0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Thời gian cơng tác:

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP TỔ CHỨC LUÂN CHUYỂN VÀ BỔ NHIỆM LẠI CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TIỂU HỌC (Trang 91 -91 )

gia đình giúp họ an tâm cơng tác hơn. Ở khía cạnh này, việc bố trí và sử dụng cán bộ khơng hề mâu thuẫn với mục đích nghiên cứu về việc tổ chức thực hiện luân chuyển và bổ nhiệm lại CBQL. Những trường vùng sâu, vùng xa, dân địa phương hầu hết là người dân tộc ít người nên bố trí CBQL biết nĩi tiếng dân tộc để thuận lợi trong cơng tác.

Bố trí CBQL trường tiểu học nên xen kẽ CBQL cũ và CBQL mới, CBQL nhiều kinh nghiệm với CBQL cịn ít kinh nghiệm, CBQL giỏi về mặt này với CBQL giỏi về mặt khác. Trong các trường tiểu học cố gắng sắp xếp CBQL đồng đều về số lượng và chất lượng, sao cho các CBQL cùng trường cĩ thể bổ sung những thế mạnh và học hỏi được kinh nghiệm lẫn nhau. Phải tạo thành một tập thể vững mạnh, đồn kết bắt đầu từ Ban giám hiệu nhà trường.

Theo quy định, thời hạn bổ nhiệm lại của CBQL trường tiểu học là 5 năm, lúc đĩ CBQL đã thể hiện hết sở trường, cho nên kết hợp luân chuyển và bổ nhiệm lại CBQL hợp lý sẽ tạo điều kiện cho CBQL phát huy được sở trường ở địa phương mới, hạn chế được mặt yếu của người CBQL. Như vậy, rõ ràng nếu làm tốt việc chuân chuyển và bổ nhiệm lại CBQL trường tiểu học theo quy hoạch thì chúng ta sẽ xây dựng được một đội ngũ CBQL cĩ chất lượng cao.

Tuỳ theo khả năng từng CBQL mà phân cơng họ về các trường tiểu học với khối lượng cơng việc phù hợp. Những CBQL mới được đào tạo, bồi dưỡng và bổ nhiệm khơng nên đưa về trường lớn, trường chuẩn hay trường quá khĩ khăn, phức tạp. Đầu tư CBQL giỏi cho các trường điểm, trường chuẩn để phát huy thế mạnh và nhân điển hình trong ngành.

Nĩi tĩm lại, quy hoạch đội ngũ CBQL trường tiểu học phải theo từng giai đoạn 3 năm, 5 năm hay 10 năm. Phải xây dựng đội ngũ CBQL kế cận với những chức danh cụ thể hiệu trưởng hay phĩ hiệu trưởng; kế cận 1, kế cận 2...

Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chú ý đưa vào diện quy hoạch những cán bộ, giáo viên trẻ, cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc, đồng thời cũng cần rà sốt, đưa ra khỏi quy hoạch những người khơng cịn đủ tiêu chuẩn, bổ sung vào quy hoạch những nhân tố mới.

Làm tốt việc luân chuyển và bổ nhiệm lại CBQL trường tiểu học theo quy hoạch để đào tạo CBQL chủ chốt, coi đây là giải pháp quan trọng, một khâu đột phá trong cơng tác cán bộ. Kết hợp việc luân chuyển, bổ nhiệm lại để đào tạo CBQL với việc xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên sâu. Lấy quy hoạch cán bộ làm căn cứ để luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ.

Bảng 3.1. Kế hoạch phát triển giáo dục tiểu học của huyện Bảo Lâm đến năm 2010 và 2015

Tiêu chí 2009 - 2010 Đến 2011 Đến 2015 Trường 27 31 33 Lớp 550 555 643 Học sinh 8787 8895 9648 Giáo viên 663 669 807 Tỷ lệ GV trên chuẩn 46.6 % 25.3% 46.6% Tỷ lệ GV đạt chuẩn 100 % 100% 100% Cán bộ quản lý 64 72 76 Đã qua BD NV CBQL tiểu học 64 72 76

Cấp ngân sách cho giáo dục 39.816 tỷ 40.572 tỷ 48.024 tỷ

Nguồn: Chiến lược quy hoạch phát triển giáo dục - UBND huyện Bảo Lâm

3.2.3. Xây dựng đề án luân chuyển bổ nhiệm lại CBQL trường tiểu học trình các cấp cĩ thẩm quyền phê duyệt để cĩ cơ sở chủ động triển khai các cấp cĩ thẩm quyền phê duyệt để cĩ cơ sở chủ động triển khai

Khi xây dựng đề án, trước hết cần phải nêu rõ được quan điểm, mục tiêu của việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường tiểu học.

Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cán bộ quản lý các trường tiểu học cĩ vai trị quyết định sự thành cơng hay thất bại việc thực hiện mục tiêu của nhà trường. Trong văn kiện Hội nghị lần thứ 3 BCHTƯ Đảng khố VIII đã đưa ra nghị quyết về chiến lược cán bộ trong giai đoạn cách mạng mới: "Xây dựng đội ngũ cán bộ cơng chức các cấp từ trung ương đến cơ sở, đặc biệt là cán bộ đứng đầu cĩ phẩm chất và năng lực, cĩ bản lĩnh chính trị vững vàng, trên lập trường của giai cấp cơng nhân để về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo cĩ sự chuyển tiếp liên tục và vững vàng giữa các thế hệ cán bộ...". Yêu cầu đĩ địi hỏi phải xây dựng được đội ngũ CBQL trường tiểu học vững vàng về chuyên mơn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức tốt, thích nghi và đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước. Đội ngũ này đảm bảo về số lượng cán bộ theo định mức và cân đối về chất lượng cán bộ giữa các vùng, miền trong huyện, chú trọng bồi dưỡng, đề bạt cán bộ trẻ, cán bộ nữ, người địa phương, người dân tộc thiểu số ở vùng cao.

Sau khi xác định rõ quan điểm, mục tiêu, căn cứ vào các loại văn bản chỉ đạo của trung ương, của tỉnh và văn bản chỉ đạo cụ thể của huyện, luân chuyển, bổ nhiệm lại CBQL tiến hành xây dựng đề án. Với tư cách tham mưu cho UBND huyện, chúng tơi đưa ra đề án luân chuyển, bổ nhiệm lại CBQL trường tiểu học cụ thể như sau:

Tồn huyện hiện cĩ 27 trường tiểu học và PTCS, để tổ chức thực hiện, chúng ta cần rà sốt lại tồn diện, thật kỹ đội ngũ CBQL trong trường trường tiểu học trong huyện. Chú ý đặc điểm, điều kiện của từng địa phương nhất là ở các xã miền núi, vùng sâu vùng xa trung tâm huyện lỵ cịn nhiều khĩ khăn. Các bước thực hiện như sau:

- Sắp xếp, kiện tồn bộ máy các trường tiểu học. - Cĩ kế hoạch khảo sát, rà sốt lại quy hoạch cán bộ.

Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Lập danh sách cán bộ theo mẫu (cĩ thể theo mẫu sau) và báo cáo về UBND huyện.

- Số TT/Họ và tên/Năm sinh/Nam, nữ/Dân tộc/Quê quán/Trú quán/ Ngày tham gia CM/Ngày vào Đảng/Ngày chính thức/Trình độ VH, Trình độ CMNV, LLCT/Chức vụ hiện nay/Dự kiến chức vụ 2005 - 2010/Nhận xét mặt mạnh, mặt yếu/Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng/Ghi chú.

Đối với luân chuyển, chú ý đối tượng CBQL ở độ tuổi dưới 40, 45 tuổi. Trước khi điều động, luân chuyển cán bộ, cấp quản lý cán bộ phải bàn bạc kỹ lưỡng với các đơn vị cĩ liên quan về cách làm cụ thể, tính tốn thời gian thích hợp để tạo sự thống nhất cao đối với từng cán bộ được luâ chuyển và với đơn vị nơi cán bộ đi, nơi cán bộ đến (trừ những trường hợp thật cần thiết, do yêu cầu nhiệm vụ cấp cĩ thẩm quyền xem xét quyết định).

Đối với bổ nhiệm lại, cần nêu rõ thời gian cán bộ giữ chức vụ hiệu trưởng hay phĩ hiệu trưởng, giữ cương vị đĩ ở đơn vị mấy nhiệm kỳ.

- Dự kiến số CBQL được bổ nhiệm lại.

- Dự kiến một số vị trí CBQL sẽ được luân chuyển.

- Chọn trường tiểu học của các xã (trong đĩ cĩ một xã vùng cao) để chỉ đạo điểm tổ chức thực hiện luân chuyển kết hợp với bổ nhiệm lại cán bộ quản lý trường tiểu học.

Để việc thực hiện đề án đạt kết quả tốt, đề nghị cĩ sự chỉ đạo, giám sát cụ thể của UBND huyện; cĩ sự phối hợp tốt giữa Phịng Giáo dục và Phịng Nội vụ trong việc triển khai nhiệm vụ.

Tăng cường cơ sở vật chất cho trường tiểu học, xây dựng một số chính sách ưu đãi của địa phương đối với cán bộ, nhà giáo, tạo điều kiện thuận lợi để CBQL trường tiểu học phát huy năng lực phục vụ sự nghiệp giáo dục cũng như các nhiệm vụ chính trị khác tại địa phương.

Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Giao cho phịng Giáo dục chủ động trong việc xây dựng đề án, kế hoạch luân chuyển và bổ nhiệm lại đội ngũ CBQL trường tiểu học để sát với thực tế và yêu cầu cơng tác cán bộ của ngành.

3.2.4. Phát huy dân chủ trong luân chuyển và bổ nhiệm lại CBQL trường tiểu học tiểu học

Mục tiêu đặt ra của Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường "nhằm thực hiện tốt nhất, cĩ hiệu quả nhất những điều Luật Giáo dục quy định theo phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" trong các hoạt động của nhà trường" [6].

Thực hiện dân chủ trong nhà trường phát huy được quyền làm chủ và huy động tiềm năng trí tuệ của hiệu trưởng, nhà giáo, đội ngũ, cán bộ, cơng chức trong nhà trường theo luật định, gĩp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Nội dung: Luân chuyển và bổ nhiệm lại CBQL trường tiểu học là chủ trương lớn của Đảng, việc này nhà giáo, cán bộ cơng chức cần được biết, trực tiếp tham gia ý kiến, giám sát kiểm tra thơng qua hình thức dân chủ.

Thứ nhất cơng khai tiêu chuẩn CBQL trường tiểu học:

Yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục tiểu học trong giai đoạn hiện nay địi hịi CBQL trường tiểu học cĩ những tiêu chuẩn ngày càng cao. Tiêu chuẩn đĩ phải được cơng khai cho tồn thể cán bộ, giáo viên biết. Hiện nay, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học, chúng ta đã tiến hành xây dựng được chuẩn ngạch bậc cho giáo viên tiểu học với những tiêu chuẩn cụ thể bao gồm ba lĩnh vực: Phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị; Kiến thức và Kỹ năng sư phạm. Căn cứ vào chuẩn này giáo viên tiểu học được chia thành 3 ngạch: Giáo viên tiểu học, giáo viên tiểu học chính và giáo viên tiểu học cấp cao.

Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

CBQL trước hết phải đạt được những chuẩn đĩ nhưng với những phẩm chất và năng lực vượt trội, hơn hẳn giáo viên. Hiệu trưởng và các phĩ hiệu trưởng trường tiểu học phải hội tụ được các tiêu chuẩn sau:

Về phẩm chất: Cĩ lập trường tư tưởng, bản lĩnh vững vàng, đạo đức tốt, yêu nghề, sống trung thực, mạnh dạn đổi mới, khơng cơ hội, khơng tham nhũng, đấu tranh chống tiêu cực, cĩ ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm cao, cĩ khả năng đồn kết tập hợp nội bộ giáo viên và cơng nhân viên trong trường, tâm huyết với nghề, nhiệt tình, hăng say cơng tác, năng động, sáng tạo trong cơng việc, cĩ tác phong mẫu mực, cĩ uy tín với tập thể.

Về trình độ: CBQL trường tiểu học phải cĩ trình độ chuyên mơn ít nhất là cao đẳng tiểu học, đã qua kinh nghiệm giảng dạy với tay nghề từ khá trở lên, chữ viết đẹp, cĩ năng lực quản lý trường học, nắm vững nội dung chương trình, mục đích yêu cầu các mơn học trong bậc tiểu học; Cĩ trình độ chính trị sơ cấp trở lên, đã được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục; nắm vững chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước, những chủ trương, chính sách về giáo dục, giáo dục tiểu học. Nắm vững luật giáo dục, luật phổ cập giáo dục tiểu học, am hiểu về tình hình kinh tế - chính trị của địa phương.

Về năng lực quản lý: Lập kế hoạch của nhà trường tốt, tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả cao; quản lý tốt các hoạt động dạy và học trong nhà trường, xây dựng và quản lý cơ sở vật chất và thực hiện tốt cơng tác xã hội hố giáo dục.

+ Cĩ trình độ chuyên mơn từ cao đẳng trở lên

+ Cĩ phẩm chất đạo đức tốt và được tập thể cán bộ, giáo viên trong trường tín nhiệm.

+ Đã trực tiếp giảng dạy ở bậc tiểu học hoặc bậc học cao hơn ít nhất 5 năm (đối với hiệu trưởng), 3 năm (đối với phĩ hiệu trưởng).

Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ngồi ra, để đáp ứng yêu cầu cơng tác, người CBQL trường tiểu học phải biết ngoại ngữ ở một trình độ nhất định và sử dụng thành thạo máy vi tính. Những yếu tố này giúp CBQL trường tiểu học thể hiện rõ được tinh thần đi đầu trong học tập để nâng cao trình độ, sự hiểu biết, tạo được phong cách làm việc khoa học, phù hợp với xu hướng dạy học hiện đại.

Cơng khai tiêu chuẩn CBQL trường tiểu học là biện pháp tích cực để CBQL thấy rõ trình độ, năng lực cần phải cĩ và đáp ứng được yêu cầu cơng tác, cố gắng phấn đấu hồn thiện bản thân, xứng đáng là CBQL nhà trường.

Thứ hai, tổ chức cho giáo viên nhận xét và bỏ phiếu tín nhiệm đối với CBQL nhà trường.

Đây là việc làm định kỳ hàng năm nhưng đơi khi do yêu cầu đột xuất về cơng tác cán bộ, nhà trường tiến hành cho giáo viên nhận xét và bỏ phiếu tín nhiệm đối với CBQL nhà trường; cĩ thể kết hợp với việc lấy ý kiến thăm dị, tín nhiệm CBQL kế cận. Thời điểm thực hiện:

- CBQL của trường đã hết thời gian bổ nhiệm, cần tiến hành quy trình bổ nhiệm lại.

- CBQL do vi phạm kỷ luật hoặc do sức khoẻ yếu, hoặc khơng đủ năng lực tiếp tục đảm đương nhiệm vụ.

- Nhà trường cần bổ sung, tăng cường CBQL.

- Xây dựng quy hoạch đội ngũ CBQL trường tiểu học của huyện, thành phố.

Để việc nhận xét và lấy phiếu tín nhiệm một cách khách quan, thường là lãnh đạo và cán bộ phịng giáo dục trực tiếp xuống đơn vị làm việc.

Các bước tiến hành như sau:

- Tổ chức họp hội đồng nhà trường sao cho cuộc họp này cĩ thể tập hợp được đầy đủ cán bộ, giáo viên, cơng nhân viên nhất.

Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Ban tổ chức (chủ trì) nêu rõ mục đích, ý nghĩa của việc nhận xét, bỏ phiếu tín nhiệm CBQL đương chức hoặc CBQL kế cận (phát huy dân chủ của cán bộ, giáo viên; động viên tinh thần, ý thức trách nhiệm của các thành viên trong việc nhận xét, đánh giá, bỏ phiếu tín nhiệm CBQL một cách khách quan, trung thực).

- Phân tích tình hình cụ thể của đơn vị, cĩ thể định hướng, gợi ý một số cán bộ, giáo viên cĩ năng lực ở một vài vị trí cơng tác để cán bộ, giáo viên cĩ sự cân nhắc, lựa chọn.

Lập mẫu phiếu nhận xét, tín nhiệm CBQL:

Mẫu số 1: Số TT/ Họ và tên/ Chức vụ/ Tín nhiệm/ Khơng tín nhiệm Mẫu số 2: Số TT/ Họ và tên/ Chức vụ/ Mức độ hồn thành nhiệm vụ (xuất sắc, hồn thành, chưa hồn thành)/ Chiều hướng khả năng phát triển (giảm, giữ mức, tốt hơn).

Mẫu số 3: Số TT/ Họ và tên/ Chức vụ/ Kế cận chức danh Hiệu trưởng (kế cận 1, kế cận 2)/ Kế cận chức danh phĩ hiệu trưởng (kế cận 1, kế cận 2).

Tuỳ mục đích của cơng tác cán bộ mà lựa chọn mẫu phiếu thích hợp. Căn cứ vào kết quả phiếu thăm dị tín nhiệm kết hợp với đánh giá nhận xét cán bộ thường niên, các cấp lãnh đạo sẽ thấy rõ được uy tín của CBQL các trường tiểu học. Việc làm này là một động thái tích cực giúp CBQL trường tiểu học luơn luơn trau dồi phẩm chất đạo đức, khơng ngừng học tập nâng cao chất lượng cơng tác nhằm xây dựng nhà trường ngày càng vững mạnh.

Điều kiện thực hiện các biện pháp trên: Nhìn chung quá trình nghiên cứu và xây dựng hệ thống các biện pháp đều xuất phát từ quan điểm duy vật biện chứng, từ sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước phù hợp với chỉ đạo và điều kiện địa phương cũng như giáo dục tiểu học của huyện. Tuy vậy, để các biện pháp thực hiện đạt kết quả cao cần cĩ quan điểm thơng suốt, sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp lãnh đạo: UBND huyện, phịng Giáo dục và các trường

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP TỔ CHỨC LUÂN CHUYỂN VÀ BỔ NHIỆM LẠI CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TIỂU HỌC (Trang 91 -91 )

×