1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN ÁP DỤNG CHO NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU BẾN SÚC – DẦU TIẾNG, BÌNH DƢƠNG

91 250 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 2,1 MB

Nội dung

- Nghiên cứu quy trình, tình hình sản xuất tại nhà máy bao gồm: xác định quy trình công nghệ; nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên liệu; tình trạng thiết bị máy móc; số lượng, chủng loại sản ph

Trang 1

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN ÁP DỤNG CHO NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU BẾN

SÚC – DẦU TIẾNG, BÌNH DƯƠNG

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN ĐÀI BẮC Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Niên khóa: 2008 – 2012

Tháng 06/2012

Trang 2

HƠN ÁP DỤNG CHO NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU BẾN

SÚC – DẦU TIẾNG, BÌNH DƯƠNG

Tác giả NGUYỄN ĐÀI BẮC

Luận văn kỹ sư Chuyên ngành: Quản lý môi trường và du lịch sinh thái

Giáo viên hướng dẫn

TS NGUYỄN VINH QUY

Tháng 06/2012

Trang 3

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ

Khoa: Môi Trường và Tài Nguyên

Ngành: Quản Lý Môi Trường

Chuyên ngành: Quản Lý Môi Trường và Du Lịch Sinh Thái

Họ & tên sinh viên: Nguyễn Đài Bắc

Mã số sinh viên: 08157019

Niên khóa: 2008 – 2012

1 Tên khóa luận: “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn áp

dụng cho nhà máy chế biến mủ cao su Bến Súc – Dầu Tiếng, Bình Dương”

2 Nội dung khóa luận:

- Tổng quan SXSH và ngành chế biến mủ cao su Việt Nam

- Nghiên cứu quy trình, tình hình sản xuất tại nhà máy bao gồm: xác định quy trình công nghệ; nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên liệu; tình trạng thiết bị máy móc; số lượng, chủng loại sản phẩm của nhà máy chế biến mủ cao su Bến Súc

- Nhận diện và đánh giá các vấn đề môi trường nảy sinh do hoạt động chế biến

mủ cao su tại nhà máy

- Xác định nguyên nhân của sự lãng phí hay phát thải

- Đề xuất thực hiện các giải pháp SXSH phù hợp với tình hình sản xuất của nhà máy

3 Thời gian thực hiện:

Bắt đầu: tháng 01/2012 Kết thúc: tháng 06/2012

4 Họ & tên giáo viên hướng dẫn: TS Nguyễn Vinh Quy

Nội dung và yêu cầu của KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn Ngày tháng năm 2012 Ngày tháng năm 2012

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Với thời gian học tập tại trường và thực tập tại nhà máy chế biến mủ cao su Bến Súc – Công ty TNHH MTV cao su Dầu Tiếng đã mang lại cho tôi những kiến thức cũng như những kinh nghiệm thực tế về ngành của mình, bước đầu dẫn tôi hướng tới công việc mới và trở thành người lao động có ích cho xã hội

Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm TP HCM đã tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thành tốt khóa học của mình

Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Môi Trường và Tài Nguyên – Trường Đại học Nông Lâm TP HCM đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và truyền đạt cho tôi những kinh nghiệm thực tiễn quý báu

Đặc biệt, xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến thầy – TS Nguyễn Vinh Quy đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận

Xin gởi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo công ty TNHH MTV cao su Dầu Tiếng, Ban quản đốc nhà máy chế biến mủ cao su Bến Súc, cùng các Cô – Chú, Anh - Chị tại nhà máy đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi học tập và thực tập tại nhà máy

Xin được gởi lời cảm ơn sâu sắc đến mẹ và gia đình đã luôn bên cạnh động viên giúp đỡ tôi cả về tinh thần lẫn vật chất, chăm sóc và nuôi dạy cho tôi có điều kiện học hành như bao bạn khác

Cuối cùng, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến tập thể lớp DH08DL, các anh chị đi trước đã cùng chia sẻ, giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian tôi học tập và thực hiện đề tài

TP HCM, Ngày 01 tháng 06 năm 2012

Nguyễn Đài Bắc

Trang 6

TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng cho nhà máy chế biến mủ cao su Bến Súc - Dầu Tiếng, Bình Dương” được tiến hành tại nhà máy chế biến mủ cao su Bến Súc, thời gian thực hiện từ tháng 1 năm 2012 đến tháng 6 năm 2012

Đề tài được tiến hành dựa trên các phương pháp: khảo sát thực tế nhà máy, tổng hợp tài liệu, phân tích tài liệu, điều tra phỏng vấn các đối tượng có liên quan, xử lý số liệu bằng phương pháp phân tích và các phương pháp khác

Đề tài thực hiện với các nội dung: tìm hiểu tổng quan về SXSH và ngành chế biến mủ cao su Việt Nam; nhận diện, đánh giá các vấn đề môi trường nảy sinh, đồng thời xác định nguyên nhân của sự lãng phí hay phát thải trong hoạt động chế biến mủ cao su tại nhà máy; nghiên cứu, đánh giá tiềm năng áp dụng SXSH trong nhà máy chế biến mủ cao su Bến Súc, từ đó đề xuất các giải pháp SXSH phù hợp với tình hình sản xuất thực tế của nhà máy

Trên cơ sở điều tra, khảo sát thu thập số liệu thực tế về tình hình sản xuất tại nhà máy, cho thấy nhà máy có tiềm năng lớn trong việc tiết kiệm nguyên liệu, nước và giảm thiểu nước thải thông qua áp dụng SXSH tại các công đoạn tiếp nhận xử lý mủ, đánh đông và gia công cơ học Đề tài đã đưa ra 18 giải pháp, trong đó có 7 giải pháp

có thể thực hiện ngay, 11 giải pháp cần phân tích thêm Hầu hết các giải pháp đều có yêu cầu kỹ thuật không cao, chi phí đầu tư thấp nhưng mang lại hiệu quả kinh tế khá cao Theo dự tính tổng chi phí thực hiện 18 giải pháp SXSH đã nghiên cứu ở trên là 12.884.556 đồng và đã tiết kiệm được 2.284.565.538 đồng/năm Hơn nữa, nếu thực hiện các giải pháp đã đề xuất, lượng nước, nguyên nhiên liệu tiêu thụ cũng như chất thải sinh ra giảm đi đáng kể, đồng thời nhận thức về vấn đề bảo vệ môi trường của các cán bộ công nhân viên trong nhà máy ngày càng nâng cao

Trang 7

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM ƠN i

TÓM TẮT ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

DANH MỤC CÁC HÌNH ix

Chương 1 1

MỞ ĐẦU 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 1

1.3 NỘI DUNG ĐỀ TÀI 2

1.4 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 2

1.5 PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 3

Chương 2 4

TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN VÀ NGÀNH CHẾ BIẾN MỦ CAO SU VIỆT NAM 4

2.1 TỔNG QUAN VỀ SXSH 4

2.1.1 Sự hình thành và phát triển ý tưởng của SXSH 4

2.1.2 Khái niệm về SXSH 5

2.1.3 Các giải pháp thực hiện SXSH 5

2.1.4 Phương pháp luận thực hiện SXSH 6

2.1.5 Các lợi ích và trở ngại khi áp dụng SXSH 7

2.1.5.1 Lợi ích 7

2.1.5.2 Trở ngại 8

2.2 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHẾ BIẾN MỦ CAO SU VIỆT NAM 9

2.2.1 Tổng quan ngành chế biến mủ cao su 9

2.2.2 Thành phần và tính chất mủ cao su thiên nhiên 9

2.2.3 Sản phẩm ngành cao su Việt Nam 10

Trang 8

2.2.2 Quy trình chế biến mủ cao su sơ chế 11

2.2.3 Vấn đề môi trường trong ngành chế biến mủ cao su ở Việt Nam và tiềm năng áp dụng SXSH 12

Chương 3 14

KHÁI QUÁT VỀ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU BẾN SÚC 14

3.1 TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY 14

3.1.1 Sơ lược về nhà máy 14

3.1.1.1 Các thông tin chung về nhà máy 14

3.1.1.2 Sự hình thành và phát triển của đơn vị 15

3.1.2 Cơ cấu tổ chức và bố trí nhân sự của nhà máy 15

3.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CỦA NHÀ MÁY 17

3.2.1 Sản phẩm 17

3.2.2 Quy trình công nghệ sản xuất mủ cốm, mủ skimblock và mủ ly tâm 18

3.2.2.1 Quy trình sản xuất mủ cốm 18

3.2.2.2 Quy trình sản xuất mủ skimblock 19

3.2.2.3 Quy trình sản xuất mủ ly tâm 21

3.2.2 Nhiên liệu và hóa chất sử dụng 22

3.2.3 Nhu cầu sử dụng điện, nước của nhà máy 23

3.2.4 Danh mục thiết bị chính phục vụ sản xuất 24

3.3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU BẾN SÚC 25

3.3.1 Hiện trạng môi trường 25

3.3.1.1 Môi trường nước 25

3.3.1.2 Môi trường không khí 26

3.3.1.3 Chất thải rắn 29

3.3.2 Công tác bảo vệ môi trường tại nhà máy 30

3.3.2.1 Chất thải rắn 30

3.3.2.2 Môi trường không khí 31

3.3.2.3 Xử lý nước thải 31

3.4 ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN CÔNG ĐOẠN SXSH CHO NHÀ MÁY 33

Chương 4 35

Trang 9

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SXSH ÁP DỤNG CHO NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ

CAO SU BẾN SÚC – DẦU TIẾNG, BÌNH DƯƠNG 35

4.1 SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CÔNG ĐOẠN TIẾP NHẬN XỬ LÝ MỦ, ĐÁNH ĐÔNG VÀ GIA CÔNG CƠ HỌC 35

4.2 CÂN BẰNG VẬT LIỆU CHO CÔNG ĐOẠN TIẾP NHẬN XỬ LÝ MỦ, TẠO ĐÔNG VÀ GIA CÔNG CƠ HỌC 38

4.3 ĐỊNH GIÁ DÒNG THẢI 40

4.4 PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SXSH 41

4.5 PHÂN LOẠI VÀ SÀNG LỌC CÁC GIẢI PHÁP SXSH 43

4.6 ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI CÁC GIẢI PHÁP 45

4.6.1 Mô tả các giải pháp 45

4.6.2 Đánh giá tính khả thi về môi trường 48

4.6.3 Đánh giá tính khả thi về kỹ thuật 50

4.6.4 Đánh giá tính khả thi về kinh tế 53

4.6.5 Lựa chọn các giải pháp thực hiện 54

4.7 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN SXSH TẠI CÔNG TY 56

4.7.1 Thành lập đội sản xuất sạch hơn 56

4.7.2 Kế hoạch thực hiện các giải pháp SXSH đã đề xuất 56

4.8 DUY TRÌ SẢN XUẤT SẠCH HƠN 58

Chương 5 60

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 60

5.1 KẾT LUẬN 60

5.2 KIẾN NGHỊ 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO 62

PHỤ LỤC 63

Trang 10

DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

BOD Nhu cầu oxy sinh học (Biochemical Oxygen Demand)

COD Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand)

DRC Hàm lượng cao su khô ( Dry Rubber Content)

HA High Amoniac

LĐTL Lao động tiền lương

LHQ Liên Hiệp Quốc

TSS Tổng chất rắn lơ lửng (Total suspended solid)

UNEP Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (United Nation Environment

Programme)

Trang 11

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1: Thành phần của cao su nhiên nhiên 10

Bảng 2.2: Tính chất lý học của cao su thiên nhiên 10

Bảng 3.1: Khối lượng sản phẩm năm 2011 18

Bảng 3.2: Hóa chất và nhiên liệu sử dụng trong năm 2011 22

Bảng 3.3: Nhu cầu sử dụng điện của nhà máy trong năm 2011 23

Bảng 3.4: Nhu cầu sử dụng nước trong sản xuất của nhà máy trong năm 2011 23

Bảng 3.5: Danh mục các thiết bị sử dụng cho sản xuất tại nhà máy 24

Bảng 3.6: Thông số và phương pháp thử mẫu nước thải 25

Bảng 3.7: Kết quả phân tích mẫu nước thải trước và sau hệ thống xử lý 26

Bảng 3.8: Các thông số giám sát và phương pháp phân tích mẫu khí 27

Bảng 3.9: Kết quả đo đạc khí thải lò sấy mủ 28

Bảng 3.10: Kết quả đo đạc tiếng ồn 28

Bảng 3.11: Kết quả đo đạc vi khí hậu 29

Bảng 3.12: Khối lượng các loại chất thải nguy hại năm 2011 30

Bảng 4.1: Cân bằng vật liệu cho công đoạn tiếp nhận & xử lý mủ 38

Bảng 4.2: Cân bằng vật liệu cho công đoạn đánh đông 39

Bảng 4.3: Cân bằng vật liệu cho công đoạn gia công cơ học 39

Bảng 4.4: Đơn giá các loại nguyên nhiên vật liệu 40

Bảng 4.5: Giá trị mất mát do dòng thải trên 1 tấn sản phẩm 40

Bảng 4.6: Đánh giá nguyên nhân và đề xuất các cơ hội SXSH 41

Bảng 4.7: Phân loại và sàng lọc các giải pháp SXSH 43

Bảng 4.8: Kết quả phân loại và sàng lọc các giải pháp SXSH 44

Bảng 4.9: Tiêu chí đánh giá tính khả thi về mặt môi trường 48

Bảng 4.10: Đánh giá tính khả thi về mặt môi trường của các giải pháp SXSH 49

Bảng 4.11: Tiêu chí đánh giá tính khả thi về mặt kỹ thuật 50

Bảng 4.12: Đánh giá tính khả thi về mặt kỹ thuật của các giải pháp SXSH 51

Bảng 4.13: Tiêu chí đánh giá tính khả thi về mặt kinh tế 53

Bảng 4.14: Đánh giá tính khả thi về kinh tế của các giải pháp SXSH 53

Trang 12

Bảng 4.15: Lựa chọn các giải pháp SXSH 55 Bảng 4.16: Đội SXSH của nhà máy 56 Bảng 4.17: Kế hoạch thực hiện các giải pháp SXSH 57

Trang 13

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 2.1: Sơ đồ bố trí các nhóm giải pháp SXSH 6

Hình 2.2: Sơ đồ quy trình thực hiện SXSH 7

Hình 2.3: Quy trình chế biến mủ cao su sơ chế 11

Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức của nhà máy chế biến mủ cao su Bến Súc 16

Hình 3.2: Sơ đồ quy trình công nghệ chế biến mủ cốm 18

Hình 3.3: Sơ đồ quy trình công nghệ chế biến mủ skimblock 20

Hình 3.4: Sơ đồ quy trình công nghệ chế biến mủ ly tâm 21

Hình 3.5: Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước thải của nhà máy 32

Hình 4.1: Sơ đồ quy trình công nghệ chi tiết công đoạn tiếp nhận và xử lý mủ 35

Hình 4.2: Sơ đồ quy trình công nghệ chi tiết công đoạn đánh đông 36

Hình 4.3: Sơ đồ quy trình công nghệ chi tiết công đoạn gia công cơ học 37

Trang 15

Để có thể đạt được những giải pháp tiết kiệm về nguyên nhiên liệu, giảm thiểu lượng chất thải sinh ra cũng như chi phí cho quá trình xử lý chất thải nhằm đạt lợi ích tốt nhất về kinh tế nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm và các tiêu chuẩn môi trường, cho phép nhà máy chế biến mủ cao su Bến Súc thực hiện việc nghiên cứu về SXSH để đạt được những mục tiêu trên và đây cũng là lý do để thực hiện đề tài

“Nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng cho nhà máy chế biến mủ cao su Bến Súc – Dầu Tiếng, Bình Dương”

1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI

Trang 16

Mục tiêu tổng quát của đề tài là:

- Tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, năng lượng đầu vào, giảm thiểu nồng độ cũng như lượng phát thải và nước thải trong quá trình sản xuất

- Đề xuất các giải pháp SXSH cho phù hợp với tình hình sản xuất thực tế tại nhà máy chế biến mủ cao su Bến Súc

1.3 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

Để có thể đạt được các mục tiêu đề ra, đề tài nghiên cứu được thực hiện với những nội dung sau đây:

- Tổng quan SXSH và ngành chế biến mủ cao su Việt Nam

- Nghiên cứu quy trình, tình hình sản xuất tại nhà máy bao gồm: xác định quy trình công nghệ; nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên liệu; tình trạng thiết bị máy móc; số lượng, chủng loại sản phẩm của nhà máy chế biến mủ cao su Bến Súc

- Nhận diện và đánh giá các vấn đề môi trường nảy sinh do hoạt động chế biến mủ cao

su tại nhà máy

- Xác định nguyên nhân của sự lãng phí hay phát thải

- Đề xuất thực hiện các giải pháp SXSH phù hợp với tình hình sản xuất của nhà máy

1.4 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Trong quá trình thực hiện đề tài, các phương pháp nghiên cứu sau đây đã được áp dụng:

- Đánh giá khảo sát thực tế nhà máy: khảo sát các quy trình sản xuất tại nhà máy

- Tổng hợp tài liệu: thông tin và số liệu được tổng hợp thông qua các tài liệu sản xuất, bảng định mức, số liệu sản phẩm các năm qua phòng kế toán, tài liệu trên internet

- Phân tích tài liệu: tài liệu về SXSH, các quy trình công nghệ

- Xử lý số liệu bằng phương pháp phân tích và các phương pháp khác

- Phỏng vấn cán bộ công nhân viên tại nhà máy và người dân sống khu vực xung quanh nhà máy

Trang 17

1.5 PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

- Đề tài được thực hiện tại nhà máy chế biến mủ cao su Bến Súc thuộc xã Thanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương

- Nghiên cứu SXSH cho quy trình sản xuất mủ cốm và đề xuất các biện pháp SXSH cho công đoạn chế biến mủ cốm

- Thời gian thực hiện đề tài: 01/01/2012 đến 01/06/2012

- Giới hạn của đề tài: vì điều kiện thời gian và vật lực nên đề tài tập trung chủ yếu vào phân tích, đánh giá và đề xuất các giải pháp SXSH tại nhà máy chế biến mủ cao su Bến Súc – Dầu Tiếng, Bình Dương

Trang 18

Chương 2

TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN VÀ NGÀNH CHẾ

BIẾN MỦ CAO SU VIỆT NAM

- Pha loãng và phát tán: nhận thức được về ô nhiễm và tìm cách giải quyết nhưng chỉ

là hình thức đối phó Tuy nhiên đối với phát tán và pha loãng thì tổng lượng ô nhiễm đưa vào môi trường là không đổi Thủy quyển và khí quyển không phải là bãi rác cho mọi loại chất thải: các kim loại nặng, PBC (polychlorinated biphenyls): bền và độc hại

có trong biến thế và tụ điện…, đã tuần hoàn và tích lũy trong trầm tích, sinh khối

- Xử lý cuối đường ống: lắp đặt các hệ thống xử lý nước thải, khí thải ở cuối dòng thải

để làm phân hủy hay giảm nồng độ các chất ô nhiễm nhằm đáp ứng các yêu cầu bắt buộc trước khi thải vào môi trường Phương pháp này phổ biến vào những năm 1970 ở các nước công nghiệp để kiểm soát ô nhiễm công nghiệp

- Tuần hoàn và thu hồi năng lượng

- SXSH và các biện pháp phòng ngừa: ngăn chặn phát sinh chất thải ngay tại nguồn bằng cách sử dụng năng lượng và nguyên vật liệu một cách có hiệu quả nhất Tiếp cận này bắt đầu xuất hiện vào những năm 1980 với những cách gọi khác nhau như “ phòng ngừa ô nhiễm”, “ giảm thiểu chất thải” Ngày nay thật ngữ SXSH được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới để chỉ cách tiếp cận này, mặc dù các thuật ngữ tương đương

Trang 19

vẫn còn được ưa thích ở một vài nơi Như vậy, SXSH là tiếp cận “ nhìn xa, tiên liệu và phòng ngừa” Nguyên tắc “ phòng bệnh hơn chữa bệnh” bao giờ cũng là chân lý Tuy nhiên điều này không có nghĩa là xem nhẹ biện pháp xử lý cuối đường ống Phòng ngừa và ngăn chặn ô nhiễm là nguyên tắc chủ đạo và phải kết hợp với xử lý ô nhiễm

2.1.2 Khái niệm về SXSH

Theo Chương trình Môi trường LHQ ( UNEP, 1994):

“ SXSH là sự áp dụng liên tục một chiến lược phòng ngừa môi trường tổng hợp đối với các quá trình sản xuất, các sản phẩm và các dịch vụ nhằm làm giảm tác động xấu đến con người và môi trường”

- Đối với các quá trình sản xuất, SXSH bao gồm bảo tồn nguyên liệu, nước và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại và làm giảm khối lượng, độc tính của các chất thải vào nước và khí quyển

- Đối với các sản phẩm, chiến lược SXSH nhắm vào mục đích làm giảm tất cả các tác động đến môi trường trong toàn bộ vòng đời của sản phẩm, từ khâu khai thác nguyên liệu đến khâu thải bỏ cuối cùng

- Đối với các dịch vụ, SXSH là sự lồng ghép các mối quan tâm về môi trường vào trong việc thiết kế và cung cấp dịch vụ

- “SXSH đòi hỏi áp dụng các bí quyết, cải tiến công nghệ và thay đổi thái độ”

Trang 20

Hình 2.1: Sơ đồ bố trí các nhóm giải pháp SXSH 2.1.4 Phương pháp luận thực hiện SXSH

Phương pháp luận thực hiện SXSH

- Triển khai SXSH như thế nào ?

- Có 3 bước logic:

+ Phân tích nguồn thải/ tổn thất: ở đâu sinh ra chất thải ?

+ Phân tích nguyên nhân: tại sao sinh ra chất thải ?

+ Đề xuất giải pháp: làm thế nào loại bỏ hoặc giảm được chất thải ?

Phương pháp luận thực hiện SXSH theo hướng dẫn của UNEP gồm 6 bước và 18 nhiệm vụ được thể hiện cụ thể qua hình 2.2 dưới đây:

Thu hồi và

tái sử dụng

tại chỗ

Tạo ra sản phẩm phụ

có ích

Quản lý nội vi tốt

Thay đổi quy trình sản xuất

Thay nguyên liệu đầu vào

Kiểm soát tốt hơn quy trình sản xuất

Cải tiến thiết bị

Thay đổicông nghệ

Trang 21

Hình 2.2: Sơ đồ quy trình thực hiện SXSH 2.1.5 Các lợi ích và trở ngại khi áp dụng SXSH

2.1.5.1 Lợi ích

Kinh nghiệm thực tế chỉ ra rằng SXSH không chỉ mang lại lợi ích về môi trường

mà còn đem lại lợi ích về kinh tế cho các nhà sản xuất Các lợi ích này có thể tóm tắt như sau:

Bước 1: Bắt đầu

Nhiệm vụ 1: Thành lập nhóm SXSH (hay kiểm toán giảm thiểu chất thải) Nhiệm vụ 2: Liệt kê các công đoạn của quá trình sản xuất

Nhiệm vụ 3: Xác định và chọn ra các công đoạn gây lãng phí

Bước 2: Phân tích các công đoạn sản xuất

Nhiệm vụ 4: Lập sơ đồ dòng của quá trình

Nhiệm vụ 5: Cân bằng vật chất và năng lượng

Nhiệm vụ 6: Định giá các dòng thải

Nhiệm vụ 7: Thẩm định quá trình để xác định nguyên nhân sinh ra chất thải

Bước 3: Đề xuất các cơ hội SXSH

Nhiệm vụ 8: Xây dựng các cơ hội giảm thiểu chất thải

Nhiệm vụ 9: Lựa chọn các cơ hội có thể thực hiện được

Bước 4: Lựa chọn các giải pháp SXSH

Nhiệm vụ 10: Đánh giá tính khả thi về kỹ thuật

Nhiệm vụ 11: Đánh giá tính khả thi về kinh tế

Nhiệm vụ 12: Đánh giá tính khả thi về môi trường

Nhiệm vụ 13: Lựa chọn giải pháp sẽ thực hiện

Bước 5: Thực hiện các giải pháp SXSH

Nhiệm vụ 14: Chuẩn bị thực hiện

Nhiệm vụ 15: Thực hiện giải pháp SXSH

Nhiệm vụ 16: Giám sát và đánh giá kết quả

Bước 6: Duy trì SXSH

Nhiệm vụ 17: Duy trì SXSH

Nhiệm vụ 18: Xác định trọng tâm kiểm toán mới

Trang 22

- Cải thiện sản xuất

- Sử dụng nguyên liệu, nước, năng lượng có hiệu quả

- Tái sử dụng phần bán thành phẩm có giá trị

- Giảm ô nhiễm

- Giảm chi phí xử lý và thải bỏ chất thải rắn, nước thải, khí thải

- Tạo nên hình ảnh về mình tốt hơn

- Cải thiện sức khỏe nghề nghiệp và an toàn lao động

2.1.5.2 Trở ngại

 Trở ngại thuộc về nhận thức:

Thái độ bàng quang, thiếu trách nhiệm trong quản lý sản xuất và vấn đề môi trường Thái độ chống đối với sự thay đổi do sợ thất bại hay sợ những gì họ không hiểu rõ, từ

đó mất khả năng kiểm soát quá trình và làm giảm năng suất

 Trở ngại thuộc về kỹ thuật:

- Năng lực kỹ thuật bị hạn chế: Đa số công nhân, thậm chí người quản lý trong công ty thường làm việc dựa trên kinh nghiệm tích lũy Họ thiếu các kỹ năng cơ bản về quản

lý, kỹ thuật nhằm kiểm soát và cải tiến công nghệ

- Hạn chế về công nghệ: đa số các công nghệ cũ, truyền thống được công ty cải tiến bởi quá trình “thử và sai” mà không có phân tích về công nghệ, điều này làm cho việc

sử dụng thiết bị không hiệu quả, không ở mức tối ưu và do đó vẫn tái sinh nhiều chất thải

 Trở ngại thuộc về kinh tế:

- Thiếu kế hoạch, chính sách đầu tư đặc biệt: thể hiện thông qua việc thiếu phân tích kinh tế đối với các chi phí và lợi ích trực tiếp dễ thấy, thiếu lựa chọn các chỉ tiêu đầu

tư, thiếu kế hoạch đầu tư vào từng dự án

- Các nguyên liệu rẻ tiền và dễ kiếm: là hạn chế sự thúc đẩy việc thúc đẩy và thực hiện các giải pháp SXSH

Trang 23

- Các chính sách môi trường: các cơ quan chức năng có khuynh hướng bắt buộc các cơ

sở sản xuất thực hiện hệ thống giới hạn tiêu chuẩn xả thải môi trường mà không có hướng dẫn về việc giảm phát thải Vì vậy các doanh nghiệp thường áp dụng các biện pháp “kiểm soát cuối đường ống” hơn là áp dụng biện pháp SXSH

2.2 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHẾ BIẾN MỦ CAO SU VIỆT NAM

2.2.1 Tổng quan ngành chế biến mủ cao su

Theo thống kê, năm 2010, tổng diện tích trồng cao su của nước ta vào khoảng

715 nghìn hecta, trong đó tổng diện tích được đưa vào khai thác là 445 nghìn hecta

Dự báo năm 2011, sản lượng mủ của Việt Nam sẽ đạt khoảng 780 nghìn tấn, tăng hơn 13% so với năm 2010, sản lượng bình quân đạt 1.758 kg/hecta

Với việc tăng diện tích và sản lượng cao su, Việt Nam hy vọng sẽ đạt 1,5 triệu tấn cao su thiên nhiên trước năm 2020

Hiện nay, cao su Việt Nam đã có mặt trên 30 quốc gia trên thế giới Tuy nhiên, ngành chế biến cao su Việt Nam chủ yếu là sơ chế và xuất khẩu thô, công nghệ chế biến còn lạc hậu và cũ kĩ, và ngành công nghiệp chế biến cao su là một trong những

ngành ô nhiễm nặng (Ngành cao su Việt Nam, 2011)

2.2.2 Thành phần và tính chất mủ cao su thiên nhiên

Thành phần và tính chất mủ cao su thiên nhiên được thể hiện chi tiết qua bảng 2.1 và bảng 2.2 dưới đây:

Trang 24

Bảng 2.1: Thành phần của cao su nhiên nhiên

2.2.3 Sản phẩm ngành cao su Việt Nam

Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của cao su Việt Nam là cao su tự nhiên chưa được xử lý chiếm 60% đã được định chuẩn về mặt kỹ thuật và cao su nguyên thủy, là một trong những nguyên nhân làm cho lợi nhuận khá thấp so với các quốc gia khác như Mailaysia, Thái Lan Các mặt hàng chủ yếu bao gồm:

- Cao su kỹ thuật SVR 3L: chiếm tỷ trọng lớn nhất trong sản lượng xuất khẩu nhưng đem lại giá trị thấp và nhu cầu tiêu thụ trên thị trường thế giới không cao Trung Quốc

có nhu cầu nhập khẩu sản phẩm này khá lớn và chủ yếu được sử dụng để chế tạo xăm lốp ô tô

- Cao su có độ nhớt ổn định, cao su mủ ly tâm: SVR 10, 20, latex,… là chủng loại cao

su có giá trị cao và nhu cầu tiêu thụ lớn, nhưng hiện nay Việt Nam sản xuất chưa nhiều

- Cao su khác: là các sản phẩm chế biến từ cao su như xăm lốp ô tô, xe máy, găng tay,… lượng sản phẩm này chỉ chiếm khoảng 10% tổng cao su sản xuất hàng năm phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu

Trang 25

2.2.2 Quy trình chế biến mủ cao su sơ chế

Có nhiều quy trình chế biến mủ cao su thiên nhiên, nhưng hiện nay quy trình được nhiều công ty áp dụng phổ biến nhất được thể hiện cụ thể qua hình 2.3 dưới đây:

Hình 2.3: Quy trình chế biến mủ cao su sơ chế

Công đoạn xử lý nguyên liệu: mủ mới thu hoạch được chống đông bằng amoniac, sau đó được đưa về xả vào bãi chứa, trộn đều bằng máy khuấy Tiếp theo mủ nước được dẫn vào các mương đánh đông bằng các máng dẫn, ở đây mủ được làm đông nhờ acid acetic 5% Đối với mủ tạp thì khi mủ mới chở về được chở vào khu tồn trữ một thời gian sau đó sẽ đi vào công đoạn cán

Mủ nước, mủ tạp Tiếp nhận

Sản phẩm

Trang 26

Công đoạn gia công cơ học: mủ đông trong các mương đánh đông được đưa qua máy cán, máy kéo, máy cán tạo tờ, máy cắt băm cốm để cuối công đoạn tạo ra các hạt cao su cốm sau đó sẽ được rửa sạch trong hồ chứa mủ

Công đoạn sấy: nhờ hệ thống bơm thổi rửa và hệ thống phân phối mủ tự động có sàn rung để làm ráo nước và tạo độ xốp cho mủ, sau đó mủ được phân phối đến các hộc của thùng sấy để đưa vào lò sấy ở nhiệt độ 110 – 1200C trong khoảng 90 phút thì

mủ chín và vận chuyển ra khỏi lò sấy

Công đoạn hoàn thiện sản phẩm: mủ được quạt nguội, đem cân và ép bánh với kích thước và trọng lượng theo tiêu chuẩn TCVN 3769 – 83 (33,3 kg mỗi bánh) Các bánh cao su được bọc bằng bao PE và đưa vào kho trữ sản phẩm

2.2.3 Vấn đề môi trường trong ngành chế biến mủ cao su ở Việt Nam và tiềm năng áp dụng SXSH

Trong ngành chế biến cao su, vấn đề chủ yếu về môi trường là nước thải và mùi hôi có thể xử lý bẳng phương pháp sinh học như phun hóa chất khử mùi nhưng chỉ cần một lượng nhỏ là có thể xử lý được mùi của cao su Vấn đề lớn ở đây là nước thải Chất lượng nước thải sau xử lý còn thấp, trong đó mặt hiệu quả xử xý chất hữu

cơ còn thấp là khả năng khắc phục nếu nâng cao năng suất và đảm bảo các thông số vận hành của hệ thống ứng dụng Mặt chưa thể khắc phục là hiệu quả xử lý amoniac còn thấp, bởi vì các công nghệ đang có hoặc ít có khả năng xử lý nitơ một cách triệt

để

Đặc tính của ô nhiễm nước thải:

- Nước thải chế biến cao su có PH trong khoảng 4,2 – 5,2 do việc sử dụng axit làm đông tụ mủ cao su Đối với mủ skimblock, nước thải đôi khi có PH thấp hơn nhiều (đến PH = 1) Đối với cao su khối được chế biến từ nguyên liệu đông tụ tự nhiên thì nước thải có PH cao hơn (khoảng PH =6) vì tính axit của nó chủ yếu là các axit béo bay hơi, kết quả của sự phân hủy sinh học các lipid và photpholipid xảy ra trong khi tồn trữ nguyên liệu

- Chất rắn trong nước thải cao su có hơn 90% là chất rắn bay hơi, phần lớn chất rắn

Trang 27

này ở dạng hòa tan, còn ở dạng lơ lửng chủ yếu chỉ có những hạt cao su còn sót lại

- Hàm lượng nitơ hữu cơ thường không cao lắm và có nguồn gốc từ protein trong mủ cao su, trong khi hàm lượng nitơ dạng amoni là rất cao, do việc sử dụng amoniac để chống đông tụ trong quá trình thu hoạch, vận chuyển và tồn trữ cao su

- Tóm lại, nước thải chế biến cao su thuộc loại có tính chất gây ô nhiễm nặng Những chất gây ô nhiễm mà nó chứa thuộc hai loại: chất ô nhiễm hữu cơ và chất ô nhiễm dinh dưỡng

Bên cạnh đó mùi hôi cũng là vấn đề đáng quan tâm hiện nay Tất cả các hệ thống

xử lý nước thải chế biến cao su đều đã bị khiếu kiện vì mùi hôi tỏa ra các khu vực lân cận Nồng độ khí H2S trong không khí đo được tại các hệ thống xử lý nước thải qua các đợt kiểm tra là 2 -21 ppm Vấn đề này không thể giải quyết bằng các công nghệ đang được ứng dụng

Do trong quá trình chế biến cao su phải sử dụng một lượng nước khá lớn nên vấn

đề môi trường tồn tại trong ngành chế biến cao su là một vấn đề khá nóng bỏng.Việc

áp dụng SXSH trong ngành này sẽ mang lại nhiều lợi ích từ việc tiết kiệm nước

Trang 28

Chương 3

KHÁI QUÁT VỀ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU BẾN SÚC

3.1 TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY

3.1.1 Sơ lƣợc về nhà máy

3.1.1.1 Các thông tin chung về nhà máy

- Tên công ty chủ quản: CÔNG TY TNHH MTV CAO SU DẦU TIẾNG

- Tên nhà máy sản xuất: nhà máy chế biến mủ cao su Bến Súc

- Tên gọi tắt: nhà máy Bến Súc

- Vị trí: nhà máy chế biến mủ cao su Bến Súc nằm trên đường liên tỉnh đi Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh Cách trung tâm thị xã Thủ Dầu Một Khoảng 40 km về hướng Đông Nam, cách trung tâm Công Ty TNHH MTV Cao Su Dầu Tiếng khoảng 16 km

về hướng Bắc

+ Hướng Bắc giáp xã Thanh An, thị trấn Dầu Tiếng

+ Hướng Đông giáp xã An Lập, huyện Bến Cát

+ Hướng Nam giáp thị xã Thủ Dầu Một, huyện Củ Chi

+ Hướng Tây giáp sông Sài Gòn

- Địa chỉ: ấp Gò Mối, xã Thanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương

- Điện thoại: 0650 - 3592383

- Email: dtrubber@hcm.vnn.vn

- Fax: 0650 - 3562381

- Website: http://www.caosudautieng.com.vn

Trang 29

- Sản phẩm chính: Mủ cốm (SVR L, SVR 3L, SVR 10CV50/60); mủ ly tâm ( HA và LA); mủ skimblock

3.1.1.2 Sự hình thành và phát triển của đơn vị

Nhà máy chế biến mủ cao su Bến Súc là đơn vị thành viên của Công ty TNHH MTV cao su Dầu Tiếng đặt tại xã Thanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương Nhà máy xây dựng trên mặt bằng tổng thể 13 hecta được UBND tỉnh Sông Bé (nay là tỉnh Bình Dương ) cấp theo nghị định số 3251/QĐUB ngày 31/08/1994

Nhà máy Bến Súc là một trong những công trình trọng điểm của công ty trong năm 1994, công ty đã có những chuẩn bị xây dựng với dây chuyền hiện đại và quy trình công nghệ chế biến tiên tiến của Malaysia

Do nhu cầu sản lượng mủ của công ty ngày càng tăng cho nên việc xây dựng nhà máy là rất cần thiết Ngày 22/11/1995 dự án khả thi xây dựng nhà máy Bến Súc được thỏa thuận của bộ kế hoạch và đầu tư chấp thuận cho hội đồng quản trị tổng công ty cao su Việt Nam phê duyệt Tổng số vốn đầu tư là 30.115.105.685 (đồng), nhà máy được khởi công xây dựng ngày 29/04/1996, khánh thành và đưa vào sử dụng ngày 31/12/1996

Cùng với sự phát triển của Công Ty, nhà máy Bến Súc cũng ngày càng lớn mạnh

và có những chuyển biến mới, hình thành một nhà máy sản xuất cao su thiên nhiên với quy mô lớn Từ khi thành lập đến nay nhà máy đã khôi phục cũng cố hoạt động ổn định và ngày càng phát triển

3.1.2 Cơ cấu tổ chức và bố trí nhân sự của nhà máy

Do nhà máy có quy mô về số lượng cán bộ công nhân viên nhỏ nên việc bố trí, tổ chức và điều hành các bộ phận của nhà máy trở nên dễ dàng hơn Với đội ngũ cán bộ, công nhân viên lao động đã được đào tạo qua trường lớp và chuyên môn nghiệp vụ Hiện tại lực lượng lao động của nhà máy cao su là 203 người Trong đó: văn phòng: 7 người; đánh đông: 22 người; ca sản xuất 1 cốm: 28 người; ca sản xuất 2 cốm:

28 người; palet: 23 người; cơ điện cốm: 6 người; tiếp nhận: 9 người; ca sản xuất 1

Trang 30

kem: 16 người; ca sản xuất 2 kem: 16 người; xuất hàng: 18 người; tiếp nhận mủ tạp:

13 người; điện nước: 12 người; cơ điện kem: 5 người

Sơ đồ tổ chức của nhà máy được thể hiện qua hình 3.1 sau:

Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức của nhà máy chế biến mủ cao su Bến Súc

- Ban quản đốc: là người trực tiếp điều hành và quản lý các bộ phận sản xuất của nhà máy và là người chịu trách nhiệm với ban lãnh đạo cấp công ty về những hoạt động của nhà máy

- Bộ phận kế toán tiền lương: là người thực hiện các công việc liên quan đến tài chính của nhà máy như vấn đề tiền lương, tiền thưởng, tiền chi mua các loại nguyên vật liệu phụ cần thiết phục vụ cho quá trình sản xuất cũng như thực hiện các vấn đề liên quan đến lợi ích khác của người lao động như chế độ nghĩ ngơi, chế độ bảo hiểm an toàn lao động

- Bộ phận KCS: có trách nhiệm kiểm tra nguồn nguyên liệu đưa vào sản xuất cũng như chất lượng của mủ thành phẩm sản xuất ra để giúp cho Quản Đốc có những báo cáo chính xác về chất lượng của mủ thành phẩm đối với cấp trên

- Bộ phận kỹ thuật môi trường: là người thực hiện các công việc liên quan đến vấn đề môi trường trong toàn nhà máy như vấn đề về khí thải, nước thải, chất thải rắn, an toàn

vệ sinh, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ,…chịu trách nhiệm vận hành hệ thống

xử lý nước thải của nhà máy

ly tâm

Phân xưởng mủ skimblock

Tổ

cơ điện

Tổ

ca sản xuất

Tổ

cơ điện

Tổ

ca sản xuất

Phòng kế hoạch vật

Phòng

kế toán - LĐTL

Phòng

kỹ thuật

Phòngmôi trường

Trang 31

- Các tổ chức sản xuất:

+ Tổ cơ điện: thực hiện việc bảo trỉ sữa chữa máy móc nhằm đảm bảo cho quy trình sản xuất được diễn ra theo đúng như kế hoạch Tổ cơ điện có quyền đề xuất với quản đốc trong việc thay thế, mua các thiết bị cần thiết

+ Tổ tiếp nhận và đánh đông: có trách nhiệm tổ chức thực hiện và phân công lao động

từ khâu tiếp nhận, xử lý mủ, pha chế, đánh đông mủ và chống oxy hóa bề mặt mương

mủ trên dây chuyền chế biến mủ nước Tổ chức xử lý sản phẩm không phù hợp hay chịu trách nhiệm một phần về chất lượng của mủ thành phẩm sản xuất ra Trực tiếp hướng dẫn cho công nhân thao tác, thực hiện đúng quy trình công nghệ và thực hiện việc vệ sinh khu vực tiếp nhận, đánh đông mủ

+ Tổ chế biến: tổ chế biến mủ cốm có nhiệm vụ điều hành hệ thống dây chuyền máy móc từ khâu tiếp nhận mủ tại bể làm đông để đưa vào các máy cán Tổ chế biến mủ skimblock có nhiệm vụ điều hành hệ thống dây chuyền máy móc từ khâu tiếp nhận mủ nước skimblock đến khâu đánh đông trên hồ gia công, sấy cho ra thành phẩm skim block Tổ chế biến mủ ly tâm có nhiệm vụ điều hành hệ thống dây chuyền máy móc từ sau khâu tiếp nhận tại hồ xử lý nguyên liệu để đưa vào các máy ly tâm cho ra thành phẩm là latex đậm đặc qua bồn trung chuyển lên bồn lưu trữ Đây là khâu quan trọng

vì nó quyết định năng suất sản lượng của nhà máy

3.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CỦA NHÀ MÁY

3.2.1 Sản phẩm

Hiện nay sản phẩm chủ yếu của nhà máy là mủ cốm SVR L, SVR 3L, SVR 10CV50/60; mủ Skimblock SVR 10, SVR 20; mủ Ly tâm HA(High Amoniac) và LA(Low Amoniac) được sản xuất từ ba dây chuyền: dây chuyền mủ nước, dây chuyền

mủ ly tâm và dây chuyền mủ skimblock Sản phẩm này là nguồn nguyên liệu chính trong các ngành công nghiệp chất dẻo

Công suất thiết kế của ba dây chuyền sản xuất như sau:

+ Dây chuyền mủ cốm: 4 tấn/giờ

+ Dây chuyền mủ ly tâm: 7,2 tấn/giờ

Trang 32

+ Dây chuyền mủ skimblock: 600 kg/giờ

Bảng 3.1: Khối lượng sản phẩm năm 2011

(Nguồn: Nhà máy chế biến mủ cao su Bến Súc, năm 2011)

3.2.2 Quy trình công nghệ sản xuất mủ cốm, mủ skimblock và mủ ly tâm

Kẻ mark, đóng kiện Kiểm tra, chất hàng

Mủ nước nguyên liệu

Trang 33

Thuyết minh quy trình:

Mủ nước sau khi thu hoạch được thu gom, vận chuyển về nhà máy bằng xe bồn

Mủ sẽ được xả vào các hồ tiếp nhận mủ, cho nước vào để hạ hàm lượng, các loại hóa chất HNS và Pepton được pha vào theo tỉ lệ định sẵn tùy theo từng loại mủ thành phẩm, tất cả trộn đều bằng máy khuấy Sau đó, mủ và acid acetic được pha trộn bằng hai dòng chảy vào mương đánh đông để đánh đông mủ, có kiểm tra PH, sau đó phun

Na2S2O5 để chống oxy hóa bề mặt mủ

Sau khi mủ đông tụ, mủ được đưa vào máy cán kéo và máy cán 1-2-3 để tạo tấm Tiếp theo, mủ tấm được đưa vào máy cán cắt để tạo thành các hạt cốm, hạt cốm được bơm chuyển lên sàn rung và phân phối vào từng hộc của thùng sấy và đưa vào lò sấy

tự động

Sau khi sấy chín, mủ được mang ra phân loại, cân theo trọng lượng quy định và đưa vào máy ép bành, các bành mủ được cho vào các bao PE có dán tem và đóng kín miệng Sau đó, các bành mủ được đưa vào kiện và lưu kho chờ xuất

3.2.2.2 Quy trình sản xuất mủ skimblock

Quy trình công nghệ chế biến mủ skimblock được thể hiện chi tiết qua hình 3.3 sau đây:

Trang 34

Hình 3.3: Sơ đồ quy trình công nghệ chế biến mủ skimblock

Thuyết minh quy trình:

Mủ và các chất phi cao su được tách ra từ quá trình sản xuất mủ ly tâm được xả vào các hồ tiếp nhận mủ và cho lên ngăn đánh đông Tại đây mủ và acid sulfuric được pha trộn theo tỉ lệ định sẵn Hỗn hợp mủ được đánh đều và chờ đông, có kiểm tra PH sau đó phun Na2S2O5 để chống oxy hóa bề mặt mủ

Sau khi mủ đông tụ, mủ được đưa vào máy cán kéo và máy cán 1-2-3 để tạo tấm

Mủ tấm được đưa vào máy cán cắt để tạo thành các hạt cốm, hạt cốm được bơm chuyển lên sàn rung và phân phối vào từng hộc của thùng sấy và đưa vào lò sấy tự động

Sau khi sấy chín, mủ được mang ra phân loại, cân theo trọng lượng quy định và đưa vào máy ép bành, các bành mủ được cho vào các bao PE có dán tem và đóng kín

Gia công cơ học

Kiện skimblock Tiếp nhận

Xuất hàng

Sấy Đánh đông

Đóng gói

Kiểm tra, chất hàng

Kẻ mark, đóng kiện

Phân loại, cân và ép

Cắt mẫu kiểm tra, kiểm phẩm

Vào túi dán tem, vào Pallet

Mủ sau ly tâm

Trang 35

miệng Sau đó, các bành mủ được đưa vào kiện và lưu kho chờ xuất

3.2.2.3 Quy trình sản xuất mủ ly tâm

Quy trình công nghệ chế biến mủ ly tâm được thể hiện chi tiết qua hình 3.4 sau đây:

Hình 3.4: Sơ đồ quy trình công nghệ chế biến mủ ly tâm

Thuyết minh quy trình:

Mủ nước sau khi thu hoạch được chống đông và diệt vi khuẩn trước khi vận

chuyển về nhà máy bằng xe bồn Mủ sẽ được xả vào các hồ tiếp nhận mủ, mủ được

kiểm tra nồng độ amoniac, VFA, Mg và thêm vào các thành phần phụ gia khác, sau đó

mủ được lưu giữ 12 giờ

Sau 12 giờ mủ được kiểm tra lại nồng độ amoniac, VFA, Mg trước khi đưa vào

máy ly tâm Sau quá trình ly tâm, mủ được chuyển vào bồn trung chuyển và được

kiểm tra lại các chất phụ gia Sau khi kiểm tra, mủ được chuyển vào các thùng lưu giữ

chờ xuất hàng

Kiểm tra TSC, DRC, VFA, NH 3

Xử lý NH 3 , amonium laurat (HA)

Xử lý NH 3 , laurat amonium (LA)

Lưu giữ 12 giờ

Ly tâm

Trung chuyển Tiếp nhận và xử lý

Lưu giữ

Xuất hàng

Đóng kiện Bơm Flexibags

Kiểm tra TSC, NH 3 , Mg,

VFA, DRC, KOH, MST

Vệ sinh Bowl Kiểm tra lại NH 3 , Mg, VFA

Kiểm tra NH 3 , Mg, VFA

Xử lý NH 3 , DAP, TMTD/ZnO

Chống đông mủ nước Diệt vi khuẩn

Mủ nước nguyên liệu

Trang 36

3.2.2 Nhiên liệu và hóa chất sử dụng

Các loại nhiên liệu và hóa chất sử dụng trong quá trình hoạt động sản xuất của nhà

máy bao gồm: Gas, dầu Do, acid acetic, amoniac, Na2S2O5, … được tổng hợp trung

bình trong bảng 3.2 như sau:

Bảng 3.2: Hóa chất và nhiên liệu sử dụng trong năm 2011

Stt Hóa chất

Lƣợng sử dụng (kg)

Mục đích sử dụng

Trang 37

4 Mỡ bò 98 43 - -

5 Nhớt các

(Nguồn: Nhà máy chế biến mủ cao su Bến Súc,2011)

3.2.3 Nhu cầu sử dụng điện, nước của nhà máy

Trong quá trình hoạt động sản xuất, nhà máy sử dụng điện để vận hành máy móc cho quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm và vận hành hệ thống xử lý nước thải, phục vụ sinh hoạt, chiếu sáng nhà xưởng Nhu cầu sử dụng điện trong năm 2011 thể hiện qua bảng 3.3 như sau:

Bảng 3.3: Nhu cầu sử dụng điện của nhà máy trong năm 2011

1 Phân xưởng sản xuất mủ cốm Kw 407.582

2 Phân xưởng sản xuất mủ ly tâm Kw 278.986

3 Phân xưởng sản xuất mủ Skimblock Kw 52.477

(Nguồn: Nhà máy chế biến mủ cao su Bến Súc,2011)

Lượng nước sử dụng trong sản xuất của nhà máy được lấy từ nguồn nước mặt và nước ngầm.Lượng nước sử dụng trong sản xuất năm 2011 thể hiện qua bảng 3.4 như sau:

Bảng 3.4: Nhu cầu sử dụng nước trong sản xuất của nhà máy trong năm 2011

1 Phân xưởng sản xuất mủ cốm m3 141.414

2 Phân xưởng sản xuất mủ ly tâm m3 26.732

3 Phân xưởng sản xuất mủ skimblock m3 16.199

(Nguồn: Nhà máy chế biến mủ cao su Bến Súc,2011)

Trang 38

3.2.4 Danh mục thiết bị chính phục vụ sản xuất

Thiết bị được sử dụng cho sản xuất tại dây chuyền mủ cốm và dây chuyền mủ

kem được trình bày cụ thể ở bảng 3.5 như sau:

Bảng 3.5: Danh mục các thiết bị sử dụng cho sản xuất tại nhà máy

Tên thiết bị Số lượng NSX Tên thiết bị Số lượng NSX

Máy quậy acid và

Quạt đối lưu 1 Malaysia

Quạt hồi nhiệt 1 Malaysia

Máy ép kiện 1 1 Malaysia

Máy ép kiện 2 1 Malaysia

Máy xịt nước rữa 5 Đài Loan

Trang 39

mương mủ

Máy sấy pallet

(Nguồn: Nhà máy chế biến mủ cao su Bến Súc, 2011)

3.3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU BẾN SÚC

3.3.1 Hiện trạng môi trường

3.3.1.1 Môi trường nước

 Nguồn phát sinh nước thải bao gồm: nước thải sinh hoạt trong hoạt động của cán bộ công nhân viên, nước thải trong quá trình chế biến mủ

Nước thải phát sinh trong việc sinh hoạt hàng ngày của công nhân viên trong nhà máy Các thông số ô nhiễm đặc trưng như: COD, BOD5, SS, Tổng N, Tổng P, Coliform, dầu mỡ thực vật, … lưu lượng nước thải khoảng 12 m3/ngày.đêm

Nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất chế biến mủ cao su như trong quá trình đánh đông, cán, băm cốm, rửa máy móc, thiết bị, vệ sinh nhà xưởng và vệ sinh xe chở mủ Các thông số ô nhiễm đặc trưng như: COD, BOD5, SS, Tổng N, NH3, PH,…lưu lượng nước thải khoảng 800 – 1400 m3/ngày.đêm Lưu lượng xả thải trong 9 tháng đầu năm khoảng 146.484 m3

 Vị trí giám sát:

Vị trí lấy mẫu nước thải tại đầu vào và đầu ra của hệ thống xử lý nước thải Các chỉ tiêu phân tích và phương pháp phân tích được trình bày trong bảng 3.6 như sau:

Bảng 3.6: Thông số và phương pháp thử mẫu nước thải

Trang 40

Kết quả phân tích mẫu nước thải trước và sau hệ thống xử lý được thể hiện qua bảng 3.7 sau đây:

Bảng 3.7: Kết quả phân tích mẫu nước thải trước và sau hệ thống xử lý

Giá trị trước xử

Giá trị sau xử lý

QCVN 01: 2008/BTNMT

(Nguồn: Công ty TNHH MTV cao su Dầu Tiếng, 2011)

Ghi chú: QCVN 01: 2008/BTNMT: quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải chế biến cao su, lượng thải 500 < F <5000 m3/ngày.đêm, Kf = 1,0 Q ≤ 50 m3

3.3.1.2 Môi trường không khí

 Các nguồn phát sinh bụi và khí thải:

- Bụi sinh ra trong quá trình xe nâng vận chuyển mủ nguyên liệu và thành phẩm

- Khí thải sinh ra như SO2, NO2, CO,… từ các phương tiện vận tải hàng hóa, nguyên liệu,…

- Mùi sinh ra do mủ cao su bị vi khuẩn phân hủy tảo thành các khí như NH3, H2S, Metyl Mercaptan,…

- Mùi phát sinh từ trạm xử lý nước thải của nhà máy, các loại khí gây mùi đặc trưng là

NH3, H2S,…

- Bụi và khí thải như SO , NO , CO,… phát sinh từ lò sấy

Ngày đăng: 30/05/2018, 16:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thành Hiệp, 2009. Khảo sát nhà máy sơ chế cao su Bến Súc, Phú Bình năng suất 29.000 tấn/năm. Trường đại học Tôn Đức Thắng - thành phố Hồ Chí Minh.Tỉnh Bình Dương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát nhà máy sơ chế cao su Bến Súc, Phú Bình năng suất 29.000 tấn/năm
2. Nguyễn Vinh Quy, 2010. Giáo trình bài giảng môn sản xuất sạch hơn (chưa xuất bản) Sách, tạp chí
Tiêu đề: bài giảng môn sản xuất sạch hơn
3. Công ty TNHH MTV cao su Dầu Tiếng, 2011. Báo cáo giám sát môi trường. Bình Dương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo giám sát môi trường
4. Ngành cao su Việt Nam báo cáo cập nhật www.rubbergroup.Vn/media/uploads/DVSC.Nganhcaosu.pdf Khác
5. Ngành cao su Việt Nam www.ors.com.vn/Download.aspx?ld=1604 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w