1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ghiên cứu đề xuất các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường tại các khu chăn nuôi tập trung ở vùng trung du phía Bắc nhằm phát triển bền vững

230 271 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 230
Dung lượng 4,13 MB

Nội dung

Để có cơ sở đề xuất, xây dựng, thực hiện, kiểm soát các giải pháp BVMT cần có các nghiên cứu về tình hình phát triển và hiện trạng môi trường tại các vùng chăn nuôi tập trung.. Việc thực

Trang 1

Báo cáo Tổng kết đề tài

Nghiên cứu đề xuất các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường tại các khu chăn nuôi tập trung

ở vùng trung du phía bắc nhằm phát triển bền vững

6605

17/10/2007

Trang 2

Báo cáo Khoa học Tổng kết đề tài

Nghiên cứu đề xuất các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường tại các khu chăn nuôi tập trung ở vùng trung du phía bắc

nhằm phát triển bền vững

Cơ quan chủ trì: Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam

Cơ quan thực hiện: Trung tâm Khoa học, Công nghệ

Môi trường và Phát triển (CENTECD) Chủ nhiệm đề tài: Phó giáo sư, Tiến sĩ Trịnh Thị Thanh

Những người tham gia chính:

Lê Hồng Thanh Nguyễn Mai Hoa

Trang 3

tập trung ở vùng trung du phía Bắc nhằm PTBV

Mục lục

Trang

Chương I: Một số vấn đề chung về các khu chăn nuôi tập trung 9

ChươngII: Tổng quan về tình hình phát triển các khu

chăn nuôi tập trung ở các tỉnh Hà Tây, Vĩnh Phúc,

Thái nguyên và Bắc Giang

15

I Tình hình phát triển kinh tế tại các khu chăn nuôi tập trung

ở các tỉnh Hà Tây, Vĩnh Phúc, Thái nguyên và Bắc Giang

15

II Hiện trạng môi trường tại các khu chăn nuôi gia cầm tập trung

ở Hà Tây, Vĩnh Phúc, Thái nguyên và Bắc Giang

15

II.1 Đánh giá chung về vấn đề chất thải từ các cơ sở chăn nuôi gia cầm

của 4 tỉnh nghiên cứu

59

II.3.1 Hiện trạng môi trường nước ngầm 80

II.6 Hiện trạng quản lý dịch bệnh và kiểm soát môi trường tại các khu

chăn nuôi gia cầm tập trung ở Hà Tây, Vĩnh Phúc, Thái nguyên và Bắc Giang

85

II.6.1 Hiện trạng quản lý dịch bệnh tại các khu chăn nuôi gia cầm

tập trung ở Hà Tây, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Bắc Giang

85

II.6.2 Hiện trạng kiểm soát môi trường tại các khu chăn nuôi

gia cầm tập trung ở Hà Tây, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Bắc Giang

86

Trang 4

tập trung ở vùng trung du phía Bắc nhằm PTBV

II.7 Đánh giá tiềm tàng rủi ro môi trường tại các khu chăn nuôi

gia cầm tập trung ở Hà Tây, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Bắc Giang

Chương III: Phân tích và đánh giá hiệu quả/hạn chế

của các giải pháp BVMT khu chăn nuôi gia cầm tập trung

95

III.1 Phân tích và đánh giá hiệu quả/hạn chế của các giải pháp

thể chế, chính sách BVMT khu chăn nuôi gia cầm tập trung

95

III.1.1 Tổng quan một số văn bản pháp lý có liên quan đến khu chăn nuôi

gia cầm tập trung

95

III.1.2 Phân tích và đánh giá hiệu quả/hạn chế của các giải pháp

thể chế, chính sách BVMT khu chăn nuôi gia cầm tập trung

98

III.1.2.1 Phân tích và đánh giá hiệu quả của các giải pháp thể chế,

chính sách BVMT khu chăn nuôi gia cầm tập trung

98

III.1.2.2 Phân tích và đánh giá hạn chế của các giải pháp thể chế,

chính sách BVMT khu chăn nuôi gia cầm tập trung

110

III.2 Phân tích và đánh giá hiệu quả/hạn chế của các giải pháp quản lý

và khoa học công nghệ trong việc hạn chế ô nhiễm và sự cố/rủi ro

môi trường chăn nuôi gia cầm tập trung

112

III.2.1 Các giải pháp khoa học công nghệ đang được áp dụng để hạn chế

ô nhiễm và sự cố/rủi ro môi trường chăn nuôi gia cầm tập trung

112

III.2.1.1 Phát triển một số mô hình chăn nuôi hợp vệ sinh 112

III.2.1.2 Phát triển các công nghệ xử lý chất thải, kiểm soát môi trường 113

III.2.2 Phân tích và đánh giá hiệu quả/hạn chế của các giải pháp

quản lý - khoa học công nghệ đang áp dụng để hạn chế ô nhiễm

và sự cố/rủi ro môi trường do chăn nuôi gia cầm tập trung

115

III.2.3 Phân tích và đánh giá hiệu quả/hạn chế của các giải pháp tuyên truyền

giáo dục cộng đồng BVMT khu chăn nuôi gia cầm tập trung

117

Trang 5

tập trung ở vùng trung du phía Bắc nhằm PTBV

III.2.3.1 Hiệu quả của các giải pháp tuyên truyền, giáo dục cộng đồng BVMT khu chăn nuôi gia cầm tập trung

117

III.2.3.2 Hạn chế của các giải pháp tuyên truyền giáo dục cộng đồng BVMT

khu chăn nuôi gia cầm tập trung

120

Chương IV: Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả BVMT

tại các khu chăn nuôi gia cầm tập trung

121

IV.4 Các giải pháp khoa học và công nghệ (các giải pháp xử lý chất thải,

giải pháp phòng chống và hạn chế sự cố/rủi ro môi trường)

126

IV.4.1 Phát triển chăn nuôi theo phương pháp an toàn sinh học 126

IV.4.2.1 Tiến hành vệ sinh chuồng trại thường kỳ 130

IV.4.2.5 Biện pháp tiêu huỷ gia cầm bị dịch 148 IV.4.2.6 Xử lý khu vực chuồng trại chăn nuôi bị dịch

và môi trường xung quanh

150

Trang 6

tập trung ở vùng trung du phía Bắc nhằm PTBV

Bảng 3 Chỉ tiêu và phương pháp phân tích chất lượng đất 7

Bảng I.1 - Các quy định và yêu cầu chính về khu chăn nuôi gia cầm tập trung 10

Bảng II.1 - Tổng hợp tình hình phát triển trang trại chăn nuôi gia cầm

của TX Sơn Tây năm 2005

20

Bảng II.2 - Thống kê đàn gia cầm huyện Thạch Thất 21

Bảng II.3 - Tổng hợp các trang trại chăn nuôi gia cầm tại huyện Phúc Thọ 22

Bảng II.4 - Thống kê số lượng hộ chăn nuôi (1/10/2005) huyện Hoài Đức 24

Bảng II.5 - Số hố chôn gia cầm năm 2005 tại tỉnh Hà Tây 28

Bảng II.6 - Một số mục đầu tư cho hoạt động chăn nuôi tại tỉnh Hà Tây 31

Bảng II.7 - Cơ cấu, số lượng đàn gia cầm tỉnh Vĩnh Phúc 34

Bảng II.8 - Cơ cấu, số lượng đàn gia cầm của thành phố Vĩnh Yên 35

Bảng II.9 - Tình hình phát triển chăn nuôi gia cầm tại Tam Đảo 36

Bảng II.10 - Cơ cấu, số lượng đàn gia cầm huyện Tam Đảo 36

Bảng II.11 - Cơ cấu, số lượng đàn gia cầm huyện Tam Dương 37

Bảng II.12 - Cơ cấu, sản lượng đàn gia cầm huyện Bình Xuyên 37

Bảng II.13 - Phát triển chăn nuôi tại huyện giai đoạn 2000 - 2004 38

Bảng II.14 - Cơ cấu, số lượng đàn gia cầm Huyện Yên Lạc 39

Bảng II.15 - Cơ cấu số lượng đàn gia cầm huyện Mê Linh 40

Bảng II.16 - Cơ cấu, số lượng đàn gia cầm Thị xã Phúc Yên 41

Bảng II.17 - Cơ cấu, số lượng đàn gia cầm huyện Lập Thạch 42

Bảng II.18 - Cơ cấu, số lượng đàn gia cầm huyện Vĩnh Tường 43

Bảng II.19 - Kết quả tính toán thu nhập chăn nuôi gia cầm tại tỉnh Vĩnh Phúc 44

Bảng II.20 - Số lượng đàn gia cầm của tỉnh Thái Nguyên

qua các năm 2001 – 2005

46

Bảng II.21 - Cơ cấu đàn gia cầm tại tỉnh Thái Nguyên đến thời điểm 1/8/2005 47

Trang 7

tập trung ở vùng trung du phía Bắc nhằm PTBV

Bảng II.22 - Kết quả tính toán thu nhập chăn nuôi gia cầm

tại tỉnh Thái Nguyên

50

Bảng II.23 - Một số chỉ tiêu chủ yếu của khu chăn nuôi gia cầm tập trung

tại tỉnh Bắc Giang

52

Bảng II.24 - Tổng hợp số lượng gia cầm của tỉnh Bắc Giang 53

Bảng II.25 - Kết quả tính toán thu nhập chăn nuôi gia cầm tại tỉnh Bắc Giang 54

Bảng II.26 - Tổng số gia cầm của các địa phương (theo năm) 55

Bảng II.27 - Một số chỉ tiêu tại các khu chăn nuôi gia cầm tập trung của 4 tỉnh 56

Bảng II.28 - Diện tích chuồng trại tại các tỉnh nghiên cứu 57

Bảng II.29 - Thu nhập từ chăn nuôi gia cầm tập trung tại các tỉnh nghiên cứu 57

Bảng II.30 - Lượng nước thải và tải lượng các chất ô nhiễm trung bình do

1 con gia cầm tạo ra trong 1 năm

60

Bảng II.31 - Tổng lượng chất ô nhiễm do hoạt động chăn nuôi gia cầm

thải ra môi trường từ 4 tỉnh nghiên cứu, 2004 (nghìn tấn/năm)

61

Bảng II.32 - Tổng lượng chất ô nhiễm do hoạt động chăn nuôi gia cầm

thải ra môi trường từ 2 tỉnh Bắc Giang và Hà Tây năm 2006 (nghìn tấn)

Bảng II.37 - Danh sách các cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung để quan trắc 75

Bảng II.38 - Kết quả quan trắc một số chỉ tiêu không khí tại các khu dân cư

cạnh khu chăn nuôi gia cầm tập trung (cách 5 - <10 m)

76

Bảng II.39 - Kết quả đo độ nhiễm khuẩn không khí tại khu vực chăn nuôi

gia cầm của ông Phạm Văn Tâm (Hà Tây)

77

Bảng II.40 - Kết quả đo mùi tại cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung

của ông Phạm Văn Tâm (Hà Tây)

78

Trang 8

tập trung ở vùng trung du phía Bắc nhằm PTBV

Bảng II.41 - Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại khu vực

chăn nuôi gia cầm tập trung

80

Bảng II.42 - Chất lượng nước các sông thuộc khu vực chăn nuôi

gia cầm tập trung

81

Bảng II 43 - Chất lượng nước ao, mương khu vực chăn nuôi gia cầm tập trung 81

Bảng II.44 - Lượng phân gia cầm tại 4 tỉnh nghiên cứu 82

Bảng II.45 - Lượng khí metan tạo ra từ phân gia cầm tại 4 tỉnh nghiên cứu 83

Bảng II.46 - Số tiền thu được từ việc bán khí mêtan do phân gia cầm tạo ra

tại 4 tỉnh nghiên cứu

83

Bảng II.47 - Kết quả phân tích mẫu bùn đất lòng mương chứa nước thải

khu vực chăn nuôi gia cầm tập trung

84

Bảng II.48 - Kết quả điều tra các hộ dân cư khu vực xung quanh

cơ sở chăn nuôi tập trung tại các tỉnh nghiên cứu

90

Bảng II.49 - Các chất ô nhiễm do hoạt động chăn nuôi tạo ra 91

Bảng II.50 - Phân loại và nguồn gốc phát sinh khí thải trong các

khu chăn nuôi gia cầm tập trung

91

Bảng IV.1 - ảnh hưởng của nhiệt độ tới quá trình lên men 139

Trang 9

tập trung ở vùng trung du phía Bắc nhằm PTBV

Trang

Hình II.1 - Tình hình phát triển số trang trại chăn nuôi gia cầm tại tỉnh Hà Tây 16

Hình II.2 - Số lượng gia cầm tại tỉnh Hà Tây (triệu con) 17

Hình II.3 - Số lượng trang trại chăn nuôi gia cầm tập trung của Vĩnh Phúc 36

Hình II.4 - Số lượng gia cầm trong các năm gần đây của tỉnh Vĩnh Phúc 40

Hình II.5 - Diễn biến số lượng trang trại trong của Thái Nguyên 2001 - 2005 42

Hình II.6 - Số lượng gia cầm trong những năm gần đây tại Thái Nguyên 57

Hình II.7 - Sản lượng thịt hơi gia cầm xuất chuồng qua các năm

tại tỉnh Thái Nguyên

60

Hình II.8 - Số lượng gia cầm trong các năm gần đây tại tỉnh Bắc Giang 60

Hình II.9 - Lượng nước thải và tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải

chăn nuôi trung bình 1 năm của 4 tỉnh nghiên cứu

60

Hình II.10 - Tổng lượng BOD5 thải ra từ hoạt động chăn nuôi gia cầm

của Hà Tây và Bắc Giang năm 2006 so với của cả 4 tỉnh năm 2004 (nghìn tấn)

61

Hình II.11 - Tổng lượng TSS thải ra từ hoạt động chăn nuôi gia cầm

của Hà Tây và Bắc Giang năm 2006 so với của cả 4 tỉnh năm 2004 (nghìn tấn)

63

Hình II.12 - Tổng lượng NTS thải ra từ hoạt động chăn nuôi gia cầm

của Hà Tây và Bắc Giang năm 2006 so với của cả 4 tỉnh năm 2004 (nghìn tấn)

72

Hình II.13 - Lượng nước thải và tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải

chăn nuôi trung bình 1 năm của tỉnh Hà Tây

73

Hình II.14 - Lượng nước thải và tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải

chăn nuôi trung bình 1 năm của tỉnh Vĩnh Phúc

73

Hình II.15 - Lượng nước thải và tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải

chăn nuôi trung bình 1 năm của tỉnh Thái Nguyên

74

Hình II.16 - Lượng nước thải và tải lượng các chất ô nhiễm

trong nước thải chăn nuôi trung bình 1 năm của tỉnh Bắc Giang

77

Hình II.17 - Kết quả quan trắc khí H2S tại khu vực xung quanh

khu chăn nuôi gia cầm tập trung (mg/m3)

77

Hình II.18 - Kết quả quan trắc khí NH tại khu vực xung quanh 77

Trang 10

tập trung ở vùng trung du phía Bắc nhằm PTBV

Hình II.19 - Kết quả quan trắc khí NH3 tại khu vực xung quanh

khu chăn nuôi gia cầm tập trung theo lần đo (mg/m3)

82

Hình II.20 - Biểu đồ nguồn tài chính thu được từ việc bán khí Mêtan

do hoạt động chăn nuôi gia cầm tạo ra tại 4 tỉnh nghiên cứu

90

Hình IV.1 - Sơ đồ hệ thống xử lý ô nhiễm bằng lọc túi và cyclon 113

Hình IV.2 - Sơ đồ hệ thống xử lý ô nhiễm bằng phương pháp ướt 114

Hình IV.3 - Cấu tạo tháp lọc bụi bằng phương pháp ướt 114

Hình IV.4 - Hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi 120

Hình IV.5 - Phương pháp xử lý nước thải bằng biện pháp

sinh học - bùn hoạt tính

121

Hình IV.6 - Giải pháp cho vấn đề chất thải chăn nuôi gia cầm 121

Hình IV.7 - Cấu tạo bể chứa và ủ phân nổi 126

Hình IV.8 - Cơ chế lên men kỵ khí hình thành khí metan 185

Hình IV.9 - Kiểu hầm Biogas đang dược xây dựng phổ biến ở Việt Nam 186

Hình IV4.10 - Kiểu thiết kế KT1

Hình IV.11 - Kiểu thiết kế KT2

Trang 11

Mở đầu

Trong 10 năm trở lại đây, tốc độ ngành chăn nuôi ở nước ta đạt từ 8% đến 9%, tổng sản lượng thịt sản xuất từ 1,83 triệu tấn (năm 2000) tăng lên 2,81 triệu tấn (năm 2005), đưa sản lượng thịt bình quân trên đầu người hiện nay lên gần 35 kg/năm

Theo Cục Nông nghiệp, Bộ NN&PTNT, sau dịch cúm, Việt Nam hiện còn khoảng 210 triệu gia cầm (150 triệu gà; vịt, ngan, ngỗng 60 triệu) Đến tháng 6 năm

2006, đàn gia cầm đã khôi phục và bắt đầu phát triển chủ yếu ở cấp hộ có quy mô chăn nuôi nhỏ, ước tính tăng 6,5% so cùng kỳ năm trước Một số địa phương đạt tốc độ tăng

đàn gia cầm khá cao so với cùng kì trong đó có Bắc Giang (+16,3%) (Nguồn: báo cáo

thực hiện kế hoạch tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2006, Ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) Từ năm 2007 trở đi, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng đầu con đối với

gà là 10%/năm, thuỷ cầm là 5%/năm, tăng trưởng về sản lượng thịt, trứng từ 12%/năm trở lên

Tuy nhiên, cho đến nay, ngành chăn nuôi vẫn còn khá nhiều yếu kém, bất cập

Rõ nét nhất là chăn nuôi gia cầm vẫn trong quy mô nhỏ dựa trên hộ gia đình, phân tán

và tận dụng phụ liệu nông nghiệp nên năng suất thấp, giá thành lại cao, vệ sinh thực phẩm kém Đây cũng là nguồn gốc dẫn tới dịch cúm có thể tái phát bất kỳ lúc nào Theo số liệu thống kê, trên địa bàn cả nước hiện có khoảng trên 8 triệu hộ chăn nuôi gia cầm với số lượng hơn 250 triệu con, nghĩa là mỗi hộ chỉ đạt 33 con Trên thực tế ngoài các trang trại nuôi lớn và tập trung, hầu hết các hộ dân chỉ nuôi với số lượng rất hạn chế, trung bình khoảng 10 - 15 con/lứa Đây là quy mô quá nhỏ lẻ và rất khó kiểm soát Trong dịch cúm gia cầm cuối năm 2004, đầu năm 2005 vừa qua, tất cả các cơ sở chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn, có kiểm soát dịch bệnh, thú y hầu như không hề bị

ảnh hưởng, những địa điểm bị cúm tái phát chủ yếu rơi vào các cơ sở chăn nuôi nhỏ, các hộ cá thể chăn nuôi manh mún, tự phát không được quy hoạch, bố trí, đầu tư, chăm sóc cẩn thận

Mặt khác, chăn nuôi nhỏ rải rác cũng đang là một trong những nguyên nhân

Trang 12

Chính vì vậy, hình thức chăn nuôi tập trung là mô hình phát triển kinh tế đúng

đắn đang được thay thế dần cho hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam Thực tế cho thấy, mô hình chăn nuôi tập trung có ưu thế hơn nhiều so với hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ về hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội

Tuy nhiên, hoạt động chăn nuôi tập trung cũng đã bộc lộ nhiều mặt hạn chế như thị trường không ổn định, kỹ thuật chăn nuôi chưa đáp ứng, chưa kiểm soát được dịch bệnh, hoạt động dịch vụ chăn nuôi không ổn định, chưa kiểm soát được chất lượng thức ăn gia súc (còn bị pha lẫn các chất hoá học, hoocmon sinh trưởng, các loại thuốc

an thần, ) gây hại đối với sức khoẻ người tiêu dùng, chất thải chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường,

Trong hoạt động chăn nuôi cũng đã có những quy định/biện pháp nhằm giữ vệ sinh và tạo ra sản phẩm an toàn thực phẩm nhưng thực tế cho thấy, hiệu quả của các hoạt động trên chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế Một trong những nguyên nhân là do thiếu sự kiểm soát BVMT trong hoạt động chăn nuôi Sự phát triển bữa bãi, thiếu sự kiểm soát chặt chẽ từ quy trình/kỹ thuật chăn nuôi đến các quy định/kiểm soát về BVMT đã tạo ra những rủi ro/sự cố đối với ngành chăn nuôi, trong đó dịch cúm gà năm

2004 và đầu năm 2005 là ví dụ điển hình

Nhằm hạn chế các rủi ro/sự cố môi trường đối với các cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung cần áp dụng và kiểm soát nghiêm ngặt các quy định về vệ sinh thú y và BVMT Để có cơ sở đề xuất, xây dựng, thực hiện, kiểm soát các giải pháp BVMT cần

có các nghiên cứu về tình hình phát triển và hiện trạng môi trường tại các vùng chăn

nuôi tập trung Việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu đề xuất các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường tại các khu chăn nuôi tập trung ở vùng trung du phía Bắc nhằm phát triển bền vững” sẽ là cơ sở nhằm góp phần phát triển bền vững các khu chăn nuôi

- Gắn liền phát triển kinh tế chăn nuôi gia cầm với hoạt động BVMT;

Trang 13

™ Mục tiêu lâu dài:

- Góp phần phát triển bền vững các khu chăn nuôi gia cầm tập trung của 4 tỉnh

Hà Tây, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Bắc Giang

- Tiến tới triển khai rộng rãi các giải pháp được đề xuất trong đề tài để hạn chế các sự cố/rủi ro chăn nuôi nảy sinh do ô nhiễm môi trường tại các khu chăn nuôi gia cầm tập trung của các tỉnh khác thuộc vùng trung du phía Bắc

Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được thực hiện với các phương pháp chính sau:

1 Phương pháp tổng hợp thông tin, tài liệu, số liệu

Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các nghiên cứu đã thực hiện trước đây tại khu vực dự án, báo cáo đã áp dụng các phương pháp: tổng hợp và phân tích thông tin, tài

liệu, số liệu Phương pháp này nhằm xác định, đánh giá hiện trạng phát triển các khu

chăn nuôi gia cầm tập trung ở khu vực nghiên cứu thông qua các số liệu, thông tin thu thập được từ các nguồn khác nhau, như Niên giám thống kê, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội và hiện trạng môi trường các tỉnh Các công trình nghiên cứu có liên quan như:

- Niên giám thống kê các tỉnh Hà Tây, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Bắc Giang năm 2004 và 2005

- Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng năm 2004 và 2005, phương hướng năm 2006 của các tỉnh Hà Tây, Vĩnh Phúc, Thái

Nguyên và Bắc Giang

Những số liệu thu thập được đã được thống kê thành các bảng biểu theo hệ thống xác định: các thông tin cơ bản về địa bàn nghiên cứu, số liệu về hiện trạng phát triển các khu chăn nuôi gia cầm tập trung, hiện trạng môi trường của vùng nghiên cứu

- Quan sát hiện trường và ghi chép các nhận xét trực quan về đặc điểm địa hình,

đặc điểm thảm thực vật, môi trường

Trang 14

- Đánh giá các thông tin, số liệu sau khi điều tra, khảo sát

- Khảo sát thực địa và tiến hành đo đạc ngay tại thực địa một số chỉ tiêu môi trường: nhiệt độ, hàm lượng bụi, độ ồn… Đồng thời lấy một số mẫu đất, nước

và khí để đưa về phân tích trong phòng thí nghiệm

Kết quả khảo sát, phân tích chất lượng môi trường khu vực dự án do Trung tâm Khoa học Công nghệ môi trường và Phát triển (CENTECD) thực hiện

- Môi trường khí: khảo sát đo lường nồng độ các chất ô nhiễm môi trường không khí là: Bụi lơ lửng (SPM), NH3, H2S, CO2 và số lượng các vi sinh vật hiếu khí… ở các vị trí đặc trưng trong khu vực nghiên cứu

- Môi trường nước: khảo sát đo đạc hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt tại khu vực nghiên cứu Các chỉ tiêu phân tích bao gồm: độ pH, chất rắn lơ lửng, DO, COD, BOD5, NH3, NO3-, H2S, Fe, coliform và Feacal Coliform Khảo sát đo đạc hiện trạng chất lượng môi trường nước ngầm tại khu vực nghiên cứu Các chỉ tiêu phân tích bao gồm: độ pH, độ đục, độ cứng, độ màu, COD, BOD5, N-NH4+, N-NH3, sắt tổng số, coliform và Feacal Coliform

- Môi trường đất: khảo sát đo đạc chất lượng môi trường đất tại khu vực nghiên cứu - đất tại khu vực tiếp nhận nước thải từ các khu chăn nuôi gia cầm tập trung Các chỉ tiêu phân tích gồm: Nitơ tổng số, photpho tổng số, pHKCl, chất hữu cơ

- Hiện trạng kinh tế - xã hội: điều tra hiện trạng phát triển và thu nhập của các khu chăn nuôi gia cầm tập trung thông qua các số liệu thống kê do UBND các xã, huyện cung cấp

- Phương pháp điều tra xã hội học: được sử dụng trong quá trình phỏng vấn lãnh

đạo và nhân dân địa phương, đặc biệt là các chủ khu chăn nuôi gia cầm tập trung và các hộ ở lân cận Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phát 660 phiếu điều tra tại 4 tỉnh Hà Tây, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Giang

Trang 15

- Mẫu nước : 6 mẫu nước mặt và 4 mẫu nước ngầm

- Mẫu khí : 7 mẫu

Phương pháp phân tích dựa theo phương pháp chuẩn trong lĩnh vực chuyên ngành Tiêu chuẩn so sánh dựa theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN Trên cơ sở đó đánh giá hiện trạng môi trường khu vực dự án

Phương pháp đo các thông số chất lượng môi trường không khí

Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường nước và phương pháp phân tích được trình

bày trong bảng sau

Trang 16

Bảng 2 - Chỉ tiêu và phương pháp phân tích chất lượng nước

TT Thông

Chỉ tiêu vật lý

1 pH Đo bằng máy đo theo TCVN 4559 – 1998; TCVN 6492 : 1999

Phương pháp đo điện thế pH APHA 4500 – H + B

2 SS Phương pháp khối lượng sau khi lọc, sấy mẫu ở nhiệt độ 1050C

đến khối lượng không đổi theo TCVN 4560 - 1988 APHA - 2540D (phương pháp xác định tổng chất rắn lơ lửng sấy khô ở 103 ữ 1050C, trang 2-56 ữ 2-57)

3 DO Máy đo DO, Phương pháp Winkler theo TCVN 5499 - 1995

4 COD Phương pháp oxy hoá bằng K2Cr2O7 trong môi trường axit theo

TCVN 6491-1999 APHA -5220B (Phương pháp hồi lưu mở, trang 5-15 ữ5-16) APHA-5220D (Phương pháp chưng cất hồi lưu đóng, trắc quang, trang 5-15 ữ 5-16)

5 BOD5 Phương pháp cấy và pha loãng theo TCVN 6001 - 1995

APHA -5210B (Xác định BOD 5 ngày, trang 5-3 ữ 5-6)

6 H2S Xác định H2S theo phương pháp nêu trong TCVN 5370 – 1991

7 NH4+ Xác định amoni bằng phương pháp trắc phổ thao tác bằng tay

10 Độ cứng Đo ngay tại hiện trường bằng máy TOA

11 Độ màu TCVN 6185:1996, ISO 7887:1985(E) Chất lượng nước Kiểm

tra và xác định màu sắc

Trang 17

Mẫu lấy được lưu trữ trong thùng đá để duy trì nhiệt độ < 40C Tuỳ từng chỉ

tiêu, mẫu được bảo quản thích hợp và phân tích “Standards Methods for examimnation

of Water and Wastewater” Các chỉ tiêu pH và DO được đo tại hiện trường sau khi lấy

mẫu Các chỉ tiêu khác được phân tích tại phòng thí nghiệm trong tháng 8 năm 2006

Phương pháp phân tích chất lượng đất

Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường đất và phương pháp phân tích được

trình bày trong bảng sau

Bảng 3 - Chỉ tiêu và phương pháp phân tích chất lượng đất

phân tích

1 ∑N (mg/kgkhô) Quang phổ hấp phụ

2 ∑P (mg/kgkhô) Quang phổ hấp phụ

+ Phương pháp so sánh: Dùng để đánh giá các tác động trên cơ sở các tiêu chuẩn Việt

Nam về môi trường TCVN 1995, TCVN 1998, TCVN 2001 và TCVN 2005

Trang 18

+ Đánh giá nhanh: phương pháp đánh giá nhanh (Rapid assessment) do tổ chức Y tế

Thế giới (WHO) đề xuất, được áp dụng để tính toán tải lượng ô nhiễm trong khí thải và nước thải của các khu chăn nuôi gia cầm tập trung

Đối tượng nghiên cứu:

Nghiên cứu tập trung vào khu chăn nuôi gia cầm tập trung có quy mô ≥ 1000 con

Nội dung nghiên cứu:

Nghiên cứu được thực hiện với các nội dung chính như sau:

- Đánh giá tình hình phát triển chăn nuôi gia cầm tập trung tại khu vực nghiên cứu

- Đánh giá hiệu quả kinh tế và hiện trạng môi trường tại các khu chăn nuôi gia cầm tập trung của Hà Tây, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Giang

- Phân tích, đánh giá hiệu quả/hạn chế của các giải pháp BVMT được thực hiện tại các khu chăn nuôi gia cầm tập trung của Hà Tây, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Giang

- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và BVMT tại các khu chăn nuôi gia cầm tập trung

Các thành viên chính tham gia thực hiện đề tài:

Đề tài được thực hiện với sự tham gia của các thành viên chính sau:

1 PGS.TS Trịnh Thị Thanh Khoa Môi trường – Trường ĐHKHTN

2 Lê Hồng Thanh CENTECD

3 ThS Nguyễn Mai Hoa Bộ môn Địa sinh thái – Trường ĐH Mỏ - Địa chất

4 CN Đào Phương Hoa CENTECD

5 CN Lê Duy Hương CENTECD

6 CN Lê Thị Bích Ngọc CENTECD

7 CN Nguyễn Duy Phú CENTECD

8 CN Dương Hoài Linh CENTECD

Trang 19

Chương I: Một số vấn đề chung

về các khu chăn nuôi tập trung

I Tiêu chí khu chăn nuôi tập trung

A) Tiêu chí khu chăn nuôi gia cầm tập trung

Khu chăn nuôi tập trung quy mô lớn: Khu chăn nuôi tập trung nếu thường

xuyên có số lượng gia cầm từ 10.000 con trở lên

Khu chăn nuôi tập trung quy mô vừa: có từ 2.000 đến dưới 10.000 con gia cầm Khu chăn nuôi quy mô nhỏ: có từ 200 đến 2.000 con gia cầm

Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng quy định trên vào thực tế cho thấy phân loại trên chưa phù hợp với điều kiện thực tế, do vậy gần đây nhất Bộ NNPT – NT và các

ban ngành khác có liên quan đã đưa ra quy định: Khu chăn nuôi gia cầm tập trung có

quy mô từ 500 con mái sinh sản hoặc 1.000 con thương phẩm/lứa trở lên

Tổ chức, cá nhân chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp có quy mô từ 1.000 con sinh sản hoặc 2.000 con thương phẩm trở lên phải đăng ký với cơ quan thú y để

thẩm định điều kiện chăn nuôi, điều kiện vệ sinh thú y

Để đảm bảo an toàn, sẽ không được chăn nuôi bất kỳ quy mô nào trong khu vực dân cư tập trung, khu phố, nội ô thuộc thành phố, thị xã, thị tứ, khu công nghiệp Khoảng cách từ các cơ sở chăn nuôi đến nguồn mặt nước, giếng khoan lấy nước ngầm phục vụ mục đích ăn uống, sinh hoạt của nhân dân tối thiểulà 10 m đối với chăn nuôi

hộ gia đình, 20 m đối với khu chăn nuôi tập trung quy mô nhỏ, 50 m đối với khu chăn nuôi tập trung quy mô vừa, 100 m đối với khu chăn nuôi tập trung quy mô lớn

Khoảng cách từ cơ sở chăn nuôi đến trường học, bệnh viện, khu điều dưỡng, công sở, cơ sở tôn giáo, vui chơi giải trí tối thiểu là 20 m đối với chăn nuôi hộ gia đình;

50 m đối với chăn nuôi nhỏ; 100 m đối với chăn nuôi vừa Khu chăn nuôi tập trung phải cách xa khu dân cư tối thiểu là 300 m; xa công sở, trường học, bệnh viện tối thiểu là 500 m

Trang 20

Các quy định và yêu cầu chính về khu chăn nuôi gia cầm tập trung được thể hiện ở bảng I.1

Bảng I.1 - Các quy định và yêu cầu chính về khu chăn nuôi gia cầm tập trung

Quy mô

và yêu cầu

Quy định và yêu cầu cụ thể

Chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp: Quy mô không nhỏ hơn 30.000 con, trong đó mỗi hộ có quy mô tối thiểu 4.000 con thương phẩm hoặc 2.000 con sinh sản

- Cơ sở chăn nuôi gia cầm thương phẩm với quy mô có mặt thường xuyên từ 2.000 con trở lên (không tính số đầu con dưới

- Phải theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp ở đồng bằng,

trung du phải cách xa khu dân cư từ 300 mét trở lên và ở miền

núi phải cách xa khu dân cư từ 01 km trở lên;

- Khu chăn nuôi tập trung được xây dựng ở những địa điểm cách xa khu dân cư, trường học, quốc lộ, chợ

- Chuồng phải có mái che, nền bê tông không trơn trượt, dễ thoát nước và vệ sinh tiêu độc

- Có hàng rào hoặc tường bao quanh bảo đảm ngăn chặn được người, động vật từ bên ngoài xâm nhập vào cơ sở;

- Có khu hành chính riêng biệt;

- Có nơi vệ sinh, thay quần áo cho cán bộ, công nhân, khách thăm quan;

- Có kho riêng biệt bảo quản thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu dùng sản xuất thức ăn chăn nuôi; dụng cụ chăn nuôi; hoá chất sát trùng độc hại;

Khu chăn nuôi tập trung quy mô nhỏ 20 Khu chăn nuôi tập trung quy mô vừa 50

Khoảng cách tối

thiểu từ các cơ sở

chăn nuôi đến

nguồn nước phục vụ

mục đích sinh hoạt

(m) (B)

Khu chăn nuôi tập trung quy mô lớn 100

Trang 21

Khu chăn nuôi tập trung quy mô nhỏ 50 Khu chăn nuôi tập trung quy mô vừa 100

- Đến trường học, khu vui chơi, bệnh viện: 50 m

- Nghiêm cấm các hoạt động ấp trứng trong khu dân cư tập trung, khu phố, thị trấn, khu công nghiệp

Vệ sinh môi trường

- Bảo đảm thời gian để trống chuồng sau mỗi đợt nuôi, xuất bán sản phẩm gia cầm;

- Có biện pháp diệt trừ các loài gặm nhấm, côn trùng gây hại và ngăn chặn, hạn chế chim trời

- Khu vực chăn nuôi phải có đủ nguồn nước sạch;

Nguồn:

(A) Bộ Nông nghiệp phát triển Nông thôn, 2005

(B) Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2005 “Kế hoạch hành động khẩn cấp phòng, chống dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm ở người”

Trang 22

II Trang trại chăn nuôi

Hiện có một số khái niệm về trang trại, một trong những khái niệm về trang trại

được Hoàng Việt, đưa ra năm 1999: “Trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông nghiệp (bao gồm nông, lâm, ngư nghiệp), có mục đích là sản xuất hàng hoá, tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc lập, sản xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất tập trung đủ lớn với phương thức tổ chức quản lý sản xuất tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao hoạt động

tự chủ và luôn gắn với thị trường”

Gần đây nhất, thi hành Nghị quyết của Chính phủ, Liên Bộ Nông nghiệp và PTNT và Tổng cục Thống kê qui định hướng dẫn tiêu chí về kinh tế trang trại như sau:

- Chăn nuôi gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng, vv có thường xuyên từ 2000 con trở lên (không tính số đầu con dưới 7 ngày tuổi)

- Quy mô về đất đai: Các trang trại chăn nuôi có quy mô diện tích trung bình 0,5 ha/1 trang trại

III Phân loại, nhóm/quy mô các khu chăn nuôi

Phân loại theo đối tượng chăn nuôi

- Trang trại chăn nuôi gà (thịt và đẻ): Quy mô tối thiểu là 2.000 con (không tính dưới 7 ngày tuổi) Có 3 loại chăn nuôi đối với trang trại và cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp, cụ thể là:

Loại 1: Khu chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp phải có quy mô không nhỏ hơn

30.000 con, trong đó mỗi hộ có quy mô tối thiểu 4.000 con thương phẩm hoặc 2.000 con sinh sản

Loại 2: Cơ sở chăn nuôi gia cầm thương phẩm với quy mô có mặt thường xuyên từ

2.000 con trở lên (không tính số đầu con dưới 7 ngày tuổi)

Loại 3: Cơ sở chăn nuôi gia cầm sinh sản với quy mô có mặt thường xuyên từ 1.000

Trang 23

Chăn nuôi gia cầm phân theo phương thức chăn nuôi:

Chăn nuôi gia cầm là nghề chăn nuôi truyền thống ở Việt Nam, sản phẩm gia cầm là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng cho đời sống xã hội Hàng năm ngành kinh tế này đã sản xuất khoảng 350 - 380 nghìn tấn thịt hơi và từ 4 - 4,8 tỷ quả trứng Phát triển chăn nuôi gia cầm còn giúp tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho đại bộ phận bà con nông dân Hiện nay, gần 70% hộ gia đình nông thôn chăn nuôi gia cầm Trong cơ cấu thu nhập của ngành chăn nuôi, mức thu nhập từ chăn nuôi gia cầm chiếm 19% (thu từ chăn nuôi lợn 68,3%; từ chăn nuôi khác 12,60%)

Theo Cục Chăn nuôi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay đang tồn tại 3 phương thức chăn nuôi gia cầm sau:

1 Chăn nuôi bán thâm canh phổ biến nhất, chiếm khoảng 50%

2 Chăn nuôi quảng canh, tự phát, nhỏ lẻ

3 Chăn nuôi thâm canh tập trung ở quy mô trang trại

Đối tượng của nghiên cứu này là cơ sở chăn nuôi tập trung, bao gồm cả 3 loại chăn nuôi trên

Trên thực tế, thường phân thành 4 hình thức chăn nuôi nhỏ sau:

1 - Phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ

Phương thức chăn nuôi này ít vốn đầu tư, tận dụng được nhiều nguồn thức ăn Sản phẩm dễ tiêu thụ và được thị trường ưa chuộng; Giá gà chăn nuôi nhỏ lẻ thường cao hơn giá gà chăn nuôi công nghiệp từ 1,5 - 1,8 lần Tuy vậy, chăn nuôi theo phương pháp này rủi ro lớn Thời gian kết thúc nhiệm kỳ sản phẩm dài, năng suất thấp

2 - Phương thức chăn nuôi vịt chạy đồng

Chăn nuôi vịt chạy đồng là hình ảnh quen thuộc ở nông thôn ở miền Bắc chăn nuôi vịt chạy đồng đi liền sau vụ thu hoạch lúa (chăn nuôi vịt thời vụ) ở đồng bằng sông Cửu Long vịt chạy đồng nuôi quanh năm Phương thức chăn nuôi này tận dụng

được nhiều nguồn thức ăn, là nguồn thu nhập lớn của người chăn nuôi

3 - Chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp

Phương thức chăn nuôi mới xuất hiện 3 - 4 năm gần đây, có nơi còn gọi là chăn nuôi trang trại Quy mô đàn, thường nuôi trong vườn, ăn thức ăn công nghiệp, chuồng trại đơn giản, gần nhà, dễ quản lý Phương thức chăn nuôi này chiếm 20 - 25% tổng

đàn gia cầm

Nuôi công nghiệp hoặc bán công nghiệp có quy mô lớn, thường nuôi các giống

gà chuyên thịt (Ross 308, 408, ISA Color, Cobb ), chuyên trứng (Hyline,

Trang 24

Nuôi theo 2 phương thức này có năng suất lao động cao, giá thành sản phẩm thấp, hiệu quả kinh tế cao

4 - Chăn nuôi hàng hóa

Gia cầm nuôi trong chuồng kín, có hệ thống thông gió, làm mát, máng ăn, máng uống tự động Hiện chiếm khoảng 18 - 20% tổng đàn gia cầm Lợi thế của phương thức này là kiểm soát được dịch bệnh Phương thức này sẽ phát triển mạnh trong những năm sắp tới nhưng hiện còn gặp khó khăn về đất xây dựng (theo kinh nghiệm của Thái Lan, yêu cầu khoảng cách trại chăn nuôi với cư dân là 5 cây số)

Trang 25

Chương II: Tổng quan về tình hình phát triển các khu chăn nuôi tập trung ở các tỉnh Hà Tây, Vĩnh Phúc,

Thái nguyên và Bắc Giang

I Tình hình phát triển kinh tế tại các khu chăn nuôi tập trung ở các tỉnh Hà Tây, Vĩnh Phúc, Thái nguyên và Bắc Giang

A) Tình hình phát triển kinh tế tại các khu chăn nuôi tập trung ở tỉnh Hà Tây

Hà Tây là tỉnh có nhiều thuận lợi để phát triển mạnh ngành chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, như diện tích rộng, đa dạng vùng sinh thái, có truyền thống chăn nuôi và người nông dân cần cù, chịu khó, lại gần thị trường lớn là thủ đô Hà Nội Bước chuyển biến mạnh mẽ đầu tiên là đầu tư mạnh cho phát triển ngành chăn nuôi

Trang 26

triển mạng lưới thú y cơ sở, hỗ trợ, khuyến khích phát triển những giống vật nuôi mới

có năng suất, chất lượng cao, tạo môi trường thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào sản xuất con giống và chế biến thức ăn công nghiệp Trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chăn nuôi chiếm tỷ trọng 43% năm 2005, trở thành ngành kinh tế chính trong phát triển nông nghiệp của tỉnh

Nhiều phương thức liên kết mới giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, như sự hợp tác giữa Công ty CP (Thái Lan) - Việt Nam với các hộ nông dân; hợp tác giữa doanh nghiệp Nhà nước với nông dân hay giữa hợp tác xã với người chăn nuôi và nhất là sự xuất hiện nhiều mô hình liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp, góp phần mang lại hiệu quả ổn định cho người chăn nuôi Các trang trại chủ yếu là chăn nuôi gia công cho các công ty, được áp dụng công nghệ chăn nuôi tiên tiến, thực hiện nghiêm chỉnh về quy định vệ sinh chuồng trại, phòng chống dịch bệnh, khử trùng mỗi lứa nuôi

Phương thức sản xuất là: Công ty ký hợp đồng kinh tế lo đầu vào, đầu ra, KHKT, quản lý quy trình công nghệ Nông dân thực hiện đúng theo hướng dẫn chuyên môn của công ty, đầu tư chuồng trại, nhân công, hưởng phần trăm thu nhập theo sản phẩm

Tuy nhiên, thực tế cho thấy các cơ sở chăn nuôi có quy mô lớn (>1000 con) trong tỉnh mới được tăng sau 2003, khi có đầu tư của các công ty (mô hình khoán nuôi cho các khu chăn nuôi) Điều này phần nào thể hiện qua kết quả khảo sát thực tế cụ thể tại tỉnh vào tháng 8/2006 (phụ lục)

Kết quả thống kê cho thấy, Hà Tây là tỉnh có tốc độ phát triển nhanh về trang trại chăn nuôi gia cầm có quy mô lớn (> 2000 con): Số trang trại năm 2001 là 88, năm

2004 là 596 Năm 2005 do ảnh hưởng dịch cúm gà số trang tại chăn nuôi gia cầm giảm xuống còn là 540

Trang 27

Hình II.1 - Tình hình phát triển số trang trại chăn nuôi gia cầm tại tỉnh Hà Tây

Những năm qua, mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch cúm gia cầm, ngành chăn nuôi

Hà Tây vẫn là trung tâm cung cấp giống gia cầm cho cả nước Theo số liệu thống kê, năm 2004, tổng đàn gia cầm của Hà Tây là 596 nghìn con, hiện nay đang duy trì ở mức 10.069.623con

Kết quả tổng kết cho thấy tổng số khu chăn nuôi gia cầm tập trung tại tỉnh Hà Tây là:

Như vậy có thể thấy, phần lớn khu chăn nuôi gia cầm tập trung tại tỉnh Hà Tây

có quy mô trang trại (≥ 2000 con) Đây chính là đặc điểm khác biệt về chăn nuôi gia

cầm của tỉnh Hà Tây đối với các tỉnh khác

Chăn nuôi gia cầm đã và đang trở thành thế mạnh chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Hà Tây Từ hình 2.2 cho thấy, số lượng gia cầm chăn

Trang 28

nhân chủ yếu là do hạn chế nguồn kinh phí đầu tư, do ảnh hưởng dịch cúm gà Tuy nhiên, kết quả điều tra còn cho thấy, số lượng gia cầm năm 2005 tăng vọt so với các năm trước đo Lý do của sự tăng trưởng này là do có chính sách, điều khoản quy định

rõ ràng của các Tập đoàn đầu tư chăn nuôi tại tỉnh Theo quy định, người chăn nuôi sẽ

được những bảo hiểm nhất định nhằm hạn chế thiệt hại xảy ra khi có dịch cúm gà Do

có điều khoản quy định này nên hình thức chăn nuôi quy mô lớn (trang trại) chăn nuôi cho các Tập đoàn đang phát triển mạnh tại tỉnh Hà Tây

Với những cố gắng này, lĩnh vực chăn nuôi đã trở thành ngành sản xuất chính, góp phần đưa tỷ trọng chăn nuôi trong ngành nông nghiệp huyện từ 40% (năm 2000) lên 51% (năm 2003)

Trong thời gian tới, ở Đan Phượng, hình thức chăn nuôi theo quy mô gia đình sẽ giảm dần, tiến tới chăn nuôi tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa

Trang 29

Khai thác lợi thế vùng đất bãi và diện tích đồng cỏ rộng lớn, huyện chủ trương

đẩy mạnh phát triển đàn gia cầm lên 473.400 con

Thị xã Sơn Tây

Tỷ trọng chăn nuôi chiếm 50% giá trị toàn ngành Để chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa theo hướng ổn định và bền vững, thị xã đã chỉ đạo quy hoạch và phát triển chăn nuôi bò sữa, đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại

Trong 5 năm gần đây số lượng trang trại chăn nuôi phát triển rất nhanh nhờ sự phối hợp, giúp đỡ của các trang trại chăn nuôi như: CP Group Thái Lan, JAFA Comfeed Indonêxia và hiện nay Công Ty chăn nuôi cổ phần Bắc Ninh đang đặt vấn đề phát triển chăn nuôi chủ yếu là gà với phương thức chăn nuôi công nghiệp

Đến nay, toàn thị xã có 54 trang trại với diện tích là 315 ha, vốn đầu tư 11.195 triệu dồng, trong đó có nhiều trang trại phát triển với quy mô lớn, sản xuất chăn nuôi theo công nghệ tiên tiến hiện đại Những kết quả này đã tích cực góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định, nâng cao đời sống nhân dân, từng bước thay đổi diện mạo nông thôn theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa

Các trang trại gà công nghiệp: Tổng các trang trại hiện nay là 38 trại, chủ yếu tập trung ở Cổ Đông 30 trại, Sơn Đông 4 trại, Xuân Khanh 3 trại và Thanh Mỹ 1 trại Các trang trại chủ yếu là chăn nuôi gia công cho các công ty, được áp dụng công nghệ chăn nuôi tiên tiến, thực hiện nghiêm chỉnh về quy định vệ sinh chuồng trại, phòng chống dịch bệnh, khử trùng mỗi lứa nuôi Phương thức sản xuất là: Công ty ký hợp

đồng kinh tế lo đầu vào, đầu ra, KHKT, quản lý quy trình công nghệ Nông dân thực hiện đúng theo hướng dẫn chuyên môn của công ty, đầu tư chuồng trại, nhân công, hưởng phần trăm thu nhập theo sản phẩm Mỗi trang trại có công suất từ 5000 - 12000 con/một lứa, mỗi năm nuôi 4 - 6 lứa, mỗi lứa người dân thu nhập từ 8 - 15 triệu đồng

Trang 30

Bảng II.1 - Tổng hợp tình hình phát triển trang trại chăn nuôi gia cầm

vụ

Tổng

số diện tích

Thu nhập trong năm

Giá trị

SL hàng hoá

Người Người Người (ha) Tr

Một nét đặc thù rất riêng của Ba Vì là địa hình ở đây được chia ra làm ba vùng

rõ rệt: vùng núi, vùng đồi gò, vùng đồng bằng ven sông Vùng đồng bằng lại được bao bọc và bồi đắp bởi hai con sông là sông Hồng và sông Đà nên đất đai rất phì nhiêu, màu mỡ Những lợi thế ấy đã tạo đà cho nông nghiệp trở thành ngành sản xuất chính của địa phương

Với quỹ đất nông nghiệp hiện lên tới 14 nghìn ha Ba Vì chủ trương phát triển nền nông nghiệp đa dạng với nhiều loại cây trồng, vật nuôi, thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng cụ thể của từng vùng Đến nay trên địa bàn huyện Ba Vì đã hình thành 12 mô hình chăn nuôi gia cầm theo kiểu trang trại cho hiệu quả kinh tế cao

Trang 31

Huyện Thạch Thất

Cùng với sự chuyển đổi tích cực trong trồng trọt, ngành chăn nuôi tại huyện cũng có sự phát triển mạnh mẽ về quy mô và chất l−ợng sản phẩm Các mô hình chăn nuôi gia cầm ở quy mô công nghiệp đang dần hình thành và phát triển

Bảng II.2 - Thống kê đàn gia cầm huyện Thạch Thất

Ngan, ngỗng

Trang 32

Huyện Phú Xuyên

Chăn nuôi gia cầm phát triển mạnh theo hướng siêu thịt, siêu trứng Nhờ đó, tỷ trọng của ngành chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp đều tăng theo các năm, từ 30,58% (năm 2001) lên 35,7% (năm 2003) Hiện nay, ở Phú Xuyên, đàn gia cầm đang

có 1,2 triệu con

Từ năm 2001 đến năm 2005, kinh tế trang trại đã thực sự tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng Đã xuất hiện nhiều trang trại chăn nuôi Diện tích đất sử dụng tăng gấp 4,4 lần, vốn đầu tư vào sản xuất tăng gấp 35 lần, tổng thu nhập của các trang trại tăng gấp 12,3 lần, lực lượng lao động tăng gấp 4,6 lần Nhiều chủ trang trại làm ăn giỏi, năng động trong cơ chế mới, vận dụng sáng tạo kinh nghiệm ở nơi khác vào thực tiễn của địa phương, nhiều trang trại đã có hướng phát triển bền vững và hiệu quả như: trang trại chăn nuôi Minh Toàn ở xã Vân Từ; trang trại chăn nuôi của anh Quang ở xã Thụy Phú Số trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện tăng lên nhanh chóng Năm 2005, huyện Phú Xuyên có 236 trang trại, trong đó có 20 trang trại chăn nuôi gia cầm với quy mô từ 500 đến 1000 con - chủ yếu là các hộ chăn nuôi vịt

Bảng II.3 - Tổng hợp các trang trại chăn nuôi gia cầm tại huyện Phúc Thọ

Loại hình sản xuất trang trại (trang trại)

Số lao động thường xuyên bình quân 1 trang trại (người)

Trong đó

trang trại

Của trang trại

SX kinh doanh tổng hợp

Tổng

của chủ

TT

thuê mướn

2 Trạch Mỹ

Lộc

Trang 33

Loại hình sản xuất trang trại (trang trại)

Số lao động thường xuyên bình quân 1 trang trại (người)

Trong đó

trang trại

Của trang trại

SX kinh doanh tổng hợp

Tổng

của chủ

TT

thuê mướn

Trang 34

Huyện Hoài Đức

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp bước đầu đạt kết quả khả quan theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi (từ 40% năm 2000 tăng lên 49,2% năm 2003), giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt Điểm nổi bật là sản xuất nông nghiệp tại huyện đã chuyển mạnh sang sản xuất các sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao Sự chuyển biến này đã đem lại hiệu quả tích cực

Bảng II.4 - Thống kê số lượng hộ chăn nuôi (1/10/2005) huyện Hoài Đức

TT Xã

Số hộ chăn nuôi (hộ)

Tổng số

gà đẻ (con)

Số khu chăn nuôi tập trung (>500)

Số trang trại (≥1000)

SX thịt (tấn/năm)

Trang 35

Huyện Quốc Oai

Quốc Oai cũng là một huyện phong trào phát triển kinh tế trang trại với số lượng các trang trại chăn nuôi có quy mô lớn nhất tỉnh Hà Tây Với đặc điểm là vùng

đất bán sơn địa, diện tích đất đai rộng, nhiều gò đồi thuận tiện cho việc xây dựng các trang trại chăn nuôi gia cầm Đây cũng là địa phương gần nơi đặt nhà máy của tập đoàn Charaoen Pokphand (Thái Lan) và tập đoàn Japfa (Idonexia) nên thuận lợi cho việc phát triển các trang trại chăn nuôi gia cầm Lĩnh vực chăn nuôi có bước tăng trưởng khá ổn định nhờ chú trọng đẩy mạnh công tác thú y, kiểm soát không để dịch bệnh xảy

ra trên địa bàn Huyện có tổng đàn gia cầm là 1,324 triệu con

Xã Hoà Thạch và xã Phú Cát là hai xã có số lượng các trang trại chăn nuôi lớn nhất huyện và có phong trào chăn nuôi phát triển mạnh Hoà Thạch là xã có phong trào chăn nuôi lớn nhất ở Huyện Quốc Oai một phần do tiềm năng đất đai rộng đủ điều kiện cho việc phát triển mở rộng chuồng trại chăn nuôi lớn, người dân nơi đây chịu khó, dám suy nghĩ, đầu tư để làm giàu trên chính quê hương mình Mặt khác do có các công

ty nhà máy nước ngoài trong lĩnh vực chế biến thức ăn chăn nuôi gia cầm và các nhà máy ấp trứng cũng như đảm bảo đầu ra cho các sản phẩm của các hộ chăn nuôi như công ty CP của Thái Lan hay công ty Japfa của Indonexia Hiện tại trên địa bàn riêng của xã Hoà Thạch có 30 trang trại chăn nuôi với quy mô trung bình 5500 con gà thịt Diện tích chuồng trại của các hộ trung bình là 720 m2, trang trại có diện tích chuồng trại bé nhất là 480 m2, trang trại có diện tích chuồng trại lớn nhất có tới 1.600 m2 Các

hộ chăn nuôi từ 3.500 đến 6.500 con gà lấy thịt và hơn 5.000 con gà đẻ trứng Các trang trại có vốn đầu tư từ 200 triệu đến 500 triệu đồng và chủ yếu là đầu tư vào nhà xưởng, còn con giống và thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y thường được các công ty đầu tư và cuối mỗi lứa chăn nuôi mới thanh toán Trung bình mỗi lứa các trang trại thu lãi

từ 5 triệu đến 16 triệu đồng và mỗi trang trại thường nuôi được từ 4 đến 6 lứa trong một năm Toàn xã Hòa Thạch huyện Quốc Oai đã xây dựng thành công 38 trạng trại chuyên chăn nuôi gia cầm (nuôi gia công cho Công ty CP Grup), trung bình mỗi trang trại nuôi được 6 ngàn con gà/vụ, cho thu nhập ít nhất 100 triệu/năm

Hiện tại, trên địa bàn xã Phú Cát có 22 trang trại với diện tích chuồng trại từ 400

m2 đến 1.000 m2 đủ quy mô chăn nuôi từ 4.000 đến 10000 con gà thịt mỗi lứa, mỗi năm các trang trại nuôi từ 4 đến 6 lứa Với quy mô như vậy, mỗi lứa các chủ trang trại thu lãi/lứa từ 5 triệu đến 12 triệu đồng Nét đặc trưng cơ bản trong lĩnh vực chăn nuôi của xã là hầu hết các hộ đều nuôi công nghiệp theo đơn đặt hàng của các công ty chăn nuôi với sự đầu tư về giống, thức ăn, kỹ thuật và phòng tránh dịch bệnh, vấn đề vệ sinh

Trang 36

môi trường chuồng trại Vốn đầu tư từ 130 đến 150 triệu đồng và chủ yếu được đầu tư vào xây dựng chuồng trại

Huyện Chương Mỹ

Chương Mỹ là địa phương có phong trào phát triển kinh tế trang trại của tỉnh Hà

Tây, đặc biệt là các trang trại chăn nuôi gia cầm Với các lợi thế đất đai rộng, gần các công ty sản xuất gà giống và thức ăn chăn nuôi như tập đoàn chăn nuôi Charaoen Pokphand (CP - Thái Lan), các trang trại tại huyện Chương Mỹ đã phát triển mạnh cả

về qui mô và chất lượng đàn gia cầm, góp phần nâng cao đời sống người dân khu vực, tạo công ăn việc làm và hình thành khu vực chăn nuôi tập trung đáp ứng nhu cầu thực

phẩm cho Hà Nội, Hà Tây và các tỉnh lân cận

Các mô hình chăn nuôi đã phát triển mạnh từ năm 1995 tới nay, từ chăn nuôi nhỏ lẻ trở thành quy mô gia trại và tiếp tục phát triển thành các trang trại chăn nuôi Theo điều tra các trang trại đều là những hộ sản xuất nông nghiệp đã mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu sản xuất và đầu tư mạnh vào lĩnh vực chăn nuôi, coi chăn nuôi là một thế

mạnh để phát triển kinh tế hộ gia đình, như địa bàn xã Thanh Bình có trên 18 trang trại

chăn nuôi liên kết với tập đoàn CP, phần lớn các trang trại chăn nuôi gà thịt với quy mô

5.000 con/lứa và một số trang trại chăn nuôi gà đẻ trứng

Các gia trại, trang trại chăn nuôi gia cầm tại huyện có diện tích chuồng trại từ

100 m2 đến 400 m2 và đạt mật độ 7 - 9 con/m2, với số vốn đầu tư trung bình từ 55 đến

400 triệu đồng Hầu hết các trang trại chăn nuôi trong huyện đều nuôi gà thịt một số ít nuôi gà lấy trứng

Theo điều tra của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn năm 2005 thì các chủ hộ trang trại chủ yếu trong độ tuổi 31 - 45, phần lớn các chủ hộ trang trại đã đạt phổ cập trung học phổ thông, một số chủ trang trại là cán bộ cấp xã thôn Số lao động trong các trang trại từ 3 - 5 người, hầu hết lao động trong trang trại là lao động thường xuyên của hộ trang trại, số lao động thuê theo thời vụ không nhiều

Sự phát triển cuả các trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện không những làm giàu cho các chủ trang trại mà còn góp phần giải quyết công ăn việc làm cho các lao

động tại địa phương, phát triển kinh tế, tạo tiền đề cho việc thay đổi tư duy sản xuất theo hướng hàng hoá và thị trường nhằm nâng cao tỷ trọng kinh tế của các ngành nông nghiệp địa phương

Tại huyện đàn gia cầm hiện có 3 triệu con Thời gian qua, huyện đã mạnh dạn cho nông dân chuyển đổi một số diện tích đất gò cấy lúa kém hiệu quả sang lập các trang trại chăn nuôi gà gia công cho các công ty nước ngoài theo hướng tập trung, xa

Trang 37

khu dân cư Qua đó, đã tạo được bước phát triển mới cho ngành chăn nuôi, tạo việc làm

và tăng thu nhập cho các hộ nông dân

Các hộ gia đình chăn nuôi lớn đều đầu tư khá lớn để xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị như quạt thông gió, máy phát điện, hệ thống máng ăn cho một trại gà nuôi 4.000 - 8.000 con/lứa Ngoài huy động nguồn lực kinh tế của gia đình kết hợp với vốn vay của ngân hàng và sau 2 - 3 năm các hộ gia đình đã hoàn được vốn đầu tư ban

đầu Với hình thức chăn nuôi gia công cho các công ty chăn nuôi nước ngoài ở trong và ngoài tỉnh, các hộ dân hoàn toàn yên tâm về đầu ra và được hướng dẫn kỹ thuật, quy trình chăm sóc, phòng dịch

Qua đánh giá công tác chuyển đổi 5 năm qua tại huyện cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được, ở huyện vẫn còn một số hạn chế như: Đất đai của địa phương chưa được khai thác có hiệu quả, nhất là vùng trũng vì số diện tích này huyện chủ trương thực hiện trang trại nuôi trồng thủy sản nhằm tận dụng các nguồn thức ăn dôi dư của các trại gà nhưng đến nay vẫn chưa được phê duyệt; diện tích đất xấu phân tán, rải rác ở các xứ đồng nên công tác chuyển đổi tại huyện gặp khó khăn; cơ sở hạ tầng như: điện, đường giao thông chưa đáp ứng yêu cầu

động, rút ngắn thời gian chăn nuôi, đồng thời tăng cường công tác thú y, tiêm phòng dịch bệnh cho gia cầm

Việc nhân rộng các mô hình chăn nuôi hiệu quả phù hợp với điều kiện đất đai, qua đó tạo được một phong trào chăn nuôi lớn, tập trung không chỉ là một trong những nhiệm vụ phát triển kinh tế mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng một đội ngũ nông dân giàu kinh nghiệm chăn nuôi công nghiệp, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của ngành chăn nuôi

Trang 38

Tình hình cúm gia cầm năm 2005 tại Hà Tây:

- Toàn tỉnh có 13/14 huyện thị có dịch và số xã có dịch là 134 xã

- Số hộ có gia cầm mắc bệnh là 819 hộ, số lượng gia cầm têu huỷ là 618.811

- Số hộ có gia cầm trong vùng dịch phải tiêu huỷ là 1.428 hộ và số lượng gia cầm tiêu huỷ là 984.549 con

- Tổng số gia cầm đã tiêu huỷ là 1.603.360 con

- Các công ty liên doanh tiêu huỷ gia cầm là 706.143 con

- Tổng cộng toàn tỉnh đã tiêu huỷ 2.309.403 con

Đến khi kết thúc chiến dịch chống dịch cúm gà, năm 2005, toàn tỉnh có 531 hố chôn gia cầm, cụ thể ở bảng sau:

Bảng II.5 - Số hố chôn gia cầm năm 2005 tại tỉnh Hà Tây

TT Huyện Số hố chôn lấp gia cầm

Nguồn: Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Hà Tây, 2006

Các hố chôn chủ yếu được đào tại khu vực của các trang trại chăn nuôi tập trung Đối với các hộ quy mô nhỏ được ban chỉ đạo xã tổ chức chôn lấp tập trung tại các khu vực gần nghĩa trang, bãi rác, cánh đồng, khu xa dân cư Kết quả kiểm tra của

Sở Tài nguyên và Môi trường tại các khu vực chôn lấp cho thấy: có xuất hiện tượng

Trang 39

nứt, lún, sụt và có biểu hiện gây ô nhiễm môi trường như một số huyện Thường Tín, Chương Mỹ, Phúc Thọ…

Do số hộ chôn lấp nhiều, lại nằm rải rác ở nhiều địa phương trong tỉnh nên việc kiểm soát ô nhiễm rất khó, đặc biệt là giám sát chất lượng nước tại xung quanh các hố chôn, khu vực chôn cất Sở Tài nguyên và Môi trường đã đề nghị các địa phương chú ý duy trì hiện trạng các hố chôn gia cầm, thường xuyên gia cố tôn tạo các hố chôn, đào rãnh xung quanh các hố chôn, thường xuyên phun thuốc khử trùng, tiêu độc định kỳ các hố chôn, lắp đặt rào chắn, biển báo khu vực chôn cất, không cho người, gia súc, gia cầm vào khu vực chôn lấp

Sau đợt dịch cúm gia cầm từ cuối năm 2004, một số hộ chăn nuôi gà gia công cho các công ty đã sửa chữa chuồng nuôi gia cầm để chăn nuôi thỏ và bước đầu đã đạt hiệu quả Hiện tại, tỉnh Hà Tây còn hơn 160.000m2 chuồng trại chăn nuôi gia cầm của các hộ nông dân còn bỏ trống, ngành nông nghiệp đang hướng dẫn hộ nông dân sử dụng vật liệu tre, gỗ sẵn có sửa chữa chuồng trại chuyển sang chăn nuôi thỏ Trung tâm nghiên cứu dê và thỏ Sơn Tây (NCT) phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tổ chức chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi đến hộ chăn nuôi Trung tâm NCT đã nhập 3 giống thỏ mới có năng suất cao từ Hungari về nuôi thuần chủng và nhân giống từ nhiều năm trước đây;

đồng thời nâng cao chất lượng đàn thỏ giống New Zealand đem lại hiệu quả cao và tăng năng suất

Những khó khăn và tồn tại:

Vấn đề đất đai: Qua điều tra nông nghiệp năm 2005 cho thấy phần lớn các trang

trại là sử dụng đất của gia đình, đất khai hoang, đất 327, chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Bìa đỏ) Chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ khu chăn nuôi được cấp giấy CNQSD đất (đất giao, đất thuê) (ví dụ: chỉ có 15/86 khu chăn nuôi ở thị xã Sơn Tây là

được cấp giấy CNQSD đất) Việc cấp giấy CNQSD đất còn rất chậm làm nhiều hộ không yên tâm đầu tư (ví dụ: Từ năm 2001 - 2004 tại thị xã Sơn Tây chỉ mới cấp phép cho 16 trang trại) Rất nhiều hộ muốn mở rộng trang trại phát triển sản xuất nhưng gặp

khó khăn trong giao đất, cho thuê đất làm trang trại

Vấn đề vốn: Rất nhiều hộ trang trại gặp khó khăn về vốn do không có bìa đỏ

nên không vay được vốn Việc vốn vay ngân hàng chỉ được 30 - 40% tổng vốn cần đầu tư Do vậy, phần lớn vốn được huy động từ anh em họ hàng và vay ngoài với lãi suất cao làm giảm hiệu quả đầu tư của trang trại

Trang 40

Về vấn đề khoa học kỹ thuật: Ngoài các trang trại liên doanh cùng hai Công ty

C.P và JAFA được áp dụng kỹ thuật cao, còn lại phần lớn các chủ trang trại thiếu kiến thức về khoa học kỹ thuật, kiến thức về quản lý và thị trường Chủ yếu làm theo kinh nghiệm nên năng suất hiệu quả chưa cao và còn nhiều rủi ro Các chương trình tập huấn khoa học kỹ thuật mới chỉ dừng lại ở sản xuất nông hộ, kỹ thuật canh tác sản xuất

đơn thuần Chưa mở nhiều lớp bồi dưỡng kiến thức khoa học kỹ thuật, quản lý kinh tế,

thị trường cho các chủ trang trại, xử lý và phòng tránh ô nhiễm môi trường

Tình hình phát triển kinh tế tại các khu chăn nuôi tập trung ở tỉnh Hà Tây

Do đặc điểm của tỉnh Hà Tây, đa phần các khu chăn nuôi có quy mô lớn do nuôi theo đơn đặt hàng của các tập đoàn chăn nuôi trong và ngoài nước, do vậy tình hình phát triển kinh tế chăn nuôi gia cầm ở đây cũng có những đặc trưng Sau đây là những

đặc điểm chính về hoạt động chăn nuôi cho các tập đoàn chăn nuôi:

Trách nhiệm người nuôi:

- Đầu tư một số hạng mục xây dựng cơ sở hạ tầng ban đầu (thuê đất, đào giếng, )

- Đầu tư khi chăn nuôi (điện, nước, nhân công )

- Thực hiện nuôi theo quy trình, quy định của tập đoàn

Trách nhiệm của tập đoàn:

- Đầu tư con giống, cám ăn cho gà, quy trình chăn nuôi, hệ thống quạt mát, máng ăn, máng uống, hệ thống làm mát, ống hút khí

- Đền bù khi gà chết và xảy ra dịch bệnh: Công ty sẽ chịu đền bù cho chủ hộ số

gà chết trong trường hợp không xảy ra dịch bệnh trong khoảng 6 -7 % tổng gà nuôi Khi xảy ra dịch bệnh phải tiêu huỷ hoàn toàn đàn, chủ hộ được công ty chi trả tiền công

Ngày đăng: 02/11/2016, 22:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w