597 Phân Tích Qui Trình Hoạt Động Giao Hàng Và Thanh Toán Quốc Tế Trong Kinh Doanh Xuất Khẩu Gạo Tại An Giang
Trang 1MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU 2
Phần 1 MỞ ĐẦU 3
1.1 GIỚI THIỆU 3
1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 3
1.3 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 3
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
1.5 ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4
Phần 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 5
2.1 VỊ TRÍ CỦA KHÂU GIAO NHẬN HÀNG HÓA VÀ THANH TOÁN TRONG QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG 5
2.1.1 Các bước thực hiện hợp đồng ngoại thương 5
2.1.2 Vị trí của khâu giao nhận và khâu thanh toán 6
2.2 NHỮNG PHƯƠNG THỨC GIAO HÀNG HÓA THÔNG DỤNG 6
2.2.1 Giao hàng bằng đường hàng không 6
2.2.2 Giao hàng bằng đường bộ 7
2.2.3 Giao hàng bằng đường sắt 8
2.2.4 Giao hàng bằng đường biển 9
2.3 NHỮNG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN PHỔ BIẾN 12
2.3.1 Thanh toán bằng tiền mặt (By Cash) 13
2.3.2 Ký gửi 13
2.3.3 Phương thức ghi sổ (bán chịu – Open Account) 13
2.3.4 Thanh toán bằng mậu dịch hai chiều (barter, counter trade) 14
2.3.5 Phương thức chuyển tiền (Remittance) 14
2.3.6 Phương thức nhờ thu (collection) 16
2.3.7 Phương thức đổi chứng từ trả tiền (cash against documents – CAD or cash on delivery – COD) 17
2.3.8 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (documentary credit) 19
Phần 3 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO TẠI AN GIANG 22
3.1 KẾT QUẢ XUẤT KHẨU GẠO CỦA AN GIANG (1997-2001) 22
3.1.1 Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo 22
3.1.2 Ảnh hưởng của xuất khẩu gạo 23
3.1.3 Cơ cấu gạo xuất khẩu 23
3.1.4 Thị trường gạo xuất khẩu chính 25
3.2 QUI TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU GẠO TẠI AN GIANG 28
3.2.1 Đặc điểm chung 29
3.2.2 Sơ đồ 29
3.2.3 Tiến trình 30
3.2.4 Các dịch vụ hỗ trợ 31
Phần 4 GIAO NHẬN & THANH TOÁN TRONG XUẤT KHẨU GẠO TẠI AN GIANG 39 4.1 GIAO GẠO XUẤT KHẨU LÊN TÀU BIỂN 39
4.1.1 Tình Hình Giao Gạo Xuất Khẩu 39
4.1.2 Qui trình Giao Gạo 42
4.2 THANH TOÁN TRONG XUẤT KHẨU GẠO 45
4.2.1 Tình Hình Thanh Toán Quốc Tế Trong Xuất Khẩu Gạo 45
4.2.2 Qui trình Thanh Toán 46
Phần 5 KẾT LUẬN 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO 52
Trang 2DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC BẢNG
3.1 Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo……… 22
3.2 Kim ngạch xuất khẩu so với tổng kim ngạch xuất khẩu chung của tỉnh An Giang……… 23
3.3 Khối lượng gạo xuất khẩu của An Giang so với cả nước 23
3.4 Cơ cấu gạo xuất khẩu (2000-2002)………24
3.5 Giá gạo xuất khẩu bình quân (2000-2002)……… 24
3.6 Các thị trường xuất khẩu gạo chính (1997-2001)……… 25
4.1 Lượng gạo xuất khẩu theo phương thức giao (2001-2002)………40
4.2 Cảng xuất khẩu gạo (2001-2002)……… 41
4.3 Điều kiện thương mại trong xuất khẩu gạo (2001-2002)……… 42
4.4 Điều kiện thanh toán trong xuất khẩu gạo……… 46
DANH MỤC SƠ ĐỒ 2.1 Các bước thực hiện hợp đồng ngoại thương………5
2.2 Qui trình phương thức thanh toán ghi sổ………13
2.3 Qui trình phương thức thanh toán chuyển tiền ứng trước………15
2.4 Qui trình phương thức thanh toán chuyển tiền trả ngay hoặc trả chậm 15
3.1 Qui trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo tại An Giang……… 30
3.2 Qui trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Một Lô Hàng Xuất Khẩu Theo Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa Quốc Tế……… 37
4.1 Giao gạo theo phương thức thuê tàu chuyến không dùng container……… 43
4.2 Giao gạo theo phương thức thuê tàu chợ dùng container……… 45
4.3 Qui trình thanh toán bằng L/C……… 48
4.4 Qui trình thanh toán bằng D/P……… 49
DANH MỤC HÌNH 3.1 Các thị trường xuất khẩu gạo chính (1997-2001)……… 25
3.2 Xuất khẩu gạo sang ASEAN……… 26
3.3 Xuất khẩu gạo sang các nước Châu Á khác……… 26
3.4 Xuất khẩu gạo sang Châu Mỹ và Úc……… 27
3.5 Xuất khẩu gạo sang Châu Âu……… 28
3.6 Xuất khẩu gạo sang Châu Phi……… 28
Trang 3Phần 1 MỞ ĐẦU
1.1 GIỚI THIỆU
Tại An Giang, từ năm 1995 đến năm 1999 giá trị gạo xuất khẩu luôn chiếm tỷ lệ rất cao (trên 70%) trong kim ngạch xuất khẩu chung của tỉnh, mặc dù từ năm 2000 đến nay tỷ lệ này có giảm nhưng cũng luôn cao hơn 50% Với khối lượng gạo xuất khẩu hàng năm trung bình 500.000 tấn đã mang về cho An Giang xấp xỉ 100 triệu USD mỗi năm Để có được thành quả này, hàng triệu lao động trực tiếp và gián tiếp đã góp phần đưa hạt gạo đi xa và ngược lại nguồn lợi từ xuất khẩu gạo cũng nâng mức sống chung cho người dân An Giang Minh chứng cho điều này thật rõ ràng qua tỷ lệ hộ nghèo tại
An Giang đã giảm từ 10,61% (1996) xuống còn 6,74 % (2002) (theo Báo cáo của Dự án phân tích nghèo đói ĐBSCL tháng 1/2003) Vì vậy việc xuất khẩu gạo ngoài ý nghĩa kinh tế địa phương còn có ý nghĩa rất quan trọng đối với xã hội, với cộng đồng dân cư nhìn chung còn nghèo của An Giang
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo nêu trên như : từ khâu sản xuất ra hạt lúa của gần 300.000 hộ nông dân đến khâu đưa hạt gạo lên tàu xuất khẩu thu lại bằng ngoại tệ …
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, các tác giả chỉ nghiên cứu hai giai đoạn: giao gạo cho khách hàng và nhận tiền thanh toán Đây là hai nghiệp vụ quan trọng trong kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu Thực hiện tốt hai khâu này, góp phần thành công trong kinh doanh xuất khẩu gạo tại doanh nghiệp
Phạm vi nghiên cứu:
- Thời gian : từ năm 1997 đến năm 2001
- Không gian : tỉnh An Giang
1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đề tài này nhằm phát họa rõ nét hơn thực trạng tổ chức giao nhận và thanh toán trong kinh doanh xuất khẩu gạo
Đánh giá khái quát tình hình hoạt động giao nhận và thanh toán trong kinh doanh xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp tại tỉnh An Giang hiện nay
1.3 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Tùy theo từng đối tượng sẽ có những mục đích ứng dụng khác nhau, như đối với :
• Các cơ quan quản lý Nhà nước: là tài liệu để các nhà quản lý tham khảo, hỗ trợ các cơ quan quản lý nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu gạo tại An Giang
• Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo: là tài liệu tham khảo để các doanh nghiệp tổ
chức thực hiện nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu gạo
• Trường Đại học An Giang : là tài liệu tham khảo, bổ sung cho bài giảng môn Nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế và những môn học khác có liên quan
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình thực hiện đề tài này, nhóm thực hiện (gồm ba thành viên có tên trong Phiếu đăng ký đề tài) đã sử dụng kết hợp một số phương pháp nghiên cứu như : phương pháp thu thập thông tin bằng tài liệu, quan sát, thống kê, phỏng vấn chuyên gia,
Trang 4nghiên cứu kinh nghiệm điển hình, phân tích và tổng hợp, các phương pháp phân tích kinh tế cụ thể như sau :
• Tham khảo những tài liệu có liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu gạo
• Thu thập số liệu kế toán của các doanh nghiệp, ngân hàng; số liệu thống kê của Sở Thương mại-Du lịch An Giang, Cục Thống kê An Giang và các tổ chức tư vấn kinh tế
• Xử lý số liệu qua các bước : kiểm tra số liệu đã thu thập, thống kê số liệu và phân tích số liệu
• Thu thập thông tin trên hiện trường (giao nhận tại cảng Mỹ Thới, kho DNTN Tứ Sơn và thanh toán tại Ngân hàng ngoại thương CN An Giang) bằng cách quan sát thực nghiệm và phỏng vấn những tổ chức, những cá nhân có liên quan
• Phỏng vấn thu thập thông tin (qui trình nghiệp vụ, kinh nghiệm điển hình) trực tiếp từ các chuyên viên kinh tế tại các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, và các ngân hàng
• So sánh đối chiếu nghiệp vụ giao nhận và thanh toán thực tế tại An Giang với thông lệ quốc tế và phân tích những điểm giống và khác nhau của chúng
Tổng hợp các thông tin thu thập được để từ đó khái quát các phương thức giao nhận và thanh toán trong xuất khẩu gạo tại An Giang
1.5 ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu : nghiệp vụ giao nhận và thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo
Nội dung chủ yếu :
1) Cơ sở lý luận : mô tả vị trí khâu giao hàng và thanh toán trong toàn bộ quá trình tổ chức thực hiện một hợp đồng ngoại thương Giới thiệu những phương thức giao nhận hàng hóa xuất - nhập khẩu thông dụng trên thế giới như giao nhận bằng đường biển, đường bộ, đường sắt, đường hàng không Trình bày những phương thức thanh toán quốc tế được áp dụng phổ biến trên thế giới
2) Tổng quan tình hình xuất khẩu gạo tại An Giang : đánh giá tình hình xuất khẩu gạo tại An Giang qua 5 năm gần đây (1997-2001) qua các số liệu thu thập được như về : khối lượng, kim ngạch xuất khẩu, mức đóng góp cho tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, mức đóng góp cho kim ngạch xuất khẩu gạo cả nước, những thị trường xuất khẩu chính của gạo An Giang, cơ cấu gạo xuất khẩu Phác họa qui trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo và giới thiệu những dịch vụ hỗ trợ cho việc xuất khẩu gạo
3) Giao nhận và thanh toán trong xuất khẩu gạo :
Phân tích qui trình hoạt động giao hàng trong kinh doanh xuất khẩu gạo tại An Giang
- Thống kê mô tả tất cả các qui trình hoạt động, phương thức giao hàng trong kinh doanh xuất khẩu gạo tại An Giang hiện nay
- Đánh giá các ưu điểm, khuyết điểm của các phương thức giao nhận
- Dự báo phương thức sẽ được sử dụng nhiều trong tương lai
Phân tích qui trình thanh toán quốc tế trong kinh doanh xuất khẩu gạo tại An Giang
- Thống kê mô tả qui trình và phương thức thanh toán trong kinh doanh xuất khẩu gạo tại An Giang hiện nay
- Đánh giá các ưu điểm, khuyết điểm của các phương thức thanh toán
- Dự báo phương thức sẽ được sử dụng nhiều trong tương lai
Trang 5Phần 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN
Trong quá trình phát triển thương mại quốc tế đã dần dần hình thành những tập quán thương mại Khi những tập quán này được đa số quốc gia chấp nhận và áp dụng thì nó trở thành “luật” quốc tế Điều này mang lại những khó khăn lẫn thuận lợi cho những quốc gia mới tham gia “sân chơi” chung như Việt Nam Khó khăn là Việt Nam phải làm quen và am hiểu với tất cả những thông lệ này, còn thuận lợi là sau khi đã am tường những “luật chơi chung” thì Việt Nam có thể “chơi bình đẳng” như những quốc gia khác Nội dung chính trong phần này là tóm tắt những kiến thức tổng quát về những phương thức giao nhận và thanh toán quốc tế đã và đang được sử dụng trên thế giới Một vài phương thức trong phần này đã được nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo tại An Giang sử dụng và mang lại những thành tựu nhất định1
2.1 VỊ TRÍ CỦA KHÂU GIAO NHẬN HÀNG HÓA VÀ THANH TOÁN TRONG QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG
2.1.1 Các bước thực hiện hợp đồng ngoại thương
Sau khi đàm phán, ký kết hợp đồng ngoại thương, nhà xuất khẩu tiến hành thực hiện những điều khoản đã cam kếtù với đối tác Tùy theo loại hàng hóa mua bán mà người xuất khẩu có những bước thực hiện thích hợp Riêng đối với nông sản thô thì thông thường bên bán thực hiện 05 bước cơ bản sau :
Chuẩn bị
hàng và
thanh toán
Thanh lý hợp đồng
Thanh toán
Giao hàng
Vận chuyển nội địa
Sơ đồ 2.1 : Các bước thực hiện hợp đồng ngoại thương
Bước 1 : chuẩn bị hàng và thủ tục thanh toán
Cần làm các công việc chính sau : thu mua gom hàng hóa đồng thời với chuẩn bị,
sơ chế nông sản, đóng gói bao bì, chuẩn bị những bước đầu của khâu thanh toán và đăng ký giám định, kiểm dịch, khử trùng (nếu có)
Chuẩn bị ban đầu cho công tác thanh toán như : thúc giục khách hàng mở L/C (thư tín dụng), kiểm tra L/C nếu thanh toán bằng L/C
Bước 2 : vận chuyển nội địa
Thuê phương tiện vận chuyển nội địa, giao hàng cho chủ phương tiện tại kho để vận chuyển đến cảng hoặc sân bay xuất
Bước 3 : giao hàng
Xếp hàng lên phương tiện vận chuyển quốc tế (tàu biển, máy bay, tàu hỏa ), làm thủ tục hải quan
Bước 4 : thanh toán
Tùy theo phương thức thanh toán mà cần thực hiện những thủ tục thích hợp
Bước 5 : thanh lý hợp đồng
Trang 6
Theo dõi kết quả nhận hàng của người mua, giải quyết những khiếu nại (nếu có), và thanh toán các chi phí có liên quan đến công tác giao nhận, kể cả thưởng phạt xếp dỡ nhanh chậm
2.1.2 Vị trí của khâu giao nhận và khâu thanh toán
Theo qui trình trên thì giao hàng và thanh toán là hai trong năm bước không thể thiếu trong việc thực hiện một hợp đồng xuất nhập khẩu Nếu thực hiện tốt hai nghiệp vụ này sẽ góp phần thực hiện thành công hợp đồng mua bán hàng hóa với đối tác nước ngoài
2.2 NHỮNG PHƯƠNG THỨC GIAO HÀNG HÓA THÔNG DỤNG
Nếu phân loại phương thức giao hàng theo phương tiện vận chuyển thì hiện nay có các phương thức giao hàng : máy bay, ô tô, tàu hỏa, tàu biển, ống, bưu điện hoặc kết hợp các phương thức trên trong một chuyến hàng gọi là vận tải đa phương thức Trong phạm vi nghiên cứu trong đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung giới thiệu bốn phương thức đầu tiên
2.2.1 Giao hàng bằng đường hàng không
9 Tốc độ nhanh (800 – 1000 km/giờ) vì vậy mặc dù cước phí cao, rủi ro nhiều nhưng đối với những trường hợp khẩn cấp hoặc những mặt hàng nhạy cảm về thời gian người ta vẫn thường áp dụng đường hàng không để vận chuyển hàng hóa hoặc ở những nơi mà các phương thức vận tải khác không thực hiện được việc vận chuyển hay thực hiện được nhưng gặp nhiều khó khăn, vận tải hàng không vẫn có thể đảm nhiệm được
2.2.1.2 Tiến trình giao hàng :
Bước 1 : Lựa chọn tuyến đường : có các tuyến đường hàng không như :
9 Tuyến bay thẳng (Direct Flight hay Non-Stop Flight) : hàng hóa được chở thẳng tới đích qui định trên một chuyến bay
9 Tuyến chuyển tải (transit hub) : hàng hóa được chở từ nước xuất khẩu đến một trung tâm chuyển tải ở nước thứ ba, và được chuyển sang một máy bay khác đi tiếp để đến đích cuối cùng
9 Tuyến nối tiếp (Connecting Flight) : nếu không có đường bay trực tiếp từ nước gửi hàng đến nước nhận hàng, phải chọn tuyến bay nối tiếp tại sân bay của nước thứ ba Chọn lựa tuyến đường phù hợp với hàng hóa và điều kiện hợp đồng sẽ giúp doanh nghiệp giảm được rất nhiều chi phí vận chuyển
Bước 2 : Chọn và thỏa thuận cước vận chuyển
Hiện nay nhiều hãng trên thế giới áp dụng The Air Cargo Tariff (TACT) là qui tắc tính cước vận tải Nghiên cứu TACT kỹ cũng mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp Một số cách tính cước hàng hóa chuyên chở như sau :
Trang 79 Cước hàng bách hóa (General Cargo Rates –GCR) : là loại cước áp dụng cho hàng hóa phổ thông (basic cargo) khi di chuyển giữa hai điểm đã định mà không có giá đặc biệt
9 Cước hàng riêng biệt (Specific Cargo Rates – SCR) : người gửi hàng có thể yêu cầu được áp dụng giá cước đặc biệt cho mặt hàng riêng biệt nào đó SCR thường thấp hơn GCR, các hãng hàng không chào giá này nhằm mục đích cạnh tranh, khuyến khích và thu hút khách hàng
9 Cước phân biệt theo bậc thang (Class Rates Or Commodity Classification Rates – CCR) : loại cước tăng thu trên cơ sở của GCR, mức tăng của cước phí thay đổi tùy theo loại hàng (súc vật sống; hàng quí có giá trị quá 1000 USD/kiện; sách báo, tạp chí, catalogue, chữ nổi ; hành lý đặc biệt như thi hài, hài cốt, bình có tro hài cốt
9 Cước các loại hàng (Freight All Kind – FAK) : tính cho hàng hóa được đóng sẵn trong container (FCL) và sẽ được giảm cước so với hàng rời (LCL) Cước này loại trừ hàng tươi sống, có giá tị cao, hàng dễ hư hỏng trên đường vận chuyển
9 Cước gửi hàng chậm : là loại cước tính cho hàng hóa được gửi mà chưa xác định được thời gian xếp hàng Loại này sẽ rẻ hơn GCR vì hàng hóa phải đi sau do chưa kịp bố trí chỗ xếp hàng trên máy bay
9 Cước gộp toàn chặng : áp dụng cho việc chuyển tải hàng không; loại này sẽ rẻ hơn nếu gửi theo từng chặng trong cả hành trình cộng lại
Bước 3 : Giao hàng cho người vận tải (đại lý hàng không)
9 Khai báo hải quan và nộp thuế cho hàng xuất khẩu; sau khi giao hàng cho người đại diện đại lý hàng không (consolidator/air freight forwarder), người gửi hàng phải cấp thư chỉ dẫn của người gửi hàng (Shipper letter of intruction for issuing airway bill) Trong đó chỉ dẫn chi tiết những nội dung có liên quan đến lô hàng gửi Người gửi hàng ký vào Thư này, tức là đã ủy quyền cho đại lý hàng không thay mặt mình lập hóa đơn, ký nhận vận đơn và xác nhận nội dung khai báo trên tờ khai đã đầy đủ
9 Nhận không vận đơn (airway bill) từ đại lý hàng không
Bước 4 : Gửi bộ chứng từ theo hàng hóa
Bộ chứng từ được lập nhanh, với yêu cầu chính xác cao, vì vậy chủ hàng phải chuẩn bị sẵn tất cả những chứng từ có liên quan đến hàng hóa như bản sao Hợp đồng mua bán ngoại thương, các loại giấy chứng nhận nếu có (giấy chứng nhận xuất xứ, chứng nhận kiểm dịch, khử trùng ) để người gom hàng có thể nhanh chóng lập Phiếu đóng gói (Packing list) và Hoá đơn (Invoice)
2.2.2 Giao hàng bằng đường bộ
2.2.2.1 Đặc điểm :
2.2.2.1.1 Ưu điểm :
9 Tính cơ động và linh hoạt rất cao Có thể vận chuyển tốt hàng hóa từ kho đến kho
9 Tốc độ đưa hàng nhanh hơn tàu biển, thời gian xếp dỡ ở hai điểm đầu và điểm cuối ngắn
9 Vốn đầu tư xây dựng đường thấp hơn đường sắt
2.2.2.1.2 Nhược điểm :
9 Giá thành vận chuyển cao
9 Trọng tải nhỏ
Thích hợp với việc vận chuyển hàng hóa với khối lượng số lượng ít, quảng đường ngắn
Trang 82.2.2.2 Trách nhiệm của người vận tải :
Theo “Công ước về hợp đồng vận tải đường bộ quốc tế năm 1956” (Convention relative au Contrat de transport Internationale des Marchandises par route – CMR), người vận tải phải chịu trách nhiệm về khuyết tật của phương tiện vận tải dùng để chở hàng, về hành vi sai trái hoặc sơ suất của người mà anh ta thuê phương tiện vận tải cũng như lỗi lầm của đại lý hay người làm công của người đó Người vận tải phải chịu trách nhiệm về mất một phần, hay toàn bộ hàng hóa về hư hỏng hàng hóa và về việc chậm giao hàng, nếu hư hỏng mất mát của hàng hóa xảy ra trong khoảng thời gian kể từ khi người vận tải nhận hàng cho đến khi giao hàng
2.2.2.3 Tiến trình giao hàng :
Nhà xuất khẩu sau khi ký hợp đồng vận chuyển (với các điều kiện cơ sở giao hàng: FCA2, CPT, DAF, ), giao hàng cho người vận chuyển hoặc bốc lên ô tô vận chuyển rồi giao cho người vận chuyển (tùy theo hợp đồng), cuối cùng lấy vận đơn
2.2.3 Giao hàng bằng đường sắt
2.2.3.1 Đặc điểm :
2.2.3.1.1 Ưu điểm :
9 Sức chở lớn
9 Tốc độ tương đối cao
9 Ít phụ thuộc vào thời tiết, có thể chuyên chở hàng hóa quanh năm
9 Giá thành vận tải tương đối thấp
2.2.3.1.2 Nhược điểm :
9 Chi phí đầu tư xây dựng đường sắt rất cao
9 Tính chất linh hoạt cơ động rất thấp
Thích hợp trong việc chuyên chở hàng có khối lượng lớn và nhiều loại mặt hàng;
khoảng cách chuyên chở trung bình và dài
2.2.3.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật :
o Tuyến đường sắt
2.2.3.3 Phương thức gửi :
2.2.3.3.1 Gửi nguyên toa : khi lô hàng chiếm hơn 2/3 trọng tải hoặc dung tích toa xe,
và khi lô hàng chiếm nguyên một toa hoặc nhiều toa xe và những hàng rời
không đếm được cũng phải gửi nguyên toa
2.2.3.3.2 Gửi lẻ : khi trọng lượng hoặc thể tích hàng hóa không đủ xếp một toa
2.2.3.4 Tiến trình giao hàng :
Người xuất khẩu giao hàng cho đường sắt (nếu là hàng lẻ), hoặc đăng ký xin cấp toa xe, bốc hàng lên toa xe rồi giao cho đường sắt (nếu là hàng nguyên toa) và cuối cùng nhận vận đơn đường sắt (Railroad Bill – R/B)
R/B chỉ có một bản chính đi theo hàng hóa đến người nhận, ngoài ra còn có bốn loại giấy tờ khác có cùng nội dung :
Trang 99 Bản sao R/B : sau khi làm xong thủ tục nhận chuyên chở, ga gửi sẽ giao ngay bản sao cho chủ hàng để làm chứng từ xác nhận chuyên chở và chứng từ thanh toán cho chủ hàng
9 Bản lưu R/B : bản này ga gửi giữ lại làm tài liệu báo cáo hàng đi và để kiểm tra khi cần thiết
9 Giấy theo hàng : bản này cùng với bản chính kèm theo hàng đến ga để giải quyết nội bộ đường sắt
9 Giấy báo hàng đến : giấy này gửi cho người nhận làm chứng từ nhận hàng
2.2.4 Giao hàng bằng đường biển
Phương thức vận tải biển hiện đang đóng vai trò chủ đạo với khoảng 80% lượng hàng hóa ngoại thương được vận chuyển bằng đường biển Trong vận chuyển hàng gạo xuất khẩu hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam thường dùng đường biển để vận chuyển
2.2.4.1 Đặc điểm :
2.2.4.1.1 Ưu điểm :
9 Chi phí xây dựng và bảo dưỡng đường biển rất ít không đáng kể
9 Năng lực chuyên chở rất lớn, gần như không giới hạn (tàu Sea Wize 560.000 tấn)
9 Có thể cùng một lúc vận chuyển hai chiều nhiều chuyến tàu
9 Chi phí vận chuyển thấp nhất
2.2.4.1.2 Nhược điểm :
9 Phụ thuộc vào yếu tố thời tiết
9 Tai nạn rủi ro trong giao thông tương đối lớn
9 Tốc độ vận chuyển thấp
Qua ưu và nhược điểm của phương thức vận tải bằng đường biển, nhận thấy phương thức này phù hợp với việc chuyên chở hàng hóa với khối lượng lớn, cự ly vận chuyển trung bình và dài
2.2.4.2 Phương thức thuê tàu chuyến
Thuê tàu chuyến (voyage) là việc người chủ tàu (ship owner) cho người chủ hàng thuê toàn bộ tàu để chở khối lượng hàng nhất định với điểm tới và thời gian theo yêu cầu của người thuê và được trả tiền cước thuê tàu do hai bên thỏa thuận
2.2.4.2.1 Ưu điểm :
o Giá cước thuê tàu chuyến rẻ hơn giá cước thuê tàu chợ
o Tàu có thể đi thẳng từ cảng xếp đến cảng dỡ hàng, nên hàng được chuyên chở tương đối nhanh
o Tính linh hoạt cao : người thuê có thể dễ dàng thay đổi cảng xếp, cảng dỡ hàng trong lịch trình của tàu
2.2.4.2.2 Nhược điểm :
o Giá cước thường hay biến động theo tình hình vận chuyển quốc tế
o Nghiệp vụ thuê tàu phức tạp đòi hỏi người thuê phải giỏi luật lệ mua bán, vận tải, nắm vững giá cước trên thị trường thuê tàu thế giới thường hay biến động theo luật cung cầu
o Trong thực tế người ta thường thuê tàu chuyến để chở hàng rời, có khối lượng lớn như than, quặng, ngũ cốc, gạo … hoặc hàng có đủ số lượng cho trọng tải của tàu
Trang 102.2.4.2.3 Cách thức thuê tàu chuyến
o Chủ hàng (người thuê tàu) xác định loại hình tàu để thuê phục vụ cho kinh doanh như : thuê một chuyến (single voyage), thuê khứ hồi (round voyage), thuê nhiều chuyến liên tục (consecutive voyage), thuê bao cả tàu trong một thời gian (Lumpsum)
o Người thuê (charterer) có thể ủy thác cho công ty giao nhận hoặc trực tiếp đứng
ra đàm phán ký kết hợp đồng thuê tàu (voyage charter party) với hãng tàu (charter)
o Tập kết hàng để giao lên tàu lấy Mate’s receipt để sau đó đổi lấy vận tải đơn (Bill of Lading - B/L) clean on board
o Thanh toán tiền thuê tàu bao gồm cước phí, tiền bốc dỡ, tiền thưởng phạt tàu
Chú ý :
9 Gần đây hiệp hội các chủ tàu biển ở Việt Nam đã quyết định tách chi phí bốc dỡ ra khỏi cước phí thuê tàu chung, trong tương lai hợp đồng thuê tàu sẽ không bao gồm phí bốc dỡ ở hai đầu cảng
9 Nếu ta thuê tàu để chỉ định chuyên chở trong trường hợp mua hàng theo điều kiện Giao hàng lên tàu (Free On Board - FOB), thì người thuê phải kịp thời thông báo cho nhà xuất khẩu các thông tin về ngày giờ tàu cập cảng xuất phát lấy hàng để người xuất khẩu chuẩn bị hàng tập kết lên tàu
2.2.4.3 Phương thức thuê tàu chợ hay còn gọi là lưu cước tàu chợ (booking shipping
space), là phương thức thuê tàu, trong đó người chủ hàng hoặc trực tiếp hoặc thông qua môi giới yêu cầu chủ tàu hoặc người chuyên chở dành cho mình thuê
một phần chiếc tàu để chở lô hàng xuất nhập khẩu từ cảng này đến cảng khác
2.2.4.3.1 Đặc điểm :
o Khối lượng hàng hóa chuyên chở bằng tàu chợ không lớn, thường là mặt hàng
khô hoặc hàng có bao bì, container
o Tuyến đường, thời gian, cước phí tàu chợ được biết trước
o Tuyến đường vận chuyển hàng hóa trùng với tuyến đường tàu chạy đã được qui
định trước
2.2.4.3.2 Ưu điểm :
o Vì tàu chợ chạy theo một luồng nhất định, có lịch trình định trước, nên người
thuê tàu chợ có thể dự kiến được thời gian gởi hàng
o Số lượng hàng gởi không bị hạn chế
o Cước phí tàu chợ đã được định sẵn và ít hay thay đổi, nên người thuê tàu chợ có
cơ sở để dự tính giá hàng chào bán
o Thủ tục thuê tàu chợ đơn giản, nhanh chóng
2.2.4.3.3 Nhược điểm :
o Giá cước tàu chợ thường đắt hơn giá cước tàu chuyến vì bao gồm cả cước phí
xếp dỡ hàng và cước phí khống
o Người thuê tàu chợ không được tự do thỏa thuận các điều kiện chuyên chở mà
phải chấp nhận các điều kiện đã có sẵn trong vận đơn của chủ tàu
o Người thuê tàu chợ không linh hoạt nếu cảng xếp hoặc cảng dỡ hàng nằm ngoài
hành trình quy định của tàu
2.2.4.3.4 Cách thức thuê tàu chợ :
Trang 11Bước 2 : nghiên cứu lịch trình tàu chạy (Lịch này thường được đăng trên các báo
kinh tế và báo “Sài Gòn giải phóng”), từ đó chọn hãng tàu có uy tín và cước phí hạ Hiện nay, giữa các hãng tàu có sự cạnh tranh lớn nên người thuê tàu thường được hưởng một khoản hoa hồng nhất định
Bước 3 : chủ tàu lập bảng kê khai hàng (Cargo list) và ủy thác cho công ty đại lý
vận tải giúp giữ chỗ trên tàu (booking ship’s space) Chủ hàng ký đơn xin lưu khoang (booking note) với hãng đại lý sau khi hãng tàu đồng ý nhận chuyên chở, đồng thời đóng cước phí vận chuyển
Bước 4 : tập kết hàng để giao cho tàu : nếu hàng là container thì làm thủ tục mượn
container để chất xếp hàng, sau đó giao container cho bãi hoặc trạm container
Bước 5 : lấy vận tải đơn
Bước 6 : thông báo cho người mua về kết quả giao hàng cho tàu
2.2.4.4 Giao hàng container
2.2.4.4.1 Đặc điểm :
2.2.4.4.1.1 Ưu điểm :
2.2.4.4.1.1.1 Đối với chủ hàng (Shipper)
9 Bảo vệ tốt hàng hóa, giảm đến mức thấp nhất những tác động bên ngoài làm thiệt hại hàng hóa như tình trạng mất cắp; hàng hóa bị hư hỏng, nhiễm bẩn, ẩm ướt
9 Giúp chủ hàng tiết kiệm chi phí về bao bì hàng hóa đối với những loại hàng không cần bao bì
9 Đơn giản hóa các khâu thao tác trung gian trong quá trình vận chuyển, đặc biệt là giảm được chi phí vận tải nội địa và giảm chi phí bốc dỡ so với phương pháp bốc dỡ truyền thống từng kiện hàng
9 Tạo điều kiện để tăng nhanh vòng luân chuyển hàng hóa, tăng hiệu quả kinh tế 2.2.4.4.1.1.2 Đối với người vận tải (Carrier)
9 Giảm thời gian xếp dỡ, chờ đợi ở cảng; giải phóng tàu nhanh, làm tăng nhanh vòng quay khai thác tàu
9 Giảm tổn thất trong quá trình vận chuyển, tiết kiệm được thời gian và chi phí do chủ hàng khiếu nại nếu có tổn thất
9 Việc chuyển tải cũng sẽ dễ dàng hơn
2.2.4.4.1.1.3 Đối với người làm công tác giao nhận (Consolidator/Forwarder)
9 Thực hiện dịch vụ thu gom, chia lẻ hàng hóa và thực hiện vận tải đa phương thức, đưa hàng từ kho của người gửi đến kho của người nhận một cách an toàn và thuận tiện
9 Giảm tổn thất trong quá trình giao nhận hàng hóa với người vận tải nên giảm được tranh chấp khiếu nại với chủ hàng
9 Thực hiện thuận lợi phương thức giao nhận tận nơi (Door to Door) hiện đang được nhiều khách hàng ưa dùng
2.2.4.4.1.2 Nhược điểm : Vốn đầu tư cho trang thiết bị vận chuyển chuyên dùng (tàu
container, xe container); bốc dỡ (xe nâng, xe gắp, xe chuyên dùng để xếp container rỗng, cẩu giàn chuyên dùng để cẩu container) và cơ sở hạ tầng khác (cảng container, bãi
container) cho container rất cao
Trang 122.2.4.4.2 Phương thức gửi hàng bằng container :
2.2.4.4.2.1 Gửi hàng đầy container (Full container load – FCL) Nhà xuất khẩu phải
có lượng hàng có tính chất giống nhau đủ chứa đầy một hay nhiều container:
9 18 tấn hàng hoặc 31 m3 thuê nguyên container 20’
9 37 tấn hàng hoặc 67 m3 thuê nguyên container 40’
2.2.4.4.2.2 Gửi hàng lẻ (Less than a container load – LCL) Hàng xuất khẩu có khối
lượng và thể tích ít hơn sức chứa một container loại 20’
Nhà xuất khẩu phải tập kết hàng ra trạm gom hàng lẻ (Container Freight Station - CFS), để người gom hàng (consolidator) xếp chung nhiều lô hàng của nhiều chủ hàng trong cùng một container Để tránh nhầm lẫn khi dỡ hàng ra khỏi container, các chủ hàng (nhà xuất khẩu) phải ghi chú đầy đủ, rõ ràng những ký hiệu riêng trên những kiện hàng của mình để phân biệt với hàng hóa của chủ khác
Người gom hàng sẽ tập trung các lô hàng lẻ của nhiều chủ hàng rồi sắp xếp, phân loại, kết hợp các lô hàng để đóng vào các container, niêm phong kẹp chì theo quy định của thủ tục xuất nhập khẩu và của hải quan, xếp các container xuống bãi chứa ở cảng và giao hàng cho người chuyên chở
Nhà xuất khẩu phải tập kết hàng đến CFS theo đúng thời gian qui định, đồng thời cùng với Consolidator thực hiện việc kiểm tra và làm thủ tục hải quan (mặc dù trách nhiệm chất xếp hàng vào container là của Consolidator) và niêm phong seal
Từ phương thức giao hàng hóa bằng container kể trên, có thể xảy ra những trường hợp giao nhận hàng hóa bằng container sau đây :
9 FCL/FCL : hàng gửi nguyên container ở bãi container nước xuất khẩu cho người nhận nguyên container tại bãi container (Container Yard-CY) ở nước nhập khẩu (CY/CY) Nhà nhập khẩu phải xuất trình vận tải đơn do bên xuất khẩu cung cấp (B/L do hãng tàu chuyên chở cấp cho nhà xuất khẩu sau khi đã nhận hàng đã chuyên chở)
9 FCL/LCL : một chủ hàng ở nước xuất khẩu gửi hàng nguyên container cho nhiều người ở nước nhập khẩu (CY/CFS); như vậy mỗi người nhận hàng khi đến CFS để nhận hàng chia lẻ phải xuất trình một vận tải đơn do nhà xuất khẩu cung cấp
9 LCL/LCL : nhiều chủ hàng ở nước xuất khẩu gửi hàng chung trong một container (do Consolidator gom và xếp hàng) cho nhiều người ở nước nhập khẩu (CFS/CFS); mỗi người nhận hàng khi đến CFS để nhận hàng hàng chia lẻ phải xuất trình một vận tải đơn do nhà xuất khẩu của mình cung cấp Trong trường hợp này, Consolidator (của đại lý hãng tàu) cấp cho những người gửi hàng những B/L gọi là Vận tải đơn nhà (House Bill of Lading HB/L)
9 LCL/FCL : nhiều chủ hàng ở nước xuất khẩu gửi hàng chung trong một container cho một nhà nhập khẩu (CFS/CY) Người nhận hàng khi đến CFS để nhận hàng phải xuất trình một vận tải đơn do Consolidator của đại lý hãng tàu thay mặt cho những nhà xuất khẩu cung cấp Trong trường hợp này, hãng tàu cấp cho người gom hàng một vận tải đơn gọi là Vận tải đơn chủ (Master Bill of Lading – MB/L hoặc Ocean Bill of Lading – OB/L)
2.3 NHỮNG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN PHỔ BIẾN
Cũng như giao hàng, thanh toán là một khâu không thể thiếu trong quá trình thực
Trang 132.3.1 Thanh toán bằng tiền mặt (By Cash)
Người mua thanh toán bằng tiền mặt cùng lúc khi đơn đặt hàng được xác nhận hoặc khi hàng hóa đã giao xong
Người mua ít khi chấp nhận phương thức thanh toán này vì một phần vốn lưu động sẽ bị “chôn nhốt” cho đến khi bán được lô hàng cho người khác; mặt khác họ có thể gặp tình trạng nhận được hàng không cần thiết hoặc không đúng yêu cầu của mình
Bất lợi cho cả người bán và người mua là trong mua bán quốc tế thường dùng đồng tiền mạnh (như USD, GBP, FrF ) để thanh toán, khi phải sử dụng một số lượng lớn tiền mặt để giao dịch, khó tránh những rủi ro nhận tiền giả, an toàn trong bảo quản Người bán và người mua phải trực tiếp gặp nhau để giao nhận hàng và thanh toán
Chính vì nhiều bất lợi trên, nên phương thức này chỉ để áp dụng trong mua bán một số hàng hóa đặc thù (hàng có giá trị, nhỏ gọn, dễ vận chuyển cất giữ ) hay chỉ trong những trường hợp đặc biệt như mua bán những lô hàng khẩn cấp, trị giá lô hàng nhỏ
2.3.2 Ký gửi
Nhà xuất khẩu gởi hàng tới người mua (thường là đại lý tiêu thụ) nhưng chưa được thanh toán Cho đến khi đại lý bán được hàng, mới thanh toán cho người xuất khẩu Nhà xuất khẩu chỉ sử dụng phương thức này trong trường hợp hàng mới sản xuất, nhãn hiệu còn xa lạ với người tiêu dùng
2.3.3 Phương thức ghi sổ (bán chịu – Open Account)
2.3.3.1 Khái niệm : là phương thức thanh toán mà trong đó người xuất khẩu sau khi
thực hiện giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho người nhập khẩu, thì mở một tài khoản (hoặc một cuốn sổ) ghi nợ cho người nhập khẩu và việc thanh toán các khoản nợ này được thực hiện sau một khoản thời gian nhất định do hai bên mua
bán thỏa thuận trước (tháng, quý, năm )
2.3.3.2 Qui trình thanh toán ghi sổ :
Sơ đồ 2.2 : Qui trình phương thức thanh toán ghi sổ
(1) Người xuất khẩu giao hàng và gởi bộ chứng từ cho người nhập khẩu
(2) Người xuất khẩu gởi giấy báo nợ cho người nhập khẩu
(3) Người nhập khẩu đến ngân hàng làm thủ tục chuyển tiền cho người xuất khẩu (4) Ngân hàng nhập khẩu chuyển tiền trả cho người xuất khẩu thông qua ngân hàng người xuất khẩu
(5) Ngân hàng xuất khẩu báo có cho người nhập khẩu
Trang 142.3.3.3.2 Nhược điểm :
Đây là phương thức thanh toán không có lợi đối với người xuất khẩu bởi vì rủi ro không được thanh toán, nợ khó đòi cao, vốn ứ đọng
2.3.3.4 Điều kiện áp dụng :
Các doanh nghiệp Việt Nam nên áp dụng trong những trường hợp :
o là nhà nhập khẩu
o áp dụng thanh toán giữa công ty mẹ và các công ty con có trụ sở ở nước ngoài
o người bán và người mua có quan hệ tin cậy
2.3.4 Thanh toán bằng mậu dịch hai chiều (barter, counter trade)
Hàng đổi hàng, người bán đồng thời là người mua, người mua đồng thời là người
bán (giao gạo để lấy phân bón, bán phân bón để mua gạo)
2.3.4.3 Buy-back :
Là hình thức người bán cung cấp máy móc, thiết bị, công nghệ và người mua sử dụng chúng để làm ra sản phẩm giao lại cho người bán (1 công ty cung cấp thiết bị giàn khoan dầu cho công ty Việt Nam, công ty Việt Nam sẽ thanh toán lại bằng dầu thô sau
khi dùng giàn khoan này)
2.3.4.4 Nhận xét :
2.3.4.4.1 Ưu điểm :
Mở rộng khả năng xuất khẩu sang thị trường thiếu ngoại tệ mạnh để mua hàng
Giảm được sự rủi ro trong thanh toán khi có sự biến động về tỉ giá hối đoái
2.3.4.4.2 Nhược điểm :
Thực hiện thanh toán bằng phương thức này rất phức tạp đặc biệt không thể thực
hiện trong trường hợp nhu cầu về hàng hóa trao đổi của hai bên không trùng khớp nhau
2.3.5 Phương thức chuyển tiền (Remittance)
2.3.5.1 Khái niệm :
là phương thức mà người mua yêu cầu ngân hàng chuyển một số tiền cho người
bán tại một thời gian và địa điểm nhất định
Trang 152.3.5.2 Qui trình nghiệp vụ thanh toán chuyển tiền
2.3.5.2.1 Qui trình thanh toán chuyển tiền ứng trước :
(1) Lệnh chuyển tiền
MT hoặc TT (2a)
(2b) Thông báo
(2a) Nhân viên ngân hàng sau khi kiểm tra hồ sơ của nhà nhập khẩu thì thực hiện chuyển tiền bằng điện (TT : Telegraphic Transfer) hoặc bằng thư (MT : Mail transfer) cho ngân hàng đại lý của mình tại nước ngoài,
(2b) đồng thời thông báo cho nhà nhập khẩu biết lệnh chuyển tiền của họ đã được chấp thuận
(3) Ngân hàng dịch vụ đại lý báo cho nhà xuất khẩu
(4) Nhà xuất khẩu giao hàng theo hợp đồng ngoại thương đã ký
2.3.5.2.2 Qui trình thanh toán chuyển tiền trả ngay hoặc trả chậm :
Sơ đồ 2.4 : Qui trình phương thức thanh toán chuyển tiền trả ngay hoặc trả chậm
(1) Hàng hóa
(2) Lệnh chuyển tiền
(3a) Báo nợï
(2) Người nhập khẩu sau khi kiểm tra chứng từ, hóa đơn, viết lệnh chuyển tiền gởi đến ngân hàng phục vụ mình
(3a) Sau khi kiểm tra, nếu hợp lệ và đủ khả năng thanh toán, ngân hàng sẽ trích tài khoản của người nhập khẩu để chuyển tiền, gửi giấy báo nợ và giấy báo đã thanh toán cho người nhập khẩu
Trang 16(3b) Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh (bằng thư hay điện báo) cho ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài để chuyển tiền trả cho người xuất khẩu
(4) Ngân hàng đại lý chuyển tiền cho người xuất khẩu (trực tiếp hoặc gián tiếp qua ngân hàng khác) và gửi giấy báo có cho đơn vị đó
2.3.5.3 Hình thức chuyển tiền : có hai hình thức chủ yếu sau
2.3.5.3.1 Điện báo (telegraphic transfer – TT hoặc telegraphic transfer remittance –
TTR) ngân hàng chuyển tiền thực hiện việc chuyển tiền bằng cách điện ra lệnh cho ngân hàng đại lý trả tiền cho người bán Mặc dù dùng điện báo sẽ phải trả phí cao hơn dùng thư báo nhưng các công ty xuất khẩu Việt Nam
thường dùng phương thức này vì thời gian chuyển tiền nhanh
2.3.5.3.2 Thư chuyển tiền (mail transfer – MT) ngân hàng người mua gởi thư ra lệnh
cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền cho người bán
Phương thức thanh toán này có ưu điểm là thủ tục đơn giản, nhưng bất lợi cho nhà xuất khẩu ở chỗ là việc thanh toán tiền hàng hoàn toàn tùy thuộc vào thiện chí của người mua do không có những cam kết thanh toán khác Hiện nay các công ty xuất khẩu gạo tại An Giang sử dụng nhiều phương thức TTR ứng trước toàn phần trị giá hợp đồng ngoại thương đối với những lô hàng nhỏ hoặc khách hàng chưa thân tín
2.3.6 Phương thức nhờ thu (collection)
2.3.6.1 Khái niệm :
Phương thức nhờ thu là phương thức thanh toán mà người bán sau khi hoàn thành
xong nghĩa vụ giao hàng thì lập hối phiếu gởi đến ngân hàng nhờ thu hộ số tiền ghi trên hối phiếu Trong trường hợp này ngân hàng đóng vai trò trung gian giúp thu hộ tiền và
được hưởng tỷ lệ phần trăm trên số tiền thu được
2.3.6.2 Các loại của phương thức nhờ thu
2.3.6.2.1 Nhờ thu phiếu trơn (clean collection) là phương thức nhà xuất khẩu nhờ
ngân hàng thu hộ tiền ở người mua căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra, còn chứng từ hàng hóa thì gửi thẳng cho người mua không qua ngân hàng Trình tự
tiến hành phương thức này như sau :
(1) Người bán sau khi gửi hàng và chứng từ hàng hóa cho người mua, lập một hối phiếu đòi tiền người mua và ủy thác cho ngân hàng của mình đòi tiền hộ
(2) Ngân hàng bên bán chuyển hối phiếu cho ngân hàng bên mua và nhờ ngân hàng này thu hộ tiền ở người mua
(3) Ngân hàng yêu cầu người mua trả tiền ngay (nếu hối phiếu at sight) hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu (nếu mua chịu)
(4) Người mua trả tiền (nếu hối phiếu at sight) hoặc ký chấp nhận thanh toán (nếu mua chịu) hoặc từ chối trả tiền (thông thường sau khi người mua nhận đủ hàng) (5) Ngân hàng bên mua chuyển tiền hoặc hoàn lại hối phiếu bị từ chối trả tiền cho ngân hàng bên bán
(6) Ngân hàng bên bán chuyển tiền hoặc hoàn lại hối phiếu bị từ chối trả tiền cho người bán
Phương thức này thường được áp dụng trong những trường hợp sau :
9 Người bán và người mua tin cậy lẫn nhau hoặc là giữa công ty mẹ với công ty con hoặc giữa công ty chính với chi nhánh
Trang 179 Thanh toán về các dịch vụ có liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa, vì việc thanh toán này không cần thiết phải kèm theo chứng từ như : tiền cước phí vận tải, bảo hiểm, phát bồi thường
Phương thức nhờ thu phiếu trơn không được áp dụng nhiều trong thanh toán về mậu dịch, vì nó không bảo đảm quyền lợi cho người bán Bởi vì việc nhận hàng của người mua hoàn toàn tách rời khỏi khâu thanh toán, do đó người mua có thể nhận hàng và không trả tiền hoặc chậm trễ trả tiền Đối với người mua áp dụng phương thức này cũng có điều bất lợi, vì nếu hối phiếu đến sớm hơn chứng từ hàng hóa, người mua phải trả tiền ngay trong khi không biết việc giao hàng của người bán có đúng hợp đồng hay không
2.3.6.2.2 Nhờ thu kèm chứng từ (documentary collection)
2.3.6.2.2.1 Nhờ thu trả tiền đổi chứng từ (documents against payment – D/P) là phương
thức trong đó người bán ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền của người mua căn cứ vào hối phiếu và nếu người mua trả tiền thì ngân hàng mới giao chứng từ hàng hóa cho
(4) , (5), (6) giống trình tự của phương thức nhờ thu phiếu trơn
2.3.6.2.2.2 Nhờ thu chấp nhận trả tiền đổi chứng từ (documents against acceptance – D/A) là phương thức trong đó người bán ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền của người
mua căn cứ vào hối phiếu và nếu người mua chấp nhận trả tiền hối phiếu thì ngân hàng mới giao chứng từ hàng hóa cho người mua Đến thời hạn trả tiền ghi trên hối phiếu,
người mua sẽ chuyển tiền trả cho người bán
2.3.7 Phương thức đổi chứng từ trả tiền (cash against documents – CAD or cash
on delivery – COD)
2.3.7.1 Khái niệm : là phương thức thanh toán mà trong đó nhà nhập khẩu yêu cầu
ngân hàng mở tài khoản ký thác (trust account) để thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu khi nhà xuất khẩu xuất trình đầy đủ các chứng từ theo yêu cầu Nhà xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sẽ xuất trình bộ chứng từ cho ngân
hàng để nhận tiền thanh toán
2.3.7.2 Trình tự tiến hành :
(1) Nhà nhập khẩu (thường là đại diện) đến ngân hàng ở nước người xuất khẩu ký một bản ghi nhớ (Memorandum), đồng thời thực hiện ký quỹ (pledged amount) 100% trị giá của thương vụ để lập tài khoản ký thác (trust account)
Bản ghi nhớ sẽ là cơ sở để ngân hàng trả tiền theo chỉ thị của người nhập khẩu khi thực hiện thanh toán bằng phương thức CAD Nội dung chính của bản ghi nhớ :
9 Nhà nhập khẩu cam kết ký quỹ đủ 100% trị giá của thương vụ
Trang 189 Các chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình khi lĩnh tiền ở ngân hàng
9 Thời hạn thanh toán
9 Mức phí dịch vụ mà ngân hàng được hưởng và ai phải trả phí này (thường là nhà xuất khẩu)
(2) Ngân hàng báo cho nhà xuất khẩu rằng nhà nhập khẩu đã ký quỹ, tài khoản ký thác đã bắt đầu hoạt động
(3) Nhà xuất khẩu giao hàng cho nhà nhập khẩu dưới sự kiểm soát của đại diện nhà nhập khẩu (representative of the buyer) tại nước người xuất khẩu
(4) Nhà xuất khẩu xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ mà nhà nhập khẩu đã yêu cầu để rút tiền
(5) Ngân hàng kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ và trả tiền cho nhà xuất khẩu
(6) Ngân hàng giao bộ chứng từ cho người đại diện của nhà nhập khẩu
2.3.7.3 Bộ chứng từ cần xuất trình cho ngân hàng để thanh toán :
2.3.7.3.1 Bộ chứng từ sử dụng trong phương thức CAD
o Thư xác nhận (letter confirmation) đã giao hàng do đại diện người mua ở nước xuất khẩu cấp
o Bản copy của vận đơn và hóa đơn thương mại có xác nhận của đại diện người mua
o Vận đơn gốc (original bill of lading) : 3 bản chính
o Hóa đơn thương mại (commercial invoice)
o Giấy chứng nhận số lượng, trọng lượng (certificate of quantity/weight)
o Giấy chứng nhận chất lượng (certificate of quality)
2.3.7.3.2 Bộ chứng từ sử dụng trong phương thức COD
o Thư xác nhận (letter confirmation) đã giao hàng do đại diện người mua ở nước xuất khẩu cấp
o 3 bản chính chứng từ “received for shipment bill” có xác nhận của đại diện
người mua ở nước xuất khẩu
o Hóa đơn thương mại (commercial invoice) gồm 3 bản chính có xác nhận của đại
diện người mua
o Biên bản nhận hàng của kho ngoại quan trên đó có xác nhận của đại diện người
mua
o Thư yêu cầu chuyển tiền của người mua
2.3.7.4 Ưu điểm của phương thức thanh toán CAD đối với nhà xuất khẩu :
o Giao hàng xong là lấy được tiền ngay vì chỉ khi nhà nhập khẩu chuyển đủ tiền ký quỹ thì ngân hàng mới thông báo cho nhà xuất khẩu để nhà xuất khẩu tiến hành giao
hàng
o Bộ chứng từ xuất trình đơn giản vì ngân hàng thanh toán cho nhà xuất khẩu chủ yếu căn cứ vào loại chứng từ phải xuất trình chứ không kiểm tra từng nội dung của
chứng từ như trong phương thức L/C
Trang 192.3.7.5 Phương thức đổi chứng từ trả tiền thường được áp dụng trong các trường hợp :
o Người mua và người bán có quan hệ mua bán tốt, tin tưởng lẫn nhau
o Áp dụng trong mua bán những mặt hàng khan hiếm, bán chạy, thị trường ở bên
người xuất khẩu
o Áp dụng cho phương thức trả tiền ngay, không áp dụng cho phương thức trả
chậm
2.3.8 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (documentary credit)
2.3.8.1 Khái niệm : phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận mà
trong đó, một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) - theo yêu cầu của khách hàng (người xin mở thư tín dụng) - cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho một người thứ ba (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người thứ ba này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp những quy định
đề ra trong thư tín dụng
2.3.8.2 Các bên tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ
2.3.8.2.1 Người xin mở thư tín dụng (the applicant for credit) là nhà nhập khẩu, người
mua phải thực hiện một số nhiệm vụ và được một số quyền lợi sau :
o Kịp thời làm giấy để mở L/C và các thủ tục có liên quan gửi tới ngân hàng
o Thực hiện ký quỹ (khi có yêu cầu của ngân hàng)
o Thanh toán phí dịch vụ ngân hàng : phí mở L/C, phí tu chỉnh L/C, phí ký hậu B/L
o Phối hợp với ngân hàng kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ thanh toán do người bán gửi tới
o Có quyền được từ chối thanh toán khi người bán không thực hiện đúng quy định của L/C
o Nhận hàng (nếu thanh toán)
2.3.8.2.2 Ngân hàng phát hành thư tín dụng (the issuing/opening bank) đây là ngân
hàng dịch vụ nhà nhập khẩu
9 Tu chỉnh L/C khi có yêu cầu
9 Kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ thanh toán do người xuất khẩu gởi tới
9 Yêu cầu nhà nhập khẩu thanh toán tiền
9 Thanh toán tiền cho người hưởng lợi nếu bộ chứng từ hợp lệ đúng quy định của L/C 2.3.8.2.2.2 Quyền lợi :
9 Hưởng lợi phí dịch vụ ngân hàng từ 0,125% đến 0,5% trị giá của L/C
9 Từ chối thanh toán nếu bộ chứng từ bất hợp lệ
9 Hưởng lợi hàng hóa nếu người mua không thanh toán
Trang 209 Ngân hàng được miễn trách nhiệm trong trường hợp gặp bất khả kháng như chiến tranh, hỏa hoạn, động đất
2.3.8.2.3 Người hưởng lợi thư tín dụng (beneficiary) là người bán, nhà xuất khẩu (hoặc
người khác do người xuất khẩu chỉ định)
2.3.8.2.3.1 Nhiệm vụ của nhà nhập khẩu
9 Tiếp nhận L/C bản gốc và đánh giá khả năng thực hiện các nội dung trong L/C
9 Đề nghị tu chỉnh L/C khi cần thiết
9 Giao hàng theo đúng quy định của L/C
9 Lập bộ chứng từ thanh toán xuất trình cho ngân hàng theo đúng quy định của L/C
9 Trả các phí dịch vụ ngân hàng như phí thông báo L/C , phí tu chỉnh L/C, chiết khấu
bộ chứng từ, phí kiểm tra bộ chứng từ có bất hợp lệ
2.3.8.2.3.2 Quyền lợi của nhà nhập khẩu
9 Từ chối giao hàng nếu nội dung L/C khác với nội dung hợp đồng ngoại thương đã thỏa thuận gây thiệt hại cho người bán và người bán đã đề nghị tu chỉnh L/C nhưng không được đáp ứng
9 Quyền được nhận tiền hoặc chỉ định người thay thế mình hưởng lợi L/C
2.3.8.2.4 Ngân hàng thông báo thư tín dụng (the advising bank) đây là ngân hàng phục
vụ nhà xuất khẩu, thường là ngân hàng đại lý của ngân hàng mở thư tín dụng
có trụ sở ở nước người xuất khẩu
2.3.8.2.4.1 Nhiệm vụ :
9 Tiếp nhận L/C bản gốc và chuyển nó tới người xuất khẩu dưới dạng nguyên văn một cách kịp thời
9 Đánh giá ban đầu tính hợp lệ của bộ chứng từ
9 Chuyển bộ chứng từ thanh toán đến ngân hàng phát hành
9 Thanh toán tiền cho người xuất khẩu nếu được ủy quyền thanh toán
2.3.8.2.4.2 Quyền lợi : được hưởng phí dịch vụ ngân hàng
2.3.8.2.5 Ngân hàng xác nhận thư tín dụng (the confirming bank) là ngân hàng xác
nhận trách nhiệm của mình sẽ cùng ngân hàng mở thư tín dụng bảo đảm việc trả tiền cho người xuất khẩu trong trường hợp ngân hàng mở thư tín dụng không đủ khả năng thanh toán Ngân hàng xác nhận có thể vừa là ngân hàng thông báo thư tín dụng hay là một ngân hàng khác do người xuất khẩu yêu cầu, thường là một ngân hàng lớn, có uy tín trên thị trường tín dụng và tài
chính quốc tế
2.3.8.2.6 Ngân hàng thanh toán thư tín dụng (the paying bank) có thể là ngân hàng
mở thư tín dụng hoặc có thể là một ngân hàng khác được ngân hàng mở thư tín dụng chỉ định thay mình thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu hay chiết khấu hối phiếu Trường hợp ngân hàng làm nhiệm vụ chiết khấu hối phiếu thì gọi là ngân hàng chiết khấu (the negotiating bank) Nếu địa điểm trả tiền quy định tại nước người xuất khẩu thì ngân hàng trả tiền thường là ngân hàng thông báo Trách nhiệm của ngân hàng thanh toán giống như ngân hàng mở thư tín
dụng khi nhận bộ chứng từ của người xuất khẩu gửi đến
Trang 212.3.8.3 N
khẩu (người xin mở thư tín dụng), cam kết trả tiền cho người xuất
ày thực
2.3 .
of L/C, place and date of issue L/C)
hận hàng hóa
ûi xuất trình Sự cam kết trả tiền của ngân hàng mở thư tín dụng
2.3
ïng không thể hủy ngang (Irrevocable Letter of Credit)
ocable without recourse
f Credit) it)
o Thư tín dụng dự phòng (Stand-by Letter of Credit)
o Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal Letter of Credit)
o Thư tín dụng có điều khoản đỏ (Red clause Letter of Credit)
ội dung của thư tín dụng (letter of credit – L/C)
Khái niệm thư tín dụng là một bức thư do ngân hàng viết ra theo y
người nhập
khẩu (người hưởng lợi) một số tiền nhất định, với điều kiện người n
hiện đúng và đầy đủ những điều khoản quy định trong lá thư đó
8.3 2 Nội dung
o Ngân hàng phát hành L/C (ghi sau các chữ FM or received from)
o Số hiệu, địa chỉ, ngày mở L/C (No
o Loại thư tín dụng (form of documentary credit)
o Người hưởng lợi L/C (beneficiary or in favour of )
o Số tiền của thư tín dụng (amount)
o Thời hạn hiệu lực, trả tiền và giao hàng ghi trong L/C
o Những nội dung về hàng hóa (description of goods)
o Những nội dung về vận tải, giao n
o Những chứng từ mà người xuất khẩu pha
o
o Những điều khoản đặc biệt khác
o Chữ ký của ngân hàng mở thư tín dụng
8.4 Các loại thư tín dụng
o Thư tín dụng có thể hủy bỏ (Revocable Letter of Credit)
o Thư tín du
o Thư tín dụng có xác nhận (Confirmed Letter of Credit)
o Thư tín dụng không thể hủy ngang miễn truy đòi (Irrev
ter f Credit)
o Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable Letter o
o Thư tín dụng giáp lưng (Back to back Letter of Cred
o Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving Letter of Credit)
Trang 22Phần 3 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO TẠI AN GIANG
3.1 KẾT QUẢ XUẤT KHẨU GẠO CỦA AN GIANG (1997-2001)
3.1.1 Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo
Bảng 3.1 : Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo
Năm Khối lượng (Tấn) Tăng, giảm (%) Kim ngạch (1000 USD) giảm (%) Tăng,
Nguồn : Niên giám thống kê An Giang 2001
3.1.1.1 Khối lượng gạo xuất khẩu từ 1997-2001
Năm 1997, An Giang xuất khẩu được khối lượng gạo nhiều nhất (618.303 tấn) và cao hơn rất nhiều so với năm 1995 (367.579 tấn) Nhưng sang năm 1998 thì khối lượng gạo xuất khẩu sụt giảm rất nhanh so với năm trước đó (giảm 42,05%), nguyên nhân chính là do đồng bath Thái Lan (quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới) bị mất giá đã làm cho giá gạo xuất khẩu của Thái Lan rẻ đi rất nhiều và hầu hết các khách hàng của Việt Nam đã chuyển sang mua gạo của Thái Lan Sau khủng hoảng xuất khẩu gạo trong năm 1998, các doanh nghiệp đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm khôi phục lại những thị trường đã mất đồng thời tìm kiếm những thị trường mới (mục I.4 Phần 3 phân tích chi tiết hơn về thị trường) Và kết quả đáng kinh ngạc vào năm 1999 lượng gạo xuất khẩu đã tăng 49,29% so với năm trước, tuy còn thấp hơn đỉnh điểm 1997 những cũng đã vượt khối lượng gạo xuất khẩu năm 1996 Những năm sau (2000 và 2001) khối lượng gạo xuất khẩu có thấp hơn năm 1999 nhưng không quá lớn
3.1.1.2 Kim ngạch xuất khẩu gạo từ 1997-2001
Tương tự như khối lượng, kim ngạch xuất khẩu gạo cũng đạt giá trị cao nhất (139,222 triệu USD) vào năm 1997 và thấp nhất (69,983 triệu USD) vào năm 2001
Nhìn chung tình hình xuất khẩu gạo của An Giang trong giai đoạn này còn nhiều bất ổn, kim ngạch dao động với biên độ lớn, trung bình tăng giảm khoảng 30%, có năm cá biệt gần 50% (1999) Điều này cho thấy tính ổn định trong kinh doanh xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp chưa cao, khách hàng thân tín chưa nhiều, chưa có nhiều hợp đồng xuất khẩu trung và dài hạn (trên 3 năm) Những biến động của thị trường xuất khẩu gạo thế giới (nhất là Thái Lan) có ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp xuất khẩu gạo An Giang
Trang 233.1.2 Ảnh hưởng của xuất khẩu gạo
3.1.2.1 Tỷ lệ đóng góp cho tổng kim ngạch xuất khẩu chung của An Giang
Bảng 3.2 : Kim ngạch xuất khẩu so với tổng kim ngạch xuất khẩu
chung của tỉnh An Giang
Đơn vị tính : 1 000 USD
Kim Ngạch XK gạo 1997 1998 1999 2000 2001
Cả nước
168.476
120.058
139.976
107.54
0
118.777
Nguồn : Niên giám thống kê An Giang 2001
Kim ngạch xuất khẩu gạo luôn chiếm vị trí quan trọng nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh An Giang Từ năm 1997 đến năm 1999 ngoại tệ thu được từ xuất khẩu gạo luôn lớn hơn 90 triệu USD, nhiều hơn gấp hai lần tổng giá trị các mặt hàng xuất khẩu khác cộng lại Gần đây do chính sách đa dạng hóa hàng hóa xuất khẩu đã làm giảm vai trò độc tôn của gạo nhưng đến năm 2001 gạo xuất khẩu vẫn lớn hơn 50% giỏ hàng hóa xuất khẩu của An Giang Có thể nói trong quá khứ và ở hiện tại gạo vẫn là mặt hàng xuất khẩu, là nguồn đóng góp ngoại tệ chủ lực cho An Giang
3.1.2.2 Tỷ lệ đóng góp cho tổng khối lượng gạo xuất khẩu cả nước
An Giang có mức đóng góp gạo xuất khẩu tương đối ổn định (khoảng 11-12%) cho cả nước trong 5 năm gần đây Tình hình tăng giảm lượng gạo xuất khẩu tương đương cả nước cho thấy An Giang là một địa phương điển hình về xuất khẩu gạo của cả nước Tuy nhiên số liệu trên là gạo xuất khẩu trực tiếp do các doanh nghiệp của An Giang bán cho khách hàng nước ngoài và chưa tính số lượng gạo cung ứng cho các doanh nghiệp xuất khẩu tỉnh, thành khác
Từ năm 1999 do thực hiện chính sách xuất khẩu theo năng lực kinh doanh đã tăng đáng kể tính năng động trong kinh doanh của doanh nghiệp, và tỷ lệ gạo xuất khẩu của các doanh nghiệp tỉnh An Giang ngày càng tăng
Bảng 3.3 : Khối lượng gạo xuất khẩu của An Giang so với cả nước
Đơn vị tính : tấn
Nguồn : Niên giám thống kê An Giang 2001 và Niên giám thống kê 2001
3.1.3 Cơ cấu gạo xuất khẩu
3.1.3.1 Loại gạo
Gạo phẩm chất thấp (gạo có lượng tấm từ 16 % đến 100%) luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu gạo xuất khẩu của An Giang từ trước đến nay Trong khi gạo cao cấp (2-5% tấm) chỉ chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn (chưa đến 25%) trong ba năm gần đây Tuy nhiên theo chủ trương chung hiên nay là không tăng số lượng xuất khẩu mà tăng chất lượng và
Trang 24hiệu quả xuất khẩu nên các doanh nghiệp có nhiều kế hoạch như : bao tiêu sản phẩm
cho nông dân; đặt hàng nông dân, hoặc hợp tác xã nông nghiệp trồng các loại lúa đặc
sản có chất lượng cao; xây dựng phát triển nhãn hiệu gạo riêng; tìm kiếm thị trường
mới, tiềm năng; phát triển thị trường truyền thống và tạo khách hàng thân tín Tất cả
những biện pháp các trên nhằm mục đích : nâng cao tỷ lệ gạo cao cấp xuất khẩu, ổn
định thị trường tiêu thụ để nông dân an tâm sản xuất, doanh nghiệp dễ đầu tư chuyên
nghiệp hóa kinh doanh xuất khẩu gạo, giảm chi phí và tăng sức cạnh tranh trên thị
trường gạo thế giới Một tín hiệu khả quan là trong năm 2002 vừa qua, gạo cao cấp và
trung bình đã có tỷ lệ cao trong tổng lượng gạo xuất khẩu (73%)
Bảng 3.4 : Cơ cấu gạo xuất khẩu (2000-2002 3 )
2000 2001 2002 Loại gạo KL
(tấn)
Tỷ trọng (%)
KL (tấn) Tỷ trọng (%)
KL (tấn)
Tỷ trọng (%)
Nguồn : Sở Thương mại Du lịch An Giang
Giá gạo nhìn chung còn bất ổn định, nếu năm 2000 giá gạo bình quân là
171USD/tấn thì năm 2001 giảm 12% (chỉ còn 151USD /tấn) nhưng sang năm 2002 giá
gạo xuất khẩu bình quân lại tăng 28% Giá gạo bình quân tăng giảm do một phần cơ cấu
gạo xuất khẩu thay đổi (lượng gạo phẩm chất thấp tăng xuất khẩu trong năm 2001 và
giảm vào năm 2002), nhưng nguyên nhân chính là do giá thị trường gạo thế giới không
ổn định, doanh nghiệp hiện nay ký hợp đồng chủ yếu các hợp đồng ngắn hạn (có thời
gian thực hiện không quá 12 tháng) nên giá gạo khó dự đoán trước được Do đó trong
thời gian qua thường xảy ra tình trạng khi giá thấp thì các doanh nghiệp xuất rất nhiều
nhưng khi giá cao thì không có gạo để xuất
Trang 253.1.4 Thị trường gạo xuất khẩu chính
Bảng 3.6 : Các thị trường xuất khẩu gạo chính (1997-2001)
1997 1998 1999 2000 2001 Thị trường Tiền
(1000$)
Tỷ trọng (%)
Tiền (1000$)
Tỷ trọng (%)
Tiền (1000$)
Tỷ trọng (%)
Tiền (1000$)
Tỷ trọng (%)
Tiền (1000$)
Tỷ trọng (%)
Châu Á khác 17.693 13 12.093 13 25.672 22 2.943 4 3.101 4
Châu Mỹ & Úc 21.976 16 8.185 9 6.990 6 10.795 15 6.258 9
Cộng 139.222 100 93.434 100 116.192 100 72.360 100 69.983 100
Nguồn : Cục Thống kê tỉnh An Giang
Nhìn chung, trong 5 thị trường ở Bảng 3.6, không có thị trường nào mua gạo An
Giang ổn định trong suốt thời kỳ 1997-2001 Năm 2001 thì các nước ASEAN nhập khẩu
gạo của An Giang rất nhiều (bằng tất cả các nước khác cộng lại) nhưng năm 1997 và
1998 thì tiền bán gạo thu được chủ yếu từ các nước Châu Âu (tỷ trọng 35-50%)
Phân tích từng cụ thể từng thị trường như sau :
H ình 3.1 : Cá c thị trườ ng xuấ t khẩ u gạo chính (1997-2001)
Châu Mỹ &
Uùc
Châu Á khác ASEAN
Trang 26
3.1.4.1 ASEAN
Thị trường các nước ASEAN ngày càng trở nên quan trọng đối với mặt hàng gạo của An Giang Nhìn vào biểu đồ ta thấy mức tăng gạo xuất khẩu vào thị trường này rất cao Năm 1998 kim ngạch xuất khẩu gạo tăng hơn 3 lần so với năm 1997, sang năm
1999 con số này tiếp tục được nhân lên gần bốn lần Tuy đến năm 2000 và 2001 kim ngạch xuất khẩu có giảm so với năm 1999 nhưng so với các thị trường khác thì gạo vào ASEAN vẫn chiếm tỷ trọng rất cao (năm 2000 : 34%; năm 2001 : 50%) Dự báo trong tương lai, ASEAN vẫn là thị trường xuất khẩu gạo chủ yếu của An Giang
Hình 3.2 : Xuấ t khẩ u gạo sang ASEAN
0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000
Đơn vị: 1000$
3.1.4.2 Châu Á khác
Hình 3.3 : Xuất khẩu gạo sang các nước Châu Á khác
0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000