NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY SẢN XUẤT SƠN SAMSON Tác giả LÊ THỊ DIỆU Khóa luận đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành Quản lý môi t
Trang 1KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY SẢN XUẤT SƠN SAMSON
Họ và tên sinh viên: LÊ THỊ DIỆU
Niên khóa: 2008 - 2012
Tháng 6/2012
Trang 2NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY
SẢN XUẤT SƠN SAMSON
Tác giả
LÊ THỊ DIỆU
Khóa luận đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành Quản lý môi trường
Giáo viên hướng dẫn
KS Phạm Thị Minh Thu
KS Bùi Thị Cẩm Nhi
Tháng 6/2012
Trang 3BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TPHCM
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN
*****
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
************
PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN
Khoa: MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: QLMT & DLST
Họ và tên SV: LÊ THỊ DIỆU Mã số SV: 08157035
Khoá học: 2008- 2012 Lớp: DH08DL
1 Tên đề tài: “Nghiên cứu và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Nhà máy sản xuất sơn SAMSON”
2 Nội dung KLTN: Sinh viên phải thực hiện những yêu cầu sau:
Khảo sát và đánh giá hiện trạng môi trường tại Nhà máy sơn SAMSON
Các giải pháp kiểm soát ô nhiễm đã thực hiện và các vấn đề còn tồn tại
Đề xuất các biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và cải thiện chất lượng môi trường tại nhà máy
3 Thời gian thực hiện: Bắt đầu từ tháng 02/2012; Kết thúc: tháng 05/2012
4 Họ tên GVHD 1: KS PHẠM THỊ MINH THU
5 Họ tên GVHD 2: KS BÙI THỊ CẨM NHI
Nội dung và yêu cầu của KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn
KS PHẠM THỊ MINH THU
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian bốn năm học tại trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh, được sự giúp đỡ quan tâm của gia đình, Thầy Cô và bạn bè, Tôi đã tiếp thu
được nhiều kiến thức và kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại cũng như tương lai sau
này Tôi xin chân thành gởi lời cảm ơn đến:
Ban Giám Hiệu, Quý Thầy Cô trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
Ban Chủ nhiệm cùng toàn thể Quý Thầy Cô khoa Môi trường và Tài nguyên đã
tận tình dạy dỗ và truyền đạt cho Tôi nhiều kiến thức trong suốt thời gian học tại
trường
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô Bùi Thị Cẩm Nhi và Cô Phạm Thị Minh
Thu, Bộ Môn Quản Lý Môi Trường, đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều
kiện thuận lợi giúp đỡ Tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài
Anh Triều, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo để Tôi hoàn thành khóa luận
Ban giám đốc và toàn thể cán bộ công nhân viên Nhà máy sơn SAMSON đã tạo
điều kiện cho Tôi được thực tập và làm khóa luận tại nhà máy Đặc biệt là sự giúp đỡ
của anh Linh, anh Nhất trong thời gian thực tập ở đây
Các bạn lớp DH08DL và các bạn cùng khoa đã quan tâm, động viên, góp ý để
tôi thực hiện tốt đề tài
Và cuối là gia đình đã luôn động viên, ủng hộ con về mọi mặt
Xin chân thành cám ơn!
Sinh viên thực hiện
Trang 5TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài “Nghiên cứu và đề suất giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Nhà máy sản xuất sơn SAMSON” chủ yếu tập trung vào lý thuyết kiểm soát ô nhiễm
môi trường công nghiệp Trên cơ sở đó vận dụng vào nhà máy sản xuất sơn SAMSON
Sau quá trình thực tập, nghiên cứu tại nhà máy khóa luận tập trung vào phân tích hiện trạng môi trường kết hợp với các biện pháp đã áp dụng tại nhà máy nhằm phát hiện những vấn đề môi trường còn tồn đọng Từ đó đề xuất những giải pháp đã được nghiên cứu kỹ qua sách, Internet, tham khảo ý kiến chuyên gia và các tài liệu có liên quan khác nhằm giúp nhà máy khắc phục và thực hiện tốt hơn công tác bảo vệ môi trường đáp ứng được yêu cầu của pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của nhà máy
Đề tài đã thu được những kết quả:
- Trong quá trình thực tập tại nhà máy Tôi nhận thấy công tác môi trường chưa
được nhà máy chú trọng quan tâm
- Nhà máy đã áp dụng biện pháp để thu hồi bụi phát sinh trong phân xưởng sản
xuất bột trét tường nhưng do thiết bị thu gom còn lạc hậu nên chưa kiểm soát được lượng bụi phát sinh ra ngoài không khí
- Chưa tiến hành quan trắc môi trường đối với các chỉ tiêu như: độ ẩm, tốc độ
gió, ánh sáng, nồng độ hơi khí độc (chỉ mới giám sát nồng độ CnHm)
- Chưa tiến hành phân loại tại nguồn cũng như kế hoạch tái chế đối với chất thải
rắn
- Công tác phân loại, thu gom, lưu trữ và ứng phó sự cố đối với chất thải nguy
hại chưa triệt để
- Mặc dù Nhà máy đã có hệ thống xử lý nước thải nhưng luôn trong tình trạng
thường xuyên thiếu hóa chất xử lý nên vẫn chưa vận hành liên tục
- Nước thải sau xử lý không thải vào hệ thống xử lý nước thải của KCN Đông
Hòa 3 mà thải trực tiếp ra cánh đồng dẫn đến tình trạng khó kiểm soát
Trang 6- Nhu cầu nước cung cấp cho hoạt động phòng cháy trong nhà máy còn hạn chế
- Nhà máy đã trang bị thiết bị phòng cháy chữa cháy nhưng số lượng còn ít và
sắp xếp không đúng vị trí
- Việc chấp hành công tác an toàn vệ sinh lao động của công nhân trong nhà
xưởng vẫn chưa thực hiện đúng quy định
Dựa trên lý thuyết, tài liệu nhà máy cung cấp cũng như hiện trạng môi trường còn tồn đọng đề tài đã đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường như:
- Thiết lập hệ thống thu gom bụi bằng thiết bị lọc bụi túi vải
- Đề xuất chương trình thu gom đối với CTR, CTNH
- Đầu tư xây dựng hệ thống bể chứa và đường ống dẫn nước cứu hỏa
- Và một số biện pháp khác nhằm nâng cao chất lượng môi trường và cải tạo điều
kiện làm việc cho công nhân
- Tiến hành xây dựng chương trình giám sát môi trường cho nhà máy sản xuất
sơn SAMSON
Trang 7MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN iii
MỤC LỤC v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ix
DANH MỤC HÌNH x
Chương 1: 1
MỞ ĐẦU 1
1 ĐẶT VẤN ĐỀ: 1
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: 2
3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 2
4 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI: 2
5 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: 2
Chương 2 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 3
2.1 KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG 3
2.1.1 Phương pháp khảo sát, thu thập dữ liệu thực địa 3
2.1.2 Phương pháp liệt kê 5
2.1.3 Phương pháp phỏng vấn 5
2.1.4 Phương pháp tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu thu thập 5
2.1.5 Phương pháp so sánh 6
2.2 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM 7
2.2.1 Phương pháp tham khảo tài liệu 8
2.2.2 Phương pháp phỏng vấn chuyên gia 8
Chương 3 9
TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM VÀ NHÀ MÁY SẢN XUẤT SƠN SAMSON 9
3.1 TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM 9
3.1.1 Khái niệm kiểm soát ô nhiễm môi trường 9
3.1.2 Mục tiêu 9
3.1.3 Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường 9
3.1.3.1 Nội dung 9
3.1.3.2 Các bước thực hiện chương trình ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp 10
3.1.4 Các giải pháp kiểm soát ô nhiễm 10
3.1.5 Các công cụ kiểm soát ô nhiễm 11
3.1.5.1 Giải pháp hành chính - công cụ chỉ huy và kiểm soát 11
3.1.5.2 Công cụ kinh tế 11
3.1.5.3 Công cụ thông tin 12
3.1.5.4 Các công cụ khác 12
Trang 83.1.6 Lợi ích của kiểm soát ô nhiễm 12
3.1.6.1 Lợi ích về môi trường 12
3.1.6.2 Lợi ích về kinh tế 13
3.2 TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY SẢN XUẤT SƠN SAMSON 13
3.2.1 Thông tin tổng quát 13
3.2.2 Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự tại Nhà máy 14
3.2.3 Sản phẩm và công suất hoạt động: 14
3.2.4 Nhu cầu lao động: 14
3.2.5 Diện tích của nhà máy: 14
3.2.6 Quy trình công nghệ sản xuất 15
3.2.6.1 Nhu cầu nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng cho sản xuất 15
3.2.6.2 Dây chuyền sản xuất và sơ đồ công nghệ 16
3.2.6.3 Các trang thiết bị, máy móc dùng trong sản xuất 17
Chương 4: 18
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 18
4.1 MÔI TRƯỜNG VI KHÍ HẬU 18
4.1.1 Hiện trạng môi trường 18
4.1.2 Đề xuất các giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại nhà máy 20
4.2 KHÍ THẢI – HƠI KHÍ ĐỘC 21
4.2.1 Hiện trạng 21
4.2.2 Các biện pháp đã được thực hiện tại nhà máy 23
4.2.3 Đánh giá và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại nhà máy 23
4.3 NƯỚC THẢI 27
4.3.1 Nước mưa chảy tràn 27
4.3.2 Nước thải sinh hoạt 28
4.3.3 Nước thải sản xuất 31
4.3.3.1 Nguồn phát sinh 31
4.3.3.2 Đánh giá và đề xuất biện pháp kiểm soát ô nhiễm 35
4.4 CHẤT THẢI RẮN 37
4.4.1 Chất thải sản xuất không nguy hại 37
4.4.1.1 Nguồn phát sinh 37
4.4.1.2 Hiện trạng quản lý chất thải sản xuất không nguy hại: 37
4.4.1.3 Đánh giá và đề xuất giải pháp kiểm soát 37
4.4.2 Chất thải sinh hoạt 38
4.4.2.1 Nguồn phát sinh 38
4.4.2.2 Hiện trạng quản lý chất thải sinh hoạt tại nhà máy 38
4.4.2.3 Đánh giá và đề xuất giải pháp kiểm soát 39
4.5 CHẤT THẢI NGUY HẠI 40
4.5.1 Nguồn phát sinh 40
4.5.2 Hiện trạng quản lý chất thải nguy hại 40
4.5.3 Đánh giá và đề xuất giải pháp kiểm soát 41
Trang 94.6 TIẾNG ỒN 42
4.6.1 Nguồn phát sinh và biện pháp giảm thiểu 42
4.6.2 Đánh giá và đề xuất các giải pháp kiểm soát 43
4.7 CÔNG TÁC PCCN & VSATLĐ 45
4.7.1 Công tác phòng chống cháy nổ 45
4.7.1.1 Công tác phòng chống cháy nổ tại nhà máy 45
4.7.1.2 Đánh giá và đề xuất giải pháp phòng chống cháy nổ 46
4.7.2 Vệ sinh an toàn lao động 49
4.7.2.1 Công tác an toàn lao động tại nhà máy 49
4.7.2.2 Đánh giá và đề xuất giải pháp kiểm soát an toàn lao động 49
4.8 ĐỀ XUẤT CÁC CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 51
4.8.1 Chương trình giám sát công tác quản lý môi trường 51
4.8.2 Chất thải rắn 52
4.8.3 Môi trường không khí 52
4.8.4 Nước thải 53
Chương 5: 54
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54
5.1 KẾT LUẬN 54
5.2 KIẾN NGHỊ 55
Trang 10DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOD (Biological Oxygen Demand) : Nhu cầu oxy sinh học
COD (Chemical Oxygen Demand) : Nhu cầu oxy hóa học
Trang 11DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Nhu cầu nguyên vật liệu trung bình sử dụng trong 1 tháng 15
Bảng 3.2: Nhu cầu sử dụng điện, nước của Nhà máy 16
Bảng 3.3: Danh mục máy móc, thiết bị 17
Bảng 4.1: Kết quả đo nhiệt độ 19
Bảng 4.2: Kết quả đo đạc môi trường không khí bên trong và bên ngoài cổng Nhà máy 21
Bảng 4.3: Kết quả đo đạc nồng độ bụi trong không khí tại phân xưởng bột trét tường 22 Bảng 4.4: Hệ số ô nhiễm do mỗi người hàng ngày sinh hoạt đưa vào môi trường (NTSH chưa qua xử lý) 29
Bảng 4.5: Tải lượng chất ô nhiễm sinh ra từ NTSH (chưa qua xử lý) 29
Bảng 4.6: Nồng độ các chất ô nhiễm trong NTSH 30
Bảng 4.7: Tính chất nước thải sản xuất trước khi xử lý 31
Bảng 4.8: Kết quả phân tích chất lượng nước thải sau khi xử lý 34
Bảng 4.9: Thành phần và khối lượng chất thải sản xuất không nguy hại phát sinh trung bình trong 1 tháng tại Nhà máy 37
Bảng 4.10: Thành phần và khối lượng chất thải nguy hại phát sinh trong 1 tháng tại Nhà máy 40
Bảng 4.11: Kết quả đo nồng độ tiếng ồn 43
Trang 12DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1: Sơ đồ quy trình xử lý bụi 25
Hình 4.2: Sơ đồ thiết bị lọc bụi túi vải 26
Hình 4.3 : Hệ thống xử lý hơi dung môi 26
Hình 4.4: Sơ đồ xử lý nước thải nhà máy SAMSON 32
Hình 4.5: Sơ đồ tổ chức giám sát môi trường 52
Trang 13Công ty Cổ phần sơn SAMSON được thành lập vào tháng 8/2010, là sự kết hợp hai công ty: Công ty Cổ phần sơn SONATA và Công ty sơn SAMMI Công ty Cổ phần sơn SAMSON là công ty chuyên sản xuất, gia công, kinh doanh sơn nước trang trí và bột trét tường Song song với sự phát triển là vấn đề ô nhiễm môi trường tại công
ty Hàng ngày công ty thải ra một lượng chất thải không nhỏ gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh
Từ thực tế đó, Công ty CP sơn SAMSON nhận thức được sự cần thiết cần phải
có các biện pháp quản lý môi trường, trong đó kiểm soát ô nhiễm môi trường là một trong những cách tiếp cận tích cực nhằm giảm thiểu tối đa lượng và độc tính của chất thải trước khi tái sinh, xử lý hay thải bỏ, cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân trong nhà máy và góp phần BVMT
Đề tài Khóa luận tốt nghiệp: “Nghiên cứu và đề suất giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Nhà máy sản xuất sơn SAMSON” sẽ đóng góp một số ý kiến
làm các cơ sở khoa học để ban quản lý nhà máy có thể lựa chọn các giải pháp tối ưu trong việc thực hiện kiểm soát ô nhiễm, giảm thiểu chất thải và mang lại lợi ích kinh tế cho công ty
Trang 142 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
Tìm hiểu quy trình sản xuất, hệ thống quản lý môi trường tại nhà máy nhằm đánh giá các vấn đề tồn đọng và đề xuất các giải pháp nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trường bằng công cụ quản lý và kỹ thuật để có thể đáp ứng yêu cầu của pháp luật hiện
hành hướng tới mục tiêu của KSON là ngăn ngừa ô nhiễm
3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Các khu vực thuộc nhà máy sản xuất sơn SAMSON Chủ yếu tập trung tại các phân xưởng sản xuất: Phân xưởng sản xuất bột trét, phân xưởng sản xuất sơn nước, nhà kho và các văn phòng có liên quan
Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 02/2012 đến 05/2012
4 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI:
Đề tài tập trung nghiên cứu các quy trình sản xuất, năng lực quản lý các vấn đề môi trường tại nhà máy Do giới hạn về thời gian, nhân lực và số liệu nhà máy cung cấp nên các giải pháp đề xuất chỉ dựa trên cơ sở lý thuyết chưa được áp dụng thực tế
và tính toán chi phí kinh tế
5 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
- Tổng quan về nhà máy
Lịch sử hình thành, phát triển
Quy mô của nhà máy
Tình hình sản xuất
- Mô tả tình hình sản xuất: Các công đoạn sản xuất, lượng nguyên liệu đầu vào,
nhu cầu về nhiên liệu, các hóa chất sử dụng trong sản xuất, máy móc…
- Nhận diện các khía cạnh môi trường phát sinh trong quá trình sản xuất
- Nhận định những vấn đề còn tồn đọng trong nhà máy
- Đề xuất các giải pháp cải thiện công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường tại nhà
máy
- Kết luận và kiến nghị
Trang 15Chương 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Đề tài “Nghiên cứu và đề suất giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Nhà máy sản xuất sơn SAMSON” được tiến hành từ tháng 02/2012 đến tháng
05/2012, bao gồm các hoạt động: Khảo sát các hiện trạng môi trường tại nhà máy sơn SAMSON và xác định các nguồn gây ô nhiễm trong quá trình sản xuất tại nhà máy Việc đề xuất các giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường tại nhà máy được thực hiện thông qua đánh giá, phân tích kết quả điều tra, khảo sát thực tế và các tài liệu thứ cấp thu thập được tại nhà máy
Khảo sát hiện trạng môi trường để làm cơ sở đánh giá hiện trạng và công tác quản lý môi trường tại nhà máy Để thực hiện nội dung này đề tài đã sử dụng các phương pháp sau đây:
2.1.1 Phương pháp khảo sát, thu thập dữ liệu thực địa
Mục đích
- Quan sát trực tiếp và nhìn nhận vấn đề một cách khách quan
- Xác định các nguồn thải và các khía cạnh môi trường có liên quan
- Nhận định rõ hơn về hiện trạng môi trường, hiệu quả trong công tác quản lý,
các biện pháp nhà máy đã áp dụng nhưng chưa hoàn thiện Từ đó nhằm đưa ra những nhận xét, giải pháp phù hợp hơn đối với các vấn đề còn tồn đọng
- Thu thập trực tiếp số liệu với độ tin cậy và chính xác cao thông qua việc quan
sát quy trình sản xuất tại nhà máy
Trang 16 Một số tài liệu tham khảo:
- Cơ cấu hoạt động tổ chức của nhà máy
- Các trang thiết bị, máy móc của nhà máy
- Tình hình sản xuất kinh doanh của nhà máy
- Tình hình sử dụng hóa chất, nguyên nhiên liệu, năng lượng
- Quy trình sản xuất công nghệ
- Quy trình xử lý nước thải
- Các biện pháp quản lý môi trường đã và đang được thực hiện tại nhà máy (nước
thải, MTKK, chất thải rắn, công tác ATVSLĐ, PCCC)
Hoạt động của phân xưởng (chuẩn bị nguyên liệu, sản xuất, bốc dỡ hàng hóa và nguyên vật liệu, vệ sinh nhà xưởng…)
Các yếu tố MT (MTKK, môi trường nước, CTR, CTNH)
Các dây chuyền sản xuất công nghệ và HTXLNT, chất thải
Cơ sở vật chất - hạ tầng, dịch vụ (điện, hệ thống cấp thoát nước, PCCC, nhà vệ sinh)
Nhận diện các khía cạnh môi trường phát sinh trong hoạt động sản xuất tại nhà máy
Đánh giá sơ bộ hiện trạng, năng lực quản
lý môi trường
Đánh giá điều kiện làm việc của công nhân viên tại nhà máy
So sánh độ tin cậy các thông tin, tài liệu
cơ sở để chọn lọc tư liệu cần thiết cho đề tài
Trang 172.1.2 Phương pháp liệt kê
Mục đích: Xác định quy mô sản xuất của nhà máy
Cách thực hiện: Liệt kê số lượng trang thiết bị, tên các công trình trong nhà máy, lượng hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất, các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác mà nhà máy đã và đang áp dụng
- Thu thập thông tin trực tiếp qua trao đổi với công nhân làm việc trong nhà máy
và cán bộ chịu trách nhiệm quản lý nhà máy
- Kết hợp ghi nhận, ghi chép thông tin
2.1.4 Phương pháp tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu thu thập
Mục đích:
- Dựa trên các nguồn thông tin sơ cấp và thứ cấp thu thập được từ các tài liệu đã nghiên cứu, sau đó lựa chọn các số liệu đặc trưng của nhà máy, từ đó đánh giá chất lượng môi trường xung quanh, chất lượng môi trường lao động, hiện trạng khí thải;
nước thải; quản lý chất thải, công tác an toàn lao động và PCCC tại nhà máy
- Xây dựng cơ sở luận cứ chứng minh, nhận định và đánh giá các hoạt động quản
lý môi trường và mức độ hiệu quả trong công tác quản lý môi trường tại nhà máy
Cách thực hiện:
- Tổng hợp các tài liệu liên quan như BCGSCLMT, BCĐGTĐ có độ tin cậy chính xác cao
Trang 18- Tiến hành rà soát, chọn lọc, phân tích xử lý thông tin dựa trên các thuật toán, công cụ tin học Từ đó lập bảng thống kê và vẽ sơ đồ làm cơ sở để đánh giá
- Chất thải rắn: Lập bảng thống kê số lượng chất thải sản xuất, chất thải sinh hoạt, chất thải nguy hại từ các khu vực sản xuất, so sánh với các quy định của Nhà nước để xem xét mức độ tác động của CTR, CTNH đối với môi trường và sức khỏe con người
- Lập bảng liệt kê cường độ nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, ánh sáng tại các khu vực sản xuất và các khu vực có liên quan khác; so sánh với TCVSCN (Quyết định số 3733/2002/QĐ - BYT ngày 10/10/2002) để đánh giá mức độ ô nhiễm
- Liệt kê cường độ tiếng ồn tại khu vực bên trong, và khu vực xung quanh nhà máy, sau đó tiến hành so sánh với TCVSCN (Quyết định số 3733/2002/QĐ - BYT ngày 10/10/2002) đối với khu vực bên trong nhà máy, và QCVN 26:2009/BTNMT đối với các khu vực xung quanh nhà máy như cổng bảo vệ
Trang 192.2 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM
Sau khi đưa ra các vấn đề môi trường còn tồn đọng tại nhà máy, đề tài đề xuất các giải pháp tổng hợp nhằm giảm thiểu ô nhiễm cho nhà máy dựa trên các công cụ KSON như:
Giải pháp hành chính /luật định:
- Đối với CTNH: Công tác quản lý và xử lý CTNH tại nhà máy Áp dụng các văn
bản dưới luật và văn bản pháp quy liên quan đến việc quản lý chất thải nguy hại
để đưa ra nhận xét chính xác, giải pháp phù hợp trong quản lý CTNH tại nhà máy
- Đối với công tác ATVSLĐ: Tình hình thực hiện công tác bảo hộ lao động tại
nhà máy Áp dụng các quy định của Bộ Luật Lao động về công tác ATVSLĐ
để đưa ra các giải pháp phù hợp
- Đối với công tác PCCC: Tình hình thực hiện công tác PCCC tại nhà máy Áp
dụng Thông tư số 04/2004/TT – BCA ngày 31/3/2004 của Bộ Công An – Hướng dẫn thi hành NĐ 35/2003/NĐ – CP, Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật PCCC và một số tiêu chuẩn khác có liên quan đến PCCC nhằm đưa ra giải pháp thích hợp đối với nhà máy
Giải pháp kỹ thuật:
- Phương pháp xử lý chất thải (phương pháp đốt, phương pháp chôn lấp, phương
pháp tái sinh tái chế)
- Phương pháp xử lý nước thải (phương pháp cơ học, phương pháp lý học,
phương pháp hóa học)
- Phương pháp xử lý khí thải – hơi khí độc (thiết bị lọc bụi túi vải, cyclone và
thiết bị lọc bụi tĩnh điện, tháp hấp phụ hơi dung môi bằng than hoạt tính)
Từ đó, dựa vào tình hình thực tế của nhà máy để đưa ra các giải pháp kỹ thuật phù hợp với các vấn đề còn tồn đọng
Giải pháp quản lý: Biện pháp quản lý đối với các khía cạnh môi trường phát sinh tại nhà máy như giải pháp thông gió tự nhiên, bố trí quạt thổi mát cục bộ tại khu vực tập trung nhiều máy móc, bố trí các chụp hút trên trần, và mái nhà
Trang 20để được thông thoáng trong khu vực sản xuất, tiếp cận phương pháp sản xuất sạch hơn đối với quy trình sản xuất trong nhà máy, biện pháp quản lý chất thải như biện pháp thu gom, phân loại và xử lý đối với CTR, CTNH phát sinh từ hoạt động của nhà máy, các giải pháp quản lý nhằm nâng cao nhận thức BVMT cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong nhà máy…
Giải pháp tự nguyện: Thu thuế sử dụng môi trường, phí dịch vụ môi trường, phí môi trường…
Để thực hiện nội dung này, đề tài áp dụng các phương pháp sau:
2.2.1 Phương pháp tham khảo tài liệu
Mục đích của phương pháp: Hỗ trợ việc đề xuất và lựa chọn các giải pháp kiểm soát ô nhiễm phù hợp với điều kiện nhà máy
Cách thực hiện:
- Đọc và chọn lọc những vấn đề tương đồng với nhà máy
- Thu thập tài liệu liên quan từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, giáo trình, Internet…
- Tổng hợp, chọn lọc và tập trung vào các vấn đề có liên quan
- Vận dụng vào điều kiện thực tế của nhà máy để đưa ra giải pháp hợp lý nhất
2.2.2 Phương pháp phỏng vấn chuyên gia
Phương pháp này được sử dụng nhằm mục đích đánh giá kết quả và đề xuất giải pháp khả thi hơn
Đối tượng và nội dung thực hiện:
- Các nhân viên đang làm việc tại nhà máy: chỉnh lý về độ chính xác của thông tin đồng thời cung cấp thêm thông tin cho đề tài
- Tham khảo ý kiến các Thầy (Cô) trường Đại học Nông Lâm TP HCM nhằm đánh giá về mức độ khoa học của đề tài là vô cùng cần thiết để đề tài có tính khách quan và có giá trị thực tiễn cao
Trang 21Chương 3
TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM VÀ NHÀ MÁY
SẢN XUẤT SƠN SAMSON
3.1.1 Khái niệm kiểm soát ô nhiễm môi trường
Kiểm soát ô nhiễm môi trường là tổng hợp các hoạt động, biện pháp và công cụ nhằm phòng ngừa, khống chế không cho ô nhiễm xảy ra hoặc khi có ô nhiễm xảy ra thì chủ động xử lý làm giảm thiểu hay loại trừ ô nhiễm
3.1.2 Mục tiêu
Mục tiêu của kiểm soát ô nhiễm môi trường bao gồm ngăn ngừa ô nhiễm, làm giảm hoặc loại bỏ chất thải từ nguồn hay còn gọi là kiểm soát ô nhiễm đầu vào và làm sạch ô nhiễm, thu gom, tái sử dụng, xử lý chất thải để phục hồi môi trường
Hiện nay nhiều nước trên thế giới, cách tiếp cận cuối đường ống cũng như tái sinh đang được thay thế dần bằng cách tiếp cận chủ động bậc cao và được ưa chuộng hơn đó là ngăn ngừa ô nhiễm
3.1.3 Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường
3.1.3.1 Nội dung
- Giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn
- Giảm các rủi ro cho con người và môi trường
- Kết quả mà các doanh nghiệp đạt được:
Không nhất thiết phải đầu tư lớn
Giảm bớt các chi phí vận hành
Tăng lợi nhuận
Trang 22 Tăng cổ phần trên thị trường
Tính khả thi cao
3.1.3.2 Các bước thực hiện chương trình ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp
Một chương trình ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp đòi hỏi thực hiện một cách
liên tục theo chu trình khép kín, tất cả gồm các bước sau:
- Giành được sự đồng tình và ủng hộ của ban lãnh đạo công ty
- Khởi động chương trình bằng cách thành lập nhóm ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp
- Xem xét lại và mô tả một cách chi tiết các quá trình sản xuất cùng với các máy móc thiết bị để xác định các nguồn phát sinh chất thải, đánh giá các trở ngại tiềm ẩn về mặt tổ chức đối với việc thực hiện chương trình ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp
- Xác định tất cả các khả năng ngăn ngừa ô nhiễm có thể được
- Ưu tiên trước cho một số dòng thải và thực hiện đánh giá chi tiết tính khả thi về mặt kỹ thuật, kinh tế và môi trường đối với các khả năng ngăn ngừa ô nhiễm đã được tập hợp
- Tập hợp lại các khả năng ngăn ngừa ô nhiễm tốt nhất đối với công ty và thực thi những khả năng lựa chọn đó
- Đánh giá những tiến bộ của chương trình ngăn ngừa ô nhiễm trên cơ sở một công ty điển hình để đánh giá các dự án ngăn ngừa ô nhiễm cụ thể
- Duy trì ngăn ngừa ô nhiễm cho sự phát triển liên tục và những lợi ích liên tục của công ty
Sơ đồ các bước thực hiện kiểm soát ô nhiễm (Xem Phụ lục 1)
3.1.4 Các giải pháp kiểm soát ô nhiễm
Biện pháp kỹ thuật ngăn ngừa ô nhiễm môi trường có thể chia ra làm các nhóm chính sau:
- Giảm thiểu tại nguồn
- Tái chế và tái sử dụng lại
- Cải tiến sản phẩm
- Biện pháp xử lý cuối đường ống
Trang 23 Sơ đồ các biện pháp kỹ thuật ngăn ngừa KSON (Xem Phụ lục 2)
3.1.5 Các công cụ kiểm soát ô nhiễm
3.1.5.1 Giải pháp hành chính - công cụ chỉ huy và kiểm soát
Giải pháp hành chính là biện pháp đưa ra các đạo luật, tiêu chuẩn, quy định về:
- Giới hạn xả thải
- Giới hạn hoạt động trong một thời gian hay khu vực nhất định
- Nghiêm cấp việc xả thải đối với một số chất thải độc hại
- Nhằm tác động tới hành vi của người gây ô nhiễm và cưỡng chế việc thi hành các quy định về môi trường
3.1.5.2 Công cụ kinh tế
Công cụ kinh tế là những biện pháp kinh tế tác động tới việc ra quyết định trước hành vi của những pháp nhân gây ô nhiễm bằng cách khuyến khích họ lựa chọn những phương án hoạt động có lợi cho BVMT Một số biện pháp đang áp dụng như:
- Thu phí/ thuế cho việc sử dụng môi trường: Là khoản thu của ngân sách Nhà nước đối với các doanh nghiệp về việc sử dụng các tài nguyên thiên nhiên trong quá trình sản xuất Mục đích của việc này nhằm hạn chế nhu cầu và các tổn thất trong quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên không hợp lý, bên cạnh đó tạo nguồn thu ngân sách và điều hòa quyền lợi của các tầng lớp dân cư về việc sử dụng tài nguyên
- Côta ô nhiễm: Là loại giấy phép có thể chuyển nhượng mà thông qua đó Nhà nước công nhận quyền được thải các chất gây ô nhiễm vào môi trường đối với các nguồn thải, các nhà máy, xí nghiệp…
- Thực hiện dán nhãn sinh thái: Nhãn sinh thái là một danh hiệu của Nhà nước cấp cho các sản phẩm không gây ra ô nhiễm môi trường trong đó quá trình sản xuất hoặc quá trình sử dụng các sản phẩm đó Nhãn sinh thái là công cụ kinh tế tác động vào nhà sản xuất thông qua phản ứng và tâm lý của của khách hàng,
Trang 24- Ký quỹ môi trường: Là công cụ kinh tế áp dụng cho các ngành kinh tế dễ gây ô nhiễm môi trường
- Phí dịch vụ môi trường: Là một dạng phí trả khi sử dụng một số dịch vụ môi trường Hai dạng dịch vụ môi trường chính và theo đó 2 loại phí dịch vụ môi trường là:
Phí dịch vụ cung cấp nước sạch và xử lý nước thải
Phí dịch vụ thu gom CTR và rác thải
3.1.5.3 Công cụ thông tin
Công cụ thông tin là những biện pháp nhằm giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức và trách nhiệm về môi trường cho cộng đồng dân cư, các cá nhân, pháp nhân
sử dụng môi trường, để qua đó tác động trực tiếp hoặc gián tiếp điều chỉnh hành vi của
họ
3.1.5.4 Các công cụ khác
Đó là việc áp dụng liên tục các chương trình, chiến lược quản lý môi trường như sản xuất sạch hơn, ISO, OHSAS,…các chương trình này không chỉ mang lại hiệu quả trong công tác quản lý môi trường mà còn góp phần mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao hình ảnh, uy tín của công ty
3.1.6 Lợi ích của kiểm soát ô nhiễm
3.1.6.1 Lợi ích về môi trường
- Sử dụng năng lượng, nước và nguyên liệu có hiệu quả hơn;
- Giảm mức sử dụng các nguồn tài nguyên;
- Giảm thiểu chất thải thông qua kỹ thuật tái sinh, tái chế, tái sử dụng và phục hồi;
- Giảm thiểu được lượng nguyên vật liệu độc hại đưa vào sử dụng Giảm thiểu rủi
ro và nguy hiểm đối với công nhân, cộng đồng xung quanh, những người tiêu thụ sản phẩm và thế hệ mai sau;
- Cải thiện môi trường lao động bên trong công ty;
- Cải thiện các mối quan hệ với cộng đồng xung quanh cũng như các cơ quan
Trang 25quản lý môi trường
3.1.6.2 Lợi ích về kinh tế
- Tăng hiệu quả sản xuất thông qua việc sử dụng nguyên vật liệu và năng lượng
có hiệu quả hơn;
- Tuân thủ các quy định môi trường tốt hơn, giảm bớt các chi phí cho việc quản
lý chất thải (có thể loại bớt một số giấy phép về môi trường, giảm chi phí cho việc kiểm kê, giám sát và lập báo cáo môi trường hàng năm);
- Giảm bớt chi phí cho việc xử lý chất thải cuối đường ống (do lưu lượng chất thải được giảm thiểu, dòng chất thải được tách riêng tại nguồn…);
- Chất lượng sản phẩm được cải thiện;
- Có khả năng thu hồi vốn đầu tư với thời gian hoàn vốn ngắn, ngay cả khi vốn đầu tư ban đầu cao Tích lũy liên tục và dài hạn các khoản tiếp kiệm tích lũy được, từ
đó có khả năng mở rộng sản xuất, kinh doanh;
- Tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường, hình ảnh công ty ngày càng tốt hơn
3.2.1 Thông tin tổng quát
- Địa chỉ văn phòng : 241 Điện Biên Phủ, Phường 6, Quận 3, TP.HCM
- Điện thoại : 08 3822 6811 Fax: 08 3824 5927
- Người đại diện : Ông Nguyễn Tùng Linh; Chức vụ: Phó Giám đốc
- Loại hình cơ sở : Sản xuất sơn
- Địa chỉ nhà máy : 94 Đường 823, KCN Đức Hòa III, xã Đức Lập Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
- Điện thoại : 072 375 9670 Fax : 072 375 9670
- Tên người liên hệ : Trần Long Triều; Chức vụ: Giám đốc Nhà máy
- Công ty CP Sơn SAMSON được cấp theo giấy chứng nhận đầu tư số: 0310189482-001 do Ban Quản Lý Các Khu Công Nghiệp tỉnh Long An cấp ngày
08/09/2010
- Website: http://www.samsoncom.com.vn
Trang 263.2.2 Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự tại Nhà máy
(Nguồn: Nhà máy sản xuất sơn SAMSON, tháng 12/2011)
3.2.3 Sản phẩm và công suất hoạt động:
Sản phẩm đăng ký sản xuất của công ty là các loại sơn nước, sản phẩm được cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước (Lào, Campuchia) Hiện tại công suất hoạt động của công ty là 250 - 300 tấn sản phẩm/tháng, tương ứng với công suất trung bình là 3000 – 3600 tấn sản phẩm/năm
3.2.4 Nhu cầu lao động:
Tổng số cán bộ công nhân lao động tại nhà máy hiện nay là 30 người, trong đó:
- Nhân viên văn phòng: 3 người (1 Giám đốc nhà máy, 1 Quản lý xưởng, 1 Kế toán)
- Công nhân lao động trực tiếp: 25 người
- Bảo vệ: 2 người
Phần lớn lao động tại nhà máy là nam
3.2.5 Diện tích của nhà máy:
Tổng diện tích mặt bằng nhà máy là 14000 m2, trong đó bao gồm các hạng mục công trình phục vụ trong sản xuất như sau:
- Nhà xưởng và kho chứa nguyên liệu: 3500 m2
- Khu vực lưu kho thành phẩm: 1000 m2
Trang 27- Văn phòng: 150 m2
- Nhà chứa rác: 100 m2
- Khuôn viên chưa quy hoạch, ký túc xá, căn tin, và bãi đỗ xe: 9250 m2
3.2.6 Quy trình công nghệ sản xuất
3.2.6.1 Nhu cầu nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng cho sản xuất
Nhu cầu nguyên nhiên liệu:
Nhu cầu về nguyên liệu, hóa chất phục vụ cho quá trình sản xuất trung bình sử dụng trong 1 tháng như bảng sau:
Bảng 3.1: Nhu cầu nguyên vật liệu trung bình sử dụng trong 1 tháng
STT Tên nguyên liệu Đơn vị dụng/tháng Lượng sử Nguồn gốc
3 Dung môi (Texanol Ancol,
Propylene Glycol)
(Nguồn: Nhà máy sản xuất sơn SAMSON, tháng 12/2011)
Nhu cầu sử dụng điện, nước của nhà máy:
Nguồn nước nhà máy sử dụng hiện nay do Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Phú Mỹ Vinh - Long An cung cấp Tổng nhu cầu sử dụng nước trung bình là 10
- Nước phục vụ cho nhu cầu chữa cháy: 1 m3/ngày (tương đương 30 m3/tháng)
- Nước phục vụ cho nhu cầu tưới cây, sân bãi trong nhà máy: 1 m3/ngày (tương đương 30 m3/tháng)
Nguồn điện nhà máy đang sử dụng là điện lưới quốc gia được cung cấp bởi chi nhánh điện lực Long An
Trang 28Bảng 3.2: Nhu cầu sử dụng điện, nước của nhà máy
(Nguồn: Nhà máy sản xuất sơn Sam Son, tháng 12/2011) 3.2.6.2 Dây chuyền sản xuất và sơ đồ công nghệ
Quy trình sản xuất sơn nước:
Thuyết minh quy trình sản xuất :
Nguyên liệu được lấy từ kho với khối lượng đã được định trước cho mỗi mẻ bao gồm bột, các chất phụ gia, và nước Các nguyên liệu thường dùng: Bột CaCO3, chất tạo màn (Nhựa Acrylic), dung môi (Texanol Ancol, Propylene Glycol) Bột và nước được đưa vào máy khuấy trộn nguyên liệu cho đạt độ mịn theo yêu cầu (tùy theo mỗi mẻ sơn mà yêu cầu về độ mịn khác nhau) Trong quá trình phân tán người ta kết hợp các chất phụ gia cần thiết vào Sau khi phân tán độ mịn theo yêu cầu, nguyên liệu được chuyển qua khâu chỉnh màu, ở đây các paste màu và các phụ gia cần thiết sẽ được cho vào để có được màu theo yêu cầu Trước khi đóng gói thành phẩm bộ phận
QC sẽ tiến hành kiểm tra sau đó sản phẩm được đánh tên, mã màu, mã số mẻ, ngày sản xuất, trọng lượng theo tiêu chuẩn của nhà máy
Sơ đồ quy trình sản xuất sơn nước: ( Xem Phụ lục 3)
Quy trình sản xuất bột trét:
Nguyên liệu được kiểm tra và định lượng theo từng mẻ Tiếp theo là khâu nạp liệu, nguyên liệu – bột Canxi và các chất phụ gia cần thiết được bỏ vô bồn chứa, bột xi măng sẽ được đổ vào sàn rung để loại bỏ những hạt xi măng có kích thước lớn trước khi chảy vô bồn chứa và tiến hành trộn đều Sau khi hỗn hợp được trộn đều thì được
chuyển đến khâu thành phẩm và đóng gói
Trang 29 Sơ đồ quy trình sản xuất bột trét :
(Nguồn : Nhà máy sản xuất sơn SAMSON, tháng 12/2011)
Chú thích:
3.2.6.3 Các trang thiết bị, máy móc dùng trong sản xuất
Bảng 3.3: Danh mục máy móc, thiết bị
hoạt động
(Nguồn: Nhà máy sản xuất sơn SAMSON tháng 12/2011)
Nguyên liệu bột, ximăng, canxi, phụ
gia
Nạp liệu
TrộnĐóng gói
Trang 30Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Quá trình hoạt động sản xuất của nhà máy, song song với việc tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường thì công tác môi trường của nhà máy cũng còn một số vấn
đề tồn đọng Chương này sẽ trình bày kết quả nghiên cứu của đề tài gồm những nội dung sau:
Hiện trạng môi trường và đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn thải tại nhà máy Xác định các vấn đề môi trường còn tồn đọng và đề xuất chương trình KSON cho nhà máy trong điều kiện thực tế
4.1.1 Hiện trạng môi trường
Nhiệt độ:
Nhà máy tọa lạc tại vị trí riêng lẻ, khuôn viên xung quanh thông thoáng, ba mặt tiếp giáp với đất trống Diện tích đất của nhà máy rộng nhưng chưa quy hoạch hoàn chỉnh nên khuôn viên trống nhiều tận dụng gió lùa vào bên trong khu vực xưởng nhưng lại chịu tác động trực tiếp từ sức nóng mặt trời vào mùa nóng
Khu vực sản xuất sơn nước được xây dựng theo kiến trúc hai tầng: Bồn khuấy trộn sơn được lắp đặt phía trên, phía dưới là vòi lấy sơn thành phẩm Mái nhà được lợp bằng tôn nhưng không lắp đặt vật liệu cách nhiệt bên dưới mái nên khu vực bồn khuấy trộn của xưởng rất sát mái Vào những lúc trời nóng, tôn hấp thụ nhiệt rất mạnh nên sức nóng ảnh hưởng trực tiếp xuống khu vực này
Trang 31Khu vực kho chứa các nguyên vật liệu phục vụ sản xuất được thiết kế theo kiểu
gác lửng bằng gỗ tạm thời và các dụng cụ xếp gần nhau che khuất không gian trống,
làm mất sự thông thoáng và cản hướng gió lùa
Điều kiện nhiệt độ (0C) tại nhà máy được trình bày ở bảng 4.1
Bảng 4.1: Kết quả đo nhiệt độ.
Tiêu chuẩn vệ sinh lao động – Quyết định 3733/2002/QĐ –
(Nguồn: BCGSCLMT Nhà máy sơn SAMSON, Trung tâm Tư vấn CNMT và
ATVSLĐ, tháng 12/2011.)
Theo bảng số liệu, hầu hết các vị trí đo đều có nhiệt độ đạt tiêu chuẩn quy định
Ánh sáng
Khuôn viên nhà máy rộng, riêng lẻ, thông thoáng nên tận dụng được nhiều ánh
sáng mặt trời Nhà máy cũng trang bị đầy đủ hệ thống chiếu sáng trong trường hợp
không đủ ánh sáng như tăng ca, trời mưa…
Nhà xưởng được xây dựng cao và thiết kế có các cửa kính trong để tận dụng
ánh sáng tự nhiên
Nhờ hệ thống cửa sổ và khuôn gió bằng kính trong nên phân xưởng sản xuất
sơn nước tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên
Khu vực sản xuất bột trét tường bố trí gần nhà kho nên không tận dụng được
ánh sáng mặt trời Tuy nhiên, thời gian hoạt động của công đoạn này chủ yếu vào ban
đêm nên nhà máy đã lắp nhiều bóng đèn huỳnh quang trên trần nhà nhằm tăng cường
sáng vào khoảng thời gian này
Khu vực nhà kho được dùng để chứa nguyên liệu vật liệu phục vụ sản xuất, các
sản phẩm sơn đạt tiêu chuẩn Tại khu vực này các vật dụng sắp xếp lộn xộn, chất
chồng lên nhau che khuất ánh sáng tự nhiên và hướng gió Do hệ thống chiếu sáng tại
Trang 32khu vực này còn hạn chế nên nhu cầu chiếu sáng chưa được đảm bảo
Bóng đèn tại bàn làm việc ở kho thành phẩm và bàn kế toán đã mờ nhưng chưa được thay mới làm hạn chế ánh sáng tại các khu vực này
Hiện nay nhà máy vẫn chưa tiến hành quan trắc chỉ tiêu ánh sáng
4.1.2 Đề xuất các giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại nhà máy
Nhiệt độ: Một số giải pháp đề xuất nhằm giảm bớt nhiệt độ trong nhà xưởng để
nâng cao năng suất làm việc của công nhân:
- Nhằm tránh những tác động của nhiệt độ trong quá trình làm việc của công nhân nhà máy cần bố trí lớp vật liệu cách nhiệt bên dưới mái nhà tại phân xưởng sản xuất sơn nước
- Lắp đặt hệ thống quạt thông gió xung quanh khu vực sản xuất và kho chứa để tạo sự thông thoáng
- Trồng thêm cây xanh, thảm cỏ đạt mật độ che phủ 10% trên tổng diện tích mặt bằng của nhà máy để thanh lọc không khí, điều hòa nhiệt độ, tạo môi trường mát mẻ
và cảnh quan cho nhà máy
- Duy trì việc thực hiện đo đạc chỉ tiêu nhiệt độ trong môi trường làm việc 2 lần/năm
Ánh sáng
- Thường xuyên vệ sinh các cửa kính và khuôn bao
- Bố trí, sắp xếp các nguyên vật liệu phục vụ sản xuất gọn gàng tránh che khuất ánh sáng
- Bố trí thêm hệ thống đèn chiếu sáng tại khu vực nhà kho để đảm bảo cường độ chiếu sáng cho công nhân trong quá trình bốc dỡ nguyên vật liệu và thành phẩm
- Lắp các tấm tôn trong tại kho lưu mẫu và thành phẩm nhằm tận dụng ánh sáng
tự nhiên tối đa để tiếp kiệm năng lượng
- Bên cạnh đó, nhà máy cần bố trí nhân viên thường xuyên kiểm tra hệ thống chiếu sáng, lau chùi các bóng đèn và thay các bóng đèn đã bị hư, và mờ
- Tiến hành quan trắc thêm chỉ tiêu ánh sáng, độ ẩm, tốc độ gió trong và ngoài khu vực nhà máy
Trang 334.2 KHÍ THẢI – HƠI KHÍ ĐỘC
4.2.1 Hiện trạng
Do đặc thù kinh doanh của nhà máy, trong quá trình hoạt động sản xuất nguồn
thải phát sinh ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí chủ yếu là bụi và hơi
dung môi
- Bụi phát sinh nhiều nhất tại phân xưởng bột trét từ các công đoạn trong quá trình sản xuất như: nạp nhiên liệu, nghiền, đóng gói, và một lượng bụi bám xung quanh các bao chứa nguyên liệu rơi vãi khi vận chuyển nguyên liệu…
- Bụi phát sinh từ quá trình chuẩn bị và nhận nguyên liệu (bột Canxi, bột xi măng), tháo gỡ bao nguyên liệu, công đoạn khuấy trộn nguyên liệu tại phân xưởng sản
xuất sơn nước Bụi chủ yếu là bột màu, một số hóa chất và phụ gia độc hại khác
- Ngoài ra còn có một lượng bụi và khí thải phát sinh từ máy phát điện dự phòng
và các phương tiện giao thông nội bộ: bốc dỡ, vận chuyển nguyên liệu và thành phẩm
Tuy nhiên mức độ ô nhiễm phát tán không tập trung do đó ảnh hưởng không lớn
- Bên cạnh đó, nhà máy nằm trong khu công nghiệp giáp ranh với đất trống và
đường đất chưa trải nhựa nên khí thải và bụi sẽ tác động qua lại lẫn nhau là điều không
thể tránh khỏi
- Hơi dung môi hữu cơ phát sinh từ quá trình chiết rót dung môi thủ công, khu
vực pha trộn nguyên vật liệu, nghiền, pha màu sơn và vệ sinh thiết bị Các dung môi
hữu cơ phát tán ra môi trường rất độc hại và có mùi khó chịu như Amoniac, Aceton,
2 Khu vực chuẩn bị nguyên liệu 0.03 0.048 2.65 5.8
3 Khu vực khuấy trộn nguyên 0.041 0.052 2.15 6.4
Trang 34Quy chuẩn về một số chất độc hại trong
không khí xung quanh (QCVN 06:
2009/BTNMT – Trung bình 1 giờ)
- - - 5
(Nguồn: BCGSCLMT Nhà máy sơn SAMSON, Trung tâm Tư vấn CNMT và
ATVSLĐ, tháng 12/2011.)
Căn cứ vào kết quả đo đạc môi trường ta thấy: Tất cả các chỉ tiêu phân tích chất
lượng không khí xung quanh tại các vị trí đo đều đạt theo tiêu chuẩn quy định Cụ thể
là nồng độ các khí tại khu vực cổng bảo vệ thấp hơn giá trị cho phép theo QCVN
05:2009/BTNMT; nồng độ các khí (NO2, SO2, CO) trong khu vực sản xuất đều nằm
trong giới hạn cho phép của TCVSCN theo Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT – Quyết
định của Bộ trưởng Bộ Y tế Riêng đối với thông số Hydrocacbon (CnHm) thì có nồng
độ vượt quá giới hạn cho phép của QCVN 06:2009/BTNMT
Bảng 4.3: Kết quả đo đạc nồng độ bụi trong không khí tại xưởng bột trét tường
3 ) Mẫu đạt Mẫu không đạt
Phân xưởng bột trét tường
Giá trị nồng độ tối đa cho phép bụi chứa Silic với hàm
(Nguồn: BCGSCLMT Nhà máy SAMSON, Trung tâm Tư vấn CNMT và ATVSLĐ,
tháng 12/2011.)
Từ kết quả đo trong bảng cho ta thấy nồng độ bụi tại khu vực nạp liệu và đóng
bao thuộc phân xưởng bột trét tường vượt tiêu chuẩn cho phép của TCVSCN từ 1.133
đến 2.11 lần
Trang 354.2.2 Các biện pháp đã được thực hiện tại nhà máy
Để giảm thiểu mức độ ảnh hưởng của các nguồn gây ô nhiễm không khí đến sức khỏe của người lao động và môi trường xung quanh khu vực sản xuất ở mức thấp nhất nhà máy đã thực hiện một số biện pháp như sau:
- Cuối mỗi ca sản xuất công nhân sẽ dùng máy hút bụi công nghiệp để thu dọn bụi tại các khu vực phát sinh
- Cử nhân viên vệ sinh quét dọn thường xuyên tại khu vực pha trộn nguyên liệu
- Xây dựng nhà xưởng cao thông thoáng
- Quy định xe ra vào nhà máy phải hạn chế tốc độ và tắt máy trong thời gian bốc xếp và vận chuyển hàng hóa để giảm thiểu lượng khí thải phát sinh do các phương tiện vận chuyển
- Để giảm thiểu nồng độ ô nhiễm của hơi dung môi từ khâu pha trộn nguyên liệu, nhà máy đã sử dụng chụp hút tại vị trí sản xuất như bồn khuấy trộn nguyên liệu, khu vực chuẩn bị pha hóa chất
- Nguồn thải máy phát điện không đáng kể do máy phát điện chỉ hoạt động trong trường hợp mất điện nên nguồn thải này không thường xuyên và cũng không ảnh hưởng đáng kể đến môi trường
4.2.3 Đánh giá và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại nhà máy
Đánh giá những vấn đề tồn đọng:
Mặc dù quy mô sản xuất của nhà máy còn nhỏ nhưng đặc thù của ngành sản xuất sơn thì phát sinh nhiều bụi và hơi dung môi Hiện nay, nhà máy chưa áp dụng triệt để các biện pháp hạn chế bụi, khí thải và hơi dung môi:
- Công nhân tự chiết rót hóa chất nhưng không tuân thủ quy tắc bảo hộ lao động
và khi tiến hành chiết rót không đủ thiết bị ứng cứu như giẻ lau dùng để chùi khi hóa chất tràn ra
- Chưa có tủ để hóa chất nên hóa chất không để đúng nơi quy định
- Các thùng hóa chất chồng lên nhau dễ dẫn đến hiện tượng đổ ngã
- Chưa tiến hành đo đạc nồng độ cụ thể đối với các dung môi hữu cơ phát tán từ quá trình sản xuất như Amoniac, Aceton, Xylen, Toluene…
Trang 36- Nhà máy chưa có hệ thống xử lý hơi dung môi (chỉ có hệ thống thu gom hơi dung môi) nên nồng độ hơi dung môi còn vượt tiêu chuẩn cho phép
- Nhà máy sử dụng máy hút bụi công nghiệp nên không thu hồi triệt để lượng bụi phát sinh trong nhà xưởng
- Tại phân xưởng trét bột chưa có hệ thống hút bụi ngay tại công đoạn nạp liệu và khuấy trộn để thu gom bụi về vị trí cố định
- Quy trình công nghệ sản xuất chưa khép kín, máy móc và thiết bị lạc hậu
Đề xuất các giải pháp kiểm soát ô nhiễm:
Bụi và hơi dung môi là hai vấn đề ô nhiễm nghiêm trọng nhất trong ngành sơn
cần phải có biện pháp khắc phục nhằm bảo vệ môi trường Một số giải pháp được đề
- Kiểm soát việc đậy kín thùng sơn trong các công đoạn sản xuất
- Phân vùng khu vực để hóa chất riêng, và tiến hành phân loại từng hóa chất cụ thể
- Nghiên cứu sử dụng bột màu và bột độn dạng nhão sẽ giảm được lượng bụi phát tán vào không khí; tái sử dụng lượng bột trét, bột màu thu hồi được
- Bao che lại các nhà kho, hệ thống khe hở
- Che chắn xung quanh khu vực sản xuất bột trét tường nhằm giảm lượng bụi phát sinh ra khu vực xung quanh
- Trồng thêm cây xanh để ngăn ngừa bụi phát sinh từ nhà máy
Trang 37- Thiết lập hệ thống thu gom bụi phát sinh tại khu vực sản xuất nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động
Bụi phát sinh tại phân xưởng bột trét tường:
Nồng độ bụi ban đầu tại khu vực nạp liệu và khu vực đóng bao là 3.4 – 7.2
mg/m3 (Theo BCGSCLMT tháng 12/2011) vượt Tiêu chuẩn vệ sinh lao động – Quyết
định 3733/2002/QĐ – BYT
Phương án đề xuất: Dựa trên tình hình thực tế, nhà máy cần tiến hành đầu tư thiết kế hệ thống lọc bụi túi vải nhằm thu gom lượng bụi phát sinh ra MTKK
Hình 4.1: Sơ đồ quy trình xử lý bụi
Thiết bị lọc túi vải là thiết bị lọc vải có vật liệu lọc dạng tay áo hình trụ và lắp vào một thiết bị hoàn chỉnh có kèm theo các bộ phận cơ giới hoặc bán cơ giới để giũ bụi
Thiết bị gồm nhiều ống tay áo đường kính 125 ÷ 300 mm, chiều cao từ 2 ÷ 3.5
m (hoặc hơn), đầu lưới liên kết vào bàn đáy đục lỗ tròn bằng đường kính của ống tay
áo hoặc lồng vào khung và cố định đầu trên bản đục lỗ Tỷ lệ chiều dài và đường kính tay áo thường vào khoảng L/D = (16 ÷ 20):1
Nguyên lý hoạt động của thiết bị lọc bụi túi vải
Bụi từ phân xưởng trét bột được hút đến thiết bị lọc bụi túi vải xử lý nhờ vào hệ thống ống dẫn và chụp hút công suất lớn Không khí mang bụi được đưa vào phễu chứa bụi rồi theo các ống túi vải đi từ ngoài vào trong Không khí đi từ dưới lên trên
và từ trong ra ngoài của từng ống tay áo rồi từ các khoảng trống giữa các ống tay áo không khí sạch thoát ra ngoài qua ống thải ở phía trên thiết bị Định kỳ (khoảng 2 – 5 phút) tự động luân phiên cho từng đơn nguyên ngừng hoạt động để tiến hành khâu rủ
và thu hồi bụi bằng hệ thống tay đòn chuyển động Để rủ bụi triệt để dùng hệ thống
Trang 38van để tạo dòng không khí đi theo chiều ngược lại với chiều lọc bụi nhờ đó bụi rời khỏi mặt trong của túi vải một cách dễ dàng Bụi được thu hồi và tái sử dụng
Thiết bị lọc được chế tạo thành nhiều đơn nguyên và lắp ghép nhiều đơn nguyên để thành một hệ thống có năng suất lọc đáp ứng yêu cầu Để hệ thống làm việc liên tục, quá trình hoàn nguyên được tiến hành định kỳ và tuần tự cho từng đơn nguyên hoặc từng nhóm đơn nguyên trong lúc các đơn nguyên khác trong hệ thống làm việc theo chu kỳ lọc bình thường Không khí nén phụt ra trong quá trình hoàn nguyên được dẫn sang các đơn nguyên khác của hệ thống để nhập vào dòng khí cần lọc
(Nguồn: Trần Ngọc Chấn, 2004 Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải Tập 2.)
Hình 4.2: Sơ đồ thiết bị lọc bụi túi vải
Hệ thống xử lý hơi dung môi:
Hệ thống xử lý hơi dung môi được đề xuất như sau:
Hình 4.3 : Hệ thống xử lý hơi dung môi
Trang 39 Thuyết minh quy trình:
Hơi dung môi thu từ nguồn phát sinh được thu gom theo hệ thống chụp hút của nhà máy đi qua tháp hấp phụ than hoạt tính theo miệng vào được bố trí ở đáy tháp
Đây là loại than hoạt tính được làm từ gáo dừa dạng xốp có khả năng xử lý hơi khí độc cao Than bố trí thành từng dãy từ trên xuống trong một hệ thống, hai bên là vách ngăn đục lỗ nhằm cho hơi thu được có thể lọt qua mà không cho than rơi ra ngoài
Khí thải đi qua lớp đệm than sẽ được phần rỗng trong than hấp phụ các chất độc chứa trong đó và cho khí sạch ra ngoài theo hệ thống thoát khí được bố trí trên đỉnh tháp thông qua quạt hút ly tâm Khí thải qua tháp sẽ được hụt qua quạt ly tâm và thải qua ống khói thải theo tiêu chuẩn vệ sinh lao động – Quyết định 3733/2002/QĐ – BYT Than hoạt tính từ gáo dừa sau khi hấp phụ một thời gian dài có khả năng hấp
phụ giảm cần được hồi nguyên định kỳ
4.3.1 Nước mưa chảy tràn
Vào mùa mưa, nước mưa chảy tràn trong khuôn viên nhà máy sẽ cuốn theo các chất cặn bã, rác, đất cát,…
Nước mưa chảy vào hệ thống cống được lắp đặt sẵn, sau đó dẫn chung vào hệ thống thu gom NTSX Song chắn rác của hố gas lớn không lưu giữ được các loại rác
có kích cỡ nhỏ
Lượng nước mưa chảy tràn phụ thuộc vào lượng mưa theo mùa
Bên cạnh đó nhà máy vẫn có một lượng bụi đáng kể trong các phân xưởng sản xuất phát tán ra bên ngoài Nếu nước mưa chảy qua những khu vực này sẽ cuốn theo các chất ô nhiễm vào hệ thống thoát nước thải của nhà máy
Đề xuất giải pháp kiểm soát:
Nước mưa chảy tràn được xem là nguồn nước sạch nếu không chảy qua những nguồn phát sinh ô nhiễm
Trang 40- Thực hiện chương trình kiểm soát sự vận chuyển của xe cộ trong khuôn viên nhà máy nhằm tránh sự rơi vãi dầu nhớt và nguyên liệu để đảm bảo nước mưa chảy tràn không bị ô nhiễm
- Thường xuyên vệ sinh khuôn viên sân nhằm thu gom lượng bụi phát tán ra ngoài sân
- Xây dựng tuyến thoát nước mưa riêng biệt để giảm bớt chi phí xử lý nước thải
và tránh việc nước mưa chảy tràn qua các khu vực ô nhiễm
- Lắp các lưới chắn rắc với kích cỡ nhỏ, nước mưa sau khi thu gom sẽ chảy về hố gas để lắng cặn trước khi hòa nhập vào hệ thống thoát nước mưa chung
4.3.2 Nước thải sinh hoạt
Trong quá trình hoạt động của nhà máy, nước thải sinh hoạt phát sinh từ quá trình tắm rửa, giặt giũ, rửa tay chân, ăn uống … của cán bộ công nhân viên; hoạt động nấu nướng sơ chế thực phẩm, rửa dụng nấu nướng và rửa thiết bị nhà bếp
Loại nước thải bao gồm các nguồn như sau:
- Nước thải từ các nhà vệ sinh và trong quá trình sinh hoạt của công nhân viên làm việc trong nhà máy chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các chất dinh dưỡng (N, P), các chất hữu cơ (BOD, COD và các vi khuẩn)
- Nước thải từ nhà ăn do chủ yếu là dầu mỡ, cặn thừa
Lưu lượng nước thải sinh hoạt được tính toán trên cơ sở định mức nước thải và
số lượng công nhân Theo tiêu chuẩn xây dựng, định mức nước cấp sinh hoạt là 120 lít/người.ngày Định mức phát sinh nước thải sinh hoạt là 96 lít/người/ngày.đêm (tương đương khoảng 80% nước cấp)
Số lượng công nhân tham gia khi nhà máy đi vào hoạt động ổn định trung bình khoảng 24 người/ngày Như vậy, tổng lưu lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trong quá trình hoạt động của nhà máy là khoảng 2.3 m3/ngày
Dựa vào hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế thế giới thiết lập, khối lượng các chất ô nhiễm mỗi người thải vào môi trường hàng ngày (khi NTSH chưa qua xử lý) được trình bày trongbảng 4.4