5. Nội dung và các kết quả đạt được:
5.2.1 Giải pháp góp phần hoàn thiện việc sử dụng các PTTT tại công ty
MÊ KÔNG
5.1 MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI TRONG THỜI GIAN TỚI
Mục tiêu kinh doanh: Trong năm 2011, công ty đẩy mạnh phát triển kinh doanh mặt hàng lƣơng thực. Trƣớc mặt là ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, hoàn thiện hệ thống xay xát và chế biến lƣơng thực, nâng cấp máy móc thiết bị phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh, đặc biệt ở khu vực trọng tâm của 2 vùng nguyên liệu là xí nghiệp chế biến lƣơng thực Ô Môn và xí nghiệp chế biến lƣơng thực Thốt Nốt.
Mục tiêu tài chính: Thực hiện đúng và đủ các khoản khấu hao tài sản cố định, công cụ dụng cụ, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. Phấn đấu thu nhập tài chính vƣợt so với năm 2010 là 15 đến 20%. Thu nhập bình quân của lao động trên năm là 48.000.000 / ngƣời.
Mục tiêu nhân sự: Tổ chức bộ máy công ty gọn, mạnh, đào tạo bồi dƣỡng cán bộ trẻ, đáp ứng yêu cầu kinh doanh và quản lý của công ty. Chi bộ, tổ chức công đoàn giữ vững danh hiệu: trong sạch, vững mạnh, tiêu biểu, xuất sắc.
5.2 GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA CÔNG TOÁN QUỐC TẾ TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MÊ KÔNG
5.2.1 Giải pháp góp phần hoàn thiện việc sử dụng các PTTT tại công ty ty
Trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp không phải lúc nào việc trao đổi mua bán cũng đều diễn ra suôn sẻ, nhất là trong lĩnh vực thƣơng mại quốc tế. Qua việc phân tích trên và định hƣớng việc sử dụng phƣơng thức thanh toán trong tƣơng lai của công ty, em xin đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho việc thanh toán quốc tế của trong hoạt động xuất khẩu gạo của công ty đạt hiệu quả hơn.
Trong hoạt động thanh toán quốc tế với các đối tác của mình, công ty có một lợi thế là chủ động trong việc lựa chọn phƣơng thức thanh toán. Vì thế công ty cần phát huy lợi thế này, lựa chọn những phƣơng thức phù hợp với từng thị trƣờng từng hợp đồng thanh toán cụ thể để có thể đạt hiệu quả thanh toán tốt nhất về chi phí lẫn thời gian.
Đối với thị trƣờng châu Âu, đa số là khách hàng truyền thống và là những đối tác lâu năm của công ty. Những công ty này đã tham gia trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nhiều năm, hoạt động kinh doanh ổn định nên có khả năng về tài chính. Công ty nên phát huy việc sử dụng phƣơng thức thanh toán TT đối với những khách hàng này nhằm tạo mối quan hệ làm ăn hữu nghị, thuận tiện cho đối tác trong việc thanh toán tiết kiệm chi phí và thời gian cho đôi bên.
Đối với nhứng thị trƣờng mới xâm nhập nhƣ thị trƣờng châu Mỹ, đối tác chủ yếu là những nhà kinh doanh xuất nhập khẩu của Mỹ, với khả năng thanh toán tƣơng đối ổn định, công ty cần áp dụng thử nghiệm phƣơng thức thanh toán TT ở thị trƣờng này với bƣớc đầu bằng những hợp đồng giá trị thấp. Để có thể đánh giá chính xác hơn về khả năng thanh toán cũng nhƣ uy tín trong kinh doanh của đối tác để từ đó có thể áp dụng một cách phù hợp hình thức thanh toán đối với từng đối tác cụ thể.
Đối với đối tác có quan hệ mua bán lần đầu, chƣa hiểu rõ về nhau, giá trị hàng hóa lớn nên đề nghị sử dụng phƣơng thức trả trƣớc bằng tiền mặt hoặc phƣơng thức thƣ tín dụng (thƣờng là thƣ tín dụng không huỷ ngang trả tiền ngay có xác nhận) mặc dù dùng L/C có thể phí ngân hàng cao hơn rất nhiều nhƣng áp dụng các phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ để đảm bảo quyền lợi cho công ty và phía đối tác.
5.2.2 Giải pháp cho các phƣơng thức thanh toán tại công ty 5.2.2.1 Phƣơng thức chuyển tiền
Ngoài việc quy định cụ thể về thời điểm trả tiền trƣớc và thời gian thanh toán phần còn lại trong hợp đồng, công ty cần xây dựng rõ lộ trình chuyển tiền, bên cạnh đó cần kiểm gia, giám sát việc chuyển tiền của khách hàng để có những phản ứng kịp thời khi có rủi ro xảy ra.
Khi lựa chọn phƣơng thức thanh toán bằng TT công ty có thể hạn chế rủi ro bằng cách quy định số tiền trả trƣớc. Đối với mọi hợp đồng cụ thể, tùy vào kết quả đánh giá tiềm lực tài chính của đối tác mà công ty nên đƣa ra mức ứng trƣớc cho phía đối tác.
5.2.2.2 Phƣơng thức tín dụng chứng từ
Khi thực hiện phƣơng thức này cần chú ý những chi tiết sau:
Tùy vào từng thị trƣờng, từng đối tác cụ thể với tình hình tài chính cũng nhƣ khả năng thanh toán mà công ty cần lựa chọn các loại LC cho phù hợp. Đối với những khách hàng không thuộc châu Phi, công ty cần kiểm tra trƣớc khả năng thanh toán thông qua hệ thống ngân hàng. Tùy vào từng trƣờng hợp mà công ty nên cân nhắc mở L/C có xác nhận hoặc không xác nhận.
Đối với các khách hàng thuộc các quốc gia châu Phi, thƣờng khả năng thanh toán yếu và những bất ổn về chính trị dẫn đến hiệu quả thanh toán không cao thì công ty nên đề nghị mở L/C có xác nhận. Áp dụng phƣơng thức này nhằm đảm bảo chắc chắn quyền lợi của công ty trong thanh toán và đƣợc hai ngân hàng đứng ra cam kết thanh toán. Tuy nhiên, chi phí trong thanh toán bằng phƣơng thức này khá cao vì thế công ty cần cân nhắc kỹ lƣỡng tiềm lực tài chính của đối tác để có thể lựa chọn loại LC hợp lý giúp công ty vừa tránh rủi ro trong thanh toán vừa tiết kiệm đƣợc chi phí.
Trong phƣơng thức thanh toán bằng LC, bộ chứng từ thanh toán là vấn đề quan trọng hàng đầu. Vì nếu chứng từ không hợp lệ dù một chi tiết nhỏ cũng không đƣợc ngân hàng thanh toán tiền dù nhà nhập khẩu có nhận đƣợc hàng hóa đầy đủ. Vì thế, khi làm bộ chứng từ, cần kiểm tra kỹ lƣỡng các chi tiết sao cho trùng khớp với LC. Điều này vừa giúp tiết kiệm đƣợc chi phí tu chỉnh LC vừa hạn chế trƣờng hợp hàng đã bán mà không nhận đƣợc tiền thanh toán.
Ngoài ra, tùy theo từng vị trí địa lý xa hay gần thì ta có thể thỏa thuận các loại L/C at sight hay L/C trả chậm nhằm tạo điều kiện đôi bên. Điều này giúp tạo môi trƣờng thanh toán thông thoáng cho khách hàng bằng các khoản tín dụng trong hình thức trả chậm, tạo mối quan hệ tốt với khách hàng.
5.2.2.3 Phƣơng thức CAD
Đối với phƣơng thức này, công ty cần cân nhắc về khả năng tài chính của khách hàng trƣớc khi tiến hành ký hợp đồng. Vì đây là phƣơng thức rủi ro rất cao nên ngoài việc dựa trên uy tín lâu năm của đối tác, công ty cần cân nhắc cẩn thận về tình hình kinh doanh và khả năng thanh toán của đối tác tại thời điểm ký hợp đồng. Đồng thời, khi lựa chọn phƣơng thức thanh toán này thì trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cần có các chế tài nghiêm ngặt để bảo đảm nhà nhập khẩu thanh toán. Ví dụ: Trong hợp đồng cần bổ sung cụ thể các điều khoản về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do không thanh toán, chậm thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ; chịu lãi suất chậm trả, chịu phạt vi phạm nghĩa vụ thanh toán…
Chƣơng 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
Trong thời gian thực tập tại công ty Cổ Phần Mê Kông Cần Thơ, em nhận thấy tuy là một công ty mới đƣợc cổ phần hóa, nhƣng công ty đã có những bƣớc phát triển đáng kể trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu. Qua việc phân tích hoạt động thanh toán quốc tế của của công ty Cổ Phần Mê Kông từ năm 2008 đến 6 tháng đầu năm 2010, kết hợp với việc đề xuất những biện pháp nhằm hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán tại công ty. Em đã có một vài kết luận nhƣ sau:
Nhìn chung, cùng với sự gia tăng theo chiều hƣớng tích cực của hoạt động xuất khẩu, tình hình thanh toán của công ty cũng phát triển theo. Doanh số thanh toán tăng mạnh từ năm 2008 đến năm 2009 và trong 6 tháng đầu năm 2010, doanh số này đã vƣợt doanh số thanh toán của cả năm 2008 cộng lại.
Do mới tham gia thị trƣờng xuất khẩu gần đây, nên hình thức thanh toán chƣa đa dạng lắm. Công ty chỉ áp dụng 3 phƣơng thức chủ yếu trong thanh toán quốc tế với các đối tác nhập khẩu. Nhìn chung, Trong hoạt động thanh toán quốc tế của công ty có sự phát triển không đồng đều giữa các phƣơng thức thanh toán. Công ty có phần ƣa chuộng hình thức thanh toán chuyển tiền hơn so với hai hình thức còn lại do một số ƣu diểm riêng của phƣơng thức này là tiện lợi, nhanh chóng, tiết kiệm đƣợc thời gian và chi phí. Nhƣng phƣơng thức này có một nhƣợc điểm đáng quan tâm là rủi ro cao. Tuy nhiên, trong hoạt động thanh toán quốc tế của mình, có thể nói công ty đã sử dụng hiệu quả phƣơng thức này, bằng chứng cho thấy là không có hợp đồng nào bị từ chối thanh toán trong hình thức này.
Phƣơng thức thanh toán LC cũng đƣợc áp dụng phổ biến hơn do việc mở rộng thị trƣờng, công ty có nhiều đối tác mới. Đặc biệt là ở thị trƣờng châu Á với các hợp đồng nhập khẩu có giá trị tƣơng đối lớn nên, phƣơng thức thanh toán LC có phần đƣợc sử dụng nhiều hơn. Đối với phƣơng thức CAD, công ty chỉ áp
dụng đối với một khách hàng truyền thống do tính rủi ro rất cao. Cho đến nay công ty vẫn chƣa áp dụng phƣơng thức này đối với một đối tác nào khác.
Hoạt động thanh toán quốc tế của công ty nhìn chung đã đạt đƣợc nhiều hiệu quả. Chƣa có hợp động nào bị từ chối thanh toán. Điều này cho thấy việc lựa chọn các phƣơng thức thanh toán với từng đối tác cụ thể của công ty là phù hợp. Điều này không những mang lại hiệu quả về chi phí mà còn giúp công ty tiết kiệm đƣợc thời gian thanh toán. Giúp công ty sử dụng đồng vốn hiệu quả hơn, tránh tình trạng ứ đọng vốn.
Tuy nhiên, trong phƣơng thức thanh toán TT và CAD, công ty hoàn toàn dựa trên uy tín của khách hàng mà không có bất kỳ sự ràng buộc về pháp lý nào. Điều này mang lại lợi ích không nhỏ trong quá trình thanh toán nhƣng lại chứa đụng rủi ro không nhỏ. Công ty cần có những biện pháp kiểm tra khả năng thanh toán của khách hàng một cách hiệu quả để tránh đƣợc những rủi ro trong thanh toán.
6.2 KIẾN NGHỊ
Qua bài nghiên cứu về hoạt động thanh toán quốc tế tại công ty Cổ Phần Mê Kông và quá trình thực tập tại công ty em xin có những kiến nghị sau:
6.2.1 Đối với nhà nƣớc
Hỗ trợ tích cực hơn nữa để doanh nghiệp sản xuất cạnh tranh với các đối thủ nƣớc ngoài: giảm giá hay giảm thuế nhập khẩu đối vói các máy móc, thiết bị cũng nhƣ nguyên liệu phục vụ cho sản xuất gạo đƣợc nhập từ các nƣớc khác.
Có những chính sách ƣu đãi để khuyến khích công ty sản xuất trong nƣớc, nhƣ chính sách đánh thuế cao đối với gạo nhập từ Ấn Độ, Mỹ và nhất là Thái Lan để hạn chế nhập vào Việt Nam chất lƣợng cao hơn mà giá cả lại thấp hơn.
Tăng cƣờng công tác xúc tiếp thƣơng mại mở rộng thị trƣờng. Cần xây dựng đề án lớn, có tính đột phá trong công tác xúc tiến thƣơng mại để giữ vững tăng trƣởng ổn định, trong đó việc xúc tiến để phát triển có trọng điểm và xem xét đến tính hiệu quả và thiết thực của hoạt động xúc tiến là tăng trƣởng kim ngạch, đồng thời trên cơ sở nghiên cứu và dự báo trong hoạt động xuất khẩu, thị trƣờng mới tiềm năng có kim ngạch xuất khẩu chƣa lớn, nhƣng bắt đầu có tốc độ tăng trƣởng.
Tạo lập những chƣơng trình cải tạo môi trƣờng, trợ cấp vốn cho nông dân canh tác nhằm cung cấp nguyên vật liệu phục vụ sản xuất cho lâu dài. Khắc phục tình trạng sản xuất lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu theo mùa.
Xây dựng chính sách ngoại thƣơng phù hợp với từng giai đoạn cụ thể. Đẩy mạnh hơn nữa quỹ hỗ trợ xuất khẩu để doanh nghiệp cảm thấy an tâm hơn khi tham gia hoạt động kinh doanh một khi thị trƣờng có những biến đổi.
Tăng cƣờng dịch vụ cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động xuất khẩu nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng
Hiện đại hóa cơ sở vật chất kĩ thuật, phục vụ tốt hơn cho hoạt động TTQT Xây dựng môi trƣờng pháp lý hoàn chỉnh tạo điều kiện đảm bảo cho hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử, thƣơng mại điện tử phát triển phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Nhằm đảm bảo tiện lợi, an toàn trong thanh toán quốc tế.
Điều hành chính sách tỷ giá linh hoạt theo cung cầu thị trƣờng để ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời chính sách tỷ giá đảm bảo có lợi cho hoạt động xuất khẩu bằng cách mở rộng tỷ giá để tạo khả năng tự điều tiết thị trƣờng ngoại hối nhằm loại bỏ tính cố định của tỷ giá.
6.2.2 Đối với công ty
Đối với hoạt động xuất khẩu:
Liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp chế biến khác để đảm bảo nguồn cung ổn định khi có những đơn đặt hàng lớn hoặc những biến động của thị trƣờng.
Công ty cần đầu tƣ vào khâu chế biến sản phẩm đặc biệt là phát triển các mặt hàng chất lƣợng cao, tạo thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm giúp mang lại lợi nhuận cao hơn.
Cần phát huy chức năng và nhiệm vụ bộ phận maketing trong công ty nhằm giúp công ty có những chiến lƣợc sản phẩm thu hút khách hàng và đặc biệt để tìm hiểu giúp công ty xâm nhập những thị trƣờng tiềm năng mới với tỷ suất lợi nhuận cao.
Nên xây dựng Website của công ty để khách hàng và ngƣời tiêu dùng trong nƣớc biết đến công ty một cách rõ ràng hơn. Hơn nữa, thông qua website, công ty
có thể giúp mình tự quảng bá về thƣơng hiệu cũng nhƣ sản phẩm của công ty giúp khách hàng trong và ngoài nƣớc hiểu rõ hơn về những lợi thế cạnh tranh của các mặt hàng của công ty so với các đối thủ trong nƣớc khác từ đó giúp công ty có thể tìm kiếm đƣợc nhiều khách hàng tiếm năng.
Tham gia các hội chợ triển lãm Quốc tế nhằm giới thiệu sản phẩm và tiềm lực kinh doanh của đơn vị.
Đối với hoạt động thanh toán:
Cần tạo mối quan hệ tốt với ngân hàng để đƣợc tƣ vấn kỹ về các phƣơng thức thanh toán đặc biệt là đối với phƣơng thức LC để tránh những sai sót trong việc lập bộ chứng từ thanh toán dẫn đến không thanh toán đƣợc. Mối quan hệ tốt với các ngân hàng còn giúp công ty thu thập thông tin từ phía khách hàng giúp công ty có những đánh giá tốt hơn về tiềm lực tài chính của đối tác.
Công ty nên có những biện pháp giám định khả năng thanh toán của khách hàng trƣớc khi lựa chọn phƣơng thức thanh toán và đi đến ký kết hợp đồng, đặc biệt là đối với phƣơng thức thanh toán TT và CAD.
Công ty cần có nhiều cố gắng hơn nữa trong việc giữ vững mối quan hệ với các khách hàng truyền thống. Biết phát huy lợi thế các khách hàng thân thuộc để có thể lựa chọn phƣơng thức thanh toán phù hợp giúp công ty tiết kiệm đƣợc thời gian và chi phí thanh toán, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của công ty cũng nhƣ hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty phát triển bền vững.
Công ty cần hỗ trợ tài chính để đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao nhiều hơn nữa đáp ứng nhu cầu hoạt động trong môi trƣờng kinh doanh