Để đánh giá tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, trước tiên cần xem xét đến các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả kinh doanh trong hai năm 2011 và 2013.
Dưới đây là bảng báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán của Công ty TNHH phát triển xây dựng và thương mại Gia Hưng
Bảng 2.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH phát triển xây dựng và thương mại Gia Hưng năm 2011-2013
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012-2011 Chênh lệch 2013-2012
Tuyệt đối (%) Tuyệt đối (%)
Doanh thu 94.452.326.923 91.703.660.032 95.696.379.861 (2.748.666.890) (2,91) 3.992.719.829 4,35 Giá vốn hàng bán 86.503.234.566 81.312.310.409 87.642.588.213 (5.190.924.157) (6,00) 6.330.277.804 7,78 Doanh thu hoạt động tài chính 11.867.995 7.678.787 12.024.311 (4.189.208) (35,29) 4.345.524 56,59 Chi phí tài chính 1.107.416.478 1.485.971.519 1.022.002.511 378.555.041 34,18 (463.969.008) (31,22) Chi phí bán hàng 5.428.749.849 4.940.755.884 5.600.253.140 (487.993.965) (9,87) 659.497.256 13,35 Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.737.480.320 1.760.365.066 3.156.940.385 22.884.746 1,31 1.396.575.319 44,23 Lợi nhuận sau thuế TNDN (956.647.342) 599.525.384 (969.247.560) 1.556.172.725 (162,67) (1.568.772.944) (261,67)
Dựa vào bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty, ta có thể thấy rằng:
Doanh thu: Tổng doanh thu năm 2012 giảm 2.748.666.890 đồng so với năm 2011, giảm tương ứng 2,91%. Nguyên nhân chính là sự đóng băng của thị trường bất động sản khiến cho nhu cầu về vật liệu xây dựng và nhu cầu mua bán, xây dựng đặc biệt là các công trình nhà ở giảm sút mạnh. Năm 2013, công ty có sự tăng trưởng vượt bậc về doanh thu với mức tăng 4,35% so với năm 2012, tức 3.992.719.829 đồng. Doanh thu tăng khiến cho lượng tiền và các khoản tương đương tiền cũng tăng theo. Và đặc biệt là công ty TNHH phát triển xây dựng và thương mại Gia Hưng là một công ty thực hiện đồng thời cả các dịch vụ về xây dựng cũng như buôn bán, nên công ty luôn luôn thực hiện các thanh toán bằng tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng đối với các khách hàng ở xa hoặc nước ngoài. Nguyên nhân của sự tăng trưởng của năm 2013 là do trong năm 2013, lạm phát ở mức cao 6,07% khiến cho giá trị hàng hóa trên thị trường nhìn chung cũng tăng theo, hàng hóa, nguyên vật liệu xây dựng và các công trình xây dựng của công ty do đó cũng mua bán, ký kết và trao đổi với mức giá lớn hơn dẫn đến doanh thu năm 2013 có giá trị lớn hơn so với hai năm trước đó. Ngoài ra, trong năm 2013, tình hình bất động sản trầm lắng trong những tháng đầu năm, tuy nhiên, giai đoạn cuối năm 2013, nhà nước nâng trần bội chi ngân sách đã được nới lỏng từ 4,8% GDP lên 5,3% GDP, tăng chi tiêu công để góp phần vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cũng trong giai đoạn này, công ty đã ký kết được nhiều hợp đồng xây dựng cũng như là các hợp đồng cung cấp nguyên vật liệu cho các dự án, công trình xây dựng dẫn đến doanh thu của năm 2013 có doanh thu lớn nhất trong ba năm từ 2011- 2013.
Giá vốn hàng bán: Giá vốn hàng bán biến động cùng chiều với doanh thu. Năm
2012, giá vốn hàng bán giảm 5.190.924.157 đồng, tương ứng với mức giảm 6% so với năm 2011. Giá vốn năm 2012 có giá trị thấp hơn so với năm 2011 do số lượng nguyên vật liệu bán ra và do số lượng xây lắp các công trình trong năm 2012 ít hơn so với năm 2011. Sang năm 2013, giá vốn tăng 6.330.277.804 đồng, tương ứng 7,78% so với năm 2012, mức tăng này là phù hợp với mức tăng của doanh thu. Tuy nhiên, công ty nên tìm kiếm nhiều nguồn cung cấp hơn nữa, để có thể hưởng những ưu đãi hoặc mua được nguyên vật liệu rẻ hơn nữa, giảm giá vốn hàng bán.
Doanh thu hoạt động tài chính: Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm khoản thu nhập từ lãi tiền gửi ngân hàng, lãi cơ bản trên cổ phiếu, lãi chênh lệch tỷ giá phát sinh do đánh giá lại số dư cuối các năm của các khoản nợ dài hạn. Nhìn chung ta có thể thấy doanh thu hoạt động tài chính của doanh nghiệp trong cả ba năm từ 201-2013 là khá thấp, nằm trong khoảng 7-12 triệu, nguyên nhân là do công ty không đầu tư vào các hoạt động tài chính dài hạn như cổ phiếu, trái phiếu,... mà số tiền này có được chính là lãi suất từ nguồn tiền gửi ngân hàng. Ngoài ra, công ty không tận dụng khoản
doanh thu tài chính có được do thanh toán sớm cho nhà cung cấp. Vì thế mất đi một khoản doanh thu từ việc hưởng chiết khấu thanh toán sớm này.
Chi phí tài chính: chi phí tài chính của công ty chủ yếu là chi phí lãi vay. Nhìn
chung, chi phí tài chính của công ty không có biến động gì lớn, năm 2012 tăng 34,18% so với năm 2011 nguyên nhân là do trong năm 2012, công ty đầu tư nhiều vào hàng tồn kho nên đã vay thêm vốn, dẫn đến chi phí lãi vay tăng thêm. Sang năm 2013, công ty chủ yếu vay vốn đầu tư vào các trang thiết bị, máy móc phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, công ty giảm đầu từ vào hàng tồn kho nên giảm thiểu việc vay vốn, dẫn đến chi phí lãi vay cũng giảm 31,22% so với năm 2012.
Chi phí bán hàng: chi phí bán hàng năm 2012 giảm 487.993.965 đồng, tương
ứng với mức giảm 9,87% so với năm 2011, nguyên nhân là do sản lượng bán nguyên vật liệu xây dựng giảm, chi phí phát sinh trong quá trình theo đó cũng giảm xuống. Tuy nhiên, năm 2013, chi phí bán hàng tăng 13,35% so với năm 2012, nguyên nhân là do cuối năm 2013, công ty kí kết được nhiều hợp đồng bán hàng, lượng hàng hóa bán ra tăng lên, các chi phí bán hàng phát sinh theo đó cũng tăng lên, ngoài ra, trong năm 2013, công ty cũng triển khai bán hàng qua mạng và quản lí trang web bán hàng, do đó phát sinh thêm nhiều chi phí khi bước đầu triển khai phương thức bán hàng mới.
Chi phí quản lý doanh nghiệp: Năm 2012, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng
1,31% so với năm 2011, nguyên nhân là do trong năm này, công ty vẫn chưa có nhiều thay đổi trong quá trình hoạt động và quản lý doanh nghiệp. Tới năm 2013, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh, tăng 1.396.575.319 đồng, ứng với 44,23% so với năm 2012. Nguyên nhân của sự tăng mạnh chi phí quản lý doanh nghiệp này là do trong năm 2013 công ty đầu tư xây dựng kho bãi, sửa sang văn phòng và mua sắm thêm phương tiện vận tải phục vụ cho việc mở rộng quy mô hoạt động trong tương lai, từ đó làm cho khấu hao tài sản cố định tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó chí phí hội nghị, tiếp khách và các khoản công tác phí cũng tăng trong năm 2013. Mặc dù công ty đang cố gắng xây dựng mối quan hệ với các đầu mối và công ty xây dựng lớn tuy nhiên việc quản lý các khoản chi phí này cũng cần được doanh nghiệp xem xét và cân nhắc.
Lợi nhuận sau thuế TNDN: Lợi nhuận sau thuế năm 2012 đã tăng từ
-956.647.342 đồng lên tới 599.525.384 đồng so với năm 2011, tăng 1.556.172.725 đồng, tương đương với 162,67% so với năm 2011. Mặc dù, có doanh thu nhỏ hơn so với năm 2011, tuy nhiên lợi nhuận sau thuế TNDN của năm 2012 lại lớn hơn rất nhiều so với năm 2011, nguyên nhân là do năm 2011, các chi phí như chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp rất lớn, điều này cho thấy việc quản lý các chi phí của công ty rất kém hiệu quả. Nhận thấy điều này, sang năm 2012, công ty thắt chặt quản lý hơn với các loại chi phí, do vậy mà năm 2012, lợi nhuận sau thuế của công ty đã thay đổi, phần khác, do năm 2011, công ty làm ăn thua lỗ nên không phải nộp thuế, và phần thua lỗ
đó được chuyển sang năm 2012, nên năm 2012 công ty cũng không phải nộp thuế TNDN, đây cũng là lí do cho thấy vì sao lợi nhuận sau thuế TNDN của năm 2012 lớn hơn nhiều so với năm 2011. Tuy nhiên, một phần do chủ quan không liên tục thắt chặt quản lý chi tiêu và phần vì lạm phát tăng cao, thị trường bất động sản đóng băng gây ra rất nhiều khó khăn cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nên năm 2013, lợi nhuận sau thuế của công ty là -969.247.560 đồng, giảm 1.568.772.944 đồng, tương ứng với 261,67% so với năm 2012. Mặt khác, khi so sánh với tình hình tài chính của các công ty trong ngành, đặc biệt là công ty TNHH xây dựng tổng hợp Phúc Lộc có doanh thu thuần giảm đều từ 2-3 tỷ từ năm 2011-2013. Tuy nhiên, giá vốn hàng bán lại có lượng giảm lớn hơn so với lượng giảm của doanh thu nên trong 3 năm 2011- 2013, công ty TNHH xây dựng tổng hợp Phúc Lộc vẫn có lợi nhuận sau thuế dương. Có thể thấy, công ty TNHH phát triển xây dựng và thương mại Gia Hưng đã gặp nhiều vấn đề trong việc quản lý giá vốn hàng bán, các loại chi phí, mặc dù doanh thu tăng tuy nhiên vẫn còn tình trạng thua lỗ.