Thực trạng quản lý tài sản dài hạn của Công ty TNHH phát triển xây dựng và thương mại Gia Hưng.

Một phần của tài liệu g cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty TNHH Phát triển xây dựng và thương mại Gia hưng (Trang 43)

và thương mại Gia Hưng.

2.2.3.1. Quy mô và cơ cấu tài sản dài hạn

Đối với mỗi doanh nghiệp, ngoài việc đầu từ vào TSNH, doanh nghiệp còn tập trung đầu tư vào TSDH bởi TSDH luôn chiếm vị trí hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất – kinh doanh. Nó thể hiện quy mô năng lực sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. Tại công ty, tài sản cố định chiếm 100% vì công ty không đầu tư vào bất động sản hay đầu tư tài chính dài hạn nào cả. Trong trường hợp này thì tỷ trọng TSDH chính là tỷ trọng của tài sản cố định. Dưới đây là giá trị tài sản cố định của từng năm từ 2011 tới 2013.

Biểu đồ 2.1. Tình hình tài sản cố định của Công ty TNHH phát triển xây dựng và thương mại Gia Hưng.

Đơn vị: đồng

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2011 – 2013)

Qua biểu đồ trên, ta thấy giá trị của TSDH thay đổi phụ vào TSCĐ thay đổi qua các năm. Năm 2011, tài sản cố định là 3.460.609.464 đồng, năm 2012 tăng tăng nhẹ tới 3.573.829.467 đồng và đến năm 2013 tăng vượt bậc và đạt 4.083.639.937 đồng. Nhìn chung, trong ba năm, tài sản có xu hướng tăng dần về giá trị. Nguyên nhân là do công ty đã đã đầu tư nhiều vào tài sản cố định trong ba năm từ 2011-013 như máy trộn bê tông, máy cắt công nghiệp,... là những tài sản có giá trị lớn, chi phí tu sửa, bảo dưỡng cao, đồng thời những tài sản cố định này mới chỉ được trích khấu hao, nên giá trị vẫn còn cao, khiến tài sản dài hạn có xu hướng tăng trong ba năm 2011-2013

3,460,609,464 3,573,829,467 4,083,639,937 3000000000 3200000000 3400000000 3600000000 3800000000 4000000000 4200000000 4400000000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

2.2.3.2. Quản lý tài sản dài hạn

Quản lý tài sản dài hạn là một trong những yêu cầu quan trọng khi mà tài sản cố định chiếm tỷ trọng 10% trong tổng tài sản. Và đặc biệt trong ba năm trở lại đây, tài sản dài hạn có xu hướng tăng về qui mô. Nguyên nhân là công ty đã đầu tư nhiều vào tài sản cố định nhằm bắt kịp công nghệ hiện đại, nâng cao năng suất, chất lượng. Chính vì vậy, công ty đã đề ra kế hoạch quản lý với các tài sản mới như thường xuyên kiểm tra máy móc, thiết bị mỗi ngày làm việc, không để máy hoạt động quá công suất, thời gian cho phép trong một ngày, hướng dẫn, đào tào công nhân viên sử dụng máy nhằm nâng cao ý thức bảo vệ. Ngoài ra, công ty đã đề ra kế hoạch quản lý, bảo dưỡng và nâng cấp máy móc, tài sản cố định cũ định kỳ hàng năm như bôi trơn, thay dây cu- loa cho các máy gia công sắt, máy trộn, và với các máy móc, thiết bị tại văn phòng, công ty đã mua và sử dụng phần mềm diệt virus như Kapersky, quạt tản nhiệt, lau chùi các chi tiết máy,...đảm bảo tính ổn định của các tài sản trong quá trình hoạt động.

Trong tương lai, công ty sẽ mở rộng quy mô sản xuất, nên sẽ cần trang bị thêm thiết bị, tài sản cố định và các tài sản khác nhằm đạt được mục tiêu đảm bảo sử dụng tài sản cố định có chất lượng và đạt được hiệu quả. Ngoài ra, ta có thể thấy được từ các số liệu trên đó là công ty không đầu tư vào lĩnh vực tài chính khác như đầu tư trái phiếu hay góp vốn liên doanh mà chỉ tập trung vào sản xuất và thương mại.

Một phần của tài liệu g cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty TNHH Phát triển xây dựng và thương mại Gia hưng (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)