm dò, nghiên cứu, ở

cùng rừng núi, hải đảo có xác nhận của người phụ trách đơn vị đó Đây là trường hợp những cá nhân công tác ở vùng sau vùng xa nơi không có cơ quan công chứng nhà nước cũng như xa ủy ban nhân dân nhưng họ muốn lập di chúc vì họ cho rằng với bệnh tật của mình sẽ không đủ điều kiện để chờ hết đợt công tác mới lập di chúc

Ngày đăng: 25/10/2018, 23:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w