1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổ chức công tác kế toán tiền lương và khoản trích theo lương tại công ty cổ phần bêtong xây dựng Hà Nội

186 348 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 186
Dung lượng 1,63 MB

Nội dung

Nhận thức đợc vai trò và tầm quan trọng của công tác kế toán tiền lơng và các khoản trích theo lơng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trên cơ sở những kiến thức đã học và qua thực tiễ

Trang 1

Mở đầu

Sự chuyển đổi nền kinh tế nớc ta từ chế độ bao cấp sang cơ chế thị trờng có

sự quản lý của Nhà nớc đã tác động sâu sắc đến nền kinh tế trong nớc nói chung và tác động đến các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói riêng Các doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải tổ chức bộ máy quản lý cho phù hợp và tổ chức hạch toán kinh doanh rõ ràng, minh bạch và phải chịu trách nhiệm tr-

ớc pháp luật về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình

Để có thể tổ chức hạch toán kinh doanh thì doanh nghiệp phải tổ chức bộ máy kế toán và lựa chọn hình thức kế toán cho phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Công tác kế toán nói chung có nhiều công tác kế toán bộ phận Kế toán tiền lơng và các khoản trích theo lơng là một công tác quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán Đây là một nhân tố gắn liền với hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó phản ánh sự đãi ngộ của doanh nghiệp

đối với ngời lao động Đồng thời, đây cũng là một thớc đo thành quả lao động của ngời lao động Hơn nữa, tiền lơng là một điều kiện đảm bảo cuộc sống cho ngời lao

động Do vậy, việc lựa chọn hình thức trả lơng và có biện pháp trả lơng hợp lý có tác dụng làm đòn bẩy kinh tế, khuyến khích ngời lao động chấp hành tốt kỷ luật lao

động, đảm bảo đúng thời gian lao động và tăng năng suất lao động, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp

Nhận thức đợc vai trò và tầm quan trọng của công tác kế toán tiền lơng và các khoản trích theo lơng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trên cơ sở những kiến thức đã học và qua thực tiễn tìm hiểu nghiên cứu tổ chức công tác kế toán tiền lơng và các khoản trích theo lơng tại công ty cổ phần bêtông xây dựng Hà Nội, cùng với sự giúp đỡ của các cán bộ công nhân viên phòng Tài chính-Kế toán thuộc công

ty cổ phần bêtông xây dựng Hà Nội và các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh, đặc biệt là sự giúp đỡ của Th.s Phạm Thị Hồng Hạnh, em đã lựa chọn

đề tài “Tổ chức công tác kế toán tiền lơng và các khoản trích theo lơng tại công ty

cổ phần bêtông xây dựng Hà Nội” làm chuyên đề cho luận văn tốt nghiệp của

Trang 2

Chơng 1: Tình hình chung và các điều kiện sản xuất kinh doanh của công

Em đã hoàn thành chuyên đề luận văn tốt nghiệp của mình theo đúng nội dung và hình thức mà Bộ môn Kế toán doanh nghiệp - Khoa Kinh tế & QTKD - Tr-ờng Đại học Mỏ -Địa Chất quy định Đề nghị Bộ môn Kế toán doanh nghiệp cho phép em đợc bảo vệ luận văn của mình trớc Hội đồng chấm tốt nghiệp chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp - Trờng Đại học Mỏ - Địa Chất

Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2012

Sinh viên

Trang 3

Ch¬ng 1

T×nh h×nh chung vµ c¸c ®iÒu kiÖn s¶n xuÊt

x©y dùng hµ néi

Trang 4

1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần bêtông xây dựng Hà

Nội

Giới thiệu sơ lợc về công ty cổ phần bêtông xây dựng Hà Nội

- Tên công ty viết bằng tiếng Việt đầy đủ: Công ty cổ phần bêtông xây dựng

Hà Nội

- Tên công ty viết bằng tiếng nớc ngoài: HA NOI CONCRETE CONSTRUCTION JOINT STOCK COMPANY

- Tên công ty viết tắt: VIBEX.,JSC

- Chủ tịch HĐQT: Nguyễn Thanh Sơn - Kỹ s Xây dựng, Cử nhân Kinh tế

- Tổng giám đốc: Nguyễn Gia Dũng - Kỹ s xây dựng, Cử nhân Kinh tế

Địa chỉ trụ sở chính: Thôn Đông Ngạc, xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, TP.Hà Nội

- Điện thoại: 048361998 - Fax: 048389283

- Email: vibex@hn.vnn.vn - Website: www.vibexvn.com

- Công ty cổ phần bêtông xây dựng Hà Nội là đơn vị hạch toán độc lập, có con dấu riêng, có đầy đủ t cách pháp nhân theo quy định của Pháp luật Việt Nam,

đợc mở tài khoản tại Ngân hàng theo quy định của Pháp luật, đợc đăng ký kinh doanh theo luật định, đợc tổ chức và hoạt động theo luật Doanh nghiệp

và điều lệ của công ty đã đợc Hội đồng cổ đông thông qua

- Công ty cổ phần bêtông xây dựng Hà Nội có mã số kinh doanh 0100106296,

động trong công ty: 632.289 cổ phần, chiếm 24,43% cổ phần phát hành lần

đầu Cổ phần bán đấu giá 357.000 cổ phần, chiếm 13,79% cổ phần phát hành lần đầu

Sau khi đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần 6 ngày 25 tháng 08 năm 2010 thì công ty có vốn điều lệ là 55.000.000.000 đồng Số lợng cổ phần của công ty

là 8.500.000 cổ phần, mệnh giá mỗi cổ phần là 10.000 đồng

-Vốn pháp định: 6.000.000.000 đồng

Một số nét về quá trình hình thành và phát triển công ty CP bêtông xây dựng Hà Nội

Trang 5

Công ty cổ phần bêtông xây dựng Hà Nội, tiền thân là Nhà máy bêtông đúc sẵn

Hà Nội đợc thành lập ngày 06 tháng 05 năm 1961 theo Quyết định số 472/BKT của

Bộ Kiến trúc Từ khi thành lập đến nay, công ty cổ phần bêtông xây dựng Hà Nội đã trải qua 3 giai đoạn phát triển

Trong những năm 1976 - 1986, Nhà máy đẩy nhanh tiến độ sản xuất, phong trào thi đua diễn ra một cách sôi nổi với khẩu hiệu “Nhanh, nhiều, tốt, rẻ”, khối lợng sản xuất tăng lên một cách nhanh chóng

Giai đoạn 2: Từ năm 1986 đến năm 2005

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra vào tháng 12 năm 1986 đã đánh dấu sự nghiệp đổi mới toàn diện trên đất nớc ta mà trớc hết là đổi mới về quản lý kinh tế Từ đây, nền kinh tế nớc ta có nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trờng có sự quản lý của Nhà nớc theo định hớng xã hội chủ nghĩa Cơ chế kinh tế quản lý mới đòi hỏi Nhà máy phải nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao năng suất lao động, chất lợng sản phẩm, chấp nhận cạnh tranh sản xuất hàng hóa và đấu thầu trong xây dựng Việc chuyển đổi cơ chế kinh tế quản lý khiến Nhà máy gặp không ít khó khăn nhng nhờ tinh thần làm việc không biết mệt mỏi của toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn Nhà máy mà Nhà máy đã đạt đợc một số thành tựu

Trang 6

Từ ngày 26 tháng 04 năm 1996, Nhà máy bêtông đúc sẵn Hà Nội sáp nhập vào Tổng công ty xây dựng Hà Nội và đợc đổi tên thành Công ty bêtông xây dựng

Hà Nội

Để hòa nhập với thị trờng khu vực và thế giới, công ty đã tổ chức hệ thống quản lý chất lợng theo tiêu chuẩn ISO và đã đợc cấp giấy chứng nhận ISO 9002 vào tháng 04 năm 2001

Giai đoạn 3: Từ năm 2005 đến nay

Thực hiện quyết định số 2283/QĐ-BXD ngày 13 tháng 12 năm 2005 của Bộ trởng Bộ Xây dựng, công ty bêtông xây dựng Hà Nội từ một doanh nghiệp Nhà nớc chuyển đổi thành công ty cổ phần bêtông xây dựng Hà Nội

Sau 6 năm chuyển đổi từ mô hình công ty nhà nớc sang công ty cổ phần, công ty cổ phần bêtông xây dựng Hà Nội đã gặp không ít khó khăn, thách thức, song nhờ sức mạnh và sự đoàn kết, thống nhất từ Ban chấp hành Đảng ủy, Hội đồng quản trị và vai trò của các cán bộ chủ chốt, công ty đã vợt qua và đạt đợc những kết quả đáng tự hào Đó là sự hoàn thành vợt mức kế hoạch sản xuất kinh doanh, hoàn thành các chỉ tiêu lợi nhuận, tăng thu nhập, từng bớc cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên Trung thành với ý tởng xây dựng một đất nớc Việt Nam ngày càng tơi đẹp và phồn thịnh, công ty cổ phần bêtông xây dựng Hà Nội đã không ngừng vơn lên, nâng cao trình độ của mình, đồng thời áp dụng những công nghệ tiên tiến và các thiết bị hiện đại vào quá trình sản xuất kinh doanh, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng

Từ khi thành lập đến nay, công ty cổ phần bêtông xây dựng Hà Nội đã nhận

đợc rất nhiều bằng khen, cờ thi đua xuất sắc của các bộ ban ngành, đoàn thể nh: Bộ Xây dựng, Bộ Y tế, Công đoàn ngành Xây dựng, Bảo hiểm xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam,… và mới đây nhất, vào ngày 23 tháng 09 năm 2011, Công ty

cổ phần bêtông xây dựng Hà Nội đã vinh dự đợc đón nhận Huân chơng độc lập hạng III do Chủ tịch nớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trao tặng

Trang 7

1.2.Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh của công ty cổ phần

Công ty cổ phần bêtông xây dựng Hà Nội có nhiệm vụ là:

- Tiến hành sản xuất, tiêu thụ các mặt hàng, xây lắp các công trình theo

kế hoạch mà Tổng công ty xây dựng Hà Nội giao cho

- Bảo toàn vốn và sản xuất kinh doanh có lãi, không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế của công ty

- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nớc và cấp trên

- Đảm bảo đời sống cũng nh không ngừng nâng cao chất lợng cuộc sống cho cán bộ công nhân viên trong công ty

- Góp phần xây dựng một đất nớc Việt Nam ngày càng tơi đẹp và phồn vinh

- Không ngừng nâng cao và giữ vững thơng hiệu VIBEX

Ngành, nghề kinh doanh

- Sản xuất các sản phẩm bêtông, cột điện các loại, ống cấp thoát nớc các loại, phụ kiện nớc, phụ kiện kim loại và các cấu kiện bêtông, bêtông thơng phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng (gạch nung, gạch lát)

Trang 8

- Thi công xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, công cộng, công trình

kỹ thuật hạ tầng cơ sở khu đô thị và khu công nghiệp, trang trí nội thất, ngoại thất và xây dựng khác, kinh doanh nhà ở

- Sản xuất, kinh doanh vật t, vật liệu xây dựng

- Xây dựng các công trình giao thông, công trình thủy lợi

- Xây dựng, lắp đặt các trạm biến thế và đờng dây tải điện

- Sản xuất, gia công, lắp đặt thiết bị và các mặt hàng cơ khí phục vụ cho kinh doanh

- T vấn xây dựng các khu dân c, khu đô thị, khu công nghiệp và các công trình

kỹ thuật hạ tầng

- Kinh doanh bất động sản, kinh doanh nhà ở, khách sạn, văn phòng làm việc

- Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng nung và không nung, chuyển giao công nghệ, chế tạo, lắp đặt máy móc thiết bị để sản xuất vật liệu xây dựng

- Sản xuất và thi công lắp dựng kết cấu thép

- Vận tải hàng hóa bằng ôtô chuyên dùng: vận chuyển bơm bêtông

1.3.Công nghệ sản xuất của công ty cổ phần bêtông xây dựng Hà Nội

Công ty cổ phần bêtông xây dựng Hà Nội là công ty sản xuất kinh doanh đa ngành nghề Sản phẩm chủ yếu của công ty là bêtông nên công nghệ sản xuất sản phẩm này rất đợc chú trọng Sau một thời gian tìm hiểu, em xin trình bày những hiểu biết của mình về công nghệ sản xuất loại sản phẩm này

Dới đây là sơ đồ công nghệ sản xuất bêtông thơng phẩm của công ty:

Trang 9

đạt

Không đạt

Sơ đồ 1-1: Sơ đồ công nghệ sản xuất bêtông thơng phẩm

Các vật liệu ban đầu nh xi măng, sắt, cát, đá trớc khi đợc nhập kho của công

ty sẽ đợc kiểm tra, đánh giá chất lợng và phân loại

- Trớc khi đa các vật liệu này vào sản xuất bêtông thì cát, đá phải đợc tiến hành sàng, rửa rồi cho vào boong ke chứa

- Sắt sẽ đợc kéo thẳng ra, tuốt nguội rồi cho vào cắt, hàn, nối để tạo tổ hợp khung cốt thép Tổ hợp này sẽ đợc tiến hành kiểm tra Nếu không đạt yêu cầu

Trang 10

thì phải tiến hành sửa chữa khung, còn nếu đạt yêu cầu thì tiến hành lắp cốt thép vào khuôn.

- Cát, đá sau khi đợc sàng, rửa, ngời ta sẽ tiến hành cân đong theo một tỷ lệ nhất định với xi măng, nớc Sau đó, ngời ta tiến hành trộn hỗn hợp này (trộn bêtông)

- Sau đó tiến hành đổ bêtông này vào khuôn đã làm ở trên để tạo hình cho sản phẩm

- Sau khi đổ bêtông, cần để cấu kiện ở trạng thái tĩnh định, bảo dỡng hợp lý Khi đủ ngày theo quy định, tiến hành tháo khuôn và kiểm tra khả năng làm việc của cấu kiện Nếu cấu kiện không đạt yêu cầu thì phải tiến hành sửa chữa, còn nếu đạt yêu cầu thì sẽ nhập kho, chờ đem đi tiêu thụ

- Ván khuôn sau khi tháo dỡ sẽ đợc vệ sinh và tiếp tục sử dụng lại cho những lần sau

1.4.Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty cổ phần bêtông xây dựng Hà Nội

Máy móc thiết bị của công ty khá phong phú và đa dạng Tuy nhiên, nhiều máy móc thiết bị của công ty đã cũ, công suất sử dụng cha cao, tốn kém nguyên liệu, nhiên liệu Hiện nay, công ty cũng đang dần mua mới máy móc thiết bị để đáp ứng yêu cầu của sản xuất, nâng cao chất lợng sản phẩm Ngoài ra, công ty cũng vẫn phải đi thuê máy móc thiết bị ở bên ngoài Hệ thống xe vận tải đã đáp ứng đợc yêu cầu phục vụ thi công cho các công trình

Để thấy rõ hơn về đặc điểm của máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh, ta có thể theo dõi bảng thống kê máy móc thiết bị (tính đến 31/12/2011) dới

2 Hệ thống xe goòng cấp bêtông 1 hệ Việt Nam 1

3 Dây chuyền sản xuất tấm sàn DƯL 40 line Việt Nam 40

4 Xe bơm bêtông CIFAK2X/32 2 cái Nhật Bản 2

5 Xe vận chuyển bêtông tự trộn HINO 5 cái Nhật Bản 4 1

Trang 11

II Thiết bị gia công cơ khí, cốt thép và kết cấu thép

4 Máy khoan đứng 2H-135 2 cái Liên Xô 2

III Thiết bị nâng

IV Thiết bị thi công cơ giới vận tải

1 Máy ép cọc ZY 800H đối trọng 1 cái Trung Quốc 1

2 Máy khoan mồi đa năng S265P2 1 cái Nhật 1

3 Máy ép cọc thủy lực YZY 600 H 1 cái Trung Quốc 1

4 Máy cắt đất bằng tia nớc JS125 1 cái Nhật 1

V Thiết bị năng lợng

VI Thiết bị trắc Đạc

1 Trạm biến áp đồng bộ 10/0.4 2 cái Liên Xô 2

2 Máy nén khí Cb 350-30/8 2 cái Liên Xô 2

3 Cốp pha cọc bêtông các loại 60 bộ Việt Nam 50 10

1.5.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần bêtông xây dựng Hà Nội

Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty cổ phần bêtông xây dựng Hà Nội đợc thể hiện ở sơ đồ 1-2

đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Ban kiểm soát

Trang 12

p.kt &

bHlđ

P.Tài Chính

Kế Toán

p.thanh tra &

bảo vệ

Ban

đh các

Xnbt

tp chèm 2

Xnbt tp chèm 3

Xnbt đs chèm

Xn kd

vật t &

dv

Xnbt quảng ngãi

Xn cơ

khí &

dv

Xnbt ly tâm

đội xây lắp

Sơ đồ 1-2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty

- Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan cao nhất của Công ty, đại hội đồng cổ

đông quyết định những vấn đề đợc Luật pháp và điều lệ công ty quy định Đại hội

đồng cổ đông thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo, bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát của công ty

- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản trị của Công ty, có toàn quyền nhân

danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị của Công ty có 05 thành viên Chủ tịch Hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị bầu ra

- Ban kiểm soát: là cơ quan có chức năng hoạt động độc lập với Hội đồng

quản trị và Ban Tổng giám đốc Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra và

Trang 13

thay mặt Đại hội đồng cổ đông giám sát mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty để báo cáo trực tiếp với Đại hội đồng cổ đông Ban kiểm soát của của Công

ty có 3 thành viên, nhiệm kỳ là 5 năm

- Ban Tổng giám đốc: do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, có nhiệm vụ tổ chức,

điều hành, quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty theo những chiến lợc và kế hoạch đã đợc Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông thông qua Ban Tổng giám đốc có 03 thành viên, trong đó có 01 Tổng giám đốc và

02 Phó Tổng giám đốc

- Phòng Kinh tế - Dự án:

+ Chịu trách nhiệm về công tác chất lợng công trình, áp dụng các tiến bộ khoa

học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất

+ Lập các dự án đầu t cải tạo và nâng cấp máy móc phục vụ sản xuất, đầu t dây chuyền công nghệ sản xuất kinh doanh, xây dựng kế hoạch sản xuất

+ Lập dự thảo xây dựng và hoàn tất các hồ sơ tham gia đấu thầu các công trình.+ Triển khai kế hoạch của công ty cho các đơn vị sản xuất

+ Thực hiện nhiệm vụ quyết toán các công trình

+ Chịu trách nhiệm nghiệm thu các sản phẩm, công trình mà công ty thi công

+ Theo dừi, quản lý tiền lương hàng thỏng, cỏc chế độ bảo hiểm xó hội và cỏc khoản

ca ba, độc hại, thờm giờ…

Trang 14

- Phòng Kỹ thuật & Bảo hộ lao động

+ Cú nhiệm vụ tớnh toỏn, lập biện phỏp thi cụng cỏc cụng trỡnh dự thầu hoàn chỉnh cỏc tài liệu của hồ sơ dự thầu về mặt kỹ thuật Hàng thỏng tổng hợp tỡnh hỡnh sản xuất kinh doanh của cụng ty trờn cỏc mặt sản lượng tiến độ thi cụng, chất lượng cụng trỡnh

+ Xột duyệt, cấp phỏt trang thiết bị bảo hộ lao động theo đỳng chế độ; theo dừi, kiểm tra việc thực hiện cụng tỏc an toàn lao động ở cỏc đơn vị Tập hợp, bổ sung cỏc văn bản của nhà nước về an toàn lao động, xõy dựng và hoàn chỉnh cỏc văn bản phỏp quy về an toàn lao động của cụng ty

- Phòng Tài chính kế toán:

+ Quản lý giỏm sỏt cụng tỏc tài chớnh của cụng ty Đề xuất và xõy dựng tổ chức bộ mỏy kế toỏn, thống kờ từ cụng ty đến cỏc đơn vị Hướng dẫn việc hạch toỏn - kế toỏn cho cỏc đơn vị

+ Ghi chộp tớnh toỏn, phản ỏnh số liệu, tỡnh hỡnh luõn chuyển và sử dụng tài sản, vật

tư, tiền vốn trong quỏ trỡnh sản xuất kinh doanh của cụng ty Lập kế hoạch thu chi tài chớnh, đỏp ứng nhu cầu về vốn phục vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng quý, năm của cụng ty Phỏt hiện và ngăn chặn cỏc hành động vi phạm chớnh sỏch, chế độ

kỷ luật kế toỏn, tài chớnh Nhà nước

- Phòng Thanh tra bảo vệ

+ Thực hiện cỏc cụng tỏc thanh tra, an ninh quốc phũng trong toàn cụng ty

+ Đề xuất và xõy dựng giỳp cho Tổng Giỏm đốc trong cụng tỏc thanh tra phỏp chế + Thực hiện bảo vệ cỏc tài sản của cụng ty

+ Chịu trỏch nhiệm chỉ đạo mạng lưới bảo vệ an toàn trong cụng ty Đề xuất, xõy dựng phương ỏn tự vệ, phũng chỏy chữa chỏy và cụng tỏc nghĩa vụ quõn sự của cụng ty

- Các xí nghiệp và đội xây lắp: là đơn vị sản xuất, thực hiện các kế hoạch

sản xuất kinh doanh đã đợc giao

Trang 15

1.6.Tình hình tổ chức sản xuất và lao động của công ty CP bêtông xây dựng Hà Nội

1.6.1.Tình hình tổ chức sản xuất

Một số nét khái quát

- Công ty đợc chia thành 2 khối là khối văn phòng và khối sản xuất

+ Khối văn phòng công ty là nơi quản lý tình hình sản xuất chung, bố trí lao

động cho toàn thể công ty

+ Khối sản xuất của công ty có 9 xí nghiệp sản xuất và 1 đội xây lắp

Tùy thuộc vào quy mô và lĩnh vực sản xuất kinh doanh mà các xí nghiệp và đội xây lắp có tình hình tổ chức khác nhau Tuy nhiên, ngời đứng đầu vẫn là Giám đốc (đối với xí nghiệp) và Đội trởng (đối với đội xây lắp) Trực tiếp giúp việc cho Giám

đốc là các Phó Giám đốc (gồm Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật và Phó Giám đốc phụ trách Kinh tế -Tài chính kế toán), giúp việc cho đội trởng đội xây lắp là đội phó phụ trách kỹ thuật và đội phó phụ trách kế toán)

Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật sẽ trực tiếp chỉ đạo các phân xởng, đội vận tải của xí nghiệp mình, mỗi phân xởng lại có các tổ khác nhau Tùy theo quy mô của xí nghiệp mà có xí nghiệp có 2, 3, 4 phân xởng khác nhau Nhng nhìn chung thì xí nghiệp nào cũng có đội vận tải riêng để phục vụ cho hoạt động sản xuất, tiêu thụ của

xí nghiệp mình đợc thuận lợi hơn

Sau đây là mô hình sơ đồ tổ chức chung của các xí nghiệp trong công ty:

Giám đốc

Phó giám đốc pt

kỹ thuật

Phó giám đốc pt kinh tế -tài chính kế

toán

Trang 16

Ban

kỹ thuật

Phân ởng

x-Ban kinh tế – tài chính kế toán

Tổ sản xuất

Sơ đồ 1-3: Sơ đồ tổ chức chung của xí nghiệp

- Mỗi năm, ngời lao động đợc nghỉ 9 ngày lễ, tết theo quy định của Nhà

n-ớc Nếu những ngày nghỉ này trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì ngời lao động đợc phép nghỉ bù

- Ngời lao động có thể làm thêm giờ với thời gian 4 giờ trong ngày, 200 giờ trong 1 năm và không quá 300 giờ (tơng đơng với 37,5 ngày) đối với trờng hợp đặc biệt

-Sau 12 tháng làm việc, ngời lao động đợc nghỉ 12 ngày đối với ngời lao

động làm việc ở điều kiện bình thờng, riêng công nhân lái ủi, lái xe trên 10 tấn, vận hành nồi hơi, công nhân bốc vác, kê xếp ximăng đợc nghỉ 14 ngày/năm

- Số ngày nghỉ phép đợc giải quyết dứt điểm trong năm, không đợc chuyển sang năm khác (trừ một số trờng hợp đặc biệt)

1.6.2.Tình hình lao động của công ty

Trang 17

Tổ chức lao động khoa học, trong đó sắp xếp lao động hợp lý là vấn đề quan trọng có tác dụng làm gọn nhẹ bộ máy sản xuất, kích thích ngời lao động phát huy năng lực và trình độ nghề nghiệp, tận dụng hợp lý thời gian kế hoạch của công ty Vì lao động là nhân tố cơ bản của sản xuất, sử dụng lao động hợp lý sẽ là điều kiện tốt để tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm Vì vậy, công ty rất quan tâm, chú trọng tới tình hình sử dụng lao động của công ty mình.

Tính đến thời điểm ngày 31/12/2011, công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên gồm 647 ngời, trình độ cán bộ công nhân viên trong công ty khá cao, đáp ứng đợc yêu cầu công việc và hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đều đợc đào tạo có trình độ, đảm bảo khả năng tiếp thu và thích ứng với các máy móc thiết bị và công nghệ sản xuất mới Đội ngũ công nhân kỹ thuật đều là những ngời có chuyên môn khá, đó là lực lợng chính tham gia vào hoạt

động kinh doanh, giúp công ty hoàn thành kế hoạch mà Tổng công ty xây dựng Hà Nội giao cho, góp phần xây dựng một xã hội tiến bộ, giàu đẹp, văn minh

Dới đây là bảng báo cáo chất lợng lao động của công ty tính đến thời điểm 31/12/2011:

Báo cáo chất lợng lao động năm 2011

Trang 20

Kết luận chơng 1

Qua tìm hiểu tình hình chung và các điều kiện sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty cổ phần bêtông xây dựng Hà Nội năm 2011, em thấy công ty có những thuận lợi và khó khăn sau:

vi tiêu thụ trong vòng bán kính 60km đã gây trở ngại cho công ty trong việc tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trờng tiêu thụ

-Nguyên vật liệu chính của công ty là cát, đá, ximăng, sắt, thép,…toàn là những mặt hàng chịu sự biến động phức tạp của thị trờng nên vấn đề sản xuất kinh doanh của công ty thờng bị ảnh hởng rất lớn

Tuy gặp không ít khó khăn song công ty cổ phần bêtông xây dựng Hà Nội vẫn sản xuất kinh doanh có lãi, góp phần không ngừng nâng cao và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho ngời lao động

Để đánh giá một cách đầy đủ, chính xác hơn và tìm ra phơng hớng giải quyết những khó khăn còn tồn tại của công ty trong năm 2011 thì cần phải phân tích

tình hình của công ty qua chơng 2 : Phân tích tình hình tài chính và tình hình sử dụng lao động tiền lơng của công ty cổ phần bêtông xây dựng Hà Nội năm 2011

Trang 21

Ch¬ng 2

Ph©n tÝch tµi chÝnh vµ t×nh h×nh sö dông

phÇn bªt«ng x©y dùng hµ néi n¨m 2011

Trang 22

2.1.Đánh giá chung hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần bêtông xây dựng

Hà Nội năm 2011

Đánh giá chung hoạt động kinh doanh của công ty là đánh giá chung kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong một thời kỳ nhất định dựa vào những tài liệu đã đợc thống kê và hạch toán để nhằm đánh giá một cách chính xác sự biến

động của tài sản, nguồn vốn, tính hợp lý của các biến động đó về số tuyệt đối, số

t-ơng đối và kết cấu liên hệ với các chỉ tiêu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Từ

đó, rút ra các kết luận tổng quát, những u điểm, khuyết điểm, làm cơ sở để đề xuất các giải pháp và hoạch định chiến lợc kinh doanh để nâng cao hiệu quả về mặt kinh

tế và xã hội của quá trình sản xuất kinh doanh của công ty

Do lĩnh vực hoạt động kinh doanh, ngành nghề kinh doanh của công ty cổ phần bêtông xây dựng Hà Nội rất phong phú, đa dạng nên việc tập hợp, phân tích khối lợng sản xuất của công ty là khá khó khăn, nên khi đánh giá chung hoạt động kinh doanh của công ty, em xin phép tập trung vào việc phân tích, đánh giá một số chỉ tiêu giá trị

nh doanh thu, giá trị sản xuất kinh doanh, năng suất lao động bình quân, tổng quỹ lơng,

… mà không đi phân tích một số chỉ tiêu hiện vật Qua bảng 2-1: đánh giá chung hoạt

động kinh doanh của công ty, em có một số nhận xét nh sau:

-Doanh thu năm 2011 bằng 396.179.074.450 đồng, vợt 29.958.227.997 đồng, tơng đơng với 8,18% năm 2010 và chỉ vợt kế hoạch 2.969.912.098 đồng, tơng đơng với 0,76% kế hoạch năm

Sở dĩ doanh thu năm 2011 tăng nhiều hơn so với năm 2010 là do doanh thu từ lĩnh vực sản xuất công nghiệp tăng 16.236.721.943 đồng, tơng ứng với 7,15%; từ sản xuất hàng hóa khác tăng 19.991.728.164 đồng, tơng ứng với 16,99%; trong khi doanh thu xây lắp giảm 6.270.222.110 đồng, tơng ứng với 29,25% Tuy nhiên mức giảm của doanh thu từ hoạt động xây lắp là không đáng kể so với mức tăng từ hoạt

động sản xuất công nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa khác nên nhìn chung thì doanh thu vẫn tăng Nguyên nhân của việc tăng doanh thu từ sản xuất công nghiệp và sản xuất kinh doanh hàng hóa khác là do trong năm giá bán sản

Trang 23

phẩm sản xuất tăng trong khi giá thành sản xuất giảm (do công ty đã có sự đổi mới

về công nghệ sản xuất, dây chuyền thiết bị); công tác tiêu thụ, quảng bá sản phẩm

đ-ợc đẩy mạnh, thị trờng tiêu thụ đđ-ợc mở rộng Nguyên nhân của việc giảm doanh thu

từ hoạt động xây lắp là do trong năm 2011, thị trờng nhà đất bị đóng băng nên hoạt

động xây lắp của công ty cũng bị ảnh hởng theo

-Giá trị sản xuất kinh doanh năm 2011 tăng 60.122.659.716 đồng, tơng đơng với 15,2% năm 2010 và tăng 29.831.034.114 đồng, tơng đơng với 7% so với kế hoạch năm 2011 Giá trị sản xuất kinh doanh các ngành nghề, lĩnh vực của công ty năm

2011 đều tăng so với năm 2010 và tăng so với kế hoạch năm 2011 Cụ thể:

+ Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2011 tăng 21.425.315.199 đồng, tơng

đ-ơng với 9,1% so với năm 2010 và tăng 15.302.851.340 đồng, tđ-ơng đđ-ơng với 6,33%

so với kế hoạch năm

+ Giá trị sản xuất xây lắp năm 2011 tăng 12.917.218.311 đồng, tơng đơng với 44,05% so với năm 2010 và tăng 5.664.338.222 đồng, tơng ứng với 15,49% so với kế hoạch năm 2011

+ Giá trị sản xuất kinh doanh hàng hóa khác năm 2011 tăng 25.780.126.207

đồng, tơng đơng với 19,71% năm 2010 và tăng 8.863.844.552 đồng so với kế hoạch năm 2011

Sở dĩ giá trị sản xuất kinh doanh của công ty trong năm 2011 tăng so với năm

2010 là do công tác thăm dò, nghiên cứu thị trờng đợc đẩy mạnh, công tác thăm dò này tỏ ra có hiệu quả và đem lại những kết quả khả quan đã thúc đẩy đội ngũ cán bộ lãnh đạo công ty quyết định đẩy mạnh, mở rộng quy mô sản xuất và hi vọng trong t-

ơng lai sẽ thu đợc lợi nhuận cao hơn

-Tổng vốn kinh doanh năm 2011 giảm 14.642.254.706 đồng, tơng đơng với 4,02% năm 2010 và giảm 21.188.250.824 đồng, tơng đơng với 5,72% so với kế hoạch năm 2011 Nguyên nhân của việc giảm tổng vốn king doanh của công ty trong năm 2011 so với năm 2010 có nguyên nhân chủ yếu là do trong năm 2011,

Trang 24

khoản vay và nợ ngắn hạn của công ty giảm mạnh trong khi việc huy động nguồn vốn từ các nguồn khác lại tăng chậm.

- Tổng quỹ lơng của công ty năm 2011 tăng 4.678.543.884 đồng, tơng đơng với 17,51% năm 2010 và tăng 1.665.346.146 đồng, tơng đơng với 5,6% kế hoạch năm 2011 Tổng quỹ lơng của công ty trong năm 2011 tăng so với năm 2010 là do trong năm 2011, Nhà nớc đã điều chỉnh tăng mức lơng tối thiểu cho ngời lao động nên công ty cũng phải điều chỉnh tăng quỹ lơng của mình, hơn nữa, do lợi nhuận sau thuế của công ty tăng đã góp phần làm tăng quỹ lơng của công ty

-Lao động sử dụng bình quân năm 2011 tăng 11 ngời, tơng đơng với 1,73% năm 2010 và giảm 6 ngời, tơng đơng với 0,92% kế hoạch năm 2011 Số lao động của công ty năm 2011 tăng so với năm 2010 là do trong năm 2011, có một số xí nghiệp trong công ty mở rộng sản xuất nên yêu cầu đặt ra là phải tuyển dụng thêm lao động, còn số lợng lao động khối văn phòng công ty thì tăng không đáng kể

-Tổng giá trị sản xuất tăng cao và số lao động sử dụng bình quân tăng không nhiều đã dẫn đến tăng năng suất lao động Năng suất lao động tính theo đơn vị giá trị năm 2011 là 58.702.587 đồng/ngời-tháng, tăng 6.862.411 đồng/ngời-tháng, tơng

đơng với 13,24% so với thực hiện năm 2010 và tăng 4.346.302 đồng/ngời-tháng,

t-ơng đt-ơng với 8% so với kế hoạch năm 2011

-Tiền lơng bình quân cho 1 cán bộ công nhân viên của công ty năm 2011 là 4.043.530 đồng/ngời-tháng, cao hơn 543.081 đồng/ngời-tháng, tơng đơng với 15,51% năm 2010 và cao hơn 249.678 đồng/ngời-tháng, tơng đơng với 6,58% kế hoạch năm 2011 Sở dĩ tiền lơng bình quân tính cho 1 cán bộ công nhân viên trong công ty năm 2011 tăng so với năm 2010 là do từ tháng 5 năm 2011, Nhà nớc đã điều chỉnh mức lơng tối thiểu từ 730.000 đồng/tháng lên 830.000 đồng/tháng và một phần nguyên nhân là do lợi nhuận tăng, công ty muốn tăng lơng cho cán bộ công nhân viên trong công ty để khuyến khích tinh thần làm việc của họ

-Số tiền công ty phải nộp vào ngân sách Nhà nớc năm 2011 là 4.652.669.535

đồng, tăng 3.105.796.090 đồng, tơng đơng với 200,78% năm 2010 và tăng

Trang 25

2.607.932.466 đồng, tơng đơng với 127,54 đồng kế hoạch năm 2011 Nguyên nhân của việc tăng số tiền phải nộp vào ngân sách nhà nớc là do số thuế giá trị gia tăng

mà công ty đợc khấu trừ trong năm 2011 giảm quá nhiều

-Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2011 là 8.483.388.063 đồng, tăng 678.909.506 đồng, tơng đơng với 8,7% năm 2010 và giảm 1.832.973.984 đồng, tơng

đơng với 17,77% kế hoạch năm 2011 Nguyên nhân của việc giảm lợi nhuận sau thuế là do các khoản phải nộp vào ngân sách Nhà nớc tăng quá nhiều, trong khi lợi nhuận trớc thuế của công ty lại không tăng nhiều hơn mức tăng của các khoản phải nộp vào ngân sách Nhà nớc

Nhìn chung là trong năm 2011, công ty cổ phần bêtông xây dựng Hà Nội đã

đạt đợc một số kết quả tốt Tuy nhiên cũng còn một số chỉ tiêu cha hoàn thành đúng

nh kế hoạch đặt ra mà nguyên nhân chủ yếu không phải là do nguyên nhân chủ quan

mà là nguyên nhân khách quan nh do sự tác động của thị trờng nh nhu cầu tiêu dùng của ngời dân (thị trờng bất động sản đóng băng nên việc ngời dân mua nhà trong thời điểm này là không hợp lý nên việc xây dựng mới và bán căn hộ của công ty khó thực hiện), giá nguyên vật liệu đầu vào tăng (tác động của thị trờng thế giới đã khiến cho giá phôi thép, ximăng tăng cao, mà đây là những nguyên vật liệu sản xuất chủ yếu của công ty khiến cho công tác mua nguyên vật liệu của công ty gặp chút khó khăn vì có khi công ty không đủ tiền mua nguyên vật liệu khiến công tác sản xuất bị

đình trệ)…Do vậy, công ty cần phải nghiên cứu, phân tích thị trờng một cách chính xác, tỉ mỉ hơn để từ đó có thể đề ra kế hoạch sản xuất kinh doanh đúng đắn, hợp lý hơn, góp phần làm tăng lợi nhuận cho công ty

Trang 26

Bảng tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế – Kỹ thuật chủ yếu của công ty cổ phần bêtông

7 Tiền lơng bình quân đ/ ngời -tháng 3.500.449 3.793.852 4.043.530 543.081 15,51 249.678 6,58

8 Lợi nhuận trớc thuế đồng 9.108.788.105 11.790.128.054 9.699.417.218 590.629.113 6,48 - 2.090.710.836 -17,73

9 Lợi nhuận sau thuế đồng 7.804.478.503 10.316.362.047 8.483.388.063 678.909.560 8,70 - 1.832.973.984 -17,77

10 Nộp ngân sách NN đồng 1.546.873.445 2.044.737.069 4.652.669.535 3.105.796.090 200,78 2.607.932.466 127,54

Trang 27

2.2.Phân tích tình hình tài chính của công ty CP bêtông xây dựng Hà Nội năm 2011 2.2.1.Đánh giá khái quát tình hình tài chính

Mục đích đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp là đa ra những nhận định sơ bộ, ban đầu về thực trạng tài chính và sức mạnh tài chính của doanh nghiệp Qua đó, các nhà quản lý nắm đợc mức độ độc lập về mặt tài chính, về

an ninh tài chính cùng những khó khăn, thách thức mà doanh nghiệp đang phải đơng

đầu

Với mục đích trên, khi đánh giá khái quát tình hình tài chính của một doanh nghiệp nói chung và đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty cổ phần bêtông xây dựng Hà Nội nói riêng, em chỉ dừng lại ở một số nội dung mang tính khái quát, tổng hợp ở Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh những nét chung nhất phản ánh thực trạng hoạt động và an ninh tài chính của doanh nghiệp Phơng pháp em sử dụng để đánh giá khái quát cũng khá đơn giản, chủ yếu sử dụng phơng pháp so sánh: so sánh trị số của các chỉ tiêu giữa kỳ phân tích (số cuối năm) với kỳ gốc (số đầu năm) cả về số tuyệt đối và số tơng đối và dựa vào ý nghĩa cũng nh sự biến động của từng chỉ tiêu để đánh giá

1.Đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty cổ phần bêtông xây dựng Hà Nội năm 2011 thông qua Bảng cân đối kế toán

+ Tại thời điểm cuối năm, tài sản ngắn hạn của công ty là 303.780.717.688

đồng, chiếm tỷ lệ 86,98% trong tổng tài sản Nh vậy, ở thời điểm này, tài sản ngắn hạn của công ty đã giảm 12.883.116.369 đồng, tơng đơng với 4,07% so với thời

Trang 28

+ Tài sản dài hạn của công ty ở thời điểm cuối năm là 45.476.817.581 đồng, giảm 1.759.138.337 đồng tơng đơng với 3,72% so với thời điểm đầu năm (47.235.955.918 đồng) Tuy tài sản dài hạn ở thời điểm cuối năm có giảm về mặt con số tuyệt đối so với đầu năm nhng tỷ trọng tài sản dài hạn trong tổng tài sản ở thời điểm cuối năm (13,02%) lại cao hơn so với đầu năm (12,98%) với mức 0,04%.

Việc tăng tỷ trọng tài sản dài hạn và giảm tỷ trọng tài sản ngắn hạn thực chất không phải là do năm 2011 công ty thực hiện việc giảm tài sản ngắn hạn và tăng tài sản dài hạn mà là do tốc độ giảm tài sản ngắn hạn của công ty nhanh hơn tốc độ giảm tài sản dài hạn

b.Nguồn vốn

Tổng nguồn vốn của công ty ở thời điểm cuối năm giảm so với đầu năm có nguyên nhân chính là do nợ phải trả của công ty giảm khá mạnh trong khi vốn chủ

sở hữu của công ty có mức giảm không đáng kể

-Nợ phải trả giảm khá là mạnh, từ 300.002.989.650 đồng ở đầu năm xuống 285.512.448.047 đồng ở thời điểm cuối năm, mức giảm này tơng đơng với 4,83% nợ phải trả đầu năm Tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn của công ty ở cuối năm cũng giảm 0,69% so với đầu năm (từ 82,44% xuống 81,75%) Nợ phải trả của công

ty giảm nhiều chứng tỏ việc chiếm dụng vốn giảm mạnh

-Vốn chủ sở hữu giảm 151.713.103 đồng tơng đơng với 0,24% so vốn chủ sở hữu ở thời điểm đầu năm Vốn chủ sở hữu giảm về con số tuyệt đối nhng tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn ở thời điểm cuối năm lại tăng thêm 0,69% so với đầu năm, tức là tăng từ 17,56% lên 18,25% Vốn chủ sở hữu giảm có nguyên nhân chính là do lợi nhuận cha phân phối giảm mạnh (giảm 3.360.427.805 đồng, t-

ơng ứng với 99,91% so với đầu năm) trong khi quỹ đầu t phát triển có tăng mạnh, tuy nhiên, mức tăng quỹ đầu t phát triển không theo kịp mức giảm lợi nhuận cha phân phối (quỹ đầu t phát triển tăng 2.933.364.524 đồng, tơng ứng với 100,69% so với đầu năm) trong khi các khoản mục còn lại trong nguồn vốn không thay đổi hoặc tăng, giảm không đáng kể đã làm cho vốn chủ sở hữu giảm

Trang 29

A tài sản ngắn hạn 316.663.834.057 87,02 303.780.717.688 86,98 - 12.883.116.369 -4,07 -0,04

I Tiền và các khoản tơng đơng tiền 8.731.963.664 2,40 8.955.058.219 2,56 223.094.555 2,55 0,16

-III Các khoản phải thu 132.324.155.307 36,36 159.880.000.624 45,78 27.555.845.317 20,82 9,41

1 Phải thu khách hàng 113.636.996.474 31,23 144.417.183.264 41,35 30.780.186.790 27,09 10,12

2 Trả trớc cho ngời bán 6.724.039.490 1,85 7.335.815.799 2,10 611.776.309 9,10 0,25

-5 Các khoản phải thu khác 12.764.246.438 3,51 11.767.797.984 3,37 -996.448.454 -7,81 -0,14

6 Dự phòng các khoản phải thu khó đòi -801.127.095 -0,22 -3.640.796.423 -1,04 -2.839.669.328 354,46 -0,82

Trang 30

- Giá trị hao mòn lũy kế (*) -55.850.336.366 -15,35 -61.519.788.111 -17,61 -5.669.451.745 10,15 -2,27

2 Tài sản cố định thuê tài chính 1.590.760.595 0,44 1.363.509.083 0,39 -227.251.512 -14,29 -0,05

- Giá trị hao mòn lũy kế (*) -681.754.536 -0,19 -909.006.048 -0,26 -227.251.512 33,33 -0,07

3 Tài sản cố định vô hình 903.013.899 0,25 823.556.187 0,24 -79.457.712 - 8,80 -0,01

- Giá trị hao mòn lũy kế (*) -356.647.844 -0,10 -436.105.556 -0,12 -79.457.712 22,28 - 0,03

4 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 440.150.980 0,12 1.821.599.952 0,52 1.381.448.972 313,86 0,40

-IV Các khoản đầu t tài chính dài hạn 1.200.000.000 0,33 - - - 1.200.000.000 -100 - 0,33

-2 Đầu t vào công ty liên kết, liên doanh 1.200.000.000 0,33 - - -1.200.000.000 -100 -0,33

Trang 31

5 Phải trả ngời lao động 2.854.181.333 0,78 3.863.202.454 1,11 1.009.021.121 35,35 0,32

6 Chi phí phải trả 2.110.255.632 0,58 5.086.452.523 1,46 2.976.196.891 141,03 0,88

-9 Các khoản phải trả, phải nộp khác 13.430.199.196 3,69 18.757.990.524 5,37 5.327.791.328 39,67 1,68

-11 Quỹ khen thởng, phúc lợi -82.388.805 -0,02 244.437.970 0,07 326.826.775 -396,69 0,09

1 Phải trả dài hạn ngời bán 11.999.559.107 3,30 15.460.133.771 4,43 3.460.574.664 28,84 1,13

4 Vay và nợ dài hạn 9.128.511.280 2,51 8.032.665.000 2,30 -1.095.846.280 12,00 -0,21

-7 Quỹ đầu t phát triển 2.913.123.960 0,80 5.846.488.484 1,67 2.933.364.524 100,69 0,87

8 Quỹ dự phòng tài chính 340.353.969 0,09 615.704.147 0,18 275.350.178 80,90 0,08

-10 Lợi nhuận cha phân phối 3.363.322.396 0,92 2.894.591 0,00 - 3.360.427.805 -99,91 -0,92

-tổng cộng nguồn vốn 363.899.789.975 100 349.257.535.269 100 - 14.642.254.706 - 4,02

Trang 32

-2.Đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty cổ phần bêtông xây dựng Hà Nội năm 2011 thông qua Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Tình hình tài chính của công ty thông qua báo cáo kết quả họat động sản xuất kinh doanh đợc thể hiện trên bảng 2-3 Qua bảng 2-3, em có một số nhận xét, đánh giá chung nh sau:

- Về phần thu: các khoản thu đều tăng, chỉ có thu nhập khác là giảm, tuy nhiên mức giảm của thu nhập khác là rất nhỏ so với mức tăng của doanh thu bán hàng và doanh thu từ hoạt động tài chính Cụ thể:

+ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng so với năm 2010 là 29.958.227.997 đồng, tơng ứng với 8,18%

+Doanh thu từ hoạt động tài chính trong năm 2011 tăng so với năm 2010 là 454.595.357 đồng, tơng ứng với 282%

+ Thu nhập khác giảm so với năm 2010 là 1.207.467.853 đồng tơng ứng với 85,97%

- Về phần chi: đa số các khoản chi đều tăng, chỉ có khoản chi nh chi phí bán hàng, chi phí khác, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp giảm Tuy nhiên, mức tăng của các khoản chi vẫn lớn hơn so với mức giảm của các khoản chi Cụ thể:

+ Giá vốn hàng bán năm 2011 của công ty là 347.351.152.854 đồng, tăng 20.847.734.381 đồng, tơng ứng với 6,39% so với năm 2010

+ Các khoản chi phí nh chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng rất nhiều với mức tăng lần lợt là 3.821.312.935 đồng, 7.451.732.215 đồng

+ Chi phí bán hàng, chi phí khác, thuế thu nhập doanh nghiệp giảm với mức giảm lần lợt là 3.343.363.889 đồng, 368.683.088 đồng, 88.280.447 đồng

- Do khoản chênh lệch giữa chi phí tăng và chi phí giảm vẫn nhỏ hơn rất nhiều so với mức tăng của lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ nên lợi nhuận sau thuế của công ty vẫn tăng Cụ thể: lợi nhuận của doanh nghiệp sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2011 là 8.483.388.063 đồng, tăng so với năm

2010 là 678.909.560 đồng, tơng ứng với 8,07% Lợi nhuận sau thuế của công ty năm

Trang 33

2011 giảm so với năm 2010 là do trong năm 2011, công ty đợc hởng một số u đãi về thuế.

Qua việc phân tích Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, em thấy năm 2011, công ty cổ phần bêtông xây dựng Hà Nội đã đạt đợc một số kết quả đáng khích lệ nh sự tăng cao của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, sự giảm một số khoản chi phí nh chi phí bán hàng, chi phí khác Tuy nhiên, trong năm 2011, mức tăng chi phí quản lý là quá cao, do vậy, trong năm tới, công ty cần chú ý hơn nữa tới khoản chi phí này và có biện pháp làm giảm nó, đồng thời cần phát huy biện pháp làm giảm chi phí bán hàng

Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Bảng 2-3

(VNĐ)

Năm 2011 (VNĐ)

So sánh năm 2011/năm

2010

± (VNĐ) Chỉ số,

%

1 Doanh thu bán hàng & CCDV 366.220.846.453 396.179.074.450 29.958.227.997 8,18

2 Các khoản giảm trừ doanh thu 5.000.166 210.994.000 205.993.834 4.119,74

3 Doanh thu thuần về BH & CCDV 366.215.846.287 395.968.080.450 29.752.234.163 8,12

4 Giá vốn hàng bán 326.503.418.473 347.351.152.854 20.847.734.381 6,39

5 Lợi nhuận gộp về BH & CCDV 39.712.427.814 48.616.927.596 8.904.499.782 22,42

6 Doanh thu hoạt động tài chính 161.206.581 615.801.938 454.595.357 282,00

7 Chi phí tài chính 6.553.614.362 10.374.927.297 3.821.312.935 58,31

- Trong đó: Chi phí lãi vay 6.553.614.362 10.374.927.297 3.821.312.935 58,31

8 Chi phí bán hàng 11.842.105.808 8.498.741.919 -3.343.363.889 -28,23

9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 13.007.675.240 20.459.407.455 7.451.732.215 57,29

10 Lợi nhuận thuần 8.470.238.985 9.899.652.863 1.429.413.878 16,88

11 Thu nhập khác 1.404.586.065 197.118.212 -1.207.467.853 -85,97

12 Chi phí khác 766.036.945 397.353.857 -368.683.088 -48,13

13 Lợi nhuận khác 638.549.120 -200.235.645 -838.784.765 - 131,36

14 Tổng lợi nhuận kế toán trớc thuế 9.108.788.105 9.899.417.218 790.629.113 8,68

15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 1.304.309.602 1.216.029.155 -88.280.447 -6,77

-17 Lợi nhuận sau thuế TNDN 7.804.478.503 8.483.388.063 678.909.560 8,70

Trang 34

-2.2.2.Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh

doanh

Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh chính là việc xem xét mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp Mối quan hệ này phản ánh cân bằng tài chính của doanh nghiệp Vì thế, phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chính là phân tích cân bằng tài chính của doanh nghiệp

Cân bằng tài chính của doanh nghiệp thờng đợc xem xét dới góc độ luân chuyển vốn và góc độ ổn định nguồn tài trợ tài sản của doanh nghiệp Tuy nhiên, do thời lợng làm luận văn không cho phép nên khi phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt

động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần bêtông xây dựng Hà Nội, em chỉ xin phân tích dới góc độ ổn định nguồn tài trợ tài sản của doanh nghiệp

Xét dới góc độ này thì toàn bộ nguồn tài trợ tài sản (nguồn vốn) của doanh nghiệp đợc chia thành nguồn tài trợ thờng xuyên và nguồn tài trợ tạm thời

Nguồn tài trợ thờng xuyên là nguồn tài trợ mà doanh nghiệp sử dụng thờng xuyên, ổn định và lâu dài vào hoạt động kinh doanh Thuộc nguồn tài trợ thờng xuyên của doanh nghiệp bao gồm nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu

Nguồn tài trợ tạm thời là nguồn tài trợ mà doanh nghiệp tạm thời sử dụng vào hoạt động kinh doanh trong một thời gian ngắn Nguồn tài trợ tạm thời bao gồm các khoản vay ngắn hạn

Dới góc độ ổn định về nguồn tài trợ, cân bằng tài chính đợc thể hiện qua đẳng thức:

Tài sản

ngắn hạn +

Tài sản dài hạn =

Nguồn tài trợ thờng xuyên +

Nguồn tài trợ tạm thời ; đồng (2-1)

Hay

Tài sản

ngắn hạn

-Nguồn tài trợ tạm thời =

Nguồn tài trợ thờng xuyên -

Tài sản dài hạn ; đồng (2-2)

Về thực chất, nguồn tài tài trợ tạm thời cũng chính là số nợ ngắn hạn phải trả

Do vậy, kết quả của đẳng thức trên chính là chỉ tiêu “Vốn hoạt động thuần”

Trang 35

Vốn hoạt động thuần đầu năm 2011

= 316.663.834.057 - 277.866.609.313 = 38.797.224.744 đồng

Vốn hoạt động thuần cuối năm 2011

= 303.780.717.688 - 261.011.339.326 = 42.769.378.362 đồng

Nh vậy, vốn hoạt động thuần của công ty tại thời điểm đầu năm và cuối năm

2011 đều lớn hơn 0 Điều này cho thấy nguồn tài trợ thờng xuyên của doanh nghiệp không những đợc sử dụng để tài trợ cho tài sản dài hạn mà còn tài trợ một phần cho tài sản ngắn hạn Vì thế, cân bằng tài chính của công ty cổ phần bêtông xây dựng

Hà Nội trong năm 2011 đợc coi là “cân bằng tốt”, an toàn và bền vững Vốn hoạt

động thuần của công ty tại thời điểm cuối năm 2011 là 42.769.378.362 đồng, tăng 3.972.153.618 đồng, và bằng 110,24% so với thời điểm đầu năm Điều này cho thấy vốn hoạt động thuần của công ty là cao nên ta có thể tạm thời suy ra khả năng thanh toán của doanh nghiệp cao

Khi phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ta còn sử dụng một số chỉ tiêu sau:

-Tỷ suất nợ và tỉ suất tự tài trợ

Chỉ tiêu này đợc xác định nh sau:

Tỉ suất tự tài trợ đầu năm = (63.896.800.325 / 363.899.789.975) x 100 = 17,56%

Tỉ suất tự tài trợ cuối năm = (63.745.087.222 / 349.257.535.269) x 100 = 18,25%

Trang 36

Tỉ suất nợ của công ty cuối năm 2011 là 81,75%, giảm 0,69% và chỉ bằng 99,16% so với đầu năm 2011 Tỷ suất nợ cuối năm của công ty giảm so với đầu năm chứng tỏ mức độ phụ thuộc vốn của công ty vào các chủ nợ giảm.

Tỉ suất tự tài trợ của công ty năm 2011 là 18,25%, tăng 0,69% và bằng 103,95% so với đầu năm 2011 Tỷ suất tự tài trợ của công ty ở thời điểm cuối năm tăng so với đầu năm chứng tỏ tính chủ động về tài chính của công ty đã đợc tăng lên, rủi ro tài chính của công ty sẽ đợc giảm bớt, đây là yếu tố hấp dẫn đối với các nhà đầu t nếu muốn đầu t thêm vào công ty

-Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định

-Hệ số tài trợ thờng xuyên

Chỉ tiêu này cho biết, so với tổng nguồn tài trợ tài sản của doanh nghiệp (tổng nguồn vốn) thì nguồn tài trợ thờng xuyên chiếm bao nhiêu phần Chỉ tiêu này đợc xác định nh sau:

Hệ số tài trợ thờng xuyên = Nguồn tài trợ thờng xuyên (2-6)

Tổng nguồn vốn

Hệ số tài trợ thờng xuyên đầu năm = 86.033.180.662 / 363.899.789.975 = 0,236

Trang 37

Hệ số tài trợ thờng xuyên cuối năm = 88.246.195.943 / 349.257.535.269 = 0,253

Hệ số tài trợ thờng xuyên của công ty cuối năm 2011 là 0,253, cao hơn 0,016

và bằng 106,87% so với đầu năm 2011 Nh vậy hệ số tài trợ thờng xuyên của công

ty có xu hớng tăng, chứng tỏ tính ổn định và cân bằng tài chính của doanh nghiệp tăng Tuy nhiên, hệ số tài trợ thờng xuyên của công ty cha phải là cao, do đó, công

ty cần có biện pháp làm tăng hệ số tài trợ thờng xuyên để củng cố và tăng tính ổn

định, cân bằng tài chính của doanh nghiệp hơn nữa

-Hệ số tài trợ tạm thời

Chỉ tiêu này cho biết so với tổng nguồn tài trợ tài sản của doanh nghiệp (tổng nguồn vốn) thì nguồn tài trợ tạm thời chiếm bao nhiêu phần Trị số của chỉ tiêu này càng nhỏ thì tính ổn định và cân bằng tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngợc lại Chỉ tiêu này đợc xác định nh sau:

Hệ số tài trợ tạm thời = Nguồn tài trợ tạm thời (2-7)

-Hệ số vốn chủ sở hữu so với nguồn tài trợ thờng xuyên

Chỉ tiêu này cho biết trong tổng số nguồn tài trợ thờng xuyên thì số vốn chủ

sở hữu chiếm bao nhiêu phần Trị số của chỉ tiêu này càng lớn thì tính độc lập và

Trang 38

tính tự chủ về tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngợc lại Chỉ tiêu này đợc xác

định nh sau:

Hệ số vốn chủ sở hữu so với

nguồn tài trợ thờng xuyên

Nguồn tài trợ thờng xuyên

Hệ số vốn chủ sở hữu so với nguồn tài trợ thờng xuyên đầu năm

= 63.896.800.325 / 86.033.180.662 = 0,74

Hệ số vốn chủ sở hữu so với nguồn tài trợ thờng xuyên cuối năm

= 63.745.087.222 / 88.246.195.943 = 0,72

Hệ số vốn chủ sở hữu so với nguồn tài trợ thờng xuyên của công ty cuối năm

2011 là 0,72, giảm 0,02 và bằng 97,26% so với đầu năm 2011 Trị số này tạm đợc coi là cao, do vậy doanh nghiệp có sự độc lập và tự chủ về tài chính cao Tuy nhiên,

hệ số này lại có xu hớng giảm, đó là dấu hiệu không tốt Vì thế, công ty cần có biện pháp làm tăng hệ số này lên để đảm bảo tính tự chủ và độc lập về tài chính của công ty

-Hệ số giữa nguồn tài trợ thờng xuyên so với tài sản dài hạn

Chỉ tiêu này cho biết mức độ tài trợ tài sản dài hạn bằng nguồn vốn thờng xuyên (nguồn tài trợ thờng xuyên) Trị số của chỉ tiêu này càng nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp càng bị áp lực nặng nề trong việc thanh toán nợ ngắn hạn, cân bằng tài chính ở trong tình trạng xấu không ổn định và ngợc lại Chỉ tiêu này đợc xác định nh sau:

Hệ số giữa nguồn tài trợ thờng

xuyên so với tài sản dài hạn

= Nguồn tài trợ thờng xuyên (2-9)

Trang 39

Hệ số giữa nguồn tài trợ thờng xuyên so với tài sản dài hạn của công ty cuối năm 2011 là 1,94, cao hơn 0,12 và bằng 106,54% so với thời điểm đầu năm 2011

Hệ số này của công ty đợc coi là cao và có xu hớng tăng Hệ số giữa nguồn tài trợ thờng xuyên và tài sản dài hạn của công ty lớn hơn 1, ta có thể thấy đợc tính ổn định

và bền vững về tài chính của công ty là cao, công ty cần tiếp tục phát huy và duy trì

hệ số này càng cao càng tốt

-Hệ số tài sản ngắn hạn so với nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này cho biết mức độ tài trợ tài sản ngắn hạn bằng nợ ngắn hạn là cao hay thấp Trị số của chỉ tiêu này càng lớn hơn 1 thì tính ổn định và bền vững về tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngợc lại Chỉ tiêu này đợc xác định nh sau:

để làm tăng hệ số này để đảm bảo tính ổn định tài chính của công ty

Bảng phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho

hoạt động sản xuất kinh doanh

Trang 40

- Nguồn tài trợ tạm thời( nợ ngắn hạn) 277.866.609.313 261.011.339.326 -16.855.269.987 93,93

7 Hệ số giữa vốn chủ sở hữu so với nguồn tài trợ thờng xuyên 0,74 0,72 -0,02 97,26

8 Hệ số giữa nguồn tài trợ thờng xuyên so với tài sản dài hạn 1,82 1,94 0,12 106,54

đối tác xem xét khi muốn hợp tác với doanh nghiệp Bên cạnh đó, thông qua bảng cân đối kế toán, ta có thể đánh giá khái quát tình hình hoạt động của doanh nghiệp, trình độ sử dụng vốn và triển vọng kinh tế tài chính của công ty, từ đó giúp các nhà quản trị đề ra các biện pháp quản lý, đầu t có hiệu quả hơn

Ngày đăng: 04/05/2015, 02:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Kỹ s Nguyễn Văn Bởi: Bài giảng Hạch toán kế toán, Trờng đại học Mỏ- Địa chất, Hà Nội 2001 Khác
[2]TS. Vơng Huy Hùng: Giáo trình quản trị kinh doanh, Trờng đại học Mỏ- Địa chất, Hà Nội 1999 Khác
[3] TS Vơng Huy Hùng (Chủ biên), Thạc sỹ Đặng Huy Thái: Tổ chức sản xuất doanh nghiệp mỏ, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội 2000 Khác
[4] Thạc sỹ Nguyễn Duy Lạc: Giáo trình kế toán tài chính, Trờng đại học Mỏ- Địa chất, Hà Nội 2004 Khác
[5] Thạc sỹ Nguyễn Duy Lạc, TH..S Phí Thị Kim Th, Cử nhân Lu Thị Thu Hà:: Giáo trình Tài chính doanh nghiệp,Trờng đại học Mỏ- Địa chất, Hà Nội 2004 Khác
[6] PGS.TS Nguyễn Năng Phúc: Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính, Trờng đại học Kinh tế quốc dân, NXB Đại học Kinh tế quốc dân 2011 Khác
[7] PGS. TS. Nhâm Văn Toán (Chủ biên): Kinh tế quản trị doanh nghiệp công nghiệp, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội 2000 Khác
[8] Thạc sỹ Đặng Huy Thái: Bài giảng Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp mỏ, Trờng đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội 2001 Khác
[9] Giáo trình luật lao động Việt Nam: NXBĐH Quốc gia Hà Nội 1999 Khác
[10] Hệ thống văn bản hiện hành: Lao động - Việc làm - Tiền lơng - BHXH: NXB thống kê 1997 Khác
[11] Thạc sỹ Bùi Thị Thu Thuỷ: Giáo trình nguyên lý kế toán Trờng đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội 2003 Khác
[12] Bộ Tài chính: Hệ thống kế toán doanh nghiệp, hớng dẫn lập chứng từ và ghi sổ kế toán, NXB Tài chính, Hà Nội 2004 Khác
[13] Các quy định, sổ sách, hệ thống và các tài liệu liên quan khác của Công ty cổ phần bêtông xây dựng Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w