Để cải thiện tình trạng môi trường của bến xe, khóa luận đã đi sâu phân tích hiệu quả hoạt động của đội vệ sinh môi trường, những tồn đọng trong công tác quản lý, đồng thời đưa ra các nh
Trang 1[ \
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI BẾN XE MIỀN ĐÔNG TP.HCM
Họ và tên sinh viên: ĐINH NGỌC THIỆN Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Niên khóa: 2006 - 2010
Tp HCM, tháng 07/2010
Trang 2i
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI BẾN XE MIỀN ĐÔNG TP.HCM
Tác giả
ĐINH NGỌC THIỆN
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành
Quản lý môi trường
Giáo viên hướng dẫn:
TS NGYỄN VINH QUY
Tp HCM, tháng 07/2010
Trang 3ii
Lời cảm ơn
XUW Sau 4 năm học tập và rèn luyện cùng bạn bè và thầy cô tại mái trường đại học Nông Lâm đầy kỉ niệm, cuối cùng thì bài Luận Văn tốt nghiệp cũng đã được hoàn thành đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời của mỗi sinh viên Hơn ai hết, lòng biết ơn sâu sắc và chân thành nhất tôi xin được kính tặng tất cả mọi người, những người đã luôn bên tôi cùng chia sẻ những nhọc nhằn công việc, những lúc thảnh thơi, hạnh phúc của niềm vui và những kinh nghiệm sống thật đẹp
Trước tiên là những người luôn yêu thương và ủng hộ tôi: Bạn bè, người thân là động lực lớn nhất giúp tôi có niềm tin và hy vọng, san sẻ niềm vui nỗi buồn và cùng tôi chia sẽ những thành công
Tiếp đến là những người luôn đối chọi và ganh ghét tôi: Kẻ thù ai cũng không muốn có nhưng đối với tôi họ lại là những người thầy đặc biệt, xin cám ơn những người đã từng cản trở tôi vì nhờ có họ mà tôi biết mình là ai, những vấp ngã đau như thế nào, tôi trưởng thành lên nhiều nhờ có sự quan tâm đặc biệt của họ
Cuối cùng tôi xin gởi lời cám ơn đến toàn thể thầy cô trường ĐHNL nói chung
và thầy cô Khoa Môi trường và Tài Nguyên nói riêng, đặc biệt là thầy Nguyễn Vinh Quy - Phó Khoa Môi Trường và Tài Nguyên, cô Vũ Thị Hồng Thủy - Trưởng Bộ Môn Quản Lý Môi Trường là những người đã có những đóng góp rất lớn không chỉ giúp tôi hoàn thành bài Luận Văn này mà hơn hết là sự trưởng thành trong suy nghĩ và công việc
Một lần nữa xin chân thành cám ơn tất cả mọi người!
Đinh Ngọc Thiện
Trang 4Để cải thiện tình trạng môi trường của bến xe, khóa luận đã đi sâu phân tích hiệu quả hoạt động của đội vệ sinh môi trường, những tồn đọng trong công tác quản
lý, đồng thời đưa ra các nhóm giải pháp về mặt quản lý và kỹ thuật nhằm xử lý các vấn
đề môi trường liên quan đến khí thải, nước thải, chất thải rắn tại bến xe, góp phần tạo dựng niềm tin cho hành khách khi tham gia sử dụng dịch vụ bến xe
Trang 5iv
MỤC LỤC
Lời cảm ơn i
TÓM TẮT KHÓA LUẬN iii
MỤC LỤC iv
KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU viii
DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ SƠ ĐỒ ix
Chương 1 MỞ ĐẦU 10
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 10
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 10
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
1.5 PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI 3
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1 TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM 4
2.1.1 Khái niệm về kiểm soát ô nhiễm 4
2.1.2 Cách tiếp cận của ngăn ngừa ô nhiễm môi trường 4
2.1.3 Phương pháp thực hiện ngăn ngừa ô nhiễm 5
2.1.4 Các biện pháp kỹ thuật ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp 7
2.1.5 Chính sách về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường trong giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa hiện nay 12
2.1.6 Lợi ích của việc áp dụng các giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường 13
Trang 6v
2.2 TỔNG QUAN VỀ BẾN XE, CÁC LOẠI HÌNH BẾN XE VÀ CÁC VẤN ĐỀ
MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN 15
2.2.1 Khái niệm về bến xe khách 15
2.2.2 Tiêu chuẩn và phân loại bến xe 15
2.2.3 Các vấn đề môi trường liên quan đến bến xe 21
Chương 3 KHÁI QUÁT VỀ BẾN XE MIỀN ĐÔNG VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI BẾN XE 23
3.1 KHÁI QUÁT VỀ BẾN XE MIỀN ĐÔNG 23
3.1.1 Giới thiệu Bến Xe Miền Đông 23
3.1.2 Chức năng nhiệm vụ của bến xe 24
3.1.3 Quy hoạch sử dụng đất cho các hạng mục công trình trong bến xe 25 3.1.4 Tổ chức nhân sự tại Bến Xe Miền Đông 27
3.2 HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHÍNH TẠI BẾN XE 28
3.2.1 Hoạt động vận tải hành khách 28
3.2.2 Hoạt động của cơ sở kinh doanh, dịch vụ, phục vụ ăn uống 29
3.2.3 Dịch vụ vệ sinh 31
3.3 NHU CẦU SỬ DỤNG ĐIỆN, NƯỚC TẠI BẾN XE MIỀN ĐÔNG 33
3.3.1 Nhu cầu sử dụng điện 33
3.3.2 Nhu cầu sử dụng nước 34
3.4 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ĐẾN BẾN XE MIỀN ĐÔNG 36
3.4.1 Hiện trạng môi trường đất 36
3.4.2 Hiện trạng môi trường nước 37
3.4.3 Hiện trạng môi trường không khí và tiếng ồn 40
3.4.4 Hiện trạng chất thải rắn 42
3.5 CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ VỆ SINH TẠI BẾN XE MIỀN ĐÔNG 45
Trang 7vi
3.5.1 Phân bổ trách nhiệm quản lý và khả năng áp dụng các tiêu chuẩn,
chương trình môi trường tại bến xe Miền đông 45
3.5.2 Tổ chức bộ phận môi trường tại bến xe 46
3.5.3 Giới thiệu đội vệ sinh môi trường và công tác vệ sinh tại bến xe 46
3.5.4 Đánh giá hiệu quả hoạt động Quản lý môi trường tại bến xe Miền Đông 48
Chương 4 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI BẾN XE MIỀN ĐÔNG 50
4.1 BIỆN PHÁP CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT 50
4.2 BIỆN PHÁP KINH TẾ 52
4.2.1 Đối với chất thải rắn có khả năng tái chế 52
4.2.2 Đối với nhớt thải 53
4.3 TRUYỀN THÔNG, GIÁO DỤC 54
Đối với công nhân viên đang làm việc tại bến xe Miền Đông 54
Đối với hành khách trong bến xe 56
4.4 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, KIỂM SOÁT CHẤT THẢI RẮN 58
4.5 CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KHÁC 60
4.6 GIẢI PHÁP KỸ THUẬT 61
4.6.1 Giải pháp xử lý khí thải và mùi hôi 61
4.6.2 Giải pháp xử lý nước thải 65
4.6.3 Giải pháp xử lý chất thải nguy hại 68
Chương 5 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 70
5.1 KẾT LUẬN 70
5.2 KIẾN NGHỊ 70
Trang 8vii
KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BOD: Nhu cầu ôxy sinh hóa
COD: Nhu cầu ôxy hóa học
CO: Oxit Cacbon
QCVN: Quy chuẩn Việt Nam
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
TCVN: Tiêu chuẩn vệ sinh
USP: Ultrasonic scale preventer
DO: Diesel oil
Trang 9viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tiêu chuẩn bến xe 16
Bảng 3.1: Diện tích đất sử dụng 25
Bảng 3.2: Lượng điện tiêu thụ qua các tháng (6,12/2009; 2/2010) 33
Bảng 3.3: Lượng nước cấp tiêu thụ qua các tháng(6,12/2009; 2/2010) 34
Bảng 3.4: Kết quả phân tích hàm lượng một số kim loại nặng có trong đất 36 Bảng 3.5: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm 37
Bảng 3.6: Kết quả phân tích chất lượng nước cấp 38
Bảng 3.7: Kết quả phân tích chất lượng nước thải 39
Bảng 3.8: Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí 40
Bảng 3.9: Kết quả đo đạc thông số tiếng ồn 41
Bảng 3.10: Lượng chất thải rắn thông thường của bến tại các phân khu 42
Bảng 3.11: Các loại sản phẩm và thành phần rác thải đặc trưng 43
Bảng 4.1: Dự toán lợi nhuận cho phương án thu gom và kinh doanh lượng chất thải rắn tái chế 53
Bảng 4.2: Các phương án kiểm soát đối với chất thải rắn 59
Bảng 4.3: Chi tiết lắp đặt hệ thống phun sương tại bến xe Miền Đông 63
Bảng 4.4: Chi tiết lắp đặt hệ thống phun sương rút gọn tại bến xe Miền Đông 64 Bảng 4.5: Phương án phân loại nguồn, xứ lý nước thải 66
Trang 10ix
DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ SƠ ĐỒ
Hình 2.1: Sơ đồ biểu thị các yếu tố cốt lõi của ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp
5
Hình 2.2: Chu trình ngăn ngừa ô nhiễm khép kín liên tục 6
Hình 2.3: Sơ đồ biểu thị các kỹ thuật ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp 15
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy nhân sự tại Bến Xe Miền Đông 27
Hình 3.2 : Sơ đồ tổ chức bộ phận môi trường tại bến xe Miền Đông 46
Hình 4.1: Các giai đoạn truyền thông giáo dục cho hành khách 56
Hình 4.2: Sơ đồ lắp đặt hệ thống phun sương tại bến xe Miền Đông 62
Hình 4.3: cấu tạo bể lọc Johkasou cải tiến 68
Hình 4.4: Sơ đồ bể chứa và xứ lý nước thải nhiễm dầu nhớt 69
Trang 11Dịch vụ vận tải hiện nay đang là một trong những ngành dịch vụ liên quan rất lớn đến đời sống nhân dân mà đặc biệt là người dân sống tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh bởi tính tiện ích và nhu cầu ngày càng cao của nó Tuy có ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân và đặc biệt là môi trường tự nhiên nhưng các vấn đề môi trường tại các bến xe hầu hết ít được quan tâm đến Vấn
đề ô nhiễm tại các bến xe không chỉ đa dạng về loại hình ô nhiễm (đất, nước, không khí, chất thải rắn,… ) mà phần lớn các loại ô nhiễm này còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân nói chung và hành khách nói riêng
Cần xây dựng những chương trình môi trường nói chung, đưa ra các giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường cụ thể, thực tế áp dụng tại các bến xe nhằm cải thiện môi trường tự nhiên và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho hành khách và người dân sinh sống gần bến xe
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đề tài được thực hiện với những mục tiêu đặt ra như sau:
1 Đánh giá thực trạng môi trường và công tác bảo vệ môi trường tại bến xe Miền Đông
Trang 122
2 Xây dựng cơ sở, triển khai và đánh giá khả năng áp dụng các giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường cụ thể tại Bến xe Miền Đông
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Để thực hiện được các mục tiêu đề ra, đề tài thực hiện các nội dung cụ thể sau:
• Nghiên cứu cơ sở lý thuyết kiểm soát và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường
• Tổng quan về bến xe Miền Đông nơi thực hiện đề tài
• Nghiên cứu và đánh giá thực trạng môi trường và công tác bảo vệ môi trường tại bến xe
• Nghiên cứu đề xuất các giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường tại bến
xe
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu các phương pháp sau được sử dụng:
1 Điều tra, phỏng vấn các đối tượng có liên quan: các đối tượng được phỏng phấn bao gồm công nhân trực tiếp làm việc tại bến xe, trưởng phòng điều hành, các cán bộ quản lý tại bến xe và hành khách
2 Khảo sát thực địa: nhằm thu thập các dữ liệu liên quan đến các hoạt động vận tải diễn ra tại bến xe, hiện trạng môi trường và xem xét công tác bảo vệ môi trường tại bến xe
3 Phương pháp tổng hợp tài liệu: xem xét, phân tích, tổng hợp các tài liệu có sẵn
4 Lấy mẫu, phân tích mẫu nước thải vệ sinh bến và nước thải sinh hoạt tại bến nhằm tạo cơ sở dữ liệu đáng tin cậy cho việc đánh giá hiện trạng môi trường nước và mức độ tác động đến môi trường Chỉ tiêu phân tích gồm: BOD5, COD,
SS, pH, dầu mỡ,… Mẫu khí và tiếng ôn tại bãi xe cơ sở cho việc đánh giá chất lượng không khí và tiếng ồn, mức độ ảnh hưởng đến dân cư xung quanh Chỉ tiêu phân tích gồm: CO2, NO2, SO2, NH3, bụi, tiếng ồn,
Trang 133
1.5 PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
1.5.1 Phạm vi nghiên cứu đề tài
• Đề tài được nghiên cứu thực hiện trong khuôn viên bến xe Miền Đông với diện tích 62.612 m2 (địa chỉ: 292 Đinh Bộ Lĩnh, phường 26, quận Bình Thạnh, TP.HCM )
• Đề tài được nghiên cứu và hoàn thành trong khoảng thời gian 4 tháng (từ tháng 2/2010 đến tháng 6/2010)
1.5.2 Giới hạn nghiên cứu đề tài
• Đề tài dừng lại ở việc xây dựng các giải pháp quản lý riêng cho lĩnh vực môi trường cho bến xe Miền Đông chưa bao gồm việc đưa ra phương án lồng ghép với các chương trình khác có trong tiến trình quản lý tổng hợp tại bến xe
• Đề tài được dự trù thực hiện với nguồn nhân lực và vật chất còn thấp nên mức
độ chính xác về số liệu chỉ ở mức tương đối
• Đề tài thực hiện tại bến xe Miền Đông nơi có mật độ hành khách khá cao và lượng lưu thông lại không đồng đều giữa các tháng trong năm vì vậy mức độ khảo sát ô nhiễm chưa điển hình và chỉ tính toán cụ thể tại thời gian đang làm
đề tài
Trang 144
Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM
2.1.1 Khái niệm về kiểm soát ô nhiễm
Kiểm soát ô nhiễm môi trường là việc áp dụng tổng hợp các hoạt động, biện pháp và công cụ nhằm phòng ngừa , khống chế không cho ô nhiễm xẩy ra hoặc có ô nhiễm xẩy
ra thì chủ động xử lý làm giảm thiểu hay loại trừ ô nhiễm
Mục tiêu của kiểm soát ô nhiễm môi trường bao gồm ngăn ngừa ô nhiễm, làm giảm hoặc loại bỏ chất thải từ nguồn hay còn gọi là kiểm soát ô nhiễm đầu vào và làm sạch ô nhiễm, thu gom, tái sử dụng, xử lý chất thải để phục hồi môi trường
Ngăn ngừa ô nhiễm:
Hiện nay ở nhiều nước trên thế giới, cách tiếp cận cuối đường ống cũng như tái sinh đang được thay thế dần bằng cách tiếp cận chủ động bậc cao và được ưa chuộng hơn, đó là ngăn ngừa ô nhiễm
Khái niệm ngăn ngừa ô nhiễm có thể được hiểu là:
Ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp là việc áp dụng một các liên tục chiến lược ngăn ngừa tổng hợp về mặt môi trường với các quá trình sản xuất, các sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu các rủi ro đối với con người và môi trường
Ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp là việc sử dụng các vật liệu, các quá trình hoặc các thao tác vận hành sao cho giảm bớt hoặc loại trừ sự tạo ra các chất ô nhiễm hoặc các chất thải ngay tại nguồn Nó bao gồm các hành động làm giảm việc sử dụng các vật liệu độc hại, năng lượng, nước hoặc các nguồn tài nguyên khác, các hành động bảo
vệ tài nguyên thiên nhiên thông qua việc bảo tồn và sử dụng hiệu quả hơn
2.1.2 Cách tiếp cận của ngăn ngừa ô nhiễm môi trường
Các yếu tố cốt lõi của cách tiếp cận về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường công nghiệp được tổng hợp lại trong sơ đồ sau:
Trang 155
Hình 2.1: Sơ đồ biểu thị các yếu tố cốt lõi của ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp
(Nguồn: UNEP, 1995)
9 Giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn
9 Giảm các rủi ro cho con người và môi trường
9 Kết quả mà các doanh nghiệp đạt được:
9 Giảm bớt các chi phí vận hành
9 Tăng lọi nhận
9 Không nhất thiết phải đầu tư lớn
9 Tăng cổ phần trên thị trường
9 Tính khả thi cao
2.1.3 Phương pháp thực hiện ngăn ngừa ô nhiễm
Một chương trình ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp đòi hỏi thực hiện một cách liên tục theo chu trình khép kín, chương trình ngăn ngừa ô nhiễm có thể thực hiện theo các bước sau:
Con người
Môi trường
Giảm rủi roLiên tục
Thống nhất
Chiến lược đối với:
-Con người
-Sản phẩm/ Dịch vụ
Trang 16lý cấp cao
Phân tích khả thi và các cơ hội PP
Đánh giá chất thải và các cơ hội kiểm soát
Xem xét quá trình và các trở ngại
Thiết lập chương trình
Trang 177
1 Giành được sự đồng tình và ủng hộ của ban lãnh đạo công ty
2 Khởi động chương trình bằng cách thành lập nhóm ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp, phát triển một kế hoạch ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp và đào tạo công nhân về ngăn ngừa ô nhiễm
3 Xem xét lại và mô tả một cách chi tiết các quá trình sản xuất cùng với các máy móc thiết bị để xác định các nguồn phát sinh chất thải, đánh giá các trở ngại tiềm ẩn về mặt tổ chức đối với việc thực hiện chương trình ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp
4 Xác định tất cả các khả năng ngăn ngừa ô nhiễm có thể được
5 Ưu tiên trước cho một số dòng thải và thực hiện đánh giá chi tiết tính khả thi
về mặt kỹ thuật, kinh tế và môi trường đối với khả năng ngăn ngừa ô nhiễm
2.1.4 Các biện pháp kỹ thuật ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp
Biện pháp kỹ thuật ngăn ngừa ô nhiễm môi trường có thể chia ra làm các nhóm chính sau:
9 Giảm thiểu tại nguồn
9 Tái chế và tái sử dụng lại
9 Cải tiến sản phẩm / dịch vụ
9 Biện pháp xử lý cuối đường ống
Các kỹ thuật và các bước thực hiện kỹ thuật ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp
có thể biểu thị qua sơ đồ sau:
Trang 188
Hình 2.3: Sơ đồ biểu thị các kỹ thuật ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp
Xử lý nước thải
Xử lý bụi và khí thải
KỸ THUẬT NGĂN NGỪA Ô NHIỄM CÔNG NGHIỆP
Thay đổi quá trình
Thay đổi sản phẩm / dịch vụ
Thay đổi công nghệ
Thay đổi vật
liệu đầu vào
Tái chế và tái sử dụng lại
Cải tiến việc quản
lý nôi tại và vận
hành sản xuất
Xử lý cuối đường ống
Xử lý chất thải rắn
Bảo toàn năng lượng Giảm tại
nguồn
Trang 199
Các biện pháp giảm thiểu tại nguồn, thay đổi sản phẩm / dịch vụ
Giảm thiểu tại nguồn bao gồm các thủ thuật làm giảm về lượng hoặc độc tính của bất kỳ một chất thải, chất độc hại, chất ô nhiễm hoặc chất gây ô nhiễm nào đi vào các dòng thải trước khi tái sinh, xử lý hoặc thải bỏ ở bên ngoài
Nội dung:
Cải tiến việc quản lý nội tại và vận hành sản xuất:
9 Cải tiến các thao tác vận hành
9 Bảo dưỡng các thiết bị máy móc
9 Cải tiến các thói quen quản lý không phù hợp
9 Cải tiến về lập kế hoạch sản xuất
9 Ngăn ngừa việc thất thoát, chảy tràn
9 Tách riêng các dòng thải
9 Cải tiến về điều khiển vật liệu
9 Đào tạo nâng cao nhận thức
9 Phân loại chất thải
9 Tiết kiệm năng lượng
Bảo toàn năng lượng
9 Ngăn ngừa thất thoát
9 Phục hồi và tái sử dụng
Thay đổi quá trình
9 Thay đổi công nghệ
Thay đổi về quy trình
Tăng cường tính tự động hóa
Cải tiến các điều kiện vận hành
Cải tiến các thiết bị
Trang 2010
9 Thay đổi vật liệu đầu vào
• Làm sạch vật liệu trước khi sử dụng
• Thay đổi các vật liệu độc hại bằng các vật liệu ít độc hơn
2.2.3.1 Tái sinh chất thải
9 Tái chế hay tái sử dụng trong nhà máy
9 Các cách tái sinh khác tại nhà máy
9 Tái sinh bên ngoài nhà máy
9 Bán cho mục đích tái sử dụng
9 Tái sinh năng lượng
2.2.3.2 Biện pháp xử lý cuối đường ống
Xử lý cuối đường ống cũng là phương pháp ứng dụng khá phổ biến, vì với tình hình môi trường nước ta như hiện nay không thể không phát sinh chất thải trong quá trình sản xuất nên phải vừa kết hợp biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm với biện pháp xử lý cuối đường ống thì mới có thể cải thiện được tình trạng ô nhiễm môi trường
a Biện pháp kỹ thuật xử lý nước thải
Phương pháp cơ học: Dùng để tách các chất không hòa tan và một phần chất ở dạng keo ra khỏi nước thải Những công trình xử lý cơ học bao gồm: Song chắn rác, bể lắng cát, bể tự hoại, bể lắng, bể tách dầu mỡ, bể lọc
Phương pháp xử lý hóa lý: Phương pháp xử lý hóa lý là đưa vào nước thải chất phản ứng nào đó để gây tác động với các tạp chất bẩn Biến đổi hóa học thành các chất khác dưới dạng cặn hoặc chất hòa tan nhưng không gây độc hay gây ô nhiễm môi trường Các phương pháp thường ứng dụng để xử lý nước thải là: Trung hòa, keo tụ, hấp phụ, bay hơi, tuyển nổi…
Phương pháp xử lý sinh học: Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học dựa trên hoạt động sống của vi sinh vật có trong nước thải Quá trình hoạt động của chúng cho kết quả là các chất hữu cơ gây nhiễm bẩn được khoáng hóa và trở thành những chất vô cơ, các chất khí đơn giản…
Quá trình xử lý thực hiện trong điều kiện tự nhiên: Cánh đồng tưới, bãi lọc, hồ sinh học…
Trang 2111
Quá trình xử lý diễn ra trong điều kiện nhân tạo: Bể lọc sinh học, bể aerotank,
bể UASB…
b Biện pháp kỹ thuật xử lý bụi và khí thải
Các biện pháp kỹ thuật xử lý bụi
Dựa trên nồng độ bụi, tính chất hóa học, tính chất vật lý… Phương pháp xử lý bụi chia làm ba cấp:
Làm sạch: Chỉ giữ được những hạt bụi có kích thước > 100 µm, cấp lọc này thường để lọc sơ bộ
Làm sạch trung bình: không chỉ giữ được các hạt bụi to mà còn giữ được các hạt bụi nhỏ Nồng độ bụi sau khi lọc còn khoảng 30 – 50 mg/m3
Làm sạch tinh: Có thể lọc được các hạt bụi < 10 µm với hiệu suất cao Nồng độ bụi sau khi lọc còn khoảng 1 – 3 mg/m3
9 Thiết bị lọc bụi bằng tĩnh điện
Biện pháp kỹ thuật xử lý khí thải
9 Phương pháp hấp thụ: Tháp điện, tháp đĩa, tháp phun, thiết bị rửa khí
Trang 2212
c Biện pháp kỹ thuật xử lý chất thải rắn
Thu gom chất thải: chất thỉ từ nguồn phát sinh được tập trung về một địa điểm
bằng các phương tiện chuyên chở thô sơ hay cơ giới Việc thu gom có thể được tiến hành sau khi đã qua công đoạn phân loại sơ bộ hay chưa được phân loại Sau khi thu gom, rác có thể chuyển trực tiếp đến nơi xử lý hay qua các trạm trung chuyển
Tái sử dụng và tái sinh chất thải: công đoạn này có thể được tiến hành ngay
tại nơi phát sinh hoặc sau quá trình phân loại, tuyển lựa Tái sử dụng là sử dụng lại nguyên dạng chất thải, không qua tái chế; Tái sinh là sử dụng chất thải làm nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm khác
Xử lý chất thải: phần chất thải sau khi được tuyển lựa được tái sử dụng hoặc
tái sinh sẽ qua công đoạn xử lý cuối cùng bằng đốt hay chôn lấp
2.1.5 Chính sách về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường trong giai đoạn công
nghiệp hóa - hiện đại hóa hiện nay
2.1.5.1 Nguyên tắc xây dựng chính sách ngăn ngừa ô nhiễm môi trường
Nguyên tắc 1: Người gây ô nhiễm phải chịu phí
Nguyên tắc 2: Người sử dụng phải trả tiền
Nguyên tắc 3: Phòng ngừa và ngăn chặn
Nguyên tắc 4: Huy động sự tham gia của cộng đồng
Nguyên tắc 5: Khuyến khích, hỗ trợ việc thực hiện ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp
2.1.5.2 Các công cụ áp dụng ngăn ngừa ô nhiễm
a Giải pháp hành chính, công cụ chỉ huy và kiểm soát
Là những biện pháp thể chế nhằm tác động tới hành vi của con người gây ô nhiễm môi trường, bằng cách cấm đoán hay giới hạn việc thải ra môi trường một số chất thải hay giới hạn hoạt động trong một khoảng thời gian hay khu vực nhất định thông qua các biện pháp cấp giấy phép, đặt ra tiêu chuẩn hoặc khoanh vùng
Với công cụ này, chính phủ có vai trò tập trung giám sát thông qua việc áp dụng hai công cụ chủ yếu: Bộ luật và các thanh tra – các nhà quản lý nhà nước Các
Trang 23c Công cụ thông tin
Công cụ thông tin là những biện pháp nhằm giáo dục, tuyên truyền phổ biến kiến thức và trách nhiệm về môi trường cho cộng đồng dân cư, các cá nhân, pháp nhân
sử dụng môi trường, để qua đó tác động trực tiếp hoặc gián tiếp điều chỉnh hành vi của
họ
d Sản xuất sạch hơn
Sản xuất sạch hơn là sự áp dụng liên tục một chiến lược phòng ngừa tổng hợp đối với quy trình, đối với sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu quả và giảm rủi ro đến môi trường
2.1.6 Lợi ích của việc áp dụng các giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường
2.1.6.1 Lợi ích về môi trường
Sử dụng năng lượng, nước, nguyên liệu có hiệu quả hơn
Giảm mức sử dụng các nguồn tài nguyên
Giảm thiểu chất thải thông qua kỹ thuật tái sinh, tái chế, tái sử dụng và phục hồi
Giảm thiểu lượng nguyên vật liệu độc hại đưa vào sử dụng Giảm thiểu các rủi
ro và nguy hiểm đối với công nhân, cộng đồng xung quanh, những người tiêu thụ sản phẩm và các thế hệ mai sau
Cải thiện được môi trường lao động bên trong công ty
Cải thiện các mối quan hệ với cộng đồng xung quanh cũng như các cơ quan quản lý môi trường
2.1.6.2 Lợi ích về kinh tế
Trang 2414
Tăng hiệu suất sản xuất thông qua việc sử dụng nguyên vật liệu và năng lượng
có hiệu quả hơn
Tuân thủ các quy định môi trường tốt hơn, giảm bớt các chi phí cho việc quản
lý chất thải (có thể loại bỏ bớt một số giấy phép về môi trường, giảm chi phí cho việc kiểm kê, giám sát và lập báo cáo môi trường hàng năm…)
Giảm bớt các chi phí cho việc xử lý chất thải cuối đường ống (do lưu lượng chất thải được giảm thiểu, dòng chất thải được tách riêng tại nguồn…)
Chất lượng sản phẩm được cải thiện
Có khả năng thu hồi vốn đầu tư với thời gian hoàn vốn ngắn, ngay cả khi vốn đầu tư ban đầu cao Tích lũy liên tục và dài hạn các khoản tiết kiệm tích lũy được, từ
đó có khả năng mở rộng sản xuất, kinh doanh
Tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường, hình ảnh của công ty ngày càng tốt hơn
Trang 2515
2.2 TỔNG QUAN VỀ BẾN XE, CÁC LOẠI HèNH BẾN XE VÀ CÁC VẤN
ĐỀ MễI TRƯỜNG LIấN QUAN
2.2.1 Khỏi niệm về bến xe khỏch
- Lμ nơi qui định để xe khách vμo đón, trả khách trên nhiều luồng tuyến vận
chuyển hμnh khách; nơi hμnh khách tập trung để lên phương tiện vận tải; nơi có bộ phận quản lí nhμ nước về giao thông vận tải
- Lμ một bộ phận thuộc cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đường bộ, nằm trong
quy hoạch tổng thể của tỉnh, thμnh phố trực thuộc Trung ương
- Bến xe khách được xây dựng ở những nơi thuận tiện cho sự đi lại của hμnh
khách như gần các đầu mối giao thông, khu tập trung dân cư, trung tâm hμnh chính, kinh tế, trung tâm văn hoá hoặc gần nơi chuyển tiếp từ phương tiện vận tải khác sang phương tiện vận tải đường bộ vμ từ phương tiện vận tải đường bộ sang các phương tiện vận tải khác
2.2.2 Tiờu chuẩn và phõn loại bến xe
Theo điều 6, Quyết định số 08/2005 của Bộ GTVT, quy định tiờu chuẩn về bến xe trong đú quy định diện tớch đất sử dụng cho từng hạng mục cụng trỡnh trong bến xe như sau:
Trang 26Loại bến xe Loại
A Phân loại bến xe:
1 Diện tích tối thiểu m2 15.000 10.000 5.000 3.000 2.000 500
2 Số lượng xe xuất
bến tối thiểu trong 1
ngày đêm (xe tiêu
B Tiêu chuẩn từng loại bến xe:
Trang 27Không quy định
Đường
xe vào, ra riêng biệt
Đường
xe vào, ra riêng biệt
Đường
xe chung
Đường
xe chung
Đường
xe chung
IV Điều kiện về cơ sở vật chất
khác
1 Độ chiếu sáng
2 Số máy điện thoại
Trang 2818
V Khu dịch vụ
(không bắt buộc)
Diện tích bến xe dành cho từng loại hình dịch
vụ phụ thuộc vào khối lượng công việc và điều kiện thực tế của mặt bằng
1 Nhà bảo dưỡng sửa
1 Diện tích tối thiểu m2 15.000 10.000 5.000 3.000 2.000 500
2 Số lượng xe xuất
bến tối thiểu trong 1
ngày đêm (xe tiêu
chuẩn b/quân 30
chỗ)
Xe 300 150 70 50 30 10
Trang 29B Tiêu chuẩn từng loại bến xe:
Không quy định
Đường
xe vào, ra riêng biệt
Đường
xe vào, ra riêng biệt
Đường
xe chung
Đường
xe chung
Đường
xe chung
2 Số làn xe của đường
Trang 30IV Điều kiện về cơ sở vật chất
khác
1 Độ chiếu sáng
2 Số máy điện thoại
Diện tích bến xe dành cho từng loại hình dịch
vụ phụ thuộc vào khối lượng công việc và điều kiện thực tế của mặt bằng
1 Nhà bảo dưỡng sửa
Trang 31Nguồn xả thải chính tại bến xe là từ các cống thải từ 3 khu vực chính: khu dịch
vụ vệ sinh xe, khu dịch vụ kinh doanh phục vụ ăn uống và khu dịch vụ vệ sinh công cộng cho hành khách
Thành phần nước thải chủ yếu nhiễm các hợp chất hữu cơ thực phẩm, dầu mỡ thải từ các loại xe và các thành phần vi sinh khác
2.2.3.2 Vấn đề khí thải
Khí thải phát ra từ ống khói các loại xe khách lưu thông trong bến xe, do diện tích trải rộng nên lượng khí thải này phát tán chứ không tập trung tại một điểm cố định, vấn đề khí thải còn đáng lưu ý tại khu vực vệ sinh công cộng nơi phục vụ khá nhiều hành khách và vấn đề mùi hôi là khó tránh khỏi
Về thành phần các chất có trong khí thải chủ yếu là các loại khí sinh ra do sự đốt cháy nhiên liệu (xăng, dầu), các loại khí đó là: CO2, CO, NOx, SO2, NH3,… và các loại bụi có kích thước lớn phát sinh do quá trình di chuyển và vận hành của các loại xe
Chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình duy tu, sửa chửa và rửa các loại xe tại khu vực dịch vụ vệ sinh xe
2.2.3.4 Vấn đề an toàn thực phẩm
Trang 3222
Liên quan đến hoạt động mua bán, trao đổi và vận chuyển các loại thực phẩm chế biến sẵn và hoạt động chế biến các loại thức ăn dùng ngay tại khu vực kinh doanh, phục vụ, phục vụ ăn uống tại bến xe Các dụng cụ chế biến, lưu trữ và các loại bảo hộ
là những đối tượng cần kiểm soát trong vệ sinh an toàn thực phẩm tại bến xe
Trang 3323
Chương 3
KHÁI QUÁT VỀ BẾN XE MIỀN ĐÔNG VÀ HIỆN TRẠNG MÔI
TRƯỜNG TẠI BẾN XE
3.1 KHÁI QUÁT VỀ BẾN XE MIỀN ĐÔNG
3.1.1 Giới thiệu Bến Xe Miền Đông
Bến xe trực thuộc công ty TNHH một thành viên Bến xe Miền Đông và có diện tích sử dụng 62.612 m2 toạ lạc tại vị trí cửa ngỏ phía Đông Thành phố, địa chỉ 292 Đinh Bộ Lĩnh, P.26, Q.BT, được bao quanh bởi các đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Đinh
Bộ Lĩnh và Nguyễn Xí Là đầu mối quan trọng của TP.Hồ Chí Minh trong hệ thống giao thông Vận tải đường bộ Đây là nơi tập trung vận chuyển hành khách từ TP.Hồ Chí Minh đến các tỉnh Miền Bắc, Miền Trung, Miền Đông Nam , Cao Nguyên và ngược lại và nước bạn Lào
Công ty TNHH một thành viên Bến xe Miền Đông được UBND Thành phố cho phép đầu tư cải tạo hoàn chỉnh gồm nhà ga hành khách, mặt bằng bến bãi, hệ thống điện, cấp thoát nước và cây xanh … với tổng số vốn điều lệ là 72.000.000.000 đồng Với quy mô hiện nay, mỗi ngày Bến xe tiếp nhận hành khách nội tỉnh và liên tỉnh khoảng 42.904 lượt người/ngày, cao điểm lễ, Tết trên 60.000 lượt người/ngày với số lượng phương tiện bình quân 2.065 lượt xe/ngày (trong đó liên tỉnh bình quân khoảng 1.082 lượt xe/ngày) cao điểm lễ, Tết khoảng 3.200 lượt xe/ngày
Phục vụ đi lại của hành khách trên 160 tuyến đường với 259 đơn vị Vận tải tham gia Ngoài ra, có 13 đơn vị xe buýt, hoạt động trên 14 tuyến đường
Trong các đơn vị Vận tải tham gia đăng ký hoạt động tại Bến có các Tập Đoàn, Công ty, Doanh nghiệp lớn và các Công ty nước ngoài như :
• Tập đoàn Mai Linh
• Công ty TNHH vận tải tốc hành KUMHO SAMCO
• Công ty TNHH vận tải và thương mai Thuận Thảo
• Công ty TNHH liên doanh HK Lào – Việt Nam
Trang 3424
• Công ty Sengchaleuan
• Souddala Transportation Lao-Viet Nam, Co
• Doanh nghiệp tư nhân Rạng Đông
3.1.2 Chức năng nhiệm vụ của bến xe
Ký hợp đồng nhận ủy thác bán vé đối với các doanh nghiệp vận tải hành khách bằng ô tô Tổ chức bán vé cho khách, sắp xếp xe ô tô vào bến đón khách, trả khách đảm bảo trậ tự, an toàn Giữ xe ô tô, xe 2 bánh (trong khuôn viên bến xe) Dịch vụ xếp
dỡ, bảo quản hàng hóa, hành lý cho khách Dịch vụ đảm bảo vệ sinh môi trường, bảo dưỡng sửa chữa xe, rửa xe, cung ứng nhiên liệu Tổ chức dịch vụ ăn uống phục vụ hành khách, lái phụ xe và nhân viên phục vụ trên xe Cho thuê văn phòng, cửa hàng kinh doanh (được xây dựng trong bến xe) chức năng này chỉ thực hiện đối với nhà không thuộc Nhà nước chuyển giao và các công trình dự án, đầu tư được các cấp có thẩm quyền phê duyệt Kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi, vận tải hành khách bằng ô tô theo hợp đồng – theo tuyến cố định Kinh doanh lữ hành nội địa và quốc tế Cho thuê phương tiện vận tải và trồng rừng
Trang 35Tại một số cơ sở kinh doanh, dịch vụ, phục vụ ăn uống do nhu cầu tạo mặt bằng kinh doanh buôn bán, các đơn vị này tự ý xâu dựng một số công trình phụ như mái che, cột chống, cọc nhô nên đã phá vỡ một số công trình trong hệ thống thoát nước
(m 2 )
Tỷ lệ (%)
Trang 3626
như các vách ngăn nước, các rảnh thoát nước có trước đó Nước thải từ hoạt động chế biến thực phẩm, nước rác theo đó thấm vào đất gây ô nhiễm nguồn tài nguyên này Tại khu vực bãi đậu nơi có các loại xe khách thường xuyên ra vào tuy nhiên do mặt bằng nền đất đã xuống cấp nên rất dễ dẫn đến tình trạng nức nẻ dưới trọng lực và chuyển động của xe Nhớt thải, xăng dầu, kim loại rỉ sét có khả năng xâm nhập vào đất theo lượng nước mưa chảy tràn Hơn nữa khu vực hoàn toàn không được vệ sinh lau dọn thường các loại chất bẩn dính bám trên bề mặt nên lâu dần tạo các mảng bùn ứ đọng gây tắt nghẽn các lỗ thoát nước và gây ra tình trạng ngập úng cục bộ tại một số khu vực
Trên diện tích 62.612 m2 của bến xe, diện tích trồng cây xanh ước tính chiếm 1,64% (1.061 m2) Hệ thống cây xanh được bố trí khá hợp lý trong bến, tuy nhiên do nhu cầu mở rộng diện tích bãi đậu xe nên sắp tới diện tích cây xanh này có nguy cơ bị thu hẹp
Xét về các chủng loại cây canh được trồng tại bến xe nói chung là khá nghèo nàn với chức năng trồng rừng ban đầu của bến, hầu hết các cây trồng với mục đích chính là tạo mỹ quan, giảm khói bụi và giảm nhiệt độ tại bến xe Cũng chính vì thế mà có rất ít loại cây có thể sống được tại bến, chủ yếu là các loại cây cao, tán rộng, có khả năng chống chọi với nắng nóng, gió lớn, khói bụi
Trong số đó thì Bách Tán Nam, Bàng Đài Loan, Dừa Hawai được trồng nhiều nhất vì các loại cây này có khả năng sống tốt trong môi trường khói bụi, có tán rộng che mát và khả năng hấp thụ các chất ô nhiễm trong môi trường khí và đất
Trang 3727
3.1.4 Tổ chức nhân sự tại Bến Xe Miền Đông
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy nhân sự tại Bến Xe Miền Đông
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÒNG Duy tu – Dịch
vụ
PHÒNG
Kế toán – Tài chính
PHÒNG Bảo vệ
Trang 38Phục vụ đi lại của hành khách trên 160 tuyến đường với 259 đơn vị Vận tải tham gia Ngoài ra, có 13 đơn vị xe buýt, hoạt động trên 14 tuyến đường
Quy trình 1: ô tô vào bến trả khách
• Hướng dẩn ô tô vào vị trí để trả khách
• Hướng dẫn hành khách xuống xe và mua vé đi tiếp (nếu có yêu cầu)
• Tổ chức xếp dỡ hàng hóa, hành lý, hàng bao gửi cho hành khách
• Nhận hoặc trả hàng bao gửi (nếu có)
• Làm thủ tực cho hành khách đăng ký tiếp chuyển (nếu là khách đi liên tuyến)
• Hướng dẫn cho ô tô vào vị trí làm vệ sinh và kiểm tra an toàn kỹ thuật
• Hướng dẫn ô tô về vị trí chờ
Quy trình 2: ô tô xuất bến
• Làm thủ tục cho ô tô đăng ký vào bến xếp khách
• Thông tin hướng dẫn hành khách vào cửa mua vé, bán vé cho hành khách (kể cả hành lý, hàng hóa) và những hành khách có vé liên tuyến cần chuyển tiếp tại bến theo yêu cầu
• Hướng dẫn lái xe đưa ô tô vào vị trí xếp khách
• Kiểm soát vé hành khách, hành lý khí ra cửa lên ô tô
• Lập chứng từ vận chuyển và ký tên đóng dấu xác nhận ngày giờ ô tô xuất bến
Trang 3929
3.2.2 Hoạt động của cơ sở kinh doanh, dịch vụ, phục vụ ăn uống
3.2.2.1 Cơ sở kinh doanh, dịch vụ, phục vụ ăn uống cố định
Nhằm phục vụ nhu cầu ăn uống của hành khách và công nhân viên tại bến xe, Ban lãnh đạo Bến xe Miền Đông đã hợp đồng với 136 đơn vị, cơ sở kinh doanh, dịch
vụ phục vụ ăn uống mà trong số đó chiếm hầu hết là các cơ sở bán thực phẩm với đa dạng các chủng loại mặt hàng không chỉ phục vụ riêng cho ăn uống như: bánh mì, singum, kẹo ngọt, nước giải khoát các loại, mì ăn liền, … Tất cả các mặt hàng trên đều
do chủ cơ sở quản lý về mặt số lượng và chất lượng sản phẩm Ban Quản Lý Bến xe có trách nhiệm phân bổ vị trí, quản lý chất thải và thu lệ phí bến bãi với các đơn vị kinh doanh này
Về vị trí phân bố các đơn vị kinh doanh trong bến sẽ được ban quản lý bến xe và đơn vị kinh doanh thỏa thuạn, vì vậy đa số các đơn vị kinh doanh này đều lựa chọn những vị trí mà khoảng cách thực phẩm họ buôn bán tới tay người tiêu dùng là gần nhất Cũng chính vì điều đó mà dải phân cách giữa các làn xe đậu được tận dụng một cách tối đa
Bên cạnh việc kinh doanh buôn bán thực phẩm thì trong số 136 đơn vị đăng ký kinh doanh (cơ sở bán thực phẩm) có khoảng 62 đơn vị đăng ký đảm nhận thêm hoạt động chế biến, xử lý thực phẩm để bán cho khách ăn ngay tại chổ (cơ sở dịch vụ ăn uống) Thức ăn phục vụ chủ yếu là các lạo đồ ăn nhẹ phục vụ điểm tâm, ăn trưa như bún, phở, bánh canh, cơm,… Đa số các cơ sở dịch vụ ăn uống này đều không tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, cơ sở vật chất không đáp ứng những tiêu chuẩn an toàn đối với hành khách, lấn chiếm vị trí bến bãi gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là mùi tại 1 số đơn vị là những vấn đề nhận thấy rõ nhất
Một số đơn vị kinh doanh trong quá trình buôn bán nhận thấy vị trí thuận lợi nên
đã cố tình kinh doanh thêm các loại mặt hàng không có trong phần đăng ký với Bến
xe, đó là các loại sản phẩm tiêu dùng như khăn lạnh, thuốc chống ói, sách báo, đồ chơi trẻ em, đồ trang sức được bày bán chung với các loại thực phẩm đa dạng về chủng loại
và màu sắc nhưng hầu hết đều không đảm bảm nguồn gốc rõ ràng
Trang 4030
Theo ghi nhận trong số 132 cơ sở kinh doanh đăng ký chỉ có khoảng 30 đơn vị
có bố trí các dụng cụ chứa rác phân loại, còn lại đa phần là trộn lẫn, tập kết rác tại các điểm chung chuyển cho nhân viên vệ sinh tới thu gom rác
Nước thải từ các hoạt động kinh doanh này được thải vào cống chung của bến xe
Do địa hình bến xe không bằng phẳng, đồng nhất nên các đường nước xả thải này vẩn
có một số chảy ngược vào trong bãi đậu, bốc mùi khó chịu
Trang phục chế biến của chủ cơ sở, các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ việc chế biến ở đây theo ghi nhận có gần 90% không tuân thủ hoặc tuân thủ không đúng theo Quyết định số 41/2005 của bộ Y tế về việc ban hành “Quy định điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh, dịch vụ, phục vụ ăn uống đây cũng là nguyên nhân chính làm cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhiễm vào thực phẩm
3.2.2.2 Hoạt động kinh doanh hàng rong
Lực lượng kinh doanh hàng rong tại bến xe khá đông đúc, phân bổ hầu hết các phân khu trong bến, khu vực hoạt động chính vẫn là khu bãi đậu, gần các nguồn hàng
là các cơ sơ bán thực phẩm Lực lượng kinh doanh này chủ yếu thuộc các cơ sở bán thực phẩm nằm ở vị trí không thuận lợi nên đăng ký thêm hoạt động bán rong Bên cạnh đó cũng có một lượng khác không trực thuộc các cơ sở bán thực phẩm này, họ là những người bán hàng rong tự do nhưng nguồn hàng vẫn phải lấy từ các cơ sở bán thực phẩm trong Bến xe, không được tự ý mang hàng hóa từ bên ngoài vào buôn bán trong bến
Về thành phần các loại hàng hóa buôn bán không khác gì mấy với các loại thực phẩm có trong các cơ sở bán thực phẩm, tuy nhiên đây là lực lượng tiêu thụ chính các loại sản phẩm tiêu dùng không phải thực phẩm như khăn lạnh, thuốc chống ói, đồ chơi trẻ em, kính mác, trang sức,… các loại thực phẩm bán rong đều là các loại thực phẩm
có nguy cơ ôi thiu cao do phải di động trong môi trường đầy khói bụi mà không có các thiết bị chuyên dụng ngăn cách với môi trường ngoài Bên cạnh đó, trang bị an toàn vệ sinh thực phẩm cho lực lượng bán rong là rất sơ xài, hoàn toàn không đảm bào tiêu chuẩn, người bán trực tiếp bốc tay nắm thức ăn để bán Sau khi bán xong ko vệ sinh dụng cụ chứa đựng mà lấy thực phẩm mới bỏ vào tiếp tục đem bán