NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN VINH QUANG, KCN MỸ THO, TIỀN GIANG Tác giả TRẦN THỊ THỦY Khóa luận được đệ trình đề để đáp ứng y
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN VINH
QUANG, KCN MỸ THO, TIỀN GIANG
Họ và tên sinh viên: TRẦN THỊ THỦY Ngành: QLMT & DLST Niên khóa: 2010 – 2014
Tháng 1, năm 2014
Trang 2NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN VINH QUANG, KCN MỸ
THO, TIỀN GIANG
Tác giả
TRẦN THỊ THỦY
Khóa luận được đệ trình đề để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư chuyên ngành
Quản Lý Môi Trường và Du Lịch Sinh Thái
Giáo viên hướng dẫn:
TS NGUYỄN VINH QUY
Tháng 1, năm 2014
Trang 3BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TP HCM Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN
PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Khoa: KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: QLMT & DLST
Họ và tên sinh viên: TRẦN THỊ THỦY MSSV: 10157188
1 Tên đề tài: “ Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng tại công ty Cổ Phần Thủy Sản Vinh Quang, KCN Mỹ Tho, Tiền Giang”
2 Nội dung khóa luận: Sinh viên phải thực hiện các yêu cầu sau:
Tổng quan về SXSH và ngành chế biến thủy sản, tiềm năng áp dụng SXSH trong ngành chế biến thủy sản
Nghiên cứu tình hình sản xuất, kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất tại công ty CP Thủy Sản Vinh Quang
Nghiên cứu hiện trạng môi trường và công tác bảo vệ môi trường tại công ty
Đề xuất các giải pháp SXSH phù hợp với tình hình sản xuất thực tế tại công ty
3 Thời gian thực hiện: Bắt đầu: Tháng 9/2013 Kết thúc: Tháng 12/2013
4 Họ và tên giáo viên hướng dẫn: TS NGUYỄN VINH QUY
Nội dung và yêu cầu của khóa luận đã được thông qua Khoa và Bộ Môn
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt bài khóa luận này, trước hết tôi xin gửi lời biết ơn chân thành và tha thiết nhất đến Cha Mẹ và những người thân luôn bên cạnh, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt những năm học qua
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường ĐH Nông Lâm TP.HCM đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành tốt khóa luận của mình
Xin chân thành cảm ơn quí thầy cô khoa Môi Trường và Tài Nguyên Trường ĐH Nông Lâm TP HCM đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và truyền đạt cho tôi những kiến thức quí báo trong suốt thời gian học tập tại trường
Đặc biệt xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy, TS Nguyễn Vinh Quy người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm khóa luận và thầy KS Nguyễn Huy Vũ người đã giúp tôi tìm được nơi thực tập, thực hiện khóa luận này
Xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Ban Lãnh Đạo, cùng tập thể cán bộ công nhân viên công ty CP Thủy Sản Vinh Quang mà đặc biệt là anh Trần Xuân Thanh Phong, PGĐ công ty đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong đợt thực tập, nhiệt tình chỉ dạy và tạo điều kiện cho tôi được thực tập, học hỏi tại công ty
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới các anh chị lớp DH08DL, đặc biệt là anh Mai Huỳnh Đức Dũng, người đã cho tôi những lời khuyên quí báo và hữu ích trong quá trình làm khóa luận Xin cảm ơn tập thể lớp DH10DL đã chia sẽ, giúp đỡ tôi rất nhiều trong đợt thực tập và thực hiện đề tài
Do thời gian thực hiện đề tài có hạn, khóa luận tốt nghiệp không tránh khỏi những sai sót Kính mong Thầy Cô thông cảm và đóng góp ý kiến để bài khóa luận được tốt hơn
Xin chân thành cảm ơn và gửi lời chúc tốt đẹp đến tất cả mọi người!
Trần Thị Thủy
Trang 5TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “ Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng tại công ty Cổ Phần Thủy Sản Vinh Quang, KCN Mỹ Tho, Tiền Giang” được thực hiện bởi sinh viên Trần Thị Thủy, dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Vinh Quy và được tiến hành tại công ty CP Thủy Sản Vinh Quang từ tháng 9/2013 đến tháng 12/2013
Đề tài được tiến hành dựa trên các phương pháp : Khảo sát thực tế tại công ty, tổng hợp tài liệu, điều tra phỏng vấn các đối tượng có liên quan, so sánh và đánh giá số liệu, xử lý số liệu bằng phương pháp phân tích và các phương pháp khác
Đề tài được thực hiện với các nội dung chính sau: tìm hiểu tổng quan về SXSH và ngành chế biến thủy sản, đánh giá các vấn đề môi trường nảy sinh, xác định nguyên nhân của sự lãng phí, thất thoát hay phát thải trong hoạt động chế biến của công ty; nghiên cứu, đánh giá tiềm năng áp dụng SXSH tại công ty CP Thủy Sản Vinh Quang,
từ đó đề xuất các giải pháp SXSH phù hợp với tình hình sản xuất thực tế của công ty Kết quả thu được từ quá trình nghiên cứu thực tế tại công ty cho thấy, công ty có tiềm năng lớn trong việc giảm thiểu nước thải và tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng thông qua việc áp dụng SXSH tại các công đoạn cắt tiết – rửa 1, fillet – lạng da, định hình, cấp đông và khâu xử lý da cá Nghiên cứu cũng đã phân tích và đề xuất được 41 giải pháp SXSH, trong đó có 28 giải pháp có thể thực hiện ngay và 13 giải pháp cần nghiên cứu thêm
Hầu hết các giải pháp đều có chi phí đầu tư thấp hoặc không cần đầu tư nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao
Khi thực hiện tốt các giải pháp được đề xuất, lượng nước, nguyên nhiên liệu tiêu thụ cũng như chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất được giảm thiểu đáng kể, đồng thời sẽ nâng cao được nhận thức của CBCNV trong công ty về vấn đề bảo vệ môi trường từ đó mang lại lợi ích kinh tế và cải thiện tốt hơn vấn đề môi trường tại
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN iv
TÓM TẮT v
MỤC LỤC vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT x
DANH MỤC CÁC BẢNG xi
Chương 1 1
MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Tính cấp thiết của đề tài 2
1.3 Mục tiêu đề tài 3
1.4 Nội dung nghiên cứu 3
1.5 Phạm vi nghiên cứu đề tài 4
1.6 Phương pháp nghiên cứu 4
Chương 2 5
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
2.1 Phương pháp luận sản xuất sạch hơn 5
2.1.1 Khái niệm 5
2.1.2 Các khái niệm tương đương với SXSH 6
2.1.3 Lịch sử phát triển sản xuất sạch hơn 6
2.1.4 Các giải pháp, kĩ thuật để đạt được SXSH 8
2.1.5 Lợi ích và rào cản của SXSH 9
2.1.5.1 Lợi ích của SXSH trong hoạt động sản xuất 9
2.1.5.2 Những rào cản khi áp dụng SXSH 10
Trang 72.2 Ngành chế biến thủy sản ở Việt Nam 11
2.2.1 Tổng quan về ngành chế biến thủy sản (CBTS) ở Việt Nam 11
2.2.2 Các vấn đề môi trường của ngành chế biến thủy sản 12
2.3 Tổng quan về thực tế áp dụng sản xuất sạch hơn trong ngành chế biến thủy sản ở Việt Nam 13
Chương 3 15
NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TẠI CÔNG TY CP THỦY SẢN VINH QUANG 15
3.1 Giới thiệu về công ty CP Thủy Sản Vinh Quang 15
3.1.1 Thông tin chung 15
3.1.2 Lịch sử phát triển 16
3.1.3 Sản phẩm và thị trường 16
3.1.4 Cơ cấu tổ chức và bố trí nhân sự của công ty 17
3.1.4.1 Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự 17
3.1.4.2 Tình hình nhân sự 20
3.1.5 Hoạt động, sản xuất kinh doanh 21
3.1.5.1 Doanh thu qua các năm 21
3.1.5.2 Quy trình công nghệ chế biến fillet cá tra – cá basa đông lạnh 22
3.1.5 Nguyên, nhiên liệu và máy móc, thiết bị sử dụng 27
3.1.5.1 Nguyên, nhiên liệu sử dụng 27
3.1.5.2 Thiết bị, máy móc sử dụng tại công ty 29
3.2 Hiện trạng và công tác quản lí môi trường tại công ty CP Thủy Sản Vinh Quang 30
3.2.1 Khí thải và biện pháp quản lí 30
3.2.1.1 Hiện trạng, nguồn gốc phát sinh 30
Trang 83.2.2 Nước thải và biện pháp quản lí 31
3.2.2.1 Hiện trạng, nguồn gốc phát thải 32
3.2.2.2 Biện pháp quản lí hiện tại 32
3.2.3 Nguồn phát sinh và hiện trạng quản lí CTR 33
3.2.3.1 Chất thải rắn sinh hoạt 33
3.2.3.2 Chất thải sản xuất 33
3.2.4 Chất thải nguy hại và biện pháp quản lí 33
3.3 Đánh giá và lựa chọn công đoạn thực hiện SXSH tại công ty 34
3.3.1 Đánh giá hiện trạng môi trường 34
3.3.2 Đánh giá, lựa chọn công đoạn thực hiện SXSH 34
Chương 4 36
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN SẢN XUẤT SẠCH HƠN TẠI XƯỞNG SẢN XUẤT VÀ KHU XỬ LÝ DA CÁ CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN VINH QUANG 36
4.1 Qui trình công nghệ chi tiết các công đoạn lựa chọn thực hiện SXSH 36
4.1.1 Qui trình công nghệ chi tiết công đoạn: Cắt tiết –Rửa 1 (Xả tiết) 36
4.1.2 Qui trình chi tiết công đoạn Fillet, rửa 2, lạng da 37
4.1.3 Qui trình công đoạn định hình 38
4.1.4 Qui trình công đoạn cấp đông 39
4.1.5 Qui trình xử lý da cá tại xưởng da cá 40
4.2 Cân bằng vật liệu 41
4.3 Định giá dòng thải 44
4.4 Phân tích nguyên nhân gây lãng phí và đề xuất các giải pháp SXSH 46
4.5 Sàng lọc các giải pháp SXSH 50
4.6 Đánh giá tính khả thi của các giải pháp SXSH 55
4.6 1 Mô tả các giải pháp 55
Trang 94.6.2 Đánh giá tính khả thi về mặt kĩ thuật của từng giải pháp 64
4.6.3 Phân tích tính khả thi về mặt kinh tế 72
4.6.4 Đánh giá tính khả thi về mặt môi trường 76
4.7 Lựa chọn và sắp xếp thứ tự thực hiện các giải pháp SXSH 81
4.8 Kế hoạch thực hiện các giải pháp SXSH 86
4.8.1 Lập kế hoạch chuẩn bị thực hiện 86
4.8.2 Thành lập đội SXSH 91
4.9 Duy trì các giải pháp SXSH 92
Chương 5 93
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 93
5.1 Kết luận 93
5.2 Kiến nghị 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
PHỤ LỤC 97
Trang 10DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BTP: Bán thành phẩm
BOD: Biochemical Oxygen Demand ( Nhu cầu oxy hóa sinh học)
BVMT: Bảo vệ môi trường
COD: Chemiccal Oxygen Demand ( Nhu cầu oxy hóa học)
CBTSK: Chế biến thủy sản khô
CTTB: Cải tiến thiết bị
DNCBTS: Doanh nghiệp chế biến thủy sản khô
HACCP: Hazard Analysis and Critical Control Point – Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn
KCN: Khu công nghiệp
KSQT: Kiểm soát quy trình
QLNV: Quản lí nội vi
SXSH: Sản xuất sạch hơn
SS: Suspended Solid ( hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước)
THTSD: Tuần hoàn tái sử dụng
TTTB: Thay thế thiết bị
TTP: Tấn thành phẩm
TXLNTT KCN: Trạm xử lý nước tập trung khu công nghiệp
UNEP: United Nation Environment Program – Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc
VASEP: Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers – Hiệp Hội Chế Biến Và Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam
Trang 11DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 : Các cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu 12
Bảng 2.2: Các chất ô nhiễm không khí phát sinh trong ngành CBTS 13
Bảng 3.1: Bố trí nhân sự công ty CP Thủy Sản Vinh Quang 18
Bảng 3.2: Sản lượng cá nguyên liệu qua các năm 27
Bảng 3.3: Sản lượng sản xuất thực tế năm 2012 27
Bảng 3.4 Hóa chất sử dụng trong công ty 28
Bảng 3.5: Định mức tiêu thụ 28
Bảng 3.6 : Lượng điện nước tiêu thụ trong 6 tháng năm 2012 28
Bảng 3.7: Danh mục máy móc, thiết bị 29
Bảng 3.8: Kết quả phân tích mẫu khí môi trường xung quanh của công ty cổ phần thủy sản Vinh Quang ngày 14/3/2013 30
Bảng 3.9: Kết quả đo nồng độ bụi và hơi khí theo báo cáo giám sát môi trường quí I / 2013 31
Bảng 3.10: Kết quả giám sát nước thải tại đầu ra sau hệ thống xử lý nước thải tập trung của công ty ngày 21/3/2013 32
Bảng 4.1: Cân bằng vật liệu cho các công đoạn được lựa chọn thực hiện SXSH 41
Bảng 4.2: Cân bằng vật liệu cho công đoạn xử lý da cá 43
Bảng 4.3 : Đơn giá các loại nguyên, vật liệu 44
Bảng 4.4 : Định giá dòng thải cho 1 tấn thành phẩm 45
Bảng 4.5 : Các nguyên nhân gây lãng phí và đề xuất các cơ hội SXSH 46
Bảng 4.6: Phân loại và sàng lọc các giải pháp SXSH 50
Bảng 4.7: Tổng hợp kết quả phân loại và sàng lọc các giải pháp SXSH 55
Bảng 4.8 : Tiêu chí đánh giá tính khả thi về mặt kĩ thuật 64
Bảng 4.9 : Kết quả đánh giá tính khả thi kĩ thuật các giải pháp SXSH 65
Bảng 4.10: Tính khả thi về mặt kinh tế của các giải pháp 73
Bảng 4.11: Kết quả đánh giá tính khả thi về mặt môi trường các giải pháp SXSH 77
Bảng 4.12 : Sắp xếp thứ tự ưu tiên các giải pháp SXSH 82
Bảng 4.13 : Đội SXSH của công ty 91
Trang 12DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ khái quát về định nghĩa SXSH 5
Hình 2.2: Sơ đồ biểu diễn các kĩ thuật SXSH 9
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức công ty CP Thủy Sản Vinh Quang 17
Hình 3.2: Sơ đồ quy trình sản xuất 22
Hình 4.1: Sơ đồ qui trình công nghệ công đoạn cắt tiết – rửa 1 36
Hình 4.2: Sơ đồ chi tiết quy trình fillet, rửa 2, lạng da 37
Hình 4.3: Sơ đồ chi tiết công đoạn định hình 38
Hình 4.4: Sơ đồ chi tiết công đoạn cấp đông 39
Hình 4.5: Sơ đồ qui trình chi tiết công đoạn xử lý da cá 40
Hình 4.6: Mô hình thu hồi máu cá quy mô công nghiệp 61
Trang 13Chương 1
MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề
Trong những năm cuối thế kỷ 20 đầu thế kỉ 21, các cuộc thảm họa môi trường liên tiếp xảy ra trên phạm vi toàn cầu Nguyên nhân chủ yếu là việc phát triển dân số và công nghiệp quá nhanh kèm theo đó là sự phát thải ngày càng nhiều các chất ô nhiễm vào môi trường Việc tìm cách giảm thiểu các chất thải ra môi trường từ các nhà máy,
xí nghiệp, …đang là một vấn đề mang tính cấp bách đối với các quốc gia trên thế giới
Đã có nhiều biện pháp giải quyết vấn đề này như: công nghệ xử lí cuối đường ống, công nghệ sạch, sản xuất sạch hơn… Trong những năm gần đây, một trong những hướng giải quyết hữu hiệu nhất được sử dụng là áp dụng sản xuất sạch hơn trong quá trình hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ trên nhiều lĩnh vực Một trong những nguyên tắc cơ bản của sản xuất sạch hơn là phòng ngừa và giảm thiểu chất thải tại nguồn phát sinh ra chúng Phương pháp tiếp cận này vừa mang tính tích cực lại vừa mang tính chủ động, do đó đã giúp sản xuất sạch hơn được biết đến và áp dụng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới và kể cả ở Việt Nam
Sản xuất sạch hơn có thể áp dụng cho hầu hết các ngành nghề, các lĩnh vực sản xuất, mà trong đó đặc biệt là ngành thủy sản, một trong những ngành kinh tế thế mạnh của nước ta Trong những năm qua ngành thủy sản luôn nằm trong top các ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất nước, và trong 8 tháng đầu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu của ngành thủy sản đạt hơn 4 tỷ USD (theo thống kế của Bộ NN&PTNT), góp phần đem lại nguồn thu lớn cho nước nhà Nhưng bên cạnh những lợi ích kinh tế mà ngành đem lại, cần phải xét đến khía cạnh môi trường trong quá trình phát triển của
Trang 14thải…Để xử lý chất thải, nước thải đạt tiêu chuẩn thải ra ngoài cần chi phí rất lớn – có thể rất tốn kém vì vậy các nhà máy chỉ xử lý sơ bộ rồi thải trực tiếp ra sông, hồ gây ô nhiễm môi trường
Để khắc phục và giảm thiểu các vấn đề này cần có một giải pháp cụ thể mang lại hiệu quả cao cả về kinh tế và môi trường, đó chính là áp dụng sản xuất sạch hơn vào trong hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp, các công ty chế biến thủy sản Sản xuất sạch hơn với các giải pháp vừa thỏa mãn yêu cầu kĩ thuật, vừa áp dụng dễ dàng sẽ giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao cho xí nghiệp và góp phần bảo vệ môi trường vì giảm lượng phế liệu ở đầu vào, giảm lượng chất thải rắn, giảm chi phí xử lý nước thải…
1.2 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, sản xuất thủy sản nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể tăng mạnh cả về sản lượng và giá trị Năm 2011, tổng sản lượng thủy sản đã đạt trên 5,2 triệu tấn, tăng gấp 2,1 lần so với năm 2001, bình quân tăng 8,82%/ năm Hàng thủy sản Việt Nam đã có mặt ở 164 quốc gia trên thế giới và vùng lãnh thổ, kim ngạch xuất khẩu năm 2011 đạt 6,11 tỷ USD, tăng gấp 2,4 lần so với năm 2001, bình quân tăng 13,16%/ năm Điều đó chứng tỏ ngành thủy sản nói chung cũng như CBTS nói riêng đang có bước phát triển vượt bật trong thời gian qua
Ngành CBTS có thể nói phát triển khá mạnh ở vùng ĐBSCL, trong đó có tỉnh Tiền Giang Chế biến thủy sản được xem như là một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, hiện nay toàn tỉnh Tiền Giang có trên 50 công ty chế biến thủy sản, trong đó có nhiều công ty lớn như: Công ty Godaco (Gò Đàng), Hùng Vương, Vạn Đức, Vinh Quang,
Sông Tiền, Badavina …hằng năm đem lại nguồn thu lớn cho tỉnh nhà Theo thống kê
của sở Công Thương, năm 2012 xuất khẩu thủy sản của Tiền Giang đạt khoảng 450 triệu USD, chiếm xấp xỉ 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn tỉnh, riêng tháng 6 năm 2013, xuất khẩu thủy sản của Tiền Giang đạt trên 145 triệu USD
Công ty CP Thủy Sản Vinh Quang là một công ty tư nhân, nằm trong khu công nghiệp Mỹ Tho, chuyên sản xuất các mặt hàng thủy sản xuất khẩu Thị trường của công ty hầu hết là các nước Châu Âu, đây vừa là thế mạnh và cũng vừa là thách thức
Trang 15cho công ty, bởi yêu cầu mà các nước này đặt ra về sản phẩm và môi trường khá cao Tuy nhiên do đặc thù của ngành thủy sản nói chung và hoạt động sản xuất của công ty nói riêng, vấn đề lãng phí nguyên liệu, năng lượng và vấn đề nước thải, chất thải tại công ty vẫn còn chưa được xử lý ổn thỏa, nhằm giúp công ty có được một giải pháp tốt hơn để giải quyết các vấn đề trên mà đề tài “ Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng tại công ty CP Thủy Sản Vinh Quang” đã được thực hiện
1.3 Mục tiêu đề tài
Đề tài được thực hiện với các mục tiêu sau:
Đánh giá thực trạng sản xuất của công ty ở các khía cạnh: tình hình tiêu hao năng lượng, nguyên liệu; hiện trạng môi trường…và công tác quản lý môi trường hiện tại Đánh giá, nghiên cứu tiềm năng áp dụng SXSH tại công ty
Đề xuất các giải pháp SXSH cho phù hợp với tình hình sản xuất hiện tại của công
ty
1.4 Nội dung nghiên cứu
Để có thể đạt được những mục tiêu đã đặt ra, đề tài tập trung thực hiện các nội dung sau:
Tổng quan về SXSH và ngành chế biến thủy sản
Nghiên cứu tổng quan về công ty CP Thủy Sản Vinh Quang: vị trí địa lí, lịch sử hình thành, tình hình sản xuất kinh doanh, công nghệ và thiết bị sử dụng, công nghệ sản xuất, quy trình chế biến, tình hình sử dụng nguyên liệu, năng lượng…
Nghiên cứu và đánh giá các vấn đề môi trường nảy sinh từ hoạt động sản xuất của công ty
Nghiên cứu, xác định, phân tích các nguyên nhân phát thải dựa trên qui trình sản xuất hiện tại
Đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng phù hợp với thực trạng tình hình sản xuất tại công ty CP Thủy Sản Vinh Quang
Trang 161.5 Phạm vi nghiên cứu đề tài
Do thời gian thực tập có hạn nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSH cho xưởng sản xuất và khu xử lý da cá tại công ty CP Thủy Sản Vinh Quang
1.6 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, đã dùng các phương pháp sau:
Phương pháp khảo sát thực tế: Khảo sát hiện trạng môi trường đất, nước,
không khí; khảo sát quy trình sản xuất, tình trạng máy móc thiết bị và công tác quản lý môi trường hiện tại…
Phương pháp điều tra, phỏng vấn: Phỏng vấn công nhân làm việc trong
phân xưởng về qui trình sản xuất, thao tác thực hiện cũng như các yêu cầu trong quá trình làm việc; điều tra, thu thập các thông tin về tình hình sản xuất, chất lượng môi trường đất, nước, không khí…
Phương pháp tổng hợp tài liệu: Tổng hợp các tài liệu do công ty cung cấp,
tài liệu về sản xuất sạch hơn, về ngành chế biến thủy sản, các tài liệu tham khảo
từ sách báo, internet
Phương pháp thống kê: Các dữ kiện và số liệu thu thập được chọn lọc,
thống kê dưới dạng bảng biểu, sơ đồ…
Phương pháp phân tích: Phân tích tài liệu về SXSH, qui trình chế biến thủy
Trang 17Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Phương pháp luận sản xuất sạch hơn
2.1.1 Khái niệm
Theo chương trình Môi Trường Liên Hiệp Quốc ( UNEP, 1994):
“ Sản xuất sạch hơn là sự áp dụng liên tục một chiến lược phòng ngừa môi trường tổng hợp đối với các quá trình sản xuất, các sản phẩm và các dịch vụ nhằm làm giảm tác động xấu đến con người và môi trường”
Hình 2.1: Sơ đồ khái quát về định nghĩa SXSH
Đối với quá trình sản xuất: SXSH bao gồm việc bảo toàn nguyên liệu, năng lượng
và nước, loại trừ các nguyên liệu độc hại và làm giảm khối lượng, độc tính của chất thải vào nước và khí quyển
Đối với sản phẩm: Chiến lược SXSH nhằm vào mục đích làm giảm tất cả các tác động đến môi trường trong toàn bộ vòng đời sản phẩm, từ khâu khai thác nguyên liệu
Trang 18Đối với dịch vụ: SXSH là sự lồng ghép các mối quan tâm về môi trường vào trong việc thiết kế và cung cấp dịch vụ
2.1.2 Các khái niệm tương đương với SXSH
Sản xuất sạch hơn đề cập tới thay đổi thái độ, quan điểm áp dụng các bí quyết và cải tiến qui trình cũng như cải tiến sản phẩm Sau đây là một số khái niệm tương tự SXSH:
Công nghệ sạch: là biện pháp kĩ thuật được các ngành công nghiệp áp dụng để
giảm thiểu hay loại bỏ quá trình phát sinh chất thải hoặc ô nhiễm tại nguồn và tiết
kiệm được năng lượng, nguyên liệu (theo định nghĩa của OCED, 1987)
Hiệu quả sinh thái ( Eco–efficiency): là sự phân phối hàng hóa và dịch vụ có giá
cả rẻ hơn trong khi giảm được nguyên liệu, năng lượng và các tác động đến môi trường trong suốt cả quá trình của sản phẩm và dịch vụ ( theo định nghĩa của WBCSD, 1992)
Phòng ngừa ô nhiễm ( Pollution prevention): SXSH và phòng ngừa ô nhiễm thường được sử dụng thay thế nhau Chúng chỉ khác nhau về mặt địa lí, thuật ngữ phòng ngừa ô nhiễm được sử dụng ở Bắc Mỹ, trong khi SXSH được sử dụng ở các khu vực còn lại trên thế giới
Giảm thiểu chất thải (Waste minimisation): là tập trung vào việc tái chế rác thải và các phương tiện khác để giảm thiểu lượng rác bằng việc áp dụng nguyên tắc 3P
(Polluter Pay Principle) và 3R ( Reducion, Reuse, Recycle) ( theo khái niệm của cục
bảo vệ môi trường Hoa Kì (EPA), 1988)
2.1.3 Lịch sử phát triển sản xuất sạch hơn
Con người bắt đầu nhận thức về vấn đề BVMT kể từ khi nền công nghiệp ra đời
và bắt đầu phát triển cùng với những ảnh hưởng tới môi trường, sức khỏe mà nó mang lại Do đó, song song với quá trình phát triển của nền công nghiệp thì nhận thức và hoạt động BVMT của con người đã diễn ra theo xu hướng sau:
Trang 19
Trước những năm 50, chất thải thải ra môi trường đều trong chờ vào khả năng tự làm sạch của tự nhiên Chính vì vậy, đối với hoạt động bảo vệ môi trường thì con người luôn phớt lờ tình trạng ô nhiễm do hoạt động của họ gây ra
Những năm 60, con người đã nhận thức được những ảnh hưởng của hoạt động sản xuất, khai thác tác động xấu đến môi trường sống của mình Các cách ứng phó với sự
ô nhiễm công nghiệp của con người có sự thay đổi dần theo thời gian:
- Bỏ qua thiếu nhận thức: không quan tâm đến ô nhiễm do hậu quả gây ra
chưa thật sự nghiêm trọng, mức độ phát triển các ngành công nghiệp còn nhỏ lẻ
- Pha loãng và phát tán: nhận thức được ô nhiễm và tìm cách giải quyết
nhưng chỉ là hình thức đối phó
- Xử lý cuối đường ống: lắp đặt các hệ thống xử lý nước thải, khí thải ở cuối
dòng thải để làm phân hủy hay giảm nồng độ các chất ô nhiễm nhằm đáp ứng các yêu cầu bắt buộc trước khi thải vào môi trường
- Tuần hoàn và thu hồi năng lượng
- SXSH và các biện pháp phòng ngừa: ngăn chặn phát sinh chất thải ngay tại
nguồn bằng cách sử dụng nguyên vật liệu, năng lượng một cách hiệu quả nhất
Từ những năm 80 đến nay con người đã nhận thức được một điều rằng những biện pháp của những năm 60, 70 chỉ mang tính bị động mà lại giải quyết không triệt để, tốn
Hình 2.2: Vấn đề môi trường từ quá trình sản xuất truyền thống
Trang 20nhìn nhận mới đó là áp dụng các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu mang tính chủ động: SXSH, phòng ngừa ô nhiễm, giảm thiểu chất thải…
Năm 1988, thuật ngữ SXSH được chính thức sử dụng trong “ Tuyên ngôn Quốc
Tế về SXSH” ( Internatinal Declaration on Cleaner Production) của UNEP Năm 1999, Việt Nam đã kí tuyên ngôn Quốc Tế đến năm 2010, và định hướng đến năm 2020 của Việt Nam đã xác định quan điểm “ coi phòng ngừa là chính, kết hợp với xử lý và kiểm soát ô nhiễm…”
Tóm lại, từ phớt lờ ô nhiễm rồi pha loãng và phát tán chất thải, đến kiểm soát cuối đường ống và cuối cùng là SXSH là một quá trình phát triển khách quan, tích cực vừa góp phần tiết kiệm chi phí xử lý, hạn chế ô nhiễm môi trường vừa nâng cao lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp nói riêng và cho toàn xã hội nói chung
2.1.4 Các giải pháp, kĩ thuật để đạt được SXSH
Các giải pháp (hay cơ hội) để đạt được SXSH bao gồm các nhóm sau:
Quản lí nội vi tốt (Good Housekeeping): Quản lí nội vi là một loạt các giải pháp
đơn giản nhất của SXSH SXSH thường không đòi hỏi đầu tư và có thể áp dụng ngay sau khi xác định các giải pháp SXSH Quản lí nội vi chủ yếu là cải tiến thao tác công việc, giám sát vận hành, bảo trì thích hợp, cải tiến công tác kiểm kê nguyên vật liệu và sản phẩm
Thay thế nguyên vật liệu ( Raw material substitusion ): Là việc thay thế các
nguyên liệu đang sử dụng bằng các nguyên liệu khác thân thiện với môi trường hơn Thay đổi nguyên liệu còn có thể là việc mua nguyên liệu có chất lượng tốt hơn để được hiệu suất sử dụng cao hơn
Tối ưu hóa quá trình sản xuất ( Process optimisation): để đảm bảo quá trình sản
xuất được tối ưu hóa về mặt tiêu thụ nguyên liệu, năng lượng; sản xuất và phát sinh chất thải, các thông số của quá trình sản xuất như: nhiệt độ, thời gian, áp suất, pH, tốc
độ, … cần được giám sát, duy trì và hiệu chỉnh càng gần với điều kiện tối ưu càng tốt, làm cho quá trình sản xuất đạt được hiệu quả cao nhất, có năng suất tốt nhất…
Bổ sung thiết bị ( Equipment modification): Lắp đặt thêm các thiết bị để đạt được
hiệu quả cao hơn về nhiều mặt
Thu hồi và tái sử dụng tại chỗ ( On-site recovery and reuse): Tận dụng chất thải
Trang 21Sản xuất các sản phẩm hữu ích ( Production of usefull by products): Tận dụng
chất thải để tiếp tục sử dụng cho một mục đích khác
Thiết kế sản phẩm mới ( New product design): Thay đổi thiết kế sản phẩm có thể
cải thiện quá trình sản xuất và làm giảm nhu cầu sử dụng các nguyên liệu độc hại
Thay đổi công nghệ ( Technology change): Chuyển đổi sang một công nghệ mới
và hiệu quả hơn có thể làm giảm tiêu thụ tài nguyên và giảm thiểu lượng chất thải và nước thải Thiết bị mới thường đắt tiền nhưng có thể thu hồi vốn rất nhanh
2.1.5 Lợi ích và rào cản của SXSH
2.1.5.1 Lợi ích của SXSH trong hoạt động sản xuất
Lợi ích trực tiếp mà SXSH mang lại khi được thực hiện trong hoạt động sản xuất không chỉ thể hiện về mặt kinh tế mà còn ở cả khía cạnh môi trường, cụ thể như sau:
- Cải thiện sản xuất
- Sử dụng nguyên liệu, năng lượng, nước có hiệu quả
- Tái sử dụng phần bán thành phẩm có giá trị
- Giảm ô nhiễm
- Giảm chi phí xử lý và thải bỏ CTR, nước thải, khí thải
- Cải thiện sức khỏe nghề nghiệp và an toàn lao động
- Giảm nguyên liệu và năng lượng sử dụng
- Tăng cường lợi nhuận
Hình 2.3: Sơ đồ biểu diễn các kĩ thuật SXSH
Trang 22Việc áp dụng SXSH không chỉ mang lại những lợi ích trực tiếp trước mắt như trên, mà bên cạnh đó nó còn mang tới các lợi ích gián tiếp khác như:
- Giúp doanh nghiệp tiếp cận các nguồn tài chính một cách dễ dàng
- Tuân thủ tốt hơn các quy định pháp luật về môi trường
- Các cơ hội thị trường mới được cải thiện và mở rộng
- Tạo hình ảnh công ty tốt hơn
- Giúp cải thiện môi trường làm việc
2.1.5.2 Những rào cản khi áp dụng SXSH
Thực tế cho thấy khi áp dụng SXSH thường gặp các rào cản sau đây:
- Thái độ bàng quang, thiếu trách nhiệm trong quản lý sản xuất và vấn đề môi trường Thái độ chống đối với sự thay đổi do sợ thất bại hay sợ những
gì họ không hiểu rõ từ đó làm mất khả năng kiểm soát quá trình và làm giảm năng suất
- Năng lực kĩ thuật bị hạn chế: đa số công nhân, thậm chí người quản lí trong công ty thường làm việc theo kinh nghiệm tích lũy Họ thiếu các kĩ năng cơ bản về quản lí, kĩ thuật nhằm kiểm soát và cải tiến công nghệ
- Hạn chế về công nghệ: đa số các công nghệ cũ, truyền thống được các công
ty cải tiến bởi quá trình thử và sai mà không có phân tích về công nghệ, điều này làm cho việc sử dụng thiết bị không được hiệu quả, không ở mức tối ưu và qua đó vẫn tái sinh nhiều chất thải
- Thiếu kế hoạch, chính sách đầu tư đặc biệt: thể hiện thông qua việc thiếu phân tích kinh tế đối với các chi phí và lợi ích trực tiếp dễ thấy, thiếu lựa chọn các chỉ tiêu đầu tư, thiếu kế hoạch đầu tư vào từng dự án
- Các nguyên liệu rẻ tiền và dễ kiếm: là hạn chế của sự thúc đẩy việc xác định và thực hiện các giải pháp SXSH
- Các chính sách môi trường: các cơ quan chức năng có khuynh hướng bắt buộc các cơ sở sản xuất thực hiện hệ thống giới hạn tiêu chuẩn xả thải mà không có hướng dẫn cụ thể về việc giảm phát thải Vì vậy, các doanh nghiệp thường áp dụng các biện pháp “ kiểm soát cuối đường ống” hơn là các giải pháp SXSH
Trang 232.2 Ngành chế biến thủy sản ở Việt Nam
2.2.1 Tổng quan về ngành chế biến thủy sản (CBTS) ở Việt Nam
Nước ta có lợi thế là có bờ biển dài ( hơn 3260km), nhiều sông ngòi, ao hồ nên việc khai thác và nuôi trồng thủy sản đã mở ra triển vọng lớn về việc cung cấp thủy sản cho đời sống người dân, cho ngành thủy sản và phục vụ cho việc phát triển ngành chăn nuôi
Ngành chế biến thủy sản ngày càng mở rộng về qui mô và sản lượng nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của con người Đối với hàng xuất khẩu, ngành đang chuyển dần từ hình thức bán nguyên liệu sang xuất khẩu các sản phẩm tươi sống, sản phẩm ăn liền và sản phẩm bán lẻ siêu thị có giá trị cao hơn
Theo thống kê, năm 2011 cả nước có 564 cơ sở CBTSXK hoặc làm vệ tinh cho doanh nghiệp chế biến xuất khẩu, trong đó có 91 cơ sở thuộc DNNN, 159 cơ sở thuộc công ty Cổ Phần, 292 cơ sở thuộc doanh nghiệp tư nhân, 9 cơ sở liên doanh và 13 cơ
sở thuộc công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài Trong số 564 cơ sở, có 429 cơ sở chế biến đông lạnh, 104 cơ sở chế biến hàng khô, 17 cơ sở chế biến đồ hộp, 12 cơ sở chế biến nước mắm, 2 cơ sở chế biến hàng bánh phòng tôm
Số doanh nghiệp và công suất cấp đông của các cơ sở CBTS tăng nhanh trong giai đoạn 2002 – 2010 Năm 2010, có 429 cơ sở đông lạnh với công suất cấp đông 7870 tấn/ngày đêm, số doanh nghiệp tăng bình quân 10,7% / năm và công suất cấp đông là 12,3% / năm Điều này chứng tỏ, quy mô các cơ sở CBTS đông lạnh ngày một lớn hơn Sự gia tăng này là điều kiện cần thiết đảm bảo cho các doanh nghiệp chế biến đáp ứng nhu cầu gia tăng sản lượng thủy sản xuất khẩu Cùng với đà tăng về số lượng và qui mô cơ sở CBTS, trình độ công nghệ CBTS cũng có bước thay đổi rõ rệt, được thể hiện qua tốc độ tăng bình quân số lượng tủ đông IQF là 14,1% / năm, tủ đông gió là 10% / năm, tủ đông tiếp xúc là 4,3% / năm
Mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ trong sản lượng và giá trị thủy sản xuất khẩu, nhưng số DNCBTS khô cũng có sự gia tăng đáng kể trong thời gian qua, từ 62 doanh nghiệp năm 2002 tăng lên đến 104 doanh nghiệp năm 2010, tốc độ tăng bình quân 7,7%/ năm
Trang 24Đồng bằng sông Cửu Long hiện có xấp xỉ 200 doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu với tổng công suất thiết kế trên 1,2 triệu tấn/năm ( theo TTXVN – SGGP) Trong đó, số nhà máy tại Cần Thơ, Tiền Giang, Kiên Giang, Cà Mau, An Giang chiếm đến 53% tổng số nhà máy trong khu vực Tính riêng 8 tháng đầu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu ngành thủy sản của khu vực đạt 2,33 tỷ USD tăng 28% so với cùng kì năm 2012.( theo Bộ NN&PTNT)
Ngành chế biến thủy sản nói chung và chế biến thủy sản đông lạnh nói riêng là lĩnh vực mang lại giá trị xuất khẩu cao, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Nó không những đem lại nguồn lợi nhuận cao đóng góp vào ngân sách nhà nước
mà còn giải quyết vấn đề việc làm cho hàng ngàn lao động nông thôn, đặc biệt là lao động nữ
2.2.2 Các vấn đề môi trường của ngành chế biến thủy sản
Cùng với sự phát triển của ngành chế biến thủy sản trong những năm qua là vấn
đề ô nhiễm môi trường ngày càng tăng Chất thải phát sinh trong ngành chế biến thủy sản bao gồm chất thải rắn (đầu, xương, nội tạng…) mà đặc biệt là nước thải có chứa máu cá, nhớt cá Lượng chất thải mà nhất là nước thải của ngành, thải vào môi trường ngày càng tăng về số lượng, biến động về thành phần Theo số liệu thống kê, trong một năm, toàn bộ ngành chế biến thủy sản thải vào môi trường lượng nước thải từ 8 –
12 triệu m3/năm, trong đó thành phần chủ yếu là lượng nước chứa máu cá từ các công đoạn chế biến Xét về khía cạnh môi trường, trong nước thải chế biến thủy sản có chỉ
Bảng 2.1 : Thống kê các cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu
Nguồn: TTXVN – SGGP, 2011
Trang 25số BOD 1300 – 1800 mg/l, COD từ 1500 – 2000 mg/l, điều này cho thấy nguồn nước
sẽ bị ô nhiễm nặng nếu như không có biện pháp xử lý hiệu quả trước khi thải ra ngoài Bên cạnh nước thải, chất thải rắn cũng là vấn đề đáng quan tâm trong hoạt động chế biến thủy sản, chúng bao gồm phế thải sau quá trình sản xuất: đầu, xương, da, nội tạng…, bao nhựa, thùng carton cũng như các chất thải trong sinh hoạt của công nhân…tổng lượng chất thải sinh ra trong quá trình chế biến ước tính khoảng 200.000 tấn/năm (Theo báo cáo “ Đánh giá tác động môi trường trong lĩnh vực thủy sản năm 2002”) do đó nếu không có biện pháp quản lý chặt chẽ cũng sẽ gây tác động không nhỏ tới môi trường
Vấn đề ô nhiễm môi trường không khí ở các xí nghiệp chế biến thủy sản tuy không ảnh hưởng nhiều như nước thải và CTR, nhưng cũng là một vấn đề các xí nghiệp cần quan tâm nhằm đảm bảo không vi phạm các qui định của pháp luật về môi trường và giữ môi trường không khí xung quanh không bị ô nhiễm Khí thải sinh ra chủ yếu từ quá trình phân hủy hiếu khí, kị khí các chất hữu cơ, CTR, khí thải từ các động cơ, máy móc, xe vận chuyển, xe công nhân…
2.3 Tổng quan về thực tế áp dụng sản xuất sạch hơn trong ngành chế biến thủy sản ở Việt Nam
Hầu hết các doanh nghiệp chế biến thủy sản ở Việt Nam đều có tiềm năng giảm tiêu thụ nguyên, nhiên liệu và năng lượng từ 10 – 50% , 40% lượng nước tiêu thụ, đồng thời giảm 20 - 30% lượng chất thải nếu áp dụng SXSH Các doanh nghiệp áp
Nguồn: Cefinea – ĐH Bách Khoa TP.HCM, 2007
Bảng 2.2: Các chất ô nhiễm không khí phát sinh trong ngành CBTS
Trang 26thể đạt năng suất cao hơn với chất lượng sản phẩm ổn định hơn, lợi nhuận gia tăng, tính cạnh tranh được cải thiện
Từ năm 1996, SXSH đã được áp dụng thử nghiệm đầu tiên tại Việt Nam Sau hơn
10 năm thực hiện, có gần 300 doanh nghiệp triển khai áp dụng SXSH tại các tỉnh trên
cả nước Kinh nghiệm từ các nước trên thế giới cũng như kinh nghiệm áp dụng SXSH
ở Việt Nam trong thời gian qua, đã cho thấy tất cả các cơ sở công nghiệp dù lớn hay nhỏ đều có thể áp dụng SXSH vì các giải pháp đưa ra không nhất thiết phải có công nghệ cao, chi phí đầu tư lớn, thực tế có nhiều giải pháp chỉ là huấn luyện thao tác công nhân, thay đổi cách quản lí và phương pháp vận hành hiệu quả hơn thì đã có thể giúp công ty tiết kiệm lên đến hàng trăm triệu đồng mỗi năm, hay có những giải pháp đầu
tư hàng trăm triệu đồng nhưng thời gian hoàn vốn lại chưa tới một năm
Tính đến tháng 9/2012, cả nước đã có trên 52,2% DN CBTS áp dụng SXSH và một số đang trong bước đầu triển khai biện pháp này
Trang 27Chương 3
NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TẠI CÔNG
TY CP THỦY SẢN VINH QUANG 3.1 Giới thiệu về công ty CP Thủy Sản Vinh Quang
3.1.1 Thông tin chung
Tên công ty: Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Vinh Quang
Tên giao dịch: VINH QUANG FISHERIES CORP
Diện tích tổng thể: 14.700 m2 Diện tích nhà xưởng 8000 m2
Quy mô: 14.000 tấn/ năm
Vị trí địa lí:
- Phía Bắc: giáp đường Lê Thị Hồng Gấm
- Phía Nam: giáp Công ty Cổ Phần Thủy Sản Hùng Vương
Trang 28- Phía Tây: giáp Công ty SX-TM Bao Bì Thành Thành Công
Nhìn chung với vị trí này, công ty không những có được thuận lợi từ phía giao thông, vận chuyển mà còn cả về mặt thương mại và chính sách phát triển từ địa phương
3.1.2 Lịch sử phát triển
Công ty cổ phần Thủy Sản Vinh Quang là một doanh nghiệp cổ phần được thành lập vào tháng 03 năm 2006 Hiện nay Công ty được công nhận là một trong những đơn vị đứng đầu ngành thủy sản đông lạnh tại Tiền Giang nói riêng cũng như
cả nước nói chung Nhằm mục tiêu phát triển kinh doanh và đa dạng hóa sản xuất, Công ty đã đầu tư vào nhà xưởng, dây chuyền cấp đông IQF hiện đại cùng các trang thiết bị chế biến nâng cao khả năng chế biến lên 8000 tấn thành phẩm mỗi năm Nhờ vào vị trí địa lý lý tưởng là trung tâm của khu vực sản xuất cá tra, basa nguyên liệu, Công ty đã cung cấp nhiều mặt hàng chất lượng tốt đến các thị trường khắp nơi trên Thế giới
Các quy trình quản lý chất lượng theo GMP, SSOP, HACCP, ISO 9001:2008, ISO 22000: 2005, BRC 2005, IFS 2008, ban hành lần thứ 5 đã được áp dụng tại các
Xí nghiệp của Công ty, được EU công nhận, cấp CODE: DL405 và tạo ra khả năng chế biến những sản phẩm với tiêu chuẩn chất lượng cao nhất có được về an toàn vệ sinh thực phẩm, độ tươi tốt cũng như hương vị tự nhiên của thủy sản Hợp tác với khách hàng trong và ngoài nước trong việc chế biến và cung cấp các mặt hàng thủy sản có giá trị gia tăng là nguyên tắc chính yếu trong hoạt động kinh doanh của công
Cá tra, cá Basa đông lạnh
Cá tra, cá Basa IQF tươi
c) Khả năng sản xuất
Khả năng chế biến với sản lượng nguyên liệu 20.000 tấn/ năm
Trang 29 Trong những năm qua Công ty duy trì được mức tăng trưởng cao về sản lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu:
Năm 2010 sản lượng nguyên liệu 11.200 tấn/ năm, kim ngạch xuất khẩu
Thị trường nội địa đang được mở rộng
3.1.4 Cơ cấu tổ chức và bố trí nhân sự của công ty
3.1.4.1 Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức công ty CP Thủy Sản Vinh Quang
Trang 30Nguồn: Công ty CP Thủy Sản Vinh Quang, 2013
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn Giám đốc:
Giám đốc là người điều hành trực tiếp toàn bộ công ty, chịu trách nhiệm mọi mặt với nhà nước, tập thể cán bộ, công nhân viên của công ty về kết quả hoạt động sản xuất
Phó giám đốc tài chính:
Chịu trách nhiệm lãnh đạo phòng kế hoạch kinh doanh, phòng tài chính kế toán
Ký các quyết định có liên quan đến công ty, quản lý tài chính như nghiên cứu, phân tích và xử lý các mối quan hệ tài chính trong doanh nghiệp; xây dựng các kế hoạch tài chính; khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, cảnh báo các nguy cơ đối với doanh nghiệp thông qua phân tích tài chính và đưa ra những dự báo đáng tin cậy trong tương lai
Phó giám đốc sản xuất:
Chịu trách nhiệm lãnh đạo phòng Cơ điện, phòng Hành chính nhân sự, phòng HACCP, phòng Điều hành sản xuất Phó giám đốc sản xuất phụ trách về sản xuất của Công ty, theo dõi và giám sát quá trình sản xuất, tiếp thu ý kiến từ bộ phận sản
Trang 31xuất để cải tiến quá trình sản xuất, tiến hành đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất
Phòng kế hoạch kinh doanh:
Có nhiệm vụ phụ trách công tác xuất nhập khẩu, làm tham mưu cho giám đốc về phương hướng sản xuất kinh doanh, soạn thảo hợp đồng kinh tế, lập và quản lý dự án đầu tư
Phòng hành chính nhân sự:
Có nhiệm vụ nghiên cứu, tổ chức, xem xét nhân lực, trình độ của cán bộ, bố trí cán bộ và quản lý nhân sự của công ty Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực của toàn Công ty, ngân sách liên quan đến chi phí lao động (quỹ lương, chi phí đào tạo, chi phí đóng BHXH, BHYT, chi phí đồng phục,…)
Phòng cơ điện:
Có nhiệm vụ kiểm tra mọi hoạt động của máy móc thiết bị trong nhà máy, vận hành, bảo trì, sửa chữa tất cả các máy móc thiết bị, hệ thống lạnh, điện, nước khi có yêu cầu Đảm bảo phục vụ tốt nhất cho quá trình sản xuất
Trang 333.1.5 Hoạt động, sản xuất kinh doanh
3.1.5.1 Doanh thu qua các năm
Tình hình sản xuất của công ty qua các năm 2010, 2011, 2012 như sau:
Trang 343.1.5.2 Quy trình công nghệ chế biến fillet cá tra – cá basa đông lạnh
Qui trình chế biến của công ty được bố trí trên cùng một khu vực sản xuất với 2 khu tiếp nhận, 2 khu fillet- lạng da, 2 khu định hình, đối với các công đoạn tiếp theo thì mỗi công đoạn được thực hiện trên một khu vực Quy trình công nghệ chế biến fillet cá tra – cá basa đông lạnh của công ty được thể hiện ở hình 3.2
Định hình Cân, rửa 4
Xếp khuôn Chờ đông Cấp đông Tách khuôn Bao gói Nguyên liệu
Cân, rửa 5 Phân cỡ
Soi kí sinh trùng
Cân, rửa 6 Phân màu, phân cỡ Quay thuốc
Dò kim loại Bảo quản
Hình 3.2: Sơ đồ quy trình chế biến cá fillet đông lạnh
Trang 35 Thuyết minh quy trình:
Cá nguyên liệu được xe vận chuyển tới buồng tiếp nhận, tại đây KCS tiến hành kiểm tra, sau đó công nhân bắt đầu cân và chuyển cá vào buồng, phân chia cho các khâu sản xuất Cá nguyên liệu thường có trọng lượng từ 350g trở lên
Sau mỗi 500kg cá (hoặc thấy nước chuyển sang màu đỏ đậm) thì thay nước, làm
vệ sinh bàn, dao cắt tiết một lần
Fillet
Tiếp theo khâu ngâm, rửa 1 cá được chuyển tới khâu fillet, đây là khâu công nhân dùng dao chuyên dùng lấy hết phần thịt ở hai bên phần thân cá và loại bỏ phần xương, đầu, nội tạng Miếng cá Fillet xong cho vào thau nước chảy tràn dưới vòi nước sạch để loại bỏ bớt phần máu trong cơ thịt Đầu và xương cá sau khi fillet được cho vào thùng chứa để vận chuyển xuống phòng phế liệu khi đầy
Cân, rửa 2
Cá sau fillet được đưa tới khâu cân, rửa 2 với mục đích thu hồi và tính hiệu suất ở khâu sau, loại bỏ tạp chất, máu đông, kí sinh trùng bám trên bề mặt miếng fillet Cá được đựng trong thau đặt dưới vòi nước chảy nhằm làm tan máu đọng, tạp chất Sau
đó vớt ra rổ đem cân, tiếp tục được chuyển qua bồn rửa nồng độ Chlorine 50 ppm, dùng tay đảo nhẹ, gạt bỏ tạp chất và máu còn sót lại
Lạng da
Trang 36Công đoạn tiếp theo là lạng da cá Miếng cá được đặt lên bàn máy lạng da, bề mặt
da hướng thẳng xuống bàn, phần đuôi cá hướng vào trục cuốn, dùng tay vuốt nhẹ cho miếng cá thẳng, đẩy nhẹ miếng cá vào phần trục cuốn trên máy để tách phần da Yêu cầu đặt ra là miếng cá phải được lạng hết phần da, không phạm thịt và miếng cá phải đẹp
Cân, rửa 3
Cá đã lạng da sẽ được đưa đến công đoạn cân, rửa 3 để định mức sau khi lạng da
và giúp loại bỏ mỡ cùng với một phần vi sinh vật trên cá Nhiệt độ nước rửa cá phải ≤
Cân để định mức thu hồi và tính hiệu suất ở khâu sau, rửa nhằm loại bỏ tạp chất,
vi sinh vật bám trên miếng cá Nước rửa phải sạch có nồng độ Chlorine đạt 50ppm, cứ khoảng 60 phút hoặc 90 phút thay nước rửa một lần
Phân cỡ
Cá được công nhân đưa lên băng chuyền phân cỡ với tốc độ đồng đều nhau, băng chuyền sẽ được điều chỉnh phân cỡ theo yêu cầu Phân cỡ nhằm tạo sự đồng nhất về kích cỡ, trọng lượng đáp ứng yêu cầu của khách hàng Cá thường được phân cỡ như sau:
3 -5 OZ: 80 -120g
5-7 OZ: 120 -170g
Trang 37Quay thuốc ( quay tăng trọng)
Mục đích của công đoạn này là làm cho cá bóng đẹp, tăng trọng lượng của miếng
cá, tăng hiệu quả kinh tế, đáp ứng yêu cầu khách hàng
Thuốc dùng để quay tăng trọng gồm: NF500, WT3, NaCl, Proxitane, N-Phos Chuẩn bị dung dịch thuốc theo công thức :
Nhiệt độ dung dịch thuốc quay ≤ 100C
Tốc độ của cối quay tăng trọng: 3 vòng/phút
Thời gian quay cá phụ thuộc vào loại cá, kích cỡ và yêu cầu của khách hàng (Mỹ
30 -45 phút, Châu Âu 60 – 90 phút)
Sau khi đã đủ thời gian cối quay sẽ báo, công nhân tiến hành đổ cá ra kết đưa đến máy phân cỡ
Phân màu, phân cỡ
Sau khi quay tăng trọng, tiến hành phân cỡ lần nữa để xác định đúng cỡ của cá cho phù hợp với yêu cầu của khách hàng Mỗi cỡ cá sẽ được đựng vào các kết khác nhau đưa đến bàn phân màu, tại bàn này công nhân sẽ quan sát phân màu từng miếng
cá, mỗi loại cá sau phân màu sẽ được đựng ở mỗi rổ riêng biệt
500 lít nước
Trang 38Cân, rửa 6
Khâu cân, rửa 6 nhằm mục đích kiểm tra trọng lượng cá sau quay thuốc, cân theo yêu cầu khách hàng và thuận tiện cho quá trình xếp khuôn, đồng thời việc rửa cá sẽ nhằm giúp loại bỏ tạp chất
Xếp khuôn
Trãi một lớp PE lên bề mặt khuôn sao cho bằng phẳng, cân đối Xếp một lớp cá lên tấm PE sao cho miếng cá không dính vào nhau Mỗi cỡ cá sẽ có cách xếp khác nhau và đặt vào khuôn phù hợp, tiếp tục trãi một tấm PE nhỏ lên trên cá, xếp một lớp
cá nữa sao các lớp cá trãi đều trên khuôn và làm tương tự cho đến khi hết cá thì thôi Lớp cá cuối cùng, gấp các góc của tấm PE lại và để thẻ size vào
Chờ đông
Các khuôn được xếp gọn gàng ,chắc chắn theo nguyên tắc các khuôn xếp trước cho ra trước các khuốn xếp sau Nhiệt độ chờ đông -40C -10C, thời gian ≤ 4 giờ
Cấp đông
Công nhân xếp khuôn vào các tấm plate theo thứ tự dưới lên trên khi các tấm plate
đã đầy Nhấn nút ben thủy lực hạ từ từ các tấm plate xuống tiếp xúc trực tiếp với hai
bề mặt khuôn, đóng cửa tủ bắt đầu cho quá trình cấp đông , nhiệt độ cấp đông -400
C-350C thời gian cấp đông tùy thuộc vào sản phẩm nhưng không quá 4h, nhiệt độ tâm sản phẩm đạt -180C
Tách khuôn
Lấy khuôn ra khỏi sản phẩm nhằm tạo điều kiện cho công đoạn tiếp theo Công nhân úp khuôn lại và gõ nhẹ khuôn xuống cạnh bàn, block cá sẽ bị rơi ra khỏi khuôn, các block cá này được đựng trong các rổ nhựa chuyển sang khâu bao gói
Bao gói
Đối với sản phẩm đông block: Cứ 2 block được bao gói trong một carton, đai nẹp hai dây ngang, hai dây dọc hoặc trong một số trường hợp sẽ làm theo yêu cầu cụ thể của từng khách hàng
Đóng thùng phải đạt chất lượng theo yêu cầu và ghi đầy đủ các thông tin: tên công
Trang 39Dò kim loại
Cho từng sản phẩm qua máy dò kim loại để phát hiện và loại bỏ mảnh kim loại có thể hiện diện trong sản phẩm
Bảo quản
Các thùng carton sau khi được đai dây, xếp lên xe và chuyển đến kho lạnh
Điều chỉnh nhiệt độ kho phải ổn định : -200C ± 20C
Mở cửa sổ nhỏ nhanh chóng chuyển hàng vào kho và xếp trên các pallet, chừa khoảng trống để có lối đi và xếp theo qui định Các thùng carton chất lên pallet nên đặt cách nhau khoảng 15cm, cách tường 40cm, cách trần 80cm Thời gian bảo quản không quá 24 tháng
3.1.5 Nguyên, nhiên liệu và máy móc, thiết bị sử dụng
3.1.5.1 Nguyên, nhiên liệu sử dụng
Nguyên liệu chủ yếu của công ty là cá tra (Pangasius hypophthalmus), cá basa (Pangasius Bocourti) do công ty nuôi và mua từ công ty cổ phần Chăn Nuôi CP Sản
lượng cá nguyên liệu và sản lượng sản xuất thực tế của công ty được trình bày ở bảng 3.2 và 3.3 Nhiên liệu và hóa chất sử dụng được phản ánh ở bảng 3.4
Bảng 3.2: Sản lượng cá nguyên liệu qua các năm
Bảng 3.3: Sản lượng sản xuất thực tế năm 2012
Trang 40Nguồn: Công ty CP Thủy Sản Vinh Quang, 2013
Định mức tiêu thụ cụ thể tại công ty được trình bày ở bảng 3.5:
Nhu cầu sử dụng nước:
Lượng nước công ty sử dụng cho các hoạt động chế biến, sản xuất, vệ sinh và sinh hoạt được cung cấp từ trạm bơm, cấp nước của công ty với công suất xử lý là 200m3/giờ
Nước (m 3 ) 14033 11153 16700 13281 17491 18178 17869 15529,3
1 Chlorine hoạt tính 70% Dùng để khử trùng bề mặt: tẩy trùng nhà
xưởng, thiết bị, nhúng ủng…
2 Xà phòng Vệ sinh dụng cụ, giặt đồ (dành cho khách
khi tham quan nhà xưởng)
3 Muối bọt Chất phụ gia trong chế biến
5 Proxitan, N - Phospho Chất phụ gia trong chế biến
Bảng 3.5: Định mức tiêu thụ
Bảng 3.6 : Lượng điện nước tiêu thụ trong 6 tháng năm 2012