1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH CHĂN NUÔI VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI TRANG TRẠI CHĂN NUÔI HEO GIỐNG NAM SƠN QUY MÔ 2400 NÁI SINH SẢN

80 439 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 2,02 MB

Nội dung

GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI TRANG TRẠI CHĂN NUÔI HEO GIỐNG NAM SƠN QUY MÔ 2400 NÁI SINH SẢN Tác giả Nguyễn Thị Linh Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng

Trang 1

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH CHĂN NUÔI VÀ ĐỀ

XUẤT BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

TẠI TRANG TRẠI CHĂN NUÔI HEO GIỐNG NAM SƠN

QUY MÔ 2400 NÁI SINH SẢN

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ LINH Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI Niên khóa: 2008 – 2012

Tháng 06/2012

Trang 2

GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI TRANG TRẠI CHĂN NUÔI HEO GIỐNG NAM SƠN QUY MÔ 2400 NÁI

SINH SẢN

Tác giả

Nguyễn Thị Linh

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành

Quản lý môi trường và du lịch sinh thái

Giáo viên hướng dẫn Thạc sĩ: Huỳnh Ngọc Anh Tuấn

Tháng 06 năm 2012

Trang 3

TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TPHCM

KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN

*****

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

************

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN

Khoa: MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN

Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Chuyên ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG & DU LỊCH SINH THÁI

Họ và tên SV: NGUYỄN THỊ LINH Mã số SV: 08157102

Khoá học: 2008 – 2012 Lớp: DH08DL

1 Tên đề tài: Khảo sát, đánh giá quy trình chăn nuôi và đề xuất biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường tại trang trại chăn nuôi heo giống Nam Sơn quy mô 2400 nái sinh sản.

2 Nội dung KLTN: SV phải thực hiện các yêu cầu sau đây:

- Khảo sát hiện trạng môi trường, đánh giá quy trình chăn nuôi

- Phân tích các vấn đề môi trường còn tồn đọng

- Đề xuất các giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường cho trang trại

3 Thời gian thực hiện: Bắt đầu: tháng 01/2012 Kết thúc: tháng 05/2012

4 Họ tên GVHD : ThS HUỲNH NGỌC ANH TUẤN

Nội dung và yêu cầu của KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn

Ngày… tháng… năm 2012 Ngày… tháng… năm 2012 Ban Chủ nhiệm Khoa Giáo viên hướng dẫn

Trang 4

Là một sinh viên vừa rời khỏi ghế nhà trường và có cơ hội tiếp xúc với một môi trường thực tế để tìm hiểu, vận dụng các kiến thức đã học vào công việc thì chắc chắn không thể tránh khỏi nhiều khó khăn, trở ngại

Để hoàn thành bài báo cáo khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình từ các thầy cô trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh và các cô chú anh chị tại Ban Quản lý Phòng quản lý kĩ thuật và Phòng quản lý nhân sự của công

ty

Lời cảm ơn đầu tiên cho phép em gửi đến quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, đặc biệt là quý thầy cô Khoa môi trường và tài nguyên, những người đã tận tình chỉ dạy và truyền đạt cho em những nền tảng kiến thức bổ ích trong suốt quá trình bốn năm học tập tại trường Lời cảm ơn sâu sắc nhất em xin gửi tới thầy Huỳnh Ngọc Anh Tuấn, thầy đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập, viết và hoàn thành tốt đề tài này

Thứ đến, em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty TNHH Một Thành Viên Chăn Nuôi Nam Sơn đã tạo điều kiện thuận lợi cho em thực tập, làm việc cùng với các cô chú Ban quản lý Phòng quản lý kĩ thuật, Phòng quản lý nhân

sự trong bầu không khí thân thiện, vui vẻ Đặc biệt là chú Nguyễn Hùng Trọng, người hướng dẫn và luôn sẵn sàng giúp đỡ em trong công việc

Cuối cùng, em xin kính chúc quý thầy cô trường ĐH Nông Lâm TP Hồ Chí Minh và các anh chị làm việc tại Công ty TNHH Một Thành Viên Chăn Nuôi Nam Sơn dồi dào sức khỏe, ngày càng thành đạt trong cuộc sống của mình

Em xin chân thành cảm ơn!

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 1 tháng 6 năm 2012

Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Linh

Trang 5

Theo thống kê của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc và Tổ

chức Nông Lương Thế giới (FAO) thì nhu cầu tiêu thụ thịt heo ngày càng tăng

cao Nắm bắt được nhu cầu tiêu thụ thịt heo trong hiện tại và trong những năm tới của thị trường trong nước và thế giới, Công ty TNHH Một Thành Viên Chăn Nuôi Nam Sơn đã hợp tác với Công ty Cổ Phần Chăn nuôi C.P Việt Nam để đầu tư xây dựng Trang trại chăn nuôi heo giống Nam Sơn với quy mô 2400 nái sinh sản Bên cạnh những lợi ích mà công ty đóng góp cho xã hội thì mặt trái của nó cũng tạo ra không ít chất thải và gây ảnh hưởng tới môi trường Chính vì vậy sinh viên thực

hiện đề tài: “Khảo sát, đánh giá quy trình chăn nuôi và đề xuất biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường tại trang trại chăn nuôi heo giống Nam Sơn quy mô 2400 nái sinh sản” nhằm nghiên cứu, phân tích các vấn đề tồn đọng và từ đó đề xuất

biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường phù hợp nhất cho trang trại chăn nuôi heo của Công ty

Đề tài được thực hiện tại Ấp 2, xã Sông Ray, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai, bắt đầu từ tháng 2 và kết thúc vào tháng 4 năm 2012 Đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá hiện trạng xử lý khí thải, nước thải, chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại, công tác đào tạo nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, ý thức doanh nghiệp về vấn đề môi trường, công tác phòng cháy chữa cháy, vấn đề an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp, xem xét và phân tích các giải pháp bảo vệ môi trường hiện tại mà công ty đã thực hiện Sau đó sẽ tìm hiểu về hiện trạng tài chính cũng như hiện trạng công trình để đề xuất ra các biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường mang tính khả thi cao cho Công ty

Kết quả thu được là các giải pháp mang tính khả thi cao có thể áp dụng cho công ty nhằm tiết kiệm chi phí và góp phần bảo vệ môi trường

Trang 6

Trang tựa i

Cảm tạ ii

Phiếu giao nhiệm vụ iii

Tóm tắt iv

Mục lục v

Danh sách các chữ viết tắt viii

Danh sách các hình ix

Danh sách các bảng x

CHƯƠNG I MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu của khóa luận 2

1.3 Nội dung của đề tài 2

1.4 Phương pháp thực hiện 3

1.5 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 5

CHƯƠNG II LÝ THUYẾT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 7

2.1 Khái niệm 7

2.2 Mục tiêu của kiểm soát ô nhiễm 8

2.3 Biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường 8

2.4 Các chính sách về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường 10

2.5 Lợi ích của việc áp dụng các biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường 12

CHƯƠNG III TỔNG QUAN TÀI LIỆU 13

3.1 Tổng quan về nghành chăn nuôi heo 13

3.1.1 Ngành Chăn nuôi heo 13

3.1.2 Các tác động chính của ngành chăn nuôi đối với môi trường 13

3.2 Tổng quan về trang trại chăn nuôi heo giống Nam Sơn quy mô 2400 nái sinh sản 15

3.2.1 Vị trí địa lý 15

3.2.2 Điều kiện tự nhiên và môi trường 16

Trang 7

3.2.5 Cơ sở hạ tầng 19

3.2.6 Quy trình chăn nuôi 21

3.2.7 Máy móc thiết bị và nguyên, nhiên liệu sản xuất 23

3.2.8 Tình hình hoạt động của công ty 26

3.2.9 Ý ngĩa kinh tế - xã hội 26

CHƯƠNG IV HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP TRANG TRẠI HEO GIỐNG NAM SƠN ĐÃ THỰC HIỆN 28

4.1 Các nguồn gây ô nhiễm 28

4.1.1 Nước thải 28

4.1.2 Khí thải 32

4.1.3 Chất thải rắn 38

4.1.4 Ô nhiễm do tiếng ồn 41

4.1.5 Khả năng gây cháy nổ 42

4.2 Công tác bảo vệ môi trường mà trang trại đã thực hiện 42

4.2.1 Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước 42

4.2.2 Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí 44

4.2.3 Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn 45

4.2.4 Tiếng ồn 46

4.2.5 Phòng chống cháy nổ và an toàn lao động 46

4.3 Hiện trạng quản lý môi trường của trang trại 46

CHƯƠNG V NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 47

5.1 Nước thải 47

5.2 Khí thải 54

5.3 Chất thải rắn 55

5.4 Phòng cháy chữa cháy và an toàn lao động 57

5.5 Phòng chồng dịch bệnh lan truyền 58

5.6 Chương trình quản lý và giám sát môi trường 59

Trang 8

6.2 Kiến nghị 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 9

BOD : Nhu cầu oxy sinh học

BOD5 : Nhu cầu oxy sinh hóa đo ở 20 0C - đo trong 5 ngày BGTVT : Bộ giao thông vận tải

BTNMT : Bộ tài nguyên môi trường

CB CNV : Cán bộ công nhân viên

ĐTM : Đánh giá tác động môi trường

HTXLNT : Hệ thống xử lý nước thải

PCCC : Phòng cháy chữa cháy

TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam

TNHH MTV : Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Trang 10

Hình 3.1: Quy trình chăn nuôi heo 21 Hình 4.1: Sơ đồ công nghệ bể tự hoại xử lý nước thải sinh hoạt 43 Hình 5.1: Mô hình kết hợp biogas, ao cá, vườn cây và máy phát điện 54

Trang 11

Bảng 3.1: Diện tích các loại đất ở xã Sông Ray 19

Bảng 3.1: Các hạng mục công trình 19

Bảng 3.2: Danh mục máy móc, thiết bị chính 23

Bảng 3.3: Bảng danh mục thuốc, hóa chất sử dụng 23

Bảng 3.4: Bảng tính nhu cầu nước uống trung bình cho heo trong một ngày 25

Bảng 3.5: Bảng tính nhu cầu nước vệ sinh chuồng trại trong một ngày 25

Bảng 4.1: Kết quả phân tích mẫu nước thải sinh hoạt 29

Bảng 4.2: Kết quả phân tích nước thải chăn nuôi 30

Bảng 4.3: Nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước mưa chảy tràn 32

Bảng 4.4: Tải lượng ô nhiễm do các phương tiện giao thông 33

Bảng 4.5: Đặc điểm và tác hại của các khí sinh ra từ quá trình phân huỷ phân heo34 Bảng 4.6: Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí tại các khu vực chăn nuôi 35

Bảng 4.7: Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí xung quanh 36

Bảng 4.8: Nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải của máy phát điện 37

Bảng 4.9: Thành phần hóa học của phân heo (tính theo chất cơ bản) 39

Bảng 4.10: Tính toán lượng phân heo thải ra hàng ngày 39

Bảng 4.11: Thành phần, khối lượng chất thải nguy hại 41

Bảng 4.12: Kết quả phân tích tiếng ồn tại các khu vực chăn nuôi 41

Bảng 5.1: Tổng lượng phân và nước tiểu hàng ngày của từng loại heo 49

Trang 12

Nguyên nhân chính của thực trạng ô nhiễm môi trường trên là do nhận thức

về bảo vệ môi trường chăn nuôi của hộ gia đình và doanh nghiệp vẫn hạn chế, thiếu khả năng xử lý chất thải do thiếu đất, thiếu công nghệ, thiếu kinh phí Đồng thời công tác quản lý môi trường trong ngành chăn nuôi cũng chưa phát huy được tính hiệu quả, chưa lồng ghép việc bảo vệ môi trường chăn nuôi với các hoạt động khác

Hiện nay, nước ta đang có xu hướng phát triển hình thức chăn nuôi trang trại, quy mô công nghiệp, công nghệ cao Trang trại heo giống Nam Sơn quy mô 2400 nái sinh sản được xây dựng vào tháng 1/2009 và đi vào hoạt động vào tháng 12/2010 Trang trại đã xây dựng một số hệ thống xử lý chất thải Tuy nhiên, hiện nay hầm biogas chưa đi vào hoạt động, hệ thống xử lý chất thải chưa đạt yêu cầu

Trang 13

tiêu chuẩn chất lượng gây ra ô nhiễm môi trường xung quanh, chưa có phương pháp xử lý mùi do chất thải gây ra khiến cho người dân xung quanh bị ảnh hưởng Ngoài ra còn nhiều vấn đề bất cập liên quan đến môi trường mà trang trại đang gặp phải, hiện vẫn chưa có hướng giải quyết Vì vậy, việc đề xuất các biện pháp quản lý môi trường tốt hơn cho trang trại là điều rất cần thiết

Trước thực trạng của trang trại heo giống Nam Sơn cũng như tính cấp thiết

của vấn đề, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ QUY

TRÌNH CHĂN NUÔI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI TRANG TRẠI CHĂN NUÔI HEO GIỐNG NAM SƠN QUY MÔ 2400 NÁI SINH SẢN”

Đề tài được thực hiện với 2 mục tiêu chính sau:

- Tìm hiểu quy trình chăn nuôi, khảo sát hiện trạng môi trường

- Đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường tại trang trại cho công ty

Để đạt được 2 mục tiêu trên, đề tài thực hiện các nội dụng sau:

- Thu thập số liệu về nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng, quy trình sản xuất, quy

mô trang trại, cơ sở hạ tầng, hóa chất, máy mọc thiết bị, tình hình hoạt động

- Khảo sát ý kiến của Ban cán bộ, công nhân viên làm việc tại trang trại, người dân sống xung quanh khu vực trang trại về mức độ ảnh hưởng của những hoạt động chăn nuôi đến đời sống, sức khỏe và nhận thức của họ về các vấn đề môi trường

- Tiến hành khảo sát, lấy mẫu phân tích về các chỉ tiêu chất lượng môi trường như nước thải, nước sinh hoạt, không khí xung quanh và trong khu vực chăn nuôi Đưa ra nhận xét về tình hình ô nhiễm của trang trại

Từ đó, đề xuất các biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường về nước thải, không khí, chất thải rắn, tiếng ồn, phòng chống cháy nổ và an toàn lao động, đưa ra chương trình quản lý và giám sát môi trường cho trang trại,…

Nội dung của khóa luận gồm 6 chương

Chương 1- Mở đầu: Giới thiệu chung

Trang 14

Chương 2 - Lý thuyết về kiểm soát ô nhiễm môi trường

Chương 3 - Tổng quan về công ty TNHH MTV Nam Sơn: Giới thiệu sơ lược về công ty như vị trí, lịch sử hình thành và phát triển, nhu cầu về năng lượng, máy móc, cơ sở hạ tầng,…

Chương 4 - Hiện trạng môi trường và các giải pháp đã thực hiện tại trang trại heo giống Nam Sơn: Dựa vào quy trình chăn nuôi để nhận dạng các nguồn gây ô nhiễm tại công ty, tìm hiểu các biện pháp mà công ty đã áp dụng để bảo vệ môi trường, từ đó phân tích những ưu điểm, nhược điểm của các biện pháp đã áp dụng Chương 5 - Các vấn đề môi trường tồn tại và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại trang trại

Chương 6 - Kết luận và kiến nghị

1.4.1 Phương pháp khảo sát thực địa

Bằng các phương tiện như quan sát trực tiếp toàn bộ khu vực trong trang trại

và xung quanh, sử dụng phương tiện ghi hình để lưu lại hình ảnh, tôi sẽ nhận dạng được biểu hiện bên ngoài của hệ thống, trạng thái và các phần tử của hệ thống, phân tích được những khía cạnh đã, đang và sẽ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

Thời gian khảo sát thực địa là tháng 3/2012

Địa điểm: tại trang trại chăn nuôi heo Nam Sơn và khu vực lân cận trang trại

là các hộ dân sống xung quanh

1.4.2 Phương pháp đo lường và thu thập số liệu

Sử dụng phương pháp thu thập thông tin và số liệu của trang trại thông qua Ban quản lý của công ty làm việc trực tiếp tại trang trại và đo lường số liệu thực tế thông qua các dụng cụ như cân, đo, đong, đếm

- Tìm hiểu về vị trí địa lý, địa hình, khí hậu của khu vực mà trang trại được xây dựng để đánh giá về khả năng lây lan ô nhiễm và mức độ ảnh hưởng tới người dân xung quanh

- Tìm hiểu thông tin về tên thiết bị, số lượng, đặc tính kĩ thuật, năm sản xuất, xuất xứ, tình trạng của các máy móc thiết bị đang sử dụng tại trang trại để

Trang 15

đánh giá khả năng gây ô nhiễm và nguy cơ xảy ra sự cố của các máy móc thiết

bị trong quá trình sử dụng

- Thu thập số liệu về nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên liệu như điện, nước,…để đánh giá tính hiệu quả sử dụng nguyên, nhiên liệu của trang trại

- Thu thập số liệu về hóa chất sử dụng như chủng loại, số lượng, nguồn cung cấp

để đánh giá về khả năng gây ô nhiễm của các chất này

- Tìm hiểu quy trình chăn nuôi của trang trại để phân tích các chất thải ra sau mỗi giai đoạn chăn nuôi, từ đó nhận biết được các loại chất thải, thành phần và tính chất của chất thải để đề ra phương pháp xử lý thích hợp

- Tìm hiểu quy mô xây dựng, cơ sở hạ tầng, tình hình hoạt động của trang trại như những thành tựu mà trang trại đạt được, những khó khăn đang gặp phải, điều kiện kinh tế,… để có cái nhìn tổng quát về trang trại, dựa vào đó làm tiền

đề để lựa chọn giải pháp thích hợp nhất với tình hình kinh tế cũng như tình hình hoạt động của trang trại

- Lấy mẫu phân tích chất lượng nước thải, khí thải, tiếng ồn để phân tích nhằm nhận biết chính xác mức độ ô nhiễm môi trường dựa vào các chỉ tiêu phân tích

và so sánh với các quy chuẩn, tiêu chuẩn Việt Nam Từ đó đưa ra nhận xét một cách xác thực về sự ô nhiễm môi trường tại trang trại

- Dùng dụng cụ cân để khảo sát lượng phân thải ra trung bình của một con heo từ

đó tính toán tổng khối lượng phân thải ra, phân tích mức độ ô nhiễm và đưa ra giải pháp xử lý

1.4.3 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Phương pháp nghiên cứu tài liệu nhằm thu thập những thông tin về cơ sở lý thuyết liên quan đến kiểm soát ô nhiễm, thành tựu lý thuyết liên quan, các kết quả nghiên cứu đã công bố, các kết quả đã áp dụng trong thực tế và số liệu đã thống kê

để phân tích và tổng hợp tài liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài

Nghiên cứu luận văn của các khóa luận trước, đặc biệt là những đề tài về kiểm soát ô nhiễm và đề tài liên quan đến chăn nuôi heo, tập trung nghiên cứu các giải pháp có tính khả thi, mang tính ứng dụng cao trong phòng ngừa và xử lý ô nhiễm ngành chăn nuôi heo Phân tích ưu điểm, nhược điểm, tính kinh tế, phương

Trang 16

thức xây dựng và vận hành, duy trì hệ thống xử lý Từ đó lựa chọn những giải pháp thích hợp, có tính khả thi cao đối với trang trại mà đề tài đang thực hiện Nghiên cứu kết hợp các tài liệu trong nước và nước ngoài để có cái nhìn tổng quan về cơ sở lý thuyết của đề tài cũng như tính thực tiễn trong việc xây dựng các giải pháp khả thi

1.4.4 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Dựa trên những số liệu thu thập được qua phương pháp khảo sát thực địa, nghiên cứu tài liệu, phương pháp đo đạc và phân tích các chỉ tiêu môi trường tại các khu vực trong trang trại để làm cơ sở cho việc xử lý số liệu Sử dụng exel và các công thức có liên quan để tính toán tải lượng, chất lượng nước thải, khí thải, chất thải rắn

Kết hợp với Trung tâm phân tích chất lượng môi trường để lấy mẫu và phân tích chất lượng môi trường vào tháng 2/2012 Sau đó so sánh kết quả phân tích chất lượng môi trường với Quy chuẩn, Tiêu chuẩn của Bộ tài nguyên môi trường

để đánh giá chính xác về tình trạng ô nhiễm môi trường của trang trại Từ đó tập trung vào các nguyên nhân gây ô nhiễm để đưa ra giải pháp tối ưu

1.4.5 Phương pháp phỏng vấn trực tiếp

Sử dụng phương pháp phỏng vấn nhằm mục đích tham vấn ý kiến của người dân, công nhân, ban quản lý để biết được mức độ hài lòng, những phản ánh cũng như yêu cầu bức xúc của người dân, cán bộ công nhân viên đối với các vấn đề môi trường của công ty, nhằm đưa ra đánh giá khách quan

Đối tượng là người dân sống xung quanh khu vực trang trại, công nhân viên

và ban quản lý làm việc trong trang trại

Nội dung phỏng vấn nhằm mục đích tìm hiểu về nhận thức của đối tượng được điều tra đối với các vấn đề môi trường như ý thức bảo vệ môi trường, mức

độ quan tâm của đối tượng với hiện trạng môi trường của trang trại, mức độ ảnh hưởng tới đời sống và sức khỏe như phạm vi ảnh hưởng, cường độ và mức độ ảnh hưởng, chịu tác động trực tiếp hay gián tiếp,…

Thời gian phỏng vấn sẽ kết hợp với thời gian đi khảo sát thực địa

Trang 17

- Phạm vi: Đề tài tiến hành nghiên cứu, khảo sát đánh giá trong khuôn khổ trang trại chăn nuôi heo giống Nam Sơn

- Đối tượng: Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động chăn nuôi và các vấn đề môi trường hiện hữu tại trang trại

- Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 01 năm 2012 đến tháng 4 năm 2012

- Giới hạn đề tài: Do đề tài được thực hiện trong thời gian ngắn nên khóa luận chỉ tập trung đề xuất các giải pháp mang tính hiệu quả về môi trường mà chưa đi sâu vào phân tích hiệu quả kinh tế

Trang 18

Chương II

LÝ THUYẾT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Nước ta đang trong giai đoạn phát triển, tiến tới một nước Công nghiệp hóa – hiện đại hóa để hòa nhập với các nước trong khu vực và các nước trên thế giới Ngành công nghiệp nước ta ngày càng phát triển và đem lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế như tạo ra các sản phẩm phục vụ trong nước và xuất khẩu, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động,… Tuy nhiên, với sự phát triển và ngày càng đổi mới của ngành công nghiệp đã và đang dẫn đến việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách mạnh mẽ làm cho nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt Các chất thải từ ngành công nghiệp sinh ra ngày càng nhiều làm cho môi trường thiên nhiên bị tác động mạnh và dần mất đi khả năng tự làm sạch Vì vậy, môi trường ngày càng ô nhiễm trầm trọng hơn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống cộng đồng Nếu không được kiểm soát và quản lý tốt sẽ dẫn đến hàng loạt các vấn đề về môi trường

Hiện nay, kiểm soát ô nhiễm môi trường là một trong những cách tiếp cận tích cực nhằm giảm thiểu tối đa lượng và độc tính của chất thải trước khi tái sinh,

xử lý hay thải bỏ, là một trong những phương pháp hữu hiệu để giúp cho một tổ chức vừa cải thiện kinh tế vừa cải thiện môi trường cho công ty mình Vậy kiểm soát ô nhiễm môi trường là gì? Mục tiêu và biện pháp kiểm soát như thế nào? Lợi ích đạt được khi áp dụng biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường là gì?

2.1 KHÁI NIỆM [1]

Kiểm soát ô nhiễm môi trường là tổng hợp các hoạt động, hành động, công

cụ nhằm phòng ngừa, khống chế không cho sự ô nhiễm xảy ra, hoặc khi có ô nhiễm xảy ra thì có thể chủ động xử lý, làm giảm thiểu hay loại trừ được nó Kiểm soát ô nhiễm bao gồm việc ngăn ngừa ô nhiễm, làm giảm một phần hoặc loại bỏ

Trang 19

chất thải từ nguồn, làm sạch môi trường, thu gom, sử dụng lại, xử lý chất thải, phục hồi chất lượng môi trường do ô nhiễm gây ra Kiểm soát ô nhiễm có thể chia làm hai phần: ngăn ngừa ô nhiễm hay còn gọi là kiểm soát ô nhiễm đầu vào và làm sạch ô nhiễm hay còn gọi la kiểm soát ô nhiễm đầu ra

2.2 MỤC TIÊU CỦA KIỂM SOÁT Ô NHIỄM [2]

Mục đích của kiểm soát ô nhiễm môi trường bao gồm:

- Ngăn ngừa ô nhiễm, làm giảm hoặc loại bỏ các chất thải ngay từ nguyên liệu đầu vào

- Thu gom, tái sử dụng, xử lý làm sạch chất ô nhiễm trong và sau quá trình sản xuất

2.3 BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG [3]

2.3.1 Các bước thực hiện

Một chương trình ngăn ngừa ô nhiễm môi trường đòi hỏi phải thực hiện một cách liên tục, theo chu trình khép kín gồm các bước cơ bản như sau:

- Có được sự đồng tình và ủng hộ của ban lãnh đạo của công ty

- Bắt đầu chương trình bằng cách thành lập các nhóm ngăn ngừa ô nhiễm, lập kế hoạch và đào tạo nhân lực phục vụ cho việc ngăn ngừa ô nhiễm

- Tìm hiểu và mô tả một cách chi tiết các quá trình sản xuất và các thiết bị máy móc trong quá trình sản xuất để xác định các nguồn phát sinh chất thải, đánh giá trở ngại tiềm ẩn về mặt tổ chức đối với việc thực hiện chương trình ngăn ngừa ô nhiễm

- Xác định tất cả các khả năng ngăn ngừa ô nhiễm có thể được

- Ưu tiên trước cho một số dòng thải và thực hiện đánh giá chi tiết tính khả thi về mặt kỹ thuật, kinh tế, môi trường đối vơi khả năng ngừa ô nhiễm đã được tập hợp

- Tập hợp lại các khả năng ngăn ngừa ô nhiễm tốt nhất đối với công ty và thực hiện những khả năng lựa chọn đó

- Đánh giá tiến độ của chương trình ngăn ngừa ô nhiễm trên một công ty điển hình để xem xét đánh giá các dự án ngăn ngừa ô nhiễm cụ thể

Trang 20

- Duy trì ngăn ngừa ô nhiễm cho sự phát triển liên tục và những lợi ích liên tục của công ty từ việc ngăn ngừa ô nhiễm

2.3.2 Các biện pháp kĩ thuật ngăn ngừa ô nhiễm môi trường

2.3.2.1 Giảm thiểu tại nguồn

Giảm thiểu tại nguồn bao gồm các thủ thuật về lượng hoặc độc tính của bất kì một chất thải, chất độc hại, chất ô nhiễm hoặc chất gây ô nhiễm nào đi vào các dòng thải trước khi tái sinh, xử lý hoặc thải bỏ ở bên ngoài:

 Quản lý nội vi tốt

- Cải tiến các thao tác vận hành

- Bảo dưỡng các thiết bị máy móc

- Cái tiến các thói quen quản lý không phù hợp

- Ngăn ngừa việc thất thoát, chảy tràn

- Tách riêng các dòng thải

- Đào tạo nâng cao nhận thức

- Phân loại chất thải

- Tiết kiệm năng lượng: tắt các thiết bị khi không sử dụng,…

 Thay đổi quá trình sản xuất

- Thay đổi công nghệ là cải tiến các trang thiết bị, cải tiến các điều kiện vận hành, tăng cường tự động hóa, thay đổi quy trình và áp dụng những công nghệ mới

- Kiểm soát quá trình sản xuất tốt hơn: cải tiến các qui phạm làm việc, các nội quy vận hành và ghi chép lý lịch quy trình công nghẹ nhằm chạy các thiết bị máy móc với hiệu quả cao hơn và tạo ra lượng chất thải ít hơn

- Cải tiến thiết bị: là những thay đổi nhỏ ngay bên trong thiết bị và các bộ phận sản xuất hiện có hoặc đầu tư đáng kể hơn nhằm chạy qui trình với hiệu suất cao hơn và tỉ lệ tạo ra chất thải ít hơn

- Thay đổi nguyên nhiên vật liệu đầu vào bằng cách làm sạch nguyên nhiên vật liệu trước khi sử dụng và thay đổi các nguyên nhiên vật liệu độc hại bằng các nguyên nhiên vật liệu ít độc hoặc không độc

Trang 21

2.3.2.2 Tái chế và tái sử dụng

- Thu hồi và tái sử dụng tại chỗ: tái sử dụng các nguyên liệu, năng lượng bị thải

bỏ trong cùng một quá trình hoặc sử dụng cho một công đoạn khác trong công

ty

- Sản xuất các sản phẩm phụ hữu ích: thay đổi quá trình sinh ra chất thải để chuyển dạng vật liệu bị thải bỏ thành dạng vật liệu có thể tái sử dụng hoặc tuần hoàn cho mục đích khác

2.3.2.3 Cải tiến sản phẩm

Cải tiến sản phẩm đồng nghĩa với việc thiết kế các sản phẩm sao cho tác động đến môi trường là nhỏ nhất, đồng thời tăng vòng đời sản phẩm

2.3.2.4 Biện pháp xử lý cuối đường ống

a Phương pháp xử lý nước thải: bao gồm các phương pháp như phương pháp cơ

học, phương pháp sinh học, phương pháp hóa lý

b Biện pháp xử lý bụi, khí và tiếng ồn

- Đối với xử lý khí và hơi độc: ứng dụng phương pháp hấp thụ,…

- Đối với bụi khô: có nhiều thiết bị thu hồi bụi như thu bụi khô kiểu cơ học, thu bụi theo phương pháp ẩm hay màng lọc,…các thiết bị đều dựa trên các nguyên

lý hoạt động khác nhau như: Trọng lực, quán tính, li tâm,…

- Đối với tiếng ồn: biện pháp là gắn thiết bị cách âm giữa khu vực nhà xưởng và khu vực lân cận( khu dân cư, khu vực sinh hoạt của công nhân,…), đồng thời cải tiến thiết bị máy móc, hạn chế sử dụng loại máy sản xuất gây ồn cao

c Biện pháp kỹ thuật xử lý chất thải rắn

Điều đầu tiên của biện pháp xử lý chất thải rắn là phải thu gom chất thải, các chất thải từ nguồn phát sinh được tập trung về một địa điểm, rồi tiến hành công đoạn phân loại, sau đó sẽ tái sử dụng và tái sinh chất thải, công đoạn này nhằm sử dụng chất thải làm nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm khác Cuối cùng là xử lý chất thải bằng phương pháp đốt hay chôn lấp

2.4 CÁC CHÍNH SÁCH VỀ NGĂN NGỪA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG[4] 2.4.1 Nguyên tắc xây dựng chính sách ngăn ngừa ô nhiễm

Xây dựng chính sách ngăn ngừa ô nhiễm có 5 nguyên tắc:

Trang 22

- Nguyên tắc 1: Người gây ô nhiễm phải chịu chi phí

- Nguyên tắc 2: Người sử dụng phải trả tiền

- Nguyên tắc 3: Phòng ngừa ngăn chặn ô nhiễm

- Nguyên tắc 4: Huy động sự tham gia của cộng đồng

- Nguyên tắc 5: Khuyến khích, hỗ trợ việc thực hiện ngăn ngừa ô nhiễm nông nghiệp

2.4.2 Các công cụ áp dụng để ngăn ngừa ô nhiễm

2.4.2.1 Giải pháp hành chính - công cụ chỉ huy và kiểm soát

Là những thể chế nhằm tác động tới hành vi của người gây ô nhiễm môi trường, bằng cách cấm đoán hay giới hạn việc xả thải ra môi trường một số chất thải hay giới hạn hoạt động trong một khoảng thời gian hay khu vực nhất định thông qua các biện pháp như cấp giấy phép, đặt ra tiêu chuẩn hoặc khoanh vùng Với công cụ này, chính phủ có vai trò tập trung giám sát thông qua việc áp dụng hai công cụ chủ yếu là bộ luật và các thanh tra – các nhà quản lý nhà nước Các công cụ này được áp dụng nhằm quy định và cưỡng chế thi hành các quy định về môi trường

2.4.2.3 Công cụ thông tin

Là những biện pháp nhằm giáo dục, tuyên truyền phổ biến những kiến thức trách nhệm về môi trường cho các cá nhân, cộng đồng dân cư, pháp nhân sử dụng môi trường, để qua đó điều chỉnh được những hành vi của họ đối với môi trường một cách tốt hơn

2.4.2.4 Sản xuất sạch hơn

Sản xuất sạch hơn là việc áp dụng liên tục một chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường

Trang 23

2.5 LỢI ÍCH CỦA VIỆC ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

2.5.1 Lợi ích về môi trường

- Giảm mức tiêu thụ các nguồn tài nguyên xuống mức thấp nhất có thể

- Sử dụng các nguồn năng lượng điện, nước và nguyên liệu có hiệu quả hơn

- Giảm thiểu được chất thải, khí thải thông qua việc tái sinh, tái chế, tái sử dụng

- Cải thiện được môi trường lao động tốt trong phân xưởng, giảm được rủi ro cho công nhân viên trong quá trình sản xuất

- Cải thiện môi trường xung quanh khu vực lân cận nhà xưởng

- Giảm được nguyên nhiên vật liệu độc hại đưa vào sản xuất

- Nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm được những ảnh hưởng cho những người tiêu thụ sản phẩm và thế hệ mai sau

- Cải thiện các mối quan hệ với cộng đồng xung quanh cũng như các cơ quan quản lý môi trường

2.5.2 Lợi ích về kinh tế

- Nhờ vào việc sử dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu và năng lượng nên tiết kiệm được chi phí và hiệu quả sản xuất cũng tăng lên

- Chất lượng sản phẩm được cải thiện và hình ảnh của công ty ngày càng tốt hơn

- Tăng lợi thế cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường

- Tuân thủ các quy định môi trường tốt hơn, giảm bớt các chi phí cho việc quản

lý chất thải (có thể loại bỏ bớt một số giấy phép về môi trường, giảm chi phí cho việc kiểm kê, giám sát và lập báo cáo môi trường hằng năm,…)

- Giảm bớt các chi phí cho việc xử lý chất thải cuối đường ống (do lưu lượng chất thải được giảm thiểu, dòng chất thải được tách riêng tại nguồn,…)

- Có khả năng thu hồi vốn đầu tư với thời gian hoàn vốn ngắn, ngay cả khi vốn đầu tư ban đầu cao Tích lũy liên tục và dài hạn các khoản tiết kiệm tích lũy được, từ đó có khả năng mở rộng sản xuất, kinh doanh

Trang 24

Chương III

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3.1 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHĂN NUÔI HEO

3.1.1 Ngành Chăn nuôi heo

Chăn nuôi heo có vị trí hàng đầu trong ngành chăn nuôi ở nước ta và trên thế giới Lượng thịt heo tiêu thụ tính trên đầu người rất cao

 Vai trò của ngành chăn nuôi heo:

- Cung cấp thực phẩm có giá trị cao cho con người, cứ 100 g thịt lợn có chứa 367

Kcal và 22 g protein (theo GS.Hanis và CS, 1956)

- Cung cấp phân bón cho trồng trọt (1 heo thịt có thể thải 2,5 – 4 kg phân/ngày

đêm)

- Cung cấp sản lượng phụ cho công nghiệp chế biến

- Chăn nuôi heo giữ vững cân bằng sinh thái giữa cây trồng, vật nuôi và con

người

- Chăn nuôi heo có thể tạo ra nguồn nguyên liệu cho y học trong công nghệ sinh

học y học

- Chăn nuôi heo làm tăng tính an ninh cho các hộ gia đình nông dân trong các

hoạt động xã hội và chi tiêu gia đình

- Heo là vật nuôi có thể coi như biểu tượng may mắn cho người Á Đông trong

các hoạt động tín ngưỡng

3.1.2 Các tác động chính của ngành chăn nuôi đối với môi trường

Ngành chăn nuôi không đóng vai trò chủ chốt trong nền kinh tế toàn cầu nhưng lại là ngành có nhiều ý nghĩa về mặt chính trị - xã hội Nó chiếm 40 % tổng sản phẩm trong ngành nông nghiệp, giải quyết việc làm cho hơn 1,3 tỷ người lao

Trang 25

động và là sinh kế của hơn 1 tỷ người dân sống ở các nước nghèo Tuy nhiên, ngành chăn nuôi cũng được coi là một trong ba ngành có tác động lớn đến môi trường Tăng trưởng nhưng không bền vững Theo Bản báo cáo mới đây của Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO) cho thấy ngành chăn nuôi đã và đang gây ra những vấn đề môi trường nghiêm trọng như thoái hoá đất, biến đổi khí hậu

và ô nhiễm không khí, thiếu nước và ô nhiễm nước, mất đa dạng sinh học

- Theo thống kê thì ngành chăn nuôi chiếm 70% diện tích đất nông nghiệp kể cả đất giành cho khu vực chăn nuôi và đất trồng nông sản cung cấp thức ăn cho vật nuôi, tương đương 30% diện tích bề mặt Trái đất Mở rộng diện tích dành cho chăn nuôi là một trong những nguyên nhân chính làm mất rừng dẫn đến đất bị xói mòn vào mùa mưa và khô hạn vào mùa khô

- Ngành chăn nuôi cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu, chiếm 18% tổng lượng phát thải khí nhà kính của toàn cầu, cao hơn cả ngành giao thông vận tải

+ Lượng phát thải CO2 từ chăn nuôi chiếm 9% toàn cầu, chủ yếu là do hoạt động chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đặc biệt là phá rừng để mở rộng các khu chăn nuôi và các vùng trồng cây làm thức ăn cho gia súc

+ Ngành này còn thải ra 37% lượng khí CH4 (một loại khí có khả năng gây hiệu ứng nhà kinh cao gấp 23 lần CO2), 65% lượng khí NOx (có khả năng gây hiệu ứng nhà kính cao gấp 296 lần CO2) và tạo ra 2/3 tổng lượng phát thải khí a-mô-ni-ắc, nguyên nhân chính gây mưa axit phá huỷ các các hệ sinh thái

- Thế giới hiện đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước ngọt nghiêm trọng Theo dự đoán đến năm 2025, 64% dân số thế giới sẽ phải sống trong điều kiện căng thẳng về nguồn nước Trong khi đó, sự phát triển của ngành chăn nuôi càng làm tăng nhu cầu sử dụng nước Hiện nay, ngành chăn nuôi đang chiếm khoảng 8% tổng lượng nước loài người sử dụng trên toàn thế giới Nhưng vấn

đề nghiêm trọng nhất mà nó gây ra đối với môi trường nước chính là nước thải Nước thải của ngành chăn nuôi chứa nhiều chất ô nhiễm như chất kháng sinh, hoocmôn, hoá chất, phân bón, thuốc trừ sâu

Trang 26

- Theo báo cáo của WWF, trong số 825 vùng sinh thái trên cạn của Trái đất có

306 vùng bị tác động bởi ngành chăn nuôi Còn theo Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới thì có đến 23 trong tổng số 35 “điểm nóng về đa dạng sinh học”

bị ảnh hưởng bởi ngành chăn nuôi Sách đỏ về những Loài bị Đe doạ của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Thế giới (IUCN) cũng cho thấy hầu hết những loài đang bị đe doạ trên thế giới là do mất đi môi trường sống, mà chăn nuôi là một trong những nguyên nhân hàng đầu

 Trước thực trạng ô nhiễm mà ngành chăn nuôi gây ra đối với môi trường, ngành chăn nuôi cần phải rà soát, kiểm tra lại những điểm thiếu sót để khắc phục những tác động xấu tới môi trường xuống mức thấp nhất, định hướng phát triển bền vững trong tương lai, hướng tới sự phát triển xanh

3.2 TỔNG QUAN VỀ TRANG TRẠI CHĂN NUÔI HEO GIỐNG NAM SƠN QUY MÔ 2400 NÁI SINH SẢN

3.2.1 Vị trí địa lý

Trang trại chăn nuôi heo giống Nam Sơn được xây dựng tại Ấp 2, xã Sông Ray, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai (xem hình 1.1 – Phụ lục hình ảnh)

Tổng diện tích khu đất là 49.080 m2 được xác định tại thửa đất số 769, 771,

868, 869, 870, 871 tờ bản đồ số 02, bản đồ địa chính xã Sông Ray (xem hình 1.2 – Phụ lục hình ảnh) Vị trí tiếp giáp của khu đất được xác định như sau:

- Phía Bắc giáp : Giáp đường 72

- Phía Nam giáp : Giáp các thửa đất số 908, 910

- Phía Đông giáp: Giáp các thửa đất số 768, 812, 813, 867, 912 và suối Cạn

- Phía Tây giáp : Giáp các thửa đất số 770, 773, 772, 810, 811, 872 và suối Cạn Dân cư sống xung quanh trang trại thưa thớt Trang trại cách đường Xuân Định Lâm San khoảng 1,6 km (xem hình 1.3 – Phụ lục hình ảnh) Các khu vực tiếp giáp đều là đất trồng của một số loại cây như Điều, Cà phê, Tiêu và hoa màu Khoảng cách đến khu dân cư gần nhất khoảng 2 km

Trang 27

3.2.2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

3.2.2.1 Điều kiện về địa lý, địa chất

Khu đất trang trại tọa lạc tại địa chỉ Ấp 2, Xã Sông Ray, Huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai Xã Sông Ray cách trung tâm huyện Cẩm Mỹ khoảng 20km về phía Đông, cách thị xã Long Khánh khoảng 40km về hướng Bắc Ranh giới hành chính của Xã được xác định như sau:

- Phía Bắc giáp xã Xuân Tây và xã Xuân Đông

- Phía Đông giáp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

- Phía Nam giáp xã Lâm Sang

- Phía Tây giáp xã Xuân Mỹ,và tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

- Địa hình dốc: Độ dốc từ 8 - 150 chiếm 15% diện tích tự nhiên, thích hợp với trồng cây lâu năm Do độ dốc lớn, thảm phủ thực vật kém nên rất dễ xói mòn vào mùa mưa nếu như trong sản xuất không có các biện pháp chống xói mòn

b Địa chất

Toàn xã có 2 nhóm đất chính và được chia thành 5 loại đất, diện tích và vùng phân bố các loại đất được thể hiện qua bảng sau:

Trang 28

Bảng 3.1: Diện tích các loại đất ở xã Sông Ray

(ha) (%)

I Nhóm đất đỏ thẩm Phía Tây Bắc của xã 219 6,56

2 Đất nâu thẩm, tầng kết von nhiều

3 Đất nâu thẩm, tầng kết von nhiều

4 Đất nâu, tầng đá sâu Phía Tây của xã 390 11,68

5 Đất nâu thẩm, gley, tầng kết von

nhiều và nông Phía Đông-Bắc của xã 502 15,03

Tổng diện tích tự nhiên 3.339 100

[Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Cẩm Mỹ]

3.2.2.2 Điều kiện về khí tượng thủy văn

a Điều kiện về khí tượng

Xã Sông Ray - huyện Cẩm Mỹ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo,

với những đặc trưng chính như sau :

 Mưa:

Lượng mưa lớn (trung bình từ 1.956 - 2.139 mm/năm), mùa mưa thường bắt

đầu vào tháng 5 kết thúc vào cuối tháng 11, mưa nhiều và mưa to vào thời kỳ từ tháng

7 đến tháng 9 Mùa khô thường bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4, do bị mất cân đối

nghiêm trọng trong cán cân ẩm vào mùa này nên cây trồng cần phải có tưới và khi đã

cung cấp đủ nước thì sản xuất thường cho hiệu quả cao và ổn định

 Gió:

Hướng gió chủ đạo từ tháng 2 đến tháng 5 là hướng Đông – Nam, tốc độ gió

trung bình 2,7 – 3,5 m/s, tốc độ lớn nhất 8,4 m/s Hướng gió Tây – Tây Nam từ tháng

Trang 29

6 đến tháng 10, tốc độ gió trung bình 3 – 3,5 m/s, tốc độ lớn nhất là 10,9 m/s Hướng Bắc – Đông Bắc (tháng 11 đến tháng 1) tốc độ gió trung bình 3,4 – 4,7 m/s, tốc độ lớn nhất 6,0 m/s

 Độ ẩm:

Độ ẩm không khí biến đổi theo mùa và theo vùng, chênh lệch giữa nơi khô nhất

và ẩm nhất Độ ẩm không khí lên cao vào mùa mưa 82%, và xuống thấp vào mùa khô 70%, trung bình độ ẩm không khí đạt bình quân/năm 80 - 82%

b Điều kiện về thủy văn

 Nước mặt: Trong phạm vi Xã có hệ thống Sông Ray, đoạn qua xã Sông Ray có

độ dài khoảng 9 km, diện tích lưu vực khoảng 458,92 km2, lưu lượng trung bình 10,6 m3/s Do lưu vực hẹp, thảm phủ kém, mùa khô kéo dài nên hệ thống Sông

Ray thường bị kiệt vào mùa khô Ngoài ra trên địa bàn Xã còn có một số suối nhỏ chảy qua nhưng thường bị kiệt vào mùa khô

 Nguồn nước ngầm: Trên đất đỏ thẩm và đất nâu thẩm được phong hóa từ đá

bazan nước ngầm thường xuất hiện ở độ sâu từ 25 – 30 m Các khu vực khác nước ngầm thường xuất hiện ở độ sâu từ 80 – 120 m, lưu lượng trung bình từ 0,5 đến 12 l/s, chất lượng tốt Hiện nay nước ngầm đang được khai thác cho sinh hoạt và tưới cho cây trồng

3.2.3 Lịch sử hình thành và phát triển của trang trại

Căn cứ vào quy hoạch phân vùng phát triển chăn nuôi theo quyết định số 2775/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ngày 28/09/2009 V/v: Phê

Trang 30

duyệt quy hoạch vùng phát triển chăn nuôi, các cơ sở giết mổ tập trung giai đoạn

2008 - 2015 và định hướng đến năm 2020 huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai Và sự

chấp thuận, hỗ trợ của địa phương trên tinh thần công văn số 55/UBND-NL ngày

21/01/2010 V/v thỏa thuận địa điểm dự án đầu tư xây dựng trại chăn nuôi heo

giống tại ấp 2, xã Sông Ray, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai Sau một thời gian

nghiên cứu kĩ lưỡng công nghệ chăn nuôi mới, giống heo mới của các nước trên

thế giới đặc biệt Vương quốc Thái Lan Công ty TNHH MTV Chăn nuôi Nam Sơn

đã phối hợp với Công ty Cổ Phần Chăn nuôi C.P Việt Nam, thuộc tập đoàn C.P

Thái Lan quyết định đầu tư xây dựng trại chăn nuôi heo giống quy mô 2.400 nái

sinh sản tại ấp 2, xã Sông Ray, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai Dự án ra đời nhằm

đáp ứng nhu cầu con giống chất lượng cao, phẩm chất tốt cho các trang trại chăn

nuôi trong khu vực và cả nước, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế từ ngành chăn

nuôi

Trang trại heo giống Nam Sơn quy mô 2400 nái sinh sản được xây dựng vào

tháng 1/2010 và đi vào hoạt động vào tháng 12/2010 Hiện nay, trang trại đang

trong giai đoạn hoạt động

3.2.4 Quy mô của trang trại

- Đực làm viêc: 40 con

- Nái sinh sản: 2.400 con

- Heo con theo mẹ: 3.564 con

- Heo cai sữa: 1.180 con

3.2.5 Cơ sở hạ tầng

Bảng 3.2: Các hạng mục công trình

Trang 31

5 Nhà điều hành m2 210 0,43

[Nguồn: Khảo sát thực tế tại Công ty TNHH MTV Chăn nuôi Nam Sơn, 2/2012]

Tổng diện tích xây dựng của trang trại là 15.059 m2, chiếm 30,68% tổng

diện tích Diện tích đất còn lại là đất trống, đất trồng Cà phê, tiêu, hoa màu

Trang 32

3.2.6 Quy trình chăn nuôi

Hình 3.1 : Quy trình chăn nuôi heo

 Thuyết minh quy trình chăn nuôi heo giống

Heo nọc được nuôi đến khoảng 8 tháng tuổi và trọng lượng từ 120 kg trở lên thì bắt đầu khai thác tinh, thời gian khai thác khoảng 4 năm Lúc này chất lượng tinh trùng của heo nọc mới đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đề ra, khoảng cách lấy tinh ở heo nọc tùy thuộc vào độ tuổi của heo Tinh heo sau khi lấy sẽ được bảo quản đúng kỹ thuật để tiến hành thụ tinh nhân tạo cho các nái trong trại Trong quá trình

Nhau thai, phân, nước tiểu, nước vệ sinh, bao bì đựng thức ăn, vỏ thuốc thú y, heo con chết

Nước thải sát trùng, nước thải vệ sinh xe

Heo nái đẻ

Heo nái Heo nọc

Trang 33

lấy tinh và phối giống sẽ phát sinh nước thải từ quá trình sát trùng và chai lọ đựng tinh thải bỏ

Heo nái đến chu kỳ sinh sản sẽ được cho thụ tinh nhân tạo, nếu thụ tinh thành công thì sau 114 ngày mang thai heo nái đẻ trung bình 8 - 12 con Heo con sau khi

đẻ sẽ bú mẹ khoảng 3 tuần, trọng lượng đạt khoảng 6 – 8 kg/con thì cho tách ra và cai sữa (heo cai sữa), sau khoảng 35 ngày cai sữa và tập ăn thức ăn heo tăng trọng đạt khoảng 25 kg/con sẽ cho xuất chuồng Trong quá trình chăn nuôi heo, chất thải chủ yếu là phân, nước tiểu, nước vệ sinh chuồng, thức ăn thừa, bao bì đựng thức

ăn, vỏ thuốc thú y, heo chết Khi heo nái đẻ sẽ phát sinh một lượng lớn nhau thai thải và heo con heo chết Nguồn chất thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường

 Đánh giá quy trình chăn nuôi

Quy trình chăn nuôi heo của trang trại trải qua nhiều giai đoạn và mỗi giai đoạn đều phát sinh rất nhiều chất gây ô nhiễm, đặc biệt là phân heo và nước tiểu

vệ sinh chuồng trại, với số lượng thải ra nhiều và thành phần các chất ô nhiễm cao như amoni, coliform, photphat,… Ngoài ra trong quá trình chăn nuôi còn thải ra nhiều loại chất có khả năng gây ô nhiễm khác như nhau thai, heo chết, bao bì đựng thức ăn, chai lọ đựng tinh, vỏ thuốc thú y, chai lọ khử trùng,…

Hiện tại trang trại vẫn chưa có biện pháp hiệu quả xử lý các chất ô nhiễm này, trang trại chỉ sử dụng một số biện pháp giảm thiểu mùi hôi như xây dựng tấm làm mát trước dãy chuồng và đặt quạt cưỡng bức phía sau để làm thoáng không khí, xây dựng nhà chứa phân heo, chứa nước thải trong các hồ

Tuy trang trại có biện pháp để giảm thiểu nhưng do không xử lý nên môi trường ngày càng ô nhiễm và gây mùi hôi thối, nước thải chảy tràn ra xung quanh gây bức xúc cho người dân địa phương, công nhân viên không được trang bị đẩy

đủ thiết bị lao đồng và không được tập huấn PCCC

Quy trình chăn nuôi heo của trang trại còn nhiều vấn đề bất cập về mặt môi trường cần có biện pháp xử lý và ngăn ngừa ô nhiễm

Trang 34

3.2.7 Máy móc thiết bị và nguyên, nhiên liệu sản xuất

Đặc tính

kĩ thuật

Xuất xứ Năm SX Tình trạng

thiết bị

1 Ô mang thai Bộ 539 Inox Thái Lan 2009 Mới 90%

2 Núm uống tự động, Cái 2.500 Inox Thái Lan 2009 Mới 90%

3 Tấm làm mát 1,8 m Cái 80 1,8m Thái Lan 2009 Mới 90%

4 Quạt hút gió 50” Cái 12 1,1Kw Thái Lan 2009 Mới 90%

5 Quạt hút gió 36” Cái 2 0,75Kw Thái Lan 2009 Mới 90%

6 Quạt hút gió 49” Cái 4 1,1Kw Thái Lan 2009 Mới 90%

7 Thiết bị phun sương

11 Silo cám Cái 8 inox Thái Lan 2009 Mới 90%

[Nguồn: Khảo sát thực tế tại Công ty TNHH MTV Chăn nuôi Nam Sơn, 2/2012]

3.2.7.2 Hóa chất, phụ gia

Hóa chất chủ yếu là vôi để khử trùng vi khuẩn xung quanh trang trại, ngoài

ra còn có các hóa chất như hóa chất dùng giặt tẩy quần áo cho công nhân, hóa chất sát trùng như cồn, xà bông, hóa chất diệt cỏ xung quanh trại, hóa chất diệt côn trùng trong và ngoài trại, hóa chất khử trùng cho công nhân, xe và khách đi từ ngoài vào khu vực chăn nuôi

Bảng 3.4: Bảng danh mục thuốc, hóa chất sử dụng

Trang 35

5 Anagin Thuốc giảm sốt Bao 10 kg 50 Minh Dũng

6 Streptomycin

Thuốc kháng sinh

Lọ 1.000 mg 10.000 Hanvet

Nova-Mycoplasma

Gói 1 kg 500 ANOVA

13 Maxxin Thuốc đặc trị Lọ 100 ml 50.000 Hanvet

[Nguồn: Khảo sát thực tế tại Công ty TNHH MTV Chăn nuôi Nam Sơn, 2/2012]

3.2.7.3 Nguyên, nhiên liệu

a Nhu cầu nguyên liệu

Nguyên liệu cần thiết cho sản xuất trang trại là heo nái và heo đực giống đủ tiêu chuẩn sinh sản, được cung cấp từ Công ty TNHH chăn nuôi C.P VN

Tất cả heo giống, các vật dụng như thức ăn, bao đựng thức ăn, thuốc sát trùng, kháng sinh, vaccine, chuyên gia kỹ thuật và các nhu cầu khác đảm bảo cho quá trình chăn nuôi do phía đối tác cung cấp

b Nhu cầu nhiên liệu:

 Nhu cầu sử dụng điện

Lượng điện tiêu thụ cho các mục đích sau: 2 bơm 2 HP với công suất 1,47 KWh, quạt thông gió chuồng trại, thắp sáng chuồng trại, sinh hoạt

Trang 36

Tổng lượng điện tiêu thụ của trại tính theo lượng điện tiêu thụ trung bình trong 3

tháng của năm 2011 (điện tháng 10, 11, 12) của trang trại là 58.600 KWh

Điện sử dụng cho trang trại được lấy từ nguồn điện lưới quốc gia

 Nhu cầu sử dụng nước

Hiện tại, công ty khai thác 2 giếng khoan để cung cấp nước cho nhu cầu sinh

hoạt và chăn nuôi Chiều sâu mỗi giếng là 70 m và với đường kính 0,6 m Công

suất máy bơm tại mỗi giếng là 2 HP, lưu lượng 10 m3/h và tổng thời gian hoạt

động trung bình của 2 bơm là 5 giờ/ngày

- Nước phục vụ cho sinh hoạt của 70 CB CNV trong trang trại được ước tính

khoảng 7 m3/ngày.đêm (với định mức sử dụng nước cho công nhân là 100

lít/người/ngày.đêm)

- Nước uống cho heo

Bảng 3.5: Bảng tính nhu cầu nước uống trung bình cho heo trong một ngày

(Lít/con/ngày)

Tổng lượng nước uống ( m 3 /ngày)

(Lít/con/ngày)

Tổng lượng nước uống ( m 3 /ngày)

Tổng cộng 31,56

[Nguồn: Khảo sát thực tế tại Công ty TNHH MTV Chăn nuôi Nam Sơn, 2/2012]

- Nước tắm rửa cho heo và vệ sinh chuồng trại

Bảng 3.6: Bảng tính nhu cầu nước vệ sinh chuồng trại trong một ngày

1 Heo nái sinh

Trang 37

3 Heo cai sữa 1180 5 5,9

Tổng cộng 35,1

[Nguồn: Khảo sát thực tế tại Công ty TNHH MTV Chăn nuôi Nam Sơn, 2/2012]

- Nước sử dụng để sát trùng người và xe ra vào trại

Lượng nước sử dụng để sát trùng người khoảng 50 l/người/lần Với lượng

nhân công 70 người và trung bình mỗi ngày ra vào khu vực trại chăn nuôi 2 lần thì

lượng nước sử dụng là 70 x 0,05 x 2 = 7 m3/ngày

Trung bình 3 xe chở heo ra vào trại mỗi ngày, lượng nước sát trùng cho mỗi

xe khoảng 0,5 m3/xe Vậy lượng nước sử dụng để sát trùng xe là 3 x 0,5 = 1,5

m3/ngày

- Lượng nước dùng cho công tác PCCC được tính toán như sau: Lưu lượng cấp

nước chữa cháy q = 10 l/s theo TCVN 2622 - 1995, số đám cháy xảy ra đồng

thời cùng một lúc là 3 đám cháy Lưu lượng nước cần dự trữ để chữa cháy liên

tục trong 10 phút là: Qcc = 10 x 3 x 10 phút = 18 m3

 Tổng nhu cầu dùng nước là 82,16 m3/ngày.đêm (không kể lượng nước phục vụ

cho PCCC)

3.2.8 Tình hình hoạt động của công ty

Hiện nay công ty đã đi vào hoạt động được hơn một năm, với kĩ thuật tiên

tiến, máy móc mới hoàn toàn, hiện đại, nhân công có tay nghề, thuốc đầy đủ, thức

ăn giàu dinh dưỡng đảm bảo chất lượng…, cho nên tình hình hoạt động thuận lợi

và đạt được hiệu quả kinh tế cao Về mặt môi trường thì công ty đang dần hoàn

thiện hệ thống xử lý nước thải, chất thải chăn nuôi, các công trình phụ trợ cho

chăn nuôi, tạo cảnh quan xung quanh, đồng thời tạo điều kiện nâng cao đời sống

công nhân

3.2.9 Ý ngĩa kinh tế - xã hội

Tham gia chủ trương đầu tư phát triển nền nông nghiệp nước nhà, đưa tiến

bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất chăn nuôi nhằm tăng giá trị và giảm

giá thành sản xuất sản phẩm đầu ra của ngành Đồng thời, phát triển kinh tế vùng

sâu, vùng xa, vùng kinh tế mới, phát triển kinh tế trang trại và đặc biệt là mô hình

trang trại chăn nuôi heo công nghiệp, áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại Trang

Trang 38

trại cung cấp sản phẩm heo con cai sữa cho thị trường khu vực và nhu cầu con giống trong cả nước

Trang 39

Chương IV

HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP TRANG

TRẠI HEO GIỐNG NAM SƠN ĐÃ THỰC HIỆN

4.1 CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM

4.1.1 Nước thải

4.1.1.1 Nước thải sinh hoạt

Thành phần các chất ô nhiễm chủ yếu trong nước thải sinh hoạt bao gồm: các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD, COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh gây bệnh (Coliform, E.Coli) Các chất này có thể gây

ô nhiễm nguồn nước của khu vực nếu không có biện pháp quản lý tốt

Với số công nhân viên 70 người và định mức sử dụng nước cho công nhân trong trang trại là 100 lít/người/ngày.đêm Lượng nước phục vụ cho sinh hoạt của công nhân trong công ty được tính như sau:

Qcấp = 70 người x 100 lít/người/ngày.đêm = 7 m3/ngày.đêm

Vậy lượng nước thải ra là:

Q thải = 7 m3/ngày.đêm x 80% = 5,6 m3/ngày.đêm

(Lượng nước thải chiếm 80% lượng nước cấp, 20% còn lại thất thoát do hao hụt,

vệ sinh, bay hơi…)

Đặc trưng của nước thải sinh hoạt có nhiều tạp chất lơ lửng, hàm lượng dầu

mỡ động thực vật, nồng độ chất ô nhiễm hữu cơ cao, nếu không xử lý phù hợp sẽ gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường Theo kết quả phân tích chất lượng nước thải sau khi xử lý qua bể tự hoại 3 ngăn của công ty thì nồng độ của một số chất ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép đối với nước thải công nghiệp – QCVN 14:2009/BTNMT (cột A) – xem Bảng 4.1

Trang 40

Bảng 4.1: Kết quả phân tích mẫu nước thải sinh hoạt

Nhận xét

Bảng 4.1 cho thấy nước thải sinh hoạt công ty có một số chỉ tiêu vượt so với tiêu chuẩn cho phép như TSS, Amoni, Coliform (QCVN 14:2008/BTNMT – cột A) Nguồn nước thải này nếu thải ra môi trường sẽ gây ô nhiễm do các chất hữu

cơ và các loại vi trùng tả, lỵ, thương hàn và các bệnh đường ruột khác Bên cạnh

đó chúng có thể làm giảm nồng độ ôxy trong nước gây ảnh hưởng đến các loại thủy sinh vật trong nước

Ngày đăng: 30/05/2018, 17:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Jrank. “Pollution control”. 2008. Truy cập ngày 12 tháng 02 năm 2012. <http://www.scienceclarified.com&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pollution control
[2] GS.TS. Trần Hiếu Nhuệ. Kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải cấp cơ sở. Viện Kỹ thuật Nước và Công nghệ Môi trường, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải cấp cơ sở
[3] Nguyễn Vinh Quy, 2010. Bài giảng môn học Sản xuất sạch hơn. Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng môn học Sản xuất sạch hơn
[4] Nguyễn Vinh Quy, 2008. Bài giảng môn học Luật và Chính sách môi trường. Trường đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng môn học Luật và Chính sách môi trường
1. CIEFIFIEA, 1990. Nghiên cứu trình diễn và phát triển chương trình ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp bảo vệ môi trường TP. Hồ Chí Minh. Trung tâm nghiên cứu bảo vệ môi trường, Viện Môi trường và Tài nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu trình diễn và phát triển chương trình ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp bảo vệ môi trường TP. Hồ Chí Minh
2. Bùi Xuân An, 2008. Bài giảng môn quản lý chất thải chăn nuôi. Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng môn quản lý chất thải chăn nuôi
3. Trịnh Thị Thanh – Nguyễn Khắc Vinh, 2005. Quản lý chất thải nguy hại. Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý chất thải nguy hại
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội
4. Trần Ngọc Chấn, 2000. Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải. Tập 1, Ô nhiễm không khí và khếch tán chất ô nhiễm. Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ Thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ Thuật
7. Lương Đức Phẩm, 2002. Công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học, Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội
8. Phạm Ngọc Út, 2008. Khảo sát các chỉ tiêu chất lượng nước thải ở trại chăn nuôi heo qua hệ thống biogas và hầm lọc. Luận văn tốt nghiệp khoa Chăn nuôi thú y. Đại học Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát các chỉ tiêu chất lượng nước thải ở trại chăn nuôi heo qua hệ thống biogas và hầm lọc
9. Nguyễn Thị Thu Minh, 2006. Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường nước mặt và hiệu quả của một số mô hình xử lý nước thải chăn nuôi heo ở nông hộ.Trường Đại Học Cần Thơ, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường nước mặt và hiệu quả của một số mô hình xử lý nước thải chăn nuôi heo ở nông hộ
10.Đặng Văn An, 2009. Khảo sát khả năng sinh gas và xử lý nước thải phân heo của hệ thống hầm nhựa HDPE. Luận văn tốt nghiệp khoa Chăn nuôi thú y. Đại học Nông Lâm, TP. Hồ Chí minh, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát khả năng sinh gas và xử lý nước thải phân heo của hệ thống hầm nhựa HDPE
11. Lê Văn Nam, 2009. Khảo sát khả năng sinh gas và xử lý chất thải chăn nuôi heo của hầm biogas phủ nhựa HDPE. Luận văn tốt nghiệp khoa Chăn nuôi thú y. Đại học Nông Lâm, TP. Hồ Chí minh, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát khả năng sinh gas và xử lý chất thải chăn nuôi heo của hầm biogas phủ nhựa HDPE
12. Đỗ Thành Nam, 2008. Khảo sát khả năng sinh gas và xử lý nước thải heo của hệ thống biogas phủ nhựa HDPE. Luận văn tốt nghiệp khoa Công nghệ sinh học. Đại học Nông Lâm, TP. Hồ Chí minh, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát khả năng sinh gas và xử lý nước thải heo của hệ thống biogas phủ nhựa HDPE
13. Vũ Thị Bích Liễu, 2010. Đánh giá tác động môi trường dự án “ Trại chăn nuôi heo giống Nam Sơn quy mô 2400 nái sinh sản”. Luận văn tốt nghiệp khoa môi trường và tài nguyên, Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tác động môi trường dự án “ Trại chăn nuôi heo giống Nam Sơn quy mô 2400 nái sinh sản”

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w