Giới thiệu KPI tỷ lệ rớt cuộc gọi (CDR) Giới thiệu KPI tỷ lệ rớt cuộc gọi (CDR)

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-TỔNG QUAN MẠNG 3G UMTS VÀ BÀI TOÁN TỐI ƯU (Trang 37)

CHƯƠNG 3: TỐI ƯU MẠNG 3G UMTSCHƯƠNG 3: TỐI ƯU MẠNG 3G UMTS

3.2.2.Giới thiệu KPI tỷ lệ rớt cuộc gọi (CDR) Giới thiệu KPI tỷ lệ rớt cuộc gọi (CDR)

3.2.2.. Giới thiệu KPI tỷ lệ rớt cuộc gọi (CDR) Giới thiệu KPI tỷ lệ rớt cuộc gọi (CDR)

Ý nghĩa của KPI CDR

KPI này được sử dụng để đánh giá khả năng cung cấp dịch vụ một cách liên tục và vì vậy sẽ trực tiếp chỉ rõ chất lượng của mạng. Một tỷ lệ rớt cuộc gọi cao sẽ dẫn tới sự thỏa mãn của người dùng thấp. Trong đó KPI này được chia thành 2 KPI là tỷ lệ rớt cuộc gọi trong miền chuyển mạch kênh (CS CDR) và tỷ lệ rớt cuộc gọi trong miền chuyển mạch gói (PS CDR). Công thức tính KPI CDR được phân loại thành 2 mức là mức cell và mức RNC.

Công thức tính chung cho cả CS CDR và PS CDR

Tỷ lệ rớt cuộc gọi = (số lần giải phóng RAB CS được kích hoạt bởi RNC + số lần giải phóng Iu CS được kích hoạt bởi RNC + số lần giải phóng RAB PS được kích hoạt bởi RNC + số lần giải phóng Iu PS được kích hoạt bởi RNC) / (số lần thành công gán RAB CS + số lần thành công gán RAB PS) x 100%.

Giá trị tham chiếu

CS CDR < 1% PS CDR < 2%

Điểm đo lường

Nếu như một cuộc gọi hoàn thành và kết thúc thì sẽ không có hiện tượng rớt mạng, tuy nhiên nếu cuộc gọi chưa hoàn thành mà không tiếp tục được nữa, đây chính là con số phản ánh tỷ lệ rớt cuộc gọi bị rớt (kết thúc không bình thường) / (tổng số cuộc gọi kết nối thành công). Như vậy ta cần phải nắm được thủ tục giải phóng kết nối khi cuộc gọi hoàn tất để xác định được cuộc gọi nào là bình thường, cuộc gọi nào là bị rớt mạng. Hình 3.1 cho ta cái nhìn tổng quát về thủ tục kết thúc cuộc gọi bình thường cũng như bất bình thường.

Hình 3.1 Điểm đo lường KPI CDR

Như ta thấy, khi một cuộc gọi kết thúc bình thường, RNC sẽ nhận được thông điệp yêu cầu giải phóng kết nốt từ mạng lõi, sau đó gửi thông điệp kết thúc cho UE. Sau khi UE xác nhận, thủ tục giải phóng tài nguyên vô tuyến mới thật sự bắt đầu bằng việc Node B nhận yêu cầu từ RNC và thực hiện thủ tục giải phóng kết nối.

Tuy nhiên trong trường hợp UE bị rớt mạng, Node B sẽ không phát hiện được tín hiệu đồng bộ của UE. Node B sẽ gửi thông điệp cảnh báo đến RNC về sự cố kết nối vô tuyến bị hỏng. RNC sẽ gửi yêu cầu giải phóng kết nối đến mạng lõi.

Như vậy rõ ràng ta thấy chức năng của RNC trong 2 trường hợp là khác nhau. Ở điều kiện bình thường, RNC chờ yêu cầu giải phóng kết nối và ngược lại RNC sẽ yêu cầu giải phóng kết nối khi có lỗi xảy ra. Dựa vào vai trò của RNC và các thông điệp của nó ta có thể xác định được cuộc gọi nào bị rớt và có được tỷ lệ rớt cuộc gọi qua các số liệu thống kê.

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-TỔNG QUAN MẠNG 3G UMTS VÀ BÀI TOÁN TỐI ƯU (Trang 37)