HỒ CHÍ MINH KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA CÔNG NHÂN NHẬP CƯ TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG LINH TRUNG QUẬN THỦ ĐỨC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ THỦY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA CÔNG
NHÂN NHẬP CƯ TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG
LINH TRUNG QUẬN THỦ ĐỨC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGÔ THỊ THỦY
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 2Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học Khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Khảo sát chất lượng
cuộc sống của công nhân nhập cư trên địa bàn phường Linh Trung quận Thủ Đức Tp
HCM” do Ngô Thị Thủy, sinh viên khóa 31, ngành Quản Trị Kinh Doanh, đã bảo vệ
Th.S Nguyễn Duyên Linh Người hướng dẫn,
Trang 3Trong suốt thời gian học tập tại trường, cho phép tôi được gửi lòng tri ân chân thành đến:
- Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
- Ban chủ nhiệm, quý thầy cô khoa Kinh tế đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức quý báu về đạo đức, lối sống và đặc biệt về kiến thức chuyên ngành cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường
- Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến thầy: Nguyễn Duyên Linh – người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài Sự chỉ bào của thầy trong suốt thời gian làm đề tài là niềm tin cho tôi vững bước vào tương lai
- Xin gửi đến những người bạn đã ở bên cạnh tôi, ủng hộ tôi trong suốt những năm tháng đại học và đặc biệt là trong thời gian tôi thực hiện khóa luận này những lời cảm ơn và những lời chúc tốt đẹp nhất
- Cuối cùng, xin chúc ban giám hiệu, quý thầy cô luôn dồi dào sức khỏe
và công tác tốt, chúc các bạn thành công trên con đường đã chọn!
Xin chân thành cảm ơn !
Thành phố Hồ Chí Minh ngày 30/05/2009
Sinh viên: Ngô Thị Thủy
Trang 4NỘI DUNG TÓM TẮT
Ngô Thị Thủy – Khoa Kinh Tế - Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2009 “Khảo sát chất lượng cuộc sống của công nhân nhập cư trên địa bàn phường Linh Trung quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh”
Ngo Thi Thuy- Faculty of Economics, Nong Lam University – Ho Chi Minh City
July, 2009 “Researching the life quality of workers immigrage in Linh Trung commune, Thu Duc district, Ho Chi Minh City”
Năm 2008 đi qua cùng với lạm phát tăng cao, giá cả lương thực, thực phẩm, nhiên liệu, lãi suất ngân hàng… tăng cao ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam, làm cho đời sống nhân dân vô cùng khó khăn Năm 2009 bắt đầu với sự bùng nổ của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu, và trong bối cảnh này Việt Nam cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng Vậy phía sau những sự kiện ấy thì đời sống nhân dân, đặc biệt là công nhân lao động - những người mà theo quan điểm của Karl Marx họ người phải bán sức lao động để đổi lấy tiền lương, là giai cấp tạo ra các giá trị thặng dư và sự giàu có cho xã hội sẽ ra sao Mong muốn được tìm hiểu cuộc sống của công nhân đặc biệt là trong bối cảnh suy thoái kinh tế hiện nay và gợi ý một số giải pháp nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của công nhân trong thời gian tới, tôi xin thực hiện đề tài: “Khảo sát chất lượng cuộc sống của công nhân nhập
cư trên địa bàn phường Linh Trung quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh”
Đề tài đã tiến hành khảo sát ý kiến của 125 công nhân nhập cư trên địa bàn phường Linh Trung quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh Đề tài quan tâm nhiều đến đời sống vật chất, tinh thần của công nhân nhập cư trên địa bàn phường, về thời gian làm việc bình quân mỗi ngày, thu nhập bình quân tháng, mức chi tiêu cho đời sống của công nhân, tình hình sở hữu nhà ở, diện tích nhà ở bình quân người, tình hình tham quan du lịch, giải trí và sự hài lòng về công việc hiện tại thể hiện qua ý định thay đổi nghề nghiệp của công nhân nhập cư, sự tham gia học tập nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn nhằm tạo cơ hội thăng tiến cho bản thân trong tương lai Ngoài ra, đề tài
Trang 5tổng hợp những ý kiến, những nguyện vọng của công nhân nhập cư và đề ra những giải pháp nhằm cải thiện, nâng cao hơn nữa chất lượng chất lượng cuộc sống của họ, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân mà Đảng ta đã đề ra trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước
Trang 6MỤC LỤC
Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viiDANH MỤC CÁC BẢNG viii
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU U 4
2.2 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu 16CHƯƠNG 3 18NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
Trang 73.1 Cơ sở lý luận 183.1.1 Khái niệm về công nhân 183.1.2 Thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh năm 2009 213.1.2 Khái niệm chất lượng cuộc sống 23
3.3 Phương pháp nghiên cứu 28
3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 283.3.2 Phương pháp phân tích 29CHƯƠNG 4 31KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 314.1 Lao động, doanh thu theo cơ cấu kinh tế trên địa bàn phường Linh Trung quận Thủ Đức TP.HCM 314.2 Đặc điểm mẫu điều tra 324.2.1 Độ tuổi của công nhân nhập cư 324.2.2 Giới tính 334.2.3 Quê quán 344.2.4 Trình độ văn hóa 354.3 Đánh giá chất lượng cuộc sống của công nhân 364.3.1 Nhu cầu cơ bản 364.3.2 Nhu cầu an toàn 454.3.3 Nhu cầu xã hội 534.3.4 nhu cầu được quý trọng 584.3.5 Nhu cầu được thể hiện mình 594.4 Một số giải pháp được đề xuất nhằm cải thiện, nâng cao đời sống công nhân lao động nhập cư 60CHƯƠNG 5 63KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 635.1 Kết luận 635.2 Kiến nghị 65TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Diện Tích Tự Nhiên Phường Linh Trung 7Bảng 2.2 dân số phường Linh Trung qua các năm 8Bảng 4.2 Giá Trị Sản Xuất Thực Tế Của Các Ngành Trên Địa Bàn Phường 10Bảng 3.1 những đặc điểm cơ bản về lao động Việt Nam 20Bảng 3.2 Dự báo nhu cầu lao động năm 2009 22Bảng 4.1 Cơ Sở Và Tổng Số Lao Động Trong Các Ngành Trên Địa Bàn Phường 31Bảng 4.2 Độ tuổi của công nhân 32Bảng 4.3 Thống Kê Giới Tính Công Nhân 33Bảng 4.4 Quê Quán của Công Nhân 34Bảng 4.5 Trình Độ Văn Hóa của Công Nhân 35Bảng 4.6 Thời Gian Làm Việc/Ngày Của Người Lao Động 36Bảng 4.7 Thu Nhập Khả Dụng Bình Quân của Công Nhân Nhập Cư 38Bảng 4.8 Thu Nhập Bình Quân Tháng của Công Nhân Lao Động Nhập Cư 39Bảng 4.9 nhu cầu năng lượng cân đối cho người lao động chân tay 40Bảng 4.10 Cân đối thu nhập-chi tiêu bình quân tháng của Công Nhân Nhập Cư 42Bảng 4.11 Mức Sống Trung Bình của Người Dân TP.HCM 42Bảng 4.12 Việc Sử Dụng Nguồn Nước của Công Nhân 44Bảng 4.13 Thực Trạng Sở Hữu Tài Sản của Công Nhân Nhập Cư 44Bảng 4.14 Thống Kê Về Tôn Giáo 46Bảng 4.15 Tình Hình Sở Hữu Nhà Ở 47Bảng 4.16 Về Diện Tích Nhà Ở Bình Quân của Công Nhân 47Bảng 4.17 Các thông số thống kê về diện tích nhà ở trung bình của công nhân nhập cưBảng4.18 Diện tích nhà ở bình quân/người qua các năm tại TP.HCM qua các năm 48Bảng 4.19 Thực trạng giải quyết nhà ở cho công nhân tại Phường 49Bảng 4.20 Chi Phí Y Tế, Chữa Bệnh Mỗi Tháng Của Công Nhân 50Bảng 4.21 Thông Số Thống Kê Về Chi Phí Y Tế, Chữa Bệnh/Tháng của Công Nhân Nhập Cư 51Bảng 4.22 Thực Trạng Tiết Kiệm-Gửi Về Quê Của Công Nhân 52
Trang 10Bảng 4.23 Tính Chất Ngành Nghề Của Công Nhân 54Bảng 4.24 Sự Thường Xuyên Gặp Gỡ Bạn Bè Của Công Nhân 54Bảng 4.25 Sự Thường Xuyên Tham Gia Du Lịch, Giả Ngoại, Vui Chơi Giải Trí 56Bảng 4.26 Thực Trạng Tham Gia Du Lịch, Vui Chơi, Giải Trí của Công Nhân Nhập
Bảng 4.27 Ý Định Thay Đổi Nghề Nghiệp của Công Nhân 58Bảng 4.28 Thống Kê Một Số Lý Do Công Nhân Muốn Thay Đổi Công Việc 59
Trang 11DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.2 Giá Trị Sản Xuất Thực Tế của Các Ngành tại Phường Linh Trung 10Hình 3.1 Nhu Cầu Tuyển Dụng Lao Động Năm 2009 23Hình 3.2 Tháp Nhu Cầu của Maslow (5 bậc nhu cầu) 25Hình 3.3 Tháp 8 Bậc Nhu Cầu của Maslow 26Hình 4.1 Tổng Lao Động Phân Theo Ngành của Phường Linh Trung Qua Các Năm 2007-2008 31Hình 4.2 Độ tuổi của công nhân 33Hình 4.3 Giới Tính của Công Nhân 34Hình 4.4 Quê Quán Của Công Nhân 34Hình 4.5 Trình Độ Văn Hóa của Công Nhân 35Hình 4.6 Thời Gian Làm Việc Bình Quân Ngày của Công Nhân 36Hình 4.7 Thu Nhập Bình Quân Tháng của Công Nhân 39Hình 4.8 Mức Sống Trung Bình của Người Dân TP.HCM 43Hình 4.8 Việc Sử Dụng Nguồn Nước của Công Nhân 44Hình 4.9 Thực Trạng Sở Hữu Tài Sản của Công Nhân Nhập Cư 45Hình 4.10 Tôn giáo của Công Nhân 46Hình 4.11 Tình Hình Sở Hữu Nhà 47Hình 4.12 Về Diện Tích Nhà Ở Bình Quân Mỗi Người của Công Nhân Nhập Cư 48Hình 4.13 Chi Phí Y Tế, Chữa Bệnh của Công Nhân 51Hình 4.14 Thực Trạng Tiết Kiệm-Gửi về Quê của Công Nhân 52Hình 4.15 Tính Chất Công Việc của Công Nhân 54Hình 4.16 Sự Thường Xuyên Gặp Gỡ Bạn Bè của Công Nhân 55Hình 4.17 Sự Thường Xuyên Tham Gia Du Lịch, Giả Ngoại, Vui Chơi Giải Trí 56Hình 4.18 Ý Định Thay Đổi Nghề Nghiệp Của Công Nhân 58
Trang 12DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Các vùng kinh tế theo quy định của nghị định 110/2008 NĐ-CP ngày
10 tháng 10 năm 2008 của chính phủ
Phụ lục 2 Bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp công nhân nhập cư
Phụ lục 3 Thời gian làm việc của công nhân nhập cư
Phụ lục 4 Thu nhập bình quân tháng của công nhân nhập cư
Phụ lục 5 Diện tích nhà ở
Phụ lục 6 Chi phí y tế chữa bệnh bình quan tháng của công nhân nhập cư
Phụ lục 7 Thực trạng tiết kiệm bình quân tháng của công nhân nhập cư
Trang 13Việt Nam gia nhập WTO chưa lâu, nền kinh tế Việt Nam chưa thực sự gọi là hòa nhập một cách sâu rộng với nền kinh tế thế giới thế cho nên những tác động của suy thoái nền kinh tế thế giới chưa thực sự tác động sâu sắc đến Việt Nam Khủnghoảng tài chính của Mỹ sẽ làm cho xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ giảm mạnh do thị trường xuất khẩu chủ yếu của nước ta là Mỹ, Châu Âu, do suy thoái kinh tế nên các nước này sẽ thu hẹp chi tiêu, tạo ra những rào cản để bảo vệ nền sản xuất trong nước, thị trường chứng khoán suy giảm, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có thể chững lại, thậm chí vốn đã cam kết sẽ thực hiện trễ hơn… do đó nền kinh tế bị giảm sút, sản xuất thu hẹp, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng Một thực tế không thể phủ nhận đang diễn ra ở
Trang 14trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm quản lý Trong giai đoạn khó khăn như hiện nay, những lao động giản đơn sẽ là những người đầu tiên nằm trong danh sách cắt giảm lao động
Kinh tế đất nước suy giảm, chất lượng đời sống nhân dân, người lao động giảm, kéo theo nhiều vấn đề trật tự an ninh xã hội, thấu hiểu được đời sống nhân dân, người lao động sẽ giúp ích các công ty, doanh nghiệp tìm ra các chiến lược kinh doanh mới, giải quyết việc làm, tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, giúp Đảng và nhà nước đề ra những chính sách khắc phục khó khăn về kinh tế, giúp kinh tế nước ta vươn lên, phát triển bền vững, giảm khoảng cách về kinh tế giữa các quốc gia
Thành Phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế Nam Bộ, là một trong những đầu tàu kinh tế đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế đất nước và việc hình thành và phát triển các KCN đã và đang tạo động lực cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang phát triển công nghiệp và dịch vụ, cơ cấu lao động cũng được thay đổi phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế Năm 2008, do biến động giá cả, lạm phát tăng gần 30%, giá cả các mặt hàng lương thực nhu yếu phẩm, gạo, xăng dầu, lãi suất cho vay của ngân hàng…hiện nay vẫn còn ở mức cao, tình trạng đình công ở các doanh nghiệp trên địa bàn xảy ra liên tiếp, trong khi đó giá điện, dịch vụ công cộng, thuế, phí công cộng… sẽ tăng cao trong năm 2009, thiên tai, lũ lụt… Đối với người lao động, nhân tố quan trọng trong việc hình thành và phát triển các KCN Vậy chất lượng cuộc sống của người dân, đặc biệt là người lao động nhập cư trên địa bàn TP.HCM trong bối cảnh hiện nay như thế nào? Họ có những tâm tư, nguyện vọng gì? Chúng ta cần phải làm gì để nâng cao chất lượng cuộc sống người lao động? Chính những đièu này thúc giục tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA CÔNG NHÂN NHẬP CƯ TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG LINH TRUNG QUẬN THỦ ĐỨC TP.HCM”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Trang 15Đánh giá chất lượng cuộc sống người lao động hiện nay ở TP.HCM
Đề xuất một số hướng giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống người lao động ở TP.HCM
1.3 Phạm vi nghiên cứu của tiểu luận
1.3.1 Phạm vi nội dung thực hiện
Đề tài chỉ khảo sát chất lượng cuộc sống của công nhân nhập cư trên địa bàn phường Linh Trung quận Thủ Đức TP.HCM trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu
và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động trong bối cảnh hiện nay của nền kinh tế, không thực hiện các nghiên cứu khác như nguyên nhân suy thoái kinh tế, mặt tích cực, tiêu cực của suy thoái kinh tế, những động thái, biện pháp cần thiết của các nước nhằm khắc phục tình trạng suy thoái kinh
tế, cũng như so sánh giữa khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 và khủng hoảng tài chính xảy ra tại Mỹ hiện nay…
1.4 Cấu trúc của luận văn
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU
Chương mở đầu giới thiệu tổng quát lý do chọn lựa đề tài, mục tiêu nghiên cứu,
phạm vi nghiên cứu và tổng quan về cấu trúc luận văn
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
Mô tả vấn đề nghiên cứu như giới thiệu tổng quát về phường Linh Trung quận
Trang 16CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương này liên quan đến những khái niệm, định nghĩa có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu như công nhân, đặc điểm nguồn lao động Việt Nam, tình hình của thị trường lao động TP.HCM hiện nay, chất lượng cuộc sống, cơ sở lý thuyết về chất lượng cuộc sống người lao động, … và phương pháp nghiên cứu dùng trong đề tài
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Trình bày kết quả nghiên cứu và thảo luận mà tác giả đã thu thập được trong quá trình điều tra nghiên cứu để đạt được mục tiêu nghiên cứu ban đầu
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Rút ra những kết luận qua quá trình tìm hiểu, khảo sát nghiên cứu và thảo luận,
từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm giải quyết vấn đề, đồng thời đề xuất một số hướng nghiên cứu tiếp theo
Trang 17CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
2.1 khái quát về phường Linh Trung
2.1.1 điều kiện tự nhiên
a Vị trí địa lý
Hình 2.1 Bản Đồ Phường
Phường Linh Trung được thành lập ngày 01/04/1997 trên cơ sở xã Linh Trung, một phần của xã Hiệp Phú Khi mới thành lập có 5 ấp, 71 tổ dân phố với dân số 12,456 người Năm 1999, phường có 6 khu phố, 81 tổ dân phố, tổng diện tích tự nhiên là 706 ha Hiện nay phường Linh Trung có diện tích tự nhiên là 706.12 ha (theo cục thống kê 2007), được chia thành 6 khu phố với 79 tổ dân phố
Trụ sở phường đặt tại 1262 Kha Vạn Cân khu phố 2 phường Linh Trung quận Thủ Đức TP.HCM
Phía Đông giáp phường Tân Phú và phường Hiệp Phú thuộc quận 9 TP.HCM
Trang 18Phía Tây giáp phường Linh Tây quận Thủ Đức và xã An Bình huyện Dĩ An tỉnh Bình Dương
Phía Nam giáp phường Linh Chiểu và phường Bình Thọ quận Thủ Đức TP.HCM
Phía Bắc giáp phường Linh Xuân quận Thủ Đức và huyện Đông Hòa tỉnh Bình Dương
Các cơ sở kinh tế – trường học – bệnh viện:
- 01 khu chế xuất Linh Trung
- 01 khu công nghiệp địa phương
- 98 C/ty TNHH và doanh nghiệp tư nhân
- 01 khu Đại học quốc quốc gia
- 01 trường Đại học Nông lâm
- 01 trường Đại học TDTT TW 2
- 01 trường Đại học An ninh
- 01 trường bồi dưỡng nghiệp vụ CA.TPHCM
- 01 bệnh viện đa khoa khu vực
- 01 nhà máy nước Thủ Đức
- 01 Nghĩa trang Thành phố
Tốc độ đô thị hóa trên địa bàn phường cũng đang diễn ra nhanh, từ năm
2005-2007 diện tích đất ở đô thị liên tục tăng theo thứ tự 433.49; 99.7082; 100.9724, còn diện tích đất nông nghiệp liên tục giảm theo thứ tự: 140.99; 142.48; 138.30
Trang 19Bảng 2.1 Diện Tích Tự Nhiên Phường Linh Trung
ĐVT: ha
Đất sử dụng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Đất nông nghiệp 148.3 142.48 140.99 140 Đất phi nông nghhiệp 557.78 563.61 565.09 566.08
c Khí hậu
Khí hậu của Phường là một bộ phận khí hậu của Quận: nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, phân thành hai mùa: mùa mưa và mùa khô với các đặc điểm:
¾ Mùa mưa tương ứng với giío mùa Tây Nam, từ tháng 5 đến tháng 10
¾ Mùa khô tương ứng với gió mùa Đông Bắc, từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau
Nhiệt độ ổn định và ít thay đổi qua các năm, nhiệt độ cao nhất vào tháng 4, khoảng 30o (nhiệt độ trung bình trong tháng), nhiệt độ thấp nhất vào tháng 12, nhiệt
độ trung bình trong tháng khoảng 25o
d Thủy văn
Độ chảy của khu vực phụ thuộc chặt chẽ vào dòng chảy của sông lớn như sông Đồng Nai, sông Sài Gòn Thủy triều của các sông lớn rất mạnh, nhưng khi xâm nhập vào hệ thống kênh rạch chính trong khu vực thì biên độ chiều giảm khoảng 20cm
Do ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều nên một ngày đêm mực nước trong các kênh rạch lên xuống hai lần với 22 chân triều không bằng nhau mực nước đỉnh triều
Trang 20nhất đạt -2.25m Dòng chảy biến đổi không đều trong năm Vào mùa khô mưa ít nên lưu lượng giảm, đặc biệt là vào tháng 4, lưu lượng đạt đến trị số nhỏ nhất ngược lại vào các tháng mùa mưa, lưu lượng tăng cao và đạt cực đại vào tháng 9 và tháng 10
2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
a Dân cư
Tình hình dân cư có nhiều biến động, nguyên nhân chủ yếu là do đền bù giải tỏa
và dân nhập cư đông Theo báo cáo của Phường cuối năm 2008, tổng số hộ là 4,805
hộ với số dân là 40,026 người (trong đó thường trú 3,120 hộ với 15,031 người)
Bảng 2.2 Dân Số Phường Linh Trung Qua Các Năm
năm Tổng số dân
(người)
Mật độ dân số (người/km2)
Tỷ lệ tăng tự nhiên (%)
Tỷ lệ tăng cơ học (%)
Nguồn tin: UBND phường Linh Trung
Hình 2.2 Chỉ Tiêu Về Dân Số Qua Các Năm
Nguồn tin: UBND phường Linh Trung
Trang 21Hình 2.1 Dân Số Phường Linh Trung Qua Các Năm
Nguồn tin: UBND phường Linh Trung
Dân số phường linh Trung đang trên đà tăng trưởng nhanh, mỗi năm tăng khoảng 1-2 triệu người Dân số tăng nhanh giúp cho quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa của Phường diễn ra nhanh chóng vì có lực lượng lao động dồi dào Tuy nhiên, lượng dân số trên chủ yếu là người dân từ các tỉnh di cư vào và sinh viên theo học ở các trường đại học chính vì vậy, dân số trên địa bàn luôn biến động phức tạp gây nhiều khó khăn cho chính quyền địa phương trong việc đảm bảo đời sống vật chất tinh thần, nhu cầu học tập và chăm sóc sức khỏe cho người dân, đảm bảo trật tự an toàn xã hội
b Hoạt động kinh tế
Toàn phường có 194 đơn vị kinh tế, so với năm 2007 giảm 47 đơn vị; đã giải quyết việc làm cho 8,132 lao động, bên cạnh đó còn có 921 hộ, cá thể kinh doanh thương mại dịch vụ và 742 hộ kinh doanh nhà cho thuê
Tổng thu ngân sách 6,025,111,053 đồng/2,942,600,000 đạt 204.7% thực thu trong năm 5,062,194,457 đồng, đạt 172% chì tiêu giao và tăng 4% so với cùng kỳ năm 2007
Tổng chi ngân sách 4,734,024,164 đồng/ 2,942,600 đồng đạt 164.3% so với dự toán chi và tăng 11.2% so với năm 2007
Về nông nghiệp: nhiều hộ nông dân đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu vật
nuôi, cây trồng như cá kiểng, phong lan, bon sai… theo xu hướng phát triển phù hợp với đặc thù đô thị hoặc xây nhà cho thuê để tăng thu nhập ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống tập trung công tác tuyên truyền và phòng chống dịch cúm gia cầm
và tiêm phòng dịch lở mồm long móng ở trâu bò gia súc, bệnh tai heo xanh…
Trang 22 Về công nghiệp: Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh năm
2007 đạt 706 137 triệu đồng tăng khoảng 65% so với cùng kỳ năm 2006 tính đến hết năm 2007, toàn phường có 24 cơ sở công nghiệp, 59 cơ sở tiểu thủ công nghiệp các ngành sản xuất trên địa bàn phường chủ yếu là dệt may, giày da, giấy, chế biến lương thực thực phẩm, chế biến gỗ, sản xuất gia công cơ khí, sản xuất linh kiện điện tử…nhìn chung, số cơ sở sản xuất Công Nghiệp và Tiểu thủ Công nghiệp giảm so với năm 2006, tuy nhiên, giá trị sản xuất Công nghiệp lại tăng 49.5% so với năm 2006 giá trị sản xuất Tiểu Thủ Công nghiệp giảm 10.5% so với năm 2006
Bảng 2.3 Giá Trị Sản Xuất Thực Tế Của Các Ngành Trên Địa Bàn Phường
Giá trị sản xuất thực tế (trđ) STT Ngành
Năm 2007 Năm 2008
Tăng giảm (%)
Nguồn tin: Niên giám thống kê năm 2007-2008
Hình 2.2 Giá Trị Sản Xuất Thực Tế của Các Ngành tại Phường Linh Trung
460204 730399
20124
688124 987173
18013 0
200000 400000 600000 800000 1000000
năm 2007 năm 2008
biểu đồ giá trị sản xuất thực tế của các ngành tại
phường Linh Trung
công nghiệp TM-DV tiểu thủ công ngiệp
Nguồn tin: Niên giám thống kê năm 2007-2008
Giá trị sản xuất của các ngành thể hiện một phần quá trình công nghiệp hóa, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn phường Năm 2007 giá trị sản xuất thực tế của ngành công nghiệp là 460,204 triệu đồng, năm 2008 là 688,124 triệu đồng, tăng 49.53% so với năm 2007 Ngành thương mại và dịch vụ năm 2007 là 730,399 triệu
Trang 23đồng, năm 2008 là 987,173 triệu đồng, tăng 35.16% Ngành tiểu thủ công nghiệp năm
2007 có giá trị sản xuất là 20,124 triệu đồng, năm 2008 là 18,013 triệu đồng, giảm 10.49%
Thương mại dịch vụ: đi cùng với tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa
của toàn phường, các cơ sở sản xuất kinh doanh thương mại dịch vụ không ngừng gia tăng, giá trị sản xuất của ngành này góp phần không nhỏ vào ngân sách của phường
số cơ sở sản xuất kinh doanh thương mại dịch vụ trên địa bàn phường năm 2007 là 2,026 cơ sở tăng 245 cơ sở so với năm 2006, trong đó 40 doanh nghiệp công ty và 1,996 cá thể Nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở diễn ra khá nghiêm túc, chấp hành tốt các quy định Song vẫn còn tồn tại các điểm kinh doanh không có giấy phép kinh doanh, kinh doanh các mặt hàng có nguy cơ cháy nổ như gas, xăng dầu…không đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ theo luật phòng cháy chữa cháy 27/2001-QH10 và nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/04/2003 quy định chi tiết một số điều của luật phòng cháy chữa cháy
Ngoài ra còn nhiều doanh nghiệp vi phạm hành chính như khong xây dựng thang lương, bảng lương, khong treo biển hiệu, kinh doanh không đúng ngàh nghề, kinh doanh nhập lậu, kinh doanh không đúng địa chỉ đăng ký, không lập hóa đơn bán hàng, không mở sổ kế toán…hoặc kinh doanh các ngành nghề nhạy cảm như Caraoke
ôm, café đèn mờ, bia ôm…gây ảnh hưởng đến trật tự xã hội trên địa bàn
Nhận xét chung: nhìn chung, sự phát triển kinh tế của phường cũng có những biến động qua hai năm 2007 và 2008 xét về quy mô và giải quyết việc làm của các ngành tuy có suy giảm quan hai năm nhưng giá trị sản xuất thực tế của ngành công nghiệp và thương mại-dịch vụ có sự gia tăng đáng kể ở năm 2008 so với năm 2007 điều này cho thấy tốc độ đô thị hóa và phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa rất nhanh của Phường
Đầu tư xây dựng cơ bản: được sự quan tâm của Quận Ủy-UBND
Quận, trong năm, phường đã được quận phê duyệt một công ntrình bêtông nhựa hóa đường hẻm với tổng kinh phí 420,000,000 đồng, nhân dân đóng góp 126,000,000 đồng công trình đang được triển khai thực hiện và vận động nhân dân đóng góp đầu
tư thực hiện hệ thống cống thoát nước đường 18 khu phố 5 với tổng kinh phí
Trang 2454,100,000, hoàn thành 2 công trình nghiệm thu và đưa vào sử dụng hẻm 116 đường
17 khu phố 5, vỉa hè đường 6 khu phố 2 và hẻm 127 khu phố 3
Đánh giá: nhìn chung phong trào thi đua thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh
tế trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp, thương mại dịch vụ, đàu tư phát triển đạt kết quả khả quan Trong đó nổi lên là công tác thu ngân sách trên địa bàn bình quân đạt và vượt chỉ tiêu pháp lệnh Quân giao, đã góp phần cho phường cân đối nguồn chi Trong năm, nhiề công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng trên địa bàn, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân Đó là sự nổ lực phấn đấu rất lớn của Đảng bộ, chính quyền cán bộ và nhân dân phường Linh Trung với những gương điển hình về hiến đất làm đường, bêtông hóa đường hẻm…
c Lĩnh vực văn hóa, xã hội
Trong năm được sự quan tâm chỉ đạo của Quận Ủy-UBND Quận và của các ngành chức năng UBND phường đã chủ động trinể khai các chỉ tiêu thi đua phù hợp, thiết thực đến các khu phố như: sữa chữa, chống dột nhà tình thương, đền ơn đáp nghĩa, xóa đói giảm nghèo, trợ vốn từ quỹ quốc gia về hỗ trợ việc làm, chăm lo sự nghiệp giáo dục, cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, xây dựng khu phố văn hóa Đến nay đạt được những kết quả sau:
Duy trì cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân
cư với các phong trào người tốt, việc tốt, xây dựng gia đình văn hóa, xây dựng khu phố văn hóa, khu dân cư xuất sắc, các điểm sáng văn hóa thường xuyên hoạt động và đạt hiệu quả cao Các nhà hàng tiệc cưới văn minh, lành mạnh, tiết kiệm, trạm y tế văn minh y đức, từng bước xây dựng cơ sở theo đúng tiêu chí và quy chế hoạt động có 3,152/3,516 họ (89.6%) đạt chuẩn gia đình văn hóa so với năm 2007, tăng 1.7% phong trào “người tốt việc tốt” đã tuyên dương 175 gương
¾ Hoạt động thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe: duy trì rèn luyện sức khỏe
tại các địa bàn dân cư, các câu lạc bộ dưỡng sinh hoạt động đều với 73 cụ già tham gia, số người tham gia tập luyện thường xuyên là 3,864 người, 75 hộ gia đình thể thao Hàng tuần, tháng tổ chức thi đấu giai hữu bóng đá giữa các đội bạn Trong năm
đã tha gia các đội bóng chuyền, bóng đá nhân các ngày lễ do Quận tổ chức
Trang 25¾ Chương trình chăm lo người nghèo, gia đình chính sách:
- Trong các đợt lễ tết, phường tổ chức các đoàn thăm viếng, tặng 472 phần quà cho gia đình chính sách, gia đình nghèo với số tiền là 170,150,000 đồng
- Vận động quỹ đền ơn đáp nghĩa được 39,100,000/39,000,000 đồng đạt 103%kế
hoạch năm
- Trợ cấp khó khăn 91 suất
- Sữa chữa và chống dột 4 căn nhà
¾ Chương trình xóa đói giảm nghèo: trong năm đã vận động vốn
26,200,000/25,000,000 đồng, đạt 104.8% kế hoạch, nâng tổng nguồn quỹ XĐGN là 1,487,467,011 đồng đã trợ vốn 73 hộ với tổng số tiền là 838,000,000 đồng, đưa ra
khỏi chương trình 58/55
Hội chữ thập đỏ phường đã trọ cấp khó khăn cho 418 trường hợp với tổng trị giá
là 21,132,000 đồng phối với hội người cao tuổi tổ chức bữa cơm người nghèo neo, đơn cho 29 trường hợp với tổng só tiền là 3,450,000 đồng
¾ Chương trình giải quyết việc làm:
- Đã chứng nhận và giới thiệu việc làm 1,124 hồ sơ lao động (trong đó 2 lao động là
bộ đội xuát ngũ)
- Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm đã giải ngân 8 dự án cho 53 hộ gồm 62 lao động với
tổng số tiền là 790,000,000 đồng
¾ Chăm lo sự nghiệp giáo dục: tập trung huy động các nguồn lực trong nhân
dân, chăm lo cho giáo dục Phong trào xã hội hóa giáo dục tiếp tục được quan tâm, chất lượng quản lý giáo dục được nâng cao, môi trường sư phạm ngày càng được nâng cao và hoàn thiện hơn Tỷ lệ huy động các cháu lớp 1 và lớp 6 đạt 100% Hoạt động của hội khuyến học của phường và khu phố ngày càng đi vào chiều sâu, giúp đỡ, tạo điều kiện cho các em học sinh có những hoàn cảnh khó khăn nhằm giảm thiểu tối
đa việc các em có nguy cơ bỏ học
¾ Chương trình xây dựng và phát triển mạng lưới y tế và chăm lo sức khoẻ cộng đồng
Trong năm 2008, BCĐ hiến máu nhân đạo phường đã vận động được 271 ca, đạt tỷ lệ 104.2% so với chỉ tiêu của Quận giao
Trang 26- Đã triển khai, thực hiện khá tốt chương trình ý tế quốc gia chăm sóc sức khỏe cộng đồng, chương trình tiêm chủng mở rộng được 907 lượt, tổ chức cho các cháu trong
độ tuổi uống Vitamin A là 2,213 cháu, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em Tổ chức hciến dịch tuyên truyền lồng ghép về chương trình dân số KHHGĐ, phòng chống AIDS, phòng chống ma túy cho 3,264 lượt người đặc biệt là triển khai kế hoạch phòng chống sốt xuất huyết được nhân dân trên địa bàn hưởng ứng, tuy nhiên số ca mắc sốt xuất huyết ngày càng tăng
- Tổ chức khám chữa bệnh bằng Tây và Đông y cho 18,705 người dân trên địa bàn (trong đó khám chữa bệnh miễn phí cho 5,260 lượt bệnh nhân chủ yếu là y học dân tộc với tổng số tiền là 41,545,000 đồng)
¾ Chương trình công tác dân số gia đình và trẻ em: đã tổ chức chuyến dịch
truyền thông vận động lồng ghép về chương trình dân số KHHGĐ, về pháp lệnh dân
số tại các khu phố; thực hiện các chỉ tiêu các biện pháp tránh thai đều đạt và vượt kế hoạch được giao; tỷ lệ dân sô tự nhiên là 0.57%, tỷ lệ sinh con thứ 3 là 5.37% (18
trường hợp) tăng 1% so với năm 2007
Trong năm, tiếp tục xây dựng và thực hiện môi trường an toàn, lành mạnh cho trẻ em và thực hiện quyền trẻ em Tổ chức tốt các hoạt động nhân ngày Quốc tế thiếu nhi 01/06, tết Trung Thu, hoạt động hè với kinh phí 23,150,000 đồng Trong năm, đã trao 145 suất học bổng cho học sinh nghèo với tổng số tiền là 169,800,000 đồng, xét miễn giảm học phí cho 109 em học sinh thuoc diện gia đình XĐGN Ngoài ra còn trao tặng cho các em học sinh nghèo hiếu học 31 suất và 922 phần quà với số tiền là 55,446,000 đồng Vận động thường quân hỗ trợ 5 em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn phường là 50,000 đồng/tháng/em
Đánh giá: được sự quan tâm của Quận, năm 2008 tiếp tục đầu tư phát triển cơ
sở vật chất cho lĩnh vực văn hóa xã hội, chăm lo phục vụ đời sống tinh thần cho nhân dân trong phường Tạo điều kệin đưa các hoạt động chăm lo đời sống nhân dân ngày càng đi vào chiều sâu và được nhân dân đẩy mạnh cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, chương trìn xóa đói giảm nghèo…,huy động nhiều nguồn lực của xã hộigóp phần chăm lo cho các đối tượng chính sách, dân nghèo trên địa bàn, nhiều hoạt động phong trào đã thể hiện tính cộng đồng sâu sắc, góp phầ cho đờ sống văn hóa cơ sở được tiếp tục giữ vững và phát huy Đã có Khu phố nhiều
Trang 27năm liền được công nhận là Khu phố văn hóa cấp Thành Phố, nhiều gia đình được công nhận gia đình văn hóa cấp Thành Phố nhiều năm liền Nhiều gương học sinh nghèo hiếu học được tuyên dương….Nhiều tập thể đạt thành tích xuất sắc được đề nghị khen thưởng cấp Quận và Thành Phố đã có thành tích tiêu biểu trong các phong trào thi đua trên lĩnh vực văn hóa-xã hội
d Lĩnh vực nội chính
Thực hiện sự chỉ đạo của ngành dọc và hưởng ứng phong trào thi đua của phường, CA QS phường tập trung nâng cao chất lượng, nêu cao cảnh giác, tăng cường công tác phòng chống tội phạm, phối hợp bảo vệ an toàn các mục tiêu, các ngày lễ, Tết trong năm, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị ở địa phương như:
- Phong trào thi đua quyết thắng của lực lượng vũ trang: tiếp tục phát huy
những thành tích đã đạt được trong những năm qua Ban chỉ huy quân sự phường tích cực hưởng ứng các đợt phát động thi đua đột kích nắng ngày thiết thực, chào mừng các ngày lễ lớn trong năm của ban chi huy quân sự Quận phong trào thi đua
là động lực thúc đẩy cán bộ chiến sĩ phấn đấu vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm
vụ chính trị, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Trong năm 2008, hoàn thành chỉ tiêu giao quân, đảm bảo chất lượng về Đảng viên và đoàn viên (14/14 thanh niên) Tổ chức đăng ký thanh niên tuổi 17 (90/90 thanh niên) đạt 100% ở 2 cấp phường và Quận Xây dựng BCH quân sự phường
đủ bộ ba theo quy định của thành phố, xây dựng lực lượng dân quân đạt 0.84% theo chỉ tiêu quận giao và thực hiện tốt chế độ luân phiên trong việc phát triển lực lượng Đạt giải 3 toàn đoàn trên 12 phường trong hội thao quốc phòng cấp Quận
- Phong trào thi đua 6 điều Bác Hồ dạy của Công an: hưởng ứng các đợt phát
động thi đua của Công an Quận, Công an phường Linh Trung đã đẩy mạnh công tác xây dựng lực lượng, tăng cường công tác ngăn ngừa, phòng chống tội phạm, thường xuyên tổ chức các đợt tấn công các loại tội phạm, tăng cường xây dựng lực
lượng an ninh cơ sở, phát hiện và ngăn chặn kịp thời hành vi hành vi vi phạm
- Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc: tiếp tục phát huy vai trò của
nhân dân trong công tác phòg chống tội phạm trên địa bàn, phát động toàn dân tham gia phát hiện và tố giác tội phạm, tham gia cảm hóa, giáo dục gười lầm lỗi tại
Trang 28hóa Từ đó quần chúng đã nêu cao tinh thần cảnh giác, cung cấp 58 thông tin có giá trị, giúp cho lực lượng công an khám phá 45 vụ án hình sự, bắt 58 đối tượn và quần chúng nhân dân trực tiếp bắt 32 vụ 37 đối tượng qua những việc làm thiết thực trong phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc ở cơ sở đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân xuất sắc trở thành hạt hân trong phong trào quần chúng bảo
vệ an ninh tổ quốc, trong năm đã có 1 tập thể, 20 cá nhân được khen thưởng
- Chương trình mục tiêu 3 giảm: tiếp tục phát huy hiệu quả, chú trọng chuyển hóa
địa bàn trọng điểm, đã khống chế được những địa bàn phức tạp về tội phạm hình
sự Tuy nhiên, về tội phạm hình sự đã xảy ra 65 vụ (giảm 6 vụ so với năm 2007),
khám phá 45 vụ, bắt 58 tên, tỷ lệ đạt 69.2%
3 Về ma túy: qua đấu tranh đã phát hiện 4 đối tượng, Công an Phường đã lập hồ sơ theo Nghị định 263/NĐ-CP
3 Về tệ nạn xã hội: tăng cường công tác kiểm tra hành chính các điểm
kinh doanh ngành nghề nhạy cảm đã làm cho tình hình không còn phức tạp như trước, đã thu gom 11 đối tượng lang thang, ăn xin vào trung tâm hỗ trợ xã hội
Thành phố
- Thanh tra Nhân dân, Tư pháp: ngay từ đầu năm, đựoc sự quan tâm chỉ đạo
ngành dọc của UBND phường, thanh tra nhân dân Tư pháp đã có nhiều tiến bộ trong việc thực hiện công tác giải quyết khiếu nại, tranh chấp trong nhân dân Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật được quan tâm và đẩy mạnh với nhiều hình thức đã từng bước tác động đến ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân Tỷ
lệ giải quyết đơn khiếu nại tranh chấp 80/84 đơn
2.2 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
¾ Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2004 do Tổng Cục Thống
Kê tiến hành và công bố kết quả năm 2006 nghiên cứu đã khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam dựa vào các chỉ tiêu: nhân khẩu học; giáo dục; y tế chăm sóc sức khỏe; lao động và việc làm; thu nhập; chi tiêu; tỷ lệ hộ nghèo lương thực năm 2001-2004(%); tỷ lệ ăn uống, hút trong chi tiêu đời sống (%); nhà ở tiện nghi, đồ dùng lâu bền; chênh lệch thu nhập và phân hóa giàu nghèo
¾ Khảo sát mức sống người dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai do Tổng Cục Thống Kê tiến hành năm 2006 khảo sát dựa trên các căn cứ đánh giá như: trình độ
Trang 29chuyên môn kỹ thuật; tài sản; thu nhập; chi tiêu ; trình độ học vấn; sử dụng dịch vụ y tế; tiện nghi sinh hoạt…
Trang 30CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lý luận
3.1.1 Khái niệm về công nhân
a) Khái niệm công nhân
Giai cấp công nhân hay giai cấp vô sản, theo Karl Marx là giai cấp của những người phải bán sức lao động để đổi lấy tiền lương và họ không phải là chủ sở hữu của phương tiện sản xuất Giai cấp công nhân là giai cấp tạo ra các giá trị thặng dư và sự giàu có cho xã hội (Giáo tình kinh tế chính trị Mác-Lênin, 2005)
Ngày nay, công nhân là giai cấp lao động sản xuất ra của cải vật chất trong lĩnh vực công nghiệp với trình độ kỹ thật và công nghệ ngày càng hiện đại Sản phẩm thặng dư do họ làm ra là nguồn gốc chủ yếu cho sự giàu có và phát triển xã hội (
Từ góc độ kinh tế học, công nhân là những người trực tiếp cung cấp sức lao động - một yếu tố sản xuất mang tính người và cũng là một dạng dịch vụ/hàng hóa cơ bản của nền kinh tế Công nhân là những người có cam kết lao động với chủ sử dụng lao động, thường là nhận yêu cầu công việc, nhận lương và chịu sự quản lý của chủ sử dụng lao động trong thời gian làm việc cam kết Kết quả lao động của họ là sản phẩm dành cho người khác sử dụng và được trao đổi trên thị trường hàng hóa, sản phẩm chân tay có giá trị trao đổi thấp, sản phẩm trí óc thì giá trị trao đổi cao (Hà Nguyễn, 2008)
Trách nhiệm của công nhân lao động được ràng buộc trong các bộ luật: Luật doanh nghiệp, Luật lao động, Đạo đức nghề nghiệp, Nội quy công ty, Quy định về quy trình công việc, Các văn bản phân công công việc hoặc cả phân công công việc bằng lời của nhà quản lý
Trang 31Một cam kết lao động và bản mô tả công việc thường quy định một số thông số
về kết quả lao động đối với công nhân:
¾ Số giờ lao động một tháng: thông qua ngày công lao động một tháng, số giờ lao động trong ngày
Loại việc: tính chất các công việc trong ngày
1- Tiếp nhận yêu cầu công việc: Mục tiêu là làm rõ, hiểu các điều kiện và mục
tiêu của yêu cầu sẽ làm;
2- Thực hiện yêu cầu công việc: sử dụng các kiến thức, kỹ năng, công cụ lao
động và các hỗ trợ khác của công ty, đồng nghiệp thực hiện theo yêu cầu
3- Kiểm tra, đánh giá kết quả công việc: tự mình theo quy trình và bản mô tả
tiêu chuẩn chất chất lượng đánh giá lại kết quả của mình đã làm
4- Hoàn thiện: chỉnh sửa các lỗi, hoàn thiện để kết quả đạt chất lượng tốt nhất
Trang 32b) Những đặc điểm cơ bản về lao động Việt Nam
Bảng 3.1 Những Đặc Điểm Cơ Bản về Lao Động Việt Nam
STT Người lao động thành đạt Người lao động thất bại
1 Tâm trạng cân bằng, ít cảm xúc
tiêu cực, sức chịu đựng cao… Ít
chán nản khi thất bại, giải quyết
được vấn đề khi gặp khó khăn
Mặc cảm, tự ti, dễ chán nản, có khuynh hướng lo âu, nhạy cảm với châm chọc, ít có khả năng kiểm soát stress
2 Có khả năng và ham muốn tự thể
hiện, khẳng định mình, coi trọng
quan hệ, tích cực hoạt động
Mức tích cực trung bình yếu, không thích sự nhanh nhẹn, khẩn trương, gấp gáp
3 Lãng mạn, hứng thú với nghệ
thuật, cái đẹp, cảm nhận mạnh mẽ
hạnh phúc, thất bại; sẵn sàng đa
dạng hóa hoạt động để đạt được
ước mơ - thử nghiệm nhiều loại
hoạt động, sẵn sàng xem xét lại các
giá trị xã hội, tôn giáo…
Bằng lòng với một vài loại hoạt động, không thích dấn thân vào hoạt động mới, những cái chưa từng trải nghiệm
4 Tin tưởng vào nghề nghiệp, bản
thân và số đông người khác
Nghi ngờ, thiếu tin tưởng người khác, thích bảo vệ suy nghĩ, tình cảm của mình không cho người khác biết
5 Nỗ lực thành đạt trong công việc Không đam mê công việc, nghề nghiệp
Có nhu cầu bình thường, nỗ lực trung bình
6 Thái độ tích cực, cởi mở, không
ngại khó ngại khổ, tinh thần tự học
hỏi cao
Thái độ tiêu cực, không nỗ lực vượt khó, không chịu học hỏi, tự hoàn thiện năng lực
Nguồn tin: Doanh nhân 360
Trang 33c) Một số nhược điểm mà người lao động Việt Nam cần khắc phục:
Theo kết quả nghiên cứu đánh giá nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa Việt Nam) người lao động Việt Nam có những nhược điểm sau:
3 Sức khỏe hạn chế, nhất là độ bền, dẻo dai thấp, chưa quen trải qua cường
3 Hiểu biết chưa đủ sâu, rộng, trình độ chuyên môn còn yếu
3 Làm việc thiếu nghiêm túc, tác phong công nghiệp kém
3 Nhiều thói quen xấu như: hay dòm ngó, ghen tỵ, đố kỵ, cản phá nhau,
dựa dẫm nhau, thụ động, tự do, tùy tiện
3.1.2 Thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh năm 2009
Ngày 14/1/2009, Trung tâm Giới thiệu việc làm TPHCM công bố thông tin dự báo nhu cầu tuyển dụng lao động năm 2009 dựa trên khảo sát tuyển dụng của trên 5.000 doanh nghiệp Ông Trần Anh Tuấn, phó giám đốc trung tâm, cho biết 8 nhóm ngành nghề dưới đây dự báo có nhu cầu tuyển lao động nhiều nhất, chiếm 70% trong tổng số 280 000 nhu cầu lao động 2009
1 Marketing: Cần trên 30.000 lao động; trình độ từ sơ cấp nghề đến đại học; chủ
yếu ở các lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ Xu hướng tuyển dụng đòi hỏi cao ở người lao động sự nhanh nhẹn, sáng tạo, am hiểu thị trường, ngành hàng, sản phẩm
2 Tư vấn: Cần khoảng 10.000 lao động thuộc lĩnh vực kinh tế, xã hội, pháp luật,
giáo dục – việc làm, y tế cộng đồng, dịch vụ nông lâm, ngư nghiệp
3 Quản lý kinh tế - nhân sự - hành chính: Cần khoảng 18.000 đến 20.000 lao
động Tiêu chí tuyển dụng đòi hỏi cao về kỹ năng xây dựng chiến lược, dự báo các thay đổi về công nghệ, kỹ thuật, nguồn nhan lực và am hiểu về hệ thống pháp luật
4 Giáo viên: Dự kiến cần trên 10.000 người, có nhiều chính sách ưu đãi đối với
Trang 345 Công nghệ thông tin: Cần từ 10.000 chuyên viên đến 12.000 chuyên viên công
nghệ thông tin, lập trình viên, phân tích hệ thống, bảo mật thông tin, quản lý mạng
6 Kỹ thuật điện – điện – điện tử - điện lạnh – hóa chất: dự kiến cần 20 000 kỹ
sư, kỹ thuật viên
7 Công nhân kỹ thuật lành nghề: Nhu cầu tuyển dụng cao, dự kiến trên 30.000
người ở các lĩnh vực như GTVT, viễn thông, xây dựng, công nghiệp, gia công chế
biến lương thực thực phẩm, nông –lâm, hải sản, dệt – da - may
8 Dịch vụ và phục vụ: Cần từ 50.000 đến 70.000 người, tập trung vào các lĩnh
vực: bảo trì, sửa chữa thiết bị công nghiệp, điện, sản phẩm gia dụng và phục vụ ăn
uống, giải trí, thẩm mỹ, dịch vụ nhà, xưởng, gia đình, dịch vụ chăm sóc khách hàng,
môi giới mua, bán, tiêu thụ sản phẩm
Bảng 3.2 Dự Báo Nhu Cầu Lao Động Năm 2009
Nguồn: Trung tâm giới thiệu việc làm TP.HCM
Trang 35Hình 3.1 Nhu Cầu Tuyển Dụng Lao Động Năm 2009
Nguồn: Trung tâm giới thiệu việc làm TP.HCM
3.1.2 Khái niệm chất lượng cuộc sống
Chất lượng cuộc sống là khái niệm rộng và phức tạp, nó được thể hiện qua hàng loạt các nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người được đáp ứng đến mức cao nhất ( http://vi.wikipedia.org)
a) Khái niệm nhu cầu
Nhu cầu được xem là một hiện tượng phức tạp, đa diện, đặc trưng của mọi sinh vật nhu cầu là tính chất của cơ thể sống, biểu hiện trạng thái thiếu hụt của chính cá thể
đó và do đó phân biệt nó với môi trường sống Nhu cầu tối thiểu nhất, hay còn gọi là nhu yếu tuyệt đối đã được thành lập qua quá trình lâu dài tồn tại, phát triển và tiến hóa
Theo Philip Kotler, (2005): nhu cầu là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận được
Chính tính đa dạng của đối tượng tạo nên sự vô hạn của nhu cầu Vậy nhu cầu
có thể có giới hạn hay không? Theo tháp nhu cầu của Maslow thì nhu cầu được chia
thành 5 cấp và sắp xếp từ thấp đến cao :
Tầng 1 : Nhu cầu sinh lý
Tầng 2: Nhu cầu được an toàn , được bảo vệ
Tầng 3: Nhu cầu được giao tiếp , xã hội
Tầng 4 :Như cầu được tôn trọng
Trang 36Maslow cho rằng khi nhu cầu cấp thấp được thỏa mãn thì nhu cầu cấp cao hơn
sẽ xuất hiện Và nhu cầu cũng có giới hạn của nó Chúng ta hiện đang sống trong một thế giới thiếu thốn, có sự cách biệt về giàu nghèo, tài nguyên được phân bổ không công bằng với mọi người Như vậy tạo ra hai loại người:
* Người nắm nhiều tài nguyên (nhiều hơn mức cân bằng)
* Người nắm ít tài nguyên (ít hơn mức cân bằng)
Do đó nhu cầu được tạo ra bởi sự phân bổ không đồng đều tài nguyên Tuy nhiên khi nền kinh tế - khoa học công nghệ phát triển đi đôi với sự tiến bộ xã hội Một nền kinh tế sản xuất lớn, sản phẩm tạo ra đủ để đáp ứng nhu cầu của mọi người, phân phối công bằng, một xã hội nơi mà con người "làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu" (C.Mac) thì mọi nhu cầu của con người sẽ được thõa mãn Vì vậy nhu cầu con người là có giới hạn
b) Cấu trúc nhu cầu
Aristotle đã cho rằng con người có hai loại nhu cầu chính: thể xác và linh hồn
Sự phân loại này mang tính ước lệ lớn nhưng nó ảnh hưởng đến tận thời nay và người
ta quen với việc phân nhu cầu thành "nhu cầu vật chất" và "nhu cầu tinh thần"
Trong số các công trình nghiên cứu hiện đại có thể kể đến kết quả phân loại như:
¾ K Alderfer: tồn tại, quan hệ, nâng cao
¾ D Mc Clelland: thành quả, tham dự, quyền lực
¾ V Tarasenko: tồn tại, phát triển
¾ A Maslow: sinh lý, an toàn, tham dự, (được) công nhận, tự thể hiện
Năm cấp bậc nhu cầu theo phân loại của A Maslow được xếp theo hình bậc thang hay hình chóp kim tự tháp với thứ tự liệt kê như trên thể hiện quan điểm rằng sự thỏa mãn nhu cầu theo thứ tự từ dưới lên Người ta đã chỉ ra rằng thực tế sự thỏa mãn nhu cầu không nhất thiết phải tuân theo quy luật đó
Vậy nhu cầu của con người rất đa dạng và phức tạp, nó bao gồm những nhu cầu sinh lý cơ bản về ăn, mặc, sửi ấm và an toàn tính mạng lẫn những nhu cầu xã hội, về
sự cần thiết gần gũi, uy tín và tình cảm gắn bó, cũng như những nhu cầu cá nhân về tri thức và tự thể hiện mình
Trang 37Theo lý thuyết về Thang bậc nhu cầu (Hierarchy of Needs) của con người của
tác giả Abraham Maslow đã sắp xếp các nhu cầu của con người theo 5 cấp bậc:
- Nhu cầu cơ bản (basic needs)
- Nhu cầu về an toàn (safety needs)
- Nhu cầu về xã hội (social needs)
- Nhu cầu về được quý trọng (esteem needs)
- Nhu cầu được thể hiện mình (self-actualizing needs)
Hình 3.2 Tháp Nhu Cầu của Maslow (5 bậc nhu cầu)
Sau đó, vào những năm 1970 và 1990, sự phân cấp này đã được Maslow hiệu chỉnh thành 7 bậc và cuối cùng là 8 bậc:
- Nhu cầu cơ bản (basic needs)
- Nhu cầu về an toàn (safety needs)
- Nhu cầu về xã hội (social needs)
- Nhu cầu về được quý trọng (esteem needs)
- Nhu cầu về nhận thức (cognitive needs)
Trang 38- Nhu cầu về thẩm mỹ (aesthetic needs)
- Nhu cầu được thể hiện mình (self-actualizing needs)
- Sự siêu nghiệm (transcendence)
Hình 3.3 Tháp 8 Bậc Nhu Cầu của Maslow
Mặt khác, theo kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam của Tổng Cục Thống Kê năm 2004, khảo sát đã căn cứ một số chỉ tiêu cụ thể: nhân khẩu học, giáo dục, y tế chăm sóc sức khỏe, lao động và việc làm, thu nhập, chi tiêu, nhà ở-tiện nghi-
đồ dùng lâu bền,…
Kế thừa thành quả từ các nghiên cứu trên, trong bài viết này, tôi chỉ sử dụng phiên bản 5 bậc để phân tích và giải thích chất lượng cuộc sống người lao động Với các chỉ tiêu đánh giá:
1 Nhu cầu cơ bản (basic needs): Nhu cầu cơ bản còn được gọi là nhu cầu của cơ
thể (body needs) hoặc nhu cầu sinh lý (physiological needs), bao gồm các nhu cầu cơ
Trang 39bản của con người như ăn, uống, ngủ, không khí để thở, các nhu cầu làm cho con người thoải mái,…đây là những nhu cầu cơ bản nhất và mạnh nhất của con người Maslow cho rằng, những nhu cầu ở mức độ cao hơn sẽ không xuất hiện trừ khi những nhu cầu cơ bản này được thỏa mãn và những nhu cầu cơ bản này sẽ chế ngự, hối thúc, giục giã một người hành động khi nhu cầu này chưa đạt được Nhu cầu cơ bản là nền tảng của hệ thống phân cấp nhu cầu, và được ưu tiên hàng đầu Nhu cầu cơ bản bao gồm:
¾ Thời gian làm việc trung bình mỗi ngày
¾ Thu nhập
¾ Chi phí lương thực, thực phẩm cho đời sống
¾ Chi phí may mặc, quần áo
¾ Chi phí điện, nước
¾ Chi phí thiết bị, đồ dùng
¾ Chi tiêu cho việc đi lại
¾ Chi phí nhà ở
¾ Loại nước sử dụng (nước máy, nước giếng, nước sông, nước ao hồ)
¾ Tiện nghi, đồ dùng lâu bền (xe đạp, xe máy, TV, tủ lạnh)
Các nhu cầu này cấn được đáp ứng tối thiểu để duy trì sự sống Trong hình kim
tự tháp, chúng ta thấy những nhu cầu này được xếp vào bậc thấp nhất: bậc cơ bản nhất
2 Nhu cầu về an toàn (safety needs): Khi con người đã được đáp ứng các nhu
cầu cơ bản, tức các nhu cầu này không còn điều khiển suy nghĩ và hành động của họ nữa, họ sẽ cần gì tiếp theo? Khi đó các nhu cầu về an toàn, an ninh sẽ bắt đầu được kích hoạt Nhu cầu an toàn và an ninh này thể hiện trong cả thể chất lẫn tinh thần, bao
Trang 403 Nhu cầu xã hội (social needs): Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu mong
muốn thuộc về một bộ phận, một tổ chức nào đó (belonging needs) hoặc nhu cầu về tình cảm, tình thương (needs of love) Nhu cầu này thể hiện qua quá trình giao tiếp như việc tìm kiếm, kết bạn, tìm người yêu, lập gia đình, tham gia một cộng đồng nào
đó, làm việc, vui chơi, giải trí, tham gia các câu lạc bộ đội, nhóm…
¾ Nghề nghiệp
¾ Thường xuyên gặp gỡ bạn bè, giao lưu, kết bạn
¾ Tổ chức các chuyến du lịch, vui chơi-giải trí
4 Nhu cầu được quý trọng (esteem needs): Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu
tự trọng (self esteem needs) vì nó thể hiện 2 cấp độ: nhu cầu được người khác quý mến, nể trọng thông qua các thành quả của bản thân, và nhu cầu cảm nhận, quý trọng chính bản thân, danh tiếng của mình, có lòng tự trọng, sự tự tin vào khả năng của bản thân
¾ Ý định chuyển đổi nghề nghiệp
5 Nhu cầu được thể hiện mình (self-actualizing needs): đây chính là nhu cầu
được sử dụng hết khả năng, tiềm năng của mình để tự khẳng định mình, để làm việc, đạt các thành quả trong xã hội Đó chính là việc đi tìm kiếm các cách thức mà năng lực, trí tuệ, khả năng của mình được phát huy và mình cảm thấy hài lòng về nó
¾ Bên cạnh công việc hiện tại, người lao động tham gia các khóa học nâng cao kiến thức, tạo cơ hội tìm việc làm có thu nhập cao trong tương lai
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu
a Thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập số liệu thứ cấp từ các buổi hội thảo, website, các sách báo, các bài báo cáo có liên quan và các đề tài của các anh chị khóa trước…
b Thu thập số liệu sơ cấp:
Việc thu thập số liệu sơ cấp bao gồm các nguồn như sau:
Phương pháp phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi với đối tượng phỏng vấn là người lao động trú tại phường Linh Trung, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh
Nội dung phỏng vấn gồm các chỉ tiêu đo lường mức sống cua người lao động
Xác định kích cỡ mẫu