Hiện phường Tam Phú đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng, cùng với sức ép của việc gia tăng dân số nhanh; khả năng cung cấp của các hệ thống đã vượt ngưỡng th
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NƯỚC SINH HOẠT CỦA NGƯỜI
DÂN PHƯỜNG TAM PHÚ, QUẬN THỦ ĐỨC,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
PHẠM VIỆT TUÂN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM
Thành Phố Hồ Chí Minh Tháng 7/2009
Trang 2Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiêp đại học khoa kinh tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NƯỚC SINH HOẠT CỦA NGƯỜI DÂN PHƯỜNG TAM PHÚ, QUẬN THỦ ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” do PHẠM VIỆT TUÂN, sinh viên khóa 31, ngành KINH TẾ NÔNG LÂM, đã bảo vệ thành công trước hội đồng ngày _
ThS NGUYỄN DUYÊN LINH
Người hướng dẫn,
Ngày tháng năm 2009
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo
Ngày tháng năm 2009 Ngày tháng năm 2009
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Qua thời gian hơn 3 tháng (01/03-20/6/2009) thực hiện đề tài “Hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt của người dân Phường Tam Phú quận Thủ Đức Thành Phố
Hồ Chí Minh” cũng đã hoàn tất Để đạt được kết quả này, cùng với sự cố gắng của
bản thân thì tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của rất nhiều đơn vị cũng như các
cá nhân Tôi vô cùng cảm ơn những sự giúp đỡ đó
Trước hết, tôi kính gởi lời cảm ơn đến:
- Cha, mẹ tôi đã sinh ra tôi và nuôi dưỡng tôi lớn lên với bao nhiêu vất vả để tôi
có được ngày hôm nay
- Tập thể giảng viên của Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh nói chung và các thầy cô trong khoa kinh tế nói riêng, đã truyền đạt cho tôi rất nhiều kiến thức bổ ích góp phần giúp tôi thực hiện đề tài này
- Th.S Nguyễn Duyên Linh người đã tận tình chỉ dạy để tôi hoàn thành đề tài này
- Các cô chú anh chị đang công tác tại Ủy ban phường Tam Phú , các cô chú ở trạm cung cấp nước Tam Phú 1, Tam Phú 2, Công ty cổ phần cấp nước Thủ Đức và toàn bộ bà con phường Tam Phú đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu thứ cấp
và sơ cấp
- Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị khóa trước và những người bạn
đã giúp đỡ để tôi thực hiện đề tài này
Xin chân thành cảm ơn!
TP.HCM, ngày…tháng…năm 2009
Sinh Viên
Phạm Việt Tuân
Trang 4NỘI DUNG TÓM TẮT
PHẠM VIỆT TUÂN Tháng 7 năm 2009 “Hiện Trạng Sử Dụng Nước Sinh Hoạt Của Người Dân Phường Tam Phú Quận Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh”
PHAM VIET TUAN JULY 2009 “Current Use of Domestis Water of People in Tam Phu Commune, Thu Duc District, Ho Chi Minh City”
Tam Phú là một phường trung tâm của quận Thủ Đức, một quận nằm ở ngoại thành của TP Hồ Chí Minh, có tốc độ đô thị hóa nhanh, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao; nhưng bên cạnh đó mặt trái của quá trình đô thị hóa đã có tác động không nhỏ tới nguồn nước Hiện phường Tam Phú đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng, cùng với sức ép của việc gia tăng dân số nhanh; khả năng cung cấp của các hệ thống đã vượt ngưỡng thì nhu cầu về nước sạch cho sinh hoạt lại càng trở nên cấp thiết Bên cạnh đó việc gia tăng khai thác nước ngầm một cách tự phát, thiếu sự quản lý đã góp phần làm suy giảm tài nguyên nước và làm hạn chế khả năng đáp ứng nhu cầu về nước sạch của người dân
Khóa luận tìm hiểu về hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt của người dân tại phường Tam Phú được tiến hành trên cơ sở phân tích số liệu điều tra thực tế 70 hộ gia đình và các công ty, trạm cấp nước trên địa bàn phường
Mục tiêu nghiên cứu bao gồm các nội dung sau:
- Hiện trạng cung nước máy tại địa phương
- Nhu cầu về nước máy và các nguồn nước người dân đang sử dụng
- Tìm hiểu nguyên nhân gây thiếu nước tại địa phương
- Đưa ra những giải pháp và kiến nghị đối với ban quản lý các công ty, trạm nước, chính quyền địa phương
Kết quả điều tra cho thấy: Thực trạng cung cấp nước ở địa phương tuy còn nhiều thiếu xót nhưng đã nỗ lực hết sức để phục vụ cho nhu cầu của người dân
Trang 5MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1U
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu của khóa luận 3
1.3.1 Phạm vi nghiên cứu 3
1.3.2 Đối tượng nghiên cứu 3
1.4 Cấu trúc của khóa luận 3
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 5
2.1 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan 5
2.2 Đặc điểm tổng quát của địa bàn nghiên cứu 6
2.2.1 Điều kiện tự nhiên 6
2.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 9
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16U 3.1 Cơ sở lý luận 16
3.1.1 Tầm quan trọng của nước đối với sự sống trong môi trường sinh thái 16
3.1.2 Các khái niệm 16
3.1.3 Sự cần thiết phải bảo vệ nguồn nước 17
3.1.4 Chất lượng nước sinh hoạt và sức khỏe của con người 18
3.1.5 Khái niệm chung về ô nhiễm nước 18
3.1.6 Chỉ tiêu đánh giá về chất lượng môi trường nước tại Việt Nam 20
3.1.7 Tác động của nước ô nhiễm đến sức khỏe của người dân 22
3.1.8 Nhu cầu về nước và vấn đề thiếu nước hiện nay 22
3.1.9 Nguyên nhân gây thiếu nước và biện pháp bảo vệ nguồn nước 23
3.2 Phương pháp nghiên cứu 24
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 24
3.2.2 Chỉ tiêu phân tích 25
3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 25
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 26
Trang 64.1 Tổng quan về nhóm hộ điều tra 26
4.1.1 Trình độ học vấn 26
4.1.2 Quy mô hộ dân 27
4.1.3 Thu nhập và chi phí bình quân 1 năm của hộ điều tra 27
4.1.4 Giá nước sinh hoạt 31
4.2 Tình hình sử dụng nước của nhóm hộ điều tra 32
4.2.1 Nguồn nước sử dụng trong sinh hoạt của nhóm hộ mẫu 32
4.2.2 Lượng nước sử dụng trung bình các hộ sử dụng nước máy (lít/người/ngày) .33
4.2.3 Cách thức sử dụng nước máy của các hộ (lít/người/ngày) 35
4.2.4 Mục đích sử dụng nước sinh hoạt của người dân 36
4.3 Nhận thức của người dân về nguồn nước tại địa phương 36
4.3.1 Nhận thức của người dân về nguồn nước đang sử dụng 36
4.4 Hiện trạng cung cấp nước sinh hoạt tại phường 40
4.4.1 Hiện trạng cung nước tại địa phương 40
4.4.2 Doanh thu hàng tháng của đơn vị cung cấp nước 41
4.4.3 Tình trạng thiếu nước 43
4.5 Nhu cầu nước sinh hoạt 43
4.6 Mức sẵn lòng chi trả cho việc cải thiện chất lượng nước sinh hoạt 44
4.7 Vai trò quản lý của nhà nước đối với nguồn nước tại phường 44
4.7.1 Tổ chức quản lý nguồn nước mặt 44
4.7.2 Các chương trình tác động đến ý thức người dân 44
4.8 Giải pháp bảo vệ và đảm bảo nguồn nước 45
4.8.1 Mục tiêu 45
4.8.2 Giải pháp 45
4.8.3 Giải pháp mở rộng mạng lưới đường ống 46
4.8.4 Giải pháp về quản lý 47
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 49
5.1 Kết luận 49
5.2 Đề nghị 50
5.2.1 Đối với chính quyền địa phương 50
Trang 75.2.2 Đối với ban quản lý các trạm cấp nước 50 5.2.3 Đối với người dân 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO 52
DANH MỤC VIẾT TẮT
Trang 8TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TN&MT Tài Nguyên và Môi Trường BVTV Bảo vệ thực vật
UBND Uỷ ban nhân dân
NT & VSMT Nông thôn và vệ sinh môi trường
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang 9Trang Bảng 2.1 Tình hình phân lớp theo thu nhập của người dân phường Tam Phú
năm 2008 11
Bảng 2.2 Số Học Sinh Và Phòng Học Trong Toàn Phường Năm 2007 .11
Bảng 2.3 Hiện Trạng Chất Lượng Giếng Khoan Trên Dịa Bàn Phường 14
Bảng 3.1 Một Số Tiêu Chuẩn Chất Lượng Nước Ăn Uống, Sinh Hoạt Đối Với Khu Đô Thị Nhỏ Và Nông Thôn Theo Quy Định 505 BYT/QĐ của Bộ Y Tế .21
Bảng 3.2 Một Số Trị Số Tiêu Chuẩn Chất Lượng Nước Mặt .22
Bảng 4.1 Trình Độ Học Vấn của Các Hộ Được Phỏng Vấn 26
Bảng 4.2 Quy Mô Hộ Dân Theo Nhân Khẩu của Các Hộ Điều Tra .27
Bảng 4.3 Thu Nhập Bình Quân Đầu Người Của Các Hộ Điều Tra trong Năm 2008 28
Bảng 4.4 Các Nguồn Thu Chính .29
Bảng 4.5 Cơ Cấu Chi Phí Của Nhóm Hộ Được Điều Tra 30
Bảng 4.6 Các Nguồn Nước Chính Người Dân Sử Dụng 32
Bảng 4.7 Tình Hình Sử Dụng Nước Sinh Hoạt của Nhóm Hộ Mẫu 33
Bảng 4.8 Tình Hình Sử Dụng các Nguồn Nước trong Sinh Hoạt của Các Hộ Dân trong phường, tính Theo Mẫu Điều Tra .35
Bảng 4.9 Tổng Số Ca Bệnh Liên Quan Đến Chất Lượng Nước Qua Các Năm 2006-2008 37
Bảng 4.10 Đánh Giá của Người Dân Về Nguồn Nước Trạm Đang Sử Dụng .37
Bảng 4.11 Đánh Giá của Người Dân Về Nguồn Nước Máy Đang Sử Dụng 38
Bảng 4.12 Chất Lượng Mẫu Nước Trạm Và Nước Máy 39
Bảng 4.13 Nhận Thức của Người Dân Về Nước Sạch 40
Bảng 4.14 Giá Và Định Mức Tiêu Thụ Nước Năm 2008 41
Bảng 4.15 Tỷ Lệ Thất Thóat Nước Trạm Và Nước Máy Qua Các Năm 2003-2008 42
Bảng 4.16 Giải Pháp Mở Rộng Mạng Lưới Đường ống Cung Cấp Nước Cho Người Dân ở từng khu phố 46
Bảng 4.17 Giải Pháp Tăng Số Lần Kiểm Tra Sửa Chữa Định Kỳ Hệ Thống Đường Ống 48
Trang 11DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Bản Đồ Vị Trí Địa Lý phường Tam Phú 7
Hình 2.2 Biểu Đồ Gia Tăng Dân Số Qua Các Năm 2005-2008 10
Hình 2.3 Sơ Đồ Mạng Lưới Đường Ống Cung Cấp Nước Tại Phường Tam Phú 12
Hình 2.4 Biểu Đồ Cơ Cấu Sử Dụng Nước Của Người Dân Phường 13
Hình 2.5 Biểu Đồ So Sánh Công Suất Thiết Kế Và Công Suất Tiêu Thụ Qua 2 Năm 2007-2008 14
Hình 3.1 Tác Động của Hóa Chất BVTV Đến Môi Trường 20
Hình 4.1 Biểu Đồ Thể Hiện Mối Quan Hệ Giữa Khối Lượng Nước Tiêu Thụ Của Hộ Dân So Với Thu Nhập Hàng Tháng 29
Hình 4.2 Biểu Đồ Thể Hiện Tỷ Lệ Chi Phí Cho Việc Sử Dụng Nước Trong Tổng Chi Phí Mỗi Năm 30
Hình 4.3 Biểu Đồ Phân Bố giữa Giá và Khối Lượng Nước Sạch Tiêu Thụ 31
Hình 4.4 Biểu Đồ Lượng Nước Trạm, Nước Máy Được Sử Dụng Trung Bình của Nhóm Hộ Mẫu ở Các Khu Phố 34
Hình 4.5 Sơ Đồ Quy Trình Xử Lý Nước Trạm Và Nước Máy 41
Hình 4.6 Sơ Đồ Mạng Lưới Đường ống Mở Rộng 47
Trang 12
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Bảng câu hỏi Phụ lục 2 Tiêu chuẩn vệ sinh đối với chất lượng nước ăn uống về phương diện vật lý
và hóa học theo quyết định số 505 BYT/QĐ của Bộ Y Tế Phụ lục 3: Tiêu chuẩn vệ sinh đối với nước ăn uống về phương diện vi khuẩn và sinh vật theo quyết định số 505 BYT/QĐ của Bộ Y Tế .Phụ lục 4 Danh sách và địa chỉ người được phỏng vấn
Trang 13số thì mức độ ô nhiễm nước cũng tăng lên theo tỉ lệ thuận do chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt chưa được xử lý đã thải trực tiếp ra môi trường làm cho nguồn nước
tự nhiên ngày càng cạn kiệt và ô nhiễm Bởi vậy các tp, các trung tâm đô thị, khu công nghiệp, nơi tập trung dân cư đông dần dần được đầu tư phát triển các hệ thống cung cấp và xử lý nước phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân
Tại Việt Nam, tài nguyên nước chỉ có hạn và hiện đang chịu một sức ép nghiêm trọng trước tình trạng ô nhiễm và sử dụng nước quá mức cho phép diễn ra tràn lan Đây là hậu quả tổng hợp của các yếu tố như sự bùng phát về dân số, các hoạt động kinh tế gia tăng và công tác quản lý chưa thoả đáng Ngoài ra, mức chênh lệch về khả năng tiếp cận với nước giữa các tỉnh/thành đã trở nên rõ rệt hơn Tỷ lệ hộ được tiếp
Trang 14cận với nước sạch ở khu vực thành thị là 78%, trong khi đó tỷ lệ này ở khu vực nông
thôn chỉ có 44%
Thủ Đức là một quận có tốc độ đô thị hoá nhanh, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng hiện nay vẫn còn tình trạng các hộ ở một số phường vẫn chưa tiếp cận được nguồn nước sạch từ các hệ thống cung cấp Do đó trong quá trình khai thác và sử dụng đang đặt ra một số vấn đề như: chất lượng nguồn nước, lượng khai thác, nhu cầu và khả năng cung cấp, vấn đề ô nhiễm nguồn nước… Từ thực tế trên được sự đồng ý của khoa Kinh Tế Trường Đại Học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh, sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Duyên Linh, và sự chấp thuận của UBND phường Tam Phú quận Thủ Đức TP
Hồ Chí Minh cũng như sự giúp đỡ của ban quản lý trạm cấp nước Tam Phú 1 và 2,
công ty cp nước Thủ Đức chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Hiện Trạng Sử
Dụng Nước Sinh Hoạt Của Người Dân Phường Tam Phú, Quận Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh” Đề tài được thực hiện sẽ phản ánh được hiện trạng cung ứng
nước tại địa phương cũng như thấy được nhu cầu về nước sinh hoạt và nước sạch của người dân tại phường, qua đó tập trung nghiên cứu về nhu cầu và khả năng đáp ứng về nước sạch của các hệ thống trong giai đoạn hiện nay giúp cho các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương thấy được thực trạng và qua đó thực hiện vai trò của mình trong việc giải quyết nhu cầu về nước cho người dân tại địa phương Từ đó có kiến nghị để cải thiện tình hình thiếu nước sạch cho sinh hoạt và những định hướng để đáp ứng nhu
cầu nước sinh hoạt cho người dân; đồng thời sử dụng nguồn nước một cách bền vững 1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt của người dân phường Tam Phú, quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
+ Tìm hiểu và phản ánh đúng thực trạng cung ứng nước tại địa phương
+ Đánh giá khả năng cung cấp của các hệ thống cung cấp nước sạch cho sinh hoạt so với nhu cầu
+ Tìm hiểu về nhu cầu nước máy của người dân đối với việc có được nguồn nước sạch đảm bảo nhu cầu hàng ngày của người dân
Trang 15Tìm hiểu về tình hình thu nhập của người dân cũng như chi tiêu cho việc sử dụng nước, qua đó thấy được mối liên hệ giữa chi phí cho việc sử dụng nước, việc cung ứng nước, và chất lượng nước được cung ứng tại phường Tam Phú
Đưa ra những giải pháp và kiến nghị để giúp cho việc cung nước được thuận lợi
hơn, đáp ứng nhu cầu về nước sinh hoạt cho người dân tại phường Tam Phú
1.3 Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
1.3.1 Phạm vi nghiên cứu
Không gian: đề tài được thực hiện tại phường Tam Phú quận Thủ Đức TP Hồ Chí Minh
Thời gian: từ tháng 03/2009 đến tháng 06/2009
Đề tài sử dụng số liệu chủ yếu từ năm 2006-2008
1.3.2 Đối tượng nghiên cứu
Quận Thủ Đức là quận ngoại thành, nằm ở phía Đông – Bắc TP Hồ Chí Minh,
có 12 phường đó là: Linh Đông, Linh Tây, Linh Chiểu, Linh Trung, Linh Xuân, Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Tam Phú, Trường Thọ, Bình Chiểu, Bình Thọ, Tam Bình; dân số tính đến nay là khoảng 250.000 người (http//www.Thủ Đức.com.vn)
Phường Tam Phú có vị trí trung tâm địa giới của quận, tiếp giáp với năm phường trong quận là phường Tam Bình, Hiệp Bình Phước, Hiệp Bình Chánh, Linh Đông, Linh Tây và xã An Bình huyện Dĩ An tỉnh Bình Dương Với dân số khoảng 16.398 người phân bố ở 5 khu phố (nguồn: UBND phường Tam Phú 2006)
1.4 Cấu trúc của khóa luận
Chương1: Mở đầu Chương này nêu lên lý do của việc chọn vấn đề nghiên cứu, mục
tiêu cũng như phạm vi của đề tài
Chương 2: Tổng quan Mô tả tổng quan về một số nghiên cứu và tài liệu có liên quan
đến vấn để sử dụng, cung cấp và quản lý tài nguyên nước; tổng quan về địa bàn nghiên cứu bao gồm đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu Phần nội dung nghiên cứu trình
bày các khái niệm cơ bản: như thế nào là nước sạch, nước tương đối sạch, nước sinh hoạt, ô nhiễm nguồn nước; tầm quan trọng của nước đối với môi trường sinh thái; phân loại và phân bố nguồn nước trong tự nhiên; tình hình sử dụng nước trên địa bàn phường Tam Phú Về phần phương pháp nghiên cứu trình bày chi tiết được sử dụng
Trang 16trong đề tài gồm phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, số liệu sơ cấp, phương pháp thống kê mô tả
Chương 4: Kết quả và thảo luận Phần này nêu lên đặc điểm tài nguyên nước của
phường Tam Phú, các hệ thống cung cấp, các nguồn nước đang sử dụng của nhân dân, các biện pháp nhằm bảo vệ, cung cấp và sử dụng nguồn nước một cách bền vững
Chương 5: Kết luận và kiến nghị Tóm tắt thực trạng khai thác, sử dụng nước sinh
hoạt của phường Tam Phú và một số kiến nghị
Trang 17CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan
Để tiến hành đề tài này chúng tôi đã tham khảo nhiều tài liệu có liên quan chính
là những nghiên cứu tương tự đã được thực hiện trước đó, bao gồm những đề tài liên quan và nội dung như sau:
Thứ nhất theo nghiên cứu của Đỗ Hòang Vân, 2007 nói về “Thực Trạng Cung – Cầu Nước Sinh Hoạt Tại Xã Phước Chỉ Huyện Trảng Bàng Tỉnh Tây Ninh” Nghiên cứu này nói về mục tiêu tìm hiểu thực trạng cung – cầu nước sinh hoạt tại địa phương, những bất cập trong công tác cung cấp nước và mức sẵn lòng chi trả cho viêc sử dụng nước sạch Số hộ phỏng vấn là 70 hộ trên địa bàn 5 ấp tại xã Phước Chỉ huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh
Thứ hai theo nghiên cứu của Võ Ngàn Thơ, 2004 nói về “Hiện Trạng Nước Sinh Hoạt Phường Long Phước Quận 9 TPHCM”.Nghiên cứu này được tiến hành với các mục tiêu như: tìm hiểu chung về hộ dân, hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt, nhu cầu và ý thức về bảo vệ môi trường của người dân, nhận thức nguyện vọng của người dân về nguồn nước sạch, tác động của nhà nước từ đó đề xuất giải pháp để cải thiện chất lượng nước sinh hoạt, tăng lượng nước cung cấp cho sinh hoạt Số hộ tiến hành phỏng vấn là 75 hộ trên địa bàn của 5 ấp tại phường Long Phước
Thứ ba theo nghiên cứu của Mai Thế Dinh, 2005 “Nghiên Cứu Nhu Cầu Nước Sinh Hoạt Địa Bàn Khu Vực Đất Đỏ Huyện Đất Đỏ Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu”.Đề tài này chủ yếu nghiên cứu về nhu cầu nước sinh hoạt tại địa phương và sử dụng phương pháp mô tả thống kê, dự báo đường cầu về nước, ước lượng nhu cầu nước sinh hoạt của người dân, phân tích hồi quy, xây dựng phương trình đường cầu về nước sinh hoạt
Trang 18
Thứ năm là nghiên cứu của Phạm Thị Thảo,2008 “ Đánh Giá Hiện Trạng Cung Cấp, Sử Dụng Nước Sinh Hoạt Trên Địa Bàn Quận Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh” Đề tài này chủ yếu nghiên cứu về nhu cầu nước sinh hoạt tại địa phương và sử dụng phương pháp mô tả thống kê, dự báo đường cầu về nước, ước lượng nhu cầu nước sinh hoạt của người dân, phân tích hồi quy, xây dựng phương trình đường cầu về nước sinh hoạt
Cuối cùng là theo như nghiên cứu của Nguyễn Thị Yến, 2006 “Đánh Giá Hiện Trạng Nước Sinh Hoạt tại Xã Giao Hòa Huyện Châu Thành Tỉnh Bến Tre” Đề tài được tiến hành trên cơ sở phỏng vấn 60 hộ nông dân trong địa bàn của 4 ấp và thu thập những thông tin chủ yếu như sau: tổng quan về hộ dân, hiện trạng sử dụng nước và nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của người dân, tình hình vệ sinh và ý thức của người dân đối với nguồn nước ở địa phương, những yếu tố tác động đến việc cung cấp và phân phối nguồn nước, ảnh hưởng của nguồn nước tới các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của người dân từ đó phản ánh những mặt tích cực và hạn chê, đề xuất giải pháp
Từ những tài liệu nghiên cứu ở trên cùng với thực trạng nước sinh hoạt tại địa phương chúng tôi tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài “Hiện Trạng Sử Dụng Nước Sinh Hoạt Của Người Dân Phường Tam Phú quận Thủ Đức Thành Phố Hồ Chí Minh” Nội dung của đề tài này cũng có những phần nghiên cứu tương tự các đề tài trên nhưng đi sâu hơn vào vấn đề sử dụng nước sinh hoạt, phân tích và so sánh chi phí của 2 nhóm hộ cũng như lượng nước sử dụng bình quân 1 ngày của nhóm hộ sử dụng nước máy, khả năng cung ứng nước của các công ty, trạm nước trên địa bàn phường
2.2 Đặc điểm tổng quát của địa bàn nghiên cứu
2.2.1 Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Phường Tam Phú có vị trí trung tâm địa giới của quận, tiếp giáp với năm phường trong quận là phường Tam Bình, Hiệp Bình Phước, Hiệp Bình Chánh, Linh Đông, Linh Tây và xã An Bình huyện Dĩ An tỉnh Bình Dương Phường Tam Phú được chuyển từ toàn bộ xã Tam Phú cũ thành lập phường Tam Phú từ ngày 01/04/1997 Phường có diện tích 308,51 ha
Trang 19Hình 2.1 Bản Đồ Vị Trí Địa Lý phường Tam Phú
Nguồn: http//www.Thủ Đức.com.vn Phường Tam Phú nằm trung tâm quận giáp với tỉnh Bình Dương và 5 phường khác
Ranh giới địa lý của quận giáp với:
- Phía Đông: giáp phường Linh Tây, Linh Đông
- Phía Tây: giáp phường Hiệp Bình Chánh
- Phía Nam: giáp phường Hiệp Bình Phước
- Phía Bắc: giáp phường Tam Bình và huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương
b) Địa hình
Phường có địa hình vùng thấp có độ cao từ 0,6→1,5m, chiếm tỷ trọng 53% diện tích tòan phường Vùng thấp có thành phần chủ yếu là bùn sét, cường độ chịu lực thấp hơn vùng gò < 1,5kg/cm2, vùng thấp thuận lợi cho xây dựng nhà vườn, phát triển cây kiểng
c) Thổ nhưỡng
Địa bàn phường Tam Phú có 2 loại đất chính:
- Đất xám: có diện tích khoảng 128 ha chiếm tỷ trọng 41,49%, phân bố chủ yếu
ở các khu phố 2, 3, 5 một phần của khu phố 4
- Đất phèn phát triển: 182 ha chiếm tỷ trọng 58.51%, phân bố chủ yếu ở các khu phố 1, khu phố 2, khu phố 4 và một phần ở khu phố 3, khu phố 5
Trang 20d) Khí hậu và thời tiết
Với những đặc điểm tổng quát về vị trí địa lý cho thấy khí hậu của phường Tam Phú là một bộ phận của khí hậu TP Hồ Chí Minh - nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có hai mùa (mưa, khô) với đặc điểm:
- Mùa mưa: tương ứng với mùa gió Tây Nam, từ tháng 5 tới tháng 10
- Mùa khô: tương ứng với mùa gió Đông Bắc, từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau
Chế độ nhiệt: Thừa hưởng một số chế độ bức xạ phong phú và ổn định, nhiệt
độ của TP tương đối cao và ít biến đổi qua các tháng trong năm (không có mùa đông lạnh) Nhiệt độ trung bình/ngày trong các tháng lạnh nhất trong năm cũng luôn trên
200C Tháng nóng nhất là tháng 4 và nhiệt độ trung bình với suất bảo đảm 50%, đạt đến 290C Tháng lạnh nhất là tháng 12, nhiệt độ trung bình cũng đạt đến 25,50C Biên
độ nhiệt độ trung bình/năm chỉ khoảng 3,50C Đặc điểm về nhiệt độ không khí ở TP khá ổn định, phù hợp với quy luật biến thiên trong năm của nhiệt độ vùng nhiệt đới
Độ ẩm không khí: Sự phân mùa theo cán cân ẩm cũng được thể hiện theo giá
trị biến thiên năm của độ ẩm không khí, các tháng mùa khô từ 70% – 75% Độ ẩm tương đối thấp nhất vào tháng mùa mưa Độ ẩm tương đối nghịch biến với nhiệt độ cho nên trong ngày khi nhiệt độ đạt đến cực tiểu cũng là lúc độ ẩm tương đối đạt lớn nhất và ngược lại
Chế độ gió: Hướng gió thịnh hành thay đổi rõ rệt theo mùa
- Từ tháng 10 đến tháng 01 năm sau, chủ yếu là gió Bắc, từ tháng 02 đến tháng
4 gió Đông và lệch Đông Nam
- Từ tháng 5 đến tháng 10 gió Tây Nam và Tây, thịnh hành nhất từ tháng 6 đến tháng 9 Tháng 10 tuy còn gió Tây Nam nhưng đã suy yếu dần
Tốc độ gió trung bình lớn nhất xảy ra trong các tháng 6 đến tháng 9 từ 3,7 m/s – 4,5 m/s Từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, tốc độ gió trung bình nhỏ nhất chỉ vào khoảng 2,3 m/s – 2,4 m/s
Đặc điểm mưa: Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, được phân làm hai
gió Tây Nam vào mùa mưa Do tính chất của gió mùa nhiệt đới nên mưa rào đến nhanh và kết thúc nhanh, một ngày thường có 1– 2 trận mưa (mà thường là một trận mưa)
Trang 21- Mùa khô: từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa hầu như không đáng
kể, chiếm từ 3,2% – 6,7% lượng mưa cả năm, có tháng hầu như không mưa
- Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 11, có lượng mưa chiếm từ 93,3% – 96,8% lượng mưa cả năm, có tổng lượng mưa trung bình từ 1300 mm – 1950 mm tùy theo vùng
- Thời gian mưa trong ngày: thời gian mưa thường tập trung vào buổi chiều từ
12 giờ -21 giờ chiếm từ 70% – 85%, trong đó mưa có cường độ cao chủ yếu từ 13 giờ
30 – 19 giờ 30 chiếm từ 55% – 60%
e) Hệ thống thủy văn
Nhìn chung điều kiện thủy văn không thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp Tuy nhiên lại có ý nghĩa cho việc thoát nước
Nước ngầm khá phong phú tuy nhiên hiện tại khu vực vùng gò mực nước ngầm tầng 1
đã bị ô nhiễm, tầng 2 chất lượng nước còn khá tốt đã đáp ứng tốt nhu cầu nước sinh hoạt cho người dân
f) Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên
Về thuận lợi
Phường Tam Phú nằm ở vị trí trung tâm của quận, có các đường giao thông trục chính nối liền các phường khác Phường có các mặt thuận lợi về vị trí địa lý cho việc phát triển kinh tế, khu dân cư mới, các khu dịch vụ, các khu công nghiệp
Về khó khăn
Do địa hình thấp dốc thoải từ hướng Bắc xuống hướng Nam, khu phố 2 địa hình thấp, sông rạch bao quanh nên hay xảy ra tình trạng úng ngập trong những đợt mưa lớn
2.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
a) Tình hình chung về kinh tế
Sản xuất tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ: giá trị tổng sản lượng trong 5 năm qua (từ 2001 đến 2005) là 29,79 tỷ đồng đạt 98% so với chỉ tiêu nghị quyết đề ra , mức tăng trưởng bình quân từ 10-20% Trong 6 tháng đầu năm 2007 đạt 4,911 tỷ (61,4% chỉ tiêu năm)
Nông nghiệp có xu hướng giảm dần diện tích giá trị sản xuất được duy trì qua việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giá trị sản lượng trong 5 năm qua đạt 22,6 tỷ
Trang 22Dân số và mật độ dân số
Dân số toàn phường tính đến 31/12/2008 là:
- Tổng số hộ: 3260 hộ
- Tổng nhân khẩu 16398 người
- Tốc độ tăng dân sô trong năm vừa qua
+ Tăng tự nhiên 1,02%
+ Tăng cơ học 1,62%
Trong đó
Diện KT2 gồm 162 hộ - 515 nhân khẩu
Diện KT3 gồm 367 hộ - 1392 nhân khẩu
Diện KT4 gồm 1342 nhân khẩu
Mật độ dân số 11.314,62 người/km2
Hình 2.2 Biểu Đồ Gia Tăng Dân Số Qua Các Năm 2005-2008
0 5,000
Trang 23d) Phân lớp theo thu nhập
Bảng 2.1 Tình hình phân lớp theo thu nhập của người dân phường Tam Phú năm 2008
Tiểu học 3 1.437THCS 2 1.293PTTH 2 1.493
Nguồn tin: Phòng Thống Kê phường Hoạt động giáo dục và đào tạo của phường tiếp tục nâng cao chất lượng dạy và học, kết quả như sau:
+ Hiện phường có 5 trường mẫu giáo, 7 trường phổ thông với 461 lớp học,
4223 học sinh
+ Thực hiện xã hội hóa giáo dục, trong 5 năm qua, hệ thống mầm non tư thục, dân lập phát triển khá mạnh, góp phần giảm tải cho các trường công lập trên địa bàn
Trang 24f) Y tế
Hiện trên địa bàn phường có 1 trạm y tế, 1 trung tâm Y tế, một trung tâm điều dưỡng người bệnh tâm thần
Năm 2006 phường đã hòan thành tốt 10 chương trình y tế quốc gia do cấp trên giao và
đã vận động hiến máu nhân đạo được 105 ca đạt 105% chỉ tiêu
g) Cơ sở hạ tầng
Về hạ tầng cơ sở trên địa bàn có các tuyến đường chính là Tô Ngọc Vân và đường Tam Bình, các tuyến đường có bề mặt trên 5m đều đã đuợc nhựa hóa, các tuyến đường hẻm trong khu dân cư trên 90% đã được nhựa hóa theo phương thức nhà nước
và nhân dân cùng làm, từ năm 2001 đến nay tòan phường nâng cấp mở rộng được 40 tuyến đường và hẻm (trong đó đường và hẻm chiều rộng trên 3m là 22 công trình, đường hẻm chiều rộng dưới 3m là 10 công trình)
Đến nay các khu đan cư trên địa bàn đã có hệ thống điện lưới quốc gia, có hệ thống cấp nước gồm nước máy và nước sử dụng từ 2 trạm cấp nước nông thôn
Về thóat nước các tuyến đường giao thông đều có xây dựng hệ thống thóat nước, nguồn nước thóat đều được thóat về các rạch Hương Việt, Ông Bông, Rạch Gò Dưa và
đổ ra sông Sài Gòn
h) Tổng quan tình hình cung cấp nước trên địa bàn phường hiện nay
Hình 2.3 Sơ Đồ Mạng Lưới Đường Ống Cung Cấp Nước Tại Phường Tam Phú
Nguồn: Điều tra tổng hợp
Trang 25Từ sơ đồ mạng lưới đường ống cấp nước trên địa bàn phường ta thấy mạng lưới nước trạm và nước máy đã có mặt ở khắp các khu phố nhưng mật độ đường ống không đồng đều, chủ yếu tập trung ở các khu phố 3, 4, 5 và một phần ở khu phố 1 Đặc biệt ở khu phố 2 không có đường ống nước máy mà đường ống nước trạm lại rất thưa
Hình 2.4 Biểu Đồ Cơ Cấu Sử Dụng Nước Của Người Dân Phường
17.68 %
38.18 % 44.12 %
Nguồn: Phòng TN&MT quận Thủ Đức
- Nguồn nước trạm: hiện có 2 trạm với sự đầu tư xây dựng từ nguồn vốn của tổ chức UNICEF, có 38,18% hộ dân sử dụng, được cung cấp chủ yếu cho tấc cả các khu phố, Với công suất trạm Tam Phú 1 là 234.000 m3/năm và trạm Tam Phú 2 184.240 là
m3/năm thủy đài cao 10 mét có dung tích 10m3, vốn đầu tư từ 350 – 450 triệu đồng/trạm
- Nguồn nước máy do công ty cổ phần cung cấp nước Thủ Đức cung cấp: Có 17,68% số hộ sử dụng nước máy, các khu phố có mạng lưới nước máy là: khu phố 1, khu phố 3, khu phố 4 và khu phố 5
- Nguồn nước ngầm từ các giếng khoan gia đình hiện nay còn sử dụng nhiều chủ yếu ở tất cả các khu phố đặc biệt ở khu phố 2 vì mạng lưới nước trạm và nước máy ở đây
còn rất ít
Khả năng lựa chọn nguồn nước phụ thuộc vào những yếu tố như: các nguồn nước có thể tiếp cận và sử dụng được (mạng lưới cung cấp khả năng cung cấp và chất lượng nước giếng của hộ) vị trí địa hình đặc điểm khu dân cư giá cả mức sống và thu nhập của hộ (khả năng kinh tế)
Phường Tam Phú có nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt khá phong phú: với sự hiện diện của 2 trạm nước sạch của trung tâm nước sạch & vệ sinh môi trường nông
Trang 26Hình 2.5 Biểu Đồ So Sánh Công Suất Thiết Kế Và Công Suất Tiêu Thụ Qua 2 Năm 2007-2008
Công suất thiết kế Công suất tiêu thụ 2007
Công suất tiêu thụ 2008
Nguồn: Điều tra tổng hợp Hai trạm nước và công ty nước Thủ Đức trên địa bàn phường đang quá tải do lượng nước cung cấp cho người dân tiêu thụ đều vượt quá công suất thiết kế Tính riêng trong năm 2008 thì trạm Tam Phú 1 với lượng nước tiêu thụ 427,488 m3/năm đã vượt công suất thiết kế là 82,69%, trạm Tam Phú 2 là 64,17% và công ty cổ phần nước Thủ Đức là 93,02%
Ngoài hai nguồn nước trạm và nước máy thì nguồn nước từ giếng khoan cũng được các hộ dân sử dụng rất nhiều (44,12%)
Bảng 2.3 Hiện Trạng Chất Lượng Giếng Khoan Trên Dịa Bàn Phường
Trang 27Lượng giếng khoan trên địa bàn phường là 1.785 giếng, tập trung nhiều nhất tại khu phố 2 bởi vì mạng lưới nước trạm và nước máy ở nơi đây là rẩt thưa hiển nhiên cách lựa chọn của người dân là nguồn nước ngầm tự nhiên
Nguồn nước mưa vẫn chưa bị ô nhiễm bởi các kim loại nặng, Do vậy nước mưa ở thành phố Hồ Chí Minh nói chung vẫn còn nằm trong tiêu chuẩn cho phép về nước sinh hoạt của Việt Nam và của tổ chức thế giới (WHO) Và đây cũng là một nguồn tài nguyên mà thiên nhiên ban tặng, nếu biết cách xử lý các hộ dân có thể tận dụng nguồn nước trên cho sinh hoạt
Tuy nhiên, một số lý do như: địa hình, vị trí hoặc đặc điểm của khu dân cư (qui hoạch giải tỏa ), một số khu vực điều kiện kinh tế khó khăn không có khả năng lắp đặt đồng hồ nước của mạng lưới cung cấp nước sạch nên một số nơi vẫn chưa tiếp cận được nguồn nước sạch và giếng khoan là sự lựa chọn đầu tiên Từ đó xảy ra một nghịch lý là có những khu nằm gần nhà máy nước nhưng lại không có nước máy để sử dụng Vì vậy vấn đề nước sạch cho sinh hoạt là vấn đề cần được quan tâm hiện nay
Các nguy cơ làm cạn kiệt và suy giảm chất lượng tài nguyên nước:
- Hạ tầng cơ sở không đồng bộ: Nhu cầu sử dụng nước chosinh hoạt và sản xuất ngày càng tăng cũng kéo theo tăng nhu cầu giải quyết vấn đề thoát nước Nước thải còn đưa vào môi trường, chủ yếu vào các kênh rạch mà thiếu sự xử lý Bên cạnh
đó, bụi, khói, khí thải giao thông, khí thải công nghiệp và sinh hoạt cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước mặt và khả năng làm hỏng tầng nước ngầm do nước thải thấm qua tầng đất thâm nhập vào tầng nước ngầm là rất lớn
- Khai thác quá mức và sử dụng không hiệu quả: Gia tăng khai thác nước ngầm phục vụ công nghiệp và cấp nước sinh hoạt cho dân cư Phần lớn nguồn nước cấp cho người dân phường là nước ngầm thông qua các trạm cấp nước hoặc giếng tự khoan Hầu hết nước sản xuất công nghiệp đều từ nước ngầm mức khai thác khó kiểm soát Lượng bổ cập từ nước mưa trong lưu vực ngày càng ít do mất dần bề mặt thấm nước Phần lớn đất nông nghiệp – lâm nghiệp phía gò bồi ở Bình Dương và Bắc phường Tam Phú đã chuyển thành đất công nghiệp, giao thông và đô thị
Do đó trong quá trình khai thác và sử dụng nước nói chung, nước sinh hoạt nói riêng cần phải có ý thức sử dụng hợp lý và có ý thức bảo vệ nguồn nước
Trang 28CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lý luận
3.1.1 Tầm quan trọng của nước đối với sự sống trong môi trường sinh thái
Nước sạch là yếu tố tự nhiên có liên quan trực tiếp đến sự sống trên trái đất Con người mỗi ngày cần 1kg thức ăn, riêng nước uống cần đến 1,38 lít nước/ngày Nước giúp cho con người và động thực vật trao đổi, vận chuyển thức ăn tham gia vào các phản ứng hóa học, các mối liên kết và cấu tạo vào cơ thể Nước cần thiết cho tất cả
vi sinh vật, động vật, thực vật và con người Con người có thể nhịn ăn được lâu ngày nhưng không thể nhịn uống được 2 - 4 ngày Ở đâu có nước thì ở đó đã, đang có hoặc
sẽ có sự sống Nhưng ngược lại ở đâu có sự sống thì tất yếu phải có nước Ngày nay khi xã hội càng phát triển càng văn minh thì nhu cầu nước dùng cho sinh hoạt càng cao, ở các nước phát triển như: Mỹ, Bắc Âu, Nhật Bản thì mỗi người cần 150 lít nước mỗi ngày Ở nước ta hiện nay nước dùng cho sinh hoạt vào khoảng 60-100 lít/người/ngày
Mặt khác, trong cơ thể con người có hơn 65% là nước và đối với người trẻ thì
tỷ lệ này còn cao hơn nữa Khi mất đi từ 6-8% nước, con người có cảm giác mệt mỏi, nếu mất 12% thì sẽ dẫn đến hôn mê và có thể chết Ngoài ra, nước còn cần cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, y tế, giao thông vận tải và phát triển du lịch
3.1.2 Các khái niệm
a) Khái niệm nước máy
Nước máy là nước đã được con người xử lý từ các nguồn nước khác nhau trong
tự nhiên qua quá trình lọc, thanh trùng, khử….để tạo ra nguồn nước sạch không có màu, không mùi, không vị, không có chất tan, vi sinh gây bệnh cho con người
Nước máy được sử dụng trong các hoạt động hàng ngày như ăn, uống, tắm, giặt, rửa thức ăn, rửa chén bát và các hoạt động khác
Trang 29b) Khái niệm nước sạch
Nước sạch là nước trong, không màu, không mùi, không vị, không có tạp chất, không chứa chất tan và vi sinh vật gây bệnh Tuy nhiên trên thực tế nước tự nhiên luôn
có một lượng chất hòa tan và có mức độ ô nhiễm nào đó Do đó, nước được gọi là sạch khi nồng độ các chất trong nước và lượng vi khuẩn hiện diện thấp hơn giới hạn cho phép, đáp ứng các tiêu chuẩn nước sạch
3.1.3 Sự cần thiết phải bảo vệ nguồn nước
Thực trạng tài nguyên nước đang là nguồn báo động đối với mọi quốc gia, nước
ta là một trong những nước mà tình trạng ô nhiễm và suy thoái nguồn nước đang là một vấn đề rất cấp bách và chính vì điều đó nên việc bảo vệ tài nguyên nước được các quốc gia đặc biệt chú trọng
Trên phạm vi toàn cầu, các quốc gia đã bắt đầu các nỗ lực chung nhằm bảo vệ nguồn nước Hội nghị toàn cầu về nước (hội nghị Dubbin) đã được tổ chức tại Iseland
từ ngày 26 đến 31/01/1992 Hội nghị này đã được tổ chức khí tượng thế giới tổ chức với sự tham gia của 500 đại biểu đại diện cho 114 quốc gia, 35 tổ chức chính phủ và
14 tổ chức liên chính phủ Hội nghị đã tập trung vào giải quyết các vấn đề cơ bản về nước như: phát triển và tổng hợp tài nguyên nước; đánh giá tài nguyên nước và chất lượng nước; cơ chế thực hiện và phân phối các cấp độ về việc bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên nước
Luật về nguồn tài nguyên nước có những vấn đề chính sau: khẳng định và bảo
vệ quyền sở hữu nhà nước đối với các nguồn tài nguyên nước; quản lý các hoạt động
có liên quan đến bảo vệ và sử dụng tài nguyên nước.
Năm 2003 được Liên Hợp Quốc chọn là năm quốc tế về nước Chủ đề cho Ngày Môi trường Thế giới hôm nay là “Nước - Hai tỷ người đang khao khát”.Chính phủ nước ta đã sáng suốt lựa chọn vấn đề tiếp cận với nước sạch và vệ sinh môi trường
là một trong những chỉ số chính để đánh giá tiến độ thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG) tại Việt Nam Một trong các MDG là giảm một nửa tỷ lệ người dân không được tiếp cận với nước sạch vào năm 2015
Trang 303.1.4 Chất lượng nước sinh hoạt và sức khỏe của con người
Việc cung cấp nước an toàn, đủ và sẵn, phối hợp với vệ sinh hợp lý là những nhu cầu cơ bản, là những yếu tố thiêt thực cho việc chăm sóc sức khỏe ban đầu, chúng
có thể đóng góp vào việc giảm thiểu rất nhiều bệnh về tiêu hóa đối với các cụm dân cư sống ở vùng nông thôn và vùng ngoại thị
Các bệnh ở môi trường nước thường do nước bị ô nhiễm bởi các tác nhân gây bệnh thâm nhập có nguồn gốc từ động vật hoặc con người…Một khi đã uống nước vào
cơ thể các tác nhân gây bệnh sẽ thâm nhập vào và cơ thể sẽ bị nhiễm bệnh Vì vậy, để kiểm soát được những loại bệnh này đòi hỏi một điều quan trọng là phải cải thiện chất lượng nước
Các bệnh do thiếu nước cũng gây ra cho con người những nguy cơ về sức khỏe Khi con người dùng rất ít nước do nguồn nước thiếu hoặc quá xa không đảm bảo được nhu cầu về vệ sinh cá nhân, đồ đạc, dụng cụ bếp núc, quần áo không được sạch sẽ thì bệnh viêm nhiễm da và đau mắt sẽ phát triển nhanh, các bệnh đường ruột dễ dàng lây truyền từ người này sang người khác Như vậy, việc ngăn ngừa những bệnh do thiếu nước tắm giặt, tùy thuộc vào khả năng cung cấp đầy đủ lượng nước hơn là chất lượng nước
3.1.5 Khái niệm chung về ô nhiễm nước
Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và tính chất cuả nước, có hại cho hoạt động sống bình thường của sinh vật và con người, bởi sự có mặt của một hay nhiều hóa chất lạ vượt qua ngưỡng chịu đựng của sinh vật cũng như con người Ngoài ra, yêu cầu về độ sạch của nước tùy theo mục tiêu sử dụng nước
Hiến chương Châu Âu về nước đã định nghĩa về ô nhiễm nước: “là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước làm ô nhiễm nước và gây ô nhiễm cho con người, cho công nghiệp, cho nông nghiệp, nuôi cá, nghĩ ngơi, giải trí, đối với động vật nuôi và các loại hoang dại”
Có hai loại ô nhiễm nguồn nước chính:
Nguồn gốc tự nhiên
Nước mưa xả vào nguồn một lượng lớn các chất hữu cơ từ quá trình phân hủy động vật và thực vật, các chất hữu cơ từ xói mòn đất Đôi khi trong đất mùn có chứa nhiều chất mềm và màu
Trang 31Các sinh vật nước: sự phát triển của các loại động thực vật nước phụ thuộc vào chất dinh dưỡng có trong nguồn nước Khi chất dinh dưỡng trong nguồn quá nhiều thì các sinh vật nước sẽ phát triển mạnh và khi chết đi gây ô nhiễm nguồn nước
Đặc tính địa chất của nguồn nước Ví dụ: nguồn nước trên đất phèn chứa nhiều sắt, nhôm, Sunphat Nước lấy từ lòng đất thường chứa nhiều sắt và Mangan Nước vùng núi đá chứa nhiều Canxi
Nguồn gốc nhân tạo
− Sinh hoạt của con người: nước thải sinh hoạt được tạo thành từ các khu
dân cư, công trình công cộng Đặc điểm của nước thải sinh hoạt là hàm lượng các chất hữu cơ không bền vững tính theo BOD5 cao, là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh Trong nước thải có chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng, có thể gây hiện tượng phì dưỡng (hay còn gọi là hiện tượng nở hoa) Đây là hiện tượng xảy ra khi các loài tảo lam, tảo lục trong nước ngọt phát triển quá mức trong môi trường nước có chứa nhiều nitơ và photpho Sự tích lũy của các chất dinh dưỡng này khiến cho các loài tảo sinh sôi nảy nở nhanh chóng, làm cho hệ sinh thái thủy sinh trong nước bị phá
vỡ Sau khi tảo chết đi, trong quá trình phân hủy cần tới một lượng oxy hoà tan trong nước khiến cho độ thiếu oxy tăng lên và nước trong trạng thái yếm khí gây mùi khó chịu
− Các hoạt động công nghiệp: nước thải sản xuất công nghiệp được phân
thành 2 loại là: nước thải bẩn và nước thải quy ước sạch Nước bẩn thường được tạo thành trong quá trình công nghệ, chất bẩn chủ yếu là các tạp chất nguyên liệu, sản phẩm Nước thải quy ước sạch chủ yếu là các loại nước làm nguội máy móc, thiết bị Các loại nước thải này có thể được dùng lại trong hệ thống cấp nước tuần hoàn của nhà máy
− Các hoạt động nông nghiệp:
Tác hại của hóa chất sử dụng trong nông nghiệp là làm suy giảm đa dạng sinh học, tiêu diệt các loài côn trùng có ích, làm tăng số lượng sâu hại kháng thuốc
Sử dụng hóa chất nông nghiệp quá nhiều sẽ tạo nên dư lượng lớn trong nông sản, gây ảnh hưởng xấu đến người sử dụng
Con người tiếp xúc với thuốc BVTV bị ngộ độc, sẽ nguy hiểm đến tính mạng
Trang 32Dạng ô nhiễm do sử dụng nhiều thuốc trừ sâu hại và phân bón, ngấm vào nguồn cung cấp nước ngọt cũng đã xảy ra ở nhiều nơi Ô nhiễm Nitrat do sử dụng quá mức phân bón hiện nay là một trong những vấn đề quan trọng nhất đối với chất lượng nước Nhằm nâng cao năng suất cây trồng, con người đã sử dụng quá nhiều phân bón, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Việt Nam Hiện tượng phú dưỡng nước cững có nguyên nhân từ việc sử dụng quá nhiều thuốc BVTV Những tác hại của việc sử dụng quá mức thuốc BVTV được thể hiện qua hình 3.1 dưới đây
Hình 3.1 Tác Động của Hóa Chất BVTV Đến Môi Trường
Không khí
Nguồn: Điều tra tổng hợp
3.1.6 Chỉ tiêu đánh giá về chất lượng môi trường nước tại Việt Nam
Để đánh giá mức độ ô nhiễm nguồn nước, người ta thường dùng các thông số chất lượng môi trường nước
Thông số vật lý: nhiệt độ, màu, mùi, vị, độ dẫn điện, độ phóng xạ Tuy nhiên ở Việt Nam tiêu chuẩn vật lý vẫn chưa được uan tâm đúng mức
Các thông số hóa học: độ pH, hàm lượng chất lơ lửng, các chỉ số BOD, COD, Oxy hòa tan, dầu mỡ, Clorua, Sunfat, Amol, Nitrit, Nitrat, Photphat, các nguyên tố vi lượng, kim loại nặng, thuốc trừ sâu, các chất tẩy rửa…
KS vectơ sửVận chuyển
Chất
ô nhiễm
Lắng đ
Bay hơi
Sử dụng
Lắng
Bay hơi đ
Sử dụng
Tồn dư Hấp thụ
Hoá chất BVTV
Trang 33Mỗi một môi trường sinh thái khác nhau thì có mức độ ô nhiễm đặc trưng Các giới hạn số lượng hay nồng độ cho phép của các chất được thải vào khí quyển, đất, nước…phải được xác định thông qua các tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh, chủ yếu được dùng để bảo vệ chất lượng nước và môi trường xung quanh Tiêu chuẩn chất lượng nước quy định những điều kiện tối thiểu mà một nguồn nước cần phải đáp ứng đối với một số thông số cụ thể Chúng được đặt ra trên cơ sở những tiêu chuẩn khoa học nhằm đánh giá nguy cơ đối với sức khỏe của con người có thể gây ra bởi một liều lượng tiếp xúc đối với chất ô nhiễm nhất định Khả năng mắc các chứng bệnh khi con người tiếp xúc với nguồn nước chứa các chất ô nhiễm là không kể đến tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp Dưới đây là một số tiêu chuẩn chất lượng nước cho phép sử dụng trong các nhu cầu sinh hoạt của người dân Việt Nam:
Bảng 3.1 Một Số Tiêu Chuẩn Chất Lượng Nước Ăn Uống, Sinh Hoạt Đối Với Khu Đô Thị Nhỏ Và Nông Thôn Theo Quy Định 505 BYT/QĐ của Bộ Y Tế
-Nguồn tin: Sở KHCN & MT TPHCM
Trang 34-Bảng 3.2 Một Số Trị Số Tiêu Chuẩn Chất Lượng Nước Mặt
2,00 – 4,00
3,00Nguồn tin: Sở KHCN & MT TP HCM
3.1.7 Tác động của nước ô nhiễm đến sức khỏe của người dân
Các tác động của môi trường nước đến đời sống của người dân có thể nói là rất lớn, rất phức tạp ở nhiều khía cạnh khác nhau: môi trường, sức khỏe, kinh tế-xã hội, chính trị…trong đó có cả tác động tích cực lẫn tiêu cực, trực tiếp lẫn gián tiếp, trước mắt và lâu dài Dưới đây là một vài tác động điển hình liên quan đến sức khỏe của người dân
Môi trường sống bị ô nhiễm tất yếu sẽ phát sinh các dịch bệnh Các dịch bệnh
do ô nhiễm môi trường nước có thể phát triển và lây lan theo các con đường sau đây:
Nước bẩn → uống → vào cơ thể → các bệnh về đường ruột
Nước bẩn → tắm rửa → các bệnh ngoài da và các bệnh phụ khoa
Nước lã → nước đá → uống → vào cơ thể → bệnh đường ruột
3.1.8 Nhu cầu về nước và vấn đề thiếu nước hiện nay
Nhu cầu nước của con người tăng lên cùng với sự phát triển dân số, đặc biệt là
ở các nước đang phát triển, nơi tập trung dân cư của thế giới Việc tiêu thụ nước cho sinh hoạt bình quân của một người ở nước này là khoảng 50m3/năm và 150 lít/ngày nhưng có thể lên đến 300m3/năm đối với các hộ gia đình có vườn rộng và nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng
Nhu cầu về nước ngọt trên thế giới đã tăng 6 lần trong thời gian qua từ năm
1900 đến năm 1995 Tỷ lệ này tăng gấp 2 lần tỷ lệ tăng dân số, trên thế giới chịu sự căng thẳng vể nước từ mức độ vừa phải đến mức độ cao Nghĩa là, ở những nơi này
Trang 35việc tiêu thụ nước lớn hơn 10% tổng lượng nước tái sinh có thể cung cấp trong tự nhiên (Hạnh và Hằng, 2002 Vân 2007)
3.1.9 Nguyên nhân gây thiếu nước và biện pháp bảo vệ nguồn nước
a) Nguyên nhân thiếu nước
Do lượng nước mưa quá thấp dẫn đến tình trạng khô hạn ở nhiều nơi thuộc vùng Châu Phi, Tây Nam Á và Nam Á
Do nhu cầu tiêu thụ cho công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt gia tăng gây áp lực đối với việc sử dụng nước
Do thiếu tài chính và việc quản lý nguồn nước
b) Các biện pháp bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên nước
Tiết kiệm nước là một biện pháp nâng cao khả năng cung cấp nước, bảo tồn
nguồn nước cho thế hệ sau Thực tế cho thấy có những nơi sử dụng nước thoải mái, lãng phí và có những nơi thiếu nước, đặc biệt là những khu dân cư tập trung đông đúc
Có những thói quen khi đánh răng vẫn để vòi nước chảy, sử dụng các thiết bị vệ sinh dùng nhiều nước, rửa xe, giặt giũ Để hạn chế những điều đó, cần phải giáo dục cho người dân về các thói quen sử dụng nước tiết kiệm trong các hộ gia đình bằng cách lắp đặt các loại Toilet có xịt nước cải tiến như ở Trung Quốc đã tiến hành, lắp đặt những van khóa nước chống rò rỉ để hạn chế thất thoát nước Cách làm này đã tiết kiệm được 15% lượng nước tiêu thụ trong các gia đình, các biện pháp khác như giảm thất thoát nước, quay vòng nước nguội từ các nhà máy điện, quay vòng nước nguội dùng trong sản xuất, tận dụng lại nước thải Các biện pháp này đã tiết kiệm được 30% lượng nước tiêu dùng trong công nghiệp
Xây dựng đập và bể chứa Việc xây dựng đập và bể chứa có nhiều ưu điểm
bằng cách lưu giữ nước từ phía thượng lưu của sông Lượng nước này có thể được giải phóng như mong muốn để tạo điện năng tại vị trí đập, để tưới đất phía dưới đập, để điều khiển các cơn lũ lụt của các vùng phía dưới bể chứa, cung cấp nước cho các TP Các vùng hồ chứa cũng dùng cho các dịch vụ du lịch giải trí như: câu cá, bơi, bơi thuyền Khoảng 25 - 50% các dòng chảy ở lục địa được điều khiển bởi đập chắn và hồ chứa cùng với rất nhiều các dự án đang được lập kế hoạch
Quản lý các nguồn nước ở các nước phát triển cũng như các nước đang phát
triển, người ta đã áp dụng những biện pháp cải tiến để quản lý các nguồn nước ngầm
Trang 36thông qua việc đăng ký sử dụng để giảm bớt sự sử dụng quá mức các nguồn nước ngầm Hiệu quả của những biện pháp phân bố lại nước “mang tính thị trường” này là ở chỗ tự nguyện và đem lại lợi ích cho cả người mua và người bán, giảm bớt những vấn
đề môi trường phát sinh do sử dụng bừa bãi nguồn nước
Cung cấp dịch vụ mong muốn và trả tiền Trong suốt thập niên 80, về
chương trình nước uống và vệ sinh của Liên Hiệp Quôc, số người được đảm bảo dịch
vụ nước uống và vệ sinh đã tăng lên, nhưng vẫn còn khoảng 1 tỷ người vẫn còn thiếu nước và khoảng 1,7 tỷ người không được hưởng các dịch vụ về nước sạch Để nhận được sự cấp nước phải trả một khoản chi phí tương ứng Ở các vùng đô thị, có nhiều bằng chứng cho thấy rằng hầu hết mọi người mong muốn được cấp nước tại chỗ đủ độ tin cậy và sẵn sàng trả tất cả các chi phí cho dịch vụ này
Tăng cường đầu tư cho việc cung cấp nước và các dịch vụ vệ sinh đi đôi với việc tổ chức quản lý chặt chẽ, chống lãng phí Biện pháp này có thể làm tăng số lượng người được cấp nước sạch và giảm ô nhiễm môi trường, tăng thêm thu nhập cho các đơn vị cung cấp nước
Nâng cao vai trò khu vực tư nhân và tăng thêm vai trò của cộng đồng: khu vực
tư nhân có thể tham gia vào việc cấp nước và vệ sinh môi trường có hiệu quả, giảm tỷ
lệ độc quyền, tăng sự cạnh tranh giữa các đơn vị cung cấp nước nhằm hạ giá bán, mang lại lợi ích nhiều hơn ch người sử dụng Các nhóm dân cư trong cộng đồng có một vai trò quan trọng trong các dịch vụ cấp nước và vệ sinh cũng như việc thu gom những chất thải (Hạnh và Hằng, 2002 Vân, 2007)
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp từ các phòng ban trong phường, công ty nước và các trạm cấp nước sinh hoạt
Thu thập số liệu sơ cấp từ phỏng vấn trực tiếp 70 hộ dân trong phường phân bố
ở 5 khu phố và mỗi khu phố chọn ngẫu nhiên 14 hộ Từ những hộ điều tra, tìm hiểu nguyên nhân không sử dụng nước trạm hoặc nước máy của người dân tại phường Tiến hành phỏng vấn trực tiếp các hộ dân, đánh giá nông thôn có sự tham gia