THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TRONG

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động của các phương thức thanh toán quốc tế trong hoạt động xuất khẩu gạo tại công ty cỏ phần Mê Kôngo (Trang 62)

5. Nội dung và các kết quả đạt được:

4.1THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TRONG

HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MÊ KÔNG

4.1.1 Tình hình áp dụng các phƣơng thức thanh toán của công ty trong hoạt động xuất khẩu gạo từ năm 2008 đến 6 tháng đầu năm 2010

Trong hoạt động xuất khẩu, thanh toán quốc tế trở thành một khâu không thể thiếu và cần đƣợc chú trọng và nghiên cứu kỹ lƣỡng, vì nó ảnh hƣởng trực tiếp đến doanh thu xuất khẩu của công ty qua đó ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.

4.1.1.1 Tình hình sử dụng các phƣơng thức thanh toán tại công ty

Do chỉ mới hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu từ năm 2008 và hoạt động này mới thực sự sôi động vào năm 2009 trở đi nên hình thức thanh toán quốc tế của công ty chƣa đa dạng lắm. Công ty chủ yếu thực hiện thanh toán quốc tế bằng 3 phƣơng thức chủ yếu là phƣơng thức chuyển tiền bằng điện (TT), phƣơng thức tín dụng chứng từ (LC) và phƣơng thức đổi chứng từ lấy tiền (CAD).

Dƣới đây là bảng thống kê về tình hình sử dụng các phƣơng thức thanh toán quốc tế trong hoạt động xuất khẩu gạo của công ty qua các năm:

BẢNG 4.1 CƠ CẤU THEO SỐ LƢỢNG CÁC PHƢƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ TỪ NĂM 2008 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2010

Đơn vị tính: Hợp đồng

Phƣơng thức 2008 2009 6 tháng đầu năm 2010

Số lƣợng Tỷ trọng Số lƣợng Tỷ trọng Số lƣợng Tỷ trọng

T/T 2 66,67 25 41,67 15 65,21

L/C 0 0 28 46,67 2 8,70

CAD 1 33,33 7 11,67 6 26,09

Tổng 3 100 60 100 23 100

66,67 0,00 33,33 41,67 46,67 11,67 65,22 8,70 26,09 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2008 2009 6 tháng đầu năm 2010 T/T L/C CAD (Nguồn: tác giả tự tổng hợp)

Hình 4.1: Cơ cấu theo số lƣợng các phƣơng thức thanh toán từ năm 2008 đến 6 tháng đầu năm 2010

Qua bảng 4.1 và hình 4.1 ta thấy tỷ trọng của các phƣơng thức tăng giảm không ổn định qua các năm. Nhìn chung trong 3 phƣơng thức thanh toán của công ty thì phƣơng thức chuyển tiền chiếm ƣu thế hơn về số lƣợng hợp đồng thanh toán từ năm 2008 đến 6 tháng đầu năm 2010. Tuy nhiên, tỷ trọng của phƣơng thức này có xu hƣớng giảm từ năm 2008 đến năm 2009 từ 66,67% xuống còn 41,67%. Phƣơng thức thanh toán CAD cũng giảm từ 33,33% xuống còn 11,67%. Trong khi đó LC lại đƣợc sử dụng nhiều vào năm 2009 mặc dù trong năm 2008 đã không có hợp đồng nào áp dụng phƣơng thức này. Có thể giải thích sự tăng đột biến này trong việc sử dụng phƣơng thức LC là do năm 2009, công ty gia tăng xuất khẩu, mở rộng thị trƣờng. Ngoài việc gia tăng sản lƣợng xuất khẩu sang các thị trƣờng truyền thống, công ty còn xâm nhập thêm một số thị trƣờng khác do đó phƣơng thức LC đƣợc áp dụng nhiều nhằm giảm rủi ro trong việc thanh toán với các khách hàng mới. Tuy nhiên, đến 6 tháng đầu năm 2010, tình hình áp dụng LC của công ty giảm mạnh chỉ còn 2 hợp đồng, tƣơng đƣơng 8% tổng số hợp đồng thanh toán. Trong khi đó hình thức thanh toán bằng TT và CAD lại tăng lên đáng kể. Tỷ trọng hình thức TT tăng từ lên 65,217% trong tổng

số hợp đồng thanh toán 6 tháng đầu năm 2010. thanh toán bằng hình thức CAD tăng lên 26,087%. Việc gia tăng sử dụng hình thức Thanh toán TT, CAD và giảm hình thức LC là do trong 6 tháng đầu năm 2010, công ty chỉ xuất khẩu sang thị trƣờng châu Âu và là thị trƣờng truyền thống của công ty với các đối tác quen thuộc. Đối với các đối tác này, các hình thức thanh toán truyền thống thƣờng đƣợc áp dụng cố định và không thay đổi qua các năm.

Tuy nhiên, ngoài việc phân tích sự biến động của số lƣợng hợp đồng thanh toán của các hình thức, ta cần xem xét sự biến động về giá trị ở mỗi phƣơng thức thanh toán của công ty.

BẢNG 4.2 CƠ CẤU THEO GIÁ TRỊ CÁC PHƢƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2008 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU

NĂM 2010 Đơn vị tính: VNĐ Hình thức 2008 2009 6 tháng đầu năm 2010 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) T/T 6.686.790.054 87 42.948.197.161 31 11.540.085.734 43 L/C 0 0 66.098.606.877 48 2.188.999.790 8 CAD 1.015.222.446 13 27.629.600.962 20 13.212.376.000 49 Tổng 7.702.012.500 100 136.676.405.000 100 26.941.461.524 100

(Nguồn: Phòng kinh doanh công ty Cổ Phần Mê Kông)

86,82 0,00 13,18 31,42 48,36 20,22 42,83 8,13 49,04 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2008 2009 6 tháng đầu năm 2010 T/T L/C CAD (Nguồn: tác giả tự tổng hợp)

Qua bảng 4.2 và hình 4.2 kết hợp so sánh với hình 4.1, ta thấy giữa cơ cấu theo giá trị các phƣơng thức thanh toán của công ty có sự chênh lệch với cơ cấu về số lƣợng. Tỷ trọng về giá trị của các hình thức thanh toán của công ty thay đổi từ 2008 đến 6 tháng đầu năm 2010, với sự tăng giảm không ổn định của hình thức thanh toán LC và TT, riêng với hình thức thanh toán CAD, giá trị thanh toán lại tăng đều từ 2008 đến 6 tháng đầu năm 2010. Nhƣ ta thấy, nếu không tính năm 2008 chỉ có hai hợp đồng thanh toán thì so với TT giá trị hợp đồng CAD thấp hơn nhiều dẫn đến tỷ trọng giá của phƣơng thức này chiếm chỉ 13% so với TT là 87% thì nhìn chung các hợp đồng thanh toán bằng TT có giá trị thấp hơn so với hình thức LC và CAD. Bằng chứng là từ năm 2009 đến 6 tháng 2010, tỷ trọng về số lƣợng hợp đồng khá cao qua các năm nhƣng tỷ trọng tƣơng ứng về giá trị lại thấp hơn. Chẳng hạn, năm 2009 tỷ trọng về số lƣợng hợp đồng là 41,67% trong khi đó tỷ trọng về giá trị chỉ chiếm 31%. Sáu tháng đầu năm 2010, tỷ trọng này là 43% trong khi về số lƣợng phƣơng thức này chiếm đến 65,217% tổng số hợp đồng thanh toán. Còn đối với phƣơng thức CAD và LC thì ngƣợc lại, tỷ trọng về giá trị khá cao so với tỷ trọng tƣơng ứng về số lƣợng hợp đồng thanh toán. Nguyên nhân là do tính chất của từng phƣơng thức. Đối với LC mức độ rủi ro là thấp nhất so với các phƣơng thức còn lại nên các hợp đồng giá trị lớn thƣờng áp dụng phƣơng thức này để đảm bảo an toàn trong thanh toán. Riêng đối với phƣơng thức CAD, công ty chỉ áp dụng đối với khách hàng quen thuộc lâu năm, uy tín cao nên giá trị thanh toán theo phƣơng thức này gia tăng đều qua các năm.

4.1.1.2 Tình hình sử dụng các phƣơng thức thanh toán của công ty theo thị trƣờng xuất khẩu

Do đặc điểm riêng của từng phƣơng thức thanh toán nên tùy vào từng thị trƣờng với các đặc điểm và tập quán thƣơng mại khác nhau mà công ty lựa chọn phƣơng thức thanh toán phù hợp để áp dụng.

Dƣới đây là bảng thống kê số lƣợng và giá trị các hợp đồng thanh toán theo từng phƣơng thức ở mỗi thị trƣờng khác nhau của công ty từ năm 2008 đến 6 tháng đầu năm 2010:

BẢNG 4.3: CƠ CẤU THEO SỐ LƢỢNG CÁC PHƢƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở CÁC THỊ TRƢỜNG CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2008

ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2010

Đơn vị tính: Hợp đồng

Thị trƣờng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2008 2009 2010

CAD LC TT CAD LC TT CAD LC TT

CHÂU Á 0 0 0 0 9 0 0 0 2

CHÂU ÂU 1 0 1 7 2 22 6 0 13

CHÂU ĐẠI DƢƠNG 0 0 0 0 17 0 0 1 0

CHÂU MỸ 0 0 1 0 0 3 0 1 0

TỔNG 1 0 2 7 28 25 6 2 15

(Nguồn : Phòng Kế toán công ty Cổ Phần Mê Kông)

Qua bảng số liệu trên cho thấy các phƣơng thức thanh toán đƣợc công ty áp dụng chuyên biệt khác nhau ở mỗi thị trƣờng xuất khẩu. Nhìn chung, phƣơng thức thanh toán TT đƣợc ƣa chuộng sử dụng ở thị trƣờng châu Âu vì đây là thị trƣờng truyền thống của công ty với các đối tác lâu năm có uy tín trong thanh toán. Với châu Đại Dƣơng công ty ƣa chuộng sử dụng phƣơng thức LC vì một số đặc điểm riêng của thị trƣờng này. Châu Á với các hợp đồng lớn thƣờng sử dụng phƣơng thức LC để thanh toán. Tuy nhiên , phƣơng thức TT cũng đƣợc áp dụng khá phổ biến ở thị trƣờng này. Đối với thị trƣờng châu Mỹ, công ty có khuynh hƣớng sử dụng phƣơng thức TT nhiều hơn. Tuy nhiên gần đây có sử dụng phƣơng thức TT đối với một số đối tác mới.

Về giá trị, tình hình sử dụng các phƣơng thức thanh toán có chênh lệch đôi chút so với số lƣợng hợp đồng thanh toán, đƣợc thông kê trong bảng số liệu dƣới đây:

BẢNG 4.4: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CÁC PHƢƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA CÔNG TY Ở CÁC THỊ TRƢỜNG TỪ NĂM 2008 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2010

THỊ TRƢỜNG XUẤT KHẨU

2008 2009 6 tháng đầu năm 2010

CAD TT CAD LC TT CAD LC TT

Châu Á 0 0 0 41.493.736.330 0 0 0 4.544.400.000

Châu Âu 1.015.222.446 4.356.269.842 27.629.600.962 3.582.012.323 39.662.658.426 13.212.376.000 0 6.995.685.734

Châu Đại Dƣơng 0 0 0 21.022.858.225 0 0 1.976.533.988 0

Châu Mỹ 0 3.345.742.658 0 3.285.538.735 0 212.465.802 0

Tổng 1.015.222.446 7.702.012.500 27.629.600.962 66.098.606.877 42.948.197.161 13.212.376.000 2.188.999.790 11.540.085.734

Thị trƣờng châu Âu

Với vai trò là thị trƣờng truyền thống của công ty với nhiều đối tác làm ăn lâu năm nên phƣơng thức thanh toán TT đƣợc ƣa chuộng áp dụng hơn hẳn so với các phƣơng thức khác ở thị trƣờng này. Công ty có sử dụng phƣơng thức thanh toán CAD khi công ty có các hợp đồng xuất khẩu sang Thụy Sỹ. và thỉnh thoảng phƣơng thức LC cũng đƣợc áp dụng ở thị trƣờng này. 81,10 0,00 18,90 56,25 5,08 38,67 34,62 0,00 65,38 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2008 2009 6 tháng đầu năm 2010 TT LC CAD (Nguồn : Tác giả tự tổng hợp)

Hình 4.3: Cơ cấu các phƣơng thức thanh toán quốc tế đƣợc công ty áp dụng ở thị trƣờng châu Âu từ năm 2008 đến 6 tháng đầu năm 2010

Qua hình 4.3 kết hợp với bảng số liệu 4.3 ta thấy trong giai đoạn từ năm 2008 đến 6 tháng đầu năm 2010, đối với thị trƣờng châu Âu, công ty chỉ áp dụng hình thức thanh toán TT và CAD là phổ biến. hình thức LC cũng đƣợc áp dụng tuy nhiên với số lƣợng thấp. Năm 2008, công ty chỉ thực hiện thanh toán bằng hình thức TT và CAD với tỷ trọng nghiên về hình thức thanh toán bằng TT chiếm đến 81,10% tổng giá trị thanh toán tại thị trƣờng này, với 1 hợp đồng trị giá 4.356.269.842 đ. So với phƣơng thức CAD, với 1 hợp đồng có tổng giá trị thanh toán là 1.015.222.446 đ chiếm 18,9%. Do trong năm này công ty chỉ thực

hiện xuất chủ yếu sang 2 thị trƣờng truyền thống Anh và Thụy Sỹ và đặc biệt là với 2 đối tác quen thuộc đã áp dụng hình thức thanh toán này trong nhiều năm với công ty.

Năm 2009, với chiến lƣợc mở rộng thị trƣờng xuất khẩu, công ty đã xâm nhập vào một số thị trƣờng mới tại châu Âu nhƣ Belarus, Bungary nên hình thức thanh toán ở thị trƣờng này đƣợc da dạng hơn với sự có mặt của phƣơng thức thanh toán LC. Tuy nhiên, số lƣợng và giá trị thanh toán còn ở mức hạn chế so với hình thức TT và CAD. Cụ thể, chỉ có 2 trong số 29 hợp đồng ở châu Âu đƣợc thanh toán bằng hình thức LC với giá trị đạt 3.582.012.323đ chiếm 5,08% tổng giá trị thanh toán. Trong khi đó, có tới 22 hợp đồng thanh toán bằng hình thức thanh toán TT với tổng giá trị đạt 39.662.658.426 đ, dẫn đầu trong số 3 phƣơng thức với tỷ trọng đạt 56,25%. Tỷ trọng này có giảm so với năm rồi nhƣờng chỗ cho sự gia tăng trong phƣơng thức CAD tăng từ 18,9% năm 2008 lên 36,67%, về giá trị tăng từ 1015.222.446đ lên đến 27.629.600.962đ. Nguyên nhân là do các hợp đồng xuất khẩu cho đối tác quen thuộc bên Thụy Sỹ có khối lƣợng tƣơng đối lớn, có hợp đồng có sản lƣợng lên đến 500 tấn.Nhìn chung, đây là thị trƣờng chủ lực của công ty với nhiều đối tác khác nhau nên các phƣơng thức thanh toán đƣợc áp dụng đa dạng hơn so với các thị trƣờng khác.

Thị trƣờng châu Á

Đối với thị trƣờng châu Á, công ty chủ yếu lựa chọn hình thức thanh toán LC là chủ yếu. Đặc điểm của thị trƣờng này là đối tác chủ yếu là Singapore với các hợp đồng nhập khẩu tƣơng đối lớn. Tuy nhiên, việc áp dụng các phƣơng thức thanh toán ở thị trƣờng này không đồng đều qua các năm. Nếu nhƣ trong năm 2009 có 100% số hợp đồng thanh toán băng LC với tổng giá trị lên đến 21.022.858.225 đ thì trong 6 tháng đầu năm 2010, công ty chỉ chủ yếu sử dụng phƣơng thức thanh toán TT ở thị trƣờng này. Nguyên nhân của sự chênh lệch này là do thị trƣờng châu Á đƣợc công ty đánh giá cao về khả năng thanh toán, thị trƣờng tƣơng đối gần về mặt vị trí địa lý, hơn nữa, các đối tác ở cùng châu lục, có tập quán thƣơng mại tƣơng đối đồng nhất nên công ty cũng ƣa chuộng sử dụng phƣơng thức TT. Tuy nhiên, do trong năm 2009 các hợp đồng nhập khẩu khá cao, có hợp đồng lên đến 850 tấn trị giá gần 8 tỷ đồng nên công ty phải lựa chọn

phƣơng thức thanh toán LC để đảm bảo an toàn khỏi rủi ro khách hàng không thanh toán.

Thị trƣờng châu Mỹ

Công ty bắt đầu xuất khẩu sang thị trƣờng châu Mỹ từ năm 2008. là một thị trƣờng mới đối với công ty. Tuy nhiên phƣơng thức thanh toán mà công ty lựa chọn áp dụng chủ yếu lại là TT vì với khách hàng ở thị trƣờng này công ty đánh giá khả năng thanh toán là tƣơng đối cao nên. Hơn nữa, đa số các hợp đồng có giá trị thấp nên công ty áp dụng phƣơng thức này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hai bên hợp tác. Tuy nhiên, do xuất khẩu sang thị trƣờng này còn yếu nên tuy năm 2008 có tăng về số hợp đồng thanh toán TT nhƣng về giá trị thanh toán có phần giảm. Năm 2008 với 1 hợp đồng thanh toán TT trị giá 3.345.742.658đ đến năm 2009 giá trị này đã giảm xuống còn 3.285.538.735đ trên 3 hợp đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2009, do công ty chỉ xuất khẩu sang Mỹ với một đối tác mới, với 1 hợp đồng trị giá tƣơng đối thấp 212.465.802đ nên công ty lựa chọn hình thức thanh toán LC cho thị trƣờng này. Nhìn chung, đây là thị trƣờng mới công ty đang có chiến lƣợc xâm nhập. Trong tƣơng lai cùng với sự gia tăng sản lƣợng xuất khẩu phƣơng thức TT sẽ đƣợc áp dụng phổ biến hơn ở thị trƣờng này, phƣơng thức LC cũng đƣợc áp dụng với những hợp đồng giá trị lớn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thị trƣờng châu Đại Dƣơng

Qua bảng số liệu ta có thể thấy, đối với thị trƣờng châu Đại Dƣơng, công ty chỉ lựa chọn áp dụng 1 loại phƣơng thức thanh toán duy nhất là LC. Vì với thị trƣờng này, công ty chỉ xuất khẩu sang Fiji với các đối tác quen thuộc nên hình thức LC đƣợc lựa chọn áp dụng ngay từ đầu và đã trở thành thông lệ của công ty với đối tác ở quốc gia này. Năm 2009, có 17 hợp đồng thanh toán bằng phƣơng thức LC ở thị trƣờng này với tổng giá trị thanh toán là 21.022.858.225 đ. Tính ra giá trị trung bình của các hợp đồng này là 1.236.638.791đ, không cao lắm tuy nhiên công ty vẫn lựa chọn phƣơng thức này do đặc điểm phía đối tác ở thị trƣờng Fiji là khả năng thanh toán không ổn định. Nhìn chung, ở thị trƣờng này công ty chƣa có nhiều khách hàng khác nhau nên việc áp dụng các phƣơng thức thanh toán chƣa đa dạng chỉ áp dụng chủ yếu phƣơng thức LC. Trong tƣơng lai,

thị trƣờng này đƣợc mở rộng, công ty tìm đƣợc nhiều đối tác thì việc áp dụng các phƣơng thức thanh toán đa dạng hơn.

4.1.2 Các phƣơng thức thanh toán dùng trong hoạt động xuất khẩu gạo của công ty

4.1.2.1 Thanh toán quốc tế theo phƣơng thức chuyển tiền

Đây là phƣơng thức chiếm ƣu thế hơn hẳn các phƣơng thức khác trong hoạt động thanh toán quốc tế của công ty mặc dù phƣơng thức này chứa đựng nhiều rủi ro nhƣng do nghiệp vụ của phƣơng thức này tƣơng đối đơn giản, ít tốn chi phí. Hơn nữa, đa số khách hàng của công ty là khách hàng quen thuộc nên công

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động của các phương thức thanh toán quốc tế trong hoạt động xuất khẩu gạo tại công ty cỏ phần Mê Kôngo (Trang 62)