Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty TNHH phát triển xây dựng và thương mại Gia Hưng

Một phần của tài liệu g cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty TNHH Phát triển xây dựng và thương mại Gia hưng (Trang 46)

và thương mại Gia Hưng

2.3.2.1. Khả năng thanh toán của Công ty

Bảng 2.8. Khả năng thanh toán của Công ty qua các năm 2011-2013

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tài sản ngắn hạn Đồng 36.345.471.678 41.930.876.982 39.962.745.262 Tiền và các khoản tương

đương tiền Đồng 3.181.435.743 2.160.993.823 3.790.507.530

Hàng tồn kho Đồng 2.632.472.157 8.922.323.639 3.214.095.765 Nợ ngắn hạn Đồng 31.209.328.872 36.308.428.795 34.269.795.316

Khả năng thanh toán ngắn hạn Lần 1,16 1,15 1,17

Khả năng thanh toán nhanh Lần 1,08 0,9 1,06

Khả năng thanh toán tức thời Lần 0,1 0,05 0,11

(Nguồn:Báo cáo tài chính của Công ty năm 2011-2013) Khả năng thanh toán ngắn hạn: là năng lực đáp ứng nghĩa vụ đối với các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này năm 2012 là 0,15, giảm 0,01 so với năm 2011, tức là 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,15 đồng tài sản ngắn hạn. Ta thấy 1,15>1, nên công ty đang ở mức ổn định. Năm 2013, chỉ tiêu này tăng 0,02 so với năm 2012, tức là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo bằng 1,17 đồng tài sản ngắn hạn. Nguyên nhân của sự tăng này vì TSNH năm 2013 giảm 4,7% so với năm 2012, và nợ ngắn hạn năm 2013 giảm 5,6% so với năm 2012 (Nguồn: Báo cáo tài chính công ty năm 2011-203), ta thấy trong năm 2013, mức giảm của nợ ngắn hạn lớn hơn mức giảm của TSNH, dẫn đến hệ số thanh toán ngắn hạn năm 2013 lớn hơn so với năm 2012.

Khả năng thanh toán nhanh: khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2012 là 0,9 lần, giảm 0,18 lần so với năm 2011, tức là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo bằng 0,9 đồng tài sản có tính thanh khoản cao. Tương tự như vậy với năm 2011, 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,08 đồng tài sản có tính thanh khoản cao. Nguyên nhân của sự giảm trên chính là do năm 2012, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng tới 21,27% tài sản ngắn hạn, còn năm 2011, giá trị này chỉ đạt 7,24%, dẫn đến sự giảm của giá khả năng thanh toán nhanh của năm 2012. Năm 2013, chỉ tiêu này tăng 0,16 lần so với năm 2012, do hàng tồn kho chỉ chiếm 8% trong tổng tài sản, ngoài ra, còn do ban quản lý công ty đã có sự thay đổi tích cực theo chiều hướng đi lên, đó là việc chỉ trả kịp thời các khoản nợ đến hạn của mình, tạo uy tín với nhà cung cấp, khiến cho giá trị nợ ngắn hạn giảm xuống, góp phần làm tăng giá trị của hệ số thanh toán nhanh.

Khả năng thanh toán tức thời: chỉ tiêu khả năng thanh toán tức thời năm 2012 là 0,05 lần, tức là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty thì được đảm bảo với 0,05 đồng tiền mặt. So với năm 2011, chỉ tiêu này giảm 0,05 lần. Như vậy ta thấy được nguy cơ thiếu hụt tiền của năm 2012. Nguyên nhân là do doanh nghiệp dùng tiền mặt để thanh toán nhiều khoản phải trả người bán, điều này rất dễ gây ra tình trạng trạng mất khả năng thanh toán của công ty, công ty cần xem xét và đưa ra phương án thận trọng hơn khi quản lý tài sản và quản lý vốn. khả năng thanh toán tức thời năm 2013 đã tăng 0,06 lần so với năm 2012, cho ta thấy 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty thì được đảm bảo bằng 0,11 đồng tiền và các khoản tương đương tiền. Ta có thể thấy rằng, trong năm 2013, công ty có nhiều khách buôn lớn và ngoài ra còn thực hiện giao dịch với một số công ty nước ngoài, do đó, công ty cần cất giữ một lượng lớn tiền mặt cũng như tiền gửi ngân hàng nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu chi trả cho các giao dịch, chính vì vậy mà năm 2013, hệ số thanh toán tức thời đã tăng lên so với năm 2012.

Như vậy, ta thấy rằng, tại thời điểm cuối năm 2013, khả năng thanh toán của công ty đã tăng so với thời điểm này năm 2011 và năm 2012. Công ty có thể tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh với áp lực từ các khoản nợ thấp hơn, đồng thời chi phí lãi vay hàng kỳ của công ty cũng giảm xuống đáng kể.

2.3.2.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh các hoạt động của doanh nghiệp

Bảng 2.9. Tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Doanh thu thuần Đồng 94.087.771.763 91.468.818.582 95.327.023.063

Các khoản phải thu ngắn hạn Đồng 30.487.336.579 30.649.672.209 32.461.703.408 Tài sản ngắn hạn Đồng 36.345.471.678 41.930.876.982 39.962.745.262

Hàng tồn kho Đồng 2.632.472.157 8.922.323.639 3.214.095.765

Vòng quay tài sản ngắn hạn trong kì Vòng 2,58 2,18 2,38

Thời gian luân chuyển tài sản ngắn hạn Ngày 139 165 151

Vòng quay các khoản phải thu Vòng 3,08 2,98 2,93

Thời gian thu tiền trung bình Ngày 117 121 123

Vòng quay hàng tồn kho Vòng 35,7 10,25 29,65

Thời gian luân chuyển kho trung bình ngày 10 36 13

Chu kì kinh doanh ngày 127 157 136

Qua bảng Tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn ta thấy rằng:

Vòng quay tài sản ngắn hạn trong kỳ: chỉ tiêu này cho biết trong một năm tài sản ngắn hạn của công ty luân chuyển được bao nhiêu vòng hay một đồng tài sản ngắn hạn tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Số vòng quay càng cao thì càng tốt đối với doanh nghiệp. Năm 2012, vòng quay trong kỳ của tài sản ngắn hạn giảm 0,4 vòng so với năm 2011. Nguyên nhân là năm 2012, doanh thu thuần giảm 2,7% so với năm 2011, tuy nhiên tài sản ngắn hạn tăng với tốc độ 15,3%. Tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn lớn hơn rất nhiều so với tốc độ giảm của doanh thu thuần, điều này khiến cho vòng quay tàu sản ngắn hạn trong kỳ của năm 2012 giảm so với năm 2011. Sang năm 2013, chỉ tiêu này tăng thêm 0,2 vòng, nguyên nhân là do trong năm 2013, doanh thu thuần đã tăng 4,2% so với năm 2012 và tài sản ngắn hạn lại giảm 4,6% so với năm 2012. Đây chính là nguyên nhân khiến cho chỉ số này năm 2013 có giá trị lớn hơn năm 2012. Chỉ tiêu vòng quay tài sản ngắn hạn của công ty năm 2013 tăng lên chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng hiệu quả tài sản ngắn hạn để tăng doanh thu thuần trong hoạt động kinh doanh.

Thời gian luân chuyển tài sản ngắn hạn: thời gian luân chuyển tài sản ngắn hạn qua các năm cũng có những thay đổi khác nhau, năm 2011 là 139 ngày, năm 2012 là 165 ngày và năm 2013 là 151 ngày. Công ty đã có sự tính toán chú trọng hơn tới việc tính toán thời gian luân chuyển tài sản ngắn hạn để tài sản ngắn hạn không còn bị ứ động quá lâu trong khâu sản xuất và lưu thông. Công ty đã có những biện pháp thích hợp để giải quyết tình trạng này để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tốt nhất.

Vòng quay các khoản phải thu: vòng quay các khoản phải thu có sự thay đổi qua từng năm. Cụ thể, năm 2012, chỉ số này giảm 1,1vòng so với năm 2011. Năm 2012, chỉ tiêu này giảm xuống là do doanh thu thuần giảm 2,7% so với năm 2011 và các khoản phải thu tăng 0,05%. Sự giảm của doanh thu thuần và sự tăng của các khoản phải thu tăng lên khiến vòng quay các khoản phải thu năm 2012 đã giảm đi so với năm 2011. Đến năm 2013, vòng quay các khoản phải thu tiếp tục giảm 0,05 vòng so với năm 2012. Mặc dù doanh thu thuần tăng 4,2% so với năm 2012, tuy nhiên các khoản phải thu lại 5,9%. Tốc độ tăng của doanh thu thuần nhỏ hơn so với tốc độ tăng của các khoản phải thu dẫn đến vòng quay các khoản phải thu năm 2013 giảm so với năm 2012. Điều này cho thấy công ty đã thực hiện chưa tốt việc kiểm soát các khoản phải thu, phần nào làm thất thoát và lãng phí vốn.

Thời gian thu tiền trung bình: năm 2011 là 117 ngày, năm 2012 là 121 ngày và năm 2013 là 123 ngày. Ta dễ dàng thấy, thời gian thu tiền có xu hướng tăng từ năm 2011 tới năm 2013, đây là một dấu hiệu cho thấy công ty quản lý chưa tốt việc kiểm soát các khoản phải thu, thời gian thu tiền trung bình càng lớn thì công ty càng lâu thu

hồi được vốn về, ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng sản xuất và kinh doanh cũng như khả năng đầu tư của công ty.

Vòng quay hàng tồn kho: năm 2012, chỉ tiêu này giảm 25,45 vòng so với năm 2011 và đạt kết quả là 10,25 vòng, điều này cho thấy rằng cứ 1 đồng hàng tồn kho thì tạo ra được 10,25 đồng doanh thu. Sự suy giảm này là sự tăng vượt trội của hàng tồn kho năm 2012 so với năm 2011 là 238,9%, trong khi doanh thu thuần giảm 2,7% so với năm trước. Đây là một tín hiệu không tốt, cho thấy công ty vẫn còn chưa quản lý tốt hàng tồn kho, quản lý tiến độ các hợp đồng xây dựng khiến cho giá trị hàng tồn kho tăng vượt bậc, làm giảm vòng quay hàng tồn kho. Năm 2013, chỉ tiêu này tăng 19,4 vòng so với năm 2012, do trong năm 2013, hàng tồn kho đã giảm 63,9% khi mà doanh thu thuần tăng 4,2% đã khiến cho chỉ tiêu này có giá trị lớn hơn so với năm 2012. Có thể giải thích rằng, tại năm 2013, một lượng lớn các công trình xây dựng quá thời hạn bàn giao đã được hoàn thành vào năm 2013, khiến cho hàng tồn kho giảm xuống, dẫn tới vòng quay hàng tồn kho năm 2013 lớn hơn so với năm 2012.

Thời gian luân chuyển kho trung bình: chỉ tiêu này cho biết số ngày mà lượng hàng tồn kho được chuyển đổi thành doanh thu. Số ngày luân chuyển kho trung bình năm 2011 là 10 ngày, năm 2012 là 36 ngày và năm 2013 là 13 ngày. Thời gian luân chuyển kho của công ty trong cả ba năm đều khá nhỏ. Việc thời gian luân chuyển kho trung bình ngắn sẽ giúp công ty tiết kiệm được rất nhiều các chi phí liên quan tới việc quản lý kho. Số vòng quay hàng tồn kho nhìn chung là khá lớn qua các năm, cho thấy hiệu quả sử dụng hàng tồn kho của công ty là tương đối tốt, nó làm tăng tốc độ luân chuyển hàng tồn kho và làm cho thời gian luân chuyển kho trung bình đuộc rút ngắn lại.

Chu kỳ kinh doanh: là khoảng thời gian tính từ lúc doanh nghiệp mua hàng về để bán cho tới khi bán được hàng hóa và thu tiền về. Năm 2011, chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp là 127 ngày, năm 2012 tăng lên tới 157 ngày và năm 2013 là 136 ngày. Năm 2012, chu kỳ kinh doanh tăng 23,62% so với năm 2011 và năm 2013 đã giảm 21 ngày, ứng với 13,37%. Tức là khoảng thời gian sản xuất, lưu kho và thu tiền đã được rút ngắn xuống rất nhiều.

Bảng 2.10. Tốc độ luân chuyển tiền của công ty năm 2011-2013

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Giá vốn hàng bán Đồng 86,503,234,566 81,312,310,409 87,642,588,213 Chi phí chung, chi phí bán

hàng, quản lý Đồng 7,166,230,169 8,097,696,269 7,360,618,206 Phải trả người bán Đồng 15,566,473,900 16,684,517,844 16,794,797,595

Vòng quay các khoản phải trả Vòng 6 5,35 5,65

Thời gian trả chậm trung bình Ngày 60 68 64

Thời gian luân chuyển tiền Ngày 67 89 72

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty năm 2011-2013) Vòng quay các khoản phải trả: Chỉ số vòng quay các khoản phải trả cho thấy khả năng chiếm dụng vốn và thanh toán của công ty trong năm nay so với các năm trước. Năm 2012, chỉ số này giảm 0,65 vòng so với năm 2011, điều này cho thấy năm 2012 công ty chiếm dụng vốn và thanh toán chậm hơn so với năm 2011. Tương tự, năm 2013, chỉ tiêu này đã tăng nhẹ 0,3 vòng so với năm 2013, do việc kiểm soát chi phí bán hàng, quản lý đạt hiệu quả hơn so với năm 2012 nên đã khiến cho vòng quay các khoản phải trả cũng theo đó mà giảm xuống.

Thời gian trả chậm trung bình: là khoảng thời gian chiếm dụng vốn của công ty đối với nhà cung cấp và người lao động. Con số này tại năm 2012 là 68 ngày, tăng 8 ngày so với năm 2011, và giảm 4 ngày trong năm 2013. Con số này càng cao thì càng thì thời gian chiếm dụng vốn của công ty càng cao, càng giúp cho doanh nghiệp có thêm nguồn vốn để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thời gian luân chuyển tiền: Phản ánh khoảng thời gian ròng tính theo ngày kể từ khi doanh nghiệp thanh toán tiền mua hàng cho tới khi doanh nghiệp thu được tiền. Thời gian quay vòng tiền của công ty năm 2012 tăng một cách vượt bậc so với năm năm 2011, khi đạt 89 ngày, tăng thêm 12 ngày so với năm 2011. Việc tăng này có thể được giải thích là doanh nghiệp phải thuê thêm vốn trong khi vẫn phải chờ khách hàng trả nợ tiền hàng cho mình. Lượng tiền mặt mà công ty sẽ phải thuê thêm để đầu tư sẽ tăng khi mà quá trình sản xuất càng kéo dài. Tương tự, giá trị của các hóa đơn sẽ càng giảm xuống khi mà thời gian khách hàng thanh toán cho các hóa đơn càng lâu. Hay nói một cách khác, tài khoản có thể thu hồi về được làm giảm vốn lưu động của doanh nghiệp. Sang tới năm 2013, chỉ tiêu này giảm còn 72 ngày, cho thấy doanh nghiệp đã quản lý tốt hơn việc chi tiền ra và thu tiền về khi hoàn thành các giao dịch.

2.3.2.3. Hệ số sinh lời tài sản ngắn hạn

Bảng 2.11. Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Lợi nhuận sau thuế Đồng (956.647.342) 599.525.384 (969.247.560) Tài sản ngắn hạn Đồng 36.345.471.678 41.930.876.982 39.962.745.262

Hệ số sinh lời TSNH % (2,63) 1,43 (2,42)

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty năm 2011-2013) Hệ số sinh lời tài sản ngắn hạn: cho biết mỗi đơn vị giá trị tài sản ngắn hạn thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Trong năm 2011 và năm 2013, 1 đồng tài sản ngắn hạn tạo ra được lần lượt là -2,63 đồng và -2,42 đồng lợi nhuận sau thuế. Hệ số này có giá trị âm, chứng tỏ việc đầu tư cho TSNH là không mang lại lợi nhuận, thậm chí là thua lỗ cho công ty. Năm 2012 là năm duy nhất trong ba năm có hệ số sinh lời mang giá trị dương đạt 1,43%, tuy nhiên, giá trị này vẫn còn là một giá trị rất nhỏ, chứng tỏ lợi nhuận thu về từ việc đầu tư cho TSNH là rất thấp mặc dù TSNH chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản của công ty (khoảng 90% trong cả ba năm 2011-2013). Chính vì vậy, công ty cần phải xem xét lại, tìm ra các biện pháp khắc phục và nâng cao hiệu quả sử dụng TSNH nhằm nâng cao tỷ suất sinh lời TSNH.

Nhìn chung, công ty đã có những cố gắng trong việc quản lý hiệu quả tài sản ngắn hạn nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn và đã có những kết quả không tốt. Hệ số sinh lời TSNH còn rất thấp, cho thấy việc đầu tư của công ty vào TSNH đang không đem lại nhiều hiệu quả, tạo ra ít lợi nhuận và cả thua lỗ cho công ty.

Một phần của tài liệu g cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty TNHH Phát triển xây dựng và thương mại Gia hưng (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)