Nâng cao hiệu quả hoạt động của các phương thức thanh toán quốc tế trong hoạt động xuất khẩu gạo tại công ty cỏ phần Mê Kông
Trang 1LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ TRONG HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU GẠO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MÊ KÔNG
MSSV: 4074654 Lớp: Ngoại thương khóa 33
Cần Thơ – 2010
Trang 2Em xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt là Quý thầy cô Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho em trong suốt thời gian em học tại trường Cùng với sự nỗ lực của bản thân, em đã hoàn thành chương trình học của mình
Em xin chân thành cảm ơn cô Phạm Lê Đông Hậu đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp
Em xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo, các cô, chú và anh chị tại công ty Cổ Phần Mê Kông đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để
em học hỏi, tiếp xúc với thực tế trong suốt thời gian em thực tập ở Quý Cơ quan
Do kiến thức còn hạn hẹp, thời gian tìm hiểu chưa nhiều, chưa sâu nên
đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Quý thầy cô, Ban lãnh đạo, các cô, chú, anh, chị tại Quý Cơ quan để
đề tài được hoàn thiện hơn và có giá trị nghiên cứu thực sự
Xin kính chúc Quý thầy cô, Ban lãnh đạo và toàn thể các cô, chú, anh, chị tại công ty Cổ Phần Mê Kông Cần Thơ lời chúc sức khỏe và thành đạt Xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày 20 tháng 11 năm 2010
Sinh viên thực hiện
( ký và ghi họ tên )
TỪ THẢO HIẾU
Trang 3Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất
kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2010
Sinh viên thực hiện
( ký và ghi họ tên )
TỪ THẢO HIẾU
Trang 4 Họ và tên người hướng dẫn: Phạm Lê Đông Hậu
Học vị: Cử nhân
Chuyên ngành: Kinh tế ngoại thương
Cơ quan công tác: Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh, trường Đại
học Cần Thơ Tên học viên: Từ Thảo Hiếu Mã số sinh viên: 4074654 Chuyên ngành: Kinh tế ngoại thương Tên đề tài: Nâng cao hiệu quả hoạt động của các phương thức thanh toán quốc tế tại công ty Cổ Phần Mê Kông NỘI DUNG NHẬN XÉT 1 Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
2 Về hình thức:
3 Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:
4 Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:
5 Nội dung và các kết quả đạt được:
6 Các nhận xét khác:
7 Kết luận:
Cần Thơ, ngày ………, tháng ………, năm 2010
Giáo viên hướng dẫn
( ký và ghi họ tên )
PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU
Trang 5
Cần Thơ, ngày ………, tháng ………, năm ………
Giáo viên phản biện
(Ký và ghi họ tên)
Trang 6Chương 1 GIỚI THIỆU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
1.1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.1.2 Cở sở khoa học, thực tiễn 2
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 4
1.2.1 Mục tiêu chung 4
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 4
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4
1.3.1 Phạm vi không gian 4
1.3.2 Phạm vi thời gian 4
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 5
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 5
Chương 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 7
2.1.1 Khái niệm về thanh toán quốc tế và vai trò của thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất nhập khẩu 7
2.1.1.1 Khái niệm thanh toán quốc tế (TTQT) 7
2.1.1.2 Vai trò của thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất nhập khẩu7 2.1.2 Các phương tiện thanh toán quốc tế 9
2.1.2.1 Hối phiếu (Bill of Exchange) 9
2.1.2.2 Séc (cheque) 10
2.1.2.3 Lệnh phiếu (Promissory Note) 11
2.1.2.4 Thẻ thanh toán 11
2.1.3 Các phương thức thanh toán quốc tế 12
2.1.3.1 Phương thức trả tiền mặt (In cash) 12
2.1.3.2 Phương thức ghi sổ (Open Account) 12
2.1.3.3 Mua bán đối lưu (Counter Trade) 13
2.1.3.4 Phương thức nhờ thu (Collection of Payment) 13
2.1.3.5 Phương thức chuyển tiền (Remittance) 16
2.1.3.6 Đổi chứng từ lấy tiền (Cash Against Doccuments) 17
2.1.3.7 Phương thức tín dụng chứng từ (Letter of Credit hay L/C) 18
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 21
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 21
Chương 3 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MÊ KÔNG 24
3.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MÊ KÔNG 24
3.1.1 Lịch sử hành thành và quá trình phát triển 24
3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty 25
3.1.3 Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của công ty 26
3.1.3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty 27
3.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban và đơn vị trực thuộc 27
3.1.3.3 Tình hình nhân sự của công ty 30
3.2 KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 31
3.2.1 Đặc điểm kinh doanh của công ty 31
Trang 73.2.2.2 Hoạt động xuất khẩu gạo 38
Chương 4 CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ HIỆU QỦA CỦA TỪNG PHƯƠNG THỨC TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MÊ KÔNG 50
4.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MÊ KÔNG 50
4.1.1 Tình hình áp dụng các phương thức thanh toán của công ty trong hoạt động xuất khẩu gạo từ năm 2008 đến 6 tháng đầu năm 2010 50
4.1.1.1 Tình hình sử dụng các phương thức thanh toán tại công ty 50
4.1.1.2 Tình hình sử dụng các phương thức thanh toán của công ty theo thị trường xuất khẩu 53
4.1.2 Các phương thức thanh toán dùng trong hoạt động xuất khẩu gạo của công ty 59
4.1.2.1 Thanh toán quốc tế theo phương thức chuyển tiền 59
4.1.2.2 Thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ (L/C) 63 4.1.2.3 Thanh toán quốc tế theo phương thức CAD 65
4.2 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA TỪNG PHƯƠNG THỨC THANH TÓAN QUỐC TẾ CỦA CÔNG TY 66
4.2.1 Đánh giá chung về hiệu quả của hoạt động thanh toán quốc tế của công ty 66
4.2.2 Hiệu quả của từng phương thức thanh toán quốc tế 67
4.2.2.1 Phương thức chuyển tiền 67
4.2.2.2 Phương thức tín dụng chứng từ 69
4.2.2.3 Phương thức CAD 70
4.3 NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA CÔNG TY 72
4.3.1 Nhân tố khách quan 72
4.3.2 Nhân tố chủ quan 74
Chương 5 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TRONG VIỆC XUẤT KHẨU GẠO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MÊ KÔNG 75
5.1 MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI 75
5.2 GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MÊ KÔNG 75
5.2.1 Giải pháp góp phần hoàn thiện việc sử dụng các PTTT tại công ty 75
5.2.2 Giải pháp cho các phương thức thanh toán tại công ty 76
5.2.2.1 Phương thức chuyển tiền 76
5.2.2.2 Phương thức tín dụng chứng từ 77
5.2.2.3 Phương thức CAD 78
Chương 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 79
6.1 KẾT LUẬN 79
6.2 KIẾN NGHỊ 80
Trang 9Bảng 3.1: Cơ cấu và trình độ chuyên môn của lao động trong công ty 31 Bảng 3.2: Cơ cấu theo sản lượng các hình thức thu mua của công ty từ năm 2008
Bảng 4.1: Cơ cấu theo số lượng các phương thức thanh toán quốc tế của công ty
từ năm 2008 đến 6 tháng đầu năm 2010 50
Bảng 4.2: Cơ cấu theo giá trị các phương thức thanh toán quốc tế của công ty từ
năm 2008 đến 6 tháng đầu năm 2010 52
Bảng 4.3: Cơ cấu theo giá trị các phương thức thanh toán quốc tế của công ty ở
các thị trường từ năm 2008 đến 6 tháng đầu năm 2010 54
Bảng 4.4: Tình hình sử dụng các phương thức thanh toán quốc tế của công ty từ
năm 2008 đến 6 tháng đầu năm 2010 55
Trang 10Bảng 4.6: Tình hình sử dụng phương thức thanh toán TT theo số lượng hợp đồng
ở từng thị trường xuất khẩu 60
Bảng 4.7: Tình hình sử dụng phương thức thanh toán TT theo giá trị ở từng thị trường xuất khẩu 61
Bảng 4.8: Tình hình sử dụng phương thức thanh toán LC của công ty từ năm 2008 đến 6 tháng đầu năm 2010 64
Bảng 4.9: Tình hình sử dụng phương thức thanh toán CAD của công ty từ năm 2008 đến 6 tháng đầu năm 2010 65
Bảng 4.10: Chi phí hoạt động thanh toán quốc tế của công ty qua các năm 67
Bảng 4.11: Chi phí hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức TT 68
Bảng 4.12: Chi phí hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức LC 69
Trang 11Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức của công ty 27 Hình 3.1: Các hình thức xuất khẩu chủ yếu của công ty từ năm 2008 đến 6 tháng
Hình 4.3: Cơ cấu các phương thức thanh toán quốc tế được công ty áp dụng ở thị
trường châu Âu từ năm 2008 đến 6 tháng đầu năm 2010 56
Hình 4.4: Cơ cấu theo giá hình thức TT ở các thị trường của công ty từ năm
2008 đến 6 tháng đầu năm 2010 61
Hình 4.5: Cơ cấu theo giá trị hình thức thanh toán LC ở các thị trường của công
ty từ năm 2009 và 6 tháng đầu năm 2010 64
Trang 12Tiếng Việt:
Tiếng Anh:
thức thanh toán giao chứng từ)
hình thức chấp nhận thanh toán giao chứng từ)
chứng từ theo các điều kiện)
SWIFT : Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication
(Hội Viễn thông liên ngân hàng quốc tế)
* Ghi chú: Quy ước dấu phẩy “,” dùng để phân cách thập phân, dấu chấm “.” Dùng để phân cách phần nghìn
Trang 13Chương 1 GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hiện nay, xu thế hội nhập và tự do hóa thương mại diễn ra mạnh mẽ trong mỗi khu vực và trên toàn thế giới Cùng với xu thế đó, Việt Nam bằng những thành tựu phát triển kinh tế trong tiến trình đổi mới cũng đã và đang tích cực hội nhập với nền kinh tế thế giới Bằng chứng cho thấy đó là những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã gia tăng đáng kể Về xuất khẩu hàng hoá, năm 2007, xuất khẩu đạt mức cao nhất từ trước đến nay và tăng trưởng với tốc độ cao Kim ngạch xuất khẩu đạt 47,7 tỷ USD, tăng 21% so với năm
2006 Năm 2008, giá trị xuất khẩu hàng hoá ước đạt 65 tỷ USD, tương đương 73% GDP, tăng 33,9% so với năm 2007 Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của năm 2008 đạt mức cao gấp nhiều lần so với những năm trước đó Năm 2007 – 2008, tốc độ xuất khẩu tăng nhanh hơn 2 lần so với tốc độ tăng GDP; Tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu cao gấp 1,6 lần so với tổng giá trị GDP Tuy nhiên, năm 2009, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, xuất khẩu năm này giảm còn 56,58 tỷ USD
Việc mở ra các quan hệ ngoại thương ngày càng rộng rãi đặt ra những cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu của Việt Nam Trong quá trình buôn bán với nước ngoài, thanh toán quốc tế là công việc rất quan trọng mà mọi nhà xuất nhập khẩu đều hết sức quan tâm Chất lượng của hoạt động thanh toán sẽ có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh ngoại thương Hơn nữa, thông qua hoạt động thanh toán quốc
tế các doanh nghiệp ngày càng thu hút nhiều khách hàng và có cơ hội khẳng định
vị thế của mình trên trường quốc tế, tăng thu nhập và phát triển ổn định trong môi trường cạnh tranh Trong kinh doanh ngày nay, thanh toán quốc tế đang ngày trở nên phổ biến Những phương thức thanh toán truyền thống như tiền mặt
đã dần được thay thế bằng những phương thức thanh toán hiện đại hơn, nhanh chóng hơn Những phương thức thanh toán quốc tế ngày nay ngày càng nhiều
Trang 14Các doanh nhân cũng sử dụng chúng một cách thông dụng hơn trong hoạt động giao thương của mình Tuy nhiên, do tính chất đặc biệt của nó nên hoạt động thanh toán quốc tế rất dễ gặp rủi ro Vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp là cần có kiến thức vững chắc về phương thức thanh toán quốc tế nhất định được áp dụng trong từng lần giao thương Chính vì vậy, việc tổng kết thực tiễn tìm ra các giải pháp nhằm tìm ra các giải pháp để hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế là một điều hết sức cần thiết
Là một doanh nghiệp mới Cổ Phần Mê Kông phần hóa và tham gia vào thị trường xuất khẩu trong thời gian gần đây Tuy vậy, công ty Cổ Phần Mê Kông đã đạt được những kết quả đáng kể trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của sự thành công của hoạt động thanh toán quốc tế Tuy nhiên, do bản chất của hoạt động thanh toán quốc tế, hoạt động này khó tránh khỏi những rủi ro Vì vậy, việc nghiên cứu kỹ lưỡng về những phương thức thanh toán quốc tế mà công ty áp dụng và qua đó đánh giá hiệu quả của chúng đối với hoạt động xuất nhập khẩu của công ty là điều hết sức cần thiết Vì thế, em
đã chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế trong hoạt
động xuất khẩu gạo của công ty Cổ Phần Mê Kông” để có thể đi sâu nghiên
cứu cách thức thanh toán của công ty với các đối tác nước ngoài Đồng thời phân tích hiệu quả của từng phương thức thanh toán trong hoạt động xuất khẩu gạo của công ty Từ đó có thể đánh giá được những lợi thế cũng như hạn chế của từng phương thức mà có thể áp dụng phù hợp vào việc kinh doanh của công ty nhằm góp phần làm tăng hiệu quả kinh doanh của công ty Cổ Phần Mê Kông
1.1.2 Cở sở khoa học, thực tiễn
Trong xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế hiện nay, khi các quốc gia đều đặt kinh tế đối ngoại lên hàng đầu, coi hoạt động kinh tế đối ngoại là con đường tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước thì hoạt động của TTQT ngày càng đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu và trở thành một hoạt động cơ bản trong kinh doanh xuất nhập khẩu Hoạt động TTQT là một mắt xích không thể thiếu trong toàn bộ dây chuyền thực hiện một hợp đồng ngoại thương Vì thế, việc nghiên cứu để nắm vững nghiệp vụ thanh toán quốc tế là một yêu cầu cần thiết đối với nhà kinh doanh xuất nhập khẩu để giúp họ có thể nắm rõ đặc điểm
Trang 15và cân nhắc để vận dụng phương thức thanh toán nào hợp lý hơn trong từng trường hợp cụ thể
Là một nước đang phát triển với tốc độ tăng trưởng kinh tế đứng thứ ba khu vực, sau Trung quốc và Ấn độ, Việt Nam đã và đang không ngừng mở rộng hoạt động ngoại thương cới các nước trên thế giới Những năm gần đây, doanh thu từ xuất khẩu đã mang lại nguồn ngoại tệ đáng kể cho đất nước Đặc biệt là từ việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản, đáng nói đến chính là mặt hàng gạo Với những điều kiện tự nhiên thuận lợi Việt Nam đã ngày càng khẳng định danh hiệu nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thị trường thế giới Đối với Đồng Bằng Sông Cửu Long, là vựa lúa lớn nhất cả nước, xuất khẩu gạo hàng năm luôn dẫn đầu cả nước về sản lượng và giá trị, hoạt động xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp ở Đồng Bằng Sông Cửa Long đã và đang phát triển mạnh mẽ Cùng với xu thế xuất khẩu đó đó, hoạt động thanh toán quốc tế cũng gia tăng về số lượng và ngày càng cải thiện được chất lượng
Tuy nhiên, hiện tại, ở Việt Nam nói chung Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng, nhiều doanh kinh doanh xuất nhập khẩu vẫn còn mắc phải những sai lầm
do chưa vận dụng hợp lý các phương thức thanh toán thích hợp với những trường hợp cụ thể, gây nhiều thiệt hại cho bản thân hoặc tăng chi phí kinh doanh do phải thay đổi chứng từ Nhìn chung, điểm yếu của nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu này còn là thiếu kinh nghiệm giao dịch trên thị trường quốc tế Phần lớn không xem xét kỹ hoặc hiểu hết những rủi ro về luật pháp có thể xảy ra từ những điểm chưa rõ ràng trong hợp đồng xuất nhập khẩu Một số doanh nghiệp, vẫn còn nhiều hạn chế khi làm ăn với các đối tác nước ngoài, do không nắm rõ về tình hình kinh tế chính trị của những nước đối tác hoặc do chính sách của họ thay đổi thường xuyên, cũng còn nhiều quốc gia hiện có chính sách, luật lệ không rõ ràng Điều này cho thấy, công tác nghiên cứu, tìm hiểu về các phương thức thanh toán quốc tế trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam nói chung Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng vẫn chưa được chú trọng đúng mức Cho nên việc nghiên cứu và phân tích hiệu quả của các phương thức thanh toán quốc tế trong hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở Việt Nam nói chung, Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng, đơn cử là Công ty Cổ Phần Mê
Trang 16Kông Cần Thơ Việc phân tích này sẽ giúp công ty phát hiện ra được những ưu điểm cũng như những hạn chế của từng phương thức thanh toán để có thể áp dụng hợp lý mỗi phương thức vào từng đối tác, từng thị trường cụ thể
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đề tài có mục tiêu chung là tập trung phân tích các phương thức thanh toán quốc tế mà công ty Cổ Phần Mê Kông đã sử dụng và hiệu quả của chúng trong hoạt động xuất khẩu gạo của công ty Đồng thời tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của việc thanh toán quốc tế nhằm có biện pháp phòng ngừa rủi ro
và vận dụng có hiệu quả các phương thức thanh toán vào từng hợp đồng cụ thể
để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Đề tài tập trung vào những mục tiêu cụ thể như sau:
Tìm hiểu về công ty và hoạt động xuất khẩu gạo của công ty Cổ Phần Mê Kông
Phân tích các phương thức thanh toán quốc tế mà công ty đã áp dụng và hiệu quả của từng phương thức trong trong quá trình kinh doanh xuất khẩu gạo của công ty
Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của việc thanh toán quốc tế của công ty
Đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động thanh toán quốc tế của công ty
Trang 171.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các phương thức thanh toán quốc tế mà công ty
Cổ Phần Mê Kông áp dụng và hiệu quả của từng phương thức thanh toán đó đối với hoạt động xuất khẩu mặt hàng gạo của công ty từ năm 2008 đến nửa đầu năm
2010
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Đề tài có tham khảo các luận văn tốt nghiệp sau:
Luận văn tốt nghiệp: “Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty Cổ Phần Mê Kông Cần Thơ”, Hồ Thái Bảo (2009), sinh viên trường đại học Tây Đô thực hiện
Đề tài này tập trung phân tích những biến động về tình hình tiêu thụ và đánh giá tình hình xuất khẩu mặt hàng gạo của công ty trong 3 năm 2007- 2009 Đồng thời, thông qua việc phân tích chi phí, doanh thu và lợi nhuận bằng những phương pháp so sánh số tương đối và số tuyệt đối để thấy được sự tăng giảm để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm nói trên và tìm ra những nhân tố ảnh hưởng Từ đó, tác giả đưa ra những biện pháp cho công ty để thúc đẩy quá trình tiêu thụ giúp nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của công
ty trong hiện tại lẫn tương lai Qua phân tích, tác giả đã tìm ra được những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ gạo của công ty, nêu ra được nguyên nhân chủ quan như tình hình cung cấp đầu vào, chất lượng sản phẩm, phương thức bán hàng và chiến lược tiếp thị Bên cạnh đó còn có những nguyên nhân khách quan như Chính sách tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu xủa công ty qua đó ảnh hưởng gián tiếp đến tình hình tiêu thụ gạo của công ty Ngoài ra, còn có các nhân tố khách quan khác như đối thủ cạnh tranh, thị hiếu người tiêu dùng, …
Luận văn tốt nghiệp: “Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế của công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Xuất Nhập Khẩu Thuỷ Sản Cần Thơ”, Phương Thị Hồng Loan (2009), sinh viên lớp ngoại thương 1, khoá 32, khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh, trường đại học Cần Thơ thực hiện
Đề tài này tập trung phân tích hoạt động thanh toán quốc tế mà công ty Cafish đã sử dụng trong quá trình kinh doanh và tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng
Trang 18đế việc thanh toán Để tìm ra những ưu nhược điểm của từng phương thức nhằm
có biện pháp phòng ngừa rủi ro và vận dụng có hiệu quả các phương thức thanh toán vào từng hợp đồng cụ thể Qua phân tích, tác giả đã tìm ra được một số nhân
tố tiêu biểu ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế của công ty như hợp đồng xuất nhập khẩu, bộ chứng từ thanh toán, và một số nhân tố khác như việc lựa chọn phương thức thanh toán, uy tín cũng như tình hình tài chính của khách hàng
Luận văn tốt nghiệp: “Phân tích thực trạng hoạt động thanh toán tiền hàng xuất khẩu tại Công ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Thành Phố Cần Thơ”, Nguyễn Kim Hoàng Quyên (2009), sinh viên lớp ngoại thương 2, khoá 32, khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh, trường đại học Cần Thơ thực hiện
Trong đề tài này, tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phương pháp so sánh các số liệu thứ cấp được cung cấp từ công ty như: báo cáo hoạt động xuất khẩu hàng hóa, bộ chứng từ, các tờ khai hải quan… kết hợp với các bài báo, sách chuyên ngành khác để tổng hợp, nhận xét và giải thích các vấn
đề để giải quyết mục tiêu chung là tìm hiểu tình hình thanh toán tiền hàng xuất khẩu của công ty Nông Sản Thực phẩm Xuất Khẩu thành Phố Cần Thơ, qua 3 năm 2007, 2008 và 2009, phân tích các nhân tố ảnh hưởng và các rủi ro thường gặp để từ đó đưa ra những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán cho công ty Đề tài tập trung phân tích 3 phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu mà công ty áp dụng là L/C, T/T, D/P và tình hình biến động của từng phương thức qua các năm theo từng thị trường, từng mặt hàng, giá trị từng hợp đồng, … Qua đó cho thấy, phương thức T/T mặc dù có nhiều rủi ro nhưng vẫn được công ty ưa chuộng sử dụng do đơn giản, dễ áp dụng, ít tốn chi phí hơn và
do công ty có nhiều khách hàng quen thuộc và lâu năm
Trang 19Chương 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái niệm về thanh toán quốc tế và vai trò của thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất nhập khẩu
2.1.1.1 Khái niệm thanh toán quốc tế (TTQT)
Việc trao đổi các hoạt động kinh tế và thương mại giữa các quốc gia làm phát sinh các khoản thu và chi bằng tiền giữa nước này đối với một nước khác trong từng giao dịch hoặc trong từng định kỳ chi trả do hai nước quy định Trong mối quan hệ chi trả này, các quốc gia phải cùng nhau quy định những yếu tố cấu thành cơ chế thanh toán giữa các quốc gia như quy định về chủ thể tham gia thanh toán, lựa chọn tiền tệ, các công cụ và các phương thức đòi hoặc chi trả tiền
tệ Tổng hợp các yếu tố cấu thành cơ chế đó tạo thành thanh toán quốc tế giữa các quốc gia.1
2.1.1.2 Vai trò của thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất nhập khẩu
Thanh toán quốc tế là khâu cuối cùng kết thúc quá trình lưu thông hàng hoá, nếu như quy trình thanh toán được tiến hành một cách liên tục nhanh chóng thuận lợi, sẽ có tác động thúc đẩy nhanh tốc độ thanh toán và nâng cao hiệụ quả
sử dụng vốn của các đơn vị xuất nhập khẩu Thực hiện tốt TTQT sẽ có tác động khuyến khích các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, gia tăng khối lượng hàng hoá mua bán, mở rộng giao dịch giữa các quốc gia với nhau
Đối với nền kinh tế:
- Hoạt động TTQT là công cụ và là cầu nối trong quan hệ kinh tế đối ngoại, quan hệ kinh tế và thương mại giữa các quốc gia trên thế giới
- Bôi trơn và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu
- Thúc đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài
- Thúc đẩy hoạt động của các dịch vụ
1 Nguồn: Giáo trình thanh toán quốc tế, GS NGƯT Đinh Xuân Trình (2006), NXB Lao Động
Trang 20- Tăng cường thu hút kiều hối và các nguồn lực tài chính khác
- Thúc đẩy thị trường tài chính quốc gia hội nhập với quốc tế
Thông qua hoạt động TTQT chúng ta có thể tận dụng được vốn, công nghệ nước ngoài để thực hiện quá trình xây dựng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, rút ngắn khoảng cách tụt hậu, đưa nền kinh tế nước ta hoà nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới
Đối với ngân hàng thương mại:
- Hoạt động TTQT giúp cho ngân hàng thu hút thêm nhiều khách hàng có nhu cầu giao dịch kinh doanh quốc tế, trên cơ sở đó ngân hàng phát triển được các nghiệp vụ như huy động vốn ngoại tệ, đẩy mạnh hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ khác, nhờ đó quy mô hoạt động của ngân hàng ngày càng lớn đồng thời mang lại nguồn thu đáng kể cho ngân hàng cả về số lượng và tỷ trọng
- Là một mắt xích chắp nối các hoạt động khác của ngân hàng thương mại Thanh toán quốc tế không chỉ là một dịch vụ thuần tuý mà còn là một nghiệp vụ không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, bổ sung và hỗ trợ cho các hoạt động khác phát triển
- Là khâu không thể thiếu trong quá trình hoạt động kinh doanh, góp phần tạo điều kiện để đa dạng hóa hoạt động ngân hàng, góp phần tăng thu nhập và nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngân hàng
- Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh đối ngoại nếu được thực hiện tốt còn giúp cho ngân hàng nâng cao uy tín và tạo niềm tin ngày càng vững chắc nơi khách hàng
Đối với doanh nghiệp:
Hoạt động TTQT giúp cho doanh nghiệp hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu Do trong thương mại quốc tế, vị trí địa lý của các bạn hàng thường cách xa nhau dẫn đến việc tìm hiểu khả năng tài chính, khả năng của người mua, của bên nợ là rất hạn chế Đồng thời trong điều kiện nền kinh tế thị trường như hiện nay, tình trạng lừa đảo ngày càng tăng nên rủi ro trong việc thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu ngày càng nhiều
Trang 21Chính vì thế, tổ chức tốt hoạt động TTQT sẽ giúp các doanh nghiệp tránh được những rủi ro không đáng có trong quá trình kinh doanh quốc tế, nhờ đó sẽ thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu phát triển
2.1.2 Các phương tiện thanh toán quốc tế
2.1.2.1 Hối phiếu (Bill of Exchange)
a) Khái niệm:
Hối phiếu (Bill of exchange/Draft hay B/E): Là một tờ mệnh lệnh trả tiền
vô điều kiện do một người ký phát cho một người khác yêu cầu người này khi nhận tờ phiếu phải trả ngay, hoặc phải ký chấp nhận trả tiền ghi trên hối phiếu tại một ngày xác định trong tương lai cho một người nào đó hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác hoặc trả cho người cầm tờ phiếu.2
b) Các bên tham gia hối phiếu:
- Người ký phát hối phiếu (Drawer): Là người bán hàng, người xuất khẩu
- Người bị ký phát (người trả tiền-Drawee): Là người mua hàng hay có trách nhiệm trả tiền
- Người hưởng lợi (Bereficiary): Là người nhận thanh toán số tiền đó
- Người chấp nhận (Acceptor): Là khi người bị ký phát chấp nhận hối phiếu
kỳ hạn và người chấp nhận phải có trách nhiệm thanh toán hối phiếu khi đến hạn
- Người chuyển nhượng (Endorser): Là người chuyển quyền hưởng lợi hối phiếu cho người khác bằng cách trao tay hay bằng thủ tục ký hậu
- Người cầm phiếu (Holder or Bearer): Là người có quyền nhận hối phiếu khi hối phiếu được trả tiền
c) Các loại hối phiếu:
Căn cứ vào thời hạn trả tiền: Hối phiếu trả tiền ngay và hối phiếu có kỳ hạn Căn cứ vào chứng từ kèm theo: Hối phiếu trơn và hối phiếu kèm chứng từ Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng: có 3 loại:
- Hối phiếu đích danh: Là loại hối phiếu ghi rõ tên người hưởng lợi loại hối phiếu này không được chuyển nhượng
2 Nguồn: Giáo trình thanh toán quốc tế, GS NGƯT Đinh Xuân Trình (2006), NXB Lao Động
Trang 22- Hối phiếu trả cho người cầm hối phiếu: Tức là loại hối phiếu vô danh, trên hối phiếu không ghi tên người hưởng lợi mà mà chỉ ghi trả cho người cầm hối phiếu
- Hối phiếu theo lệnh: Là hối phiếu ghi “Trả theo lệnh của …” (Pay to order of …) Hối phiếu này được chuyển nhượng dưới hình thức ký hậu
2.1.2.2 Séc (cheque)
Khái niệm: Séc là một tờ mệnh lệnh vô diều kiện của người chủ tài khoản
tiền gửi ra lệnh cho ngân hàng phục vụ mình, trích từ tài khoản của mình một số tiền nhất định để trả cho người cầm Séc hoặc người có tên trên Séc; hoặc trả theo lệnh của người cầm Séc (theo lệnh của người có tên trên Séc)3
Các bên tham gia thanh toán bằng Séc:
- Người phát hành séc: Là người chủ tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, người mua hàng, người nhận cung ứng, người lập ra séc để trả nợ
- Ngân hàng thanh toán: Là người trích trả tiền trên tờ séc từ tài khoản của người phát hành séc cho người hưởng lợi séc
Các loại séc:
Căn cứ theo tính lưu chuyển của séc: có 3 loại
- Séc ghi tên: Trên séc có ghi rõ tên của người hưởng lợi (loại séc này không chuyển nhượng được)
- Séc vô danh: Trên séc không ghi rõ tên của người hưởng lợi, mà chỉ ghi
“Trả cho người cầm séc” (Pay to the bearer) Như vậy, ai cầm séc người đó sẽ được lĩnh tiền Loại này có thể chuyển nhượng bằng cách trao tay (có thể ký hậu hoặc không)
- Séc theo lệnh: Trên séc có ghi “Trả theo lệnh của ” (pay to order of ): Người ký phát đã chỉ ra một cách suy đoán người hưởng lợi séc; loại này có thể chuyển nhượng bằng cách ký hậu (endorsement)
Căn cứ vào đặc điểm sử dụng, có các loại séc sau:
3
Nguồn: Giáo trình Kỹ Thuật Kinh Doanh Thương Mại Quốc Tế, TS Hà Thị Ngọc Oanh, NXB Thống
Kê
Trang 23- Séc gạch chéo: Mặt trước tờ séc có 2 gạch chéo song song, do người hưởng lợi phát hành và séc này chỉ sử dụng trong trường hợp chuyển khoản qua ngân hàng Có 2 loại:
+ Séc gạch chéo thường: Giữa 2 gạch chéo không ghi tên ngân hàng lãnh
hộ tiền
+ Séc gạch chéo đặc biệt: Giữa 2 gạch chéo trên séc có ghi tên ngân hàng lãnh hộ tiền Như vậy, chỉ có ngân hàng được chỉ định trên séc mới có quyền kĩnh hộ tiền cho người hưởng lợi mà thôi
- Séc chuyển khoản (Check fransferable): Là loại séc mà người ký phát séc
ra lệnh cho ngân hàng trích tiền từ tài khoản của mình để chuyển trả sang một tài khoản khác của một người khác trong hoặc khác ngân hàng Séc chuyển khoản không thể chuyển nhượng được và không thể lĩnh được tiền mặt
- Séc xác nhận: (Certificated check): Là loại séc được ngân hàng xác nhận việc trả tiền Mục đích của việc xác nhận này là nhằm đảm bảo khả năng chi trả của tờ séc
- Séc du lịch: (Traveller’s check) : Là loại séc do ngân hàng phát hành và được trả tiền tại bất cứ chi nhánh hay đại lý nào của ngân hàng đó ở trong và ngoài nước Người hưởng lợi là khách du lịch
2.1.2.3 Lệnh phiếu (Promissory Note)
Khái niệm: Lệnh phiếu là một cam kết trả tiền vô điều kiện do người lập
phiếu phát ra hứa trả một số tiền nhất định cho người thụ hưởng quy định trên lệnh phiếu hoặc theo lệnh của người này để trả cho một người khác.4
2.1.2.4 Thẻ thanh toán
a) Thẻ rút tiền (ATM Card – Automatic Teller Machine):
Thẻ này giúp cho người chủ thẻ dùng để rút tiền có giới hạn ở các máy rút tiền tự động được đặt ở nơi công cộng
b) Thẻ tín dụng (Credit Card):
Thẻ tín dụng là một loại thẻ thanh toán mà người sở hữu thẻ có thể sử dụng
nó để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động hoặc chi nhánh và các đại lý thanh toán thẻ tín dụng
4 Nguồn: Giáo trình thanh toán quốc tế, GS NGƯT Đinh Xuân Trình (2006), NXB Lao Động
Trang 242.1.3 Các phương thức thanh toán quốc tế
Phương thức thanh toán quốc tế là toàn bộ quá trình, cách thức nhận và trả tiền hàng trong giao dịch mua bán ngoại thương giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu Có nhiều phương thức thanh toán quốc tế khác nhau, mỗi phương thức có những ưu, nhược điểm riêng của nó; Vì vậy, nhà kinh doanh xuất nhập khẩu cần phải nắm rõ đề thỏa thuận với đối tác của mình và vận dụng chúng một cách linh hoạt tùy theo đặc điểm từng thương vụ sao cho các bên đều có lợi
2.1.3.1 Phương thức trả tiền mặt (In cash)
Khái niệm: Là phương thức thanh toán bằng tiền mặt cho người bán khi
người bán giao hàng hoặc chấp nhận đơn đặt hàng của người mua
Phương thức này tuy đơn giản nhưng ít được áp dụng trong thanh toán quốc
tế vì rủi ro cao và hiệu quả thấp.5
2.1.3.2 Phương thức ghi sổ (Open Account)
Khái niệm: Là phương thức trong đó người bán mở một tài khoản (hoặc
một quyển sổ) để ghi nợ người mua, sau khi người bán đã hoàn thành việc giao hàng hay cung cấp dịch vụ, theo đó đến thời hạn quy định (tháng, quý, năm, ) người mua sẽ trả tiền cho người bán
Quy trình nghiệp vụ:
Giải thích quy trình:
(1) Người bán giao hàng và gửi chứng từ cho người mua
(2) Người bán báo nợ trực tiếp cho người mua
(3) Đến hạn trả nợ người mua chuyển tiền thanh toán cho người bán
(3)
Trang 25- Thanh toán trong mua bán nội địa
- Thanh toán tiền gửi bán ở nước ngoài
- Thanh toán khi đôi bên Mua – Bán rất tin cậy nhau
- Thanh toán tiền phí dịch vụ
2.1.3.3 Mua bán đối lưu (Counter Trade)
Khái niệm: Là hoạt động trao đổi hàng hóa trong thương mại quốc tế, trong
đó hai (hay nhiều) bên tiến hành trao đổi hàng hóa nọ lấy hàng hóa kia.6
Các hình thức mua bán đối lưu: (Có 3 hình thức)
1 Nghiệp vụ Barter: Là nghiệp vụ hàng đổi hàng không sử dụng tiền trong thanh toán
2 Nghiệp vụ song phương xuất nhập: Đây cũng là hoạt động mua bán đối lưu, nhưng có thể sử dụng tiền (hoặc một phần tiền) để thanh toán
3 Nghiệp vụ Buy – Back: Là nghiệp vụ mua bán đối lưu trong lĩnh vực đầu
tư trung và dài hạn Trong đó một bên cung cấp máy móc trang thiết bị và sẽ nhận lại sản phẩm cho bên kia sử dụng máy móc đó làm ra
2.1.3.4 Phương thức nhờ thu (Collection of Payment)
Khái niệm: Nhờ thu là phương thức thanh toán mà người bán sau khi hoàn
thành nghĩa vụ giao hàng sẽ ký phát hối phiếu đòi tiền người mua, nhờ ngân hàng thu hộ số tiền ghi trên tờ hối phiếu đó.7
Các hình thức nhờ thu: (Có hai hình thức)
1 Nhờ thu trơn: Là phương thức thanh toán mà sau khi hoàn thành nghĩa
vụ giao hàng, người bán ký phát hối phiếu nhờ Ngân hàng thu hộ tiền mà không
kèm theo điều kiện nào đó
(7)
(6)
Trang 26Giải thích quy trình:
1 Người bán giao hàng, lập bộ chứng từ gửi người mua
2 Người bán ký phát hối phiếu đòi tiền người mua và nhờ ngân hàng thu hộ tiền hối phiếu đó
3 Ngân hàng bên bán chuyển hối phiếu cho ngân hàng bên người mua và nhờ thu hộ tiền người mua
4 Ngân hàng bên mua chuyển hối phiếu cho người mua và yêu cầu trả tiền
5 Người mua kiểm tra hối phiếu, nếu thấy hoàn toàn hợp lệ thì viết lệnh chuyển tiền yêu cầu ngân hàng phục vụ mình trả tiền cho người bán
6 Ngân hàng bên mua chuyển tiền cho ngân hàng bên bán
7 Ngân hàng bên bán báo có cho người bán
2 Nhờ thu kèm chứng từ: Là phương thức mà người bán sau khi hoàn
thành nghĩa vụ giao hàng, lập bộ chứng từ thanh toán nhờ thu và nhờ ngân hàng thu hộ tiền tờ hối phiếu đó với điều kiện là người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền thì ngân hàng mới giao bộ chứng từ gửi hàng cho người mua để họ nhận hàng
Tùy theo điều kiện trả tiền mà phương thức này có các loại khác nhau:
- D/P – Delivery Of Documentary Against Payment - nhờ thu theo hình thức thanh toán giao chứng từ gồm: D/P at sight – Thanh toán trả tiền ngay: (khi nhận được tiền thanh toán nhờ thu của khách hàng (người mua), thanh toán viên của ngân hàng giao chứng từ cho khách hàng, yêu cầu khách hàng ký nhận); D/P
at X days sight (Delivery of documentary against payment of a draft drawn payable at a future date) – thanh toán hối phiếu có thời hạn (trong đó quy định trong khoảng X ngày kể từ ngày bộ chứng từ xuất trình, nhà nhập khẩu trả tiền để đổi lấy bộ chứng từ)
- D/A - Delivery Of Documentary Against Acceptance - nhờ thu chấp nhận thanh toán giao chứng từ - gọi ngắn là nhờ thu trả chậm (khi khách ký chấp nhận hối phiếu thì khách hàng mới nhận được bộ chứng từ để đi nhận hàng)
- D/OT – Delivery of documents on other terms and conditions – giao chứng từ theo các điều kiện khác, gồm:
a) Thanh toán từng phần (Partial Payment)
Trang 27b) Giao chứng từ khi có giấy hứa trả tiền (Delivery of documents against Promissory notes)
c) Giao chứng từ khi có thư cam kết trả tiền (Delivery of documents aginst Letters of undertaking to pay)
d) Giao chứng từ khi có biên lai tín thác (Delivery of documents against a signed trust receipt)
5 Tùy thời gian thanh toán, chia thành 3 trường hợp:
- Nếu nhờ thu trả tiền giao chứng từ (D/P – Documents against payment) thì
tổ chức nhập khẩu phải trả tiền thanh toán ngay, ngân hàng mới giao bộ chứng
từ
- Nếu là nhờ thu chấp nhận trả tiền giao chứng từ (D/A – Documents against acceptance) thì tổ chức nhập khẩu chỉ cần ký chấp nhận lên hối phiếu, ngân hàng sẽ giao bộ chứng từ
- D/OT mục trên đã trình bày
(1)
(5)
(3)
NGÂN HÀNG MUA NGÂN HÀNG BÁN
(7)
(6)
Trang 286 Ngân hàng đại lý chuyển giao chứng từ hàng hóa cho tổ chức nhập khẩu
để nhận hàng (ngân hàng đã nhận được sự đồng ý thanh toán)
7 Ngân hàng đại lý thực hiện các bút toán chuyển tiền và gởi giấy báo có hoặc hối phiếu đã chấp nhận về ngân hàng nhờ thu bên xuất khẩu hoặc thông báo
từ chối thanh toán của tổ chức nhập khẩu
8 Ngân hàng tiến hành thanh toán cho tổ chức xuất khẩu hoặc chuyển hối phiếu đã chấp nhận hoặc thông báo về sự từ chối thanh toán của bên nhập khẩu
2.1.3.5 Phương thức chuyển tiền (Remittance)
Khái niệm: Thanh toán bằng chuyển tiền là một phương thức thanh toán
trong đó khách hàng (người có yêu cầu chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình, chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người thụ hưởng) ở một địa điểm nhất định Ngân hàng chuyển tiền phải thông qua đại lý của mình ở trong nước người thụ hưởng để thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền.8
Các hình thức chuyển tiền: (Có 2 hình thức)
1 Hình thức điện báo (gọi là điện hối – Telegraphic Transfers –T/T): Ngân
hàng thực hiện việc chuyển tiền điện ra lệnh cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền cho người nhận Điện T/T được truyền thông qua Telex hoặc mạng liên lạc viễn thông như SWIFT – Hiệp hội liên lạc viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn thế giới)
2 Hình thức bằng thư (gọi là thư hối – Mail Transfers –MT): Ngân hàng
thực hiện việc chuyển tiền viết thư (có thể là lệnh trả tiền – Payment orer, hoặc là giấy báo ghi có Avis credit) ra lệnh cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền cho người nhận
(3)
Trang 29Giải thích quy trình:
1 Trên cơ sở hợp đồng được ký kết, người bán thực hiện việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho người mua đồng thời chuyển giao bộ chứng từ cho người mua
2 Người mua sau khi kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy hợp lệ thì viết lệnh chuyển tiền gửi đến ngân hàng phục vụ mình yêu cầu chuyển tiền trả cho người bán
3 Ngân hàng kiểm tra khả năng thanh toán của người mua, nếu thấy đủ điều kiện sẽ trích tài khoản của người bán để chuyển tiền, gửi giấy báo nợ và giấy báo đã thanh toán cho người mua
4 Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh (bằng thư hay bằng điện báo) cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài để trả cho người bán
5 Ngân hàng đại lý chuyển tiền cho người bán và gửi giấy báo cho đơn vị
đó
2.1.3.6 Đổi chứng từ lấy tiền (Cash Against Doccuments)
Khái niệm: Là phương thức thanh toán trong đó nhà nhập khẩu yêu cầu
ngân hàng mở tài khoản tín thác để thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu, khi nhà xuất khẩu trình đầy đủ những chứng từ theo yêu cầu Nhà xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sẽ xuất trình bộ chứng từ cho ngân hàng để nhận tiền thanh toán.9
Trang 30Giải thích quy trình:
1 Sau khi ký hợp đồng mua bán, nhà nhập khẩu đến ngân hàng phục vụ mình xin được thực hiện nghiệp vụ CAD Ngân hàng và nhà nhập khẩu sẽ ký với nhau bảng ghi nhớ
2 Ngân hàng sẽ chuyển tiền vào tài khoản ký thác đồng thời thông báo cho nhà xuất khẩu biết về tài khoản tín thác đã bắt đầu hoạt động
3 Nhà xuất khẩu sẽ tiến hành giao hàng dưới sự kiểm soát của đại diện nhà nhập khẩu tại nước xuất khẩu
4 Nhà xuất khẩu xuất trình chứng từ cho ngân hàng xin thanh toán
5 Ngân hàng tiến hành kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy hợp lệ thì sẽ trả tiền cho nhà xuất khẩu như cam kết với nhà nhập khẩu
6 Ngân hàng sẽ chuyển bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu để nhận hàng
2.1.3.7 Phương thức tín dụng chứng từ (Letter of Credit hay L/C)
Khái niệm: Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận
mà trong đó ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người xin mở thư tín dụng) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho người thứ ba (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu của người thứ ba ký phát trong phạm vi số tiền đó, khi người thứ ba này xuất trình bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng.10
Các loại L/C:
1 Thư tín dụng có thể hủy ngang: là loại thư tín dụng mà nhà nhập khẩu có thể hủy bỏ bất cứ lúc nào mà không cần thông báo cho người bán hoặc các bên liên quan
2 Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable Letter of credit): Là loại thư tín dụng sau khi đã mở trong thời gian hiệu lực không được sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ nếu như không có sự đồng ý của người bán hay các bên tham gia
3 Thư tín dụng không hủy ngang có xác nhận (Confirmed irrevocable letter
of credit): Là loại thư tín dụng không thể hủy ngang được một ngân hàng khác xác nhận đảm bảo thanh toán theo thư tín dụng đó cùng với ngân hàng mở L/C
10
Nguồn: Giáo trình Kỹ Thuật Ngoại Thương - PGS TS Đoàn Thị Hồng Vân, NXB Lao Động Xã Hội
2007
Trang 314 Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable letter of credit): Là loại thư tín dụng không thể hủy ngang trong đó quy định quyền được chuyển nhượng toàn bộ hay một phần số tiền L/C cho một hay nhiều người theo lệnh của người hưởng lợi đầu tiên, nhưng chỉ được chuyển nhượng một lần mà thôi
5 Thư tín dụng không hủy ngang miễn truy đòi (Irrevocable without recourse L/C): Là loại thư tín dụng mà trong đó quy định ngân hàng mở L/C sau khi đã thanh toán cho tổ chức xuất khẩu thì không được quyền truy đòi với bất kỳ trường hợp nào
6 Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C): là loại L/C không thể hủy ngang trong đó quy định sau khi L/C sử dụng hết hạn ngạch hoặc hết thời gian hiệu lực thì nó lại tự động có giá trị như cũ và cứ như vậy đến khi hoàn tất hợp đồng
7 Thư tín dụng giáp lưng (back to back L/C): Là loại L/C không thể hủy gang được mở trên cơ sở L/C mà nhà nhập khẩu đã mở cho nhà xuất khẩu hưởng
để thanh toán tiền hàng cho một tổ chức xuất khẩu khác
8 Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C): Là loại L/C không thể hủy ngang trong đó quy định nó chỉ có giá trị hiệu lực khi L/C khác đối ứng với nó được mở
ra
9 Thư tín dụng dự phòng (Stand by L/C): Là loại L/C được mở nhằm đammr bảo quyền lợi của nhà nhập khẩu trong trường hợp nhà xuất khẩu nhận được L/C nhưng lại không có khả năng giao hàng Đơn vị nhập khẩu sẽ yêu cầu đơn vị xuất khẩu mở một thư tín dụng dự phòng trong đó quy định rằng nếu đơn
vị xuất khẩu không thực hiện hợp đồng, ngân hàng mở thư tín dụng dự phòng sẽ thanh toán tiền đề bù thiệt hại cho đơn vị nhập khẩu
10 Thư tín dụng thanh toán dần (Deferred payment L/C): là loại L/C không thể hủy ngang được ngân hàng mở L/C cam kết với người hưởng lợi thanh toán dần số tiền ghi trong L/C trong thời gian hiệu lực quy định
11 Thư tín dụng với điều khoản đỏ (Red clause L/C): là loại thư tín dụng có điều khoản đặc biệt Thông thường điều khoản đặc biệt này là người mở L/C cho phép tổ chức xuất khẩu ứng trước một khoản tiền nhất định trước khi xuất trình
bộ chứng từ hàng hóa
Trang 32(3) Căn cứ nội dung đơn xin mở tín dụng thư, nếu đáp ứng yêu cầu, ngân hàng phát hành sẽ lập L/C và phát hành tín dụng thư cho người thụ hưởng thông qua ngân hàng đại lý của mình ở nước người xuất khẩu
(4) Khi nhận được yêu cầu thông báo L/C, ngân hàng thông báo sẽ thông báo và chuyển L/C cho người xuất khẩu
(5) Người xuất khẩu sau khi kiểm tra L/C, nếu chấp nhận nội dung L/C đã
mở thì giao hàng, nếu không thì đề nghị ngân hàng phát hành tu chỉnh lại tín dụng thư
(6) Sau khi giao hàng hóa, người xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán theo quy định của L/C, và thông qua ngân hàng thông báo người xuất khẩu xuất trình
bộ chứng từ cho ngân hàng phát hành để yêu cầu được thanh toán tiền
(7) Ngân hàng phát hành kiểm tra bộ chứng từ thanh toán, nếu phù hợp với quy định trong L/C thì tiến hành trả tiền (hoặc chấp nhận) Nếu không phù hợp ngân hàng từ chối thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thông qua ngân hàng thông báo
(1)
(5)
(2)
(3) (4) (6)
(6) (7)
(8)
Ngân hàng mở L/C Ngân hàng thông báo
(9)
Trang 33(8) Ngân hàng phát hành giao bộ chứng từ thanh toán cho người nhập khẩu
và yêu cầu thanh toán bồi hoàn
(9) Người nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với những điều quy định của tín dụng thư thì hoàn trả tiền cho ngân hàng, nếu thấy không
phù hợp có quyền từ chối trả tiền cho ngân hàng
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Các số liệu thứ cấp liên quan đến quá trình phân tích được thu thập trực tiếp trên cơ sở những số liệu thực tế hoạt động của công ty trong thời gian thực tập Thông qua bảng báo cáo tài chính, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán, kim ngạch xuất khẩu của công ty từ năm 2008 đến 6 tháng đầu năm 2010
Ngoài ra, số liệu thứ cấp còn được thu thập thông qua báo, tạp chí cùng những thông tin trên Internet và các nghiên cứu trước đây
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Đề tài chủ yếu dùng các phương pháp như: Phương pháp so sánh và phương pháp đồ thị và vẽ biểu đồ để tập trung phân tích các số liệu thứ cấp thu thập được
từ công ty Cổ Phần Mê Kông
Đối với mục tiêu 1: Tìm hiểu về công ty và hoạt động xuất khẩu gạo của
công ty
Để giải quyết mục tiêu 1, tác giả sử dụng phương pháp so sánh Phương pháp so sánh số tuyệt đối và số tương đối được sử dụng để xác định mức độ biến động của tình hình xuất khẩu gạo của công ty qua các năm phân tích nhằm có cái nhìn tổng quát về hoạt động xuất khẩu gạo của công ty giúp cho việc nghiên mục tiêu 2 được dễ dàng hơn Kết hợp với phương pháp đồ thị minh họa các bảng số liệu bằng hình vẽ để có thể thấy rõ hơn mức độ biến động các chỉ tiêu phân tích qua các năm hoặc cơ cấu các chỉ tiêu cần phân tích
Lý thuyết về các phương pháp phân tích số liệu:
Phương pháp so sánh: là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc)
Trang 34+ Dùng phương pháp so sánh tuyệt đối dựa trên hiệu số của hai chỉ tiêu so sánh là chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở
+ Dùng cách tính số tương đối để tính tỷ lệ % kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc cũng như tỷ trọng các chỉ tiêu, qua đó thể hiện mức độ hình thành hoặc nói lên tốc độ tăng trưởng
Số tương đối =
Phương pháp đồ thị: dùng phương pháp đồ thị và vẽ biểu đồ thông qua các bảng số liệu để minh họa và phân tích
Đối với mục tiêu 2: Phân tích các phương thức thanh toán quốc tế mà công
ty đã sử dụng và hiệu quả của chúng trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo của công ty
Tác giả sử cũng sử dụng phương pháp so sánh để giải quyết mục tiêu 2
Phương pháp so sánh số tuyệt đối và số tương đối được sử dụng để làm rõ mức
độ biến động của các chỉ tiêu cần phân tích qua các năm Kết hợp phương pháp
đồ thị để biểu diễn mức độ biến động của các chỉ tiêu qua các năm và cơ cấu các chỉ tiêu phân tích thông qua các bảng số liệu
Đối với mục tiêu 3: Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của
việc thanh toán quốc tế trong hoạt động xuất khẩu gạo của công ty
Dựa vào kết quả phân tích ở trên, vận dụng các kiến thức đã học và kết hợp thực tế khi thực tập tại công ty Cổ Phần Mê Kông để tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động thanh toán của công ty
Đối với mục tiêu 4: Đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của
hoạt động thanh toán quốc tế
Số tuyệt đối = Mức độ kỳ phân tích – Mức độ kỳ gốc
Mức độ kỳ phân tích Mức độ kỳ gốc
Trang 35Sử dụng các kết quả phân tích ở mục tiêu 3 kết hợp tham khảo các sách báo, tài liệu tham khảo và những điều rút ra từ thực tế khi thực tập tại công ty để đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu quả trong hoạt động thanh toán của công ty
Trang 36Chương 3 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MÊ KÔNG
3.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MÊ KÔNG
để tham gia xuất khẩu và cung ứng thị trường nội địa nhằm khai thác thế mạnh của tỉnh nhà, lượng hàng hoá tại chỗ để chế biến xuất khẩu, góp phần ổn định thị trường nông sản, giúp bà con nông dân an tâm sản xuất và nhằm tăng cường mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài tạo thêm nguồn ngoại tệ cho nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước
- Giai đoạn 1999 – 2008:
Do mang tên là công ty TNHH nên đã gặp không ít khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và bị phân biệt trong quan hệ làm việc với các cơ quan nhà nước và tính pháp lý trong việc vay vốn của ngân hàng, thủ tục vận chuyển hàng hoá đi đường Hơn nữa, khi mang tên công ty TNHH khi vay vốn của ngân hàng có tài sản thế chấp và chỉ được vay 70% tổng giá trị tài sản thế chấp, do đó rất khó khăn trong kinh doanh
Để tạo điều kiện cho công ty TNHH Mê Kông hoạt động tốt hơn, có hiệu quả hơn, theo đề nghị số 197/1998 ngày 25 tháng 12 năm 1998 của công ty TNHH Mê Kông, văn phòng tỉnh uỷ Cần Thơ đề nghị thường trực tỉnh uỷ UBND tỉnh Cần Thơ cho phép công ty TNHH Mê Kông đổi tên thành công ty Mê Kông Ngày 14/01/1999 Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Mê Kông trực thuộc văn phòng tỉnh ủy Cần Thơ được chấp thuận đổi tên thành Công ty Mê Kông trực thuộc văn phòng tỉnh uỷ Cần Thơ (Nay là văn phòng Thành ủy TP Cần Thơ)
Trang 37Hoạt động của công ty theo mô hình doanh nghiệp Đảng có tên giao dịch quốc tế là Mê Kông company, viết tắt là MKC với số vốn kinh doanh là 6.964.072.087 đồng
Năm 2005, thực hiện chủ trương của Thành uỷ Cần Thơ, công ty Cổ Phần hoá Xí Nghiệp CBLT Ô Môn, lấy tên gọi là công ty Cổ Phần Mê Kông, hoạt động từ ngày 01/08/2005, với vốn điều lệ là khi thành lập là 7.600.000.000 đồng (nhà nước 51%) Đến cuối năm 2008, tổng vốn điều lệ 21.856.050.000 đồng
- Giai đoạn từ 01/01/2009:
Theo quyết định số 2661/QĐ-UBND ngày 23/10/2008 về việc phê duyệt phương án chuyển phần còn lại của công ty Mê Kông thành công ty cổ phần vốn điều lệ 22.500.000.000 đồng, Ngày 01/01/2009, Công ty Cổ phần Mê Kông được thành lập và hoạt động trên cơ sở Công ty Mê Kông – MKC sáp nhập vào Công
ty Cổ Phần Mê Kông Theo Công ty có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
1800594971 do phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành Phố Cần Thơ đăng ký và cấp lại lần 3 ngày 29 tháng 12 năm 2008
Tên gọi đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN MÊ KÔNG
Tên giao dịch quốc tế: Mekong Joint Stock Company
Tên viết tắt: MKC
Địa chỉ giao dịch: Trụ sở số 120 Lý Tự Trọng, Phường An Cư, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ
Vốn điều lệ là: 44.356.050.000 đồng, trong đó vốn nhà nước là 34,6% Điện thoại: 07103.833341
3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty
-Chức năng: Kinh doanh xuất nhập khẩu Công ty vừa chế biến lúa, gạo để
tham gia xuất khẩu và cung ứng thị trường nội địa vừa nhập khẩu gỗ và nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi thủy sản
Trang 38- Một chủ tịch hội đồng quản trị/ Tổng giám đốc
- Một phó chủ tịch hội đồng quản trị/ phó tổng giám đốc
- Nhà máy lau bóng gạo Tân Phước
- Nhà máy lau bóng gạo Thới Lai
- Nhà máy xay xát gạo Trường Phú
- Kho lương thực Đông Hòa
3 Xí nghiệp chế biến lương thực Thốt Nốt, đặt tại ấp Phụng Thạnh, xã Thạnh Tiến, huyện Vĩnh thạnh, TP Cần Thơ Gồm các nhà máy:
- Nhà máy lau bóng gạo Thạnh An
- Nhà máy lau bóng gạo Thạnh Phước
4 Xí nghiệp Thủy Sản, có các đơn vị trực thuộc
- Nhà máy chế biến thức ăn cá
- Trại nuôi các cồn Bần Chát
Trang 39- Trại nuôi cá cồn Cái Gà
- Trại nuôi cá cồn Rồng
3.1.3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức, quản lý tại công ty Cổ Phần Mê Kông
(Nguồn: Phòng Tổ chức của công ty Cổ Phần Mê Kông)
3.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban và đơn vị trực thuộc Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ)
Là nơi có thẩm quyền cao nhất của công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền bỏ phiếu hoặc đƣợc cổ đông uỷ quyền ĐHĐCĐ có các quyền sau:
- Thông qua, bổ sung, sửa đổi điều lệ công ty
XN THUỶ SẢN NM BỘT CÁ AN BÌNH
BAN KIỂM SOÁT
VP ĐẠI DIỆN
TP HCM
PHÒNG KINH DOANH
PHÕNG KẾ TOÁN
PHÕNG TỔ CHỨC
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
Trang 40- Thông qua định hướng phát triển của công ty, thông qua các báo cáo tài chính hằng năm, các báo cáo cáo của ban kiểm soát, của hội đồng quản trị và kiểm toán viên
- Quyết định mức cổ tức được thanh toán hàng năm cho mỗi loại cổ phần
- Bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thàh viên hội đồng quản trị và ban kiểm soát, phê chuẩn việc HĐQT, bổ nhiệm tổng giám đốc
- Các quyền khác quy định tại bảng điều lệ công ty
Hội đồng quản trị (HĐQT)
HĐQT là cơ quan có đày đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh công ty, trừ những thẩm quyền thuộc về ĐHĐCĐ mà không được uỷ quyền HĐQT có các quyền hạn sau:
- Quyết định cơ cấu tổ chức của công ty
- Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty
- Quyết định chào bán số cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại, quyết định huy động vốn theo hình thức khác; đề xuất các loại cổ phiếu có thể phát hành và tổng số cỏ phiếu phát hành theo từng loại
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giám sát hoạt động của ban tổng giám đốc và cán bộ quản lý trong điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công
ty
- Đề xuất mức cổ tức hàng năm và xác định mức cổ tức tạm thời, quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức, xử lý lỗ phát sinh trong qua trình kinh doanh
- Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty
- Các quyền khác quy định tại điều lệ công ty
Ban kiểm soát (BKS):
- BKS do ĐHĐCĐ bầu ra, thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động quản trị, điều hành sản xuất kinh doanh của công ty BKS chịu trách nhiệm trước HĐQT và pháp luật về những công việc thực hiện theo quyền hạn và trách nhiệm như sau: