1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY SẢN XUẤT TINH BỘT MÌ QUẢNG NGÃI

50 174 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 1,14 MB

Nội dung

Sau khi tìm hiểu về tình hình sản xuất tại Nhà máy, khóa luận tập trung vào phân tích hiện trạng môi trường, kết hợp với các biện pháp đã áp dụng tại Nhà máy và tìm ra những vấn đề môi t

Trang 1

[[[‘[[[

KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI

NHÀ MÁY SẢN XUẤT TINH BỘT MÌ QUẢNG NGÃI

SVTH : NGUYỄN THỊ HIẾU MSSV : 06149017

NGÀNH : QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NIÊN KHÓA : 2006 - 2010

TPHCM 07/ 2010

Trang 2

Tác giả

NGUYỄN THỊ HIẾU

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng nhu cầu cấp bằng kỹ sư ngành:

Quản lý môi trường

Giáo viên hướng dẫn:

ThS NGUYỄN TRẦN LIÊN HƯƠNG

Tháng 07/2010

Trang 3

Trước hết, em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, cùng toàn thể quý Thầy, Cô khoa Môi Trường và Tài Nguyên đã truyền đạt cho em nhiều kiến thức bổ ích và bài học kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian em học tập tại trường

Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cô Nguyễn Trần Liên Hương đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình làm khóa luận

Em xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc và cán bộ, nhân viên trong “Nhà máy sản xuất tinh bột mì Quảng Ngãi” đã giúp đỡ, cung cấp nhiều thông tin cần thiết và tạo điều kiện cho em thực tập và hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp này

Cuối cùng nhân cơ hội này, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới Bố Mẹ, Anh Chị, cùng toàn thể bạn bè đã giúp đỡ và động viên em trong suốt bốn năm đại học

Với vốn kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của Quý thầy cô để khóa luận được hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 07 năm 2010

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Hiếu

Trang 4

Đề tài tập trung vào tìm hiểu về lý thuyết kiểm soát ô nhiễm công nghiệp, trên cơ

sở đó vận dụng vào Nhà máy sản xuất tinh bột mì Quảng Ngãi Sau khi tìm hiểu về tình hình sản xuất tại Nhà máy, khóa luận tập trung vào phân tích hiện trạng môi trường, kết hợp với các biện pháp đã áp dụng tại Nhà máy và tìm ra những vấn đề môi trường còn tồn tại Từ đó đưa ra những biện pháp đề xuất đã được nghiên cứu thông qua sách vở, internet, các tài liệu liên quan nhằm giúp Nhà máy khắc phục và thực hiện tốt hơn công tác bảo vệ môi trường, đáp ứng được yêu cầu của pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của Nhà máy Cuối cùng là kết luận và một số kiến nghị giúp Nhà máy từng bước tiếp cận với kiểm soát ô nhiễm môi trường, một trong những phương pháp hiệu quả trong việc giải quyết các vấn đề môi trường

Trang 5

LỜI CẢM ƠN i

TÓM TẮT KHÓA LUẬN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC BẢNG vi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT vii

Chương I MỞ ĐẦU 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.2 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

1.3 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 1

1.4 NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI 2

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2

1.6 PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU 2

Chương II LÝ THUYẾT KIỂM SOÁT Ô NHIỄM CÔNG NGHIỆP 3

2.1 KHÁI NIỆM 3

2.2 MỤC TIÊU CỦA KIỂM SOÁT Ô NHIỄM 3

2.3 CÁC BƯỚC THỰC HIỆN 3

2.4 CÁC CÔNG CỤ THỰC HIỆN KIỂM SOÁT Ô NHIỄM 4

2.5 MỐI QUAN HỆ GIỮA KIỂM SOÁT Ô NHIỄM CÔNG NGHIỆP VỚI CÁC LĨNH VỰC KHÁC 5

Chương III TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY SẢN XUẤT TINH BỘT MÌ QUẢNG NGÃI 6

3.1 TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY 6

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 6

3.1.2 Vị trí địa lý 7

3.1.3 Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự 7

3.1.4 Cơ sở hạ tầng 8

3.1.5 Điều kiện vi khí hậu 8

3.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY 10

3.2.1 Sơ đồ quy trình công nghệ 10

3.2.2 Nhu cầu nguyên, nhiên vật liệu 13

Trang 6

THỰC HIỆN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI 18

4.1 NƯỚC THẢI 18

4.1.1 Nước thải sinh hoạt 18

4.1.2 Nước thải sản xuất 18

4.1.3 Nước mưa chảy tràn 20

4.1.4 Các biện pháp kiểm soát đã thực hiện tại Nhà máy 20

4.1.5 Những vấn đề còn tồn tại 21

4.2 Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ 21

4.2.1 Khí thải 21

4.2.2 Mùi 22

4.2.3 Tiếng ồn 22

4.2.4 Nhiệt độ 23

4.2.5 Các biện pháp kiểm soát đã thực hiện tại Nhà máy 23

4.2.6 Các vấn đề còn tồn tại 23

4.3 CHẤT THẢI RẮN 24

4.3.1 Chất thải rắn sinh hoạt 24

4.3.2 Chất thải rắn sản xuất 24

4.3.3 Các biện pháp kiểm soát đã thực hiện tại Nhà máy 24

4.3.4 Các vấn đề còn tồn tại 25

4.4 CHẤT THẢI NGUY HẠI 25

4.4.1 Nguồn gốc phát sinh 25

4.4.2 Các biện pháp kiểm soát đã thực hiện tại Nhà máy 25

4.4.2 Các vấn đề còn tồn tại 25

4.5 AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY 26

4.5.1 Sự cố cháy 26

4.5.2 An toàn lao động 26

4.5.3 Các biện pháp kiểm soát đã thực hiện tại Nhà máy 26

Chương V ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM 27

5.1 NƯỚC THẢI 27

5.1.1 Biện pháp giảm thiểu lượng nước thải 27

Trang 7

5.2.2 Chất thải rắn sản xuất 30

5.3 CHẤT THẢI NGUY HẠI 30

5.4 KHÍ THẢI 30

5.5 TIẾNG ỒN 31

5.6 NHIỆT ĐỘ 31

5.7 AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY 31

5.7.1 An toàn lao động 31

5.7.2 Phòng cháy chữa cháy 32

5.8 CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT 32

5.8.1 Giám sát chất lựợng không khí 32

5.8.2 Giám sát chất lựợng nước 32

5.8.3 Giám sát vi khí hậu 33

Chương VI KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 34

6.1 KẾT LUẬN 34

6.2 KIẾN NGHỊ 34

TÀI LIỆU THAM KHẢO 35 PHỤ LỤC 1

PHỤ LỤC 2

PHỤ LỤC 3

Trang 8

Bảng 3.1: Thành phần hóa học của khoai mì 15

Bảng 3.2: Danh mục thiết bị sản xuất 16

Bảng 3.3: Chất lượng nước mặt tại suối Bản Thuyền 17

Bảng 4.1: Bảng thành phần nước thải sản xuất 18

Bảng 4.2: Bảng phân tích các chỉ tiêu nước thải sản xuất tại Nhà máy 19

Bảng 4.3: Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí tại Nhà máy 22

Bảng 4.4: Bảng phân tích điều kiện vi khí hậu tại Nhà máy 22

Bảng 4.5: Bảng kiểm soát chất thải của Nhà máy 24

Bảng 5.1: Bảng mã chất thải nguy hại 30

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức 3

Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức 7

Hình 3.2: Sơ đồ quy trình sản xuất 10

Hình 4.1: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải tại Nhà máy 20

Hình 5.1: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải 28

Trang 9

BOD5 : Nhu cầu oxi sinh hóa BTNMT : Bộ Tài Nguyên Môi Trường

CO2 : Khí cacbonic COD : Nhu cầu oxi hóa học CTNH : Chất thải nguy hại

CTR : Chất thải rắn

DO : Nhu cầu oxi hòa tan

H2S : Khí sunfurơ NOx : Các oxit nitơ QCVN : Quy chuẩn Việt Nam

SO2 : Khí sunfurơ SOx : Các oxit lưu huỳnh

SS : Chất rắn lơ lửng QCVN : Quy chuẩn Việt Nam UASB : Upflow Anaerobic Susdge Blanket

Trang 10

Chương I

MỞ ĐẦU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong tình hình phát triển kinh tế thị trường ở nước ta, các ngành công nghiệp phát triển rất mạnh Cùng với các thành phần kinh tế khác, ngành chế biến tinh bột mì chiếm một vị trí quan trọng với các sản phẩm như tinh bột mì khô, tinh bột mì ướt,… Bên cạnh việc tạo ra các sản phẩm có giá trị phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, ngành công nghiệp này cũng có ảnh hưởng lớn đến môi trường với một lượng chất thải đáng kể Do vậy, bảo vệ môi trường trong các hoạt động sản xuất công nghiệp là một yêu cầu bức xúc và là các hoạt động mang tính tất yếu để đi đến phát triển bền vững

Để đảm bảo điều kiện làm việc cho người lao động và bảo vệ môi trường thì cần phải thực hiện kiểm soát ô nhiễm nhằm xử lý tốt hơn các vấn đề môi trường Đây chính là

lý do em chọn đề tài “Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Nhà máy sản xuất tinh bột mì Quảng Ngãi”

1.2 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề bức xúc và là mối quan tâm hàng đầu của nước ta Tuy nhiên công tác bảo vệ môi trường vẫn chưa được chú trọng, đặc biệt là trong các cơ sở sản xuất công nghiệp, hoạt động bảo vệ môi trường chỉ mang tính đối phó và bất đắc dĩ chứ không phải là một hành động tự nguyện Mặt khác, các nhà công nghiệp vẫn chọn phương pháp xử lý cuối đường ống nhưng phương pháp này giải quyết vấn đề môi trường không triệt để, vì thực chất là hình thức chuyển chất ô nhiễm

từ dạng này sang dạng khác và tốn nhiều chi phí Trong khi đó, kiểm soát ô nhiễm với mục tiêu ngăn ngừa, khống chế sẽ giúp cho các nhà sản xuất đảm bảo các yêu cầu về môi trường mà vẫn mang lại hiệu quả kinh tế Vì thế, kiểm soát ô nhiễm là rất cần thiết giúp các nhà máy vừa đạt năng suất cao vừa đảm bảo tốt vấn đề môi trường

1.3 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

Đánh giá hiện trạng môi trường tại Nhà máy để đưa ra các đề xuất nhằm ngăn ngừa và khống chế ô nhiễm, từ đó góp phần giải quyết tốt hơn công tác quản lý môi trường tại Nhà máy

Trang 11

1.4 NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI

• Tìm hiểu tình hình sản xuất tại Nhà máy

• Hiện trạng quản lý môi trường tại Nhà máy

• Xác định các vấn đề môi trường còn tồn tại

• Đề xuất giải pháp khắc phục những vấn đề môi trường cho Nhà máy

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp tổng quan tài liệu

Tài liệu thu thập được từ các cơ quan, thư viện, trên mạng internet và từ việc kế thừa kết quả của những công trình nghiên cứu trước đây Ngoài ra còn có tài liệu được cung cấp từ giáo viên hướng dẫn và giáo viên trong khoa cùng với bạn bè, tất cả được tổng hợp, đánh giá và lựa chọn những thông tin và dữ liệu cần thiết cho đề tài

Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Là phương pháp tìm hiểu, so sánh và lựa chọn những thông tin và dữ liệu chính xác, cần thiết nhất cho luận văn từ nguồn dữ liệu sơ cấp Phương pháp này sẽ cho ra những kết quả đáng tin cậy, là cơ sở để giải quyết các vấn đề

Phương pháp thực địa

Bằng cách ra hiện trường, nơi đang tiến hành các hoạt động sản xuất…để phỏng vấn, thu thập ý kiến và chụp lại các hình ảnh Phương pháp này sẽ cung cấp cho luận văn những minh họa sống động và cần thiết

Phương pháp chuyên gia

Đây là cách phỏng vấn, bàn luận và tham khảo ý kiến của các chuyên gia, chuyên viên, các Thầy Cô và những cán bộ có kinh nghiệm trong lĩnh vực cần tìm hiểu Với phương pháp này, chúng ta có thể học hỏi đuợc nhiều điều bổ ích cùng với những ý kiến đóng góp quan trọng và có ý nghĩa đối với vấn đề đang nghiên cứu

1.6 PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU

Trong phạm vi và giới hạn của một đề tài luận văn do sinh viên thực hiện chỉ giới thiệu tổng quan về các vấn đề có liên quan, tìm hiểu về một đối tượng (Nhà máy sản xuất tinh bột mì Quảng Ngãi ) và đề xuất các biện pháp quản lý

Trang 12

2.2 MỤC TIÊU CỦA KIỂM SOÁT Ô NHIỄM

Kiểm soát ô nhiễm với mục tiêu là ngăn ngừa và khống chế ô nhiễm Trong đó, ngăn ngừa ô nhiễm là mục tiêu chính còn khắc phục và phục hồi là quan trọng song vẫn là phụ

Giành được sự đồng tình của quản lý cấp cao Duy trì

chương trình

Đánh giá chất thải và các cơ hội kiểm soát

Thiết lập chương trình kiểm soát ô nhiễm

Xem xét quá trình và các trở ngại

Trang 13

Giành được sự đồng tình và ủng hộ của lãnh đạo công ty

Khởi động chương trình bằng cách lập nhóm ngăn ngừa ô nhiễm môi trường phát triển một kế hoạch ngăn ngừa ô nhiễm trên giấy và đào tạo công nhân về ngăn ngừa ô nhiễm

Xem xét và mô tả một cách chi tiết các quá trình sản xuất cùng với máy móc thiết bị

để xác định các nguồn phát sinh chất thải, đánh giá các trở ngại tiềm ẩn về mặt tổ chức đối với việc thực hiện ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp

Xác định tất cả các khả năng ngăn ngừa ô nhiễm có thể được

Ưu tiên trước cho một số dòng thải quan trọng và thực hiện đánh giá chi tiết khả thi về mặt kỹ thuật kinh tế về môi trường đối với khả năng ngăn ngừa ô nhiễm đã tập hợp Tập hợp lại tất cả các khả năng ngăn ngừa ô nhiễm tốt nhất đối với công ty và thực thi những khả năng lựa chọn đó

Đánh giá những thành tựu của chương trình ngăn ngừa ô nhiễm trên cơ sở dữ liệu cụ thể tại một công ty điển hình

Duy trì chương trình ngăn ngừa ô nhiễm cho sự phát triển liên tục và những lợi ích liên tục của công ty

2.4 CÁC CÔNG CỤ THỰC HIỆN KIỂM SOÁT Ô NHIỄM

Công cụ chỉ huy và kiểm soát

Là những biện pháp thể chế nhằm tác động trực tiếp tới hành vi của người gây ô nhiễm bằng cách cấm đoán hay giới hạn việc thải ra môi trường các thành phần gây ô nhiễm hay giới hạn hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định thông qua các biện pháp cấp giấy phép, đặt ra tiêu chuẩn hay khoanh vùng

Công cụ kinh tế

Là những biện pháp tác động tới việc ra quyết định của người gây ô nhiễm dựa trên lợi ích (hay chi phí) bằng tiền Những công cụ này giúp họ lựa chọn phương án hoạt động

có lợi cho việc bảo vệ môi trường

Công cụ thông tin

Là những biện pháp giáo dục, tuyên truyền kiến thức và trách nhiệm về môi trường cho cộng đồng dân cư, các cá nhân cũng như tác nhân sử dụng môi trường để quyết định tác động trực tiếp hay gián tiếp điều chỉnh hành vi của họ

Trang 14

2.5 MỐI QUAN HỆ GIỮA KIỂM SOÁT Ô NHIỄM CÔNG NGHIỆP VỚI CÁC LĨNH VỰC KHÁC

Kiểm soát ô nhiễm công nghiệp được thực hiện dựa trên cơ sở của các ngành sau:

Chính sách môi trường: tạo ra các quy định, tiêu chuẩn môi trường dựa vào đó

kiểm soát ô nhiễm có các hành động để đạt tới

Quan trắc môi trường: giúp kiểm soát ô nhiễm phát hiện và dự báo các vấn đề

liên quan đến thay đổi chất lượng môi trường để hoạt động kiểm soát ô nhiễm có các hành động phù hợp

Công nghệ: tạo ra công nghệ sạch, công nghệ sạch hơn, công nghệ tiết kiệm

năng lượng, nguyên nhiên liệu nhằm hạn chế khả năng gây ô nhiễm

Kinh tế môi trường: tạo ra cơ sở khoa học cho việc kiểm soát ô nhiễm bằng

các biện pháp kinh tế

Kỹ thuật môi trường: tạo ra các biện pháp kỹ thuật xử lý chất thải, năng lượng

nhằm đạt tiêu chuẩn môi trường Kỹ thuật môi trường còn tạo ra các quy hoạch môi trường để sử dụng hợp lý không gian, bảo vệ môi trường giảm thiểu ô nhiễm và tạo ra các biện pháp kỹ thuật và quản lý nhằm ngăn ngừa ô nhiễm, sự cố môi trường

Tóm lại kiểm soát ô nhiễm luôn gắn liền và sử dụng kết quả của các hoạt động khác trong quản lý và công nghệ môi trường

Trang 15

Chương III

TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY SẢN XUẤT TINH BỘT MÌ

QUẢNG NGÃI 3.1 TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Nhà máy sản xuất Tinh bột mì Quảng Ngãi được thành lập vào năm 1998, do Công ty

Cổ phần Nông sản Thực phẩm Quảng Ngãi làm chủ đầu tư theo Quyết định Số 1105/QĐ-UB của UBND tỉnh Quảng Ngãi ngày 29 tháng 4 năm 1997 với công suất 50 tấn SP/ngày

Vốn đầu tư là: 19,269 tỷ đồng

Địa điểm: Xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi

Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh số: 3403000019 do Sở Kế hoạch và Đầu

tư cấp ngày 12 tháng 1 năm 2004

Sự hình thành và đi vào hoạt động của Nhà máy chế biến tinh bột mì nằm trên địa bàn thôn Thế Lợi, xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) từ năm 1998 đến nay đã đem lại lợi ích kinh tế khá lớn cho nhân dân Hàng ngàn ha mì của bà con nông dân Quảng Ngãi có chỗ tiêu thụ với giá cả hợp lý, hàng trăm con em địa phương được nhận vào làm công nhân, có việc làm và thu nhập ổn định

Quá trình đi vào hoạt động Nhà máy trải qua 3 giai đoạn với mức công suất tương ứng: ở giai đoạn 1 khoảng 50 tấn/ngày, giai đoạn 2 tính từ năm 2002 vào khoảng 100tấn/ngày, giai đoạn 3 từ năm 2005 công suất sản xuất được nâng lên 150 tấn/ngày

Cường độ hoạt động của Nhà máy khoảng 250 ngày/năm Chế độ làm việc gồm khối văn phòng: làm việc theo thời gian hành chính Nhà nước và khối sản xuất chia làm ba ca /ngày và Nhà máy hoạt động cả ngày lẫn đêm Trong mùa không có nguyên liệu thì tiến hành bảo dưỡng sửa chữa thiết bị (thời gian khoảng 2-3 tháng)

Cùng với sự phát triển của các đơn vị khác thuộc công ty cổ phần Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi, Nhà máy tinh bột mì với thương hiệu tinh bột mì cao cấp Năm Sao đã góp phần đưa thương hiệu của công ty vươn ra thế giới Sản phẩm của Nhà

Trang 16

máy chủ yếu là xuất khẩu sang các thị trường như: Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản…và một phần nhỏ trong nước

3.1.2 Vị trí địa lý

Nhà máy sản xuất tinh bột mì Quảng Ngãi nằm tại Thôn Thế Lợi – Tịnh Phong – Sơn Tịnh – Quảng Ngãi, nằm cách trung tâm Thành phố Quảng Ngãi 10km về phía Bắc và cách quốc lộ 1A 100m, trên khoảng đất trống giữa đồng ruộng và gần một con suối

3.1.3 Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự

Tổng số lao động đến nay khoảng 150 nhân viên, số lao động nữ là 35 người

Cơ cấu tổ chức Nhà máy gồm: 5 phòng chức năng và một tổ chức thuộc Ban Giám đốc

Ban Giám Đốc

Phòng kế toán Phòng tổ

tư Phòng KT Phòng tổ chức Phòng kế hoạch

Ban Giám Đốc

Phòng kế toán

Trang 17

- Thực hiện kế hoạch, vệ sinh bảo dưỡng định kỳ hàng tháng, trung đại tu máy móc thiết bị hàng quý, hàng năm

- Thiết kế và lập dự toán chi phí về sửa chữa, đại tu máy móc thiết bị và xây dựng cơ bản

- Xử lý môi trường

Phòng đầu tư nguyên liệu:

- Cung ứng đủ nguyên liệu cho Nhà máy hoạt động liên tục theo kế hoạch

- Khu xử lý nước thải (môi trường)

- Khu xử lý nước sản xuất ( nước dùng cho quá trình sản xuất tinh bột mì)

- Xưởng cơ khí

- Nhà ăn

- Nhà tập thể

3.1.4.2 Hệ thống cấp nước

Sử dụng cho quá trình sinh hoạt: sử dụng nước ngầm

Sử dụng cho quá trình sản xuất: sử dụng nguồn nước mua từ Công ty Quản lý và khai thác công trình thủy lợi tỉnh Quảng Ngãi thông qua Kênh Thạch Nham

3.1.4.3 Hệ thống cấp điện

Nhà máy sử dụng mạng lưới điện quốc gia khá ổn định

3.1.5 Điều kiện vi khí hậu

™ Khí hậu: nhiệt đới và gió mùa, nhiệt độ trung bình 25-26,9°C

9 Thời tiết chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa nắng

9 Khí hậu có nhiều gió Đông Nam ít gió Đông Bắc vì địa hình địa thế và do thế núi địa phương tạo ra

Trang 18

9 Mưa 2.198 mm/năm nhưng chỉ tập trung nhiều nhất vào các tháng 9, 10, 11, 12, còn các tháng khác thì khô hạn

™ Cường độ bức xạ mặt trời: Nhà máy thuộc khu vực nằm sâu trong nội chí tuyến

nên thời gian chiếu nắng biến đổi từ 11 giờ đến 13 giờ Tổng lượng bức xạ bình quân hàng năm là 230 Kcal/cm2 đến 245 Kcal/cm2

Trang 19

3.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY

3.2.1 Sơ đồ quy trình công nghệ

Bóc vỏ

Phân phối Nguyên liệu

Sấy và làm nguội

Đóng gói và bảo quản sản phẩm

Trang 20

Thuyết minh quy trình sản xuất

™ Bóc vỏ

- Mục đích: tách vỏ lụa của khoai mì

- Nguyên liệu từ bãi chứa được xe xúc đưa vào phễu phân phối, từ đây khoai mì được chuyển lên thiết bị tách vỏ nhờ băng tải cao su

- Khi động cơ quay thiết bị quay theo, do đó nhờ lực ma sát giữa khoai mì với thành thiết bị và giữa các khoai mì với nhau mà vỏ gỗ, đất cát rơi ra ngoài nhờ nước rửa phun vào bên trong thiết bị, còn khoai mì tiếp tục đi qua thiết bị rửa

™ Rửa

- Mục đích: rửa sạch khoai mì, loại bỏ đất, đá, vỏ bám trên khoai mì

- Nguyên liệu sau khi thả xuống thùng, tại đây khoai mì được đảo trộn nhờ cánh khuấy gắn trên 2 trục quay nối với động cơ Nhờ lực va đập khoai mì cánh khuấy và nguyên liệu với nhau, phía trên có các vòi phun nước rửa xuống, nhờ đó khoai mì được rửa sạch Rửa xong khoai mì được cánh khuấy đẩy lên băng tải cao su để vận chuyển đến thiết bị băm, mài

™ Băm và mài

9 Băm

- Mục đích: băm nhỏ để cho quá trình mài đạt hiệu quả cao

- Sau khi khoai mì được rửa xong sẽ được băng tải chuyển đến máy băm Quá trình chặt khúc nguyên liệu được tiến hành trong máy băm

- Nguyên liệu sau khi được chặt thành nhiều khúc nhỏ sẽ lọt qua các khe hở ở đáy thiết bị và rơi vào máy mài

9 Mài

- Mục đích: tách hạt tinh bột từ trong các tế bào của khoai mì

- Quá trình mài được thực hiện trong máy mài Do bề mặt tay quay có dạng răng cưa và bản thân máy mài cũng có dạng răng cưa, do vậy tạo ra các lực nghiền mài làm nhỏ nguyên liệu

- Nguyên liệu sau khi qua máy mài rồi rơi vào hầm chứa chờ bơm qua bộ phận tách xác

™ Tách xác thô

- Mục đích: loại bỏ xác bã từ nguyên liệu khoai mì

Trang 21

- Dịch sữa tinh bột thu được từ máy mài sẽ được bơm qua thiết bị tách xác thô Tại đây xơ, bã và các phân tử lớn sẽ bị giữ lại trên lưới lọc để đưa sang máng rồi hòa với nước sạch đem đi lọc rồi chiết lần cuối ( tách xác tận dụng) nhằm thu hồi triệt để lượng tinh bột còn lại trong bã Còn dịch sữa bột qua lưới lọc chảy vào thùng chứa chờ bơm

đi tách xác lần II Dịch sữa bột trong giai đoạn này người ta hiệu chỉnh nồng độ chất khô khoảng 3 Be

™ Tách xác lần 2

- Dịch sữa bột sau tách xác thô được bơm qua thiết bị tách xác tinh (lỗ lưới lọc nhỏ hơn lần I) Phần bã không lọt qua lưới được đưa đi lọc lần cuối (tách xác tận dụng) nhằm thu hồi triệt để lượng tinh bột trong bã Còn dịch sữa bột lọt qua lưới lọc để đưa

đi tách dịch bào lần I

- Trong quá trình này người ta vẫn cho nước vào liên tục để rửa sạch triệt để các hạt tinh bột trong bã

™ Tách dịch bào lần 1+ 2

- Mục đích: tách mủ khoai mì ra khỏi hỗn hợp sữa tinh bột

- Quá trình phân ly tách dịch bào được thực hiện trong máy Phân ly (separator) hình trụ đứng Nguyên tắc làm việc của máy là nhờ vào sự chênh lệch về tỉ trọng giữa tinh bột và dịch bột mà người ta dùng lực ly tâm để tách dịch bào ra khỏi dịch sữa tinh bột Khi dịch sữa tinh bột và nước vào bên trong thiết bị với tốc độ ly tâm lớn, tinh bột

bị văng ra xung quanh thành bên trong của thiết bị Dịch sữa bột thu được lúc này dao động khoảng 5-10 Be cho vào thùng chứa tiếp tục bơm qua máy phân ly lần II để tách

mủ Nước thải (mủ khoai mì) cho vào mương thoát nước chảy ra hệ thống môi trường

- Từ thùng chứa sau khi tách xác lần cuối, dịch sữa bột được bơm qua máy phân ly

để tách dịch bào lần cuối Trước khi vào máy, dịch sữa bột đi qua 2 cyclone để tách

Trang 22

bụi đất Mục đích tách dịch bào lần cuối là: tách triệt mủ khoai mì và tạp chất khác đảm bảo cho dịch sữa bột tinh khiết và nâng cao độ Be thuận lợi cho quá trình ly tâm

™ Ly tâm tách nước

- Mục đích: tách nước ra khỏi hỗn hợp sữa tinh bột

- Sữa tinh bột thuần khiết sau khi chiết đạt nồng độ khoảng 18 – 20Be sẽ được bơm qua máy ly tâm vắt tách bớt nước để thu tinh bột Phần nước dịch lọt qua vải và lưới lọc của máy ly tâm có hàm lượng tinh bột thấp, nhưng chứa một hàm lượng tinh bột nên được đưa vào máy mài để thu hồi lượng tinh bột và tiết kiệm được nguồn nước, tinh bột thu được sau ly tâm có độ ẩm 32 – 34%

™ Sấy và làm nguội

9 Quá trình sấy

- Tinh bột ướt thu được từ máy ly tâm được băng tải đưa sang vít tải Vít tải vừa có tác dụng chuyển tinh bột vừa có tác dụng làm tơi tinh bột ướt, nhằm tạo điều kiện cho quá trình làm khô dễ dàng Khi vào ống làm khô nhanh, tinh bột ướt sẽ được cuốn theo luồng khí nóng và chuyển động dọc theo chiều dài của ống làm khô nhanh để đến cyclone tách tinh bột Trong quá trình chuyển động đó, một lượng ẩm của tinh bột sẽ tách ra làm giảm độ ẩm tinh bột xuống

- Sau khi qua các cyclone để tách tinh bột, tinh bột sẽ rơi vào máng góp bên dưới các cyclone được vít tải định hướng đưa sang làm nguội

9 Quá trình làm nguội

Sau khi làm khô nhanh, tinh bột sẽ được quạt hút của hệ thống làm nguội đưa sang các cyclone làm nguội để tiếp tục tách một phần ẩm còn lại, đồng thời hạ nhiệt độ của tinh bột thành phẩm xuống 33 – 35oC, với độ ẩm khoảng 12%

™ Rây và đóng bao

Đảm bảo kích thước và đồng nhất của tinh bột nhằm làm tăng chất lượng và giá trị cảm quan của thành phẩm Bột thành phẩm sau khi làm khô và làm nguội xong cần phải cho vào bao kín bảo quản ngay vì bột dễ hút ẩm và nhiễm mùi

3.2.2 Nhu cầu nguyên, nhiên vật liệu

3.2.2.1 Nguyên liệu: Nguyên liệu chính là khoai mì được mua tại địa phương, công

suất Nhà máy 150 tấn/ngày tương ứng với 600 tấn khoai mì tươi/ngày

Trang 23

™ Đặc tính nguyên liệu

Khoai mì có dạng hình trụ, vuốt hai đầu Kích thước khoai mì tùy thuộc vào thành phần dinh dưỡng của đất và điều kiện trồng, dài 0,1 – 1m, đường kính 2 – 10cm Cấu tạo gồm 4 phần chính: lớp vỏ gỗ, vỏ cùi, phần thịt khoai mì và phần lõi

9 Vỏ gỗ: gồm những tế bào xếp khít, thành phần chủ yếu là cellulose và

hemicellulose, không có tinh bột, giữ vai trò bảo vệ khoai mì khỏi tác động bên ngoài

Vỏ gỗ mỏng, chiếm 0,5 - 5% trọng lượng khoai mì Khi chế biến, vỏ gỗ thường kết dính với các thành phần khác như: đất, cát, sạn, và các chất hữu cơ khác

9 Vỏ cùi: dày hơn vỏ gỗ chiếm 5 – 20% trọng lượng khoai mì Gồm các tế bào thành

dày, thành tế bào chủ yếu là cellulose, bên trong tế bào là các hạt tinh bột, các chất chứa nitrogen và dịch bào Trong dịch bào có tannin, sắc tố, độc tố, các enzyme… vỏ cùi có nhiều tinh bột (5- 8%) nên khi chế biến nếu tách đi thì tổn thất trong khoai mì, nếu không tách thì nhiều chất dịch bào làm ảnh hưởng màu sắc của tinh bột

9 Thịt khoai mì: là thành phần chủ yếu trong khoai mì, chiếm 70 – 75% trọng lượng

khoai mì, chứa 90 – 95% hàm lượng tinh bột trong khoai mì, gồm các tế bào nhu mô thành mỏng là chính, thành phần chủ yếu là cenllulose, pentosan Bên trong tế bào là các hạt tinh bột, nguyên sinh chất, glucide hòa tan và nhiều nguyên tố vi lượng khác Những tế bào xơ bên ngoài thịt khoai mì chứa nhiều tinh bột, càng về phía trong hàm lượng tinh bột giảm dần Ngoài các tế bào nhu mô còn có các tế bào thành cứng không chứa tinh bột, cấu tạo từ cellulose nên cứng như gỗ gọi là xơ

9 Lõi khoai mì: ở trung tâm dọc suốt cuống tới chuôi khoai mì Ở cuốn lõi to nhất rồi

nhỏ dần xuống chuôi, chiếm 0,3 – 1% trọng lượng khoai mì Thành phần lõi là cellulose và hemicellulose

™ Thành phần hóa học

Thành phần hóa học của khoai mì tùy thuộc vào giống trồng, tính chất, độ dinh dưỡng của đất, điều kiện phát triển của cây và thời gian thu hoạch

Trang 24

Bảng 3.1: Thành phần hóa học của khoai mì

Nước 70,25 Tinh bột 21,45 Chất đạm 1,12 Tro 0,4 Protein 1,11

tố gây độc tính cao đối với con người và thủy sinh vật Cyanua tự do tồn tại dưới dạng HCN hay CN-, dạng độc tính nhất trong nước là HCN Cyanua ngăn cản quá trình chuyển hóa các ion vào da, túi mật, thân, ảnh hưởng đến quá trình phân hóa tế bào trong hệ thần kinh CN- gây độc tính cho cá, động vật hoang dã, vật nuôi

3.2.2.2 Nhiên liệu

™ Nhiên liệu phục vụ cho công đoạn sấy: Nhà máy dùng gas để làm chất đốt thay thế dầu DO với lượng gas cần dùng khoảng 2640 m3/ngày Ngoài ra, sau một thời gian nhà máy không hoạt động khoảng vài ngày, khi nhà máy hoạt động lại lượng gas sinh ra không đủ dùng cho lò cấp nhiệt nên cần cho thêm một ít than để đốt

™ Nhớt sử dụng trong các khâu bảo trì máy móc, phương tiện vận chuyển gồm nhiều loại nhớt

Trang 25

3.2.3 Máy móc, thiết bị

Bảng 3.2: Danh mục thiết bị sản xuất

1 Phễu tiếp nhận cái 1

5 Lồng bóc vỏ cái 1

10 Thiết bị tách chiết cái 36

3.2.4 Nhu cầu điện, nước

Hầu hết các máy móc, thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất đều hoạt động nhờ

điện Điện năng tiêu thụ hàng tháng cho cả Nhà máy là 52.000.000kW/tháng

Nước phục vụ cho sản xuất được mua từ kênh Thạch Nham thông qua suối Bản

Thuyền với lượng nước trung bình cần thiết để sản xuất ra 1 tấn thành phẩm cần tiêu

tốn 20m3 Nhà máy sử dụng phèn kép và vôi để xử lý nước trước khi đưa vào sản xuất

Phèn kép tan trong nước sẽ kết tủa mang theo chất lơ lửng trong nước, kết tủa lắng

xuống ở môi trường pH thích hợp ( pH dao động từ 6,0 – 8,0)

Ngày đăng: 16/03/2019, 11:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w