2012-2011 Chênh lệch

Một phần của tài liệu g cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty TNHH Phát triển xây dựng và thương mại Gia hưng (Trang 34)

2012-2011 Chênh lệch Chênh lệch 2013-2012 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ

trọng Tƣơng đối Tuyệt

đối Tƣơng đối

Tuyệt đối

Tiền và các khoản

tương đương tiền 3.181.435.743 8,75 2.160.993.823 5,15 3.790.507.530 9,48 (1.020.441.920) (32,07) 1.629.513.707 75,4 Các khoản phải thu

ngắn hạn 30.487.336.579 83,89 30.649.672.209 73,1 32.461.703.408 81,23 162.335.630 0,53 1.812.031.199 5,91 Hàng tồn kho 2.632.472.157 7,24 8.922.323.639 21,28 3.214.095.765 8,05 6.289.851.482 238,93 (5.708.227.874) (63,97) Tài sản ngắn

hạn khác 44.227.199 0,12 197.887.310 0,47 496.438.559 1,24 153.660.111 347,43 298.551.249 150,86 Tổng TSNH 36.345.471.678 100 41.930.876.982 100 39.962.745.262 100 5.585.405.304 15,36 (1.968.131.720) (4,69)

Về tài sản ngắn hạn: Năm 2012 tăng 5.585.405.304 đồng, ứng với 15,36% so với năm 2011. Nguyên nhân là do năm 2012, công ty mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường, nên công ty đã đầu tư thu mua một lượng lớn tài sản ngắn hạn (đặc biệt là hàng tồn kho) nhằm dự trữ hàng hóa phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Năm 2013, tài sản ngắn hạn là 39.962.745.262 đồng, giảm 1.968.131.720 đồng, tương ứng với mức giảm 4,7% so với năm 2012. Sự thay đổi này là do năm 2013 công ty tăng dự trữ tiền mặt và giảm các khoản đầu tư vào hàng tồn kho, cụ thể như sau sẽ được phân tích từng phần phía dưới.

Tài sản ngắn hạn khác: Nhìn chung, ta thấy tài sản ngắn hạn khác có xu hướng tăng lên từ năm 2011-2013, năm 2012 tăng 347,43% so với năm 2011 và năm 2013 tăng 150,87% so với năm 2012. Nguyên nhân là do sự biến động của thuế giá trị gia tăng được khấu trừ tăng lên qua các năm.

2.2.2.1. Quản lý tài sản tiền

Bảng 2.4. Quy mô các khoản tiền và tương đương tiền

Đơn vị: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch 2012-2011

Chênh lệch 2013-2012

Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối Tuyệt đối

Tiền 2.056.956.183 1.095.624.594 1.825.107.435 (961.331.589) (46,73) 729.482.841 66,58 Tiền gửi ngân hàng 1.124.479.560 1.065.369.229 1.965.400.095 (59.110.331) (5,25) 900.030.866 84,48

Qua báo cáo tài chính của công ty năm 2011-2013, ta thấy, năm 2012, tiền và các khoản tương đương tiền đã giảm 1.020.441.920 đồng, tức 32,07% so với năm 2011. Trong khi đó, năm 2013 tăng 1.629.513.707 đồng so với năm 2012, tương đương với 75,4%. Về tỷ trọng, năm 2011, tiền và các khoản tương đương tiền chiếm 8,75%, năm 2012 là 5,15% và tới năm 2013 tỷ trọng này tăng lên 9,48%. Nguyên nhân sự chênh lệch giữa hai năm 2011 và 2012 là do công ty đầu tư nhiều vào hàng tồn kho nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn tới sự thiếu hụt về tiền trong năm 2012. Đối với năm 2013, công ty có nhiều hợp đồng với các khách buôn lớn, không những vậy, công ty còn có những giao dịch với khách hàng là người nước ngoài, do đó mà tiền và các khoản tương đương tiền trong năm 2013 đã tăng mạnh so với năm 2012, điều này sẽ giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong quá trình đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh và kịp thời đón đầu các cơ hội đầu tư.

Từ biểu đồ trên ta cũng có thể thấy rằng công ty TNHH phát triển xây dựng và thương mại Gia Hưng thực hiện giao dịch và thanh toán thông qua đồng thời cả ngân hàng và thanh toán bằng tiền mặt, nên trong biểu đồ trên, ta có thể thấy, nhìn chung sự khác biệt về giá trị giữa tiền gửi ngân hàng và tiền mặt là không quá nhiều. Năm 2011, tiền gửi ngân hàng chiếm 34,35%, do trong năm 2011, có rất nhiều khách lẻ có thực hiện mua bán các nguyên vật liệu, dịch vụ xây dựng với công ty, và một lượng lớn các công ty nhỏ khi mua hàng hóa hay thanh toán hợp đồng xây dựng đã thanh toán bằng tiền mặt với công ty, dẫn đến trong năm này, tỉ lệ tiền mặt lớn hơn so với tiền gửi ngân hàng. Năm 2012, tiền mặt là 1.095.624.594 đồng, chiếm 50,7% trong tổng số tiền và các khoản tương đương tiền, tương tự với năm 2013, tiền mặt và tiền gửi ngân hàng cũng không có quá nhiều sự khác biệt khi mà tiền mặt chiếm 48,15%. Nguyên nhân là bắt đầu từ năm 2011, doanh nghiệp thực hiện nhiều hợp đồng bán hàng với những công ty ở cả miền Nam và miền Trung, ngoài ra, từ năm 2012, doanh nghiệp có nhiều giao dịch với khách buôn lớn, khách nước ngoài, khối lượng giao dịch qua ngân hàng cũng hơn nên cần nhiều tiền gửi ngân hàng.

Qua đây, ta thấy tỷ lệ tiền mặt tại quỹ và công ty luôn ở mức 50-50 trong 3 năm 2011-2013. Việc duy trì mức tiền mặt và tiền gửi ngân hàng cân bằng giúp công ty đảm bảo được khả năng thanh toán, tuy nhiên, việc nắm giữ nhiều tiền mặt như vậy sẽ phát sinh chi phí cơ hội. Gửi tiền tại ngân hàng giúp cho việc thanh toán, thực hiện giao dịch của công ty diễn ra một cách nhanh chóng, an toàn, không những thế công ty còn có thể nhận lãi từ số tiền gửi đó. Trong nền kinh tế đang ngày càng hiện đại hóa, các giao dịch của doanh nghiệp chủ yếu được thực hiện qua ngân hàng thì việc làm này của công ty là vô cùng chính xác.

2.2.2.3. Quản lý các khoản phải thu

Bảng 2.5. Quy mô các khoản phải thu

Đơn vị: đồng

Chi tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch 2012-2011

Chênh lệch 2013-2012

Tuyệt đối Tƣơng

đối Tuyệt đối

Tƣơng đối

Phải thu khách hàng 24.996.693.176 24.920.156.958 26.696.527.835 (76.536.218) (0,3) 1.776.370.877 7,12 Trả trước cho người bán 62.143.402 301.015.251 515.250.572 238.871.849 384,38 214.235.321 71,17 Các khoản phải thu khác 5.428.500.000 5.428.500.000 6.149.925.000 0 0 721.425.000 13,28 Các khoản phải thu ngắn hạn 30.487.336.579 30.649.672.209 32.461.703.408 162.335.630 0,53 1.812.031.199 5,91

Từ năm 2011 tới năm 2013, các khoản phải thu ngắn hạn có xu hướng tăng. Phải thu ngắn hạn năm 2012 tăng 0,53% so với năm 2011. Sang năm 2013, chỉ tiêu này đạt 32.461.703.408 đồng, tăng 5,91% so với năm 2012. Xét về tỷ trọng ta cũng có thể thấy rằng tỷ trọng các khoản phải thu thay đổi qua từng năm. Năm 2011 là 83,89%, năm 2012 là 73,1% và năm 2013 là 81,23%. Nhìn chung thì mức tăng qua các năm là không quá lớn, nguyên nhân là do một số khách hàng gia hạn thêm thời gian trả nợ, dẫn đến việc tăng giá trị các khoản phải thu ngắn hạn của công ty. Việc gia tăng các khoản phải thu qua các năm là một tín hiệu không tốt về việc quản lý các khoản phải thu của công ty, việc chậm thu hồi các khoản phải thu ngắn hạn làm cho công ty bị hạn chế về vốn, từ đó thiếu vốn để có thể sử dụng cho các cơ hội đầu tư khác, làm giảm khả năng gia tăng lợi nhuận của công ty.

Các khoản phải thu khách hàng: Năm 2012 là 24.920.156.958 đồng, giảm 76.536.218 đồng, tương ứng giảm 0,3% so với năm 2011. Nguyên nhân các khoản phải thu năm 2012 giảm là do trong năm này, một số khách hàng có nợ cũ từ năm trước đã thanh toán nốt số nợ còn lại, khiến cho khoản phải thu khách hàng giảm xuống, tuy nhiên mức giảm này còn khá ít, chưa nhiều, vì tình hình kinh tế khó khăn, các hàng hóa là các nguyên vật liệu xây dựng tiêu thụ chậm nên khiến khách hàng cũng chưa trả nợ đúng hạn cho công ty. Năm 2013, các khoản phải thu khách hàng là 26.696.527.835 đồng, tăng 1.776.370.877 đồng, tương ứng với 7,12%. Năm 2013 là năm mà nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, khách hàng chưa trả nợ đúng hạn cho công ty, nợ cũ cộng thêm nợ mới làm cho các khoản phải thu khách hàng tăng lên, khiến cho chỉ tiêu này tăng 7,12 so với năm 2012.

Trả trước cho người bán: Có xu hướng tăng từ năm 2011 tới năm 2013, năm 2011 là 62.143.402 đồng, sang năm 2012 301.015.251 đồng và tăng lên 515.250.572 đồng trong năm 2013. Nguyên nhân là do công ty dùng tiền mặt ứng trước cho người bán để đặt mua hàng. Điều này phản ánh doanh nghiệp muốn gia tăng độ tín nhiệm đồng thời xây dựng mối quan hệ tốt với nhà cung cấp.

Các khoản phải thu khác: Không có sự thay đổi trong hai năm 2011 và 2012, tuy nhiên năm 2013 là 6.149.925.000 đồng, tăng 721.425.000 đồng, tương ứng 13,28% so với hai năm 2011 và 2012, nguyên nhân là trong năm 2013, có hai khách hàng đã hủy bỏ hợp đồng xây dựng với công ty, dẫn đến họ phải trả một khoản tiền bồi thường cho phía công ty, khiến cho khoản phải thu khác năm 2013 tăng lên so với hai năm trước.

Quản lý các khoản phải thu ngắn hạn: Công ty thực hiện theo dõi, đánh giá các khoản phải thu dựa trên các số liệu, các bản báo cáo của phòng kế toán đã tổng kết và gửi lên cho ban lãnh đạo. Vào cuối mỗi kỳ kinh doanh, công ty thực hiện tổng kết tổng nợ một cách cụ thể và chi tiết với từng khách hàng, từ đó đưa ra các biện pháp thu hồi nợ một cách phù hợp nhất. Công ty thực hiện nhiều biện pháp thu hồi nợ khác nhau

như: gửi thư báo, gọi điện hoặc gặp mặt nhắc nhở khách hàng về các khoản nợ và thời hạn thanh toán. Tuy nhiên đối với khách hàng nước ngoài thì khó khăn hơn rất nhiều trong quá trình thu nợ, vì công ty chưa thực hiện việc ủy thác thu nợ cho người đại diện ngân hàng hay các tổ chức tín dụng khác, nên công ty thường yêu cầu đặt cọc trước và thanh toán nốt số tiền còn lại khi nhận được hàng. Với các khách hàng khi đặt hàng với số lượng lớn, công ty thường phải cân nhắc rất cẩn trọng, đôi khi phải cử đại diện công ty sang nước ngoài giao dịch trực tiếp.

2.2.2.4. Quản lý hàng tồn kho

Bảng 2.6. Phân bổ hàng tồn kho của Công ty TNHH phát triển xây dựng và thương mại Gia Hưng

Đơn vị: Giá trị: đồng;Tỷ trọng: %

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng

Nguyên vật liệu 796,581,264 30,27 2.265.149.846 25,39 963.574.164 29,98 Công cụ, dụng cụ 549.395.167 20,86 1.899.531.628 21,29 784.647.039 24,41 Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang 1.286.495.726 48,87 4.757.642.165 53,32 1.465.874.562 45,61 Tổng hàng tồn kho 2.632.472.157 100 8.922.323.639 100 3.214.095.765 100

Hàng tồn kho của công ty bao gồm nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Năm 2012, hàng tồn kho có giá trị lớn nhất trong 3 năm, đạt 8.922.323.639 đồng, tăng 6.289.851.482 đồng, tương đương 238,94% so với năm 2011. Tuy nhiên, năm 2013, hàng tồn kho giảm tới 63,98% so với năm 2012. Nguyên nhân là do năm 2012, công ty có nhiều đơn hàng, xây dựng nhiều công trình, nên đã dự trữ một lượng lớn hàng tồn kho nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng. Ngoài ra, có rất nhiều các công trình xây dựng đã đến hạn nhưng công ty chưa hoàn thành do việc giải tỏa mặt bằng khi khởi công xây dựng tốn quá nhiều thời gian, dẫn đến hàng tồn kho tăng cao. Sang tới năm 2013, một lượng lớn các công trình còn tồn đọng của những năm trước đã được hoàn thành và bàn giao khiến cho giá trị hàng tồn kho giảm. Chúng ta có thể thấy ở bảng số liệu phía trên, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chiểm tỷ trọng lớn nhất, năm 2011, chỉ tiêu này đạt 1.286.495.726 đồng, chiếm 48,87%. Tới năm 2012, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chiếm 53,32%, nguyên nhân là công ty có nhiều hợp đồng xây dựng đã đến hạn, tuy nhiên công ty vẫn chưa hoàn thành, dẫn đến hàng tồn kho tăng cao, mà ở đây là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chiếm tỷ trọng lớn và tăng tương đối cao. Chỉ tiêu nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng số hàng tồn kho của công ty trong ba năm từ 2011-2013. Năm 2011 chiếm 30,27%, năm 2012 là 25,39% và năm 2013 đạt 29,98%. Có thể thấy rằng chỉ tiêu hàng tồn kho là một chỉ tiêu chiếm tỷ trọng khá lớn trong tài sản ngắn hạn, vì vậy muốn nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, đặc biệt là tài sản ngắn hạn nói riêng thì cần phải thực hiện tốt việc quản lý hàng tồn kho. Việc hàng tồn kho năm 2012 tăng vượt trội khiến cho công ty phải tốn kém thêm chi phí lưu kho, bảo quản. Nhưng cũng chính nhờ nó mà công ty đã luôn thực hiện và đáp ứng kịp thời các đơn hàng, cung cấp kịp thời các nguyên vật liệu cho các công trình xây dựng.

Một phần của tài liệu g cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty TNHH Phát triển xây dựng và thương mại Gia hưng (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)