Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSNH tại công ty

Một phần của tài liệu g cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty TNHH Phát triển xây dựng và thương mại Gia hưng (Trang 58)

3.2.1.1. Giải pháp quản lý hàng tồn kho

Để giúp cho hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra một cách liên tục thì việc dự trữ nguyên vật liệu là hết sức quan trọng. Hàng tồn kho sẽ ảnh hưởng tới những chi phí như: chi phí hao hụt, chi phí bảo quản, chi phí bốc dỡ,...Hiện nay, công ty chưa áp dụng một mô hình quản lý về cung cấp và quản lý hàng tồn kho nào cả, mà chỉ quản lý theo kinh nghiệm, thiếu chủ động. Nên mua hàng với số lượng bao nhiêu, trong kho dự trữ bao nhiêu và hao phí dự trữ như thế nào là những vấn đề cần phải có những phương hướng để giải quyết.

Mua sắm nguyên vật liệu

Từ những đơn hàng, xác định được nguyên vật liệu cần thiết, phòng kế hoạch-kỹ thuật sẽ xác định hàng hóa, số lượng, nhà cung cấp, thỏa thuận và kí kết hợp đồng mua bán. Quản lý chặt chẽ quá trình thu mua nhằm đảm bảo có thể mua được những nguyên vật liệu mong muốn với giá thấp nhất, tạo điều kiện cho công ty tiết kiệm được vật tư, tránh tình trạng lãng phí, hao tổn. Công ty nên thường xuyên cập nhật thông tin thị trường để lựa chọn được nhà cung cấp với chi phí thấp nhất, những vẫn đảm bảo được chất lượng hàng hóa. Vật tư khi được nhập về cần phải được theo dõi, kiểm tra chặt chẽ nhằm loại bỏ các vật tư không đạt yêu cầu, làm ảnh hưởng xấu tới khả năng sản xuất và chất lượng sản phẩm.

Kiểm kê, phân loại nguyên vật liệu

Nhằm nâng cao hiệu quả trong việc quản lý hàng tồn kho, hoạt động kiểm kê và phân loại là hết sức quan trọng. Công ty cần chú trọng hơn nữa đến hoạt động này, đồng thời theo dõi tình hình những nguyên vật liệu trong kho chưa sử dụng, nguyên vật liệu kém chất lượng, để đưa ra quyết định xử lý một cách đúng đắn nhằm thu hồi vốn và tăng hiệu quả sử dụng tài sản.

Xác định mức tồn kho nguyên vật liệu

Xác định mức tồn kho nguyên vật liệu là việc xác định mức tồn kho tối thiểu, tối đa để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn trong quá trình hoạt động, đồng thời giúp cho vốn trong công ty không bị ứ đọng. Để làm được điều này, công ty cần xác định cụ thể danh mục các loại vật tư, số lượng vật tư và thời gian cung cấp cần dự trữ.

Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

thực tế, xác định được lượng dự trữ an toàn sao cho chính xác. Bộ phận cung ứng phải cung cấp đúng đủ và kịp thời, đồng thời quản lý chặt chẽ.

3.2.1.2. Giải pháp quản lí khoản phải thu

Từ thực trạng công ty có thể thấy được rằng công tác quản lý khoản phải thu của công ty là rất kém khi khoản phải thu luôn chiếm từ 70%-80% tài sản ngắn hn. Điều này làm ảnh hưởng tới khả năng thu hồi vốn, khả năng đầu tư của công ty. Từ thực tế trên, công ty cần phải áp dụng một số biện pháp nhằm nâng cao việc quản lí khoản phải thu như sau:

 Phân loại nợ để quản lí nợ hiệu quả: việc phân loại nhóm nợ sẽ giúp công ty dễ dàng quản lí hơn. Đối với nhóm nợ trong hạn thì công ty cần phải thực hiện chăm sóc, duy trì mối quan hệ bạn hàng thân thiết. Với các nhóm nợ trong 20 ngày, công ty yêu cầu thanh toán 30%-40% giá trị đơn hàng khi nhận hàng. Đối với nhóm nợ trên 30 ngày, công ty yêu cầu thanh toàn ngay 100% giá trị đơn hàng khi nhận hàng, tránh các trường hợp khách hàng sẽ trở thành nợ khó đòi.

 Cải thiện công tác thu hồi nợ, công ty nên đưa ra những chính sách với các khách hàng như sau:

 Gửi thông báo công nợ và đối soát công nợ: hàng tháng, sau 20 ngày, thực hiện việc kiểm tra nợ của khách hàng. Với những khách hàng chưa thanh toán, công ty gọi điện, gửi thư nhắc nhở.

 Áp dụng tính lãi suất với các hóa đơn chưa thanh toán sau 15 ngày, lãi suất tính trên số ngày chưa thanh toán sau 15 ngày từ khi nhận hàng.

 Với những khách hàng nợ nhiều và nợ lâu, công ty có thể tiến hành thỏa thuận lại giá cả, áp dụng những chính sách giá cả hợp lí.

Nhìn chung, việc quản lí chặt chẽ các khoản phải thu, thúc đẩy công tác thanh toán nợ là một trong những phương án hiệu quả giải quyết các khó khăn về vốn, giảm lượng vốn ứ đọng trong thanh toán, giúp cho việc thu hồi nợ diễn ra nhanh chóng, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu g cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty TNHH Phát triển xây dựng và thương mại Gia hưng (Trang 58)