Các vấn đề môi trường còn tồn đọng cần được quan tâm như: ô nhiễm không khí do bụi, tiếng ồn, độ rung; ô nhiễm môi trường nước đặc biệt chú trọng nước mưa chảy tràn; công tác phân loại
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI
NHÀ MÁY XI MĂNG TÂY NINH
Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ BÍCH NHỊ
Niên khóa: 2008–2012
–Thành phố Hồ Chí Minh–
Tháng 06 năm 2012
Trang 2Tác giả
NGUYỄN THỊ BÍCH NHỊ
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành Quản lý môi trường
Giáo viên hướng dẫn:
KS Bùi Thị Cẩm Nhi
–Thành phố Hồ Chí Minh–
Tháng 06 năm 2012
Trang 3KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN
*****
************
PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN
Khoa: MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN
Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ BÍCH NHỊ MSSV: 08149092
1 Tên đề tài: Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Nhà máy xi măng Tây Ninh
2 Nô ̣i dung KLTN:
SV phải thực hiê ̣n các yêu cầu sau đây:
x Tổng quan Nhà máy xi măng Tây Ninh
x Tổng quan về lý thuyết Kiểm soát ô nhiễm công nghiệp
x Hiện trạng môi trường Nhà máy xi măng Tây Ninh
x Các vấn đề môi trường còn tồn tại
x Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường tại Nhà máy
3 Thời gian thực hiê ̣n: Bắt đầu: tháng 12/2011 Kết thúc: tháng 05/2012
4 Họ tên GVHD: KS Bùi Thị Cẩm Nhi
Nô ̣i dung và yêu cầu của KLTN đã được thông qua Khoa và Bô ̣ môn
Ngày tháng năm 2011 Ngày tháng năm 2011
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Ước mơ được đến với giảng đường đại học từ khi còn là học sinh phổ thông giờ
đã thành hiện thực Bốn năm học ở thành phố, được sống dưới mái nhà kí túc xá với tôi là những kỉ niệm đẹp của thời sinh viên Nhớ ngày nào mẹ cầm tay tập viết, ba thường đón tôi mỗi lúc tan trường, mới đó mà đã gần 20 năm…
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, lời đầu tiên tôi gửi lời biết ơn đến ba mẹ
đã nuôi nấng, dạy dỗ, tạo mọi điều kiện thật tốt cho tôi ăn học
Chân thành biết ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Tp HCM và toàn thể các thầy cô Khoa môi trường và Tài nguyên đã truyền đạt những kiến thức, kỹ năng làm hành trang cho môi trường làm việc sau này Đặc biệt là cô Bùi Thị Cẩm Nhi
đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận
Chân thành biết ơn các anh chị tại Nhà máy xi măng Tây Ninh đã giúp đỡ, chỉ dẫn nhiệt tình trong suốt thời gian tôi thực tập
Không quên những người bạn luôn bên cạnh, động viên tôi những lúc khó khăn trong cuộc sống và trong quá trình học tập
Xin chân thành cám ơn tất cả!
Tp HCM, ngày 29 tháng 5 năm 2012
Sinh viên
Nguyễn Thị Bích Nhị
Trang 5Đề tài “Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Nhà máy xi măng Tây Ninh” được tiến hành tại Nhà máy xi măng Tây Ninh, từ tháng 12 năm 2011 đến tháng 5 năm 2012
Nhà máy xi măng Tây Ninh là một trong những nhà máy sở hữu dây chuyền công nghệ tiên tiến, có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguyên vật liệu xây dựng trong và ngoài nước
Tuy Nhà máy đã có sự quan tâm đến vấn đề môi trường nhưng ở đó vẫn còn một số tồn đọng cần được kiểm soát để môi trường ngày càng hoàn thiện hơn
Khóa luận bao gồm các nội dung chính sau:
Sự tiếp cận với đề tài thông qua phần giới thiệu nội dung, mục tiêu, giới hạn
và phương pháp nghiên cứu đề tài
Tổng quan Lý thuyết kiểm soát ô nhiễm công nghiệp
Tổng quan về Nhà máy:
Diện tích là 70,75 ha( kể cả diện tích trạm đập và tuyến băng tải) với 5 phân
xưởng và 9 phòng ban Công suất hoạt động là 3.256 tấn/ ngày đêm( tính theo clinker), 1.200.000 tấn/ năm( tính theo xi măng), hiện có 530 công nhân viên đang làm việc tại nhà máy
Nhà máy có thực hiện giám sát môi trường hàng quý
Nhà máy có 1 trạm xử ký nước thải với công suất 100 m3/ ngày đêm và hệ thống xử lý bụi( gồm 55 thiết bị lọc bụi tay áo, 2 tổ hợp các thiết bị lọc bụi tay áo, 2 thiết bị lọc bụi tĩnh điện và 2 tháp giải nhiệt)
Từ các hoạt động tại nhà máy, tôi đã xác định được 114 khía cạnh môi trường
Các vấn đề môi trường còn tồn đọng cần được quan tâm như: ô nhiễm không
khí do bụi, tiếng ồn, độ rung; ô nhiễm môi trường nước đặc biệt chú trọng nước mưa chảy tràn; công tác phân loại chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại; và công tác an toàn lao động, phòng chống cháy nổ
Dựa trên cơ sở hiện trạng và các vấn đề môi trường còn tồn đọng, đề xuất các
giải pháp kiểm soát ô nhiễm như bổ sung 2 vị trí đo đạt giám sát nồng độ bụi( bên
Trang 6trữ đá vôi– đất sét chưa đồng nhất và một số biện pháp quản lý khác
Kết luận và kiến nghị: trình bày các nhận xét chung và các giải pháp kiểm
soát ô nhiễm
Tôi hy vọng những kết quả mà đề tài đạt được sẽ góp một phần trong công tác bảo vệ môi trường nói chung , phát triển và nâng cao hình ảnh Nhà máy xi măng Tây Ninh nói riêng
Trang 7LỜI CẢM ƠN i
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT viii
DANH MỤC BẢNG ix
DANH MỤC HÌNH ẢNH x
Chương 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 1
1.3 NỘI DUNG ĐỀ TÀI 2
1.4 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 2
1.5 PHẠM VI THỰC HIỆN 3
1.6 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI 4
Chương 2 LÝ THUYẾT KIỂM SOÁT Ô NHIỄM 5
2.1 KHÁI NIỆM 5
2.2 MỤC TIÊU CỦA KIỂM SOÁT MÔI TRƯỜNG 5
2.3 NGĂN NGỪA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 6
2.3.1 Nội dung 6
2.3.2 Các bước thực hiện 6
2.3.3 Các giải pháp thực hiện ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp 7
2.3.3.1 Giảm thiểu tại nguồn 7
2.3.3.2 Tái chế và tái sử dụng 7
2.4 CÁC CÔNG CỤ ÁP DỤNG 8
2.4.1 Công cụ chỉ huy và kiểm soát 8
2.4.2 Công cụ kinh tế 8
2.4.3 Công cụ thông tin 8 2.5 LỢI ÍCH CỦA VIỆC ÁP DỤNG CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT Ô
Trang 8Chương 3 TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY XI MĂNG TÂY NINH 10
3.1 THÔNG TIN TỔNG QUÁT 10
3.2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 11
3.3 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 12
3.3.1 Vị trí địa lý 12
3.3.2 Điều kiện tự nhiên 12
3.4 SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC 18
3.5 CƠ SỞ HẠ TẦNG 19
3.5.1 Diện tích mặt bằng nhà xưởng 19
3.5.2 Hệ thống đường giao thông và cây xanh 19
3.5.3 Hệ thống cấp điện 19
3.5.4 Hệ thống cấp nước 19
3.5.5 Hệ thống thoát nước mưa 20
3.5.6 Hệ thống thu gom và xử lý nước thải 20
3.5.7 Hệ thống thu gom và xử lý bụi 20
3.6 THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ 20
3.7 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT 21
3.7.1 Dây chuyền sản xuất 21
3.7.2 Nhu cầu nước, nguyên– nhiên liệu và hóa chất 28
3.7.2.1 Nhu cầu sử dụng nước 28
3.7.2.2 Nhu cầu sử dụng điện 28
3.7.2.3 Nhu cầu sử dụng nguyên– nhiên liệu 29
3.7.3 Các trang thiết bị chính phục vụ cho nhu cầu sản xuất 30
3.8 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG CỦA NHÀ MÁY VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐÃ ÁP DỤNG 30
3.8.1 Môi trường không khí 30
3.8.1.1 Hiện trạng môi trường không khí 30
3.8.1.2 Các nguồn phát sinh ô nhiễm 37
3.8.1.3 Các biện pháp quản lý vấn đề môi trường không khí 38
Trang 93.8.2.1 Hiện trạng môi trường nước 41
3.8.2.2 Các biện pháp quản lý môi trường nước tại Nhà máy 48
3.8.3 Chất thải rắn thông thường 51
3.8.3.1 Chất thải rắn sinh hoạt 51
3.8.3.2 Chất thải rắn sản xuất 51
3.8.4 Chất thải nguy hại 52
3.8.5 Công tác an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy 53
3.8.5.1 An toàn lao động 53
3.8.5.2 Hệ thống báo cháy tự động và cứu hỏa 54
Chương 4 CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TỒN ĐỌNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC 56
4.1 CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CÒN TỒN ĐỌNG 56
4.1.1 Môi trường không khí 56
4.1.1.1 Bụi 56
4.1.1.2 Khí thải 57
4.1.1.3 Tiếng ồn và độ rung 57
4.1.1.4 Nhiệt thải 57
4.1.2 Môi trường nước 57
4.1.3 Chất thải rắn thông thường 58
4.1.3.1 Chất thải rắn sinh hoạt 58
4.1.3.2 Chất thải rắn sản xuất 58
4.1.4 Chất thải nguy hại 58
4.1.5 Công tác an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy 58
4.2 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC VÀ NÂNG CAO 58
4.2.1 Môi trường không khí 58
4.2.1.1 Bụi 58
4.2.1.2 Khí thải 62
4.2.1.3 Tiếng ồn và độ rung 62
4.2.1.4 Nhiệt thải 62
Trang 104.2.3.2 Chất thải rắn sản xuất 64
4.2.4 Chất thải nguy hại 64
4.2.5 Công tác an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy 65
Chương 5 KẾT LUẬN– KIẾN NGHỊ 66
5.1 KẾT LUẬN 66
5.2 KIẾN NGHỊ 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 11DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BOD : Nhu cầu oxy sinh học
BTNMT : Bộ tài nguyên và môi trường
CBCNV : Cán bộ công nhân viên
CO : Khí cacbon oxit
CO 2 : Khí cacbonit
CTNH : Chất thải nguy hại
KCMT : Khía cạnh môi trường
Trang 12DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Nhiệt độ không khí trung bình( totb) tại tỉnh Tây Ninh 12
Bảng 3.2: Lượng mưa trung bình( Ltb) từng tháng 13
Bảng 3.3: Độ ẩm không khí và lượng nước bốc hơi trung bình tháng tại tỉnh Tây Ninh 14
Bảng 3.4: Tốc độ gió trung bình( Vtb) theo các hướng chính trong các tháng ở Tây Ninh 15
Bảng 3.5: Phân loại độ bền vững khí quyển (Pasquill,1961) 16
Bảng 3.6: Diện tích sử dụng của nhà máy 19
Bảng 3.7: Nhu cầu sử dụng nước của Nhà máy trong 1 tháng 28
Bảng 3.8: Nhu cầu sử dụng điện trung bình trong tháng 29
Bảng 3.9: Nguyên nhiên liệu cho dây chuyền sản xuất clinker trung bình 1 tháng 29
Bảng 3.10: Nguyên nhiên liệu cho dây chuyền sản xuất xi măng trung bình 1 tháng 30 Bảng 3.11: Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí và điều kiện vi khí hậu bên trong nhà máy sản xuất 32
Bảng 3.12: Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí bên ngoài nhà máy 33
Bảng 3.13: Kết quả đo tiếng ồn và độ rung 34
Bảng 3.14: Kết quả phân tích chất lượng nước thải 43
Bảng 3.15: Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt 45
Bảng 3.16: Kết quả quan trắc chất lượng nước ngầm 47
Bảng 3.17: Thông số kỹ thuật của hệ thống xử lý nước thải 50
Bảng 3.18: Danh mục chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn sản xuất phát sinh tại nhà máy trong 1 tháng 51
Bảng 3.19: Danh mục CTNH phát sinh trong 1 tháng tại nhà máy 52
Bảng 3.20: Danh mục các thiết bị PCCC 55
Trang 13DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1 Sơ đồ các bước của chương trình ngăn ngừa ô nhiễm 6
Hình 3.1 Tổng quan nhà máy xi măng Tây Ninh 11
Hình 3.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại nhà máy xi măng Tây Ninh 18
Hình 3.3 Sơ đồ dây chuyền sản xuất tại Nhà máy xi măng Tây Ninh 21
Hình 3.4 Sơ đồ tổng quát hệ thống xử lý bụi tại Nhà máy 39
Hình 3.5 Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải tại nhà máy 48
Hình 4.1 Sơ đồ công nghệ đề xuất phương án xử lý bụi 60
Hình 4.2 Sơ đồ hệ thống dẫn bụi thu gom khi vệ sinh sàn trên cao 61
Trang 14cơ hội cũng như thách thức Không chỉ cạnh tranh trong nước mà các đơn vị sản xuất kinh doanh còn phải phấn đấu nhiều hơn nữa để thương hiệu của mình được bạn bè thế giới biết đến Và Nhà máy Xi măng Tây Ninh cũng không là trường hợp ngoại lệ Đặc biệt, trong tiến trình đô thị hóa, hàng loạt các công trình mọc lên, nhu cầu tiêu thụ Xi măng ngày càng cao.Yêu cầu đặt ra ở đây là làm thế nào để góp phần phát triển một cách hài hòa giữa Môi trường, Kinh tế và Xã hội Để làm được điều đó, mỗi doanh nghiệp đều đã chọn cho mình một chiến lược với một hướng đi riêng Và tôi được biết Nhà máy Xi măng Tây Ninh là một trong những nhà máy rất quan tâm đến vấn đề môi trường Bên cạnh đích đến là lợi nhuận, họ đã giành cho môi trường một sự quan tâm đúng mực Với hy vọng sẽ vận dụng tất cả những kiến thức quý báu mà tôi đã tích lũy
để cùng chung tay với Nhà máy nói riêng và cả nước nói chung vào công cuộc bảo vệ
môi trường, tôi quyết định thực hiện Khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Nhà máy Xi măng Tây Ninh”
1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Tìm hiểu tình hình sản xuất và hiện trạng môi trường tại Nhà máy Xi măng Tây Ninh, phát hiện các vấn đề gây ô nhiễm môi trường tại nhà máy từ đó đưa ra biện pháp khắc phục, làm giảm thiểu các tác động bất lợi đối với môi trường Tất cả nhằm hướng đến mục tiêu phát triển toàn diện Môi trường Nhà máy xi măng Tây Ninh
Trang 151.3 NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Tìm hiểu tổng quan, khảo sát tình hình sản xuất của nhà máy
Tìm hiểu về lý thuyết kiểm soát ô nhiễm công nghiệp
Hiện trạng môi trường và công tác quản lý môi trường đã và đang thực hiện tại nhà máy
Nghiên cứu các tài liệu (4), (5) để hiểu rõ hơn về Lý thuyết kiểm soát ô
nhiễm môi trường
Nghiên cứu các tài liệu (19), (20) và các quy chuẩn, quyết định liên quan đến công tác bảo vệ môi trường( Phụ lục 1 và Phụ lục 2) kết hợp với các
tài liệu của nhà máy như báo cáo giám sát, báo cáo đánh giá tác động môi trường để làm cơ sở đánh giá hiện trạng và công tác quản lý môi trường tại nhà máy Từ đó nhận định các vấn đề môi trường còn tồn đọng
và đề xuất các giải pháp khắc phục
Khảo sát thực địa:
Tiến hành khảo sát thực tế về tình hình hoạt động của nhà máy vào các
ca làm việc khác nhau trong suốt thời gian thực tập nhằm thu thập các dữ liệu có liên quan để phục vụ cho đề tài một cách khách quan nhất, chẳng hạn như khảo sát thực tế về quy trình sản xuất, kho chứa nguyên liệu, khu chứa chất thải nguy hại và các hệ thống xử lý ô nhiễm của nhà máy
Quá trình khảo sát sẽ giúp ta nhận định rõ hơn về hiện trạng môi trường
và hiệu quả thực tế của công tác quản lý môi trường cũng như các vấn đề còn tồn tại ở nhà máy, hoặc các biện pháp nhà máy đã thực hiện nhưng
Trang 16chưa hoàn thiện Từ đó đưa ra các nhận xét, biện pháp khác phù hợp hơn nhằm giảm thiểu ô nhiễm và xử lý các vấn đề môi trường phát sinh
Phỏng vấn trực tiếp các đối tượng có liên quan:
Đặt những câu hỏi cho công nhân, cán bộ quản lý để được giải đáp thắc mắc Sau khi tham khảo các tài liệu và trong quá trình khảo sát thực địa, tôi đã phỏng vấn, trao đổi những thắc mắc với 4 trưởng ca ở 4 phân xưởng( nguyên liệu, sản xuất clinker, sản xuất xi măng, bảo trì cơ ) và 4 nhân viên phòng An toàn sức khỏe – môi trường và một số nhân viên khác trong quá trình khảo sát thực địa
Nhằm tìm hiểu rõ hơn về quy trình sản xuất, đầu vào, đầu ra của dây chuyền sản xuất, hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường, hay những biện pháp quản lý môi trường nhà máy đang thực hiện
Thu thập số liệu:
Thu thập các số liệu sơ cấp từ quá trình khảo sát thực địa và phỏng vấn trực tiếp như số lượng bảo hộ lao động cho công nhân được cấp phát, số liệu thực tế chất thải nguy hại( đặc biệt là phuy chứa nhớt), số lần vệ sinh các phân xưởng, công suất thiết bị lọc bụi; thu thập số liệu thứ cấp từ báo cáo đánh giá tác động môi trường, báo cáo giám sát môi trường hàng quý( các kết quả phân tích các chỉ tiêu môi trường, lượng chất thải, nhu cầu sử dụng nguyên- nhiên liệu)
Các số liệu thu thập được sẽ làm căn cứ để đánh giá hiện trạng, công tác quản lý môi trường và làm căn cứ để đề xuất giải pháp khắc phục
1.5 PHẠM VI THỰC HIỆN
Địa điểm: Nhà máy Xi măng Tây Ninh
Thời gian thực hiện: 10/12/2011– 31/05/2012
Đối tượng nghiên cứu: các hoạt động, quá trình và sản phẩm tại Nhà máy Xi măng Tây Ninh có khả năng ảnh hưởng đến môi trường
Trang 171.6 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Tuy mỏ đá Scroc Con Trăng thuộc quyền khai thác của nhà máy dưới sự quản
lý của cơ quan chính quyền địa phương nhưng do hạn chế về thời gian và nhân lực nên không thể thực hiện đề tài trên phạm vi quá lớn Chính vì thế đề tài được giới hạn từ khâu đá vôi và đất sét đã được khai thác để đi vào quy trình sản xuất clinker, xi măng
Đề tài không đề cập đến các vấn đề môi trường ở quy trình khai thác mỏ đá Sroc Con Trăng
Thời gian thực tập: từ ngày 12/12/2011 đến 15/2/2012( sáng: từ 7giờ 30 đến 11giờ 30, chiều: từ 13giờ đến 17giờ, trong khi Nhà máy hoạt động suốt 24 giờ)
Trang 182.2 MỤC TIÊU CỦA KIỂM SOÁT MÔI TRƯỜNG
Mục tiêu của công tác kiểm soát ô nhiễm là giảm thiểu và ngăn ngừa ô nhiễm TheoQuyết định của Thủ tướng Chính phủ số 328/2005/QĐ– TTg ngày 12 tháng 12 năm
2005, “Kiểm soát ô nhiễm môi trường phải lấy phòng ngừa làm chủ đạo, khắc phục ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường là trọng tâm, coi khoa học và công nghệ là
công cụ quan trọng, lấy tiêu chuẩn môi trường làm căn cứ”
Chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc( UNEP):
Ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp là việc áp dụng một cách liên tục chiến lược ngăn ngừa tổng hợp về mặt môi trường đối với các quá trình sản xuất, các sản phẩm và các dịch vụ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu các rủi ro đối với con người và môi trường
Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ( USEPA):
Ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp là việc sử dụng các vật liệu, các quá trình hoặc các thao tác vận hành sao cho giảm bớt hoặc loại trừ sự tạo ra các chất ô nhiễm hoặc các chất thải ngay tại nguồn Nó bao gồm các hành động làm giảm việc sử dụng các vật liệu độc hại, năng lượng, nước hoặc các tài nguyên khác và các hành động bảo vệ tài nguyên thiên nhiên thông qua việc bảo tồn hoặc sử dụng có hiệu quả hơn
Trang 192.3 NGĂN NGỪA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
2.3.1 Nội dung
Giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn
Giảm các rủi ro cho con người và môi trường
Kết quả mà doanh nghiệp đạt được:
Không nhất thiết phải đầu tư lớn
Giảm bớt các chi phí vận hành
Tăng lợi nhuận
Tăng cổ phần trên thị trường
Xác định và thực thi các
giải pháp
Duy trì và phát triển chương trình ngăn ngừa ô nhiễm
Thiết lập Chương trìnhPP
Giành được sự đồng tình của cấp quản lý cao
Hình 2.1Sơ đồ các bước của chương trình ngăn ngừa ô nhiễm
Trang 201 Giành được sự đồng tình và ủng hộ của Ban lãnh đạo
2 Khởi động chương trình bằng cách thành lập nhóm ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp
3 Xem xét lại và mô tả một cách chi tiết các quá trình sản xuất cùng với các máy móc thiết bị để xác định các nguồn phát sinh chất thải, đánh giá các trở ngại tiềm ẩn về mặt tổ chức đối với việc thực hiện chương trình ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp
4 Xác định tất cả các khả năng ngăn ngừa ô nhiễm có thể được
5 Ưu tiên trước cho một số dòng thải và thực hiện đánh giá chi tiết tính khả thi về mặt kỹ thuật, kinh tế và môi trường đối với các khả năng ngăn ngừa ô nhiễm đã được tập hợp
6 Tập hợp lại các khả năng ngăn ngừa ô nhiễm tốt nhất đối với công ty và thực thi những khả năng lựa chọn đó
7 Đánh giá những tiến bộ của chương trình ngăn ngừa ô nhiễm trên cơ sở một công ty điển hình để đánh giá các dự án ngăn ngừa ô nhiễm cụ thể
8 Duy trì ngăn ngừa ô nhiễm cho những sự phát triển liên tục và những lợi ích liên tục của công ty
2.3.3 Các giải pháp thực hiện ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp
Giảm thiểu tại nguồn bao gồm các thủ thuật làm giảm về lượng hoặc độc tính của bất kỳ một chất thải, chất độc hại, chất ô nhiễm hoặc chất gây ô nhiễm nào đi vào các dòng thải trước khi tái sinh, xử lý hoặc thải bỏ ở bên ngoài
Nội dung bao gồm:
Cải tiến việc quản lý nội tại và vận hành sản xuất
Bảo toàn năng lượng
Thay đổi quá trình
Tái chế hay tái sử dụng trong nhà máy
Trang 21Các cách tái sinh khác tại nhà máy
Tái sinh bên ngoài nhà máy
Bán cho mục đích tái sử dụng
Tái sinh năng lượng
2.4 CÁC CÔNG CỤ ÁP DỤNG
2.4.1 Công cụ chỉ huy và kiểm soát
Là những biện pháp thể chế nhằm tác động tới hành vi của người gây ô nhiễm môi trường, bằng cách:
Cấm đoán hay giới hạn việc thải ra môi trường một số chất thải
Hoặc giới hạn hoạt động trong một khoảng thời gian( hay khu vực) nhất định thông qua các biện pháp cấp giấy phép, đặt ra tiêu chuẩn hoặc khoanh vùng
Với công cụ này, chính phủ có vai trò tập trung và giám sát thông qua việc áp dụng hai công cụ chủ yếu: Bộ luật và các thanh tra– các nhà quản lý nhà nước Các công cụ này được áp dụng nhằm quy định và cưỡng chế thi hành các quy định về môi trường
2.4.2 Công cụ kinh tế
Công cụ kinh tế là những biện pháp kinh tế tác động tới việc ra quyết định trước hành vi của những pháp nhân gây ô nhiễm bằng cách khuyến khích họ lựa chọn những phương án hoạt động có lợi cho bảo vệ môi trường Đó là những biện pháp như thuế ô nhiễm, lệ phí môi trường
2.4.3 Công cụ thông tin
Công cụ thông tin là những biện pháp nhằm giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức và trách nhiệm về môi trường cho cộng đồng dân cư, các cá nhân, pháp nhân sử dụng môi trường, để qua đó tác động trực tiếp hoặc gián tiếp điều chỉnh hành vi của họ
Trang 222.5 LỢI ÍCH CỦA VIỆC ÁP DỤNG CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
2.5.1 Lợi ích về môi trường
Sử dụng năng lượng, nước, nguyên liệu có hiệu quả hơn
Giảm mức sử dụng các nguồn tài nguyên
Giảm thiểu chất thải thông qua kỹ thuật tái sinh, tái chế, tái sử dụng và phục hồi
Giảm thiểu sử dụng lượng nguyên vật liệu độc hại Giảm thiểu các rủi ro và nguy hiểm đối với công nhân, cộng đồng xung quanh, những người tiêu thụ sản phẩm và các thế hệ mai sau
Cải thiện được môi trường lao động bên trong công ty
Cải thiện các mối quan hệ với cộng đồng xung quanh cũng như các cơ quan quản
kê, giám sát và lập báo cáo môi trường hàng năm…)
Giảm bớt các chi phí cho việc xử lý chất thải cuối đường ống( do lưu lượng chất thải được giảm thiểu, dòng chất thải được tách riêng tại nguồn…)
Chất lượng sản phẩm được cải thiện
Có khả năng thu hồi vốn đầu tư với thời gian hoàn vốn ngắn, ngay cả khi vốn đầu
tư ban đầu cao Tích lũy liên tục và dài hạn các khoản tiết kiệm tích lũy được, từ đó có khả năng mở rộng sản xuất, kinh doanh
Tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường, hình ảnh của công ty ngày càng tốt hơn
Trang 23Chương 3 TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY XI MĂNG TÂY NINH
3.1 THÔNG TIN TỔNG QUÁT
Tên nhà máy: Nhà máy Xi măng Tây Ninh
Thuộc Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG FiCO TÂY NINH
Địa chỉ: Ấp Cây Cầy, Xã Tân Hòa, Huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh
Số điện thoại: (066) 3739286 Số Fax: (066) 3739199
Quyết định phê chuẩn Báo cáo Đánh giá tác động môi trường:
Số quyết định phê duyệt: 1174/QĐ–BTNMT
Ngày phê chuẩn báo cáo: 14/09/2004
Cơ quan phê chuẩn: Bộ Tài Nguyên và Môi Trường
Thời gian đi vào hoạt động: 12/2009
Trang 24Hình 3.1 Tổng quan nhà máy xi măng Tây Ninh
( Nguồn: Nhà máy xi măng Tây Ninh, năm 2011)
Công suất sản xuất của nhà máy
Căn cứ theo nội dung đăng ký trong Quyết định phê duyệt, công suất sản xuất của nhà máy như sau:
Tính theo clinker: 4.000 tấn/ ngày đêm
Tính theo xi măng: 1.500.000 tấn/ năm
Tuy nhiên, thực tế công suất sản xuất của nhà máy dao động nhiều, tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng Công suất thực tế được tính trung bình của 3 tháng gần đây nhất, cụ thể như sau:
Tính theo clinker: 3.256 tấn/ngày
Tính theo xi măng: khoảng 1.200.000 tấn/năm
3.2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Nhà máy khởi công xây dựng ngày 20/11/2006
Ngày 26/12/2008, tấn Clinker đầu tiên đạt chất lượng cao, có màu sắc xanh đen đã được ra lò Sự kiện này đánh dấu một mốc quan trọng trong sự hình thành và phát triển của Nhà máy
Ngày 30/04/2009, Nhà máy xi măng Tây Ninh đã chı́nh thức ra mẻ xi măng đầu tiên, với chất lượng tốt đa ̣t tiêu chuẩn xi măng bao PCB40
Trang 25Ngày 28/12/2009, lễ khánh thành Nhà máy xi măng Tây Ninh đã được tổ chức trọng thể
3.3 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
Phía Bắc và phía Đông giáp Sroc Con Trăng
Phía Tây và phía Nam giáp Sroc Chrum
3.3.2 Điều kiện tự nhiên
Nhiệt độ không khí:
Tây Ninh nằm ở vùng vĩ độ thấp của nội chí tuyến Bắc bán cầu Điều kiện bức xạ quanh năm dồi dào, ít chịu ảnh hưởng của không khí lạnh cực đới phía Bắc mà bị chi phối bởi khối không khí nóng ẩm Chế độ nhiệt ít biến động qua các tháng trong năm, thường chỉ dao động 0,5– 10C Tháng có nhiệt độ thấp nhất trong năm là tháng 1 và tháng
12 Chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa các tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất khoảng 3,70C
Nhiệt độ trong ngày luôn thay đổi, nhiệt độ đạt giá trị cao nhất trong ngày là lúc
Trang 26 Chế độ mưa:
Tây Ninh có 2 mùa, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm 85,6– 87,4% tổng lượng mưa cả năm Trong mùa mưa thường xảy ra dạng mưa rào, hạt nặng mau tạnh, vào những tháng đầu mùa mưa thường có dông, sấm sét, trong mùa mưa
có gió mùa Tây Nam Mùa khô lượng mưa ít nhưng tính chung trong cả năm mưa và lượng bốc hơi gần ngang nhau nên dẫn tới hiện tượng khan hiếm nước, hạn hán vào cuối mùa khô
Bảng 3.2: Lượng mưa trung bình( Ltb) từng tháng
Lượng bốc hơi trong mùa khô: 950 mm
Lượng bốc hơi trong mùa mưa: 540 mm
Lượng bốc hơi trong những tháng mùa mưa khoảng 75– 95mm, còn vào mùa khô lượng nước bốc hơi trong tháng tương đối cao khoảng 150– 190 mm Điều này trở nên tình hạn hán, thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất trong mùa khô
Trang 27Bảng 3.3: Độ ẩm không khí và lượng nước bốc hơi trung bình tháng tại tỉnh Tây Ninh
Tháng Độ ẩm tương đối
trung bình( %)
Độ ẩm thấp nhất ( %)
Lượng bốc hơi nước( mm)
Chế độ gió Tây Ninh phản ánh rõ rệt chế độ hoàn lưu gió mùa
Gió mùa Đông Bắc từ tháng 6 đến tháng 12, là thời kỳ Tây Ninh chịu ảnh hưởng của khối không khí lạnh cực đới phía Bắc, hướng gió thịnh hành trong các tháng này chủ yếu là hướng Bắc, Đông Bắc và Tây Bắc Tốc độ gió trung bình 1,5–1,7 m/s, tần suất 25–45%
Gió mùa hạ từ tháng 5 đến tháng 10, là thời kỳ chịu ảnh hưởng các khối không khí nóng ẩm phía Tây Nam Tháng 5 hướng gió thịnh hành là Đông Nam, từ tháng 6 trở đi đến cuối tháng 10 thịnh hành gió Tây Nam Tốc độ gió 1,3– 1,5 m/s, chiếm 35–45%
Giữa 2 mùa chính có một thời kỳ chuyển tiếp ngắn( tháng 3 và tháng 4) xen kẽ gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Nam
Trang 28Bảng 3.4: Tốc độ gió trung bình( Vtb) theo các hướng chính trong các tháng ở Tây Ninh
ẩm đạt trung bình 75%
Độ bền vững khí quyển:
Độ bền vững khí quyển xác định theo tốc độ gió và bức xạ mặt trời vào ban ngày
và độ che phủ mây vào ban đêm theo bảng phân loại của Pasquill
Trang 29Bảng 3.5: Phân loại độ bền vững khí quyển (Pasquill,1961)
>60)
Trung bình ( biên độ 35–60)
Yếu ( biên độ 15–35)
Ít mây
>4/8
Nhiều mây
D
A A–B B–C
B- Không bền vững loại trung bình
C- Không bền vững loại yếu
D- Trung hòa
E- Bền vững yếu
F- Bền vững loại trung bình
Vào những ngày nắng nóng, tốc độ gió nhỏ, độ bền vững khí quyển tỉnh Tây Ninh
là A, B, ngày có mây là C, D Ban đêm độ bền vững thuộc loại E, F
Chế độ thủy văn:
Sông Sài Gòn có chiều dài( địa phận Tây Ninh) là 135,2 km Diện tích lưu vực 46.000 km2( tính đến Dầu Tiếng) Tốc độ sông 0,69%, hệ số uốn khúc 2,27 Lưu lượng mùa kiệt 6 m3/s
Trang 30Đoạn thượng lưu có dòng sông hẹp, trung bình 20 m, uốn khúc quanh các triền đồi đến vùng Dầu Tiếng tỉnh Tây Ninh, tại đây có đập thủy văn ngăn vùng, độ cao mực nước lên 25 m, tạo nên hồ chứa có diện tích 270.000 ha, dung tích 1,45 tỷ m3
Các hiện tượng thời tiết đặc biệt:
Dông: mùa dông ở Tây Ninh thường bắt đầu vào cuối mùa khô( tháng 3) và kết thúc vào tháng 11 Trung bình có 110–125 ngày dông Trong mùa dông, mỗi tháng trung bình có từ 8 đến 10 ngày dông Trong các tháng 5, 6, 7 trung bình có từ 15–20 ngày dông, đây là những tháng có dông nhiều nhất Dông thường xuất hiện vào chiều tối kèm theo gió mạnh và mưa rào
Bão: Nằm sâu trong đất liền, Tây Ninh là vùng rất ít bão nhưng vẫn chịu ảnh hưởng của bão, gây mưa nhiều ở thượng lưu sông Mê Kông rồi dẫn nước về phía hạ lưu Nam Bộ, đó là nguyên nhân dẫn đến lũ lớn trên các sông Vàm Cỏ Đông và sông Sài Gòn
Mưa đá: Tây Ninh có lượng mưa đá không lớn và thể tích đá rơi xuống mặt đất có cường độ không lớn Tuy nhiên hiện tượng này không xuất hiện trong những năm gần đây
Trang 323.5 CƠ SỞ HẠ TẦNG
3.5.1 Diện tích mặt bằng nhà xưởng
Nhà máy bắt đầu đi vào hoạt động vào cuối năm 2009 trên tổng diện tích mặt
bằng là 70,75 ha
Bảng 3.6: Diện tích sử dụng của nhà máy
(Nguồn: Báo cáo giám sát môi trường Nhà máy xi măng Tây Ninh, quý 4 năm 2011)
3.5.2 Hệ thống đường giao thông và cây xanh
Hệ thống đường giao thông nội bộ đã được bê tông hóa Phương tiện giao thông
ra vào thuận tiện
Tổng diện tích thảm xanh là 9 ha tương ứng 20% tổng diện tích Nhà máy( trong
đó 1,06% là cây mới trồng) Bố trí cây xanh dọc theo bờ tường, quanh khu sản xuất và
khu văn phòng để lấy bóng mát và giảm bớt tiếng ồn từ khu vực sản xuất
3.5.3 Hệ thống cấp điện
Nhà máy sử dụng điện khoảng 9.713.000- 9.714.000 Kwh/tháng có nguồn gốc
hệ thống cấp điện quốc gia Nhà máy có xây dựng các trạm điện để điều phối điện cho
các khu
3.5.4 Hệ thống cấp nước
Lượng nước sử dụng phục vụ cho hoạt động tại nhà máy vào khoảng 1.500–
1.600 m3/ ngày được khai thác và dẫn về từ lòng hồ Dầu Tiếng
Trang 333.5.5 Hệ thống thoát nước mưa
Mạng lưới thoát nước mưa bao gồm cống thoát nước, hố gas được phân bố dọc theo các tuyến đường của nhà máy Toàn bộ nước mưa chảy tràn trong nhà máy được thu gom và đổ ra Suối Ngô
3.5.6 Hệ thống thu gom và xử lý nước thải
Nhà máy đã xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải công suất 100 m3/ ngày
3.5.7 Hệ thống thu gom và xử lý bụi
Nhà máy lắp đặt hệ thống thu gom và xử lý bụi với 59 thiết bị lọc bụi( lọc bụi tay áo, lọc bụi tĩnh điện) được bố trí ở các phân xưởng
3.6 THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ
Tận dụng ưu thế khai thác tại chỗ nguồn nguyên liệu đầu vào chất lượng cao và thị trường tiêu thụ tại chỗ, cũng như xuất khẩu sang Campuchia Tuy nhiên, trong chiến lược kinh doanh của nhà máy thì thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam
Bộ được xác định là thị trường tiềm năng, trọng điểm
Các giải thưởng đã đạt được:
Đạt tiêu chuẩn chất lượng TCVN 6260 – 1997
Đạt chứng nhận ISO 9001:2008
Phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2008, 17025 – 2000 (Vilas 270)
Thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2008
Thương hiệu hội nhập và phát triển WTO 2007, 2008
Huy chương vàng, cúp vàng hội chợ Vietbuil 2007, 2008, 2009
Hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2008, 2009
Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt năm 2009
Năm 2008, sau hơn 2 năm có mặt trên thị trường, thương hiệu xi măng FiCO đã được bình chọn, trở thành 1 trong 100 thương hiệu mạnh của quốc gia và năm 2009
đã nằm trong top 200 thương hiệu, đạt giải thưởng Sao Vàng Đất Việt và nhiều giải thưởng cao quý khác
Trang 343.7 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
3.7.1 Dây chuyền sản xuất
Hình 3.3 Sơ đồ dây chuyền sản xuất tại Nhà máy xi măng Tây Ninh
( Nguồn: Nhà máy xi măng Tây Ninh, năm 2011)
Bụi Tiếng ồn
Độ rung Nhiệt thải
Trạm định lượng
Bụi
Bụi Bụi Tiếng ồn
Độ rung Nhiệt thải Nhiệt thải Khí thải
Khí thải Nhiệt thải Khí thải
Bụi Tiếng ồn Khí thải
Đá vôi, đất sét
Silô Clinker thành phẩm
Silô chứa
bột liệu
Đồng nhất đá vôi– đất sétTrạm trung chuyển
Hệ thống làm nguội Clinker
Máy cắt Máy đập đá
Nghiền liệu
Tháp trao đổi nhiệt (Peheadter)
Bụi Tiếng ồn
và xuất
XM bao
Bụi Tiếng ồn Khí thải Bụi Tiếng ồn Khí thải Bao bì hư
Thạch cao
Puzơlan
Phụ gia
Bụi Tiếng ồn
Trang 35Thuyết minh quy trình
Dây chuyền sản xuất của nhà máy được mô tả chi tiết theo từng cụm công trình của các giai đoạn sản xuất như sau:
Đất sét có kích thước cục d 300 mm, ô tô tải trọng t 20 tấn, vận chuyển đổ vào phễu tiếp nhận, nhờ tấm cấp liệu, đất sét được chuyển tới máy cán 2 trục có răng, cán đến kích thước cục liệu ra d 70 mm rơi vào băng tải, đất từ băng tải này đổ vào đoạn giữa băng tải, rải đều trên băng tải đá vôi và qua máy phân tích
x Kho tròn (Kho đồng nhất đá vôi và đất sét)
Đá vôi, đất sét sau khi đập được tập trung vào băng tải vận chuyển vào chứa và đồng nhất sơ bộ tại kho kiểu tròn có đường kính tổng thể 97m, sức chứa 52.000 tấn, dự trữ cho 7,3 ngày sản xuất Thiết bị rải liệu kiểu cần rải quay tròn, công suất 1.050 T/h
Đá vôi, đất sét được chất đống dạng vành khăn quanh kho Đá vôi, đất sét được lấy đi cung cấp cho công đoạn nghiền phối liệu nhờ thiết bị cầu rút kiểu cần gạt, quay tròn quanh kho công suất 250 – 500 tấn/h
Với hình thức chất đống quanh kho và rút liệu theo mặt cắt ngang nên đá vôi và đất sét sơ bộ được đồng nhất trước khi đưa vào nghiền
x Kho tổng hợp tiếp nhận và chứa nguyên liệu
Kho tổng hợp trong nhà máy có mái che, dạng dài kích thước chiều rộng 42cm, chiều dài 198m, cao 10m Kho có nhiệm vụ tiếp nhận những nguyên liệu như: phụ gia
dự phòng, laterit và than qua các phễu tiếp nhận vận chuyển vào kho bằng hệ thống băng tải rải liệu theo hình thức luân phiên, rải một bên theo đống dọc Thiết bị rút kho
là loại cầu cào chỉ sử dụng để rút than
Trang 36Đá vôi sạch dùng để điều chỉnh tít phối liệu khi nghiền vận chuyển bằng băng tải từ trạm đập về gần kho tròn, qua trạm trung chuyển rẽ nhánh qua băng tải chuyển vào kho chứa tổng hợp
Riêng laterit, phụ gia dự phòng và đá vôi sạch sử dụng xe xúc lật luân phiên xúc các nguyên liệu này qua phễu tiếp nhận, máy cấp liệu và hệ thống băng tải chuyển tới trạm cân đong nghiền liệu
Trong kho tổng hợp, nguyên nhiên liệu được rải chất thành 4 đống riêng biệt, trong đó:
- Hai đống than có khối lượng 2u7.500 tấn = 15.000 tấn,
- Một đống laterit có khối lượng 2.000 tấn , dự trữ 11 ngày;
- Một đống đá vôi sạch, có khối lượng 1.000 tấn
x Kho thạch cao, phụ gia
Kho thạch cao và phụ gia trong nhà máy có mái che, dạng dài với kích thước chiều rộng 36m, chiều dài 102m, cao 11m Kho có nhiệm vụ tiếp nhận thạch cao, phụ gia qua các phễu vận chuyển luân phiên vào kho bằng hệ thống băng tải rải liệu, kèm Trippercar rải theo đống dọc Thiết bị xúc trong khi là loại máy xúc lật sử dụng để xúc thạch cao và phụ gia dung tích gầu xúc 2,5 m3 Thạch cao, phụ gia được xe xúc lật đổ vào các phễu chứa, vận chuyển qua các trạm trung chuyển bằng băng tải đưa tới trạm cân đong nghiền xi măng
Trong kho thạch cao, phụ gia được rải chất thành 2 đống riêng biệt, trong đó:
- Một đống thạch cao có khối lượng 5.000 tấn, dự trữ 40 ngày;
- Một đống phụ gia có khối lượng 4.000 tấn, dự trữ 13 ngày
x Cân đong nguyên liệu
Các nguyên liệu từ kho tổng hợp được lấy đi nhờ các thiết bị rút liệu và vận chuyển bằng băng tải nạp trực tiếp vào các bunke của trạm cân đong
- Bun ke hỗn hợp đá vôi/đất sét sức chứa 600 tấn (dự trữ 2h)
- Bun ke đá vôi sạch 100 tấn
- Bun ke laterit 80 tấn (dự trữ 24h)
Trang 37Dưới các bun ke đá vôi/đất sét đặt cân băng định lượng kiểu tấm và dưới các bunke đá vôi sạch, laterir và bunke dự phòng đặt các cân băng định lượng bằng cao su
để đong lường các nguyên liệu theo bài phối liệu đã định, sau đó tập trung vào băng tải vận chuyển đến nhà nghiền liệu
x Nguyên liệu
Các nguyên liệu sau khi cân đong được băng tải vận chuyển nạp vào máy nghiền phối liệu Máy nghiền phối liệu là loại máy nghiền con lăn kiểu đứng, thực hiện nghiền sấy đồng thời và được trang bị thiết bị phân ly hiệu suất cao
Một bộ gồm 2 Cyclon để phân tách phối liệu và thiết bị lọc bụi túi vải Một gầu nâng cho tuần hoàn các phần hạt thô
Để cung cấp khí nóng cho máy nghiền liệu trong giai đoạn bắt đầu chạy sấy lò quay, trang bị buồng đốt phụ, sử dụng nguyên liệu đốt là dầu diesel Khí thải của tháp trao đổi nhiệt khi hệ thống lò hoạt động ổn định được sử dụng để sấy nguyên liệu
Một cầu trục có sức nâng 45 tấn được trang bị cho sữa chữa máy nghiền Phối liệu sau khi nghiền được máng khí động và gầu nâng chuyển tới si lô đồng nhất
Phối liệu sau khi nghiền đạt được các yêu cầu sau:
- Độ ẩm phối liệu: < 1%
- Độ mịn: ≤ 12% trên sàng 90Pm
x Chứa và đồng nhất phối liệu
Phối liệu sau khi nghiền được các máng khí động và gầu nâng vận chuyển đến thiết bị phân phối gồm 6 máng khí động đặt trên đỉnh silo để nạp phối liệu vào silo đồng nhất qua 6 cửa
Silo đồng nhất phối liệu có sức chứa 15.000 tấn đảm bảo dự trữ cho 2– 3 ngày sản xuất, được chế tạo bằng bê tông cốt thép
Để đạt được khả năng đồng nhất phối liệu cao và tiêu thụ năng lượng thấp silo được thiết kế với kết cấu côn ở đáy và sử dụng các thiết bị thích hợp và quạt sục khí ở đáy silo tạo dòng phối liệu hòa trộn làm tăng cường sự đồng nhất phối liệu trước khi rút ra khỏi silo Phối liệu đã được đồng nhất nhờ các máng khí động được rút ra khỏi silo vận chuyển đền các buồng trộn đặt ở giữa đáy silo và bố trí quạt để sục khí cho phối liệu luôn được đồng nhất
Trang 38Phối liệu từ buồng trộn được rút ra theo tỷ lệ đã định nhờ lưu lượng kế và gầu nâng cung cấp cho tháp trao đổi nhiệt
x Hệ thống lò quay( lò nung Clinker)
Hệ thống lò quay đồng bộ, tiên tiến, hiện đại có công suất 4.000 tấn clinker/ngày
Lò có tháp trao đổi nhiệt 2 nhánh 5 tầng Cyclon, có trang bị các súng bắn khí chống tắc
Lò có buồng phân hủy với vòi đốt và buồng trộn sử dụng 100% nhiên liệu than cám Không khí nóng cung cấp cho quá trình cháy của than cám được lấy từ thiết bị làm nguội kiểu ghi thông qua ống gió ba
Lò quay được đặt trên các bệ đỡ bê tông Lò được trang bị hệ thống giám sát nhiệt độ vỏ lò và được thiết kế giám sát liên tục phân tích biểu đồ nhiệt độ mặt nghiêng của vỏ lò
Nhiên liệu của lò sử dụng 100% than cám Quảng Ninh.Tỷ lệ than cám sử dụng cho lò quay 40 – 45%, cho buồng phân hủy 55 – 60% Nhiệt tiêu thụ cho sản xuất clinker d 730 kcal/kg clinker
Khí thải từ tháp trao đổi nhiệt qua tháp điều hòa được tận dụng cung cấp cho quá trình nghiền sấy phối liệu bằng máy nghiền con lăn kiểu đứng
Một thang máy và tời điện sẽ được cung cấp để bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống thiết bị
Hai hệ thống phân tích khí được lắp đặt cho lò nung nhằm phục vụ hoạt động của lò:
- Hệ thứ nhất đặt ở buồng khói để theo dõi hàm lượng O2, CO, NO
- Hệ thứ hai ở đường ra của tháp trao đổi nhiệt để giám sát CO và NO
x Làm nguội Clinker
Clinker ra khỏi lò quay có nhiệt độ đến 1.3500C được làm nguội nhờ thiết bị làm nguội clinker, kiểu ghi 2 bậc, diện tích ghi 90m2, năng suất 4.000 tấn clinker/ngày Clinker được làm nguội đến nhiệt độ 650C + nhiệt độ môi trường và được băng tải kim loại vận chuyển đến silo chứa clinker chính phẩm, sức chứa 60.000T, trong trường hợp
có sự cố clinker, thứ phẩm chuyển vào chứa trong silo nhỏ, sức chứa 3.000T
x Nghiền than
Trang 39Than cám là nhiên liệu sử dụng lò quay, được nghiền với độ mịn ≤ 3% còn lại trên sàng 90Pm và sấy khô đến độ ẩm d 0,5% trước khi cung cấp cho lò quay
Than cám được nghiền sấy bằng máy nghiền con lăn kiểu đứng Trong quá trình nghiền, một phần khí thải từ thiết bị làm nguội clinker được sử dụng để cung cấp cho máy nghiền đứng để sấy than
Quá trình nghiền thực hiện như sau:
Than cám với kích thước hạt ≤ 15mm, độ ẩm d 12% từ bunke than thô trong nhà nghiền than được định lượng và nạp vào máy nghiền con lăn kiểu đứng Tại đây, than được nghiền mịn trong máy nghiền nhờ tác nhân sấy là khí nóng từ thiết bị làm lạnh clinker Than sau khi ra khỏi máy nghiền đưa vào thiết bị phân ly Với than đã đạt
độ mịn (d 3% trên sàng 90Pm) theo dòng khí đi vào cyclone và lọc bụi túi để tập hợp than mịn và làm sạch khí thải
Với than chưa đạt độ mịn được thiết bị phân ly tách ra và vận chuyển quay trở lại máy nghiền đứng để tiếp tục nghiền Than mịn sau khi nghiền sấy cần đạt yêu cầu:
- Độ ẩm: d 1%
- Độ mịn: d 3% trên sàng 90 Pm
Than mịn sau khi nghiền sấy được chứa trong hai bunke, kích thước dung tích
90 m3 mỗi chiếc Từ bunke chứa than được định lượng bằng thiết bị cân quay và được các quạt vận chuyển khí động đến cung cấp cho lò nung
Với mục đích an toàn, phân xưởng nghiền than sẽ được trang bị các dụng cụ an toàn
- Dụng cụ đo hàm lượng CO ở bunke than mịn và ở đường ra của lọc bụi
- Đo hàm lượng O2 ở đường ra của lọc bụi
x Silo clinker
Clinker sau khi qua thiết bị làm nguội kiểu ghi được vận chuyển tới silo clinker bằng băng tải kim loại, Clinker được chứa trong silo chứa tròn, kết cấu bằng bê tông cốt thép
Dưới silo clinker xuất cho nhà nghiền xi măng có 16 cửa tháo Clinker rút từ đáy silo theo 2 băng tải chịu nhiệt chuyển đến 1 băng cao su cung cấp clinker cho nghiền
xi măng và 2 băng tải kèm thiết bị xuất clinker
Trang 40Đầu băng tải kim loại có 2 van ngã tháo clinker thứ phẩm theo đuòng ống xuống silo clinker thứ phẩm Dưới đáy silo có 2 cửa xuất:
- Một cửa xuất clinker cho ô tô
- Một cửa xuất qua cấp liệu vào băng tải chuyển tới hòa trộn với clinker chính phẩm trên băng tải đưa vào máy nghiền xi măng khi cần thiết
x Cân đong và nghiền xi măng
Clinker rút từ silo clinker theo các băng tải vận chuyển đến gầu nâng và đổ vào bunke clinker tại trạm cân đong nghiền xi măng
Thạch cao, puzolan rút từ kho phụ gia nhờ thiết bị rút liệu và được băng tải vận chuyển đến gầu đổ vào băng tải đảo chiều, phân phối cho các bunke thạch cao và puzolan Dưới các bunke clinker, thạch cao và puzolan đặt các thiết bị cân định lượng theo tỷ lệ định trước, sau đó đổ vào băng tải để cấp cho máy nghiền đứng
Khi nghiền các hạt thô rơi xuống phía dưới máy nghiền và được vận chuyển bởi
2 xích cào đổ vào băng tải, qua hệ thống băng, gầu chuyển trở lại máy nghiền Phần hạt mịn đạt tiêu chuẩn qua hệ thống lọc bụi, vít tải, đổ vào máng khí động và chuyển tới gầu tải để đổ vào silo chứa xi măng
x Chứa và xuất xi măng
Xi măng sau khi nghiền được chứa trong 2 silo tròn, trong đó có 1 silo được chia thành 2 ngăn: 1 ngăn chứa xi măng PC50 và 1 ngăn chứa xi măng PCB40 Silo kết cấu bằng bê tông cốt thép, có sức chứa 2u20.000 tấn
Đáy silo xi măng có các thiết bị sục khí và đặt các máng khí động để rút bột xi măng đưa vào cửa tháo đặt tại tâm đáy silo Xi măng bột được rút từ 2 cửa tháo ở mỗi đáy silo và được 2 máng khí động vận chuyển đến gầu nâng của nhà đóng bao
Để xuất xi măng xá, tại phần thân dưới của mỗi silo xi măng, bố trí máng khí động để rút và vận chuyển đến 2 thiết bị xuất xi măng xá Tại khu vực này, bố trí 2 cân
ô tô để phục vụ cho xuất xi măng xá
x Đóng bao và xuất xi măng
Bộ phận đóng bao gồm 2 dây chuyền đóng bao với 02 máy đóng bao 8 vòi kiểu quay tròn Quá trình đóng bao trên mỗi dây chuyền thực hiện như sau: Bột xi măng rút ra từ silo xi măng được các máng khí động và gầu nâng vận chuyển tới dây chuyền đóng bao