BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN BAO BÌ BIÊN HÒA (SOVI)
Họ và tên sinh viên: PHẠM QUỐC KHÁNH
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI Niên khóa: 2008 2012
Tháng 06/2012
Trang 2NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
BAO BÌ BIÊN HÒA (SOVI)
Tác giả
PHẠM QUỐC KHÁNH
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành Quản lý môi trường và du lịch sinh thái
Giáo viên hướng dẫn:
KS NGUYỄN HUY VŨ
Tháng 06 năm 2012
Trang 3BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN
*****
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
************
PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN
Khoa: MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI
Họ và tên sinh viên: PHẠM QUỐC KHÁNH MSSV: 08157086
1 Tên đề tài: “Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Bao Bì Biên Hòa (SOVI)”
2 Nội dung KLTN:
SV phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
Tổng quan Công ty Cổ phần Bao Bì Biên Hòa (SOVI).
Hiện trạng môi trường Công ty Cổ phần Bao Bì Biên Hòa (SOVI).
Các vấn đề môi trường còn tồn tại
Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường tại công ty
3 Thời gian thực hiện: Bắt đầu: tháng 01/2011 Kết thúc: tháng 06/2012
4 Họ tên GVHD: KS NGUYỄN HUY VŨ
Nội dung và yêu cầu của KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn
Ngày … tháng … năm 2012 Ngày… tháng……năm 2012
KS NGUYỄN HUY VŨ
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin cảm ơn quý thầy cô Khoa Môi trường và Tài nguyên – Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh đã truyền dạy cho tôi những kiến thức quý báu suốt bốn năm trên giảng đường đại học
Tôi chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Huy Vũ người đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận
Xin cảm ơn Ban lãnh đạo trong Công ty Cổ phần Bao Bì Biên Hòa đã cho phép tôi thực tập tìm hiểu về công ty
Xin cảm cơn các cô, chú, anh, chị trong công ty đã giúp đỡ nhiệt tình và tạo điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành bài khóa luận này
Cảm ơn các bạn trong lớp DH08DL đã giúp đỡ, động viên và chia sẻ cho tôi nhiều điều hữu ích
Sau cùng, con xin bày tỏ lòng biết ơn đến cha mẹ, người đã sinh thành và nuôi dạy con trưởng thành như ngày hôm nay
Tôi xin chân thành cám ơn !
Sinh viên thực hiện
PHẠM QUỐC KHÁNH
Trang 5Công ty cổ phần Bao Bì Biên Hòa (SOVI) là công ty chuyên sản xuất giấy bìa carton, hộp giấy cao cấp làm từ nguyên liệu thô như: giấy phế thải, giấy thu hồi nội địa
và nhập khẩu Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất của công ty cũng phát sinh ra nhiều chất thải gây ảnh hưởng đến môi trường và khu vực xung quanh Do đó việc đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp kiểm soát các vấn đề môi trường tại công ty là một vấn
đề cần thiết
Trong quá trình thực hiện đề tài đã sử dụng các phương pháp: phương pháp nghiên cứu tài liệu; phương pháp khảo sát thực địa; phương pháp phỏng vấn; phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu
Đề tài bao gồm các nội dung chính sau đây:
- Tổng quan về Công ty Cổ phần Bao Bì Biên Hòa bao gồm: lịch sử hình thành và phát triển, quy trình công nghệ sản xuất, những vấn đề môi trường phát sinh và các biện pháp kiểm soát đã thực hiện tại công ty
- Xác định các vấn đề môi trường còn tồn đọng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường tại công ty
Đề tài đã thu được những kết quả:
- Đem đến cái nhìn tương đối toàn diện về quy trình sản xuất, hiện trạng môi trường (không khí, nước, chất thải rắn), công tác an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy
và các giải pháp đã thực hiện tại công ty
- Đánh giá hiện trạng và biện pháp quản lý môi trường tại công ty dựa trên các tiêu chuẩn, quy chuẩn đang có hiệu lực pháp lý
- Nhận diện các vấn đề môi trường còn tồn tại và đề xuất các giải pháp kiểm soát ô nhiễm phù hợp : kiểm soát nước thải, khí thải, bụi thải phát sinh và thực hiện phân loại chất thải giúp nâng cao khả năng thu gom và xử lý
Trang 6MỤC LỤC
Trang
Trang tựa i
Lời cảm ơn ii
Tóm tắt … 1
Mục lục… iv
Danh sách chữ viết tắt viii
Danh mục hình ảnh ix
Danh mục bảng biểu x
Chương 1 MỞ ĐẦU 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ : 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: 2
1.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: 2
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 2
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: 2
1.4.2. Phương pháp khảo sát thực địa: 2
1.4.3. Phương pháp phỏng vấn: 3
1.4.4. Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu: 4
1.5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 4
1.5.1. Đối tượng nghiên cứu : 4
1.5.2. Phạm vi nghiên cứu : 4
Chương 2 . LÝ THUYẾT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM 5
2.1. KHÁI NIỆM KIỂM SOÁT Ô NHIỄM: 5
2.2. MỤC TIÊU KIỂM SOÁT Ô NHIỄM: 5
2.3. NỘI DUNG KIỂM SOÁT Ô NHIỄM : 6
2.4. CÁC CÔNG CỤ HỖ TRỢ CHO CÔNG TÁC KIỂM SOÁT Ô NHIỄM: 7
2.5. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN KIỂM SOÁT Ô NHIỄM: 8
2.6. LỢI ÍCH CỦA KIỂM SOÁT Ô NHIỄM: 9
Trang 72.6.1. Lợi ích về môi trường: 9
2.6.2. Lợi ích về kinh tế 10
Chương 3 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ BIÊN HÒA 11
3.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY: 11
3.1.1. Thông tin chung: 11
3.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển : 11
3.1.3. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên: 12
3.1.4. Cơ sở hạ tầng: 13
3.1.5. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty: 13
3.1.6. Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban trong công ty: 14
3.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY: 16
3.2.1. Quy trình sản xuất: 16
3.2.2. Nhu cầu sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất, phụ gia: 20
3.2.3. Nhu cầu sử dụng điện nước 21
3.2.4. Máy móc thiết bị sử dụng 21
3.2.5. Nhu cầu sử dụng nhân sự: 23
Chương 4 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG MÀ CÔNG TY ĐÃ ÁP DỤNG 24
4.1. MÔI TRƯỜNG VI KHÍ HẬU: 24
4.1.1. Ánh sáng: 24
4.1.2. Nhiệt độ: 24
4.2. MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ: 26
4.2.1. Khí thải: 26
4.2.2. Bụi, hơi dung môi: 31
4.3. MÔI TRƯỜNG NƯỚC: 33
4.3.1. Nước thải sinh hoạt: 33
4.3.2. Nước thải sản xuất: 35
Trang 84.3.3. Nước mưa chảy tràn: 46
4.4. CHẤT THẢI RẮN: 47
4.4.1. Chất thải rắn sinh hoạt: 47
4.4.2. Chất thải rắn sản xuất : 47
4.4.3. Chất thải nguy hại: 48
4.5. TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG: 49
4.5.1. Nguồn phát sinh: 49
4.5.2. Biện pháp quản lý: 49
4.6. AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ CÁC SỰ CỐ TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT: 51
4.6.1. Các sự cố trong hoạt động sản xuất: 51
4.6.2. Biện pháp quản lý: 51
Chương 5 . CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY……… 53
5.1. MÔI TRƯỜNG VI KHÍ HẬU: 53
5.1.1. Các vấn đề còn tồn tại: 53
5.1.2. Đề xuất giải pháp: 53
5.2. MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ: 54
5.2.1. Các vấn đề còn tồn tại: 54
5.2.2. Đề xuất giải pháp: 55
5.3. MÔI TRƯỜNG NƯỚC: 57
5.3.1. Các vấn đề còn tồn tại: 57
5.3.2. Đề xuất giải pháp: 58
5.4. CHẤT THẢI RẮN: 60
5.4.1. Chất thải rắn sinh hoạt: 60
5.4.2. Chất thải rắn sản xuất: 61
Trang 95.4.3. Chất thải nguy hại: 62
5.5. TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG: 63
5.5.1. Các vấn đề còn tồn tại: 63
5.5.2. Đề xuất giải pháp: 63
5.6. AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ CÁC SỰ CỐ TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT: 64
5.6.1. Các vấn đề còn tồn tại: 64
5.6.2. Đề xuất giải pháp: 65
5.7. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG: 66
5.7.1. Giám sát chất lượng không khí: 66
5.7.2. Giám sát chất lượng nước thải: 67
Chương 6 . KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68
6.1. KẾT LUẬN: 68
6.2. KIẾN NGHỊ: 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
Trang 10DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
BOD (Biochemical oxygen Demand) Nhu cầu oxy sinh học
COD (Chemical Oxygen Demand) Nhu cầu oxy hóa học
Trang 11DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Sơ đồ biểu thị các yếu tố cốt lõi của ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp 6
Hình 2.2: Nội dung và cấp bậc ưu tiên công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường 7
Hình 2.3: Chu trình ngăn ngừa ô nhiễm khép kín liên tục 9
Hình 3.1 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty 14
Hình 3.2: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất của phân xưởng xeo giấy 16
Hình 3.3: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất của phân xưởng carton 17
Hình 3.4: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất của phân xưởng offset 19
Hình 4.1 : Hệ thống xử lý khí thải lò hơi phân xưởng carton 27
Hình 4.2 : Sơ đồ hệ thống xử lý khí thải phân xưởng xeo 28
Hình 4.3: Quy trình xử lý bể tự hoại 3 ngăn 34
Hình 4.4: Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải phân xưởng carton 38
Hình 4.5: Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải phân xưởng xeo giấy 43
Trang 12DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Sản phẩm và công suất hàng tháng 14
Bảng 3.2: Danh mục nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất sử dụng trong 1 tháng 20
Bảng 3.3: Nhu cầu sử dụng điện nước trong Công ty 21
Bảng 3.4: Danh mục máy móc thiết bị sử dụng trong công ty 21
Bảng 4.1: Kết quả đo đạc chỉ tiêu nhiệt độ trong các xưởng sản xuất 25
Bảng 4.2: Kết quả giám sát khí thải lò hơi 29
Bảng 4.3: Kết quả phân tích chât lượng không khí môi trường xung quanh 30
Bảng 4.4 : Kết quả phân tích nồng độ bụi xung quanh và bên trong các phân xưởng 33 Bảng 4.5: Các thông số đặc trưng của nước thải tại phân xưởng carton 35
Bảng 4.6: Các thông số đặc trưng của nước thải tại phân xưởng xeo giấy 36
Bảng 4.7: Kết quả phân tích nước thải sau xử lý tại phân xưởng carton 41
Bảng 4.8: Kết quả phân tích nước thải sau xử lý của phân xưởng xeo giấy 46
Bảng 4.9: Thành phần khối lượng CTNH phát sinh trong1 tháng 48
Bảng 4.10:Kết quả đo đạc độ ồn xung quanh và bên trong các phân xưởng 50
Trang 13
Chương 1
MỞ ĐẦU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ :
Phát triển kinh tế, xã hội chính là nguồn gốc thiết yếu của sự sống, sinh hoạt của con người Một mặt nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người, mặt khác
nó chính là nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu, gây ra nhiều tác tộng đến cuộc sống của nhân loại Do đó, vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường ngày càng được thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đặc biệt quan tâm
Bên cạnh sự quan tâm và đầu tư thích đáng cho vấn đề môi trường và khoa học hiện đại, các nước trên thế giới cũng góp phần không nhỏ trong việc tìm kiếm và thực thi những giải pháp, để giải quyết các vấn đề môi trường Tuy nhiên, các giải pháp được đưa ra vẫn chưa hoàn toàn hữu hiệu cho việc bảo vệ môi trường mà chỉ góp phần hạn chế tốc độ hủy hoại môi trường, giảm nhẹ tác hại của tình trạng ô nhiễm môi trường đối với con người và sự sống trên trái đất
Trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, đã và đang đặt ra cho các doanh nghiệp không ít cơ hội và thách thức để vươn ra thị trường quốc tế, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng Để có được vị trí đó trên thị trường, các doanh nghiệp phải không ngừng cải thiện và nâng cao hình ảnh, tạo dựng môi trường làm việc tốt mà vẫn đảm bảo thực hiện đầy đủ chức năng hoạt động sản xuất
Công ty Cổ phần Bao Bì Biên Hòa (SOVI) là một trong những công ty sản xuất bao bì có uy tín và thương hiệu trên thị trường, chuyên cung cấp các sản phẩm bao bì
từ giấy, thùng carton, hộp giấy cao cấp phục vụ cho nhu cầu đóng gói và bảo quản sản phẩm cho các ngành hàng như: Hoá mỹ phẩm, thực phẩm, bánh kẹo, bia, nước giải khát Bên cạnh việc sản xuất thì công tác bảo vệ môi trường trong toàn công ty cũng rất được quan tâm và chú trọng Tuy nhiên, công ty vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề về môi trường cần phải được kiểm soát Chính vì vậy việc “ Nghiên cứu, đánh giá hiện
Trang 14trạng và đề xuất biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Bao Bì Biên Hòa (SOVI)” là hoạt động cần thiết nhằm quản lý môi trường một cách hiệu quả hơn tại công ty
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
- Đánh giá hiện trạng môi trường và nhận định các vấn đề môi trường còn tồn tại
- Đề xuất các giải pháp quản lý môi trường thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường tại công ty
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
- Tổng quan về Công ty Cổ phần Bao Bì Biên Hòa (SOVI): hoạt động sản xuất và kinh doanh
- Khảo sát hiện trạng môi trường tại công ty
- Tìm hiểu hiện trạng công tác quản lý
- Các giải pháp đã thực hiện và các vấn đề tồn tại
- Đề xuất các biện pháp quản lý môi trường
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1.4.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Nghiên cứu các tài liệu về kiểm soát ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí trên sách, báo, trên internet; các báo cáo nghiên cứu khoa học, các văn bản pháp quy…và các tài liệu của công ty như báo cáo giám sát, báo cáo đánh giá tác động môi trường, tài liệu ghi chép về quy trình công nghệ, nhu cầu tiêu thụ tài nguyên, nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất Từ những tài liệu nghiên cứu trên, tôi tiến hành lựa chọn những thông tin cần thiết có liên quan làm cơ sở cho đề tài nghiên cứu
1.4.2 Phương pháp khảo sát thực địa:
Khảo sát trực tiếp thực trạng của công ty, thông qua tiếp xúc và cái nhìn thực tế nhằm thấy rõ cơ cấu tổ chức quản lý, quy trình hoạt động sản xuất Từ đó, hiểu được quy trình hoạt động sản xuất và đưa ra các nhận định về hiện trạng môi trường, thực trạng công tác quản lý môi trường của công ty Thời gian tiến hành khảo sát được chia làm 2 đợt:
Trang 15Khảo sát các kho lưu trữ nguyên vật liệu, kho nhiên liệu, kho lưu trữ hóa chất và kho lưu trữ chất thải nguy hại Kiểm tra mức độ thông thoáng, công tác vệ sinh và tần suất thực hiện vệ sinh nhà kho
Khảo sát tình hình hoạt động của máy móc, trang thiết bị trong xưởng sản xuất, tình hình sử dụng năng lượng, nước, cách thức quản lý và bố trí các thiết bị tiêu thụ, khảo sát ý thức sử dụng các nguồn năng lượng và nước của cán bộ công nhân viên trong công ty
Đợt 2 : từ 01/02/2012 đến 31/03/2012
Khảo sát hoạt động của các hệ thống xử lý nước thải của các phân xưởng (xưởng xeo, xưởng carton, xưởng offset), xem xét hệ thống cấp thoát nước của công ty
Khảo sát tình hình thu gom, vận chuyển và lưu trữ chất thải rắn tại công ty
Khảo sát mức độ sẵn sàng của các trang thiết bị phòng cháy chữa cháy, kiểm tra
ý thức chấp hành an toàn lao động và phòng chống cháy nổ của cán bộ công nhân viên của công ty
Ngoài ra trong quá trình khảo sát tôi còn kết hợp với chụp hình để minh họa
1.4.3 Phương pháp phỏng vấn:
Tiến hành phỏng vấn trực tiếp bằng cách đối thoại, đặt câu hỏi đối với công nhân viên có liên quan của công ty bao gồm : 01 nhân viên quản lý môi trường, 02 nhân viên vận hành hệ thống xử lý nước thải của xưởng xeo và xưởng carton, 03 nhân viên
vệ sinh tại các phân xưởng và các nhân viên có liên quan khác…để làm rõ những vấn
Trang 16đề còn thắc mắc, dựa trên nền tảng kiến thức đã học đưa ra nhận định của cá nhân về các vấn đề môi trường của công ty
1.4.4 Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu:
Tổng hợp các tài liệu thu thập được, sắp xếp thông tin theo từng yêu cầu riêng cho phù hợp để xây dựng đề tài theo yêu cầu chung một cách hợp lý Phân tích và lựa chọn các tài liệu cần thiết cho luận văn từ nguồn tài liệu sơ cấp
1.5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
1.5.1 Đối tượng nghiên cứu :
- Quy trình sản xuất tại các phân xưởng: nguyên liệu đầu vào, nhiên liệu, phụ liệu trong quá trình sản xuất, các dạng chất thải, sản phẩm tạo ra
- Các nguồn gây ô nhiễm
- Các công cụ quản lý, kiểm soát môi trường nhà máy đang áp dụng
Trang 172.2 MỤC TIÊU KIỂM SOÁT Ô NHIỄM:
Mục tiêu của công tác kiểm soát ô nhiễm là ngăn ngừa ô nhiễm hay còn gọi là kiểm soát ô nhiễm đầu vào (làm giảm hoặc loại bỏ chất thải từ nguồn) và làm sạch ô nhiểm hay còn gọi là kiểm soát ô nhiễm đầu ra (thu gom, tái sử dụng, xử lý chất thải) Hiện nay ở nhiều nước trên thế giới, cách tiếp cận cuối đường ống cũng như tái sinh đang được thay thế dần bằng cách tiếp cận chủ động bậc cao và được ưa chuộng hơn, đó là ngăn ngừa ô nhiễm
Ở Việt Nam chiến lược kiểm soát ô nhiễm bảo vệ môi trường thực hiện trên nguyên tắc lấy phòng ngừa ô nhiễm làm nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu
Ngăn ngừa ô nhiễm
Khái niệm:
Ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp là việc áp dụng một cách liên tục chiến lược ngăn ngừa tổng hợp về mặt môi trường với các quá trình sản xuất, các sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu các rủi ro đối với con người và môi trường
Ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp là việc sử dụng các vật liệu, các quá trình hoặc các thao tác vận hành sao cho giảm bớt hoặc loại trừ sự tạo ra các chất ô nhiễm hoặc các chất thải ngay tại nguồn Nó bao gồm các hành động làm giảm việc sử dụng các vật liệu độc hại, năng lượng, nước hoặc các nguồn tài nguyên khác, các hành động bảo
vệ tài nguyên thiên nhiên thông qua việc bảo tồn và sử dụng hiệu quả hơn
Trang 18 Nội dung:
Các yếu tố cốt lõi của cách tiếp cận về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường công nghiệp được tổng hợp lại trong Hình 2.1:
Hình 2.1: Sơ đồ biểu thị các yếu tố cốt lõi của ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp
(Nguồn: Các chính sách của chính phủ về IPP, UNEP, 1995)
2.3 NỘI DUNG KIỂM SOÁT Ô NHIỄM :
Công tác kiểm soát ô nhiễm gồm các nội dung và tuân theo cấp bậc ưu tiên như Hình 2.2:
- Phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm ngay tại nguồn được ưu tiên hàng đầu
- Khi không thể phòng ngừa ô nhiễm thì nên tái chế, tái sử dụng một cách an toàn đối với môi trường
- Khi không thể phòng ngừa và tái chế, tái sử dụng thì nên xử lý theo cách an toàn đối với môi trường
- Việc tiêu hủy và thải ra ngoài môi trường chỉ nên sử dụng như là phương pháp cuối cùng và được tiến hành an toàn đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng
Con người Liên tục
Ngăn ngừa
Thống nhất
Giảm rủi ro
Môi trường
Chiến lược đối với:
- Con người
- Sản phẩm
Trang 19Hình 2.2: Nội dung và cấp bậc ưu tiên công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường
(Nguồn: Khung kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương, Hà Nội, 2007)
2.4 CÁC CÔNG CỤ HỖ TRỢ CHO CÔNG TÁC KIỂM SOÁT Ô NHIỄM:
- Chính sách môi trường: tạo ra các quy định, tiêu chuẩn môi trường, là hành lang
pháp lý cho công tác kiểm soát ô nhiễm có cơ sở để thực hiện
- Hệ thống các tiêu chuẩn về môi trường: là căn cứ chính để kiểm soát ô nhiễm môi
trường, bao gồm tiêu chuẩn phát thải và tiêu chuẩn môi trường xung quanh Các tiêu chuẩn này phải do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành Ngoài ra,
có thể tham khảo các quy định, tiêu chuẩn quốc tế
- Quan trắc môi trường : phục vụ cho việc phát hiện và dự báo sự biến đổi chất
lượng môi trường, từ đó đưa ra các biện pháp kiểm soát thích hợp Hệ thống quan trắc môi trường bao gồm các trạm cố định và trạm di động cho hai nội dung: kiểm soát thường xuyên và kiểm soát đột xuất theo yêu cầu
- Công nghệ : việc áp dụng các công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch hơn sẽ giảm
thiểu và hạn chế các khả năng gây ô nhiễm
- Kinh tế môi trường: đưa ra các cơ sở khoa học và thực tiễn để áp dụng các phương
án kiểm soát ô nhiễm bằng công cụ kinh tế
- Kỹ thuật môi trường: tạo ra các giải pháp kỹ thuật để xử lý chất thải để đạt được
tiêu chuẩn môi trường
Phòng ngừa và giảm thiểu Tái chế và tái sử dụng
Xử lý Tiêu hủy
Trang 20- Công cụ thông tin: Là việc sử dụng các công cụ truyền thông như: báo, đài, ti vi,
mạng internet… để phục vụ cho việc tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức về môi trường, nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường của mỗi người dân, của những người khai thác và sử dụng môi trường
2.5 CÁC BƯỚC THỰC HIỆN KIỂM SOÁT Ô NHIỄM:
- Giành được sự đồng tình và ủng hộ của ban lãnh đạo công ty
- Khởi động chương trình bằng cách thành lập nhóm ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp
- Xem xét lại và mô tả một cách chi tiết các quá trình sản xuất cùng với máy móc thiết bị để xác định các nguồn phát sinh chất thải, đánh giá trở ngại tiềm ẩn về mặt
tổ chức đối với việc thực hiện chương trình ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp
- Xác định tất cả các khả năng ngăn ngừa ô nhiễm có thể được
- Ưu tiên trước cho một số dòng thải và thực hiện đánh giá chi tiết tính khả thi về mặt kỹ thuật, kinh tế và môi trường đối với các khả năng ngăn ngừa ô nhiễm đã được tập hợp
- Tập hợp các khả năng ngăn ngừa ô nhiễm tốt nhất đối với công ty và thực thi những khả năng lựa chọn đó
- Đánh giá những tiến bộ của chương trình ngăn ngừa ô nhiễm trên cơ sở một công
ty điển hình để đánh giá các dự án ngăn ngừa ô nhiễm cụ thể
- Duy trì ngăn ngừa ô nhiễm cho sự phát triển liên tục và lợi ích liên tục của công
ty
Trang 21Hình 2.3: Chu trình ngăn ngừa ô nhiễm khép kín liên tục
(Nguồn: HWRIC,1993)
2.6 LỢI ÍCH CỦA KIỂM SOÁT Ô NHIỄM:
2.6.1 Lợi ích về môi trường:
- Sử dụng năng lượng, nước, nguyên liệu có hiệu quả hơn
- Giảm mức sử dụng các nguồn tài nguyên
- Giảm thiểu chất thải thông qua kỹ thuật tái sinh, tái chế, tái sử dụng và phục hồi
- Giảm thiểu lượng nguyên vật liệu độc hại đưa vào sử dụng Giảm thiểu các rủi ro
và nguy hiểm đối với công nhân, cộng đồng xung quanh, những người tiêu thụ sản phẩm và các thế hệ mai sau
- Cải thiện được môi trường lao động bên trong công ty
- Cải thiện các mối quan hệ với cộng đồng xung quanh cũng như các cơ quan quản
lý môi trường
Giành được sự ủng hộ của ban lãnh đạo
Thiết lập chương trình kiểm soát ô nhiễm
Xem xét quá trình sản xuất và các trở ngại
Đánh giá chất thải và các
cơ hội kiểm soát
Phân tích tính khả thi của các
cơ hội kiểm soát
Trang 22- Giảm bớt các chi phí cho việc xử lý chất thải cuối đường ống (do lưu lượng chất thải được giảm thiểu, dòng chất thải được tách riêng tại nguồn…)
- Chất lượng sản phẩm được cải thiện
- Có khả năng thu hồi vốn đầu tư với thời gian hoàn vốn ngắn, ngay cả khi vốn đầu
tư ban đầu cao Tích lũy liên tục và dài hạn các khoản tiết kiệm tích lũy được, từ
đó có khả năng mở rộng sản xuất, kinh doanh
- Tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường, hình ảnh của công ty ngày càng tốt hơn
Trang 23Chương 3 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ BIÊN HÒA 3.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY:
3.1.1 Thông tin chung:
- Tên công ty : Công ty Cổ phần Bao Bì Biên Hòa (SOVI)
- Tên tiếng Anh: BIEN HOA PACKAGING COMPANY
- Địa chỉ: Khu công nghiệp Biên Hòa I, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
Phân xưởng carton: Đường số 12, KCN Biên Hòa I, TP Biên Hòa, Đồng Nai
Phân xưởng xeo giấy: Đường số 3, KCN Biên Hòa I, TP Biên Hòa, Đồng Nai
Phân xưởng in offset: Đường số 7, KCN Biên Hòa I, TP Biên Hòa, Đồng Nai
- Điện thoại : 061.3836 121 - 061.3836 122 Fax: 061.3832 939
- Năm 1978 : SOVI được đổi tên là nhà máy Bao Bì Biên Hoà hoạt động trực thuộc
Sở Công Nghiệp tỉnh Đồng Nai lấy tên thương hiệu là “SOVI”
- Năm 1997 : Với việc đầu tư mới dây chuyền công nghệ, thiết bị hiện đại đã nâng công suất lên 20.000 tấn/năm và trở thành Nhà sản xuất bao bì carton gợn sóng hàng đầu của Việt Nam
- Năm 2000 : Đầu tư thêm phân xưởng sản xuất hộp giấy cao cấp với dây chuyền công nghệ in offset hiện đại của Đức, Ý, Thuỵ Sĩ, Nhật Bản
- Năm 2003 : Thực hiện chính sách cổ phần hoá Doanh nghiệp, nhà máy Bao Bì Biên Hoà đổi tên thành Công ty Cổ phần Bao Bì Biên Hoà vẫn duy trì tên thương hiệu là “SOVI”
Trang 24- Từ 2003 đến 2005 : Đầu tư mở rộng mặt hàng – Hộp giấy in offset lên 3.000 tấn/năm
- Từ 2005 đến 2007 : Đầu tư mới nhà máy sản xuất bao bì carton tại địa điểm mới 4.5 ha, đường số 3, KCN Biên Hòa 2- nâng công suất thiết kế sản phẩm lên 40.000 tấn/năm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của thị trường, đồng thời khẳng định uy tín và thương hiệu SOVI trên thương trường
- Năm 2008 : Sovi chính thức niêm yết toàn bộ cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội với mã cổ phiếu là SOVI
- Từ 2008 đến 2009 : Đầu tư mở rộng mặt hàng – Hộp giấy in offset lên 5.000 tấn/năm
3.1.3 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên:
- Phân xưởng in offset: phía Đông giáp đường số 7, phía Tây giáp Công ty Cổ phần Bột Giặt NET , phía Nam giáp Công ty CP Sơn Đồng Nai, phía Bắc giáp Công ty Bóng Đèn Điện Quang
- Phân xưởng carton: phía Đông giáp đường số 3, phía Tây giáp đường số 12, phía Nam giáp Công ty Tân Đông Dương, phía Bắc giáp đường số 12
3.1.3.2 Điều kiện tự nhiên:
Trang 25 Nhiệt độ thấp nhất trong năm : 14,80C
Chế độ mưa:
Chế độ mưa thay đổi theo chế độ gió mùa, hằng năm có hai mùa rõ rệt:
Mùa mưa từ tháng 05 – tháng 11 Số ngày mưa chiếm 86% và lượng mưa chiếm từ 90 – 93% tổng lượng mưa cả năm
Mùa khô từ tháng 12 – tháng 4 năm sau, lượng mưa chiếm khoảng 7 – 10% tổng lượng mưa cả năm Số ngày mưa có tháng chỉ 1 – 3 ngày (tháng 1,2,3) điển hình cho tính chất khô
Độ ẩm trung bình từ 82,2 – 85,7%
Chế độ gió:
Có hai hướng gió chủ đạo:
Gió Tây Nam: từ tháng 5 – tháng 10, tốc độ trung bình đạt 1,5 m/s
Gió Đông Bắc : từ tháng 9 – tháng 4, tốc độ trung bình đạt 1,6 m/s
3.1.4 Cơ sở hạ tầng:
Quy mô tổng diện tích của công ty : 61.000m2 trong đó bao gồm :
Phân xưởng xeo giấy : Diện tích là 4.000m2 trong đó diện tích cây xanh là
100 m2 còn lại là nhà xưởng, văn phòng, công trình phụ, đường nội bộ,…
Phân xưởng offset : Diện tích 12.000m2 trong đó diện tích cây xanh khoảng 1.000m2 còn lại là nhà xưởng, văn phòng, công trình phụ,…
Phân xưởng carton : Diện tích 45.000m2 trong đó diện tích cây xanh khoảng 10.000m2; diện tích dự trữ là 8.000m2; còn lại là diện tích xây dựng nhà xưởng, văn phòng, công trình phụ, đường nội bộ,…
3.1.5 Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty:
Công ty chuyên sản xuất các loại giấy nhăn, bìa nhăn, bao bì từ giấy; sản xuất giấy; bán buôn nguyên vật liệu sản xuất bao bì và giấy
Thị trường tiêu thụ: 100% sản phẩm của công ty được tiêu thụ trong nước
Danh mục các loại sản phẩm và công suất được tổng hợp trong Bảng 3.1
Trang 26(Nguồn:Theo báo cáo giám sát môi trường công ty CP Bao Bì Biên Hòa lần 2/2011 )
3.1.6 Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban trong công ty:
Cơ cấu tổ chức:
Hình 3.1 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
( Nguồn: Tài liệu của Công ty CP Bao Bì Biên Hòa, 2011 )
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
GIÁM ĐỐC
PGĐ KINH DOANH
PGĐ
KỸ THUẬT
PGĐ NỘI CHÍNH
Phân xưởng carton
Phòng kỹ thuật cơ điện
Phòng quản lý chất lượng
Phòng nghiên cứu phát triển
Phân xưởng in offset
Phòng quản trị hành chánh
Các công tác đoàn
5s, an toàn
Chi nhánh Cần Thơ
Trang 27Chức năng của các phòng ban tại công ty:
Phòng Tổ chức nhân sự - Kiếm soát nội bộ: đây là bộ phận quản lý vấn đề nhân
sự của công ty nhằm đảm bảo nguồn nhân lực cho quá trình sản xuất kinh doanh
và kiểm soát các vấn đề thực hiện nội quy, quy định trong công ty
Phòng Kế toán - Tài chính: đây là bộ phận quản lý về vấn đề tài chính và kế toán tại công ty như hoạch định các chiến lược quản lý cũng như các nghiệp vụ về tài chính kế toán, thẩm định các dự án đầu tư tài chính trong từng thời kì và tiến hành tổng hợp – phân tích – đánh giá tình hình tài chính tại công ty từ đó đề xuất các giải pháp đầu tư tài chính hiệu quả, xây dựng phương án và thực hiện bổ sung các chỉ tiêu vể tài chính, báo cáo …
Phòng Kinh doanh: đây là bộ phận chịu trách nhiệm về các hoạt động mua bán tại công ty, tổ chức các chương trình tiếp thị mở rộng thị trường, đồng thời đảm bảo các vấn đề dịch vụ cho khách hàng nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh tại công ty
Phòng Kế hoạch – Sản xuất: chịu trách nhiệm kế hoạch sản xuất chung như: lập
kế hoạch sản xuất trong từng giai đoạn, theo dõi tiến độ sản xuất, thiết kế sản phẩm, đồng thời tiến hành quản lý sản phẩm, nguyên nhiên vật liệu và các thiết
Phòng Nghiên cứu phát triển: đây là bộ phận có chức năng tham mưu về các chiến lược phát triển của công ty, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới
Phòng Quản trị - Hành chánh: đây là bộ phận chịu trách nhiệm đảm bảo các điều
kiện cần thiết về vấn đề hành chánh như: văn thư, cơ sở hạ tầng, an ninh, …để các hoạt động của công ty diễn ra thông suốt
Trang 28 Bộ phận 5s, an toàn: đây là bộ phận chuyên trách các vấn đề giữ gìn ngăn nắp,
sạch sẽ, gọn gàng nhằm đảm bảo các vấn đề vệ sinh, an toàn về lao động tại công
ty
Phân xưởng xeo giấy: đây là bộ phận sản xuất giấy bìa hộp (giấy mặt và giấy
sóng) theo đúng quy định về lượng, chất và tiến độ thực hiện của công ty
Phân xưởng offset: bộ phận tổ chức sản xuất bao bì in offset theo đúng quy định
của đơn đặt hàng cũng như những quy định về sản phẩm của công ty
Phân xưởng carton: bộ phận tổ chức sản xuất bao bì carton theo đúng quy định
của đơn đặt hàng cũng như những quy định về sản phẩm của công ty
3.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY:
3.2.1 Quy trình sản xuất:
Phân xưởng xeo giấy:
Hình 3.2: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất của phân xưởng xeo giấy
Trang 29Thuyết minh quy trình:
Nguyên liệu là giấy vụn, giấy phế phẩm được thu gom trong quá trình sản xuất sẽ được phân loại sơ bộ để loại bỏ tạp chất như nhựa, nylon sau đó sẽ được đưa vào máy nghiền thủy lực để nghiền giấy thành bột Tiếp đến bột giấy được tách tạp chất nhờ lưới lọc và chuyển đến máy phân tán để phân bố đồng đều các hạt rồi dẫn qua hệ thống nghiền đĩa nhằm làm cho bột giấy mịn hơn Trước khi vào máy xeo bột giấy sẽ được đưa vào bể định lượng nhằm đảm bảo nồng độ bột thích hợp cho loại giấy cần sản xuất ( dày hay mỏng), sau đó bột giấy tiếp tục được loại bỏ tạp chất một lần nữa qua hệ thống sàn rung để chuẩn bị cho quy trình xeo được hoạt động tốt hơn và cũng
để đảm bảo chất lượng giấy Tại máy xeo, bột giấy được đưa vào hòm phun bột, tiếp tục chuyển đến lô dưới dài rồi chuyển đến lô hình thành giấy Sự hình thành giấy diễn
ra trong lô dưới Sau khi giấy được hình thành chúng sẽ được làm khô qua hệ thống sấy và tạo thành sản phẩm
Phân xưởng carton:
Hình 3.3: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất của phân xưởng carton
Nguyên liệu (giấy
Tạo sóng carton
In Flexco/In lụa
Tạo rãnh
Đóng gói Đóng kim, dán
Trang 30Thuyết minh quy trình:
Nguyên liệu là giấy cuộn từ phân xưởng xeo hoặc nhập khẩu tùy theo yêu cầu sản phẩm được đưa vào máy tạo sóng để tạo sóng cho giấy carton 2 li hoặc 5 li, 3 lớp hoặc 5 lớp, sau đó tiến hành tráng hồ, dán , sấy khô rồi ép Giấy carton sau khi tạo sóng được chuyển qua cắt định hình sản phẩm và tiếp tục chuyển sang công đoạn in thường hoặc in lụa tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng
Giấy carton đã in được đưa qua máy nhấn lằn xẻ rãnh rồi tự động xếp thành từng chồng để chuẩn bị qua máy đóng hoặc dán thành các thùng carton hoàn chỉnh
Thùng carton hoàn chỉnh được chuyển qua máy cột để bó các thùng lại thành từng bó 10 hoặc 20 thùng theo yêu cầu của khách hàng và được nhập kho thành phẩm
Trang 31Phân xưởng offset:
Hình 3.4: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất của phân xưởng offset
Thuyết minh quy trình:
Nguyên liệu là giấy cuộn được cắt ra thành tờ, sau đó in offset Tiếp theo chúng
sẽ được cán màng hoặc tráng UV tùy theo yêu cầu của các mặt hàng Và tiến hành bế định hình qua các trục, dán và thành phẩm 1 Đây là giai đoạn đầu của quá trình in offset
Giai đoạn 2 được chia làm 2 loại Đối với các loại bao bì offset cao cấp, thành phẩm 1và giấy nguyên liệu ban đầu được bồi chung với nhau; đối với các loại bao bì offset thông thường, thành phẩm 1 và bìa carton sẻ rãnh được bồi với nhau Tất cả
Trang 32chúng được dán Duplex, và tiến hành bế định hình, dán gáy tạo thành sản phẩm offset hoàn chỉnh Sản phẩm hoàn chỉnh được chuyển qua máy cột để bó chúng lại thành từng bó 10 hoặc 20 và được nhập kho thành phẩm
3.2.2 Nhu cầu sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất, phụ gia:
Nhu cầu sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất, phụ gia mỗi tháng tại các phân xưởng của công ty được thể hiện trong Bảng 3.2:
Bảng 3.2: Danh mục nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất sử dụng trong 1 tháng
STT Nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất, phụ gia Đơn vị tính Số lượng /tháng Phân xưởng carton
Trang 333.2.3 Nhu cầu sử dụng điện nước
Nhà máy sử dụng nguồn điện lấy từ mạng lưới điện KCN Biên Hòa I để phục vụ
cho quá trình sản xuất, lượng điện sử dụng của toàn công ty trung bình khoảng
310.563kWh/tháng
Trong quá trình hoạt động của công ty, nước được sử dụng cho mục đích sinh
hoạt của cán bộ công nhân viên và sản xuất của công ty trung bình khoảng 84,7
m3/ngày Do Công ty TNHH Một thành viên Xây Dựng và Cấp Nước Đồng Nai cung
Các loại thiết bị máy móc sử dụng trong công ty được thống kê trong Bảng 3.4
Bảng 3.4: Danh mục máy móc thiết bị sử dụng trong công ty
sản xuất
Trang 348 Máy bế phẳng YL – 80/110 Đài Loan 1997
19 Máy in flexco 3 màu Martin – 124 MARTIN 1998
23 Máy xẻ rãnh nhấn lằn Wisdom (RS – 4) WISDOM 2004
24 Máy xẻ rãnh nhấn lằn Chiaho (ARAS – 4) CHIAHO 1998
Trang 3533 Máy cắt dọc Việt Nam Việt Nam 1968
40 Lò hơi, lò sấy OMNICAL DDHI 4.0 số 01 OMNICAL 2005
41 Lò hơi, lò sấy OMNICAL DDHI 4.0 số 02 OMNICAL 1997
(Nguồn: Theo báo cáo giám sát môi trường Công ty CP Bao Bì Biên Hòa lần 2/2011 )
3.2.5 Nhu cầu sử dụng nhân sự:
Toàn bộ công ty có khoảng 476 CBCNV
Thời gian làm việc:
- Phân xưởng carton: 24h chia làm 3 ca, 30 ngày/tháng
- Phân xưởng xeo và offset: 24h chia làm 3 ca 26 ngày/tháng
Trang 36Chương 4 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ MÔI
TRƯỜNG MÀ CÔNG TY ĐÃ ÁP DỤNG 4.1 MÔI TRƯỜNG VI KHÍ HẬU:
4.1.1 Ánh sáng:
4.1.1.1 Hiện trạng:
Nhà xưởng được thiết kế cao, có nhiều cửa ra vào và trần nhà có lắp tôn sáng tận dụng tốt ánh sáng mặt trời vào ban ngày Mỗi phân xưởng đều được lắp đặt nhiều bóng đèn huỳnh quang trên trần nhà nhằm phục vụ nhu cầu chiếu sáng cho việc sản xuất vào các ca tối
4.1.1.2 Biện pháp quản lý:
Công ty đã tận dụng tốt nguồn sáng tự nhiên và lắp đặt các thiết bị chiếu sáng trong các phân xưởng Vì thế độ chiếu sáng được đảm bảo, phục vụ đầy đủ nhu cầu ánh sáng trong sản xuất, vận hành máy móc, thiết bị và an toàn lao động của công
nhân
4.1.2 Nhiệt độ:
4.1.2.1 Nguồn phát sinh:
Nhiệt do các máy móc thiết bị sinh ra trong quá trình hoạt động
Nhiệt tỏa ra từ hoạt động của lò hơi
Nhiệt phát sinh ở khu vực xeo giấy và khu vực máy giấy tạo sóng do trong quá trình xeo giấy và tạo sóng lượng hơi cung cấp thất thoát ra môi trường
Nhiệt bức xạ xuyên qua trần, mái tôn trong những ngày nắng
Trang 374.1.2.2 Biện pháp quản lý:
Nhà xưởng được thiết kế cao, lắp đặt hệ thống quạt thông gió trên mái nhà và mở
nhiều cửa để lấy nguồn gió tự nhiên từ bên ngoài
Lắp đặt các quạt điện dân dụng với kích cỡ và chủng loại khác nhau phù hợp với
từng vị trí hoặc khu vực làm việc
Trồng cây xanh khu vực hành lang công ty, các khu vực bãi đất trống để điều hòa
không khí
Kêt quả đo đạc nhiệt độ tại các phân xưởng được thể hiện trong Bảng 4.1
Bảng 4.1 : Kết quả đo đạc chỉ tiêu nhiệt độ trong các xưởng sản xuất
Chỉ tiêu
0 C)
Đầu phân xưởng xeo giấy 35,5 Cuối phân xưởng xeo giấy 33,6
Tiêu chuẩn vệ sinh lao động
(Nguồn: Theo báo cáo giám sát môi trường công ty bao bì Biên Hòa lần 2 năm 2011)
Nhận xét: So sánh với tiêu chuẩn vệ sinh lao động ( ban hành quyết định số
3733/2002/QĐ – BYT) Kết quả đo đạc và phân tích cho thấy : chỉ có nhiệt độ tại đầu
phân xưởng carton là nằm trong giới hạn cho phép còn lại nhiệt độ tại các khu vực
khác đều vượt giới hạn cho phép từ 1,6 đến 3,80C Nguyên nhân do tại thời điểm lấy
mẫu trời nắng nóng, nhiệt độ môi trường không khí cao nên ảnh hưởng tới môi trường
sản xuất Tại những vị trí có công nhân trực tiếp lao động được công ty trang bị quạt
làm mát, đồng thời tại tất cả nhà xưởng của công ty đều được trang bị quạt thông gió
Trang 384.2 MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ:
4.2.1 Khí thải:
4.2.1.1 Nguồn phát sinh:
Khí thải có chứa các thành phần CO2,CO, NOx và muội khói có trong khí thải phát sinh từ lò hơi công suất 6 tấn/h cung cấp nhiệt cho máy giấy tại phân xưởng carton và lò hơi công suất 1,5 tấn/h cung cấp nhiệt cho quá trình sấy giấy tại phân xưởng xeo
Ngoài ra khí CO, SO2, NOx,… phát sinh từ các phương tiện vận tải ra vào khuôn viên của phân xưởng và các phương tiện bốc dỡ nguyên vật liệu trong các phân xưởng
do sử dụng nhiên liệu (dầu DO) để chạy động cơ đốt trong
4.2.1.2 Biện pháp quản lý :
Hiện tại công ty đã ngừng hoạt động của lò hơi đốt dầu FO và chuyển qua đốt bằng mùn cưa (hạn chế được lượng SO2 phát sinh từ việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch) Đối với khí thải phát sinh từ hoạt động của lò hơi đốt mùn cưa công suất 6 tấn/h tại xưởng carton, công ty đã lắp đặt hệ thống xử lý bụi bằng cyclone, sau đó dòng khí được dẫn qua hệ thống lọc ướt để xử lý tiếp, trước khi thoát ra ngoài môi trường qua ống khói cao 12m nhờ quạt đẩy Quy trình công nghệ xử lý khí thải lò hơi phân xưởng carton được thể hiện ở Hình 4.1
Trang 39Hình 4.1 : Hệ thống xử lý khí thải lò hơi phân xưởng carton
Thuyết minh quy trình:
Khói sau khi ra khỏi buồng đốt của lò chứa nhiều bụi được đưa đến hệ thống xử
lý bụi cylclone chùm khô, ở đây những hạt có kích thước lớn sẽ được giữ lại ( 10 µm) còn những hạt có kích thước nhỏ mịn tiếp tục ra khỏi cyclone vào tháp lọc ướt hình trụ tại đó bụi khói sẽ được phun nước bởi các miệng phun gắn tại cửa vào của tháp lọc ướt gần đáy tháp Dòng khói ở nhiệt độ cao vào tháp gặp dòng nước phun thành tia, khói nhận nhiệt bốc hơi,chuyển động va đập và bám vào các hạt bụi, làm tăng trọng lượng
và tăng độ dính kết các hạt bụi, kết hợp với khói bị giảm nhiệt độ đột ngột làm bụi mất động năng nên bị giữ lại Mặt khác, khi dòng khói vào trong tháp nhiệt độ còn khá cao, khi chuyển động bị thay đổi dòng hoặc chuyển động xoáy mà tiếp xúc với nước phun hay nước bám ở thành thiết bị gây mất động năng, quá trình khử bụi tiếp tục được tiến hành theo cơ chế trên Nước lẫn bụi rơi xuống đáy của tháp lọc chảy qua hồ lắng bùn
và được xả vào hệ thống xử lý nước thải Phần khói sau khi qua tháp lọc sẽ được thải
ra môi trường qua ống khói cao 12m nhờ quạt đẩy Khói thải ra môi trường là khói sạch đảm bảo đạt QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ
Hệ thống XLNT
Trang 40Đối với khí thải phát sinh từ hoạt động của lò hơi đốt mùn cưa công suất 1,5 tấn/h tại phân xưởng xeo giấy: công ty đã lắp đặt hệ thống hấp thụ bằng nước, nước vôi, than hoạt tính để xử lý khí thải phát sinh, sau đó khí được thoát ra ngoài môi trường qua ống khói cao 15m Quy trình công nghệ xử lý khí thải lò hơi phân xưởng xeo được thể hiện ở Hình 4.2
Hình4.2 : Sơ đồ hệ thống xử lý khí thải phân xưởng xeo
Thuyết minh quy trình:
Hệ thống làm mát, giữ bụi
Khí thải từ lò hơi qua hệ thống ống dẫn tới bể chứa nước, khí dẫn từ trên xuống
sẽ giảm nhiệt nhờ nước ở phía dưới rồi tràn qua khe đi vào hệ thống hấp thụ - hấp phụ (quá trình hấp thụ, hấp phụ xảy ra tốt khi khí ở nhiệt độ thấp)
Hệ thống hấp thụ
Không khí từ khe hệ thống làm lạnh từ dưới đi lên, tiếp xúc với nước và dung dịch Ca(OH)2 phun từ trên xuống Nước ở phía dưới cùng với dung dịch Ca(OH)2 dư phía trên có tác dụng bắt giữ các bụi khói, khí được làm sạch bụi tiếp tục bay lên tiếp
Hệ thống XLNT
Rửa lọc Nước rửa
giữ bụi
Dàn phun mưa (Nước sạch)
Dàn phun mưa (dung dịch Ca(OH)2)
Dàn chứa than hoạt tính Khí sau xử lý Ống khói
dung dịch Ca(OH)2
Than hoạt tính
Than bẩn
Hệ thống XLNT Đóng bao
Phát tán ra môi trường ( cột A-QCVN 19:2009/BTNMT)