Cùng với quá trình ĐTH&CNH đang diễn ra rất nhanh trên địa bàn Phường Linh Trung là vấn đề quản lý chất lượng môi trường, đòi hỏi phải ứng dụng mạnh hơn nữa các công cụ quản lý môi trườn
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI PHƯỜNG LINH TRUNG
QUẬN THỦ ĐỨC
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN:
Th.S NGUYỄN VINH QUY PHẠM THỊ PHƯƠNG DUNG
TP Hồ Chí Minh, Ngày tháng năm 2009
Trang 2NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI
PHƯỜNG LINH TRUNG QUẬN THỦ ĐỨC
Tác giả
PHẠM THỊ PHƯƠNG DUNG
Luận văn kỹ sư
Chuyên ngành: Quản lý môi trường Giáo viên hướng dẫn: ThS NGUYỄN VINH QUY
Tháng 07 năm 2009
Trang 3BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TP.HCM Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
- -
Số: / BKĐT NHIỆM VỤ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHOA: MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
NGÀNH: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG LỚP: DH05QM
HỌ VÀ TÊN: PHẠM THI PHƯƠNG DUNG MSSV: 05149003 1 Đầu đề luận văn: NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI PHƯỜNG LINH TRUNG QUẬN THỦ ĐỨC TP.HCM 2 Nhiệm vụ (yêu cầu về nội dung và số liệu ban đầu) - Tìm hiểu tình hình phát triển kinh kế xã hội trên địa bàn Phường Linh Trung - Tìm hiểu nhu cầu địa phương - Tìm hiểu hiện trạng môi trường tại Phường Linh Trung - Tìm hiểu hệ thống quản lý trên địa bàn Phường Linh Trung - Đề xuất kế hoạch kiểm soát ô nhiễm tại Phường Linh Trung 3 Ngày giao nhiệm vụ luận văn: 15/03/2009 4 Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 29/07/2009 5 Họ tên người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Vinh Quy
Nội dung và yêu cầu LVTN đã được thông qua Khoa Ngày tháng năm 2009 TRƯỞNG KHOA NGƯỜI HƯỚNG DẪN CHÍNH (Ký và ghi rõ họ tên)
PHẦN DÀNH CHO KHOA, BỘ MÔN: Người duyệt (chấm sơ bộ):
Đơn vị:
Ngày bảo vệ:
Điểm tổng kết:
Nơi lưu trữ luận án:
Trang 4Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Công Nghệ Môi Trường, Trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM, đã tận tâm truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm quý báu, dạy dỗ
em trong suốt quá trình học tập và khuyến khích để em hoàn thành luận văn này
Xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến anh Phạm Văn Danh, chị Hồ Nguyệt Ánh, chị Nguyễn Thị Thanh Loan, chị Trịnh Thị Hoài, anh Vũ Thành Thi là nhân viên Tổ môi trường đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn em trong suốt thời gian em học tập tại cơ quan để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này
Cảm ơn các cô chú, anh chị ở UBND Phường Linh Trung và nghiệp đoàn rác Thủ Đức đã cung cấp cho em các số liệu cần thiết và tạo điều kiện cho em được khảo sát địa bàn nhằm thu thập những số liệu thực tế để hoàn thành tốt luận văn
Sau cùng, xin vô cùng biết ơn bố mẹ, gia đình đã luôn ủng hộ tạo mọi điều kiện cho con được tập trung học tập trong suốt những năm qua, động viên và hết lòng hỗ trợ để con hoàn thành việc học tập ở trường Nông Lâm và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này
Trong sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, do sự hạn chế về trình độ cũng như kinh nghiệm cùng nhiều nguyên nhân khách quan khác, luận văn này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và sai lầm Kính mong sự chỉ dẫn của quý thầy cô, anh chị và sự góp
ý của bạn bè để đề tài được hoàn thiện hơn
Thành phố Hồ Chí Minh, 07/2009 Phạm Thị Phương Dung
Trang 5TÓM TẮT KHOÁ LUẬN
Không thể giải quyết tốt vấn đề quản lý môi trường hiện nay tại TP.HCM nếu không ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật môi trường hiện đại Hàng chục ngàn xí nghiệp, hàng triệu tấn rác hàng triệu m3 nước thải thải vào môi trường, hàng trăm tỷ đồng hàng năm được đổ ra để xử lý, khắc phục tình trạng ô nhiễm do quá trình ĐTH&CNH tạo
ra Đây là những dòng thông tin khổng lồ cần phải đánh giá, xử lý, thực hiện các kết luận cần thiết và thông qua những quyết định đúng đắn
Kiểm soát ô nhiễm là một trong những biện pháp quản lý môi trường hiệu quả nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu tối đa chất thải phát sinh ngay tại nguồn, tiếp đó mới là xử
lý, tiêu huỷ, chôn lấp
Cùng với quá trình ĐTH&CNH đang diễn ra rất nhanh trên địa bàn Phường Linh Trung là vấn đề quản lý chất lượng môi trường, đòi hỏi phải ứng dụng mạnh hơn nữa các công cụ quản lý môi trường tiên tiến hiện đại nhằm quản lý triệt để các dòng thải ngay tại nguồn
Nội dung chính của Luận văn này là xây dựng kế hoạch kiểm soát ô nhiễm phù hợp với hiện trạng môi trường tại Phường Linh Trung giúp phòng ngừa ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường hiện tại tại Phường Linh Trung
Trang 6MỤC LỤC
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP iii
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT KHOÁ LUẬN iii
PHỤ LỤC viii i DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU viii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ viii
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT xi
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1
1.1Sự cần thiết của đề tài 1
1.2Mục tiêu và nội dung của đề tài 1
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu 1 1.2.2 Nội dung nghiên cứu của đề tài 1 1.3Phạm vi nghiên cứu của đề tài 2
1.4Những đóng góp thực tiễn của đề tài 2
1.5Phương pháp nghiên cứu 2
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1Khái quát về môi trường và ô nhiễm môi trường 3
2.1.1 Định nghĩa môi trường 3 2.1.2 Chất lượng môi trường 3 2.1.3 Ô nhiễm môi trường 3 2.2Khái quát về kiểm soát ô nhiễm 3
Trang 72.2.1 Khái niệm kiểm soát ô nhiễm 3
2.2.2 Chương trình kiểm soát ô nhiễm và các bước thực hiện 3
2.2.3 Các công cụ thực hiện việc kiểm soát ô nhiễm môi trường 5
CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN PHƯỜNG LINH TRUNG VÀ DỰ BÁO
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI PHƯỜNG 6
3.1Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội Quận Thủ Đức 6
3.1.1 Điều kiện tự nhiên và khí hậu thủy văn 6
3.1.1.1 Vị trí địa lý 6
3.1.1.2 Khí hậu 6
3.1.1.3 Địa hình, địa mạo 7
3.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội 7
3.1.2.1 Dân số và tổ chức hành chính của Quận Thủ Đức 7
3.1.2.2 Điều kiện kinh tế 8
3.1.2.3 Điều kiện văn hóa xã hội 10
3.1.3 Tài nguyên khoáng sản 11
3.1.3.1 Tài nguyên đất 11
3.1.3.2 Tài nguyên nước 11
3.1.3.3 Tài nguyên sinh học 11
3.2Khái quát về Phường Linh Trung và hoạt động kinh tế trong Phường 12
3.2.1 Vị trí địa lý, dân số và tổ chức hành chánh 12
3.2.2 Hoạt động kinh tế: 12
3.3Hiện trạng chất lượng môi trường tại Phường Linh Trung 15
3.3.1 Hiện trạng chất lượng môi trường tại Quận Thủ Đức 15
3.3.1.1 Chất lượng môi trường không khí 15
3.3.1.2 Chất lượng các nguồn nước mặt, nước ngầm 17
3.3.1.3 Hiện trạng chất thải rắn và quản lý chất thải rắn 19
3.3.2 Hiện trạng chất lượng môi trường tại Phường Linh Trung 20
3.3.2.1 Chất lượng môi trường không khí 20
3.3.2.2 Môi trường nước 24
3.3.2.3 Hiện trạng chất lượng môi trường đất 29
3.3.2.4 Hiện trạng chất thải rắn 29
3.4 Hiện trạng quản lý môi trường tại Phường Linh Trung 33
3.4.1 Cơ cấu tổ chức quản lý môi trường cấp Quận 33
3.4.2 Hiện trạng quản lý môi trường tại các doanh nghiệp 34
3.4.2.1 Hiện trạng quản lý doanh nghiệp 34
3.4.2.2 Công tác giải quyết khiếu nại và thanh tra môi trường 34
Trang 83.4.2.4 Công tác cấp phép khai thác nước dưới đất: 35
3.4.2.5 Công tác thu phí nước thải: 35
3.4.2.6 Công tác di dời các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường 36
3.4.3 Hiện trạng quản lý nước sinh hoạt 36
3.4.4 Hiện trạng quản lý chất thải rắn 36
3.4.5 Hiện trạng quy hoạch tại Phường 41
3.4.5.1 Quy hoạch phân bố dân cư 41
3.5.1 Xu hướng phát triển công nghiệp tại Phường Linh Trung 42
3.5.2 Dự báo ô nhiễm môi trường tại Phường Linh Trung 42
3.5.2.1 Dự báo ảnh hưởng đến trữ lượng và chất lượng nước 43
3.5.2.2 Dự báo ô nhiễm môi trường không khí 44
3.5.2.3 Dự báo lượng rác thải công nghiệp phát sinh 45
3.5.2.4 Dự báo nhu cầu cấp nước, nước thải sinh hoạt và chất thải sinh hoạt phát sinh 46
3.6Đánh giá chung về hiện trạng chất lượng môi trường và quản lý môi trường tại Phường Linh Trung 46
3.6.1 Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường tại Phường Linh Trung 46
3.6.1.1 Môi trường không khí 47
3.6.1.2 Môi trường nước 47
3.6.1.3 Chất thải rắn 48
3.6.2 Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường tại Phường Linh Trung 49
CHƯƠNG IV: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
TẠI PHƯỜNG LINH TRUNG 51
4.1Các biện pháp hành chánh 51
4.1.1 Công tác quản lý doanh nghiệp 51
4.1.2 Công tác giải quyết khiếu nại và thanh tra môi trường 51
4.1.3 Công tác cấp giấy chứng nhận cam kết bảo vệ môi trường và đề án bảo vệ môi
trường 52
4.1.4 Công tác cấp phép khai thác nước dưới đất 52
4.1.5 Công tác thu phí nước thải 52
4.1.6 Công tác di dời các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường 52
Trang 94.2Các biện pháp quản lý 53
4.2.1 Đối với khí thải 53
4.2.1.1 Khí thải công nghiệp 53
4.2.1.2 Khí thải giao thông 53
4.2.2 Đối với nước thải 53
4.2.3 Đối với nước mặt 53
4.2.4 Đối với nước ngầm 54
4.2.5 Đối với chất thải rắn 54
4.2.5.1 Chất thải rắn sinh hoạt 54
4.2.5.2 Chất thải rắn công nghiệp 55
4.2.5.3 Chất thải y tế 55
4.3Các biện pháp kỹ thuật 56
4.3.1 Đối với khí thải 56
4.3.1.1 Khí thải giao thông 56
4.3.1.2 Khí thải công nghiệp 56
4.3.2 Đối với nước thải 56
4.3.3 Đối với nước mặt 57
4.3.4 Đối với nước ngầm 57
4.3.5 Đối với chất thải rắn 58
4.3.5.1 Chất thải sinh hoạt 58
4.3.5.2 Chất thải rắn công nghiệp 58
4.3.5.3 Chất thải y tế 58
4.4Các biện pháp quy hoạch 58
4.5Các biện pháp kinh tế 59
4.5.1 Phí bảo vệ môi trường 59
Trang 105.1Kết luận 61
5.2Kiến nghị 61
PHỤ LỤC Phụ lục 1 Bản đồ quy hoạch dân cư
Phụ lục 2 Chất lượng không khí xung quanh qua các năm
Phụ lục 3 Kết quả công tác quản lý môi trường tại Phường Linh Trung Phụ lục 4 Đề xuất sơ đồ công nghệ
Phụ lục 5 Phiếu điều tra
Phụ lục 6 Một số hình ảnh khảo sát thực tế
Trang 11DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1- Cơ cấu dân số ở các Phường trên địa bàn Quận Thủ Đức 7
Bảng 3.2 - Danh mục các cơ sở SXCN và giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn Quận Thủ Đức
8
Bảng 3.3 - Kết quả hoạt động sản xuất nông nghiệp Quận Thủ Đức năm 2007 9
Bảng 3.4 - Diện tích đất nông nghiệp của Phường Linh Trung 14
Bảng 3.5 - Chất lượng không khí xung quanh trên địa bàn Quận Thủ Đức 15
Bảng 3.6 - Các yếu tố vi khí hậu và độ ồn 16
Bảng 3.7 - Chất lượng nước mặt tại hệ thống sông, kênh rạch trong khu vực 17
Bảng 3.8 - Chất lượng nước giếng tại một số công ty trên địa bàn Quận Thủ Đức 18 Bảng 3.9 – Chất lượng không khí xung quanh Phường Linh Trung 20
Bảng 3.10 - Các yếu tố vi khí hậu và độ ồn 21
Bảng 3.11 - Chất lượng không khí tại một số cơ sở sản xuất nằm ngoài KCX Linh Trung I 22
Bảng 3.12 - Vi khí hậu tại các cơ sở sản xuất nằm ngoài KCX Linh Trung I 23
Bảng 3.13 - Chất lượng môi trường không khí trong KCX Linh Trung I 24
Bảng 3.14 - Chất lượng nước thải tại một số cơ sở sản xuất nằm ngoài KCX 25
Bảng 3.15 - Chất lượng nước thải KCX Linh Trung I 26
Bảng 3.16 - Kết quả phân tích chất lượng nước Suối Nhum 27
Bảng 3.17 – Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại 2 trạm cấp nước của Phường Linh Trung
28
Bảng 3.18 - Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm một số doanh nghiệp tại Phường Linh Trung
28
28
Trang 12Bảng 3.21 - Thành phần chất thải rắn công nghiệp trên địa bàn Phường Linh Trung 30 Bảng 3.22- Chất thải rắn phát sinh tại các cơ sở sản xuất trong KCX Linh Trung I 30
Bảng 3.23- Chất thải rắn phát sinh tại các cơ sở sản xuất kinh doanh nằm ngoài KCX Linh
Trung I
31
Bảng 3.24 - Khối lượng rác y tế phát sinh 32
Bảng 3.25 - Thành phần rác y tế Phường Linh Trung 32
Bảng 3.26 - Tình hình cấp nước tại 2 trạm cấp nước của Phường Linh Trung năm 2008 36
Bảng 3.27 - Tỷ lệ đăng kí đổ rác qua các năm 37
Bảng 3.28 - Số lượng và vị trí các bô rác Phường Linh Trung 38
Bảng 3.29 - Số lượng các cơ sở y tế đăng kí đổ rác 40
Bảng 3.30 – Diện tích đất sử dụng theo quy hoạch phường Linh Trung 41
Bảng 3.31 – Các nguồn gây ô nhiễm chính tại Phường Linh Trung và tác động của ô nhiễm môi trường
43
Bảng 3.32 - Dự kiến nhu cầu nước cấp và lượng nước thải từ KCX Linh Trung I và cụm công nghiệp địa phương 44
Bảng 3.33 – Dự báo tải lượng các chất ô nhiễm gia tăng thêm tính đến năm 2014 44
Bảng 3.34 – Dự báo tải lượng ô nhiễm không khí do các KCN đến năm 2020 45
Bảng 3.35 – Dự báo tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh do sử dụng xe tải 45
Bảng 3.36– Dự báo tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh do sử dụng xe máy 45
Bảng 4.37 – Dự báo lượng rác công nghiệp phát sinh 46
Bảng 3.38 – Dự báo nhu cầu cấp nước, nước thải sinh hoạt và chất thải rắn sinh hoạt phát sinh 46
Trang 13DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1- Chu trình khép kín của một chương trình kiểm soát ô nhiễm 4
Hình 3.1 - Bản đồ vị trí địa lý Quận Thủ Đức 6
Hình 3.2 - Tốc độ tăng dân số Quận Thủ Đức qua các năm 8
Hình 3.3 - Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên và tăng cơ học của Quận Thủ Đức qua các năm 8
Hình 3.4 - Diện tích đất nông nghiệp Quận Thủ Đức qua các năm 9
Hình 3.5 - Tỉ trọng cơ cấu kinh tế Quận Thủ Đức năm 2007 10
Hình 3.6 – Sơ đồ hành chánh Phường Linh Trung 12
Hình 3.7 - Giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của Phường qua các năm (đơn vị tính triệu đồng) 13
Hình 3.8 - Sự biến động các cơ sở CN, TTCN, TMDV qua các năm 13
Hình 3.9 - Lực lượng lao động trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ qua các năm (đơn vị tính Người) 14
Hình 3.10 - Sự gia tăng nồng độ bụi trong không khí qua các năm tại một số điểm
20
Hình 3.11 - Sự vượt chuẩn cho phép của BOD 5 trong nước thải tại một sồ cơ sở 26
Hình 3.12 - Sự vượt chuẩn của COD trong nước thải tại một số cơ sở 26
Hình 3.13 – Cơ cấu tổ chức quản lý môi trường cấp Quận 33
Hình 3.14 - Biến động tỷ lệ đăng kí đổ rác 37
Hình 3.15 - Vị trí các bô rác Quận Thủ Đức 38
Trang 14DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BOD 5 Nhu cầu oxy sinh hóa 5 ngày
COD Nhu cầu oxy hóa học
GEMIS Globales Emissions – Modell Intergrierter
Systeme KTNĐ&BVMT Kỹ thuật nhiệt đới và bảo vệ môi trường KCX Khu chế xuất
MTĐT&QLN TĐ Môi trường đô thị và quản lý nhà Thủ Đức QCVN Quy chuẩn Việt Nam
SS Chất rắn lơ lửng
TSS Tổng chất rắn lơ lửng
TN&MT Tài nguyên và Môi trường
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TCVS Tiêu chuẩn vệ sinh
WHO Tổ chức y tế thế giới
Trang 15CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1 Sự cần thiết của đề tài
Thủ Đức là nơi tập trung các ngành kinh tế mũi nhọn và là một trong những đô thị phát triển ở nước ta Song song với sự phát triển này là tình trạng nồng độ các chất gây ô nhiễm môi trường ngày một gia tăng và tình trạng dân nhập cư ngày càng nhiều nên dân
số ở đây ngày càng tăng dẫn đến nhu cầu sinh hoạt càng cao kéo theo lượng rác thải do con người thải ra càng nhiều dẫn đến ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng và cuộc sống của con người ngày càng bị ảnh hưởng
Trong số 12 Phường của Quận Thủ Đức Phường Linh Trung là một hạt nhân công nghiệp của Quận Theo quy hoạch Quận Thủ Đức đến năm 2020 lĩnh vực công nghiệp – xây dựng, thương mại - dịch vụ tăng khoảng 48% Linh Trung được lựa chọn là Phường trọng điểm góp phần vào tăng trưởng kinh tế của toàn Quận Phường Linh Trung vừa là nơi tập trung các ngành công nghiệp ưu tiên phát triển như: thiết bị điện tử, sản xuất thực phẩm và đồ uống, sản xuất trang phục, thuộc da, sản xuất giấy bao bì, vật liệu xây dựng, vừa là nơi tập trung các trường đại học thu hút phần lớn học sinh sinh viên, vừa là nơi tập trung nhiều cơ sở trọng điểm cần được quan tâm bảo vệ như nghĩa trang thành phố, nhà máy nước Thủ Đức
Tuy vậy đi đôi với quá trình đẩy mạnh phát triển công nghiệp đó là sự suy thoái về môi trường Chất lượng môi trường đất, nước, không khí đang từng bước bị suy giảm, chất thải rắn phát sinh ngày một nhiều, tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt Đứng trước nguy cơ trên việc xây dựng kế hoạch kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Phường là việc cấp bách hiện nay
1.2 Mục tiêu và nội dung của đề tài
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của đề tài nghiên cứu bao gồm:
- Nghiên cứu thực trạng môi trường của Phường Linh Trung
- Đề xuất các biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường phù hợp với thực trạng môi trường của Phường
- Hướng nền sản xuất công nghiệp tại Phường theo xu hướng sản xuất sạch
- Ngăn ngừa ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường tại Phường
1.2.2 Nội dung nghiên cứu của đề tài
Nội dung chính của đề tài nghiên cứu bao gồm:
- Khảo sát và thu thập số liệu thực tế về hiện trạng chất lượng môi trường trên địa bàn nghiên cứu
- Đề xuất các biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường nhằm ngăn ngừa ô nhiễm
Trang 16- Đề xuất các biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường nhằm cải thiện chất lượng môi trường trên địa bàn Phường Linh Trung
1.3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Do có giới hạn về thời gian và nguồn nhân vật lực, phạm vi của đề tài nghiên cứu được giới hạn như sau:
- Thời gian: Từ tháng 3 năm 2008 đến tháng 6 năm 2009
- Khu vực nghiên cứu nằm trong gianh giới hành chánh của Phường Linh Trung Quận Thủ Đức
1.4 Những đóng góp thực tiễn của đề tài
Mặc dù các vấn đề môi trường trên địa bàn Quận Thủ Đức nói chung và Phường Linh Trung nói riêng đã được đề cập ở một số Báo cáo giám sát và đánh giá tác động môi trường Tuy vậy chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách cụ thể về tình hình hoạt động công nghiệp và chất lượng môi trường trên địa bàn Phường Linh Trung Vì vậy, khi thực hiện đề tài này có vai trò thực tiễn đối với công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường trên địa bàn Phường Linh Trung nói riêng
và Quận Thủ Đức nói chung
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu đề ra của đề tài các phương pháp sau đây đã được áp dụng:
- Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích tài liệu: Thu thập tài liệu cần thiết
sau đó tổng hợp và phân tích các tài liệu đó nhằm phục vụ cho đề tài
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn: Phát phiếu điều tra khảo sát các hộ dân về
chất lượng môi trường sống, về tình hình tiêu thụ tài nguyên điện, nước và phát phiếu điều tra các nhà máy, cơ sở sản xuất về hiện trạng quản lý chất thải rắn công nghiệp và nước thải
- Phương pháp khảo sát thực địa: Trên cơ sở nghiên cứu về mặt lý thuyết và các
số liệu hiện có, tiến hành khảo sát thực tế tình hình hoạt động của các cơ sở sản xuất kinh doanh và chất lượng môi trường xung quanh
- Phương pháp thống kê xử lý số liệu: Sử dụng phương pháp thống kê trong
nghiên cứu môi trường để thống kê các số liệu thu thập được.
Trang 17CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Khái quát về môi trường và ô nhiễm môi trường
2.1.1 Định nghĩa môi trường
Mặc dù hiện nay có rất nhiều định nghĩa về môi trường, tùy theo cách nhìn nhận của từng chủ thể định nghĩa về môi trường cũng khác nhau Tuy vậy để phục vụ cho đề tài nghiên cứu này tôi đã sử dụng định nghĩa về môi trường sau đây:
Môi trường là các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo, lý học, hóa học, sinh học cùng tồn tại trong một không gian bao quanh con người Các yếu tố đó quan hệ mật thiết, tương tác lẫn nhau và tác động lên các cá thể sinh vật hay cong người để cùng tồn tại và phát triển Tổng hòa các chiều hướng phát triển của từng nhân tố này quyết định chiều phát triển của cá thể sinh vật của hệ sinh thái và con người
2.1.2 Chất lượng môi trường
Theo Huebner and Paul (1979) chất lượng môi trường là thuật ngữ biểu thị mục
tiêu có liên quan đến hành vi ứng xử và tương tác giữa các đặc tính môi trường và con
người – xã hội sử dụng môi trường đó (Nguồn: Thạc sĩ Nguyễn Vinh Quy, 2007)
2.1.3 Ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là sự thay đổi tính chất của môi trường do các nguồn tác động
tự nhiên (cháy rừng, động đất, núi lửa, thiên tai…) hay nhân tạo (hoạt động sản xuất kinh doanh không tuân thủ pháp luật, khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên…) làm thay đổi các nhân tố sinh thái ra ngoài giới hạn sinh thái của cơ thể, quần thể, quần xã
2.2 Khái quát về kiểm soát ô nhiễm
2.2.1 Khái niệm kiểm soát ô nhiễm
Kiểm soát ô nhiễm môi trường là sử dụng tổng hợp các hoạt động, biện pháp, thủ thuật và công cụ nhằm phòng ngừa ô nhiễm môi trường, khống chế không cho ô nhiễm xảy ra, khi có sự ô nhiễm thì có thể chủ động xử lý, làm giảm thiểu hay loại trừ được nó
2.2.2 Chương trình kiểm soát ô nhiễm và các bước thực hiện
Chương trình kiểm soát ô nhiễm chỉ có hiệu quả khi nó được thực hiện một cách liên tục theo chu trình khép kín
Trang 18Nguồn: HNRIC 1993
Hình 2.1- Chu trình khép kín của một chương trình kiểm soát ô nhiễm
- Các Cấp, Bộ, Ngành và các đoàn thể phối hợp với nhau thực hiện kiểm soát ô nhiễm môi trường dưới nhiều hình thức khác như: ban hành luật và chính sách, đề xuất các biện pháp nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu, xử lý ô nhiễm triệt để
- Khởi động chương trình bằng cách thành lập nhóm ngăn ngừa ô nhiễm, phát triển
kế hoạch ngăn ngừa ô nhiễm và thực hiện chương trình giáo dục, tuyên truyền về ngăn ngừa ô nhiễm từ cấp Trung Ương đến địa phương
- Xem xét và mô tả chi tiết các hoạt động có khả năng gây ô nhiễm môi trường, đánh giá các trở ngại tiềm ẩn đối với việc thực hiện chương trình ngăn ngừa ô nhiễm
- Xác định tất cả khả năng ngăn ngừa ô nhiễm có thể được
- Ưu tiên cho một số dòng thải quan trọng và thực hiện đánh giá chi tiết tính khả thi
về mặt kĩ thuật, kinh tế và môi trường đối với các khả năng ngăn ngừa ô nhiễm được tập hợp
Giành được
sự ủng hộ của các cấp bộ
à h
Thiết lập chương trình
Xem xét hoạt động, đánh giá trở ngại
Đánh giá chất thải và các cơ hội kiểm soát
Xác định và thực thi các giải pháp
Phân tích tính khả thi của các cơ
Đánh giá chương trình
KSON
Duy trì chương trình
Trang 19- Tập hợp lại các khả năng tốt nhất đối với địa phương và thực thi những khả năng
2.2.3 Các công cụ thực hiện việc kiểm soát ô nhiễm môi trường
Thực tế, có rất nhiều công cụ được thực hiện trong việc kiểm soát ô nhiễm môi trường, tuy nhiên trong đề tài này tôi chỉ đề cập tổng quát các công cụ sau:
- Công cụ chỉ huy và kiểm soát: Công cụ chỉ huy và kiểm soát là những quy định
thể chế nhằm tác động trực tiếp tới hành vi của người gây ô nhiễm như cách cấm đoán hoặc giới hạn việc thải ra môi trường các thành phần gây ô nhiễm hoặc giới hạn hoạt động của một khoảng thời gian nhất định thông qua các biện pháp cấp giấy phép, đặt ra tiêu chuẩn hoặc khoanh vùng
- Công cụ kinh tế: Công cụ kinh tế dùng trong kiểm soát ô nhiễm môi trường là
những biên pháp tác động tới việc ra quyết định người gây ô nhiễm dựa trên lợi ích hoặc chi phí bằng tiền Những công cụ này giúp lựa chọn những phương án hoạt động có lợi cho việc bảo vệ môi trường Ví dụ thuế môi trường, lệ phí môi trường, hạn ngạch phát
thải,…
- Công cụ thông tin: Công cụ thông tin là biện pháp giáo dục, tuyên truyền kiến
thức và trách nhiệm về môi trường cho cộng đồng dân cư, các cá nhân cũng như tác nhân
sử dụng môi trường để quyết định tác động trực tiếp và gián tiếp điều chỉnh hành vi của
họ
Trang 20CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI
PHƯỜNG LINH TRUNG 3.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội Quận Thủ Đức
3.1.1 Điều kiện tự nhiên và khí hậu thủy văn
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Quận Thủ Đức có vị trí địa lý từ 10 o 41’86’’-10 o 46’97’’ vĩ Bắc và 106 o
49’20’’-106 o 53’81’’ kinh Đông, là một trong 5 quận mới của TP.HCM, nằm ở cửa ngõ phía Bắc - Đông Bắc của Thành phố có diện tích 47,76 km 2 Ranh giới địa lý của Quận giáp với:
- Phía Đông : giáp với Quận 9
- Phía Tây : giáp với Quận 12
- Phía Nam : giáp với sông Sài Gòn - Quận 2 - Quận Bình Thạnh
- Phía Bắc : giáp với Huyện Thuận An, Tỉnh Bình Dương
Hình 3.1 - Bản đồ vị trí địa lý Quận Thủ Đức
3.1.1.2 Khí hậu
Khí hậu của Quận Thủ Đức là một bộ phận của khí hậu TP.HCM, nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa có 2 mùa mùa mưa và mùa khô với đặc điểm:
- Mùa mưa: tương ứng với mùa gió Tây Nam, từ tháng 5 đến tháng 10
- Mùa khô: tương ứng với mùa gió Đông Bắc, từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau
Trang 21Chế độ nhiệt: Nhiệt độ ổn định, nhiệt độ lạnh nhất vào tháng 12 khoảng 25o C,
nhiệt độ cao nhất vào tháng 4 khoảng 29 o C
Bức xạ mặt trời: Chế độ bức xạ mặt trời của Quận phong phú và ổn định Thời
gian chiếu sáng giữa các tháng trong năm ít thay đổi
Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí nghịch biến với chế độ nhiệt Độ ẩm tương
đối thấp, các tháng mùa mưa có độ ẩm 80%, các tháng mùa khô có độ ẩm 70-75%
Chế độ gió: Hướng gió thịnh hành thay đổi rõ rệt theo mùa: Mùa Đông gió
Đông Bắc, Mùa hè gió Tây và Tây Nam Tốc độ gió lớn nhất từ 3,7m/s - 4,5m/s, tốc
độ gió nhỏ nhất từ 2,3m/s - 2,4m/s
Đặc điểm mưa: Vào mùa khô lượng mưa thấp từ 3,2% - 6,7%, có những tháng
không có mưa Vào mùa mưa lượng mưa chiếm 93,3% - 96,8%
3.1.1.3 Địa hình, địa mạo
Địa hình gò đồi có cao trình đỉnh khoảng từ +30 đến + 34 m, độ rộng từ 0,2 –
1,5km và hạ thấp nhanh chóng đến cao trình +1,4m, nối tiếp là vùng thấp trũng khá
bằng phẳng từ 0,0 - 1,4m ra đến ven sông lớn Độ dốc rất cao hướng về phía các
sông lớn, về rạch suối Nhum, rạch Xuân Trường và vùng thấp trũng ở phía Nam Ở
vùng địa hình trũng cao trình < 0,00m, chịu tác động thường xuyên của triều nên
vùng địa hình này khá bằng phẳng và hình thành nên mạng lưới sông rạch khá dày
3.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội
3.1.2.1 Dân số và tổ chức hành chính của Quận Thủ Đức
Quận Thủ Đức có diện tích 4.764,88 ha với dân số 368.127 người Quận Thủ
Đức là một Quận vành đai của TP.HCM, có 12 đơn vị hành chính trực thuộc Diện
tích, dân số và đơn vị hành chánh của Quận được trình bày trong Bảng 3.1
Bảng 3.1- Cơ cấu dân số ở các Phường trên địa bàn Quận Thủ Đức
Tên Phường Diện tích (ha) Dân số (người) Mật độ dân số (người/ha)
Trang 22Nhìn chung, dân số Quận Thủ Đức đang trên đà gia tăng nhanh Việc gia tăng
dân số trên địa bàn Quận chủ yếu là tăng cơ học, tỷ lệ tăng tự nhiên ở mức thấp và ít
3.1.2.2 Điều kiện kinh tế
Sản xuất công nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh năm 2007 đạt 4.193.470 triệu
đồng tăng 857.323 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2006 Giá trị sản xuất chủ yếu tập
trung vào ngành công nghiệp chế biến Số lượng các cơ sở sản xuất công nghiệp và
giá trị sản xuất công nghiệp chia theo hoạt động quốc doanh và ngoài quốc doanh
được trình bày trong Bảng 3.2
Bảng 3.2 - Danh mục các cơ sở SXCN và giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn
Nguồn: Niên giám Thống kê Quận Thủ Đức, 2007
Hình 3.3 – Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên và tăng
cơ học của Quận Thủ ĐứcHình 3.2 - Tốc độ tăng dân số
Quận Thủ Đức qua các năm
Trang 23 Sản xuất nông nghiệp
Giá trị tổng sản lượng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Quận tăng liên tục
qua các năm, diện tích đất canh tác có xu thế giảm do quá trình đô thị hoá
Bảng 3.3 - Kết quả hoạt động sản xuất nông nghiệp Quận Thủ Đức năm 2007
1/ Giá trị SX nông nghiệp - Triệu đồng 34.743.644
- Cây hoa kiểng (ha) 589.93
3/ Số lượng đàn gia súc, gia cầm (con)
191.45
589.93 790.09
năm 2005 năm 2006 năm 2007 năm
diện tích (ha)
diện tích đất trồng trọt (ha) diện tích canh tác (ha) diện tích gieo trồng cây hàng năm (ha)
Hình 3.4 - Diện tích đất nông nghiệp Quận Thủ Đức qua các năm
Thương mại - dịch vụ
Tổng doanh thu ngành Thương mại - Dịch vụ năm 2007 đạt giá trị 4.888.161
triệu đồng, tăng 1.229.090 triệu đồng so với năm 2006 Toàn Quận có hơn 20.260 cơ
sở hoạt động trong lĩnh vực Thương mại - Dịch vụ với các hình thức cho thuê biệt
thự, nhà hàng, dịch vụ du lịch, dịch vụ ăn uống … Các ngành thương nghiệp bán lẻ,
Trang 24Riêng lĩnh vực Dịch vụ cho thuê nhà trọ (phục vụ cho sinh viên - công nhân viên) phát triển mạnh
79.88%
19.14% 0.98%
Công nghiệp Thương mại dịch vụ Nông nghiệp
Hình 3.5 - Tỉ trọng cơ cấu kinh tế Quận Thủ Đức năm 2007
3.1.2.3 Điều kiện văn hóa xã hội
Giáo dục - đào tạo
Năm học 2008 – 2009 với 1.351 lớp/ 51.958 học sinh (tăng 103 lớp, tăng 3.332 học sinh so với năm 2007 – 2008), trong đó 83 lớp/ 1.679 học sinh học chương trình không chính quy
Tổng kết năm học 2008 – 2009 với tỉ lệ tốt nghiệp bậc tiểu học đạt 99%, bậc THCS 98% Tỉ lệ hoàn thành chương trình bậc tiểu học 99%, tỉ lệ xét tốt nghiệp THC giữ vững trên 98% Duy trì đạt chuẩn công tác chống mù chữ 92% (tăng 2%), chuẩn phổ cấp tiểu học đúng 11 tuổi 97,9% (tăng 1,1%), bậc trung học cơ sở 94,2 % (tăng 0,9%)
Y tế
Quận Thủ Đức từng bước kiện toàn mạng lưới y tế cơ sở, mỗi trạm đều có 1-2 bác sĩ, có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi theo quy định Trong năm 2007 đã thực hiện khám và điều trị 136.910 lượt người Ngoài ra, Quận tiếp tục duy trì các chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu và thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng Vấn đề y tế trên địa bàn Quận vẫn còn nhiều khúc mắc
Văn hoá, thể thao
Về hoạt động văn hoá: Trong năm 2008, Quận đã tổ chức thành công các đợt
hội thi, hội diễn, liên hoan văn nghệ, lễ hội cấp Quận, cấp Thành phố thu hút đông đảo lực lượng quần chúng tham gia Ngoài ra Quận còn thực hiện được 5 chương trình văn nghệ biểu diễn giao lưu ngoài Quận gây quỹ vì người nghèo
Về hoạt động thể dục thể thao: Tình hình hoạt động TDTT của Quận tiếp tục
phát huy, năm 2008 Quận đã tổ chức được 49 giải, đạt 122,5% Các hoạt động thể dục thể thao hè cấp Phường thu hút 3.600 lượt em học sinh tham gia, cấp Quận thu
Trang 25hút 1.040 lượt học sinh tham gia, cấp thành phố thu hút 80 em tham gia vào hoạt động trò chơi vận động hè
3.1.3 Tài nguyên khoáng sản
3.1.3.1 Tài nguyên đất
Tài nguyên đất trên địa bàn Quận Thủ Đức được chia thành 3 đơn vị đất chính sau đây:
Đất vàng xám: Có diện tích khoảng 1.130 ha chiếm 23% tổng diện tích đất
toàn Quận, phân bố ở các phường Linh Xuân, Bình Chiểu và một phần ở phường Linh Trung (ấp Gò Cát).
Đất xám: Có diện tích khoảng 1.180 ha chiếm 25% tổng diện tích đất của
Quận, phân bố chủ yếu ở các phường Linh Trung, Linh Tây, Linh Chiểu, Bình Thọ,
ấp Phú Châu (Tam Phú), ấp Tam Hà (Linh Đông)
Đất phèn phát triển: Có diện tích 2.045 ha chiếm 52% tổng diện tích đất toàn
Quận, phân bố chủ yếu ở các phường Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Linh Đông, một phần ở phường Tam phú, Tam Bình và Trường Thọ
3.1.3.2 Tài nguyên nước
Tài nguyên nước mặt: Thủ Đức nằm ở vùng hạ lưu của hệ thống sông Đồng Nai
và sông Sài Gòn Ngoài ra trên địa bàn Quận Thủ Đức có suối Cái Nhum và suối
Xuân Trường ở vùng cao chảy xuống vùng thấp, còn khu vực thấp trũng phía Tây Nam có hệ kênh rạch có mật độ khá dày chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của triều hằng
ngày
- Tài nguyên nước ngầm: Tài nguyên nước ngầm khu vực Quận Thủ Đức có 4
tầng chứa nước (qp, n 2 2 , n 2 1 , j 3 ) Trong đó tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pleistoxen (qp) và tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Plioxen trên (n 2 2 ) có ý nghĩa phục vụ cấp nước cho ăn uống, sinh hoạt và sản xuất
3.1.3.3 Tài nguyên sinh học
Tài nguyên sinh học trên cạn: Từng có hệ sinh thái rừng ẩm thường xanh bình nguyên, thảm thực vật, rừng ngập nước với sự ưu thế của các loài thực vật thích nghi với môi trường chua phèn, nước lợ khá phong phú
Động vật hoang dã: Các khu cư trú hoang dã đang mất dần chỉ còn một số khu vực nhỏ dọc các kênh rạch ở vùng trũng Hệ động vật hoang dã nghèo cả về số loài
và số lượng do hoạt động nông nghiệp và phát triển đô thị
Tài nguyên sinh học dưới nước: Nguyên thủy hệ sinh thái nước vùng trũng của
Quận có tính đa dạng cao Tuy nhiên do hoạt động phát triển kinh tế xã hội, ĐTH&CNH các nguồn nước mặt bị ô nhiễm ngày càng nặng, các thủy vực bị chia cắt, xáo trộn nên các khu cư trú hoang dã đang dần bị biến mất
Trang 263.2 Khái quát về Phường Linh Trung và hoạt động kinh tế trong Phường
3.2.1 Vị trí địa lý, dân số và tổ chức hành chánh
Linh Trung là Phường mới được thành lập các đây 12 năm Hiện nay Phường Linh Trung có diện tích tự nhiên 706.12 ha, dân số 40.026 nguời Được chia thành 6 khu phố với 79 tổ dân phố
Phía Đông giáp: Phường Tân Phú và Phường Hiệp Phú – Q.9 TP.HCM
Phía Tây giáp: Phường Linh Tây - Quận Thủ Đức và Xã An Bình Huyện Dĩ
An Tỉnh Bình Dương
Phía Nam giáp: Phường Linh Chiểu và Phường Bình Thọ - Quận Thủ Đức Phái Bắc giáp: Phường Linh Xuân - Quận Thủ Đức và Huyện Đông Hoà Tỉnh Bình Dương
Hình 3.6 – Sơ đồ hành chánh Phường Linh Trung
3.2.2 Hoạt động kinh tế:
Theo báo cào của Phường cuối năm 2008 toàn Phường có 194 đơn vị kinh tế, giảm 47 đơn vị so với năm 2007, 921 hộ cá thể kinh doanh thương mại dịch vụ và
742 hộ kinh doanh nhà cho thuê
Sản xuất công nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh năm 2007 đạt 706.137 triệu đồng tăng khoảng 65,63% so với cùng kì năm 2006 Tính đến hết năm 2007 toàn Phường có 24 cơ sở công nghiệp, 59 cơ sở tiểu thủ công nghiệp Các ngành sản xuất trên địa bàn Phường chủ yếu là dệt may, giấy, chế biến lương thực thực phẩm, chế biến gỗ, sản xuất gia công cơ khí, sản xuất linh kiện điện tử…Nhìn chung số cơ sở sản xuất Công nghiệp và Tiểu thủ Công nghiệp giảm so với năm 2006, tuy nhiên giá
Cụm công nghiệp
KCX Linh Trun
Trang 27trị sản xuất Công nghiệp lại tăng 49,5% so với năm 2006, giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp giảm 10,5% so với năm 2006
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Công nghiệp Tiểu thủ công nghiệp
Hình 3.7 - Giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của Phường qua các
năm (đơn vị tính triệu đồng)
Thương mại dịch vụ
Đi cùng quá trình tăng tốc lên CNH&HĐH của toàn Phường các cơ sở sản xuất thương mại dịch vụ không ngừng gia tăng Giá trị sản xuất của ngành này đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách của Phường Số cơ sở sản xuất kinh doanh thương mại dịch vụ trên địa bàn Phường năm 2007 là 2.036 cơ sở tăng 245 cơ sở so với năm 2006 Trong đó có 40 doanh nghiệp công ty và 1.996 cá thể
Lực lượng lao động của Phường khá dồi dào chủ yếu tập trung vào lĩnh vực thương mại dịch vụ và công nghiệp
2036
59 24
1791
63 25
1571
91 25
1116
43 22 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 năm 2007 Công nghiệp Tiểu thủ công nghiệp Thương mại dịch vụ
Hình 3.8 - Sự biến động các cơ sở CN, TTCN, TMDV qua các năm
Trang 28Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Công nghiệp Tiểu thủ công nghiệp Thương mại dịch vụ
Hình 3.9 - Lực lượng lao động trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,
thương mại dịch vụ qua các năm (đơn vị tính Người)
Sản xuất nông nghiệp
Diện tích đất nông nghiệp và số hộ nông nghiệp ngày càng giảm Theo niên
giám thống kê năm 2007 toàn Phường có 44 hộ nông nghiệp giảm 29 hộ so với năm
2006 Nhiều nông hộ đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng như cây
kiểng, phong lan, bon-sai…hoặc xây nhà cho thuê để tăng thu nhập
Bảng 3.4 - Diện tích đất nông nghiệp của Phường Linh Trung
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2007
Nhận xét chung về hoạt động kinh tế trên địa bàn Phường Linh Trung:
Nhìn chung hoạt động kinh tế tại Phường Linh Trung đang diễn ra với tốc độ
rất nhanh, và ổ định Các cơ sở sản xuất công nghiệp và thương mại dịch vụ liên tục
tăng qua các năm Theo báo cáo 6 tháng đầu năm 2009 của Phường số cơ sở sản
xuất thương mại dịch vụ là 2556 cơ sở tăng 480 cơ sở so với năm 2007 Theo Phòng
TN&MT Quận Thủ Đức số cơ sở sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2009 là 31
cơ sở tăng 7 cơ sở Đặc biệt giá trị sản xuất trong 2 lĩnh vực trên liên tục tăng nhanh
đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách của Phường Hoạt động TTCN và
nông nghiệp có xu hướng giảm
Năm Mục đích sử dụng đất Đơn vị tính
Đất sản xuất nông nghiệp ha 141.85 136.02 134.54 Đất trồng cây hàng năm ha 13.17 12.47 11.81 Đất trồng cây hàng năm khác ha 13.1656 12.4725 11.8085
Đất trông cây lâu năm ha 128.6809 123.5517 122.7305 Đất nuôi trồng thủy sản ha 6.4549 6.4549 6.4549
Trang 29Tuy nhiên song song với sự gia tăng không ngừng số cơ sở và quy mô sản xuất công nghiệp là sự suy thoái về chất lượng môi trường Đây là kết quả tất yếu của sự phát triển không tương xứng giữa quy mô sản xuất với kỹ thuật công nghệ Quy mô sản xuất không ngừng mở rộng, kỹ thuật công nghệ ì ạch đổi mới
3.3 Hiện trạng chất lượng môi trường tại Phường Linh Trung
3.3.1 Hiện trạng chất lượng môi trường tại Quận Thủ Đức
3.3.1.1 Chất lượng môi trường không khí
Vị trí lấy mẫu, kết quả đo đạc và phân tích chất lượng không khí xung quanh
trên địa bàn Quận Thủ Đức được thể hiện trong Bảng 3.5 và Bảng 3.6
Bảng 3.5 - Chất lượng không khí xung quanh trên địa bàn Quận Thủ Đức
Nồng độ các chất ô nhiễm (mg/m 3 ) STT Ký hiệu mẫu
KK2: Trước nhà dân số 23 Đinh Củng Vinh
KK3: Trước nhà dân số 33/194 KP4, Phường Trường Thọ
KK4: Trước xí nghiệp vận tải (Công ty điện lực 2)
KK5: Gần nhà máy thép Thủ Đức
KK6: Khu vực xung quanh nhà máy nhiệt điện Thủ Đức
KK7: Trước nhà máy xi măng Hà Tiên 1
KK8: Sau nhà máy xxi măng Hà tiên 1
KK9: Khu vực cổng trường Đại học Nông Lâm
KK10: Khu vực cầu vượt ngã tư Bình Phước
Trang 30Bảng 3.6 - Các yếu tố vi khí hậu và độ ồn
Các yếu tố vi khí hậu STT Ký hiệu mẫu Nhiệt độ
( 0 C)
Độ ẩm (%)
T.độ gió (m/s)
Ghi chú: KK1: Khu vực gần sân golf Rạch Chiếc
KK2: Khu vực UBND Quận Thủ Đức
KK3: Dân cư khu cư xá Điện lực
KK4:Trước cổng xưởng sản xuất gia công cơ khí 39/1 Lê Văn Chí, KP3, Phường Linh Trung
KK5: Chi nhánh công ty ô tô Trường Hải 48/1 QL 13, KP1, Phường Hiệp Bình Chánh KK6: Xưởng sản xuất chế tạo máy ổn áp, biến thế 71/2 QL 13 Phường Hiệp Bình Chánh KK7: Công ty cổ phần cơ khí xây dựng giao thông KP7, Phường Trường Thọ
KK8: Kho chứa container và xưởng sửa chữa đóng mới xà lan số 2 Phường Trường Thọ KK9: Khu vực chợ Tam Bình
KK10: Trạm xăng dầu Bình Thọ
Nhận xét: Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí xung quanh
trên địa bàn Quận Thủ Đức cho thấy:
- Nồng độ các chất ô nhiễm: SO 2 , NO 2 , CO tại hầu hết các điểm đo đều nằm trong giới hạn cho phép của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5937; 5938-2005 Riêng đối với hàm lượng bụi chỉ có KK 2 (trước nhà dân) là chưa vượt tiêu chuẩn còn hầu hết các điểm đo đều vượt giới hạn cho phép của TCVN 5937;5938-2005 từ 1,2 đến 4,6 lần Đặc biệt KK 4 (trước nhà máy điện lực 2) vượt tiêu chuẩn 21,4 lần.
- Các yếu tố vi khí hậu, đặc biệt là nhiệt độ tại khu vực chợ Tam Bình vượt tiêu chuẩn, một số điểm đo còn lại cũng gần vượt tiêu chuẩn cho phép TCVS 3733/2002 Độ ẩm tại khu vực xung quanh sân golf cầu Rạch Chiếc vượt tiêu chuẩn
Trang 31cho phép, Độ ồn tại các điểm đo tuy chưa vượt tiêu chuẩn cho phép TCVN 5949 –
1998 nhưng cũng khá lớn
Ô nhiễm bụi là vấn đề quan trọng nhất hiện nay tại Thủ Đức, nguồn ô nhiễm chính là do hoạt động giao thông và một số cơ sở công nghiệp lớn (cảng, nhà máy điện…)
3.3.1.2 Chất lượng các nguồn nước mặt, nước ngầm
Chất lượng nguồn nước mặt
Quận Thủ Đức có hệ thống sông, kênh rạch tương đối nhiều, trong đó đáng chú ý nhất là sông Sài Gòn và rạch Gò Dưa Chất lượng nước tại các khu vực này đang có xu hướng ngày càng bị ô nhiễm Kết quả phân tích chất lượng nước trong
khu vực được thể hiện qua Bảng 3.7
Bảng 3.7 - Chất lượng nước mặt tại hệ thống sông, kênh rạch trong khu vực
Chỉ tiêu đo đạc Tên kênh
rạch pH (mg/l) DO (mg/l) COD ∑ P
(mg/l) (mg/l) ∑ N (mg/l) Cd (mg/l) Fe (mg/l) Pb
Colifom (MPN/100m l) Kênh Ba Bò 6,67 2,86 116,25 0,37 19,68 0,006 0,17 0,026 11500
Nhận xét: Kết quả phân tích chất lượng các nguồn nước mặt trên địa bàn
Quận Thủ Đức cho thấy:
So với Quy chuẩn chất lượng nguồn nước mặt số 08/2008/BTNMT thông số COD, tổng coliform vượt nhiều lần Chất lượng nguồn nước tại các kênh rạch nội ô trong khu vực Quận Thủ Đức bị ô nhiễm chất hữu cơ và ô nhiễm vi sinh nặng, nhất
là ở các khu vực kênh Ba Bò, rạch Cầu Trắng, suối Nhum
Trang 32 Chất lượng nguồn nước ngầm
Vị trí lấy mẫu, kết quả đo đạc và phân tích chất lượng nước ngầm trên địa
bàn Quận Thủ Đức được thể hiện trong Bảng 3.8
Bảng 3.8 - Chất lượng nước giếng tại một số công ty trên địa bàn Quận Thủ Đức
Nguồn: Phòng Quản lý Tài nguyên nước – Sở Tài nguyên và Môi trường, Đợt thanh kiểm tra năm 2007
Ghi chú: G1: Cty liên doanh nhôm Việt Nhật
G2: Cty TNHH Toàn Thắng
G3: Cty liên doanh nhôm Việt Nhật
G4: Cty cổ phần công nghiệp và thương mại Lidovit
G5: Cty TNHH SXTM Tường Lợi
G6: Cty cổ phần bột giặt Lix
G7: Cty TNHH giấy Bình Chiểu
G8: Nhà máy sữa Thống Nhất
Nhận xét: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm trên địa bàn Quận Thủ
Đức cho thấy nước ngầm ở khu vực phường Bình Chiểu bị nhiễm nitrát và coliform nặng Coliform vượt QCVN 09/2008/BTNMT từ 3 – 34 lần Nước ngầm tại phường Trường Thọ và Phường Linh Trung bị nhiễm coliform nặng vượt từ 5 – 15 lần
Độ cứng Clorua (Cl- )
Sunphát (SO 42-)
Nitrat (NO 3 )
Sắt (Fe)
Mangan (Mn)
Asen (As)
Thủy ngân (Hg) Coliform STT pH mg
Trang 333.3.1.3 Hiện trạng chất thải rắn và quản lý chất thải rắn
Rác sinh hoạt
Khối lượng rác sinh hoạt phát sinh trong năm 2008 là 79.529,41 tấn Thành phần rác sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức cũng tương tự như thành phần rác sinh hoạt chung của thành phố có chất hữu cơ chiếm tỷ lệ cao, dao động từ 77,4 – 81,4% Thành phần có thể tái sử dụng như giấy, thủy tinh, kim loại, nhựa chiếm tỷ
lệ tương đối lớn từ 16,1 - 16,6% các thành phần khác Các thành phần khác như sành sứ, vỏ sò ốc, chất hữu cơ khó phân hủy, chất có thể đốt cháy chiếm tỷ lệ không đáng kể
Công tác thu gom và quản lý rác sinh hoạt hiện nay trên địa bàn Quận Thủ Đức khá tốt, tỷ lệ rác được thu gom đạt khoảng 90-95% tổng lượng rác phát sinh Tại các bô rác trên địa bàn Quận, hầu hết lượng rác được vận chuyển đi hết trong ngày, sau khi vận chuyển rác đi bô rác luôn được phun nước rửa sạch Tuy nhiên phần tỷ lệ rác không được thu gom (5-10%) lại tập trung chủ yếu vào các khu vực dân cư sống ven kênh rạch (rạch Gò Dưa, kênh Ba Bò, rạch Bình Thọ…) và các khu vực dân cư nhà vườn ở xa trung tâm (phường Hiệp Bình Phước, Tam Phú, Bình Chiểu…) Đối với các khu vực dân cư nhà vườn ở xa trung tâm, rác sinh hoạt thường được người dân đổ tập trung và đốt ở các khoảng đất trống sau vườn nhà Nhưng đối với các khu dân cư sống ven kênh thì tình hình rác sinh hoạt không được thu gom là một vấn đề lớn cần phải giải quyết Rác chủ yếu bị vứt bỏ xuống các kênh rạch gây nên tình trạng ứ đọng rác, gây mất vệ sinh môi trường một cách nghiêm trọng
Trên địa bàn Quận Thủ Đức ngành sản xuất công nghiệp chủ yếu là ngành giấy, chế biến lương thực thực phẩm, hóa mỹ phẩm và dệt may Với mức độ phát triển như hiện nay, tải lượng ô nhiễm do chất thải rắn từ các cơ sở sản xuất công nghiệp là không lớn lắm, các phế thải được tận dụng tối đa Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có các quy định cụ thể về vấn đề quản lý chất thải công nghiệp trên địa bàn Quận, việc các cơ sở sản xuất công nghiệp tự giải quyết lượng chất thải rắn của mình không thể tránh khỏi hiện tượng gây ô nhiễm cục bộ hoặc gây ảnh hưởng đến khu vực dân cư lân cận, đặc biệt là đối với chất thải kiềm là chất thải thuộc nhóm chất thải độc hại, mặc dù khối lượng nhỏ nhưng nếu thải bỏ chung với rác sinh hoạt như hiện nay sẽ gây nguy hiểm đến sức khoẻ người dân mà đặc biệt là ảnh hưởng trực tiếp đến các công nhân vệ sinh làm việc trong công tác thu gom và vận chuyển rác
Khối lượng rác y tế trên địa bàn Quận là 198,8 kg / ngày và mức phát sinh rác trung bình là 0,32 kg / giường bệnh / ngày Thành phần chủ yếu trong rác y tế là nhóm A với tỷ lệ dao động từ 42,9 – 82,4 % Kế đến là thành phần chất thải sinh
Trang 34tế phường, trong thành phần rác y tế vẫn có chất thải thuộc nhóm E chủ yếu là nhau thai Các loại chất thải y tế thuộc nhóm C và nhóm D hầu như không có
Nhìn chung, vấn đề quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn Quận Thủ Đức khá tốt, các cơ sở y tế như Bệnh viện đa khoa, Trung tâm y tế Quận, các Trạm y tế phường… đều có hợp đồng thu gom và xử lý rác y tế với Công ty MTĐT Thành phố Ngay cả ở các phòng khám tư nhân (khoảng 167 phòng khám) hiện nay đã được quản lý chặt chẽ, chỉ khoảng 15 cơ sở là chưa có hợp đồng thu gom rác y tế do tạm ngưng hoạt động hoặc chuyển đổi địa điểm
3.3.2 Hiện trạng chất lượng môi trường tại Phường Linh Trung
3.3.2.1 Chất lượng môi trường không khí
Chất lượng môi trường không khí xung quanh
Linh Trung là Phường tập trung nhiều loại hình sản xuất gây ô nhiễm môi trường không khí nghiêm trọng như sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, vận tải…Chất lượng không khí trên địa bàn Phường ngày càng bị ô nhiễm nặng nề Kết
quả phân tích chất lượng không khí tại Phường được thể hiện trong Bảng 3.9 và Bảng 3.10
Bảng 3.9 – Chất lượng không khí xung quanh Phường Linh Trung
4 Trước nhà dân 126 Lê Văn Chí 0,15 0,025 0,036 -
6 Trước nhà dân số 73, đường 6 0,25 0,105 0,078 2
7 Xa lộ Hà Nội (chân cầu vượt trạm 2) 0,41 0,042 0,076 11,3
8 Trước cổng công ty TNHH Công Thành 0,7 0,089 0,194 8,91
9 Trước cổng công ty cao su Vạn Thành 0,85 0,125 0,045 9,54
Nguồn: Phòng TNMT Quận Thủ Đức, 2008
Trang 350 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8
chân cầu vượt trạm 2 (phía xa
lộ Hà Nội)
trước cổng công
ty bêtông MêKông
trước cổng công
ty Công Thành
trước cổng công
ty cao su Vạn Thành
trước cổng ĐH Nông Lâm
năm 2005 năm 2006 năm 2007 năm 2008 tcvn 5937-2005
Hình 3.10 - Sự gia tăng nồng độ bụi trong không khí qua các năm tại một số điểm
Nhận xét: Nồng độ bụi trong không khí trên địa bàn Phường vượt TCVN
5937-2005 từ 1,23 đến 2,8 lần Theo Hình 3.10 ta thấy nồng độ bụi đang tăng dần
qua các năm và tốc độ gia tăng cũng khá nhanh bình quân mỗi năm tăng thêm 0,1
mg/m 3 đối với khu vực gần xa lộ Đối với khu vực trước các nhà máy mỗi năm nồng
độ bụi tăng lên từ 0,1-0,4 mg/m 3 Đặc biệt trong 2 năm gần đây nồng độ bụi tăng
nhanh hơn hết
Nồng độ CO phía sau công ty Tân Tân khu vực ngay sát nhà dân vượt tiêu
chuẩn cho phép 1,53 lần Các chỉ tiêu còn lại đều năm trong giới hạn cho phép của
tiêu chuẩn Việt Nam 5937-2005
1 Ngã tư Việt Thắng 33 66 68-75 -
2 Quốc lộ 1A 34 52 85-87 0,5-1,7
3 Trước cổng công ty BICICO 30,5 50,1 61-74 0,1-0,3
4 Trước công ty MêKông 30,5 66-67 68-70 0,5-1,2
5 Trước nhà dân 126 Lê Văn Chí - - 66,9- 67,5 -
6 Phía sau công ty Tân Tân (giáp nhà dân) 29,5 67,3 57-60 0,3-0,9
7 Trước nhà dân số 39 Lê Văn Chí 30,1 58-59 64-65 0,4-0,7
8 Khu vực phía trước công ty 65-67
Trang 36Nguồn: Phòng TNMT Quận Thủ Đứ,2008
Nhận xét: Nhìn chung các yếu tố vi khí hậu đều nằm trong tiêu chuẩn cho
phép của Bộ Y tế TCVS 3733/2002/BYT riêng nhiệt độ trên địa bàn Phường khá cao hầu hết đều sấp xỉ với tiêu chuẩn cho phép đặc biệt là khu vực dọc Quốc lộ 1A nhiệt
độ và độ ồn đều vượt tiêu chuẩn cho phép
Chất lượng môi trường không khi tại một số cơ sở sản xuất
Các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn Phường hầu hết đều chưa đầu tư xây dựng hệ thống xử lý khí thải Do đó chất lượng khí thải tại các cơ sở sản xuất này đáng báo động Riêng các nhà máy thuộc KCX Linh Trung I dưới áp lực của ban quản lý đã chú trọng cải thiện chất lượng không khí tại nhà máy
Vị trí lấy mẫu, kết quả đo đạc và phân tích chất lượng môi trường không khí tại một số cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn Phường Linh Trung được thể hiện
1 Công ty dệt may Bình An
2 Công ty YEAR 2000
Trang 373 Công ty MêKông
4 Nhà máy nhuộm sợi công ty SINO NOVA
5 Công ty Colusa-Miliket
Trong lòng ống khói lò hơi * 115 217,16 175,26 352
Trong lòng ống khói chảo chiên * 94,17 217,45 180 366,27
6 Công ty Coca Cola
Ghi chú: * Áp dụng tiêu chuẩn 5939-2005
Bảng 3.12 - Vi khí hậu tại các cơ sở sản xuất nằm ngoài KCX Linh Trung I
Thông số STT Vị trí lấy mẫu
Nhiệt độ ( 0 C) Độ ẩm (%) (dBA) Độ ồn Vận tốc gió (m/s)
1 Công ty dệt may Bình An
Khu vực máy tẩy nhuộm 31,5 64 75-80 0,22
Khu vực trôn nhiên liệu 30,1 64-65 77-78 0,7-1,5
4 Nhà máy nhuộm sợi công ty SINO NOVA
5 DNTN hơi kỹ nghệ Tân Tân
Khu vực máy nén khí O -N 30,8 62-64 83-85 0,5-0,9
Trang 38Khu vực máy trộn bột 1 34,2 56 83 -
7 Công ty dệt lưới Nam Yang
Ồn (dBA)
NO 2 (mg/m 3 )
SO 2 (mg/m 3 )
CO (mg/m 3 )
Nguồn: Công ty Liên doanh Zepzone Linh Trung, 12/2008
Nhận xét: Nồng độ bụi thải ra tại các cơ sở nằm ngoài KCX Linh Trung I
phần lớn vượt TCVN 5937-2005 từ 1,5 đến 4,9 lần Các thông số còn lại đều nằm
trong giới hạn cho phép
Nhiệt độ tại công ty Colusa-Miliket, độ ồn tại công ty hơi kỹ nghệ Tân Tân và
công ty dệt lưới đánh cá Nam Yang vượt tiêu chuẩn vệ sinh 3733/2002 của BYT Các
cơ sở còn lại tuy chưa vượt tiêu chuẩn cho phép nhưng nhiệt độ và độ ồn đều rất cao
sấp xỉ với tiêu chuẩn Các chỉ tiêu còn lại đều chưa vượt chuẩn
Chất lượng môi trường không khí tại KCX Linh Trung I đạt tiêu chuẩn cho
phép theo tiêu chuẩn quy định đối với chất lượng môi trường không khí xung quanh
(TCVN 5937-1995)
3.3.2.2 Môi trường nước
Nước thải
Phường Linh Trung là nơi tập trung nhiều loại hình sản xuất có lượng nước
thải lớn và chứa nồng độ chất ô nhiễm cao (xem phụ lục 3) Phần lớn các nhà máy
đều chưa có hệ thống xử lý nước thải nếu có mang tính chất đối phó Nước thải đều
được thải bỏ trực tiếp ra Rạch Suối Nhum
Theo báo cáo chất lượng môi trường của công ty Zepzone Linh Trung, lượng
nước thải thải ra hàng ngày của KCX Linh Trung I khoảng 4500-5000 m 3 /ngày
Nước thải trong KCX Linh Trung được xử lý tại trạm xử lý nước thải tập trung của
KCX sau đó được thải ra rạch suối Nhum
Vị trí lấy mẫu, kết quả đo đạc và phân tích chất lượng nước thải trên địa bàn
Phường Linh Trung được thể hiện trong Bảng 3.14 và Bảng 3.15
Trang 39Bảng 3.14 - Chất lượng nước thải tại một số cơ sở sản xuất nằm ngoài KCX
Thông số ô nhiễm STT Tên cơ sở sản xuất
6 Công ty Trưòng Tuyển - xưởng sản xuất bồn nước inox 7,2 44 88 126 0,18 14 2,5 10 5
nhà máy dệt Việt Thắng
công ty Colusa
- Miliket công ty Bicico Công ty Phúc
Long công ty Trường Tuyển
Tiêu chuẩn Việt Nam 5945-2005 Nồng độ BOD
Trang 40Hình 3.11 - Sự vượt chuẩn cho phép của BOD 5 trong nước thải tại một sồ cơ sở
công ty bột giặt Lix
nhà máy dệt Việt Thắng
công ty Colusa - Miliket
công ty Bicico
Công ty
bê tông
Mê Kông
Công ty Phúc Long
Công ty Trường Tuyển
Tiêu chuẩn Việt Nam 5945-2005 Chỉ tiêu COD
Hình 3.12 - Sự vượt chuẩn của COD trong nước thải tại một số cơ sở
Bảng 3.15 - Chất lượng nước thải KCX Linh Trung I
STT Chỉ tiêu ô nhiễm Đơn vị Kết quả phân tích Tiêu chuẩn 5945-2005 (A)
Nguồn: Công ty Liên doanh Zepzone Linh Trung, 12/2008
Ghi chú: Mẫu lấy tại đầu ra sau hệ thống xử lý nước thải
Nhân xét:
Nước thải tại các cơ sở nằm ngoài KCX Linh Trung I đều có ít nhất một chỉ
tiêu vượt tiêu chuẩn Việt Nam 5945-2005 Chất rắn lơ lửng vượt chuẩn cho phép từ 1-58,8 lần, COD vượt chuẩn cho phép từ 1,12-27,45 lần, BOD 5 vượt chuẩn từ 1,26-
2,1 lần, Tổng phốt pho và tồng Nitơ vượt chuẩn nhiều lần Đặc biệt là Coliform tại
phần lớn các cơ sở đều vượt tiêu chuẩn 5945-2005 từ 4-560 lần Chất lượng nước
thải tại các cơ sở sản xuất trên địa bàn Phường đang bị ô nhiễm nghiêm trọng
Nước thải tại các cơ sở sản xuất nằm trong KCX Linh Trung I sau xử lý tại
Nhà máy xử lý nước thải tập trung của KCX đạt tiêu chuẩn loại A theo TCVN
5945-2005