Một số ý kiến nhằm hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại Việt Nam hiện nay

45 380 0
Một số ý kiến nhằm hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại Việt Nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC Trung bình 8 Thấp 8 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 40 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1. BCTC : Báo cáo tài chính 2. HTKSNB : Hệ thống kiểm soát nội bộ 3. KTV : Kiểm toán viên 4. AR : Audit risk 5. CR : Control risk 6. DR : Detection risk 7. IR : Inherent risk 8. IAG : Internationa auditi guidelines 9. VSA : VietNam Standards on Auditing DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Trung bình 8 Thấp 8 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 40 LỜI MỞ ĐẦ Kiểm toán là một ngành nghề tương đối mới mới mẽ ở ViệtNam . Tuy nhiên, trong thời gian gần đây đã có một bước phát triển rất đáng kể. Hiện nay, mọi người đã từng bước nhận thức được tầm quan trọng của kiểm toán độc lập gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Từ đó, đã tạo ra một môi trường rất thuận lợi cho các công ty kiểm toán phát triển, mở rộng tầm hoạt động. Mặt khác, nó cũng đặt ra một thách thức lớn đối với các công ty kiểm toán. Vì vậy để có được một cuộc kiểm toán hữu hiệu và hiệu quả thì cần thiết phải tiếp cận kiểm toán dựa trên rủi r Việc thực hiện đánh giá rủi ro kiểm toán được thực hiện xuyên suốt trong quá trình kiểm toán. Trong đó quan trọng nhất là giai đoạn lập kế hoạch kiểm toá Việc đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán giúp KTV giới hạn phạm vi của công việc kiểm toán ở mức độ cần thiết để vừa tiết kiệm được thời gian vừa đạm bảo chất lượng của cuộc kiểm toán với một mức phí hợp lý và cạnh tranh, xác định được những khoản mục chứa đựng rủi ro cao, từ đó tập trung nguồn lực để thỏa mãn các mục tiêu kiểm toán. Chính vì nhận thấy tầm quan trọng của việc đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính nên em đã chọn đề án của mình là: “ Quy trình đánh giỏ rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Việt Nam hiện nay”. Đề án của em gồm 3 phần: Phần I : Lí luận chung về quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC Phần II: Thực trạng quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại Việt Nam hiện nay Phần III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại Việt Nam hiện nay Do thời gian và kiến thức còn nhiều hạn chế nên đề án của em không thể tránh được những sai sót nhất định. Em xin chân thành cảm ơn Cụ giáo, đã nhiệt tình hướng dẫn em hoàn thành đề án này. PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG GIAI ĐOẠN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1 Lý luận chung về rủi ro kiểm toán 1.1.1 Kiểm toán với rủi ro Kiểm toán tài chính là hoạt động đặc trưng nhất của kiểm toán bởi nó chứa đựng đầy đủ các sắc thái kiểm toán ngay từ khi ra đời cũng như trong quá trình phát triển. Kiểm toán tài chính là quá trình sử dụng các phương pháp kĩ thuật nghiệp vụ và các thủ tục kiểm toán nhằm thu thập các bằng chứng kiểm toán cần thiết làm cơ sở cho việc xác minh và bày tỏ ý kiến về tính trung thực và hợp lí của các bảng khai tài chính đã lập so với những chuẩn mực chung được chấp nhận. Đối tượng trực tiếp của kiểm toán tài chính là bảng khai tài chính. Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên mà các kiểm toán viên cần thực hiện trong mỗi cuộc kiểm toán nhằm tạo ra các điều kiện pháp lí cũng như những điều kiện cần thiết khác cho kiểm toán. Lập kế hoạch kiểm toán có vai trò quan trọng, chi phối tới chất lượng và hiệu quả chung của toàn bộ cuộc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán trợ giúp KTV phân công công việc cho trợ lí kiểm toán và phối hợp với KTV và chuyên gia khác về công việc kiểm toán. Như vậy trên mức độ trọng yếu được xác định cho toàn bộ BCTC và phân bổ cho từng khoản mục, KTV cần đánh giá khả năng xảy ra sai sót trọng yếu ở toàn bộ BCTC cũng như từng khoản mục để phục vụ cho việc thiết kế các thủ tục kiểm toán và xây dựng chương trình cho từng khoản mục. Công việc này được gọi là đánh giá rủi ro kiểm toán. Đánh giá rủi ro là vấn đề hết sức quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến chất lượng của mọi cuộc kiểm toán. Để tìm hiểu về quy trình đánh giá rủi ro ta cần phải hiểu thế nào là rủi ro và việc nhận diện từng loại rủi ro. 1 Đã có rất nhiều các quan điểm khác nhau về rủi ro. Có quan điểm cho rằng rủi ro chỉ liên quan đến các thiệt hại đã thực tế xảy ra (rủi ro không đối xứng). Có quan điểm lại cho rằng rủi ro không chỉ liên quan đến các thiệt hại đã thực tế xảy ra mà còn liên quan đến may mắn (rủi ro đối xứng). Theo một cách chung nhất thì rủi ro chỉ những sự kiện có thể xảy ra nằm ngoài ý muốn và khi xảy ra sẽ mang lại kết quả không có lợi. Lĩnh vực kiểm toán, với tư cách là một môn khoa học cũng không phải ngoại lệ, tuy nhiên với những đặc thù riêng của ngành nên rủi ro kiểm toán cũng có những đặc trưng riêng. Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam Số 400 (VSA 400) giải thích về rủi ro kiểm toán như sau: “Rủi ro kiểm toán là rủi ro do KTV và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp trong khi BCTC đã được kiểm toán vẫn còn chứa đựng những sai sót trọng yếu. Rủi ro kiểm toán bao gồm ba bộ phận: rủi ro tiềm tàng; rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện” (3) Cũng như các loại rủi ro khác, rủi ro kiểm toán cũng luôn tiềm ẩn và có nguy cơ xảy ra ngay cả khi cuộc kiểm toán được lập kế hoạch chu đáo và thực hiện một cách thận trọng. Rủi ro kiểm toán sẽ tăng lên nếu việc lập kế hoạch kém và thực hiện thiếu thận trọng. KTV không thể chắc chắn rằng 100% các BCTC đã kiểm toán không còn chứa đựng các sai phạm trọng yếu. Vì vậy, KTV chỉ có thể kì vọng một mức kiểm toán có thể chấp nhận được đảm bảo rằng ở mức rủi ro đó sai sót trọng yếu không có cơ hội xảy ra. Vấn đề xác định rủi ro kiểm toán là hết sức cần thiết trong mọi cuộc kiểm toán. Dựa trên mức rủi ro kiểm toán đã xác định, KTV có cơ sở để xác định mức trọng yếu có thể chấp nhận. 1.1.2 Các loại rủi ro kiểm toán Đối tượng của kiểm toán là những thông tin được kiểm toán qua nhiều giai đoạn bằng các bộ máy kiểm toán khác nhau nên rủi ro kiểm toán cũng 2 được xác định tương ứng với đối tượng kiểm toán từng loại: Rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện. 1.1.2.1 Rủi ro tiềm tàng (Inherent Risk) – IR Rủi ro tiềm tàng (Inherent Risk) – IR là sự nghi ngờ một số dư tài khoản nào đó trong một nghiệp vụ nào đó mà sai sót cú thể xảy ra giả sử rằng khơng cú một bước kiểm soát nội bộ liân quan nào. Rủi ro này liân quan đến hoạt động và ngành nghề kinh doanh của khách hàng. Kiểm toán viên không tạo ra và cũng không kiểm soát rủi ro tiềm tàng mà họ chỉ có thể đánh giá chúng. Để đánh giá rủi ro tiềm tàng KTV phải dựa vào kinh nghiệm và óc xét đoán của mình để từ đó dự đoán nơi nào trong BCTC chứa đựng sai sót nhiều nhất. Trong thực tế, để đánh giá rủi ro tiềm tàng KTV có thể dựa vào nhiều nguồn thông tin khác nhau. Chẳng hạn, KTV có thể dựa vào kết quả của cuộc kiểm toán trước. Ví dụ, nếu kết quả cuộc kiểm toán năm trước chỉ ra rằng không phát hiện bất kì một sai phạm trọng yếu nào thì KTV nên đánh giá khả năng tiềm ẩn rủi ro tiềm tàng sẽ lớn và phải chú ý nhiều. Hoặc thông qua việc thu thập các thông tin về ngành nghề kinh doanh của khách thể kiểm toán, về chính sách kinh tế, tài chính kế toán của đơn vị được kiểm toán, KTV có thể hiểu được bản chất kinh doanh của đơn vị, hiểu được tính chất phức tạp của các nghiệp vụ… và từ đó có thể đưa ra dự đoán của mình về rủi ro tiềm tàng. 1.1.2.2 Rủi ro kiểm soát (Control Risk) – CR Rủi ro kiểm soát (Control Risk) – CR là loại rủi ro liân quan đến sự yếu kém của hệ thống kiểm soát nội bộ. Rủi ro kiểm soát là khả năng xảy ra các sai phạm trọng yếu do hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị khách hàng khơng hoạt động hoặc hoạt động khơng cú hiệu quả do đó đã khơng phát hiện và ngăn chặn cỏc sai phạm này. Cũng như rủi ro tiềm tàng, KTV không thể tạo 3 ra và kiểm soát được rủi ro kiểm soát. KTV chỉ có thể đánh giá hệ thống kiểm soát của đơn vị được kiểm toán và từ đó đưa ra mức rủi ro kiểm soát dự kiến. Rủi ro kiểm soát có mối quan hệ tỉ lệ thuận với số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập và quan hệ tỉ lệ nghịch với rủi ro phát hiện. Thí dụ, nếu KTV kết luận là hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng hoạt động có hiệu quả, rủi ro phát hiện có thể tăng lên và do đó rủi ro kiểm soát giảm xuống. Rủi ro kiểm soát giảm xuống thì số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập sẽ giảm xuống. Kiểm toán viên có thể tăng mức rủi ro phát hiện (tức là giảm rủi ro kiểm soát) khi xét thấy hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng hoạt động tốt, bởi vì khi hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tốt thì sẽ làm giảm các sai sót trong BCTC. Do những hạn chế cố hữu của hệ thống kiểm soát nội bộ nên rủi ro kiểm soát luôn xuất hiện và khó tránh khỏi. 1.1.2.3 Rủi ro phát hiện (Detection Risk) – DR Rủi ro phát hiện (Detection Risk) – DR là khả năng xảy ra các sai sót hoặc gian lận mà khụng được ngăn chặn hay phát hiện bởi hệ thống kiểm soát nội bộ và cũng khụng được KTV phát hiện thĩng qua các phương pháp kiểm toán. Ngược lại với rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, KTV phải có trách nhiệm thực hiện các thủ tục thu thập các bằng chứng kiểm toán nhằm quản lý và kiểm soát rủi ro phát hiện. Rủi ro phát hiện phụ thuộc vào: mức độ thích hợp của các bước kiểm toán; tính hợp lí của việc thực hiện quy trình kiểm toán cho mỗi phần hành; mối quan hệ giữa bằng chứng kiểm toán với nhận thức hoặc nhận định và đưa ra kết luận về phần hành đó cũng như về báo cáo tài chính; khả năng phát hiện ra sai sót do có sự thông đồng nhất trí bên trong doanh nghiệp để thực hiện không đúng các chế độ chính sách do Ban giám đốc đề ra. Nói cách khác, mức độ rủi ro phát hiện có quan hệ mật 4 thiết với những phương pháp kiểm toán và các bằng chứng mà KTV thu thập được. Trong thực tế rủi ro phát hiện vẫn có thể xuất hiện cho dù KTV đã thực hiện kiểm tra 100% số dư các tài khoản và các nghiệp vụ phát sinh. Nguyên nhân chính xảy ra tình trạng này là do các phương pháp kiểm toán mà KTV áp dụng là không phù hợp, hoặc áp dụng sai phương pháp kiểm toán đã chọn, hoặc khi đã có kết quả thực tế của cuộc kiểm toán thì KTV lại đưa ra các đánh giá và nhận xét sai lầm. Các nguyên nhân xảy ra rủi ro phát hiện có thể khái quát như sau: Thứ nhất: Kiểm toán viên áp dụng các bước kiểm toán không phù hợp. Điều này xảy ra với các KTV mới vào nghề, thiếu kinh nghiệm hoặc quá trình lập kế hoạch kiểm toán không được thực hiện một cách đúng đắn, khiến cho việc thực hiện các quy trình kiểm toán đối với mỗi phần hành trở nên không hợp lí. Thứ hai: Kiểm toán viên đã tìm được bằng chứng, nhưng không tìm được nguyên nhân gây sai sót dẫn đến kết luận sai về bản chất của khoản mục hoặc nghiệp vụ đó cũng như BCTC. Thứ ba: Các BCTC bản thân cũng chứa đựng các sai sót, nhưng sự sai sót đó là do bên trong doanh nghiệp đã có sự thông đồng để làm sai các chính sách và chế độ của Ban quản trị đề ra nên KTV rất khó phát hiện ra gian lận và sai sót. 1.1.3 Mối quan hệ giữa các loại rủi ro - Mô hình rủi ro kiểm toán Quan hệ giữa các loại rủi ro trên có thể phản ánh qua hai mô hình rủi ro sau: AR = IR * CR * DR (1) DR = AR/(IR*CR) (2) Trong đó: AR: Mức rủi ro kiểm toán mong muốn IR: Mức rủi ro tiềm tàng do KTV đánh giá 5 [...]... thì bằng chứng cần sẽ ít hơn, và kiểm toán viên có thể thu hẹp bớt quy mô mẫu chọn 20 PHẦN II: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG GIAI ĐOẠN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BCTC TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 Quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC đối với công ty kiểm toán vốn trong nước Rủi ro kiểm toán mong muốn sẽ được thiết lập trên hai khía cạnh cơ bản... thực hiện chứng minh được HTKSNB của khách hàng hoạt động như nhận định mà KTV đánh giá ban đầu 1.2.4 Đánh giá rủi ro phát hiện trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính Chúng ta biết rằng, trong khi kiểm toán viên chỉ có thể đánh giá được rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát thì rủi ro phát hiện có thể được kiểm soát và điều chỉnh nhằm đảm bảo đạt được mức rủi ro kiểm toán mong muốn Trong. .. được Đánh giá của KTV về các loại rủi ro có thể thay đổi trong quá trình thực hiện kiểm toán Nếu trong quá trình thực hiện kiểm toán, KTV phát hiện thêm những thông tin mới khác biệt lớn so với ban đầu thì KTV có thể thay đổi kế hoạch kiểm toán cho phù hợp với việc đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát Ví dụ trong một cuộc kiểm toán, KTV sau khi đã xem xét đến 2 yếu tố trên, tiến hành lập kế hoạch. .. được.” Rủi ro phát hiện tỉ lệ nghịch với rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát Khi rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát được đánh giá cao thì rủi ro phát hiện cần xác định ở mức thấp để duy trì rủi ro kiểm toán ở mức thấp có thể chấp nhận được Ngược lại, khi rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát được đánh giá thấp thì có thể chấp nhận mức rủi ro phát hiện cao hơn nhưng vẫn đảm bảo rủi ro kiểm toán ở... Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên có thể xác định được mức rủi ro phát hiện có thể chấp nhận được (rủi ro phát hiện mong muốn), đây là mức rủi ro mà không ảnh hưởng tới việc ra quy t định của kiểm toán viên dựa trên mức độ rủi ro mong muốn được xác định cùng với đánh giá ban đầu về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát Mức độ rủi ro phát hiện được xác định dựa trên mô hình rủi ro kiểm. .. Mức rủi ro kiểm soát do KTV đánh giá DR: Mức rủi ro phát hiện Mô hình (1) biểu thị mối quan hệ giữa các loại rủi ro kiểm toán Mô hình này được kiểm toán viên sử dụng để điều chỉnh mức rủi ro phát hiện để có mức rủi ro kiểm toán mong muốn Hay nói cách khác, mô hình (1) dựng để đánh giá tính hợp lí của kế hoạch kiểm toán đã được lập Thí dụ: KTV muốn thực hiện một cuộc kiểm toán cụ thể và muốn rủi ro kiểm. .. hành kiểm kê cuối năm, đối chiếu với số lượng nhập xuất trong kì để tính ra số dư đầu năm Kiểm tra các phiếu nhập xuất kho, hóa đơn, chứng từ vận chuyển Các thủ tục kiểm toán được áp dụng được trình bày chi tiết trong chương trình kiểm toán đối với mỗi khoản mục 2.2 Các công ty kiểm toán cú vốn nươớc ngoài tại Việt Nam với vấn đề đánh giá rủi ro kiểm toán 2.2.1 Đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn. .. hình rủi ro kiểm toán AR DR = IR.CR Việc đánh giá rủi ro phát hiện phụ thuộc rất nhiều vào mức độ đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro kiểm toán có thể chấp nhận được Theo VSA 400: Kiểm toán viên phải dựa vào đánh giá mức độ rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát để xác định nội dung, lịch trình và phạm vi thử 18 nghiệm cơ bản để giảm rủi ro phát hiện và giảm rủi ro kiểm toán xuống thấp... với mỗi mức độ đánh giá về rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, thì KTV sẽ đánh giá được rủi ro phát hiện sao cho mức rủi ro kiểm toán mong muốn ở mức thấp nhất 1.2 Quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán 1.2.1 Đánh giá chấp nhận hợp đồng kiểm toán báo cáo tài chính Trước khi chấp nhận cung cấp dịch vụ cho một khách hàng các công ty kiểm toán đều phải tiến hành điều tra về khách hàng và đánh giá khả năng... đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính Đánh giá rủi ro kiểm soát là một khâu trong quy trình tìm hiểu và đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ Hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết kế và vận hành có hiệu quả thì mức độ rủi ro kiểm soát được đánh giá ở mức thấp Khi hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết kế không phù hợp, hay hoạt động không có hiệu quả thì khi đó rủi ro kiểm soát được đánh giá ở . đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại Việt Nam hiện nay Phần III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch. việc đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính nên em đã chọn đề án của mình là: “ Quy trình đánh giỏ rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. chính tại Việt Nam hiện nay . Đề án của em gồm 3 phần: Phần I : Lí luận chung về quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC Phần II: Thực trạng quy trình đánh

Ngày đăng: 14/05/2015, 08:05

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Trung bình

  • Thấp

  • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan