Đánh giá rủi ro kiểm toán trên số dư các tài khoản nghiệp vụ 1 Đánh giá rủi ro tiềm tàng trên số dư các tài khoản, nghiệp vụ

Một phần của tài liệu Một số ý kiến nhằm hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại Việt Nam hiện nay (Trang 32)

2.1.3.1 Đánh giá rủi ro tiềm tàng trên số dư các tài khoản, nghiệp vụ

Bước thứ nhất: Sử dụng phương pháp phân tích để xác định rủi ro

tiềm tàng cho từng nhóm khoản mục. Các phương pháp phân tích dọc, phân tích ngang được áp dụng và hàng loạt các chỉ tiêu được đưa ra để phân tích về số dư các tài khoản. Trong hồ sơ kiểm toán, tương ứng với mỗi nhóm tài khoản sẽ có những giấy tờ làm việc đưa ra những chỉ dẫn chung về các tài khoản đó, tình hình biến động so với năm trước, nguyên tắc hạch toán.

Bước thứ hai: Xem xét bản chất số dư các tài khoản và các sai sót có

khả năng xảy ra. Để đánh giá rủi ro tiềm tàng của các tài khoản thì trước hết KTV phải xem xét tính trọng yếu của các tài khoản và xác định rủi ro chi tiết liên quan đến tài khoản đó.

Kiểm toán viên sẽ tiến hành xem xét các tài khoản có biến động lớn trong năm tài chính. Tài khoản nào có sự biến động lớn bất thường thì KTV đánh giá là khoản mục trọng yếu và cần xem xét kĩ.

Khi đã xem xét các tài khoản có biến động trọng yếu, KTV tiến hành xác định rủi ro chi tiết liên quan đến số dư của các tài khoản đó. Các rủi ro tiềm tàng đối với các khoản mục chủ yếu là: sai sót về tính trọn vẹn; tính hiệu lực; tính đúng kì; tính giá và sai sót về phân loại và trình bày. Kiểm toán viên phải quan sát thật kĩ các tài liệu mà khách hàng cung cấp, tiến hành quan sát hoạt động kinh doanh của khách hàng kết hợp với kinh nghiệm sẵn có của mình để để đưa ra đánh giá của mình về rủi ro tiềm tàng liên quan đến số dư các tài khoản. Số dư các tài khoản có thể bị ghi tăng hay ghi giảm tùy theo bản chất của từng tài khoản và động cơ của khách hàng. Rủi ro tiềm tàng đối với các tài khoản tài sản và chi phí thường được ghi tăng còn sai sót đối với các khoản doanh thu và công nợ thường được ghi giảm. Các tài khoản có số phát sinh nợ thường bị ghi khống cao lên so với thực tế, hoặc ghi nhận không đúng kì. Số phát sinh Có ghi giảm bằng cách bỏ sót các nghiệp vụ, ghi giảm số phát sinh, hoặc ghi số phát sinh vào kì sau (thường xảy ra đối với các nghiệp vụ xảy ra ngày 31/12).

Bước thứ ba: Kết luận về rủi ro tiềm tàng

Các mức rủi ro tiềm tàng trên số dư các tài khoản nghiệp vụ được đưa ra ở bảng 2.9.

Một phần của tài liệu Một số ý kiến nhằm hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại Việt Nam hiện nay (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w