1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài trong tư pháp quốc tế việt nam hiện nay, thực trạng và hướng giải quyết

67 830 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 318 KB

Nội dung

Khi phát sinh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài thường sẽ kéo theo nhiều vấn đề khác cùng phát sinhnhư hiện tượng xung đột pháp luật, vấn đề xác định thẩm quyền của Tòa án, vấn đề vềc

Trang 1

Lời mở đầu 1

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước nước ngoài 4

1.1 Khái niệm, tính chất, vị trí và ý nghĩa của quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài 4

1.1.1 Khái niệm quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài 4

1.1.2 Vị trí, tính chất và ý nghĩa của quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài 5

1.1.2.1 Vị trí 5

1.1.2.2 Tính chất 5

1.1.2.3 Ý nghĩa 6

1.2 Sự cần thiết của pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài 7

1.2.1 Pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài là yêu cầu khách quan phù hợp với thực tiễn phát triển của xã hội 7

1.2.2 Điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài là góp phần làm ổn định các quan hệ xã hội 8

1.2.3 Điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài là tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho các cơ quan nhà nước giải quyết các vấn đề phát sinh 9

1.2.4 Điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài là biểu hiện của chủ quyền quốc gia, phù hợp với đòi hỏi tất yếu trong điều kiện mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế 9 1.2.5 Điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài là góp phần thúc đẩy sự hội nhập kinh tế quốc tế 10

1.3 Phương pháp điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài 10

Trang 2

1.3.1.2 Cộng hòa Liên bang Đức 15

1.3.1.3 Liên bang Thụy sĩ 16

1.3.1.4 Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 17

1.3.1.5 Nhật Bản 19

1.3.1.6 Québec (Canada) 20

1.3.2 Phương pháp điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam 21

1.3.2.1 Phương pháp thực chất 21

1.3.2.2 Phương pháp xung đột 22

Kết luận chương 1 24

Chương 2: Thực tiễn và phương hướng hoàn thiện pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam 25

2.1 Thực tiễn pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam 25 2.1.1 Giải quyết xung đột pháp luật về quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài 25

2.1.2 Quyền thừa kế tại Việt Nam của người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài 27

2.1.2.1 Về quyền thừa kế của người nước ngoài tại Việt Nam 27

2.1.2.2 Về quyền thừa kế của người Việt Nam định cư ở nước ngoài 30

2.1.3 Vấn đề thừa kế trong các Hiệp định tương trợ tư pháp 32

2.2 Phương hướng hoàn thiện pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài 36

Trang 3

2.2.3 Xây dựng án lệ về thừa kế có yếu tố nước ngoài 43

Kết luận chương 2 46

Kết luận chung 50

Danh mục tài liệu tham khảo

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Chiến tranh thế giới thứ II (1939 – 1945) kết thúc đã hơn 60 năm, cũng là từng ấythời gian kể từ ngày Bác Hồ đọc Bản Tuyên Ngôn Độc Lập (02/9/1945) khai sinh nướcViệt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, đánh dấu thời kỳ khôi phục, xây dựng và phát triển đấtnước Trong quá trình đổi mới, Việt Nam đã có những bước phát triển quan trọng cả vềtốc độ và quy mô tăng trưởng cùng nền kinh tế thế giới

Kinh tế thế giới, qua nhiều giai đoạn lịch sử đang phát triển vô cùng mạnh mẽ, kéotheo hàng loạt sự biến đổi về chính trị, văn hóa, giáo dục, pháp luật,… đặc biệt là tronggiai đoạn hiện nay

Quá trình hợp tác quốc tế đã làm phát sinh nhiều mối quan hệ khác nhau giữa cácquốc gia, các tổ chức quốc tế, giữa công dân, tổ chức của các nước Cùng với sự pháttriển mạnh mẽ của quá trình toàn cầu hóa, các mối quan hệ dân sự, kinh tế - thươngmại, hôn nhân - gia đình,… giữa công dân, pháp nhân các nước ngày càng tăng vàchiếm một vị trí quan trọng trong việc điều chỉnh pháp luật

Các quan hệ phát sinh trong quá trình hợp tác quốc tế giữa các quốc gia, các tổ chứcliên minh chính phủ như quan hệ về chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự, khoa học kỹthuật,… trong đó chủ yếu là quan hệ chính trị thuộc đối tượng điều chỉnh của Côngpháp quốc tế Các quan hệ phát sinh giữa công dân, cơ quan, tổ chức của các nước khácnhau và trong một số quan hệ nhất định giữa quốc gia với công dân, cơ quan, tổ chứccủa một nước nhưng có liên quan đến yếu tố nước ngoài do một số ngành luật như Tưpháp quốc tế, Luật Thương mại quốc tế điều chỉnh… Các quan hệ Tư pháp quốc tế điềuchỉnh là:

ngoài,

Trang 5

- Quan hệ sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài,

Quyền thừa kế là một trong những chế định pháp lý quan trọng trong pháp luật dân

sự, và như một điều tất yếu, quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài cũng có vai trò quantrọng tương tự trong hệ thống pháp luật nước ta, đặc biệt là với tình hình phát triển củanước ta như hiện nay Trên thực tế, quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài là một quan

hệ rất phức tạp, liên quan đến nhiều hệ thống pháp luật khác nhau Khi phát sinh quan

hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài thường sẽ kéo theo nhiều vấn đề khác cùng phát sinhnhư hiện tượng xung đột pháp luật, vấn đề xác định thẩm quyền của Tòa án, vấn đề vềcông nhận và thi hành bản án của Tòa án nước ngoài giải quyết các vụ án về thừa kế.Trong khuôn khổ của đề tài này, tác giả chỉ xin tập trung nghiên cứu một vấn đề phátsinh thôi, đó là vấn đề xác định hệ thống pháp luật áp dụng điều chỉnh quan hệ thừa kế

có yếu tố nước ngoài (hiện tượng xung đột pháp luật và giải quyết xung đột pháp luật)

Là một sinh viên khoa Quản trị kinh tế quốc tế trường đại học Lạc Hồng, qua thờigian học tập và rèn luyện tại trường tác giả đã được trang bị những kiến thức về Luậthọc thông qua chuyên ngành học là Luật Kinh tế nhưng đó chỉ là những kiến thức vềmặt lý thuyết trong sách vở, trên thực tế vẫn còn nhiều điều mà bản thân tác giả chưa

nắm bắt và hiểu kịp Chính vì vậy rất mong được cùng giáo viên cố vấn là Thạc sĩ

Nguyễn Thị Yên và các bạn đọc cùng nghiên cứu, tìm hiểu và giải quyết các vấn đề

phát sinh từ mối quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài nêu trên thông qua chủ đề:

“Quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài trong Tư pháp quốc tế Việt Nam hiện nay, thực trạng và hướng giải quyết”.

Đề tài được nghiên cứu với mục đích nhằm làm rõ một số vấn đề lý luận liên quanđến khái niệm, tính chất, vị trí, vai trò của quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài; phân

Trang 6

tích, đánh giá về pháp luật Việt Nam điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài.Qua đó rút ra những ưu điểm, những tồn tại, bất cập của pháp luật để tiếp tục nghiêncứu, xây dựng và hoàn thiện hơn pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nướcngoài, phù hợp với mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ViệtNam quản lý xã hội bằng pháp luật.

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu: phân tích Luật học, phân tích, so sánh,phương pháp tổng hợp, trích dẫn,… để tập trung nghiên cứu các đối tượng thuộc phạmvi: khái niệm, tính chất, vị trí, ý nghĩa, phương pháp điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu

tố nước ngoài, dựa vào thực trạng và sự cần thiết của pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa

kế có yếu tố nước ngoài mà đưa ra phương hướng hoàn thiện

Từ mục đích, phạm vi và phương pháp nghiên cứu như trên, đề tài được bố cụcthành hai chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tốnước ngoài

Chương 2: Thực tiễn và phương hướng hoàn thiện pháp luật điều chỉnh quan hệthừa kế có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam

Kết luận

Trang 7

1.1.1 Khái niệm quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài

Để đưa ra khái niệm quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài, chúng ta cần giải quyếtcác vấn đề sau: Thừa kế là gì và yếu tố nước ngoài là như thế nào

Trước tiên là vấn đề thừa kế là gì, theo quan điểm khoa học của Mác: “Thừa kế

không sinh ra cái quyền của một người chiếm dụng thành quả lao động từ túi của một

kẻ khác – mà nó làm biến đổi chính con người có cái quyền ấy… Giống như pháp luật dân sự nói chung, các quy định về thừa kế không phải là nguyên nhân, mà là kết cục,

là hậu quả pháp lý của sự tồn tại hình thái kinh tế xã hội dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, tức là về đất đai, tài nguyên, máy móc v.v…” (C Mác và Ph.

Ăng-ghen toàn tập)

Còn trong khoa học pháp lý ngày nay, “Quan hệ thừa kế là một quan hệ pháp luật,

xuất hiện đồng thời với quan hệ sở hữu và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người”1

Vậy theo tác giả thì thừa kế là một chế định pháp luật dân sự, là tổng hợp các quyphạm pháp luật điều chỉnh việc chuyển dịch tài sản của người chết cho người sống theo

di chúc hoặc theo pháp luật

Vấn đề thứ hai là về yếu tố nước ngoài, như ta đã biết: “Quan hệ dân sự có yếu tố

nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập,

Trang 9

thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài”2, từ đó xác định yếu tố nướcngoài sẽ được dựa theo các căn cứ cụ thể như:

- Về chủ thể: có ít nhất một trong các bên tham gia quan hệ là cơ quan, tổ chức,

cá nhân nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

- Tài sản liên quan đến quan hệ nằm ở nước ngoài;

- Căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ theo pháp luật nước ngoài, phát sinhtại nước ngoài

Vậy quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài là: tổng hợp các quy phạm pháp luật

điều chỉnh việc dịch chuyển tài sản của người chết cho người sống theo di chúc hoặc theo pháp luật khi có một trong các yếu tố sau xuất hiện: có ít nhất một trong các bên tham gia quan hệ là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc người Việt Nam định

cư ở nước ngoài; tài sản liên quan đến quan hệ nằm ở nước ngoài; căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ theo pháp luật nước ngoài, phát sinh ở nước ngoài.

1.1.2 Vị trí, tính chất và ý nghĩa của quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài 1.1.2.1 Vị trí

Quan hệ thừa kế là một trong những chế định pháp lý quan trọng của pháp luật dân

sự các nước và tại Việt Nam, Bộ luật Dân sự 2005 đã dành ra 57 điều (từ Điều 631 đếnĐiều 687), 04 chương (từ chương XXII đến chương XXV) để quy định về chế địnhnày; kết hợp với Điều 767, Điều 768 cũng tại bộ luật này; Nghị định 138/2006/NĐ-CPquy định chi tiết thi hành các quy định về thừa kế có yếu tố nước ngoài

1.1.2.2 Tính chất

Trên thực tế, quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài là một quan hệ rất phức tạp, liênquan đến nhiều hệ thống pháp luật khác nhau:

nó là một quan hệ tài sản và có liên quan với pháp luật nơi có tài sản;

Trang 11

- Do sự dịch chuyển quyền sở hữu tài sản của người để lại thừa kế cho người cònsống trên cơ sở huyết thống nên đây cũng là quan hệ nhân thân và có liên quanvới pháp luật nhân thân của người để lại thừa kế;

với các đối tác khác (người thứ ba), nhất là quan hệ dân sự trong hợp đồng vàquan hệ dân sự ngoài hợp đồng, nên cũng là quan hệ tài sản đối với người thứ

hệ xung quanh đời sống giữa người Việt Nam với bạn bè quốc tế

Do các quốc gia khác nhau dẫn tới chế độ sở hữu khác nhau, cùng với sự ảnhhưởng của các yếu tố khác như chế độ chính trị - xã hội, kinh tế, văn hóa, tôn giáo,phong tục tập quán,… nên pháp luật về thừa kế của các nước có sự khác nhau Điều đólàm phát sinh yêu cầu cần có các quy phạm pháp luật giải quyết mối quan hệ thừa kếnày khi nó vượt ra khỏi phạm vi điều chỉnh của pháp luật trong nước, sao cho thật thỏađáng và đảm bảo được công bằng cho các bên

Trang 13

Vậy xây dựng và bổ sung các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế cóyếu tố nước ngoài là không thể thiếu trong mục tiêu làm hoàn thiện và tiến bộ hơnpháp luật nước ta.

1.2 Sự cần thiết của pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài 1.2.1 Pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài là yêu cầu khách quan phù hợp với thực tiễn phát triển của xã hội

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế khu vực

và thế giới, Việt Nam đã gặt hái được những thành tựu quan trọng trên rất nhiều lĩnh

vực như chính trị, ngoại giao, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng Đến nay “Việt Nam

đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia trên thế giới, mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hóa tới trên 230 thị trường của các nước và vùng lãnh thổ (theo các Báo cáo của các Bộ/ngành của Uỷ ban quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế),

ký kết trên 90 Hiệp định thương mại song phương, gần 60 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 Hiệp định chống đánh thuế hai lần và nhiều Hiệp định hợp tác về văn hóa song phương với các nước và các tổ chức quốc tế (theo các Báo cáo của các Bộ/ngành của Uỷ ban quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế) Việt Nam đã thiết lập quan

hệ tốt với tất cả các nước lớn, trong đó có 5 nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (P5), các nước trong nhóm G8; nâng quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc trở thành đối tác chiến lược toàn diện, gia tăng nội hàm của quan hệ đối tác chiến lược với Nga, thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Anh, Tây Ban Nha Số lượng các cơ quan đại diện của ta ở nước ngoài cũng tăng lên (91 cơ quan) với 65 đại sứ quán, 20 tổng lãnh sự quán, 4 phái đoàn thường trực bên cạnh các tổ chức quốc tế, 1 văn phòng kinh tế văn hóa Về hợp tác đa phương

và khu vực: Việt Nam đã có mối quan hệ tích cực với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc

tế như Ngân hàng phát triển Á Châu, Quỹ tiền tệ thế giới, Ngân hàng thế giới…tham gia các tổ chức kinh tế, thương mại khu vực và thế giới, ký kết các Hiệp định hợp tác

Trang 14

kinh tế đa phương”4 Chính sự hội nhập và phát triển tốc độ đó đã làm gia tăng hết sức

mạnh mẽ các giao lưu về dân sự có yếu tố nước ngoài đòi hỏi phải được pháp luật điềuchỉnh

Nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay đã trở thành một đòi hỏi có tính tất yếukhách quan đối với mọi quốc gia trong tiến trình phát triển Quá trình hội nhập quốc tếđòi hỏi Việt Nam phải có một hệ thống pháp luật hoàn thiện Điều đó cũng có nghĩa là,cùng với việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật phục vụ cho phát triển nềnkinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì việc hoàn thiện hệ thống phápluật điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nói chung và pháp luật điềuchỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài nói riêng là một yêu cầu khách quan, phùhợp với thực tiễn phát triển của xã hội hiện nay

1.2.2 Điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài là góp phần làm ổn định các quan hệ xã hội

Cùng với nhịp độ phát triển mạnh mẽ của các quan hệ kinh tế thương mại có yếu tốnước ngoài trong bối cảnh năng động tại các đô thị, các thành phố lớn đã làm phát sinhngày càng nhiều các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài bao gồm quan hệ thừa kế cóyếu tố nước ngoài Tình hình đó tất nhiên sẽ kéo theo hậu quả làm phát sinh nhiều vụtranh chấp đòi hỏi phải được giải quyết kịp thời Điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tốnước ngoài còn nhằm mục đích góp phần làm ổn định các quan hệ xã hội vì thừa kế cóliên quan mật thiết với quan hệ sở hữu, quan hệ hôn nhân – gia đình,… hướng cho cácquan hệ này phát triển một cách tích cực trong khuôn khổ pháp luật, qua đó có thể gópphần làm giảm thiểu các tranh chấp phát sinh Chính vì vậy mà việc hoàn thiện phápluật điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài là góp phần làm ổn định các quan

hệ xã hội

Trang 16

1.2.3 Điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài là tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho các cơ quan nhà nước giải quyết các vấn đề phát sinh

Cũng như các quan hệ dân sự khác khi phát sinh sẽ kéo theo việc các cơ quan cóthẩm quyền phải giải quyết dựa trên cơ sở là các quy phạm pháp luật liên quan điềuchỉnh quan hệ đó Ở đây, quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài cũng vậy, các vấn đềphát sinh trong quan hệ này sẽ không thể giải quyết được nếu không có đủ cơ sở pháp

lý cần thiết cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi xem xét giải quyết vụ việc.Trên cơ sở đưa ra các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nướcngoài, định ra các quy tắc lựa chọn pháp luật áp dụng hoặc xác định thẩm quyền giảiquyết đối với mỗi vụ việc cụ thể (Về vấn đề xác định thẩm quyền của Tòa án quốc giađối với các vụ việc về thừa kế trong Tư pháp quốc tế Việt Nam hiện nay, theo khoản 1Điều 410 Bộ luật Tố tụng dân sự đưa ra nguyên tắc xác định như sau: trước tiên là dựavào khoản 2 Điều 410 và Điều 411 xác định Tòa án Việt Nam có hay không có thẩmquyền, nếu có thì sẽ tiếp tục căn cứ vào Chương 3 Bộ luật Tố tụng dân sự xác định Tòa

án Việt Nam cụ thể nào có thẩm quyền)

Vì vậy có thể khẳng định điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài là tạo cơ

sở pháp lý vững chắc cho các cơ quan nhà nước giải quyết các vấn đề phát sinh

1.2.4 Điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài là biểu hiện của chủ quyền quốc gia, phù hợp với đòi hỏi tất yếu trong điều kiện mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế

Hệ thống pháp luật điều chỉnh các vấn đề phát sinh trong quá trình xây dựng vàphát triển đất nước là sự thể hiện cao nhất ý chí và nguyện vọng đối với chủ quyền củamột quốc gia Chính vì lẽ đó mà nhà nước phải không ngừng bổ sung, hoàn thiện hơnpháp luật để ngày càng phù hợp và theo kịp với tình hình thế giới trong điều kiện mởrộng quan hệ hợp tác quốc tế mà vẫn giữ vững được chủ quyền quốc gia mình

Trang 17

1.2.5 Điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài là góp phần thúc đẩy sự hội nhập kinh tế quốc tế

Với xu thế hội nhập của Việt Nam trong bối cảnh mở rộng quan hệ quốc tế hiệnnay, điều cần thiết là nên mở rộng quan hệ hợp tác tư pháp để tạo hành lang pháp lýcho quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài phát triển đúng hướng trong khuôn khổ phápluật

Do đó mà chúng ta có thể nhận thấy, làm hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật điềuchỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài trở nên cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng,góp phần tạo hành lang pháp lý cho việc ổn định quan hệ này, để từ đó có thể phục vụ

và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế cho Việt Nam trong thời kỳ mới

1.3 Phương pháp điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài

1.3.1 Phương pháp điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài trong pháp luật của các nước

Mối quan hệ xã hội nào khi phát sinh cũng cần được điều chỉnh bởi pháp luật để tạonên sự ổn định trật tự chung Và mỗi ngành luật sẽ được điều chỉnh bằng phương phápnhất định, việc lựa chọn phương pháp nào là tùy thuộc vào mục đích, tính chất, vai tròcủa ngành luật đó trong đời sống xã hội

Bên cạnh phương pháp thực chất đã tồn tại từ lâu đời thì đến nay các nước đã đi đếnchỗ dung hòa với nhau, chấp nhận một phương pháp khác là phương pháp xung đột(conflict method) – phương pháp điều chỉnh cơ bản của pháp luật đối với quan hệ dân

sự có yếu tố nước ngoài, trong đó có quan hệ thừa kế mà chúng ta đang nói đến

Vấn đề giải quyết xung đột pháp luật đã tạo nên một hệ thống các quy chế biệt lập

có quy củ và phát triển liên tục Do đó, khi nói đến phương pháp điều chỉnh quan hệthừa kế có yếu tố nước ngoài chính là nói đến việc xây dựng quy phạm xung đột dựatrên cơ sở những yếu tố cơ bản liên quan đến con người

Trang 18

Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các vấn đề xung quanh phương pháp xung độtpháp luật, vai trò cũng như ý nghĩa của nó trong việc điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu

tố nước ngoài

Có thể nói rằng, phương pháp xung đột, về cơ bản, đã ra đời từ rất sớm Vì từ thời

La Mã người ta đã cho rằng, khi thấy xuất hiện ít nhất một yếu tố ngoại hệ thì sự ápdụng đơn thuần các quy định pháp luật của một quốc gia không còn được đánh giá làmột giải pháp phù hợp và thỏa đáng nữa Hay nói cách khác, trong trường hợp màchúng ta đang cùng nghiên cứu này, thì khi xuất hiện yếu tố nước ngoài trong mối quan

hệ thừa kế, nếu chỉ áp dụng các quy phạm pháp luật của một quốc gia liên quan nào đó

để điều chỉnh đối với quan hệ này sẽ không thể là giải pháp tối ưu được Ví dụ, khicông dân Việt Nam ra nước ngoài và lập di chúc ở nước ngoài, thì rõ ràng không thểbắt buộc chỉ được sử dụng pháp luật Việt Nam để xem xét việc di chúc đó có hiệu lực

về mặt hình thức hay không vì ở đây đã thấy sự xuất hiện của yếu tố nước ngoài Vậyvấn đề đưa ra là phải giải quyết bằng một phương pháp khác, đó là chọn hệ thống phápluật nào trong số các hệ thống pháp luật có liên quan để áp dụng cho thật phù hợp.Qua phân tích trên còn cho thấy yếu tố nước ngoài trong quan hệ dân sự nói chung

và quan hệ thừa kế nói riêng chính là cơ sở ra đời của phương pháp xung đột

Xét về bản chất, phương pháp xung đột không phải là nhằm mục đích trực tiếp giảiquyết những khác nhau giữa các hệ thống pháp luật liên quan, tức là nó không trực tiếpquy định các quyền và nghĩa vụ của chủ thể khi tham gia vào quan hệ thừa kế có yếu tốnước ngoài, mà nó chỉ dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật của một trong các quốc gialiên quan để điều chỉnh quan hệ đó Theo phương pháp này thì hiện tượng xung độtpháp luật sẽ được giải quyết bằng chính các quy phạm xung đột (quy phạm dẫn chiếuđến việc áp dụng hệ thống pháp luật có thẩm quyền) Đây là điểm đặc biệt nhất cũng làđiểm phức tạp nhất của phương pháp xung đột Đối với nhiều nước, đặc biệt các nước

Trang 19

theo hệ thống pháp luật Common Law5 thì bên cạnh phương pháp xung đột, án lệ 6 còngiữ vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống nguồn điều chỉnh.

Chúng ta chỉ có thể kết luận được phương pháp xung đột có phát huy hiệu quả haykhông khi nhận được sự phản hồi từ việc áp dụng phần hệ thuộc của nó Nếu lựa chọn

hệ thuộc phù hợp với tính chất của đối tượng bị điều chỉnh thì sẽ phát huy được tối đagiá trị của nó, ngược lại nếu lựa chọn không đúng thì sẽ làm giảm đi nhiều hiệu lực củaquy phạm pháp luật nói chung hoặc thậm chí làm vô hiệu chính nó Do đó, việc xâydựng các hệ thuộc phù hợp cũng chính là biện pháp bảo đảm và phát huy vai trò củaphương pháp xung đột trong điều chỉnh pháp luật đối với quan hệ thừa kế có yếu tốnước ngoài

Sau đây xin được trình bày kết quả tìm hiểu được về vấn đề điều chỉnh quan hệ thừa

kế có yếu tố nước ngoài bằng phương pháp xung đột trong pháp luật của một số nước,

từ đó có thể rút ra một số điểm hữu ích nhằm tham khảo và so sánh khi nghiên cứu vềphương pháp điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài theo pháp luật ViệtNam

5Common Law hay còn được gọi là: luật chung, luật Anglo – Saxon, luật Anh Mỹ, thông luật Loại luật có nguồn gốc từ các Tòa án Hoàng gia Anh, được áp dụng chung cho toàn bộ nước Anh, thay cho luật địa phương Theo nghĩa này, Common law là một bộ phận của hệ thống pháp luật Anh, bên cạnh Equity Law Là một dòng

họ pháp luật cơ bản trên thế giới – bao gồm các hệ thống pháp luật của các nước có mối liên hệ chặt chẽ với hệ thống pháp luật nước Anh (theo trang www.wattpad.com )

6Theo nhiều chuyên gia luật hoc, án lệ là đường lối áp dụng luật pháp của các Tòa án về một vấn đề pháp lý đã trở thành tiền lệ để các thẩm phán theo đó xét xử trong những trường hợp tương tự về sau ở nước ngoài, khái niệm án lệ còn được gọi là tiền lệ pháp, theo đó, các bản án, quyết định giải quyết vụ việc trong các tập san án lệ trở thành khuôn mẫu, trở thành cơ sở để Tòa án đưa ra phán quyết trong những vụ việc có tình tiết, vấn đề tương

tự sau đó; tiền lệ pháp ở nước ngoài còn là quá trình làm luật của Tòa trong việc công nhận và áp dụng các nguyên tắc mới khi xét xử Vậy có thể hiểu, xử theo án lệ là việc Tòa cấp dưới vận dụng các phán quyết có từ trước của Tòa cấp trên để đưa ra một phán quyết mới tương tự trong một vụ việc tương tự.

Trang 20

1.3.1.1 Cộng hòa Pháp

Xét về mặt lập pháp trong tổng thể pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự nói chung thìPháp không có đạo luật riêng điều chỉnh tất cả các quan hệ dân sự có yếu tố nướcngoài Việc điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài của Pháp được đưavào Bộ luật Dân sự và các văn bản pháp luật khác Các quan hệ dân sự có yếu tố nướcngoài thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật Pháp được quy định rải rác trong Bộluật Dân sự Napoleon 1804 Một trong những đặc trưng cơ bản về nguồn của pháp luậtnước Pháp điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, cũng giống như ở nhiềunước khác, coi án lệ là nguồn quan trọng Nhờ điều đó mà rất nhiều nguyên tắc và quyphạm xung đột đã được cụ thể hóa bằng các án lệ (jurisprudences), tạo thuận lợi trongviệc áp dụng pháp luật cũng như trong công tác nghiên cứu và tìm hiểu khoa học pháplý

Pháp luật Pháp đã đưa ra các trường hợp không thừa nhận hiện tượng xung độtpháp luật, tạo thuận lợi cơ bản cho Tòa án khi giải quyết vụ việc phát sinh Trong các

nghiệm này cũng được nhiều nước vận dụng

Pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài trước đây của Pháp cóliên quan nhiều đến các thuộc địa (bao gồm ở Đông Dương), về thừa kế đối với bấtđộng sản thì do pháp luật của nước nơi có tài sản điều chỉnh, còn thừa kế đối với động

7Còn có các tên: luật La Mã (chỉ nguồn gốc), luật châu Âu lục địa (chỉ ra khu vực hình thành và phát triển giai đoạn đầu), Dân luật, hệ thống luật thành văn Là hệ thống luật lớn nhất thế giới, trải khắp từ châu Âu lục địa (Pháp, Đức, Ý…) tới châu Mỹ (tỉnh Québec của Canada, bang Lousiana của Mỹ) châu Phi và nhiều nước châu

Á Nó được coi là biểu thị sự phát triển văn minh của hệ thống pháp luật (theo trang www.wattpad.com)

8Trong xung đột pháp luật của tư pháp quốc tế, thuật ngữ Latinh lex fori về mặt văn chương có nghĩa là “luật của Tòa án” và nó được phân biệt với lex cause (luật nguyên nhân) ở chỗ lex cause là luật mà Tòa án viện dẫn như là một căn cứ để xem xét, trong khi lex fori là luật mà Tòa án lấy làm căn cứ để áp dụng trên thực tế nhằm đưa ra phán quyết cho một vụ việc pháp lý cụ thể (theo trang vi.wikipedia.org)

Trang 21

sản thì tuân theo quy tắc mobilia sequuntur personam 9 hoặc là sử dụng luật nơi cư trúcuối cùng của người chết để điều chỉnh Giải pháp này đã được Tòa án Pháp chấp nhậnsau khi ban hành Bộ luật Dân sự Trước đây, Tòa án thượng thẩm Hà Nội đã chấp nhậnmột chúc thư (di chúc) của một Hoa kiều chết tại Hà Nội (Phòng I, 26/6/1925, Nam k.Hée k Trần Thị Nam, J.J 1928.319) với lý do: theo pháp luật của Pháp, thừa kế thôngthường hoặc theo di chúc do luật nhân thân của người chết điều chỉnh, còn đối với bấtđộng sản có trên lãnh thổ Pháp thì do pháp luật của Pháp điều chỉnh chứ không áp dụngluật bản quốc của người chết Lãnh thổ Pháp được giải thích theo nghĩa rộng (về mặtpháp lý của từ này), bao gồm các lãnh thổ các quốc gia thuộc địa, trong đó có Đông

được coi là hệ thuộc cơ bản điều chỉnh quan hệ thừa kế bất động sản có yếu tố nướcngoài

Thừa kế đối với động sản được giải quyết theo pháp luật của nước là nơi cư trú cuốicùng của người chết Vấn đề này cũng được giải thích bởi nhiều án lệ của Pháp liênquan đến khái niệm luật nơi cư trú hay luật bản quốc của người chết “Pháp là quốc gia

có nhiều thuộc địa trước chiến tranh thế giới thứ hai, theo án lệ Pháp, lãnh thổ quốc giathuộc địa chỉ được coi là nơi cư trú pháp lý vì ở trên đó đang thực thi hệ thống phápluật do Pháp ban hành Vì vậy, luật bản quốc của người quá cố là thuộc dân Pháp hayluật nơi cư trú nói tóm lại cũng vẫn là luật của Pháp Nhưng nếu chọn luật nơi cư trú thì

dễ tránh được tâm lý đụng chạm tới vấn đề dân tộc của các thuộc dân hơn Đây là cáchgiải thích để dẫn tới việc áp dụng pháp luật của Pháp đối với vấn đề thừa kế được coi là

có yếu tố nước ngoài giữa các thuộc dân với nhau Từ năm 1927, khi ngoại kiều cóquyền cư trú trên lãnh thổ Pháp, thì án lệ lại áp dụng luật nơi cư trú thay cho luật

9Một thuật ngữ của pháp luật La Mã giải quyết vấn đề: một người cư trú hợp pháp tại một quốc gia nhưng khi chết lại để tài sản tại một quốc gia khác thì tài sản đó sẽ được xử lý theo pháp luật nước mà người đó cư trú hợp pháp, chứ không phải là theo pháp luật nơi có tài sản (theo trang en.wiktionary.org)

10 “Cơ sở lý luận và thực tiễn của pháp luật điều chỉnh một số quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài ở nước ta hiện nay” – Nguyễn Công Khanh

11 Thuật ngữ La Mã trong tư pháp quốc tế, là nguyên tắc mà theo đó quan hệ pháp luật về tài sản có nhân tố nước ngoài được điều chỉnh theo pháp luật của nước nơi có tài sản đó (theo trang luathoc.cafeluat.com)

Trang 22

bản quốc của họ”12 Giải pháp này cũng được thừa nhận ở Anh, Mỹ, theo pháp luật của

các nước này, thừa kế đối với bất động sản được điều chỉnh bởi pháp luật nơi có bất động sản, thừa kế động sản được điều chỉnh bởi pháp luật nơi cư trú cuối cùng của người chết.

1.3.1.2 Cộng hòa Liên bang Đức

“Cộng hòa Liên bang Đức đã ban hành đạo luật điều chỉnh các quan hệ dân sự cóyếu tố nước ngoài ngày 25 tháng 7 năm 1986, về việc giải quyết xung đột pháp luậttrong quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài, theo Điều 25 đạo luật năm 1986 có một sốđiểm đáng lưu ý như sau:

luật được điều chỉnh bởi luật của nước mà người để lại di sản là công dân vàothời điểm chết Tuy nhiên, người để lại di sản phải căn cứ vào pháp luật Đức đểđịnh đoạt đối với bất động sản nằm trên lãnh thổ Đức (theo nguyên tắc luật nơi

có vật)

chết thì hình thức của sự định đoạt cuối cùng sẽ được coi là hợp lệ (kể cả nhiềungười cùng định đoạt trong một văn bản – di chúc tập thể), nếu văn bản di chúc

đó phù hợp về mặt hình thức theo quy định của một trong các hệ thống pháp luậtsau đây:

o Luật của nước mà người để lại di sản là công dân vào thời điểm định đoạtcuối cùng hoặc vào thời điểm chết

o Luật của nước nơi mà người để lại di sản thường trú vào thời điểm địnhđoạt cuối cùng hoặc vào thời điểm chết

12 “Cơ sở lý luận và thực tiễn của pháp luật điều chỉnh một số quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài ở nước ta hiện nay” – Nguyễn Công Khanh

13 Luật được chọn dựa trên quốc tịch của người để lại di sản thừa kế (theo trang vi.wikipedia.org)

Trang 23

o Luật của nước nơi mà người để lại di sản đưa ra định đoạt cuối cùng (lập

1.3.1.3 Liên bang Thụy Sĩ

“Liên bang Thụy Sĩ có đạo luật riêng là Luật ngày 18 tháng 12 năm 1987 có hiệulực từ ngày 01 tháng 01 năm 1989 điều chỉnh một cách tổng thể các quan hệ dân sự cóyếu tố nước ngoài, trong đó có quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài

Đối với vấn đề thừa kế, theo những quy định được thể hiện từ Điều 90 đến Điều 95Luật năm 1987, đối với bất động sản thì áp dụng pháp luật nơi có bất động sản đó, cònđộng sản thì sẽ theo luật nơi cư trú cuối cùng của người chết Đối với quan hệ thừa kếtheo di chúc, thì xác định theo sự lựa chọn của người để lại di chúc, nếu người đó địnhđoạt tài sản thừa kế theo pháp luật nước mình (là nơi người đó có quốc tịch) Tuy

Trang 25

nhiên, theo như quy định tại Điều 90, nếu người đó là người không quốc tịch hoặc cóquốc tịch Thụy Sĩ, thì sự lựa chọn ấy không có giá trị.

Một vấn đề khác biệt là pháp luật Thụy Sĩ còn điều chỉnh cả vấn đề hợp đồng thừa

kế, đây là vấn đề vốn không được pháp luật các nước xã hội chủ nghĩa trước đây cũngnhư Việt Nam hiện nay điều chỉnh Cũng theo Luật năm 1987, hợp đồng thừa kế đượcđiều chỉnh bởi pháp luật các nước nơi kết thúc hợp đồng thừa kế Nếu người để lại thừa

kế lựa chọn pháp luật quốc gia mình thì hợp đồng thừa kế được điều chỉnh bởi phápluật nơi người đó có quốc tịch Trong trường hợp này sẽ không áp dụng pháp luật nơi

cư trú”15

Đến đây chúng ta đã có thể nhận thấy được những điểm tương đồng và những điểmkhác nhau giữa pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài của cácnước Thụy Sĩ, Pháp, Đức – đều là những quốc gia có hệ thống pháp luật tiến bộ điểnhình ở châu Âu Điều đó sẽ tạo thuận lợi không nhỏ cho việc tìm hiểu và nghiên cứupháp luật nước ta về điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài

1.3.1.4 Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

“Nhìn chung, về nguồn thì cũng giống như Pháp, các quy định điều chỉnh quan hệdân sự có yếu tố nước ngoài nói chung và quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài nóiriêng trong pháp luật Trung Quốc được coi là một bộ phận cấu thành quan trọng của

Tư pháp quốc tế nước này Về nguyên tắc áp dụng pháp luật, trong trường hợp điềuước quốc tế mà Trung Quốc ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với pháp luật TrungQuốc thì quy định của điều ước quốc tế đó sẽ được áp dụng, trừ những điều khoảntrong điều ước mà Trung Quốc bảo lưu, còn nếu cả pháp luật Trung Quốc lẫn điều ướcquốc tế không điều chỉnh thì tập quán quốc tế sẽ được áp dụng Về nguyên tắc bảo lưutrật tự công cộng thì việc áp dụng pháp luật nước ngoài hoặc tập quán quốc tế khôngđược xâm hại đến lợi ích công cộng của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Trang 27

Trong vấn đề về xác định năng lực hành vi dân sự của công dân Trung Quốc định cư ởnước ngoài thì luật của nước nơi mà người đó cư trú sẽ được áp dụng Theo lý luận và

lực hành vi dân sự của công dân Trung Quốc định cư ở nước ngoài cũng chính là yêucầu xuất phát từ chính sách đối ngoại của nước này, chủ yếu là làm yên lòng các quốcgia mà ở đó có nhiều người Hoa đang sinh sống Điều này cũng là phù hợp với chínhsách quốc tịch của Trung Quốc (công dân Trung Quốc mặc nhiên mất quốc tịch TrungQuốc nếu gia nhập quốc tịch nước ngoài)

Việc xây dựng quy phạm xung đột về thừa kế có yếu tố nước ngoài trong pháp luậtTrung Quốc có một số đặc điểm như: việc thừa kế theo pháp luật đối với động sảnđược điều chỉnh bởi pháp luật nơi người để lại di sản cư trú cuối cùng (lex domicilii);thừa kế đối với bất động sản cũng giống như quyền sở hữu đối với bất động sản vậy,tức là sẽ được điều chỉnh theo pháp luật nơi có bất động sản (lex rei sitae)”17

Như vậy, cũng giống với các nước đã nghiên cứu là, trong việc điều chỉnh quan hệthừa kế có yếu tố nước ngoài, Trung Quốc cũng chia tài sản thừa kế thành động sản vàbất động sản để có thể đưa ra lựa chọn hệ thống pháp luật áp dụng phù hợp, bất độngsản thì được giải quyết theo nguyên tắc lex rei sitae, động sản thì được giải quyết theonguyên tắc lex domicilii; còn điểm đặc biệt so với các nước đã nghiên cứu là việcTrung Quốc hạn chế áp dụng nguyên tắc lex nationalis, thay vào đó là sử dụng lexdomicilii, là vì mục đích nhằm làm yên lòng các quốc gia có công dân Trung Quốcsinh sống

Trang 29

1.3.1.5 Nhật Bản

“Nhật Bản là nước có đạo luật riêng điều chỉnh toàn bộ các quan hệ dân sự có yếu

tố nước ngoài bao gồm quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài Đạo luật này được banhành từ năm 1898 và được sửa đổi nhiều lần, có nhiều nét đặc thù vì vừa chịu ảnhhưởng bởi Civil Law và Common Law vừa phản ánh được những nét đặc sắc riêng củaNhật Bản, một đất nước châu Á Trong việc lựa chọn pháp luật áp dụng đối với quan hệnhân thân như thừa kế, Nhật Bản thiên về nguyên tắc lex nationalis Về việc áp dụngtập quán quốc tế, các tập quán quốc tế không trái với trật tự công cộng của Nhật Bảnthì có hiệu lực áp dụng như quy định của pháp luật Trong trường hợp cần thiết phải ápdụng tập quán quốc tế khi tranh chấp phát sinh mà không được pháp luật điều chỉnh thìtập quán quốc tế cũng được áp dụng Thẩm phán có quyền giải thích về sự cần thiết ápdụng tập quán quốc tế Về vấn đề bảo lưu trật tự công cộng, trong trường hợp vụ việcđược điều chỉnh bởi pháp luật nước ngoài mà việc áp dụng các quy định của pháp luậtnước ngoài đó trái với trật tự công cộng của Nhật Bản thì các quy định của pháp luậtnước ngoài đó sẽ không được áp dụng

Về quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài, được quy định như sau:

luật của nước nơi mà người để lại di sản mang quốc tịch – đối với quan hệ thừa

kế theo pháp luật

- Đối với việc thừa nhận tính hợp pháp về hình thức của di chúc, Nhật Bản ápdụng các quy định của Công ước Lahay 1961 về hình thức của di chúc, tức làkhi hình thức của di chúc thỏa mãn yêu cầu của một trong các hệ thống phápluật nhất định thì được công nhận (nơi lập di chúc, nơi người lập di chúc cóquốc tịch, nơi người lập di chúc thường trú, nơi có tài sản)

tuân theo pháp luật nước mà người lập di chúc mang quốc tịch tại thời điểm di

Trang 30

chúc được lập Việc hủy di chúc cũng được điều chỉnh bởi pháp luật nước mà

Như vậy, khác với các nước trên, Nhật Bản không phân chia tài sản thừa kế là độngsản hay là bất động sản, cũng không phân biệt bất động sản nằm trên lãnh thổ quốc giamình, Nhật Bản áp dụng chung nguyên tắc lex nationalis để giải quyết; vấn đề thừa kếtheo di chúc cũng như thế trừ việc xác định tính hợp pháp của hình thức di chúc thìgiống với Đức, tức là sẽ dựa trên tinh thần của Công ước Lahay 1961

1.3.1.6 Québec (Canada)

“Québec có các quy phạm xung đột được quy định khá hoàn chỉnh trong Bộ luậtDân sự Về quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài, đối với động sản thì áp dụng phápluật nơi cư trú cuối cùng của người chết, đối với bất động sản thì áp dụng pháp luật nơi

có bất động sản đó

Đối với vấn đề thừa kế theo di chúc, nguyên tắc chung là áp dụng pháp luật nơingười để lại di chúc đã lựa chọn Theo quy định tại Điều 3098, pháp luật lựa chọn đểphân chia tài sản theo di chúc phải là pháp luật nơi người lập di chúc có quốc tịch hoặcnơi cư trú hoặc nơi người ấy là chủ sở hữu đối với bất động sản (chỉ đối với bất độ ngsản đó mà thôi) Căn cứ để Tòa án không thừa nhận việc lựa chọn pháp luật theo Điều

3099 là việc lựa chọn ấy đã làm cho vợ hoặc chồng hoặc con của người chết bị thiệtthòi một quyền về thừa kế với một tỷ lệ đáng kể mà lẽ ra người ấy được hưởng nếukhông có sự lựa chọn pháp luật ấy

Về hình thức của di chúc (chứng thư pháp luật), theo Điều 3109, nguyên tắc chung

là áp dụng pháp luật nơi lập di chúc Tuy nhiên, hình thức của di chúc cũng được coi làhợp pháp nếu di chúc được lập theo pháp luật nơi mà hình thức được áp dụng cho nộidung của di chúc hoặc nơi để lại di sản hoặc nơi cư trú của người lập di chúc Ngoài ra,

di chúc được coi là hợp pháp nếu nó được lập theo pháp luật nơi cư trú hoặc nơi có

Trang 32

quốc tịch của người lập di chúc Nếu di chúc lập ngoài lãnh thổ Québec thì cũng được

Trên đây là những đặc điểm trong việc xây dựng quy phạm xung đột điều chỉnhquan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài ở các nước điển hình của châu Âu, châu Á vàchâu Mỹ Giữa chúng có những điểm tương đồng và cũng có những sự khác biệt dựatrên điều kiện phù hợp của mỗi quốc gia Các kết quả tìm hiểu đó sẽ giúp chúng tanghiên cứu tốt hơn về phương pháp điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoàitheo pháp luật nước ta

1.3.2 Phương pháp điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam

Cũng giống với các nước đã nêu ở trên, pháp luật Việt Nam điều chỉnh quan hệthừa kế có yếu tố nước ngoài chủ yếu bằng các phương pháp đã được thừa nhận chung,ngoài phương pháp thực chất đã tồn tại từ lâu thì còn có phương pháp xung đột Xét vềmặt lý luận, điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài nói riêng và các quan hệdân sự nói chung bằng phương pháp thực chất hay bằng phương pháp xung đột đều cónhững ưu điểm và nhược điểm riêng của nó

19 Thông tin được lấy từ “Cơ sở lý luận và thực tiễn của pháp luật điều chỉnh một số quan hệ dân sự có yếu

tố nước ngoài ở nước ta hiện nay” – Nguyễn Công Khanh

20 Tư pháp quốc tế - Thạc sĩ Lê Thị Nam Giang – trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh

21 Tư pháp quốc tế - Thạc sĩ Lê Thị Nam Giang – trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh

Trang 33

phát sinh, Tòa án có thể thấy rõ ngay hệ quả pháp lý của việc áp dụng pháp luật là phùhợp hay trái với nguyên tắc tôn trọng trật tự công cộng của quốc gia mình.

Trong quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài được quy định trong pháp luật ViệtNam, khoản 3 và khoản 4 Điều 767 Bộ luật Dân sự là những quy phạm thực chất trựctiếp điều chỉnh quan hệ này “Di sản không có người thừa kế là bất động sản thuộc vềNhà nước nơi có bất động sản đó; Di sản không có người thừa kế là động sản thuộc vềNhà nước mà người để lại di sản có quốc tịch trước khi chết”

Tuy nhiên thực tiễn của Việt Nam và các nước cho thấy rằng, không phải tất cả cácvấn đề phát sinh từ quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài đều có thể được điều chỉnhbằng quy phạm thực chất được Đó chính là điểm khiếm khuyết của phương pháp này

1.3.2.2 Phương pháp xung đột

“Là phương pháp sử dụng các quy phạm xung đột nhằm lựa chọn hệ thống pháp

luật thích hợp để điều chỉnh một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài cụ thể”22, “Quy

phạm pháp luật xung đột là quy phạm pháp luật xác định hệ thống pháp luật cụ thể nào có thể được áp dụng để điều chỉnh một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài”23

Bộ luật Dân sự 1995 đã dành một phần (Phần thứ bảy về quan hệ dân sự có yếu tốnước ngoài) điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài bao gồm quan hệ thừa

kế bằng phương pháp xung đột

Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với các nước cũng có những quy phạmđiều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài được xây dựng bằng phương phápxung đột

Và trong Bộ luật Dân sự hiện hành, các quy phạm xung đột điều chỉnh quan hệ thừa

kế có yếu tố nước ngoài được quy định tại Điều 767 và Điều 768 “Thừa kế theo phápluật phải tuân theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịchtrước khi chết; Quyền thừa kế đối với bất động sản phải tuân theo pháp luật của nước

22 Tư pháp quốc tế - Thạc sĩ Lê Thị Nam Giang – trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh

23 Tư pháp quốc tế - Thạc sĩ Lê Thị Nam Giang – trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh

Ngày đăng: 23/09/2016, 21:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w