Đánh giá thực trạng cây xanh bóng mát đường phố Hà Nội bị hại do mưa bão và đề xuất một số giải pháp khắc phục những hậu quả mà mữa bão gây ra mỗi khi trời bão cây xanh trên đường hà nội dễ đổ, chỉ ra các phương pháp khác phục thiệt hại về người và của giảm thiêu nhất có thể
Trang 1Đánh giá thực trạng cây xanh bóng mát đường phố
Hà Nội bị hại do mưa bão và đề xuất một số giải
pháp khắc phục
Trang 2ĐẶT VẤN ĐỀ
Hà Nội nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều cây cối xanh tươi bốn mùa, có vị trí và địa thế đẹp, thuận lợi và là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa lớn của nước và đã có trên 1000 năm lịch sử phát triển Cách đây hơn 10 năm, vào ngày 16/7/1999 Thủ đô Hà Nội là thành phố duy nhất của khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã vinh dự được UNESCO trao tặng giải thưởng cao quý
“Thành phố vì Hòa bình” Đây là những yếu tố thuận lợi tạo đà cho Hà Nội phát triển nhanh, mạnh và bền vững hơn
Cây trồng đường phố là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống cây xanh và cảnh quan đô thị nói chung và Hà Nội nói riêng Ngoài việc tạo môi trường mát mẻ, dễ chịu, ngăn cản bụi bặm, tiếng ồn , cây xanh còn làm tăng vẻ đẹp, tạo
mỹ quan và nét độc đáo cho những con đường Tuy nhiên, so với các loại hình cây xanh cảnh quan khác trong hệ thống cây xanh đô thị, cây xanh đường phố do không gian sinh trưởng bị hạn chế, đồng thời lại thường xuyên bị tác động bởi các yếu tố con người, công trình nên khi mưa bão nguy cơ gãy đổ gây thiệt hại đối với con người và tài sản là rất lớn Do đó tiêu chuẩn, nguyên tắc chọn cây trồng và kỹ thuật chăm sóc đối với cây trồng đường phố cũng có những yêu cầu đặc thù riêng
Theo kết thống kê của Công ty Công viên cây xanh Hà Nội, cây bóng mát trồng trên các tuyến đường phố của Hà Nội khá đa dạng về chủng loại (có tới 65 loài), số lượng cây cổ thụ, cây có kích thước lớn hiện đang tồn tại trên các tuyến phố vùng trung tâm cũng rất lớn Nhưng do tác động của con người, công trình và những ảnh hưởng hiện tượng biến đổi khí hậu, diễn biến thời tiết phức tạp, khó lường, mưa bão bất thường, những năm gần đây số lượng cây bị đổ gãy do mưa bão diễn ra trên địa bàn thành phố diễn ra khá phức tạp, gây thiệt hại lớn về người và tài sản.Năm 2010 có gần 300 trường hợp cây đường phố bị đổ và năm 2012, trận lốc ngày 29 tháng 6 đã có gần 100 cây đường phố bị bật gốc, gãy cành gây thiệt hại về người, tài sản, ách tắc giao thông và làm hư hỏng vỉa hè, cấp thoát nước, điện và thông tin liên lạc trên nhiều tuyến phố, gây hoang mang lớn cho người tham gia giao thông và cư dân sinh sống hai bên đường
Trang 3Mặc dù hiện tượng cây đường phố bị đổ gẫy do mưa bão đã xảy ra trong nhiều năm nhưng đến nay vẫn chưa có đề tài nghiên cứu khoa học cụ thể nào về vấn đề này Do vậy, để có những cơ sở khoa học và thực tiễn đánh giá những nguyên nhân chính dẫn đến những hiện tượng cây bị đổ gẫy do mưa bão và tìm những giải pháp khắc phục là vấn đề nghiên cứu rất cần thiết và cấp bách Đây
cũng chính là lý do tôi lựa chọn đề tài: “Đánh giá thực trạng cây xanh bóng mát đường phố Hà Nội bị hại do mưa bão và đề xuất một số giải pháp khắc phục ”
Trang 4Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.Tình hình nghiên cứu và phát triển cây xanh đô thị, đường phố, ảnh hưởng của mưa bão đến cây xanh đô thị, đường phố ở một số nước trên thế giới
Qua các thời kỳ phát triển của xã hội loài người ,quá trình đô thị hóa ở các nước ngày càng tăng, số liệu tổng hợp của Liên Hiệp Quốc (1991) chỉ ra rằng vào giữa năm 1990, khoảng 45% dân số thế giới sống ở các thị trấn và thành phố, con
số này sẽ tăng lên 51% trong năm 2000 và 65% trong năm 2025 Đó là một quá trình thay đổi xã hội liên quan mật thiết với kinh tế toàn cầu, lịch sử địa lý, chính trị
- xã hội và đặc biệt là vấn đề về môi trường Phát triển đô thị là một mối quan tâm chính cho các nhà hoạch định chính sách vì nó có tác động sinh thái đáng kể Để nghiên cứu cây xanh đô thị, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều thuật ngữ để mô tả như: phức hợp rừng, lâm nghiệp vành đai xanh, kỹ thuật xanh, lâm nghiệp tiện ích, lâm nghiệp đô thị Trong số các thuật ngữ đó thì lâm nghiệp đô thị là thuật ngữ được nhiều người chú ý và sử dụng Nowak và Dwyer (2000) đưa ra các mục tiêu phát triển lâm nghiệp đô thị và kết quả từ việc duy trì một hệ thống cây xanh đến việc tạo lập một thành phố được tán cây che phủ bởi một tỷ lệ cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định Trên cơ sở hoạt động, lâm nghiệp đô thị vẫn còn chủ yếu là chăm sóc, bảo vệ, và thay thế cây xanh
Lịch sử trồng cây dọc theo các tuyến đường đã có từ thế kỉ X trước Công nguyên Tuyến đường được trồng cây trong giai đoạn này tuyến đường nối từ Kolkata của Ấn độ đến Afghanistan nằm ở chân dãy Himalaya, mục đích của việc trồng cây xanh trên tuyến đường này xuất phát vì mục đích quân sự Cây trên đường được trồng thành 3 hàng, một hàng chính giữa trung tâm đường và hai hàng cây hai bên đường Vào thời kỳ đó đường còn có một tên gọi khác là đường cây lớn
“Grand trunk road” Sau đó đến khoảng giữa thế kỉ VIII trước Công nguyên vùng Lưỡng hà (Mesopotania), khi xây dựng cung điện người ta đã trồng các hàng cây Tùng, Cây Bách Italia (Italian crypress) thành hàng đối xứng dọc theo các tuyến
Trang 5đường trong khu vực cung điện Đây cũng được xem là mốc lịch sử trồng cây xanh đường phố của các quốc gia vùng châu Âu
Thời kỳ Hi Lạp cổ đại, từ thế kỉ VII trước Công nguyên đến thế kỉ IV sau công nguyên, người ta thấy hai bên các đường dạo phía trước các sân thi vận động (Stadium) và quảng trường (Forum) trước các đền thờ đều có trồng cây Ngô đồng Pháp Còn ở những tuyến đường chính trong các khu thành cổ La mã thì lại chủ yếu trồng Bách Italia Tiếp đến thời kỳ từ thế kỉ V cho đến thế kỉ XIV, nhiều quốc gia châu Âu cũng đã trồng Bách Italia trên các tuyến đường hành lễ
Ở châu Âu, sau thời kỳ văn nghệ phục hưng, một số quốc gia vùng châu Âu công tác trồng cây đường phố phát triển khá nhanh Điển hình là ở nước Pháp, năm
1552 Henri 2 đã từng công bố pháp lệnh trồng cây ngay từ năm 1552, phát động nhân dân trong cả nước trồng cây trên các tuyến đường chính trong các khu ở và trồng cây trên các tuyến đường quốc lộ Cũng trong thời kỳ này Đế chế Áo –Hung (Austro-hungarian empire) cũng đưa ra kế hoạch trồng cây Ngô đồng Pháp dọc theo các tuyến đường chính trong cả nước với mục đích là bổ sung nguồn gỗ cung cấp cho các hoạt động quân sự
Năm 1647, ở Đức đã xây dựng tuyến đại lộ bóng mát tại thành phố Beclin với mỗi bên đường trồng 4-6 hàng cây bóng mát lớn Tuyến đường này, đã được các nhà quy hoạch đô thị Pháp nghiên cứu và ứng dụng xây dựng loại hình đường Boulvars tại thành phố Pari sau này
Năm 1652, ở Anh các tuyến đường phía Tây và Bắc của công viên St.Jame,s Park vùng Moore Phils thủ đô Luân đôn được thiết kế thành các đường dạo bóng mát công cộng có độ dài khoảng 1 km, mỗi bên đường trồng 4-6 hàng cây Ngô đồng Pháp tạo bóng mát để phục vụ Nữ Hoàng đi dạo trên xe ngựa Mô hình dạng đường bóng mát này còn được mở rộng ứng dụng tạo các đường bóng mát trong các đô thị ở nước Anh
Năm 1825 Chính phủ Pháp đã công bố pháp lệnh về việc bắt buộc phải trồng cây xanh bóng mát trên các tuyến đường phố Pháp lệnh này chính là cơ sở để xây
Trang 6dựng những quy phạm kỹ thuật về tuyển chọn cây trồng, kiểm nghiệm chất lượng cây giống đưa trồng, cắt tỉa và duy trì cây xanh trên các tuyến đường đô thị
Năm 1858 kiến trúc sư Georges E.H Smann chủ trì thiết kế xây dựng tuyến đường bóng mát Champs Elysees ở thành phố Senna, sau này tuyến đường này đã trở thành mẫu đường bóng mát điển hình thời kỳ cận đại và có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển mô hình đường bóng mát ở các thành phố của Mỹ và các nước khu vực châu Âu Năm 1872, kiến trúc sư người Pháp Pierre Charles L.Enfant thiết kế các tuyến đường bóng mát tại thành phố Washington cũng đa số là áp dụng các mô hình đường bóng mát của Pháp Đặc biệt để chọn loài cây trồng cho các tuyến đường thiết kế ở Mỹ, nhà thiết kế đã tiến hành thử nghiệm 30 loài cây và chọn ra được 12 loài cây thích hợp nhất dùng cho trồng đường phố
Từ những kết quả nghiên cứu nói trên có thể thấy, lịch sử phát triển cây xanh đường phố đã có từ cách đây trên ba nghìn năm, nhưng thực sự mới chỉ phát triển nhanh trong vòng vài trăm năm trở lại đây Từ khâu thiết kế đến triển khai xây dựng công trình về cây xanh đô thị Hiện nay trên thế giới đã có cả một hệ thống lý luận và kinh nghiệm thực tiễn phong phú
1.2 Nghiên cứu và phát triển cây xanh đô thị, đường phố và ảnh hưởng của mưa bão đến cây xanh đường phố ở Việt Nam
Ở Việt Nam, về công tác trồng cây xanh bóng mát ở các đô thị đã được tiến hành từ hàng trăm năm Nhưng việc nghiên cứu về vấn đề này thì mới được thực hiện khoảng vài chục năm gần đây, từ sau ngày miền Bắc được giải phóng, công tác này đã được Trung ương Đảng, Chính phủ và đặc biệt Hồ Chủ Tịch hết sức quan tâm Đảng và Chính phủ đã có nhiều nghị quyết , chỉ thị vạch ra phương hướng và nhiệm vụ cho công tác trồng cây, gây rừng thực hiện việc trồng cây trong
cả nước Trong hoàn cảnh đất nước trải qua cuộc chiến tranh phá hoại tàn khốc của giặc Mỹ, công tác cải tạo và xây dựng đô thị bị đình đốn, công tác cây xanh không phát triển Nơi nào nhận thức được lợi ích của cây xanh đô thị và quan tâm chỉ đạo thì phong trào trồng cây đường phố, bảo vệ cây và các công viên, vườn hoa làm tốt, điển hình là Hà Nội, Hải Phòng Nhiều nơi công tác cây xanh không được chú ý,
Trang 7không có tổ chức chuyên trách, thiếu kế hoạch ươm và trồng cây Nhiều nơi đã trồng cây một cách tuỳ tiện và cây trồng không đúng tiêu chuẩn quy phạm xây dựng đô thị đã làm hư hỏng nhà cửa và các hệ thống công trình ngầm, hạn chế ánh sáng và gió mát Nhưng từ những nỗ lực ban đầu đó, kết quả đã trồng được nhiều cây bóng mát, cây phong cảnh cho đường phố, khu nhà ở, những nơi sinh hoạt văn hoá công cộng Trồng được những đai cây xanh ở ngoại ô có tác dụng phòng hộ cho thành phố, diện tích cây xanh đô thị được tăng lên gấp từ 3 đến 5 lần so với thời gian trước khi miền Bắc giải phóng
Ở thành phố Hồ Chí Minh, vào những năm đầu khi Sài Gòn vừa bị đánh chiếm và còn nằm dưới quyền cai trị của các đô đốc, thì Hải quân Pháp đã bắt đầu cho trồng hàng loạt cây Me ven các đường sá kể từ khoảng 1863-1865, cứ 5m một cây dọc theo vệ đường Ở hai bên bờ kênh Charner (nay là đại lộ Nguyễn Huệ), kể
từ năm 1870 cây Me được trồng lấn ra dần dần theo nhịp độ lấp từng đoạn con
"kênh lớn" này Hiện nay ở khu vực nội thành và nội thành mở rộng, đường phố đang trong thời kỳ chỉnh trang nên các dãy cây xanh đường phố không đều và không liên tục Chỉ có các dãy cây xanh trồng trên đường phố ở khu vực nội thành liên tục trên một số tuyến ở Quận 1, 3 và một số các trục đường lớn ở các Quận khác có từ trước năm 1975 đã tạo được vi khí hậu dãy cây tạo bóng mát người đi
bộ Thống kê mới nhất của Phòng Quản lý công viên – cây xanh, Sở Giao thông vận tải TPHCM, đến nay toàn bộ diện tích công viên, vườn hoa và cây xanh dải phân cách trên địa bàn thành phố chỉ còn khoảng 535 héc ta, giảm gần 50% so với năm 1998
Thành phố Huế, vào thời kỳ Triều Nguyễn cây xanh đã được chú trọng trồng trên các con đường, trong mỗi vườn nhà Nay cây xanh ở Huế được trồng nơi nơi như các điểm xanh công cộng, công viên, đương phố, vườn đồi, ven sông, góp phần quan trọng để tạo nên một nét Huế riêng Đến thời điểm này, ở Thừa Thiên Huế có 43 loài thực vật quý hiếm, 170 loài cây cho bóng mát và cây cảnh, nếu tính
cả các loài cây nhỏ thì hơn 300 loài, đủ màu, đủ chủng loại và kiểu dáng
Trang 8Nhiều công trình nghiên cứu và bài viết liên quan đến quy hoạch xây dựng
đô thị, phát triển cây xanh và quản lý trong môi trường đô thị, kiến trúc cảnh quan
đô thị, chủng loại cây xanh đô thị…đã được các tác giả như Hàn Tất Ngạn, Phạm Kim Giao, Nguyễn Thị Thanh Thủy, Trần Hợp, Nguyễn Thế Bá, Chế Đình Lý… công bố Những công trình này cung cấp thêm cho các nhà quản lý, các nhà khoa học những kiến thức nhất định trong việc quy hoạch chung đô thị hay quản lý cây xanh trong môi trường đô thị Điều đáng chú ý, các nghiên cứu bước đầu chỉ mới tập trung ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh
Ở Việt Nam, cứ mỗi khi vào mùa bão đều có nhiều cây xanh bị gãy đổ Như trong cơn bão số 1 năm 2012 TPHCM có 683 cây xanh bật gốc Trong đó 208 cây lim xẹt, chiếm tỷ lệ 30,45%), sọ khỉ 118 cây, sao đen 82 cây, sò đo cam 34 cây, phượng vỹ 34 cây, bằng lăng 31 cây, me chua 20 cây Quận 1 có số lượng cây đổ nhiều nhất 117 cây chiếm 17,42%, tiếp đến là quận Thủ Đức 83 cây chiếm tỷ lệ 12,15% Ở Hà Nội cơn bão số 5 năm 2012 gần đây đã làm bật gốc đến 200 cây xanh, ở Thái Bình sau khi bão số 8 tan, hàng nghìn cây xanh tại thành phố Thái Bình đã bị quật đổ kể cả những cây xanh to
Nhìn chung, việc cây xanh gãy đổ khi gió lớn tại tại các đô thị có nhiều nguyên nhân, đôi khi chỉ vì những mục đích trước mắt như trồng cây kích thước lớn nhanh cho bóng mát, nhanh có màu xanh quán trình đánh chuyển phải cắt rễ cọc đi Trồng xong rễ không thể đâm sâu đỡ cho cây mà phải đâm ngang nên không thể đứng vững khi gặp gió lớn Hoặc những cây lớn khi trồng bị cắt cụt ngọn, cành mới mọc cũng rất dễ bị gẫy vì những cành này mọc mới chủ yếu là do cưỡng bức của tác động cơ giới, năng lực kháng gió kém, điển hình như hiện trượng trồng cây Lát hoa cụt ngọn trên Đại lộ Thăng Long gần đây và ở một số khu đô thị mới khu vực thành phố Hà Nội như Eco-Park, Mỹ Đình
Thứ hai là do chiều cao và đường kính cây không cân đối Vì nhà cao tầng nhiều, cây phải vươn cao để lấy ánh sáng, chênh vênh nên dễ bật gốc Một nguyên nhân nữa là quá trình đô thị hóa, nền đất bên dưới cây thường là bê tông không phải
là đất nguyên sơ, rễ cọc của cây không thể đâm sâu xuống mà chỉ có thể phát triển theo chiều ngang
Trang 9Để hạn chế thiệt hại do cây xanh gãy đổ cần thực hiện nhiều biện pháp đồng
bộ Đối với những cây lớn tuổi, đã quá già có nguy cơ gãy đổ thì phải biện pháp chống đỡ và cắt tỉa bớt một số cành có nguy cơ dễ bị gãy, giảm bớt độ nặng của tán Việc cắt tỉa phải phải theo những quy trình kỹ thuật cụ thể, phải cần có những công trình nghiên cứu khoa học nhằm một mặt vẫn tạo điều kiện để cây phát triển
ổn định, đảm bảo mỹ quan và hạn chế được những nguy cơ đổ gãy khi thời tiết bất thường
1.3 Tình hình nghiên cứu phát triển cây xanh đô thị, cây xanh đường phố ở
Hà Nội và ảnh hưởng của mưa bão đến cây xanh đường phố Hà Nội
Trước năm 1882, Hà Nội chưa có đường gạch, vỉa hè và các dãy nhà gạch xây thẳng hàng từ đầu phố đến cuối phố như bây giờ Phố khi đó chỉ là nơi tập trung các hộ buôn bán sản phẩm của phường nghề
Từ phố Hàng Than đến Cầu Gỗ hiện nay thời kỳ đó vẫn còn nhiều hồ ao, vườn cây và rất nhiều nhà tranh vách đất Cây xanh trồng trong nhà dân ở các thôn, trên đất công chủ yếu là đa, phượng vĩ, bàng, xoan, mít, một ít muỗm hay gạo và các giống cây khác với số lượng ít do dân tự trồng và không có bất cứ quy định nào
Năm 1883, Bonnal - Công sứ Pháp đầu tiên ở Hà Nội, đã lên kế hoạch kiến thiết khu vực xung quanh hồ Gươm, đặc biệt là phía đông hồ để xây công sở phục
vụ cho việc thống trị lâu dài của thực dân Pháp, gồm có Tòa Đốc lý (nay là UBND TP), ngân hàng, bưu điện
Con đường quan trọng từ khu vực Đồn Thủy chạy qua Hàng Khảm (nay là Tràng Tiền và Hàng Khay) ra Cửa Nam vào thành được cải tạo mở rộng Hai bên phố Hàng Khảm dần mọc lên những ngôi nhà gạch thay cho nhà lá Cuối năm
1885, Hàng Khảm là phố đầu tiên được lát vỉa hè và cũng là phố đầu tiên trồng cây phượng, mở đầu cho việc trồng cây trên hè phố sau đó Hai hàng phượng trồng trên
hè phố Hàng Khảm lớn nhanh và hoa đỏ rực vào mùa hè tạo cảm giác thích thú cho người Việt Nam thì người Pháp sống ở phố này đề nghị lên Tòa Đốc lý là cành và thân cây đã che lấp cửa hàng khiến họ không buôn bán được, họ cũng la lối rằng những con ve sầu bám trên cây kêu rầm rĩ vào mùa hè làm họ không ngủ được Rồi
Trang 10họ vu hai hàng phượng là nơi trú ngụ của muỗi, nguyên nhân gây ra bệnh sốt rét cho người Châu Âu Thế là chính quyền thành phố ra lệnh chặt hai hàng phượng
Khi Hà Nội trở thành nhượng địa năm 1888 thì kế hoạch mở rộng và xây dựng thành phố theo kiểu Châu Âu được triển khai nhanh hơn Chính quyền đã cho lấp hồ, di dân khu vực phía nam hồ Gươm để xây khu phố hoàn toàn mới với những quy định cụ thể về diện tích một căn nhà, vỉa hè và chiều rộng lòng đường
Đó chính là các phố Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Hàng Bài, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Bà Triệu (đầu phố) ngày nay Để phục vụ cho nghiên cứu và đáp ứng hoa, cây xanh khi thành phố mở rộng, ngay từ năm 1888, một số nhà thực vật người Pháp đã thành lập vườn Bách thảo để trồng cây và nuôi chim thú ngay sát làng Ngọc Hà Trong bản đồ do người Pháp vẽ năm 1890 ghi là Jardin d'essal (Vườn thí nghiệm thực vật) Khi mới hình thành, vườn có diện tích 33ha, đất đai không bằng phẳng, có gò núi do dồn đất lên cao, có ao hồ Vườn được chia thành hai khu: khu cao làm vườn Bách thảo, khu thấp làm vườn ươm (sau tách riêng thành vườn ươm Laforge ở đầu phố Thụy Khuê) Laforge ươm các giống cây bản địa, giống nhập từ Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Âu
Năm 1897, Paul Doumer nhậm chức Toàn quyền Đông Dương đã ra nhiều văn bản, trong đó xóa bỏ nhà lá, cấm làm nhà lá ở các phố nay là Hàng Trống, Lê Thái Tổ, Tràng Tiền, Hàng Khay và người dân khu vực "36 phố phường" khi xây nhà phải xây thẳng hàng, có rãnh thoát nước Năm 1902, Hà Nội trở thành thủ đô của Liên bang Đông Dương thì người ta càng chú ý đến bộ mặt đô thị Chính quyền cho treo biển tên phố, đánh số nhà Ngày 22-8-1903, đốc lý Baille Frédéric (nắm quyền từ 1901-1903) ra quy định cây xanh chỉ được phép trồng trên các phố có vỉa
hè rộng từ 3 mét trở lên và phải tuân theo tiêu chí: có bóng mát, bảo đảm mỹ quan, không có nhựa và khí độc hại, không đổ trước các trận bão vừa phải
Quy định cũng phạt tiền với người có hành vi phá hoại cây trên phố và phải trồng lại đúng giống cây đó Theo quy định thì các phố ở khu vực "36 phố phường"
do vỉa hè hẹp nên không trồng cây Ở các phố Bà Triệu, Hàng Bài, Hai Bà Trưng,
Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, ngoài lát vỉa hè, chính quyền thành phố bắt đầu cho trồng cây lấy bóng mát Ban đầu, người ta trồng thử xà cừ ở Bách thảo và chỗ đất trống quanh khu vực này vì giống này có ưu điểm là lớn nhanh, bóng mát rộng, song trong quá trình theo dõi và nghiên cứu, các nhà thực vật phát hiện ra giống